Đề tài Đánh giá hiệu quả của dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu đô thị mới Đồng Văn tỉnh Hà Nam

A.LỜI NÓI ĐẦU. 1

B.NỘI DUNG. 2

CHƯƠNG I: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG KHU ĐÔ THỊ MỚI. 2

I. Một số vấn đề về khu đô thị mới và cơ sở hạ tầng khu đô thị mới. 2

1. Khái niệm khu đô thị mới và sự cần thiết ra đời khu đô thị mới. 2

2. Các nguyên tắc quy hoạch khu đô thị mới. 3

3. Khái niệm cơ sở hạ tầng khu đô thị mới. 5

4. Vai trò, ý nghĩa của cơ sở hạ tầng khu đô thị mới. 5

II. Đánh giá hiệu quả của dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu đô thị mới. 7

1.Dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. 7

1.1. Khái niệm dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. 7

1.2. Đặc điểm của dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. 8

1.3. Các hình thức tổ chức quản lý thực hiện dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. 9

2. Hiệu quả của dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. 10

2.1. Hiệu quả tài chính. 10

2.1.1. Khái niệm. 11

2.1.2. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính của hoạt động đầu tư. 11

2.2. Hiệu quả kinh tế xã hội. 15

2.2.1. Khái niệm. 15

2.2.2. Sự cần thiết phải đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội. 16

2.2.3. Các tiêu chuẩn đánh giá. 16

 

doc66 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 3990 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá hiệu quả của dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu đô thị mới Đồng Văn tỉnh Hà Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hội cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Ban giám đốc Công ty và bộ máy giúp việc. Công ty có cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý theo kiểu trực tuyến, chức năng. Tổng giám đốc là người chịu trách nhiệm theo dõi, điều hành, cũng như quản lý toàn bộ hoạt động của cả công ty. Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyền lực cao nhất của công ty, quyết định các công việc của công ty. Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý cao nhất của Công ty giữa hai kỳ Đại hội cổ đông có toàn quyền thay mặt công ty quyết định những vấn đề liên quan đến quyền lợi, mục tiêu của công ty nhưng phải trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội cổ đông, được Đại hội cổ đông bầu ra, phải chịu trách nhiệm trước Đại hội cổ đông về những vấn đề liên quan đến tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Chủ tịch HĐQT là người đại diện trước pháp luật của công ty. Ban giám đốc gồm một tổng giám đốc và 2 phó tổng giám đốc giúp việc cho tổng giám đốc: Tổng giám đốc công ty là người được hội đồng quản trị bầu ra. Tổng giám đốc có chức năng điều hành mọi hoạt động của công ty, chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị và trước công ty về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Là người đại diện trước pháp luật của công ty. Hai phó tổng giám đốc là những người giúp việc cho tổng giám đốc, giúp giám đốc trong điều hành và trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Phòng tổ chức cán bộ: chịu trách nhiệm trong công tác tổ chức cán bộ, quản lý lao động, tiền lương và các chế độ chính sách. Thực hiện các công tác tổ chức kinh doanh của toàn bộ công ty, thực hiện các vấn đề liên quan đến tình hình nhân sự của công ty. Có nhiệm vụ xây dựng các chương trình quản lý lao động, tiền lương, các quy trình tuyển dụng, đào tạo và quản lý nhân sự trong công ty. Đồng thời đánh giá lao động để tiến hành khen thưởng kỷ luật lao động. Chịu trách nhiệm báo cáo với giám đốc về những vấn đề liên quan đến tình hình nhân sự trong công ty. Phòng hành chính tổng hợp: Thực hiện các công việc liên quan tới công tác hành chính quản trị, công tác văn thư lưu trữ, quản lý con dấu. Có trách nhiệm bố trí phương tiện đi lại cho ban lãnh đạo, quản lý hoạt động văn phòng nói chung của công ty. Ngoài ra phòng còn chịu trách nhiệm lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, lập chương trình dự án và có các phương án định hướng phát triển trong tương lai. Có nhiệm vụ theo dõi quản lý các công việc liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Và luôn có những định hướng và chiến lược mới nhằm phát triển cũng như mở rộng thị trường của công ty. Phòng xuất nhập khẩu: quản lý mọi mặt về hoạt động xuất nhập khẩu của công ty, thực hiện các thủ tục về nhập hay xuất các mặt hàng mà công ty cần hay sản xuất. Chịu trách nhiệm trực tiếp với giám đốc về tình hình hoạt động xuất nhập khẩu của công ty. Phòng bán hàng: quản lý việc bán hàng của công ty, đảm bảo về mặt số lượng, cung cấp và báo cáo lên cho tổng giám đốc về tình hình buôn bán của công ty, đồng thời báo cáo về số lượng mặt hàng đang được ưa thích. Phòng tài chính kế toán: Thực hiện công tác thống kê và hạch toán kế toán cho công ty, giúp tổng giám đốc trong việc chỉ đạo thực hiện công tác tài chính kế toán trong công ty. Tổ chức bộ máy kế toán, thống kê và phản ánh một cách trung thực toàn bộ hoạt động tài chính kế toán trong công ty, cung cấp những thông tin quan trọng về tình hình tài chính. Đồng thời tổ chức kiểm tra, thiết lập báo cáo tài chính hàng tháng, quý, năm. 1.4.3. Mối quan hệ giữa các phòng ban. Vì cơ cấu công ty được tổ chức theo kiểu trực tuyến chức năng, vì vậy mà các phòng ban trong công ty chịu sự điều hành trực tiếp của tổng giám đốc. Tuy nhiên giữa các phòng ban vẫn có mối liên hệ qua lại lẫn nhau nhằm nắm được tình hình biến động trong công ty nhằm đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh được tiến hành một cách thông suốt. Chẳng hạn như phòng xuất nhập khẩu, phòng bán hàng, phòng hành chính tổng hợp, phòng kế toán tuy không có chức năng về việc quản lý nhân sự nhưng phải thường xuyên cung cấp thông tin cho phòng tổ chức cán bộ về tình hình nhân sự trong phòng mình. Cũng như thế phòng bán hàng phải thường xuyên báo cáo đối với phòng hành chính tổng hợp để có những kế hoạch sản xuất kinh doanh sao cho phù hợp với tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Chính vì có sự phối hợp nhịp nhàng này mà trong những năm vừa qua hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đã đạt được kết quả rõ rệt. Trưởng phòng là người điều hành trực tiếp các công việc trong phòng, dưới đó là các phó phòng chịu trách nhiệm về các mảng công việc trong phòng và chịu sự lãnh đạo của trưởng phòng. Trưởng phòng là người chịu trách nhiệm trước ban lãnh đạo công ty về các vấn đề do phòng mình phụ trách. Tổng giám đốc là người điều hành trực tiếp mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, giám sát và nắm bắt về mọi mặt tình hình của công ty- đây chính là ưu điểm của mô hình tổ chức này. 2. Giới thiệu dự án. 2.1. Giới thiệu về khu đất thực hiện dự án. 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên. 2.1.1.1. Vị trí, giới hạn khu đất thực hiện dự án. Khu đô thị mới Đồng Văn nằm trong quy hoạch chi tiết thị trấn Đồng Văn , huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam với diện tích khoảng 12 ha được giới hạn bởi các vị trí: Phía Đông: giáp đường nội bộ (theo quy hoạch) và ga Đồng Văn. Phía Tây: giáp đường nội bộ (theo quy hoạch). Phía Nam: giáp đường nội bộ (theo quy hoạch). Phía Bắc: giáp quốc lộ 38 đi Hòa Mạc và trường THCS Đồng Văn. Với vị trí địa lý rất thuận lợi như vậy, khu đô thị mới sẽ trở thành trung tâm của huyện Duy Tiên, việc giao thương với các vùng lân cận cực kỳ dễ dàng, làm tiền đề cho sự phát triển kinh tế chung của huyện Duy Tiên nói riêng và tỉnh Hà Nam nói chung. 2.1.1.2. Địa hình. Địa hình thấp và tương đối bằng phẳng, chủ yếu là ruộng canh tác, có độ cao từ 1,32 đến 2,5m, thường bị ngập nước trong mùa mưa. Do vậy khi thiết kế san nền cần nâng cao theo quy hoạch tôn nền tới độ cao trên 3m. Đây là đặc điểm thường thấy ở các công trình xây dựng tại các tỉnh còn kém phát triển như Hà Nam, cơ sở hạ tầng lạc hậu, điều này sẽ làm cho dự án phải đầu tư một khoản tiền để san lấp nền lên đến độ cao đạt yêu cầu, nhưng bù lại, việc giải phóng mặt bằng sẽ rất thuận tiện. Hơn nữa, dự án sẽ lấy đá mạt và cát tại mỏ đá Phủ Lý gần đó để san nền, nên đây có thể coi là một thuận lợi của dự án. 2.1.1.3. Khí hậu. Thị trấn Đồng Văn thuộc huyện Duy Tiên , nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, các số liệu đặc trưng về khí hậu tại trạm Phủ Lý cho kết quả sau: Nắng: số giờ nắng trung bình năm 1595,1 giờ. Gió: hướng gió thịnh hành trong năm: về mùa hè gió Nam và gió Đông Nam. Về mùa đông gió Bắc và Tây Bắc. Tốc độ gió trung bình theo các hướng là 2m/s, tốc độ gió mạnh nhất: 36,0m/s ( xảy ra khi có bão). Nhiệt độ: nhiệt độ không khí trung bình trong năm 23,30C. Nhiệt độ không khí cao nhất trung bình tuyệt đối trong năm 39,40C. Nhiệt độ không khí thấp nhất trung bình tuyệt đối trong năm 5,20C. Mưa: lượng mưa trung bình năm 1889,0mm, lượng mưa ngày lớn nhất: 333,0mm, số ngày mưa trung bình năm: 161,0/ ngày. Độ ẩm: độ ẩm trung bình: 84%, độ ẩm tương đối thấp tuyệt đối năm: 11%, độ ẩm tương đối thấp nhất trung bình năm: 68%. Bốc hơi: lượng bốc hơi trung bình năm 845,6mm. Sương mù: số ngày sương mù 9,5 ngày/ năm. Nói chung, vùng quy hoạch dự án nằm trong vành đai nhiệt đới gió mùa chung của cả miền Bắc, các điều kiện khí hậu sẽ không gây ảnh hưởng nhiều đến việc thực hiện dự án 2.1.1.4. Điều kiện địa chất thủy văn. Địa chất công trình: theo thuyết minh tổng hợp quy hoạch chung thị trấn Đồng Văn huyện Duy Tiên, địa chất công trình trong khu vực có cường độ 0,7 ÷ 1,5 kg/cm2. Thủy văn: thị trấn Đồng Văn huyện Duy Tiên chịu ảnh hưởng thủy văn của hệ thống các sông: sông Hồng, sông Nhuệ, sông Đào Duy Tiên. 2.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội. Khu đất thuộc dự án nằm trong huyện Duy Tiên với diện tích tổng cộng khoảng hơn 12 ha, dự kiến sau khi hoàn thành sẽ thu hút được khoảng 2000 dân đến định cư. Khu vực này có diện tích rộng lớn và địa chất khá thuận lợi cho xây dựng công nghiệp và đô thị…song hiện nay kinh tế chưa phát triển, dân số ít, mật độ dân số thấp, văn hoá- xã hội ở trình độ thấp. Tuy nhiên trong những năm gần đây chính quyền tỉnh Hà Nam cũng đã quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng… góp phần đáng kể cải thiện bộ mặt của khu vực. 2.2. Giới thiệu chung dự án. Đứng trước nhu cầu đổi mới nhằm tạo điều kiện cơ sở vật chất cho tạo đà cho sự phát triển mạnh mẽ của khu vực sau này. Chính vì vậy tỉnh Hà Nam đã phê duyệt dự án xây dựng khu đô thị mới Đồng Văn. Dự án được tỉnh giao cho công ty cổ phần hỗ trợ phát triển công nghệ DETECH làm chủ đầu tư xây dựng nhằm xây dựng nên một khu đô thị với hạ tầng kĩ thuật và cảnh quan kiến trúc đồng bộ, hiện đại. Dự án được xác định là dự án trọng điểm trong kế hoạch đầu tư phát triển đô thị của tỉnh, phù hợp với điều chỉnh quy hoạch chung tỉnh Hà Nam đến năm 2020. Mục tiêu của dự án: 1. Tiếp tục thực hiện những định hướng cải tạo và xây dựng tỉnh theo các dự án phát triển khu đô thị mới đồng bộ, phù hợp với điều chỉnh quy hoạch chung tỉnh Hà Nam đến 2020. 2. Hình thành nên một khu dân cư đô thị mang tính thương mai, thu hút dân cư trong tỉnh đến định cư. 3. Sử dụng quỹ đất tạo vốn phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng khu đô thị mới đạt được các tiêu chuẩn xây dựng, môi trường và điều kiện sống của đô thị hiện đại, phát triển quỹ nhà ở phục vụ chương trình phát triển nhà ở của tỉnh, đáp ứng nhu cầu về chỗ ở cho nhân dân theo tiêu chuẩn cao, góp phần ổn định thị trường nhà đất tại tỉnh Hà Nam. 4. Huy động các nguồn vốn để đầu tư xây dựng hạ tầng đồng bộ, nâng cao giá trị sử dụng đất, tạo môi trường hấp dẫn đầu tư, nhanh chóng xây dựng và khai thác các công trình để thu hồi vốn. 5. Tạo lập mô hình đầu tư xây dựng, thống nhất quản lý khai thác mọi nguồn vốn đầu tư, tạo sự phối hợp đồng bộ, gọn sạch. II. Đánh giá hiệu quả của dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu đô thị mới Đồng Văn tỉnh Hà Nam. 1. Đánh giá hiệu quả tài chính của dự án. 1.1. Nguồn huy động vốn dự án. Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu đô thị mới Đồng Văn là vốn tự có của chủ đầu tư và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác. Các nguồn vốn huy động dự kiến đầu tư vào dự án bao gồm: Vốn tự có của chủ đầu tư: 7.117.155 nghìn đồng. Vốn huy động của các tổ chức tín dụng: 40.000.000 nghìn đồng. Các điièu kiện vay đề xuất với dự án: thời gian vay là 4 năm, lãi xuất 9,6%/năm, thời gian ân hạn là 2 năm. Vốn đóng góp của các cá nhân tổ chức có nhu cầu sử dụng mặt bằng trong khu đô thị mới Đồng Văn để xây dựng nhà ở và các công trình theo quy hoạch: 129.089.033 nghìn đồng. Dự án được chia làm 2 giai đoạn và trong mỗi giai đoạn có hình thức huy động và sử dụng nguồn vốn là khác nhau. Giai đoạn 1: Giai đoạn đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật đô thị Trong giai đoạn này chủ đầu tư dự án sử dụng vốn tự có và huy động các nguồn vốn thực hiện đầu tư xây dựng toàn bộ các hạng mục công trình hạ tầng kỹ thuật theo quy hoạch được duyệt bao gồm san nền, hệ thống giao thông, thoát nước, thoát nước mưa và nước thải sinh hoạt, cấp nước, cấp điện… Giai đoạn 2: Giai đoạn khai thác đất đô thị Đồng thời với công việc xây dựng các hạng mục hạ tầng kỹ thuật, chủ đầu tư sử dụng vốn tự có, vốn vay và vốn đóng góp của các cá nhân để xây dựng các công trình nhà ở cao tầng và nhà ở thấp tầng, các hạng mục hạ tầng xã hội như trường học, công viên cây xanh, các công trình công cộng, dịch vụ thương mại để hoàn chỉnh dự án theo quy hoach được duyệt. Việc đầu tư xây dựng kinh doanh các công trình chung cư cao tầng cũng như các căn hộ nhà ở thấp tầng, biệt thự và các công trình công cộng khác được thực hiện ở giai đoạn khai thác đất đô thị và thể hiện trong các dự án thành phần. 1.2. Thu chi dự án. 1.2.1. Chi phí của dự án. Bảng 2: Tổng hợp vốn đầu tư của dự án. Đơn vị: nghìn đồng. TT Nội dung chi phí Vốn đầu tư A Chi phí xây lắp trước thuế 143.563.863 1 Chi phí XD HTKT khu đô thị mới 38.858.031 2 Chi phí XD công trình khu đô thị mới 104.705.832 3 Thuế VAT xây lắp 10% 14.356.386 Chi phí xây lắp sau thuế 157.920.249 B Chi phí khác 16.723.577 1 Chi phí đền bù giải phóng mặt bằng, hỗ trợ đào tạo chuyển nghề, đền bù thiệt hại hoa màu. 2.289.534 2 Chi phí rà phá bom mìn 25.000 3 Chi phí di chuyển mồ mả 100.000 4 Chi phí chuẩn bị đầu tư, KSTK 3.178.190 5 Chi phí bảo trì hệ thống trước khi bàn giao. 1.435.638 6 Chi phí quản lý, quảng cáo tiếp thị. 1.435.638 7 Tiền sử dụng đất đối với đất ở 3.830.613 8 Lãi vay ngân hàng 3.840.000 9 Chi phí bảo hiểm công trình 588.964 C Dự phòng chi phí 10% (A+B) 16.018.744 Tổng cộng 176.206.184 (Nguồn: Báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án). 1.2.2.Nguồn thu của dự án. Nguồn thu dự án bao gồm tiền kinh doanh nhà và kinh doanh cho thuê dịch vụ. Việc kinh doanh nhà thực hiện trên cơ sở như sau: Ngay khi bắt đầu xây dựng nhà ở: thu tiền đặt cọc trước 40% tổng giá trị nhà bán. Khi hoàn thiện sẽ thu tiếp 40% tổng giá trị nhà bán. Khi bàn giao sẽ thu nốt 20% tổng giá trị nhà bán. Dự kiến bán hết nhà trong thời gian 3 năm kể từ khi bắt đầu khởi công xây dựng nhà. Trên cơ sở đó, doanh thu từ kinh doanh nhà được tính toán như sau: Bảng 3: Doanh thu kinh doanh nhà của dự án. Đơn vị: nghìn đồng. STT Khoản mục Năm Xây dựng Năm 1 Năm 2 Năm 3 2007 2008 2009 2010 1 Doanh thu từ bán nhà( Giai đoạn I) 40.624.704 40.624.704 20.312.352 0 2 Doanh thu từ bán nhà( Giai đoạn II) 35.832.080 35.832.080 17.916.040 Cộng doanh thu từ bán nhà 40.624.704 76.456.784 56.144.432 17.916.040 (Nguồn: Báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án). Tổng doanh thu từ bán nhà: 194.919.560 nghìn đồng. Doanh thu từ kinh doanh cho thuê dịch vụ( khai thác bến xe và chợ trung tâm) tính trong 5 năm từ khi dự án bán hết nhà: Bảng 4: Doanh thu kinh doanh và cho thuê dịch vụ. Đơn vị: nghìn đồng. Hạng mục Diện tích(m2) Giá cho thuê (nghìn đồng./ m2/năm) Doanh thu 1 năm Bến xe 1.058 120 126.960 Chợ trung tâm 4.740 144 628.560 Tổng doanh thu Trong 5 năm 4.047.600 (Nguồn: Báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án). Tổng doanh thu của dự án: 198.967.160 nghìn đồng. 1.2.3. Luồng tiền dự án. Dự án được tính toán trong 10 năm. Bảng 5: Luồng tiền dự án. Đơn vị: nghìn đồng. Năm 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Chi phí 44450755 36411749 48117624 28176456 18080078 193904 193904 193904 193904 193904 Doanh thu 40624704 76456784 56144432 17916040 755520 755520 755520 755520 755520 DT - CP - 44450755 4212955 28339160 27967976 -164038 561616 561616 561616 561616 561616 (Nguồn: Báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án). Trong năm 2006, chủ đầu tư dự án bỏ vốn để giải phóng mặt bằng, thực hiện san nền, xây dựng hệ thống giao thông và thực hiện một phần công trình nhà ở với tống số vốn là 44.450.755 nghìn đồng. Trong các năm từ 2007- 2010, chủ đầu tư dự án bỏ vốn để xây dụng nốt các công trình nhà ở, chợ và bến xe trung tâm, số vốn được phân bổ theo các năm như bảng trên. Từ năm 2011 đến 2015, chủ đầu tư dự án bỏ vốn để duy trì hoạt động của dự án bao gồm chi phí quản lý, chi phí bảo dưỡng hàng năm, tổng chi phí hàng năm là 193.904 nghìn đồng. 1.3. Một số chỉ tiêu đánh giá. Dựa trên cơ sở luồng tiền của dự án, chúng ta có thể tính được các thông số cơ bản đánh giá hiệu quả tài chính của dự án như sau: Với hệ số chiết khấu là 9,6%, ta có: Giá trị hiện tại thuần: NPV = (Bt – Ct)/(1+i)t , thay số vào ta có. NPV = 5.114.851 nghìn đồng. Như vậy dự án có lãi, cụ thể thì dự án sẽ đem về cho chủ đầu tư khoản lợi nhuận hơn 5 tỉ đồng quy về hiện tại. So với tổng vốn đầu tư của dự án thì đây là một mức lãi khá lớn trong 10 năm. Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí là 2,9%, tuy nhiên so với mộtsố dự án xây dựng khu đô thị mới khác như Định Công hay Việt Hưng đều khoảng trên 20% thì chỉ số này rất thấp, có điều này là do dự án này có vốn đầu tư nhỏ hơn các dự án kia rất nhiều, hơn nữa đây lại là một dự án cấp tỉnh, không thể sinh lãi cao như một dự án cấp quốc gia được. Suất thu hồi vốn nội bộ: NPV = (Bt – Ct)/(1+IRR)t = 0. Tính toán theo phương pháp nội suy thì IRR = 15,0225%, cao hơn mức lãi suất tiền gửi ngân hàng hiện nay rất nhiều tuy so với một số dự án xây dựng cơ sở hạ tầng khu đô thị mới khác như dự án khu đô thị mới Văn Quán – Yên Phúc có suất thu hồi nội bộ IRR = 20.91% hay khu Mỹ Đình là 21.5%. Điều này có nghĩa là tỷ lệ lãi vay tối đa mà dự án có thể chịu đựng được là 15,0225%, nếu vay với lãi suất lớn hơn thì dự án sẽ bị thua lỗ, so với các dự án nêu trên thì dự án không khả thi bằng. Hai dự án nêu trên có mức lãi cao hơn rất nhiều nên đây cũng là điều dễ hiểu. Tỉ số lợi ích trên chi phí: , thay số vào ta có. B/C = 1.036837 > 1, như vậy đầu tư vào dự án là có hiệu quả. So với dự án khu đô thị Định Công có B/C = 1,05, khu đô thị Văn Quán - Yên Phúc có B/C = 1,07 thì dự án khu đô thị cũng thấp hơn một chút. Hiệu quả sử dụng vốn của dự án không cao bằng các dự án nêu trên. Có điều này là do tỷ lệ vốn đầu tư vào giải phóng mặt bằng và các công trình công cộng như nghĩa trang liệt sỹ, công viên cây xanh chiếm tỷ lệ khá lớn trong tổng vốn đầu tư của dự án, phần đem lại doanh thu chính cho dự án là bán nhà không thực sự nhiều, trong khi các khu đô thị kể trên lại có diện tích nhà bán rất lớn, vì thế mà hiệu quả sử dụng vốn cũng rất cao. Thời hạn thu hồi vốn đầu tư có tính chiết khấu: chuyển các dòng lợi nhuận , khấu hao và vốn đầu tư về cùng một thời điểm bắt đầu dự án là năm 2006, sau đó lấy vốn đầu tư trừ dần cho lợi nhuận và khấu hao. Trừ đến khi nào hết vốn đầu tư , đó chính là thời gian thu hồi vốn động. Theo tính toán thì thời hạn thu hồi vốn đầu tư T = 4 năm 10 tháng, đó là một thời hạn mơ ước đối với bất cứ dự án xây dựng cơ sở hạ tầng khu đô thị mới nào. Như vậy sau những đánh giá về mặt tài chính như trên ta có thể thấy việc thực hiện dự án là hoàn toàn khả thi và đem lại hiệu quả cao. Tuy nhiên việc phân tích đánh giá dự án thông qua những đánh giá hiệu quả về mặt tài chính mới chỉ là trên góc độ của nhà đầu tư. Còn trên góc độ nhà quản lý đô thị, mục tiêu chính của chúng ta phải xem xét hiệu quả dự án về mặt kinh tế-xã hội thì mới có thể có cái nhìn toàn diện về dự án. 2. Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của dự án. 2.1. Giải quyết vấn đề việc làm và gia tăng lao động. Huyện Duy Tiên là huyện có diện tích đất phục vụ cho sản xuất nông nghiệp là rất lớn. Người dân ở đây sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp trồng lúa và trồng hoa màu. Việc thực hiện dự án xây dựng ở khu vực này sẽ chiếm hết đất canh tác vốn là nguồn sống của người dân ở đây. Do đó, việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp của người dân địa phương sang các nghành nghề khác là một việc làm cấp bách để ổn định việc làm, tạo thu nhập ổn định cho người dân lao động và góp phần xây dựng kinh tế địa phương phát triển vững mạnh. Chính vì thế dự án đã có phương án giải quyết cho vấn đề này. Thứ nhất: Hỗ trợ các hộ dân bị thu hồi đất nông nghiệp một khoản kinh phí để đào tạo chuyển nghề theo qui định. Thứ hai: Khi các chung cư cao tầng trong phạm vi dự án xây dựng hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng, đồng thời khi toàn bộ dự án khu đô thị mới Đồng Văn hoàn thành, chủ dự án đầu tư là công ty cổ phần hỗ trợ phát triển công nghệ DETECH trực tiếp tổ chức thực hiện việc quản lý vận hành toàn bộ khu đô thị cũng như các chung cư sau khi bán tạo điều kiện thuận lợi tạo việc làm cho người dân trong vùng. Các công việc cụ thể bao gồm thực hiện quản lý, vận hành, duy tu bảo dưỡng thang máy và các thiết bị công cộng khác như máy bơm nước, bình cứu hoả, máy phát điện dự phòng, bơm nước hàng ngày, thu gom rác thải vận chuyển đến nới qui định, làm dịch vụ trông giữ xe đạp xe máy của nhân dân, quản lý cho thuê măt bằng tầng một để phục vụ cho sinh hoạt, hoạt động công cộng và tạo nơi bán những mặt hàng thiết yếu hàng ngày, chăm sóc, tưới cây xanh xung quanh, bảo vệ đảm bảo an ninh trật tự bên trong công trình, ngăn ngừa hạn chế đến mức thấp nhất những tệ nạn xã hội có thể xảy ra. Những hoạt động này đảm bảo cho toàn bộ khu đô thị cũng như các công trình chung cư cao tầng được quản lý, vận hành thống nhất, ổn định đòi hỏi một lượng lao động rất lớn. Thực tế thì để quản lý vận hành khu đô thị mới Đồng Văn sẽ cần 15 người, vì vậy sau khi khu đô thị mới đi vào hoạt động sẽ tạo ra thêm 15 việc làm cho nhân dân trong vùng. Ngoài ra, các hoạt động chăm sóc cây xanh, vệ sinh môi trường… trong phạm vi khu đô thị cũng sẽ giải quyết công ăn việc làm cho một khối lượng đáng kể dân cư địa phương. Ngoài ra trong quá trình thực hiện dự án cũng đã thu hút tạo công ăn việc làm cho một số lượng lớn lao động. Số lao động thường xuyên thực hiện dự án là từ 1 nghìn người cho đến 1.5 nghìn người với mức lương trung bình là từ 1 cho đến 1.5 triệu đồng/người/tháng. Như vậy ta có thể thấy rằng một số lượng lớn lao động đã được sử dụng giải quyết phần nào lượng lao động dư thừa trong xã hội. Đồng thời cũng thực hiện việc tạo công ăn việc làm cho người dân khu vực bị thu hồi đất và chuyển dịch cơ cấu lao động của khu vực từ lao động nông nghiệp sang sản xuất dịch vụ, một trong những nhiệm vụ trong quá trình công nghiệp hoá đất nước. 2.2. Nâng cao mức sống của người dân. Đây có thể nói là một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất khi đánh giá hiệu quả kinh tế- xã hội khi thực hiện dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. Do đó em xin tập trung phân tích kỹ chỉ tiêu này nhằm thấy được một cách chính xác hiệu quả xã hội của dự án. Ở phần này để dễ dàng cho việc đánh giá, so sánh đối với mỗi chỉ tiêu thành phần em xin nêu thực trạng khu vực trước khi thực hiện dự án sau đó sẽ nêu thực trạng khu vực sau khi dự án được thực hiện. 2.2.1. Cải thiện cơ sở hạ tầng. Để đáp ứng nhu cầu của một xã hội văn minh hiện đại thì một cơ sở hạ tầng hiện đại phục vụ cho cuộc sống hàng ngày của người dân là điều không thể thiếu. Từ một huyện với cơ sở vật chất còn nghèo nàn lạc hậu, thiếu thốn về mọi mặt nhưng khi có dự án được thực hiện thì mọi thứ đã được cải thiện rã rệt. + Vấn đề về giao thông. * Trước tiên chúng ta cùng xem xét lại tình hình giao thông của khu vực trước khi dự án được thực hiện. Khu vực dự án nằm trong khu trung tâm thị trấn Đồng Văn được quy hoạch trên địa hình đồng ruộng nên chỉ có đường quốc lộ 38 chạy qua ở phía Bắc khu vực và quốc lộ 1A ở phía Tây khu vực. Quốc lộ 1A chạy qua thị trấn Đồng Văn dài 2,9km, rộng 22m mặt đường bê tông nhựa, phía Tây là cửa hàng dân cư buôn bán nhỏ, phía Đông là tuyến đường sắt quốc gia và ga Đồng Văn chạy dài từ ngã tư quốc lộ 1A và quốc lộ 38 đến thôn Đồng Văn. Quốc lộ 38 đoạn qua thị trấn Đồng Văn dài hơn 10km, qua khu vực dự án đầu tư dài 100m, nền đường rộng 7,5m, mặt đường trải rộng 5,5m. Như vậy khu dự án hình thành trên cơ sở tuyến giao tông đối ngoại là quốc lộ 38, quốc lộ 1A, ga Đồng Văn và hệ thống đường đô thị chưa được hình thành. Nhìn chung khu dự án có vị trí rất thuận lợi về giao thông đối ngoại do được bao bọc bởi các tuyến đường quốc gia, tuy nhiên mạng lưới đường nội bộ thiếu về số lượng, nhỏ hẹp, kém về chất lượng, hiện trạng giao thông còn chưa đảm bảo các tiêu chuẩn của một khu đô thị mới. * Sau khi thực hiện dự án: Mạng lưới giao thông được thiết kế tuân thủ theo quy hoạch chung chi tiết được duyệt. Cao độ và toạ độ các nút giao thông khớp nối với các tuyến đường hiện trạng, phù hợp với quy hoạch chi tiết được duyệt, cụ thể như sau: Mạng lưới đường bao gồm các loại đường trục chính, đường phân khu, đường liên khu vực, đường nội bộ. Đường trục chính N3 dài 300m, rộng 36m, gồm lòng đường xe chạy 10x2= 20m, vỉa hè hai bên 8x2= 16m, mặt cắt 1-2. Đường liên khu vực N7= D4 dài 726,25m, rộng 22m, gồm lòng đường xe chạy 12m, vỉa hè hai bên 5x2= 10m, mặt cắt 2-2. Quảng trường ga dài 125m, rộng 15m, vỉa hè 5m. Đường khu vực D1+ N1 dài tổng cộng 553m, gồm lòng đường xe chạy 7,5m, vỉa hè hai bên 5x2= 10m, mặt cắt 4-4. Đường nội bộ trong khu vực có lòng đường xe chạy 5m, vỉa hè hai bên 3x2= 6m, tổng chiều dài 1491,95m. Bãi đỗ xe tập trung: Bố trí kết hợp với các tuyến hành lang cây xanh cách ly với các bãi đỗ xe tập trung phục vụ khu vực và khu nhà ở. Ở các bãi đỗ xe phục vụ nhóm nhà ở bố trí kết hợp với vườn hoa đơn vị ở. Tất cả các đường có vỉa hè rộng từ 5m trở lên đều trồng cây xanh cả hai bên hè, với một loại cây cho mỗi đoạn phố. Đối với đường có vỉa hè rộng 3m, chỉ trồng cây một bên, cây trồng cách bó vỉa 1.2m. Khoảng cách trung bình giữa hai cây là 7m. Mặt khác, kết cấu đường cũng đảm bảo chất lượng cho khu đô thị mới, với đường trục chính Đông Tây và các đường liên khu vực đều được thiết kế với cấp tải trọng H30, các đường khác được thiết kế với cấp tải trọng H13. Theo những số liệu như trên thì đã được trang bị một hệ thống giao thông tốt đồng bộ, đúng theo tiêu chuẩn quốc gia.Giao thông có thể được ví như huyết mạch trong mỗi cơ thể. Một hệ thống giao thông tốt sẽ giúp cho người dân tiết kiệm được rất nhiều thời gian, chi phí đi lại, nó liên kết khu đô thị với các khu khác làm cho việc đi lại trao đổi hàng hoá được thuận tiện thúc đẩy nền kinh tế của cả khu vực. + Vấn đề cấp thoát nước. * Hiện trạng của khu vực trước khi th

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc36656.doc
Tài liệu liên quan