Đề tài Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển ngành công nghiệp và thực hiện nhiệm vụ năm 2008

 

Lời mở đầu 2

BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP 3

I/ Giới thiệu tổng quan về cơ quan thực tập 3

1/ Bộ kế hoạch và đầu tư 3

2/Vụ kinh tế công nghiệp 13

II/ Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển ngành công nghiệp và thực hiện nhiệm vụ năm 2008. 15

1/ Ước tình hình thực hiện kế hoạch phát triển ngành công nghiệp năm 2008. 15

2. Kết quả thực hiện một số chương trình, đề án do bộ giao: 20

3. Công tác xây dựng đơn vị, phối hợp công tác. 20

4. Kết quả đạt được và một số tồn tại, hạn chế của đơn vị, của ngành: 21

III/ Chương trình công tác năm 2009 23

1. Mục tiêu chung: 23

2. Mục tiêu cụ thể 24

3. Một số giải pháp, cơ chế chính sách để hoàn thành nhiệm vụ năm 2009. 24

4. Các đề án, báo cáo: 26

IV/ Đề tài nghiên cứu và lý do chọn đề tài 27

1. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế công nghiệp 27

2. Chuỗi giá trị của ngành dệt may . 27

3.Đầu ra cho ngành dệt may năm 2009-2010 29

 

 

 

 

 

 

doc32 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1154 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển ngành công nghiệp và thực hiện nhiệm vụ năm 2008, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
động ODA; c) Chuẩn bị nội dung và tiến hành đàm phán điều ước quốc tế khung về ODA; đại diện cho Chính phủ ký kết Điều ước quốc tế khung về ODA với các Nhà tài trợ; d) Hướng dẫn các đơn vị, tổ chức có liên quan chuẩn bị chương trình, dự án ODA; chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính xác định hình thức sử dụng vốn ODA thuộc diện ngân sách nhà nước cấp phát hoặc cho vay lại; thẩm định trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt văn kiện chương trình, dự án ODA thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ; đ) Theo dõi, hỗ trợ chuẩn bị nội dung và đàm phán Điều ước quốc tế cụ thể về ODA với các Nhà tài trợ; e) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính tổng hợp và lập kế hoạch giải ngân vốn ODA, kế hoạch vốn đối ứng hàng năm đối với các chương trình dự án ODA thuộc diện cấp phát từ nguồn ngân sách; tham gia cùng Bộ Tài chính về giải ngân, cơ chế trả nợ, thu hồi vốn vay ODA; f) Chủ trì theo dõi và đánh giá các chương trình dự án ODA; làm đầu mối xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xử lý các vấn đề có liên quan đến nhiều bộ, ngành; định kỳ tổng hợp báo cáo về tình hình và hiệu quả thu hút, sử dụng ODA. 8. Về quản lý đấu thầu : a) Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ kế hoạch đấu thầu và kết quả đấu thầu các dự án thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; theo dõi việc tổ chức thực hiện các dự án đấu thầu đã được Chính phủ phê duyệt; b) Hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra, giám sát, tổng hợp việc thực hiện các quy định của pháp luật về đấu thầu; quản lý hệ thống thông tin về đấu thầu. 9. Về quản lý nhà nước các khu công nghiệp, các khu chế xuất : a) Trình Chính phủ quy hoạch, kế hoạch phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất và các mô hình khu kinh tế tương tự khác trong phạm vi cả nước; b) Thẩm định và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể các khu công nghiệp, khu chế xuất, việc thành lập các khu công nghiệp, khu chế xuất; hướng dẫn triển khai quy hoạch, kế hoạch phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất đã được phê duyệt; c) Làm đầu mối hướng dẫn, kiểm tra, tổng hợp, báo cáo tình hình đầu tư phát triển và hoạt động của các khu công nghiệp, khu chế xuất; chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan đề xuất về mô hình và cơ chế quản lý đối với các khu công nghiệp, khu chế xuất. 10. Về doanh nghiệp và đăng ký kinh doanh : a) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chiến lược, chương trình, kế hoạch sắp xếp, đổi mới, phát triển doanh nghiệp nhà nước; cơ chế quản lý và chính sách hỗ trợ đối với sắp xếp doanh nghiệp nhà nước và phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc các thành phần kinh tế; thực hiện chức năng quản lý nhà nước về khuyến khích đầu tư trong nước; b) Làm đầu mối thẩm định đề án thành lập, sắp xếp, tổ chức lại doanh nghiệp nhà nước theo phân công của Chính phủ; tổng hợp tình hình sắp xếp, đổi mới, phát triển doanh nghiệp nhà nước và tình hình phát triển doanh nghiệp của các thành phần kinh tế khác của cả nước. Làm thường trực của Hội đồng khuyến khích phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa; c) Thống nhất quản lý nhà nước về công tác đăng ký kinh doanh; hướng dẫn thủ tục đăng ký kinh doanh; kiểm tra, theo dõi, tổng hợp tình hình thực hiện đăng ký kinh doanh và sau đăng ký kinh doanh của các doanh nghiệp tại các địa phương; xử lý các vi phạm, vướng mắc trong việc thực hiện đăng ký kinh doanh thuộc thẩm quyền; tổ chức thu thập, lưu trữ, xử lý thông tin về đăng ký kinh doanh trong phạm vi cả nước. 11. Tổ chức và chỉ đạo thực hiện kế hoạch nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ trong các lĩnh vực kế hoạch và đầu tư thuộc phạm vi quản lý của Bộ; 12. Thực hiện hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực kế hoạch và đầu tư thuộc phạm vi quản lý của Bộ theo quy định của pháp luật; 13. Quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các lĩnh vực kế hoạch và đầu tư thuộc phạm vi quản lý của Bộ theo quy định pháp luật; quản lý và chỉ đạo hoạt động đối với các tổ chức sự nghiệp thuộc Bộ; 14. Quản lý nhà nước các hoạt động của hội, tổ chức phi Chính phủ trong các lĩnh vực kế hoạch và đầu tư thuộc phạm vi quản lý của Bộ theo quy định của pháp luật; 15. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, chống tham nhũng, tiêu cực và xử lý các vi phạm pháp luật trong các lĩnh vực kế hoạch và đầu tư thuộc thẩm quyền của Bộ; 16. Quyết định và chỉ đạo thực hiện chương trình cải cách hành chính của Bộ theo mục tiêu và nội dung, chương trình cải cách hành chính nhà nước đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; 17. Quản lý về tổ chức bộ máy, biên chế; chỉ đạo thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức nhà nước thuộc Bộ quản lý; đào tạo bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức, viên chức trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ; 18. Quản lý tài chính, tài sản được giao và tổ chức thực hiện ngân sách được phân bổ theo quy định của pháp luật. Bộ máy tổ chức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư theo Nghị định 75/CP gồm 22 đơn vị giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước và 6 tổ chức sự nghiệp trực thuộc. Từ chỗ chỉ có 55 người khi mới thành lập năm 1955, năm 1988 biên chế của Bộ đạt số lượng cao nhất 930 người; đến nay Bộ Kế hoạch và Đầu tư có 760 cán bộ công nhân viên, trong đó 420 cán bộ đang tham gia trực tiếp vào quá trình xây dựng và điều hành kế hoạch. Đội ngũ cán bộ nghiên cứu của Bộ cũng không ngừng lớn mạnh, hiện nay có 2 giáo sư, 7 phó giáo sư, 126 tiến sĩ, 42 thạc sĩ, 479 người có trình độ đại học. Chủ nhiệm đầu tiên của ủy ban Kế hoạch Quốc gia - tiền thân của ủy ban Kế hoạch Nhà nước, sau này là Bộ Kế hoạch và Đầu tư - là cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng. Các đồng chí Chủ nhiệm ủy ban Kế hoạch Nhà nước và Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư từ năm 1955 đến năm 2002: 1. Đồng chí Phạm Văn Đồng 2. Đồng chí Nguyễn Duy Trinh 3. Đồng chí Nguyễn Côn 4. Đồng chí Lê Thanh Nghị 5. Đồng chí Nguyễn Lam 6. Đồng chí Võ Văn Kiệt 7. Đồng chí Đậu Ngọc Xuân 8. Đồng chí Phan Văn Khải 9. Đồng chí Đỗ Quốc Sam 10. Đồng chí Trần Xuân Giá 11. Đồng chí Võ Hồng Phúc 2/Vụ kinh tế công nghiệp Vụ kinh tế công nghiệp thuộc bộ kế hoạch và đầu tư ,giúp bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực kế hoạch , đầu tư phát triển ngành công nghiệp. Cơ cấu tổ chức của vụ công nghiệp gồm có : Vụ trưởng : Nguyễn Quang Dũng 3 Vụ phó : Bùi Ngọc Hiền ( phụ trách dầu khí , cơ khí , luyện kim) Trần Đông phong ( phụ trách điện , công nghiệp nhẹ- dệt may, da dày , chế biến thực phẩm ) Lương Văn Kết (phụ trách hoá chất , phân bón , Bộ Công Thương , tổng hợp ) 4 chuyên viên chính và 6 chuyên viên : phụ trách các mảng cụ thể . Vụ kinh tế công nghiệp có các nhiệm vụ sau đây : Nghiên cứu ,tổng hợp chiến lược ,quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ,phối hợp với các đơn vị liên quan trong Bộ tổng hợp ,lập quy hoạch phát triển kinh tế -xã hội chung của cả nước ,quy hoạch vùng lãnh thổ. Chủ trì tổng hợp kế hoạch 5 năm ,hàng năm về phát triển ngành công nghiệp . Trực tiếp phụ trách kế hoạch các ngành và sản phẩm công nghiệp :cơ khí , luyện kim , điện, năng lượng mới , năng lượng tái tạo , dầu khí , than , khai thác khoáng sản , điện tử và công nghệ thông tin , hoá chất và phân bón , xi măng và vật liệu xây dựng khác , đóng tàu , vật liệu nổ công nghiệp ; công nghiệp tiêu dùng , thực phẩm và chế biến khác ( gồm dệt may ,da dày , giấy , sành sứ thuỷ tinh , nhựa , rượu , bia , nước giải khát , bánh kẹo , chế biến sữa , dầu thực vật , thuốc lá , chế biến bột và tinh bột ) Nghiên cứu , phân tích , lựa chọn các dự án đầu tư trong và ngoài nước thuộc lĩnh vực vụ phụ trách . Làm đầu mối quản lý các chương trình , dự án được bộ giao . Chủ trì nghiên cứu , đề xuất cơ chế , chính sách phát triển ngành công nghiệp ; phối hợp với các đơn vị liên quan trong bộ nghiên cứu và đề xuất các cơ chế , chính sách phát triển kinh tế xã hội trong 5 năm , hàng năm . Trực tiếp soạn thảo các cơ chế , chính sách và văn bản quy phạm pháp luật cụ thể khi được bộ giao . Làm đầu mối tham gia thẩm định các cơ chế , chính sách và các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của ngành và lĩnh vực thuộc vụ phụ trách để các bộ , ngành trình thủ tướng chính phủ hoặc ban hành theo thẩm quyền . Kiểm tra, theo dõi việc thực hiện quy hoạch , kế hoạch , chương trình , dự án ( kể cả dự án ODA) , báo cáo đánh giá việc thực hiện kế hoạch hàng tháng , quý , và hàng năm của các ngành và lĩnh vực thuộc vụ phụ trách . Đề xuất các giải pháp xử lý những vướng mắc trong quá trình điều hành và triển khai thực hiện kế hoach . Tham gia với các đơn vị liên quan trong Bộ thẩm định dự án , thẩm định kế hoạch đấu thầu , lựa chọn nhà thầu đối với các dự án , gói thầu thuộc thẩm quyền quyết định của thủ tướng chính phủ để Bộ trình thủ tướng chính phủ phê duyệt hoặc cho phép đầu tư ; làm đầu mối tham gia thẩm định các dự án thuộc lĩnh vực vụ phụ trách để các bộ , ngành , địa phương quyết định theo thẩm quyền gồm : thẩm định thành lập mới , sắp xếp , tổ chức lại doanh nghiệp nhà nước ; thẩm định các dự án đầu tư ( cả vốn trong nước và vốn ngoài nước ) ; thẩm định quy hoạch phát triển các ngành công nghiệp và sản phẩm công nghiệp quan trọng của nền kinh tế quốc dân . Thực hiện việc giám sát đầu tư các dự án thuộc ngành vụ phụ trách Nghiên cứu dự báo , thu thập và hệ thống hoá các thông tin về kinh tế phục vụ cho việc xây dựng quy hoạch , kế hoạch phạt triển ngành , lĩnh vực vụ phụ trách ; phối hợp với các đơn vị liên quan trong bộ xử lý và cung cấp thông tin về phát triển ngành công nghiệp . Làm đầu mối tổng hợp kế hoạch 5 năm , hàng năm của bộ công nghiệp và các tổng công ty thuộc ngành lĩnh vực vụ phụ trách Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng Bộ kế hoạch và đầu tư giao Trên đây là 1 số nghiên cứu của em thu thập được khi thực tập tại vụ kinh tế công nghiệp thuộc Bộ kế hoạch và đầu tư . II/ Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển ngành công nghiệp và thực hiện nhiệm vụ năm 2008. 1/ Ước tình hình thực hiện kế hoạch phát triển ngành công nghiệp năm 2008. a. Kết quả thực hiện kế hoạch phát triển ngành công nghiệp : Năm 2008 là năm thứ 2 Việt Nam trở thành thành viên chính thức của tổ chức Thương mại thế giới , nền kinh tế nước ta từng bước hội nhập sâu , rộng hơn với khu vực và thế giới . Đây là điều kiện thuận lợi để thu hút vốn đầu tư và xuất khẩu hàng hoá nói chung sản xuất công nghiệp nói riêng . Tuy nhiên , ngành công nghiệp cũng găo không ít nhiều khó khăn đó là : tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động khó lường , khủng hoảng tài chính toàn cầu làm cho nền kinh tế thế giới đặc biệt là các nước đang phát triển tăng chậm lại ; 6 tháng đầu năm giá cả nguyên vật liệu chủ yểu cho sản xuất đứng ở mức cao ( dầu thô đã có lúc lên tới 147 $/thùng) ; lãi suất tiền vay cao (trên 20%/năm) làm tăng giá thành sản phẩm ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất và đời sống của dân cư , làm giảm sức mua . Trong 6 tháng cuối năm , việc xuất khẩu 1 số sản phẩm công nghiệp chủ yếu gặp khó khăn về giá và thị trường , Bên cạnh đó thời tiết không thuận lợi , rét đậm , rét hại kéo dài ở các tỉnh miền Bắc, lũ lụt ở các tỉnh miền Bắc và miền Trung làm ảnh hưởng lớn đến sản xuất . Vào mùa khô tình trạng thiếu điện chưa được khắc phục đã ảnh hưởng tới tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp . Bên cạnh những thuận lợi do quá trình hội nhập kinh tế mang lại cũng đồng thời tạo ra áp lực cạnh tranh gay gắt hơn cho các doanh nghiệp Việt Nam . Mặc dù còn nhiều khó khăn , thách thức nhưng có thể nói năm 2008 ngành công nghiệp vẫn đạt được mhững kết quả đáng khích lệ . Ngành công nghiệp vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng khá . Giá trị sản xuất công nghiệp cả năm đạt ;658-660 ngàn tỷ đồng tăng 15,3% đến 15.5% so với năm 2007 (thấp hơn kế hoạch năm) , trong đó khu vực quốc doanh tăng 5,6% và có tỷ trọng tiếp tục giảm trong GTSXCN cả nước (chiếm 24,2%) , khu vực ngoài quốc doanh tăng 20,4% và có tỷ trọng so toàn ngành tiếp tục tăng chiếm 35% , khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 18,2% (trong đó dầu khí giảm 6,5% , các ngành khác tăng 20,9%) chiếm tỷ trọng 40,8% toàn ngành . Giá trị gia tăng công nghiệp –xây dựng tăng khoảng 7% . - Theo vùng lãnh thổ các tỉnh , thành phố đạt mức tăng trưởng GTSXCN cao hơn so với năm 2007 va cao hơn bình quân toàn ngành ( tăng từ 17% đến 24% ) gồm : Hải phòng , Vĩnh Phúc , thanh hoá , Bình Dương , Đồng Nai , Cần Thơ . Một số tỉnh , thành phố chiếm tỷ trọng lớn đật tỷ lệ tăng trưởng thấp hơn so với bình quân toàn ngành ( chỉ tăng 8% đến 14% ) gồm : Hà Nội , Hải Dương , Quảng Ninh , Đà Nẵng , Khánh Hoà , Thành Phố Hồ Chí Minh. - Năng lực sản xuất của ngành công nghiệp đã tăng lên đáng kể so với năm 2007 . Công suất sản xuất 1 số sản phẩm tăng trong năm là : nguồn điện : 2081 MW , phân bón DAP 330000 tấn , thép tấm cán nóng 300000 tấn , phôi thép 500000 tấn , đồng thỏi 10000 tấn , xi măng 7,1 triệu tấn , bia 300 triệu lít Nhiều sản phẩm công nghiệp đạt tốc độ tăng trưởng cao so với năm 2007 và so với mức tăng bình quân toàn ngành là : thuỷ hải sản chế biến tăng 32% , sữa bột tăng 27% ; quần áo các loại tăng 23% ; sứ vệ sinh các loại tăng 25% ; đá ốp lát thường tăng 27% ; nhôm thanh , hình tăng 24% ; bình ắc quy tăng 50% ; bóng đèn compact tăng 63% ; tủ lạnh , tủ đá tăng 25% ; máy giặt tăng 31% ; bình đun nước nóng tăng 25% ; biến thế điện tăng 26% ; tivi các loại tăng 18% ; ôtô tăng 46% ( trong đó xe chở khách tăng 43% ; xe tải tăng 51% ) , tầu chở hàng bằng thép tăng 30% . Vì vậy, đã đảm bảo thoả mãn nhu cầu 1 số sản phẩm công nghiệp cho sản xuất và tiêu dùng góp phần bình ổn thị trường trong nước và tham gia xuất khẩu . Bên cạnh đó vẫn còn 1 số sản phẩm có giá trị sản xuất công nghiệp lớn nhưng tăng trưởng thấp hơn kế hoạch toàn ngành như : khí đốt thiên nhiên tăng 9,3% ; đường kính tăng 8.6% ; bia các loại tăng 12,9% ; thuốc lá điếu tăng 0.6% ; xà phòng giặt các loại tăng 13,2% ; giầy dép các loại tăng 7,7% ; sơn hoá hoạc các loại tăng 0.8% ; phân hoá học tăng 3,1% ; gạch xây bằng đất nung các loại tăng 9,4% , gạch lát ceramic tăng 3,9% ; ximăng tăng 10,4% ; xe máy tăng 5,8% ; điều hoà nhiệt độ tăng 1,9% ; điện sản xuất tăng 11,6% ; nước máy thương phẩm tăng 13,% so cùng kì . Một số sản phẩm giảm so cùng kì như : than đá đạt 96,7% ; dầu mỏ thô khai thác đạt 92,9% ; khí hoá lỏng (LPG) đạt 81% ; dầu tinh luyện , vải dệt từ sợi bông ; vải dệt từ sợi tổng hợp ; lốp ô tô , máy kéo các loại ; kính thuỷ tinh ; thép tròn các loại . -Xuất nhập khẩu : Kinh ngạch xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng cao hơn so với năm 2007 khoảng trên 30% . Ngoài các mặt hàng ( cả các sản phẩm của ngành nong lâm nghiệp ) có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD là thuỷ sản , gạo , café , cao su , dầu thô , dệt may , giầy dép, điện tử và linh kiện máy tính , sản phẩm gỗ thì năm 2008 có thêm sản phẩm mới đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD là sản phẩm nhựa , dây và cáp điện , nhóm sản phẩm cơ khí . Sản phẩm tầu thuyền các loại tăng gấp 3 lần năm 2007 , kim ngạch đạt trên 400 triệu USD và có tiềm năng tăng trưởng trong những năm tới . Tuy nhiên do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã ảnh hưởng đến thị trường , làm giảm các nhu cầu tiêu dùng các mặt hàng công nghiệp ở 1 số thị trường chủ yếu của Việt Nam. Điều này có tác động tiêu cực đến việc xuất khẩu các mặt hàng công nghiệp chế biến của Việt Nam vào thị trường Mỹ và các thị trường lớn khác như Nhật Bản , EU . Kim ngạch nhập khẩu sản phẩm công nghiệp và nguyên liệu cho sản xuất vẫn tăng cao so với năm 2007. các mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu tăng cao là ô tô nguyên chiếc, thép thành phẩm, phôi thép, phân bón, linh kiện máy tính và điện tử, máy móc thiết bị cho các dự án đầu tư lớn. b. Công tác đầu tư + Công tác đầu tư xây dựng được Chính phủ, Bộ Công Thương, các tập đoàn, Tổng Công ty chỉ đạo sát sao nên việc thực hiện một số dự án đầu tư lớn đã hoàn thành đưa vào sản xuất năm 2008 và đầu năm 2009 như các dự án nguồn điện, xi măng, phân bón DAP, nhà máy lọc dầu Dung Quất. + tham gia đoàn công tác của Chính phủ kiểm tra tình hình đầu tư các dự án điện. + Phối hợp với bộ Công thương kiểm tra điều chỉnh Quy hoạch phát triển ngành rượu, bia nước giải khát. c. Các công việc khác. + Chủ trì đoàn công tác kiểm tra tình hình đầu tư ASEAN + 3 ở các tỉnh miền bắc và các Tập đoàn, Tổng công ty. + Tham gia góp ý kiến Quy hoạch và quản lý các ngành: Công Nghiệp cơ khí trọng điểm, cơ khí đồng bộ, công nghiệp vật liệu nổ, công nghiệp nông thôn, tài nguyên, khoáng sản, quy hoạch rượu bia nước giải khát, quy hoạch dự trữ xăn dầu quốc gia, quy hoạch các nhà máy lọc dầu, quy hoạch phát triển ngành than, quy hoạch vùng kinh tế trọng điể, quy hoạch trung tâm điện lực quy hoạch vùng kinh tế trọng điểm, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội các tỉnh, thành phố. + Thay mặt Lãnh đạo Bộ tham gia Ban chỉ đạo liên ngành: Ban chỉ đạo các dự án trọng điểm Dầu khí, chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản Quốc Gia. Tham gia các Ban chỉ đạo cấp Bộ; ban chỉ đạo chỉ thực hiện Chương trình chế tạo thiết bị đồng bộ, ban chỉ đạo chương trình Hoá dược, chương trình sản xuất sạch hơn. Chương trình công nghiệp sinh học, Tham gia tổ đàm phán các dự án điện BOT, tổ công tác tính toán giá điện. + Tham gia xây dựng báo cáo đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch phát triển ngành công nghiệp giữa nhiệm kỳ khoá X của Đảng. 2. Kết quả thực hiện một số chương trình, đề án do bộ giao: - Vụ đã hoàn thành sửa đổi quyết định của Bộ trưởng Bộ kế hoạch và đầu tư ban hành danh mục vật tư xây dựng, máy móc thiết bị trong nước sản xuất được. - Tham gia cùng Bộ Công thương xây dựng Luật sửa đổi Luật dầu khí. Xây dựng Thông tư hướng dẫn sử dụng kinh phí chương trình hoá dược, Nghị định sửa đổi luật thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế VAT và các văn bản pháp quy khác về đầu tư xây dựng, Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả. Sửa đổi Nghị định 160 Hướng dẫn thi hành Luật Khoáng sản sửa đổi. 3. Công tác xây dựng đơn vị, phối hợp công tác. - Lãnh đạo Vụ luôn quá triệt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, chỉ đạo của lãnh đạo Bộ tới cán bộ, công chức thuộc Vụ. Đoàn kết nội bộ được duy trì tốt, Quy chế dân chủ ở cơ sở được phát huy. - Vụ không có đơn thư tố cáo, khiếu kiện. Cán bộ, công chức thuộc vụ thực hiện nghiêm túc Luật phòng, chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm chống lãng phí và các quy định khác của Bộ. - Việc phối hợp công tác giữa các cá nhân trong Vụ được thực hiện tốt và đảm bảo hoàn thành công việc được giao. - Cán bộ công chức thuộc vụ đã phối hợp tốt với các đơn vị thuộc Bộ và các Bộ, ngành khác để tổng hợp tình hình phát triển ngành; tham gia giao ban hàng tháng để giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong sản xuất, đầu tư nhằm thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp. - Lãnh đạo Vụ thường xuyên quan tâm đến việc học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ công chức. Trong năm cử công chức tham gia các lớp học tập trong và ngoài nước như công tác đấu thầu, công tác kế hoạch hoá, ngoại ngữ. - Duy trì hoạt động của câu lạc bộ bóng bàn, tạo điều kiện cho cán bộ công chức tham gia các hoạt động thể thao khác như cầu lông đạt thành tích cao, bóng đá, tennis. - Trong năm Vụ được lãnh đạo Bộ bổ sung 01 Phó Vụ trưởng, bổ nhiệm lại 03 cán bộ cấp Vụ. 4. Kết quả đạt được và một số tồn tại, hạn chế của đơn vị, của ngành: Kết quả + Mặc dù còn nhiều khó khăn, thách thức nhưng ngành công nghiệp vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng cao so với năm 2007, đảm bảo cân đối cung cầu một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu như xi măng, phân bón, than, thép xây dựng. + Năng lực sản xuất công nghiệp đã được nâng lên đáng kể như ngành điện, xi măng, thép, phân bón. + Mặc dù đời sống khó khăn nhưng nội bộ đơn vị vẫn đoàn kết, nhất trí. Cán bộ công chức thuộc Vụ giữ được phẩm chất chính trị, thực hành tốt luật phòng chống tham nhũng, tiết kiệm, chống lãng phí. Tồn tại, hạn chế: + Những tháng cuối năm do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính ở châu Mỹ và châu âu nền kinh tế nói chung, sản xuất công nghiệp nói riêng có dấu hiệu giảm sút rõ rệt, nhiều ngành công nghiệp chỉ hoạt động cầm chừng như công nghiệp thép, ô tô, chế biến sữa. + Chất lượng tăng trưởng công nghiệp thấp hơn so với năm 2007. Nhiều dự án đầu tư phát triển nguồn điện chậm tiến độ nên xảy ra tình trạng thiếu điện làm ảnh hưởng không nhỏ tới sản xuất công nghiệp và đời sống người dân. + Nhập siêu vẫn ở mức cao do nhiều nguyên nhân trong đó có nhập khẩu các nguyên phụ liệu dệt may, da giầy, linh phụ kiện ô tô, nguyên liệu nhựa, phân bón tăng mạnh do sản xuất trong nước chưa đáp ứng được. + Nhiều dự án công nghiệp lớn đang tiếp tục được triển khai như nguồn điện, lọc dầu, luyện kim và khai khoáng, xi măng, giấy, nên sẽ gây áp lực về cân đối vốn đầu tư, nhu cầu nhập khẩu máy móc thiết bị tăng cao nên sẽ ảnh hưởng tới cán cân thương mại. Mặt khác thị trường chứng khoán hoạt động không ổn định và giảm sút nên khó có thể huy động nguồn vốn đầu tư của dân tư của dân cư từ thị trường này. + Nhu cầu lao động có tay nghề cao cho các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài nhu cầu lao động có tay nghề cao cho các doanh nghiệp ngày càng tăng nhưng khả năng đáp ứng bị hạn chế cũng là một trong những khó khăn của ngành công nghiệp. + Công tác quản lý các Tập đoàn, Tổng Công ty Nhà nước còn nhiều bất cập, tình trạng đầu tư ngoài lĩnh vực của ngành như tài chính ngân hàng, bất động sản làm giảm nguồn nhân lực đầu tư. + Việc xây dựng văn bản Quy phạm pháp luật do Bộ giao còn chậm chưa đáp ứng tiến độ đặc biệt là đề án phát triển các sản phẩm công nghiệp xuất khẩu. + Công tác kiểm tra, giám sát, nắm bắt thông tin về các dự án đầu tư lớn của ngành cần được duy trì thường xuyên, kịp thời. III/ Chương trình công tác năm 2009 Công tác chỉ đạo, điều hành kế hoạch phát triển ngành công nghiệp năm 2009 cần tập trung vào một số vấn đề trọng tâm sau. 1. Mục tiêu chung: - Tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kích cầu đầu tư nhằm duy trì tốc độ tăng trưởng sản xuất công nghiệp. Đồng thời nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm, của doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả sản xuất. Tập trung phát triển các ngành, sản phẩm có lợi thế cạnh tranh, có hàm lượng công nghệ và giá trị gia tăng cao,các sản phẩm xuất khẩu. - Đảm bảo cân đối cung cầu của nền kinh tế về những sản phẩm công nghiệp thiết yếu như điện, than, thép, xây dựng, xi măng, phân bón trên cơ sở đẩy mạnh sản xuất trong nước, đáp ứng nhu cầu trong nước các sản phẩm công nghiệp tiêu dùng. - Khuyến khích phát triển công nghiệp ở nông thôn, phát triển ngành công nghiệp phụ trợ, công nghiệp chế biến nông lâm sản. .2. Mục tiêu cụ thể Trên cơ sở mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2009 là 6,5% so với năm 2008 Ngành công nghiệp phấn đấu thực hiện các chỉ tiêu sau: - Giá trị sản xuất công nghiệp tăng 15,5 – 16% so với thực hiện năm 2008. Giá trị gia tăng ngành công nghiệp và xây dựng tăng 7,5 – 8% (trong đó công nghiệp tăng 8%). - Có giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm có lợi thế, có thị trường nhằm đạt kim ngạch xuất khẩu 76 tỷ ÚD, tăng 18% so với năm 2008, trong đó sản phẩm công nghiệp đạt kim ngạch xuất khẩu 59 tỷ USD chiếm 78%. 3.3. Nhiệm vụ chủ yếu của vụ: + Tham gia ban chỉ đạo nhà nước thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia, Ban chỉ đạo liên ngành. + Đánh giá công tác đầu tư, hiệu quả đầu tư các dự án công nghiệp do doanh nghiệp nhà nước là chủ đầu tư. + Tham gia xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật. + Góp ý kiến các dự án đầu tư, quy hoạch, công tác quản lý ngành. + Nghiên cứu đề xuất cơ chế, chính sách phát triển công nghiệp, tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp. + Phối hợp tốt với các Bộ, Ngành, các đơn vị thuộc Bộ để giải quyết công việc. Xây dựng nội bộ đoàn kết, nhất trí. 3. Một số giải pháp, cơ chế chính sách để hoàn thành nhiệm vụ năm 2009. Nhóm giải pháp về sản xuất kinh doanh. - Giải pháp đảm bảo cung cấp điện ổn định. + Tiếp tục đẩy mạnh các giải pháp tiết kiệm điện trong sản xuất và sinh hoạt. triển khai chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả thông qua các dự án đầu tư, tổ chức tuyên truyền tiết kiệm điện, hỗ trợ các Tập đoàn, doanh nghiệp xây dựng Chương trình tiết kiệm năng lượng, tổ chức đào tạo cán bộ quản lý năng lượng cho các doanh nghiệp. + Huy động tối đa công suất của các nhà máy nhiệt điện vào cuối năm 2008 để đảm bảo tích nước các hồ thuỷ điện đến mức nước dâng bình thường vào cuối năm nhằm chuẩn bị nước cho phát điện vào mùa khô 2009. - Nâng cao năng lực chế tạo thiết bị trong nước. + Tham gia ban chỉ đạo nhà nước chương trình cơ khí trọng điểm, chế tạo thiết bị đồng bộ đẩy mạnh hơn nữa việc chế tạo các thiết bị, chi tiết phụ tùng cung cấp cho các dự án đầu tư và tham gia đấu thầu quốc tế, xuất khẩu. + Tham gia xây dựng cơ chế, chính sách đối với các dự án đầu tư, sản xuất các sản phẩm cơ khí trọng điểm để khuyến khích chế tạo thiết bị phụ tùng trong nước, giảm nhập khẩu góp phần nâng cao năng lực của ngành cơ khí và giảm nhập siêu. Nhóm giải pháp về đầu tư xây dựng: - Do nguồn vốn đầu tư từ nguồn ngân sách có

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc5719.doc
Tài liệu liên quan