Đề tài Cán cân thanh toán của Thái Lan

Mục Lục

Lời nói đầu 2

I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ 3

1. Khái niệm và ý nghĩa kinh tế của cán cân thanh toán quốc tế (CCTTQT) 3

1.1 Khái niệm 3

1.2 Ý nghĩa kinh tế của CCTTQT. 4

2. Kết cấu và các cán cân bộ phận của cán cân thanh toán quốc tế 5

2.1. Các thành phần của cán cân thanh toán 5

2.2. Các bộ phận của cán cân thanh toán 5

3. Thặng dư và thâm hụt CCTTQT 13

3.1. Thặng dư và thâm hụt cán cân thương mại 14

3.2 Thặng dư và thâm hụt cán cân vãng lai 15

3.3.Thặng dư và thâm hụt cán cân cơ bản(BB) 17

3.4. Thặng dư và thâm hụt cán cân tổng thể 18

II/Cán cân thanh toán Thái Lan qua các thời kỳ 20

1/Khái quát chung Kinh tế ngoại thương Thái Lan 20

2/Phân tích cán cân thanh toán Thái Lan giai đoạn 2005-nay: 27

3/Cơ cấu kinh tế và xu hướng của mối quan hệ giữa Thái Lan và EU 31

III. Giải pháp đối với Việt Nam 32

3.1/Tổng quan chung nền kinh tế Việt Nam: 32

3.2. Các giải pháp chung 35

3.3. Các giải pháp cải thiện cán cân thanh toán quốc tế tại Việt Nam 37

 

 

doc38 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 4698 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Cán cân thanh toán của Thái Lan, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uôn được xác định (luôn thể hiện là một số cụ thể trên CCTTQT ), do đó đẳng thức trên được áp dụng số dư nhầm lẫn và sai sót khi lập CCTTQT trong thực tế. 3. Thặng dư và thâm hụt CCTTQT CCTT được lập theo nguyên tắc hạch toán kép, do đó tổng các bút toán ghi có luôn bằng tổng các bút toán ghi nợ, nhưng có dấu ngược nhau. Điều này có nghĩa là, về tổng thể thì CCTTQT luôn được cân bằng. Do đó nói đến thặng dư, thâm hụt CCTTQT là nói đến thặng dư thâm hụt của một hoặc của một nhóm các cán cân bộ phận chứ không nói đến toàn bộ cán cân. Về mặt nguyên tắc, thặng dư hay thâm hụt của CCTTQT được xác định theo hai phương pháp: Phương pháp xác định thặng dư thâm hụt của từng cán cân bộ phận. Phương pháp tích lũy. 3.1. Thặng dư và thâm hụt cán cân thương mại TB=X-M Như vậy cán cân thương mại là chênh lệch giữa giá trị xuất khẩu và giá trị nhập khẩu về hàng hóa Cán cân thương mại thặng dư: X > M, cho biết: - Thu từ người không cư trú > chi cho người không cư trú - Cung ngoại tệ > cầu ngoại tệ Cán cân thương mại thâm hụt: X < M, cho biết: Thu từ người không cư trú < chi cho người không cư trứ Cung ngoại tệ < cầu ngoại tệ Việc phân tích diễn biến cán cân thương mại có vai trò to lớn trong nền kinh tế, bởi vì: Cán cân thương mại là bộ phận chính cấu thành cán cân vãng lai, Thâm hụt và thặng dư cán cân thương mại thường quyết định đến tình trạng của cán cân vãng lai. Cán cân thương mại phản ánh kịp thời xu hướng vận động của cán cân vãng lai. Điều này xảy ra là vì, cơ quan hải quan thường cung cấp kịp thời các số liệu về xuất nhập khẩu hàng hóa, trong khi đố việc thu thập các số liệu về dịch vụ, thu nhập và chuyển giao vãng lai thường diễn ra chậm hơn, tức là có một độ lệch về thời gian nhất định. Do tầm quan trọng của cán cân thương mại, cho nên hầu hết các nước phát triển thường công bố tình trạng cán cân này hàng tháng. Để cân bằng cán cân thương mại, các biện pháp chủ yếu thường được áp dụng sẽ tác động vào lượng hàng hoá xuất nhập khẩu thông qua các hình thức thuế quan, quotas, v.v… và tác động vào tâm lý tiêu dùng hàng hoá nhập khẩu của công chúng. 3.2 Thặng dư và thâm hụt cán cân vãng lai Cán cân vãng lai bao gồm cán cân “Hữu hình” và “Vô hình’, nên nhìn tổng thể thì nó quan trọng hơn cán cân thương mại. Công thức xác định: CA = TB + Se + Ic + Tr = Kl + Ks+ êR - Cán cân vãng lai thặng dư khi: ( X – M + Se + Ic + Tr ) > 0 Cán cân vãng lai thặng dư (CA > 0) có nghĩa thu từ người không cư trú lớn hơn so với chi cho người không cư trú. Điều này có nghĩa là giá trị ròng của các giấy tờ có giá do người không cư phát hành nằm trong tay người cư trú tăng lên.cung ngoại tề lớn hơn cầu ngoại tệ. - Cán cân vãng lai thâm hụt khi: ( X – M + Se + Ic + Tr ) < 0 Cán cân vãng lai thâm hụt ( CA < 0) có nghĩa là thu nhập của người cư trú từ người không cư trú là thấp hơn so với chi cho người không cư trú. Điều này có nghĩa là giá trị ròng của các giấy tờ có giá do người không cư trú phát hành nằm trong tay người cư trú giảm xuống. cung ngoại tệ nhỏ hơn cầu ngoại tệ. - Hầu hết các nhà kinh tế đều cho rằng, trạng thái cán cân vãng lai là lý tưởng để phân tích trạng thái nợ nước ngoài của quốc gia. Lý do có thể được giả thích như sau: Trạng thái cán cân vãng lai có mối liên hệ trực tiếp với trạng thái tổng nợ nước ngoài của một quốc gia. Cán cân vãng lai cân bằng nói lên rằng tổng nợ nước ngoài của quốc gia là không đổi ( quốc gia không là chủ nợ và cũng không là con nợ ). Cán cân vãng lai thặng dư phản ánh tài sản có ròng của quốc gia đối với phần thế giới còn lại được tăng lên ( vị thế quốc gia là chủ nợ ). Ngược lại cán cân vãng lai thâm hụt phản ánh tài sản nợ ròng của quốc gia đối với nước ngoài tăng lên ( vị thế quốc gia là con nợ). CA = 0, trong dài hạn Theo giả thiết cán cân vãng lai cân bằng, nghĩa là: ( X- M + Se + Ic + Tr ) = 0 Vì trong dài hạn hiệu ứng can thiệp của NHTW mang tính trung lập do đó chúng ta có thể coi dự trữ ngoại hối của NHTW thay đổi là bằng 0, tức: êR= 0 - Kl + Ks = 0.có 2 khả năng xảy ra + TH1: Kl 0. nếu luồng vốn ngắn hạn chảy vào càng lớn và được cân đối bởi luồng vốn dài hạn chảy ra, có thể làm cho năng lực thanh toán của quốc gia trong tương lai bị đe dọa, dẫn đến áp lực tăng áp suất và giảm giá nội tệ + TH2: Kl > 0 và Ks < 0. nếu luồng vốn dài hạn chảy vào càng lớn và được cân đối bởi luồng vốn ngắn hạn chảy ra, thì sẽ tạo ra môi trường kinh tế vĩ mô ổn định hơn để duy trì ổn định tỷ giá, lãi suất va thực hiện chiến lược phát triển kinh tế quốc gia. CA = 0 trong ngắn hạn Trong ngắn hạn, các khoản đầu tư dài hạn coi như không đổi, nghĩa là Kl=0, Ks + êR = 0 có 2 khả năng xảy ra: + TH1: êR > 0 và Ks < 0. Dây là trạng thái khi vốn ngắn hạn chảy ra được bù đắp bởi sự giảm sút của dự trữ ngoại hối quốc gia. Trong thực tế tình huống này có thể xảy ra trong ngắn hạn, khi NHTW nỗ lực cân đối các luồng vốn ngắn hạn có tính đầu cơ chảy ra nước ngoài bằng cách can thiệp bán dự trữ trên thị trường noại hối nhằm bảo vệ tỷ giá, tức ngăn ngừa nội tệ giảm giá. Do vậy cho dù trang thái cán cân vãng lai là cân bằng, nhưng vẫn tồn tại áp lực giảm giá nội tệ hoặc phải tăng lãi suất nội tệ, nếu NHTW không tiếp tục can thiệp bán ngoại tệ trên thị trường ngoại hối + TH2: êR 0. Đây là trạng thái khi vốn ngắn hạn chảy vào làm tăng ngoại hối dự trữ quốc gia. Trong thực tế, tình huống này có thêr xảy ra, khi NHTW tăng mức lãi suất của nội tệ để ngăn ngừa các luồng vốn ngắn hạn chạy ra và thu hút thêm các luồng vốn ngắn hạn chạy vào nhằm bảo vệ cho tỷ giá không tiếp tục tăng nữa ( tức ngăn không cho nội tệ tiếp tục giảm giá. Phân tích cán cân vãng lai có ý nghĩa rất quan trọng trong quản lý kinh tế vĩ mô vì tình trạng của cán cân này tác động trực tiếp đến tỷ giá, lãi suất, tăng trưởng kinh tế, lạm phát và cuối cùng tác động đến cán cân tổng thể. Để tác động đến tình trạng của cán cân vãng lai, cần phải có thêm các giải pháp tổng thể về tài khoá và tiền tệ hơn là chỉ các giải pháp về chính sách thương mại quốc tế và tác động vào tâm lý tiêu dùng. 3.3.Thặng dư và thâm hụt cán cân cơ bản(BB) BB = CA + Kl Khi CA 0 thì quốc gia không hề chịu rủi ro thanh toán. Chính vì thế mà nhiều nhà kinh tế cho rằng, cán cân cơ bản phản ánh tổng quát hơn về trạng thái nợ nước ngoài của một quốc gia so với cán cân vãng lai. Điều này xảy ra là vì; vốn dài hạn có đặc trưng của sự phân phối lại thu nhập tương đối ổn định trong một thời gian dài giữa một quốc gia và thế giới. - Thông thường người ta cho rằng một sự xấu đi của cán cân cơ bản là tín hiệu xấu của nền kinh tế. Tuy nhiên, điều này không nhất thiết phải như vậy, nghĩa là cho dù cán cân cơ bản bị thâm hụt nhưng đây chưa hẳn đã là điều xấu. Ví dụ, một quốc gia có thể đang bị thâm hụt cán cân vãng lai & đồng thời có các luồng vốn dài hạn chảy ra, điều này khiến cho cán cân cơ bản trở lên thâm hụt nặng; nhưng các luồng vốn chảy ra sẽ hứa hện những thu nhập như lãi suất, cổ tức hay lợi nhuận trong tương lai; những thu nhập mày sẽ góp phần cải thiện thâm hụt hay tạo thặng dư cán cân vãng lai trong tương lai. Ngược lại thặng dư cán cân cơ bản không nhất thiết là điều tốt. khi mà luồng vốn ròng dài hạn chảy vào lớn hơn mức thâm hụt cán cân vãng lai thì cán cân cơ bản trở lên thặng dư. *) Tình trạng cán cân cơ bản có tác động một cách không rõ ràng đến nền kinh tế tuỳ theo cách tiếp cận. *) Đối với các nước đang phát triển, vốn là yếu tố cần thiết để thực hiện công nghiệp và hiện đại hoá, thặng dư cán cân cơ bản nhìn chung được coi là dấu hiệu tích cực. *) Các chính sách thu hút vốn đầu tư, nhất là đầu tư trực tiếp là giải pháp cơ bản cho vấn đề này. Ngược lại thặng dư cán cân cơ bản không nhất thiết là điều tốt. khi mà luồng vốn ròng dài hạn chảy vào lớn hơn mức thâm hụt cán cân vãng lai thì cán cân cơ bản trở lên thặng dư. Có hai cách để nhìn nhận vấn đề thặng dư của cán cân cơ bản như sau: - Cách thứ nhất cho rằng, do được phía nước ngoài tin tưởng nên quốc gia có khả năng nhập khẩu được nhiều vốn dài hạn, do đó không có vấn đề gì phải lo lắng khi cán cân vãng lai bị thâm hụt. - Cách thứ hai cho rằng, thặng dư cán cân cơ bản là một vấn đề phải xem xét, bởi vì việc một quốc gia nhập khẩu vốn dài hạn sẽ phải thanh toán các khoản lãi suất, cổ tức và lợi nhuận trong tương lai. Điều này có thể làm cho cán cân vãng lai trở lên xấu đi trong tương lai. 3.4. Thặng dư và thâm hụt cán cân tổng thể Cán cân tổng thể phản ánh bức tranh các hoạt động của Ngân hàng Trung ương trong việc tài trợ cho sự mất cân đối cuối cùng của nền kinh tế. OB= X-M + Se + Ic +Tr + Kl + Ks OB = - OFB Cán cân tổng thể có ý nghĩa vì: (i) Nếu thặng dư nó cho biết số tiền có sẵn để một quốc gia có thể sử dụng để tăng dự trữ ngoại hối; (ii) Nếu thâm hụt nó cho biết số tiền một quốc gia phải hoàn trả bằng việc bán ngoại hối. Khái niệm thặng dư và thâm hụt cán cân tổng thể chỉ thích hợp đối với quốc gia áp dụng tỷ giá cố định mà không thích hợp đối với quốc gia áp dụng tỷ giá thả nổi. Sở dĩ vậy là do, nếu áp dụng tỷ giá thả nổi thì tỷ giá hoàn toàn tự do biến động và như thế thì cán cân tổng thể luôn có xu hướng vận động về trạng thái cân bằng , vì Ngân hàng trung ương không can thiệp mua vào hay bán ra đồng tiền của mình, do đó dự trữ ngoại hối không thay đổi. Trong tỷ giá thả nổi, nếu cầu về một đồng tiền lớn hơn cung của đồng tiền đó thì tỷ giá của nó sẽ tăng và ngược lại , do đó thông qua cơ chế biến đổi tỷ giá mà cán cân tổng thể sẽ luôn có xu hướng chuyển về vị trí cân bằng. Tuy nhiên, cán cân tổng thể là rất quan trọng đối với tỷ giá cố định vì nó cho biết áp lực dãn đến phải phá giá hay nâng giá đồng tiền như thế nào. Trong hệ thống tỷ giá cố định một quốc gia có thâm hụt cán cân tổng thể phải chịu áp lực cung nội tệ lớn hơn cầu, do đó để tránh phá giá, Ngân hàng trung ương phải tiến hành bán dự trữ *) Tình trạng của cán cân tổng thể là rất quan trọng và tác động trực tiếp đến nền kinh tế và sự vận hành các chính sách vĩ mô, đặc biệt khi cán cân tổng thể ở tình trạng thâm hụt *) Các giải pháp cân bằng đối với cán cân tổng thể khi ở tình trạng thặng dư không những không khó mà luôn mang lại những hiệu ứng tích cực, kể cả trong ngắn hạn và dài hạn *) Ngược lại, các biện pháp cân bằng khi ở tình trạng thâm hụt không những khó khăn hơn mà tác động mặt trái thường rất nặng nề, thậm chí có thể mang lại những hậu quả trong dài hạn *) Cân bằng cán cân tổng thể cần lựa chọn và thực hiện các giải pháp một cách hết sức thận trọng. II/Cán cân thanh toán Thái Lan qua các thời kỳ 1/Khái quát chung Kinh tế ngoại thương Thái Lan: Nền kinh tế Thái Lan là một trong những nền kinh tế phát triển mạnh mẽ ở châu Á. Trong thập niên 1960, nền kinh tế của chủ yếu là nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào sản xuất phong phú các loại cây trồng như lúa, sắn, ngô, cao su, mía đường, cùng với sản xuất thủy sản, chủ yếu là tôm. Vị trí chiến lược của nó và tài nguyên thiên nhiên phong phú đã tạo một lợi thế tốt cho Thái Lan, nó cho phép các quốc gia tăng cường tối đa hóa các mặt hàng trong thương mại quốc tế. Nhưng phải đến những năm 1980 đến giữa thập niên 1990 mới đánh dấu sự bùng nổ của nền kinh tế và sự xuất hiện của nó như là một nền kinh tế đa dạng, hiện đại, và công nghiệp hóa. Cho đến năm 1996, nền kinh tế Thái Lan đã phát triển qua 7 kỳ kế hoạch 5 năm. Với 7 kỳ kế hoạch 5 năm này đã đưa lại kết quả là trình độ phát triển kinh tế của Thái Lan tương đối cao so với một số nước ASEAN. Khu vực tư nhân tương đối phát triển. Các chính sách kinh tế vĩ mô và công nghệ hoá của đất nước đang chuyển dần từ thay thế nhập khẩu sang khuyến khích xuất khẩu. Các quyết định kinh tế được đưa ra theo hướng phù hợp với cơ chế thị trường chứ không phải theo hướng can thiệp của chính phủ vào nền kinh tế. Trong 30 năm qua kể từ khi thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế cho đến nay đã chứng kiến sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế mạnh mẽ ở Thái lan. Từ một đất nước chủ yếu là sản xuất và xuất khẩu những mặt hàng sơ chế, Thái lan đã phát triển lên thành một quốc gia công nghiệp lớn trong khu vực. Hiện nay nông nghiệp chỉ chiếm 11,5% hoạt động kinh tế trong khi sản xuất công nghiệp đóng góp khoảng 31,4%. Chiến lược cơ cấu tăng tỷ trọng các nghành công nghiệp dùng nghiều lao động và tài nguyên là hợp lý đối với một nước nông nghiệp như Thái Lan. Mặt khác nhờ phát triển nhanh các nghành công nghiệp nhẹ dựa chủ yếu vào công nghệ nhập khẩu và sử dụng nhiều tài nguyên thiên nhiên và nguồn lao động rẻ. Bảng 1: Một số số liệu kinh tế Thái Lan. 1995 1996 1997 1998 1999 2000 GDP và các thành phần chính(% thay đổi qua các năm) GDP DANH NGHĨA (TỶ USD) 164,8 183,26 150,23 112,22 121,92 124,44 GDP THỰC TẾ 8,6 5,9 -1,4 -10,8 4,2 4,4 Đầu tư tư nhân 10,3 3,4 -31,7 -52,4 -6,5 14,2 Đầu tư chính phủ 19,18 28,93 16,12 26,52 -16,37 -7 Xuất khẩu(Tỷ USD) 23,6 -0,2 29,8 21,9 -1,4 27,1 Nhập khẩu(Tỷ USD) 30,5 2,3 4,3 -10,5 7,3 39,6 Các cán cân tài chính và đối ngoại (% thay đổi qua các năm ) Cán cân ngân sách 2,7 2,3 -0,7 -2,5 -2,9 -2,4 Cán cân mậu dịch -4,9 -9,1 -1,8 10,9 7,6 4,4 Cán cân tài khoản vãng lai -8,1 -14,4 -3,1 14,3 12,5 7,5 Cán cân vốn 12,97 19,5 -4,3 -9,8 -7,9 -9,5 Các chỉ số kinh tế (% thay đổi qua các năm) Tỷ giá hối đoái hiệu quả thực tế (lấy gốc năm 1997 = 100) 109,2 102,4 90 93,5 86,9 Tỷ lệ thất nghiệp (%) 1,7 1,5 1,2 4,4 4,2 3,6 Bảng 2: Tỷ lệ các ngành trong nền kinh tế Thái Lan (%). Năm Nông nghiệp Công nghiệp Dịch vụ 1970 30,2 30,7 44,1 1980 32,2 28,7 48,1 1990 12,7 37,1 50,2 1994 10,0 39,2 50,8 Là một nước nông nghiệp truyền thống với các nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, và với gần 50% dân số tham gia vào nông nghiệp, Thái Lan đã nổi lên là nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới. Hơn nữa, các sản phẩm nông nghiệp khác, cả hai đều từ nông nghiệp và thủy sản, bao gồm cả chế biến sản phẩm nông nghiệp, rất quan trọng với xuất khẩu của Thái Lan. Hiện nay, tuy nhiên, cả hai con số lực lượng lao động và số lượng sản xuất đã giảm trong lĩnh vực nông nghiệp, trong khi ngành công nghiệp và du lịch đã trở nên đáng kể cho GDP của Thái Lan. Thái Lan lại đạt được thành công lớn trong cơ cấu lại sản xuất theo hướng đa dạng hoá sản phẩm xuất khẩu. Một số loại cây trồng chủ yếu: lúa, ngô, sắn, mía...ngoài ra còn mở rộng một số loại cây trồng lấy sản phẩm xuất khẩu như: dứa, thuốc lá, đậu tương... Diện tích rừng chiếm khoảng 26,6% diện tích lãnh thổ. Chính phủ cấm hoàn toàn việc xuất khẩu gỗ và đưa ra chương trình phủ xanh đất trống đồi trọc. Thái Lan có diện tích ngư trường lớn thứ 3 trong khu vực Châu á, sau Nhật Bản, Trung Quốc. Sản lượng đánh bắt cá hàng năm đạt xấp xỉ 3 triệu tấn/năm. Công nghiệp gồm 4 ngành: công nghiệp chế biến lâm hải sản, công nghiệp dệt, công nghiệp điện tử và điện dân dụng, công nghiệp sản xuất xi măng, trong đó ngành công nghiệp chế biến chiếm tỷ trọng cao nhất. Dịch vụ gồm: ngân hàng, du lịch, khách sạn... Trong đó, ngành du lịch chiếm tỷ trọng cao nhất. Cùng với công nghiệp hoá, cơ cấu các ngành trong GDP đã thay đổi căn bản. Thái Lan là một trong số ít nước bị thiệt hại nặng nề nhất của cuộc khủng hoảng kinh tế và tài chính năm 1997. Từ năm 1999 Thái Lan ra khỏi cuộc khủng hoảng, kinh tế dần dần được phục hồi. Nền kinh tế Thái Lan phụ thuộc nhiều vào việc xuất khẩu. Hai thị trường lớn nhất của Thái Lan là Mỹ và Nhật Bản, tỷ trọng xuất khẩu sang Mỹ là 20% và sang Nhật là 15% buôn bán của Thái Lan đối với thế giới. Nhưng do tác động mạnh mẽ của sự suy giảm nền kinh tế thế giới đặc biệt là ở hai nền kinh tế Mỹ và Nhật Bản cùng với sự giảm giá mạnh của nhiều mặt hàng nông sản trên thị trường quốc tế, nhất là giá gạo đã làm cho xuất khẩu của Thái Lan suy yếu. Sau sự kiện 11/9, sự phục hồi kinh tế Mỹ càng chậm, dự kiến năm 2001 kinh tế Mỹ chỉ đạt mức tăng trưởng dưới 1,5 % và kinh tế thế giới cũng chỉ đạt 2,7%. Năm 2001 kinh tế Thái Lan cũng chỉ tăng từ 1,3 – 1,8%. Do tác động của kinh tế Mỹ, Châu Âu và Nhật Bản, chính phủ đã điều chỉnh kinh tế hướng vào nội lực, nhằm phát huy tối đa sức mạnh tổng hợp của dân. Chính phủ đã đề ra hàng loạt chính sách, biên pháp như: tăng tiêu dùng chính phủ, duy trì thuế giá trị gia tăng là 7% đến tháng 12-2003 để đảm bảo sức mua của người dân, hoãn nợ cho nông dân, gây quỹ làng bản bằng cách cho vay mỗi làng bản 1 Triệu Baht, chính sách đẩy mạnh xuất khẩu – mỗi làng một sản phẩm, đẩy mạnh du lịch và đánh thuế cao đối với một số mặt hàng xa xỉ như rượu bia, thuốc lá v.v... Kết quả là từ đầu năm 2002 kinh tế Thái Lan đã có dấu hiệu phục hồi. Bảng 3: Tốc độ tăng trưởng kinh tế 5 năm 1997 – 2000 (%) Năm 1997 1998 1999 2000 2001 2002 Tốc độ tăng trưởng kinh tế(%) -1,7 -10,8 4,2 4,3 1,7 3,0 Nguồn: Báo cáo tình hình thị trường Thái Lan năm 2001của Thương vụ Việt Nam. Tuy nhiên để thực hiện có hiệu quả các chính sách quan trọng do chính phủ đề ra vừa qua nội các Thái Lan đã xem xét lại kế hoach tổng thể 5 năm 2001 – 2006 và điều chỉnh tốc độ phát triển kinh tế hằng năm như sau: Bảng 4: Tốc độ phát triển kinh tế từ năm 2001-2006(%) Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 1,3 – 2 % 3 % 4 % 5 % 5 % 5,5 % Nguồn: Báo cáo tình hình thị trường Thái Lan 6 tháng đầu năm 2002 của Thương vụ Việt Nam. Về công nghiệp: Sau 5 năm từ kể cuộc khủng hoảng 1997, công nghiệp Thái Lan có dấu hiệu phục hồi. Quý 1 – 2002 chỉ số công nghiệp tăng lên 117,9 (thời điểm thấp nhất quý 3 –1998 là 95,8) tổng công suất năm 2001 là 53,3 % do sức mua giảm và xuất khẩu khó khăn.Tổng sản lượng công nghiệp năm 2001 xấp xỉ mức năm khủng hoảng 1,97. Hàng công nghiệp xuất khẩu giảm 7%, chỉ đạt 40,3 tỷ USD. Dầu khí giảm 11,5 % đạt 1,7 tỷUSD. Đồ điện và điện tử chiếm 20 % trị giá xuất khẩu. Sang năm 2002 tình hình xuất khẩu sáng sủa hơn, 5 ngành công nghiệp chiếm 1/3 tổng trị giá xuất khẩu tăng năm 2002 là: công nghiệp ôtô, chế biến thực phẩm, điện tử, cao su và sản phẩm cao su, hàng dệt may. Về nông nghiệp: Lĩnh vực nông nghiệp được coi là cột sống của nền kinh tế Thái Lan, thu hút hơn một nửa dân số và chiếm 42 % lực lượng lao động xã hội. Chính sách nông nghiệp được chính phủ đặc biệt quan tâm. Từ khi thủ tướng Thaksin lên cầm quyền, Chính phủ đã can thiệp giá thu mua thóc nhằm nâng giá gạo xuất khẩu bên cạnh việc hợp tác với các nước xuất khẩu gạo như Việt Nam, Ấn Độ, Pakistan và Miến Điện v.v...Xuất khẩu gạo năm 2001 đạt 7,52 triệu tấn trị giá 1,538 tỷ USD tăng 13,9 % so với mức 6,6 triệu tấn năm 2000. Về thương mại quốc tế: Thương mại quốc tế do đó đóng một vai trò quan trọng trong hệ thống kinh tế Thái Lan. Với nền kinh tế chính là xuất khẩu, ngành công nghiệp xuất khẩu chiếm khoảng 65% GDP của Thái Lan và cũng là nguồn ngoại tệ được sử dụng trong nhập khẩu hàng hóa sang Thái Lan. Thái Lan luôn coi xuất khẩu là trọng tâm của hoạt động kinh tế đối ngoại Bảng : Các mặt hàng xuất khẩu chính của Thái Lan 3 năm gần đây Năm Mặt hàng 1999 2000 2001 Triệu tấn Tr. USD Triệu tấn Tr. USD Triệu tấn Tr. USD Gạo 6,84 1949 6,12 1641 7,52 1583 Cao su 2,03 1159 2,54 1525 2,55 1326 Hải sản hộp 0,55 2010 0,53 2067 0,57 2015 Tôm 0,14 1283 0,14 1510 1,15 1244 Sắn 5,31 609 4,62 513 5,97 577 Gà 0,26 560 0,31 615 0,4 800 Đường 560 4,09 658 3,24 692 Nguồn: Bộ Thương mại Bảng 8 : Kim ngạch buôn bán của Thái Lan : (Tỷ USD) Năm Xuất khẩu Nhập khẩu 1999 68,24 65,79 2000 69,87 67,86 2001 63,203 61,081 5 tháng đầu năm 2002 22,55 24,6 Nguồn : Vụ Ngoại thương Bộ Thương mại – Thái Lan Về đầu tư: Năm 2001 có khoảng 842 dự án đầu tư trị giá 4,21 tỷ USD, giảm so với 1142 dự án trị giá 10,59 tỷ USD năm 2000. Nửa đầu năm 2001 Thái Lan cấp giấy phép cho 295 dư án đầu tư trị giá gần 2 tỷ USD. Cục quản lý đầu tư BOI đã từ chối không cấp giấy phép cho 4 dự án sản xuất xe máy của Trung Quốc nhằm bảo hộ sản xuất trong nước đối vơí 7 nhà máy của Thái Lan. Cục quản lý đầu tư đã quyết định miễn thuế nhập khẩu máy móc cho dự án sản xuất ôtô để khuyến khích xuất khẩu. Chính phủ Thái Lan còn khuyến khích đầu tư nước ngoài thông qua việc cho nứơc ngoài mua đất 99 năm và người nước ngòai góp cổ phần 49 % thay cho tối đa 25 % quy định trước đây trong kinh doanh viễn thông. Chính phủ sẽ cho thành lập 1 Uỷ ban quản lý mới nhằm thu hút đầu tư trong thị trường Chứng khoán (SET) Thái Lan sẽ áp dụng việc miễn giảm thuế đối với công ty nước ngoài nhằm biến Thái Lan thành trung tâm thương mại ở Đông Nam á thay thế Singapore. Trước đây Thái Lan đánh thuế cao nhất vùng 30% nay giảm xuống còn 10%. Về du lịch: Thái Lan là một “điểm đến” hết sức hấp dẫn với du khách thế giới. Sự kiện 11/9 làm cho ngành hàng không và du lịch nhiều nước bị tổn hại nặng. Riêng Thái Lan số du khách dự kiến năm 2001 là tăng 8,4% so với 10,3 triệu du khách năm 2000, nhưng Cục du lịch Thái Lan đã phải điều chỉnh con số này xuống còn 2 % .Trong 5 tháng đầu năm 2002 số du khách đến Thái Lan đạt 4,6 triệu người. Dự kiến số du khách đến Thái Lan đạt 10,86 triệu người . Theo dự báo của Tổng cục du lịch Thái Lan năm 2003 số lượng du khách đến Thái Lan sẽ đạt 11,13 triệu người, doanh thu đạt 8,4 tỷ USD. Năm 2003 phấn đấu trở thành “ thủ đô du lịch của Châu Á” nhằm thu hút số lượng lớn du khách từ Trung Quốc, Nhật Bản và Trung Đông. Các lĩnh vực khác như Ngân hàng Tài chính tương đối ổn định, các khoản vay khống giảm lãi suất tăng và tỷ giá đồng Baht so với ĐôLa Mỹ cũng tăng lên chút ít. Dự trữ ngoại tệ tính đến tháng 6/2002 là 36,3 tỷ USD. Nợ nước ngoài 64,4 tỷ USD, tỷ lệ lạm phát là 1,5 %, thất nghiệp chỉ khoảng 2,9 %. 2/Phân tích cán cân thanh toán Thái Lan giai đoạn 2005-nay: Xuất khẩu của Thái Lan, trong số nhiều nhân tố khác, đã đóng một vai trò quan trọng trong việc phục hồi của đất nước từ cuộc khủng hoảng tài chính châu Á 1997-1998. Các điểm đến chính cho xuất khẩu của Thái Lan là những đất nước cùng trong hệ thống châu Á và Mỹ. Thái Lan đứng ở mức cao trong các ngành xuất khẩu ô tô của thế giới và các nhà sản xuất hàng điện tử. Từ năm 2005, sự gia tăng nhanh chóng trong việc xuất khẩu xe ô tô được sản xuất bởi các công ty Nhật Bản, như Toyota, Nissan và Isuzu, đã giúp Thái Lan cải thiện đáng kể cán cân thương mại của nó. Từ năm 2005, hơn 1 triệu xe hơi được sản xuất mỗi năm. Kết quả là, Thái Lan là một trong mười quốc gia hàng đầu của thế giới ô tô xuất khẩu. _Thương mại Thái Lan, xuất khẩu và nhập khẩu: Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008-2009 đã gây trở ngại đến nền thương mại của Thái Lan trong năm 2009. Trong khi giá trị xuất khẩu hàng hóa trị giá 175.3 tỉ $ trong năm 2008, xuất khẩu giảm xuống 150.9 tỉ $ trong năm 2009. Hoa Kỳ là đối tác xuất khẩu lớn nhất của Thái Lan và nhà cung cấp lớn thứ ba sau Nhật Bản và Trung Quốc. Mặc dù theo truyền thống của Thái Lan,thị trường chính là các nước thuộc khu vực Bắc Mỹ, Nhật Bản và châu Âu.sự phục hồi kinh tế các đối tác thương mại khu vực của Thái Lan cũng đã giúp thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu của Thái Lan. Thái Lan cũng đã tăng xuất khẩu của mình tại một số thị trường xuất khẩu phi truyền thống của nó, bao gồm Ấn Độ, Trung Quốc và Trung Đông. Sau đây là các sản phẩm có tính năng nổi bật trong xuất khẩu của Thái Lan: + Dệt may và da giày +Sản phẩm thuỷ sản +Gạo +Cao su +Trang sức +Ô tô +Máy tính +Điện gia dụng Các đối tác xuất khẩu lớn năm 2009 là:      Mỹ - 10,9%      Trung Quốc - 10,6%      Nhật Bản - 10,3%      Hong Kong - 6,2%      Australia - 5,6%      Malaysia - 5% Theo như hàng nhập khẩu có liên quan, họ cũng đã giảm trong năm 2009, so với mức đạt được trong năm 2008. Khối lượng nhập khẩu giảm từ 157.3 tỉ $trong năm 2008 xuống 131.5tỉ$ trong năm 2009. Các sản phẩm nhập khẩu chính là:      Vốn      Hàng hóa thô sơ và nguyên liệu      Hàng tiêu dùng      Nhiên liệu Các đối tác nhập khẩu chính của Thái Lan như năm 2009 là:      Nhật Bản - 18,7%      Trung Quốc - 12,7%      Malaysia - 6,4%      Hoa Kỳ - 6,3%      UAE - 5%      Singapore - 4,3%      Hàn Quốc - 4,1% Năm 2010: Trong quý đầu năm 2010, nền kinh tế Thái Lan tăng trưởng 12,0%, tăng trưởng hàng quý cao nhất kể từ năm 1995. Các sự gia tăng chủ yếu do xuất khẩu mạnh (tăng 32%)do sự hồi phục của nền kinh tế toàn cầu, bất chấp các cuộc biểu tình tháng Ba-tháng Năm tại Bangkok, tăng trưởng tiếp tục thông qua các quý thứ hai và thứ ba của năm. Nền kinh tế Thái Lan mở rộng bằng 9,3% (năm-ngày-năm) trong ba quý đầu năm 2010, hiệu suất mạnh thứ hai ở Đông Nam Á, chỉ đứng sau Singapore. Chính phủ ước tính tăng trưởng gần 8% (năm-ngày-năm) cho năm 2010 và dự kiến ​​đầy đủ tăng trưởng để tiếp tục vào năm 2011, nhưng ở một mức giá thấp hơn (3% -5%). Tăng trưởng năm 2011 dự kiến ​​sẽ được thúc đẩy bởi xuất khẩu và sự gia tăng nhu cầu trong nước Chính sách thu hút đầu tư nước ngoài tại Thái Lan được mở rộng với nhiều chính sách ưu đãi đối với các nhà đầu tư nước ngoài thông qua Hội đồng Đầu tư. Để thu hút thêm đầu tư nước ngoài, chính phủ của Thủ tướng Abhisit đã hứa sẽ tìm cách để mở rộng cơ hội đầu tư, tập trung nhiều hơn vào công nghệ xanh trong lĩnh vực sản xuất. Khoảng 40% lực lượng lao động của Thái Lan được sử dụng trong nông nghiệp, mặc dù

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCán cân thanh toán của Thái Lan.doc