Đề tài Đánh giá khả năng cạnh tranh trên thị trường nội địa của ngành sản phẩm sữa Việt Nam

 

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I 3

LÝ LUẬN CHUNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÀNH SẢN PHẨM SỮA VIỆT NAM 3

I/ NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA MỘT NGÀNH SẢN PHẨM: 3

1.Khái niệm về năng lực cạnh tranh và cách tiếp cận vấn đề : 3

2.Phương pháp phân tích khả năng cạnh tranh của ngành sản phẩm sữa: 5

2.1.Các tiêu chí đánh giá tính cạnh tranh của sản phẩm: 5

2.1.1 Khả năng cạnh tranh của sản phẩm về giá: 5

2.1.2 Khả năng cạnh tranh của sản phẩm về chất lượng: 6

2.2.Nội dung phân tích như sau: 7

3.Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của ngành sản phẩm: 9

4.1.Các nhân tố từ phía thị trường: 9

4.2.Các yếu tố về điều kiện nguồn lực: 9

4.3.Các nhân tố từ môi trường cạnh tranh trong nước với doanh nghiệp chủ chốt: 10

II/NGÀNH SẢN PHẨM SỮA VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA NGÀNH SẢN PHẨM SỮA VIỆT NAM: 10

1.Đặc điểm của ngành sản phẩm sữa: 10

2.Sự cần thiết phải đánh giá khả năng cạnh tranh của ngành sữa Việt Nam: 11

3.Quan điểm đánh giá khả năng cạnh tranh của ngành sản phẩm sữa Việt Nam: 14

CHƯƠNG II 15

ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÀNH SẢN PHẨM SỮA VIỆT NAM 15

I/ĐIỀU KIỆN VỀ CẦU THỊ TRƯỜNG TRONG NƯỚC: 15

II/ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA SẢN PHẨM SỮA VIỆT NAM: 18

1.Khả năng cạnh tranh về giá của sản phẩm sữaViệt Nam: 21

2.Khả năng cạnh tranh về chất lượng của sản phẩm sữaViệt Nam: 22

2.Sữa tươi tiệt trùng (UHT) và Sữa chua: 23

3.Sữa đặc có đường: 27

4.Sữa bột: 27

5.Bột dinh dưỡng 28

III/CÁC NHÂN TỐ CHỦ YẾU TÁC ĐỘNG TỚI KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA SẢN PHẨM SỮA VIỆT NAM: 29

1.Nguồn nguyên liệu: 29

1.1.Nguồn nguyên liệu nhập khẩu: 29

1.2.Nguồn nguyên liệu trong nước: 30

2.Lao động: 39

Trong những năm gần đây, giá lao động của chúng ta đã tăng lên nhiều nhưng hiện vẫn còn thấp so với các nước phát triển khác, không loại trừ cả những nước hiện đang cạnh tranh với chúng ta trên thị trường nội địa. Do vậy, mà chúng ta cũng được thuận lợi về giá lao động. 39

Theo số liệu cơ sở, nhân lực của các đơn vị lớn trong công nghiệp chế biến sữa như sau: 39

Đơn vị: Người 39

3.Công tác khoa học công nghệ: 40

IV/CÁC NHÂN TỐ TỪ MÔI TRƯỜNG CẠNH TRANH TRONG NƯỚC VỚI DOANH NGHIỆP CHỦ CHỐT: 41

1.Khái quát các công ty tham gia vào thị trường: 41

1.Công ty sữa Việt Nam (Vinamilk): 41

2.Liên doanh Sữa Bình Định (Vinamilk và Bình Định): 42

3.Liên doanh Sữa Sài Gòn (Saigonmilk): 42

4.Công ty Thực phẩm và nước giải khát Dutch Lady V.N (Hà Lan và tỉnh Bình Dương): 42

5.Công ty TNHH Nestle Việt Nam: 42

6.Công ty Giống bò sữa Mộc Châu: 42

2.Trình độ quản lý: 45

3.Vị thế đàm phán của bên cung ứng: 48

4.Thị phần, hiệu quả hoạt động kinh doanh của các công ty hiện nay: 49

IV/KẾT LUẬN: 51

1.Những thuận lợi: 51

2.Những khó khăn: 52

CHƯƠNG III 54

MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHO NGÀNH 54

SẢN PHẨM SỮA VIỆT NAM 54

I/PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGÀNH SẢN PHẨM SỮA VIỆT NAM: 54

1.Căn cứ xác định phương hướng phát triển ngành sữa Việt Nam: 54

1.1. Dự báo về nhu cầu thị trường tiêu thụ sữa: 54

1.2. Dự báo tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến phát triển công nghiệp sữa của Việt Nam: 58

2. Quan điểm, phương hướng phát triển ngành sản phẩm sữa: 60

II/GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH SẢN PHẨM SỮA VIỆT NAM: 62

1.Giải pháp về thị trường: 62

2.Giải pháp về nguồn lực sản xuất: 63

2.1.Giải pháp về nguồn nguyên liệu: 63

2.1.1 Tổ chức tốt công tác giống bò sữa: 64

2.1.1.1Cần tổ chức tuyển chọn lại giống: 64

2.1.1.2 Lai tạo con giống mới: 65

2.1.2 Giải quyết vấn đề thức ăn: 66

2.1.2.1 Thức ăn tinh 66

2.1.2.2 Thức ăn thô: 66

2.1.3 Tạo điều kiện cho nông dân vay vốn: 67

2.1.4 Hỗ trợ về mặt kỹ thuật: 67

2.1.5 Dịch vụ tiêu thụ sản phẩm: 67

2.2.Giải pháp về vốn: 69

2.3.Giải pháp về nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ: 70

2.4.Giải pháp về lao động: 72

3.Cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển: 72

3.1.Về quản lý ngành: 73

3.2.Chính sách khuyến khích đầu tư: 73

3.3. Chính sách đối với đầu tư nước ngoài: 73

3.4. Chính sách về thuế: 74

3.5.Tổ chức thực hiện: 75

KẾT LUẬN 77

TÀI LIỆU THAM KHẢO 78

 

 

 

 

 

doc81 trang | Chia sẻ: Huong.duong | Lượt xem: 1882 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá khả năng cạnh tranh trên thị trường nội địa của ngành sản phẩm sữa Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ữa tươi còn chưa thống nhất, do gặp nhiều khó khăn trong việc thu mua vận chuyển sữa tươi. Việc thu mua sữa tươi được thực hiện qua ba phương thức: 1.Sữa từ các hộ chăn nuôi được bán trực tiếp cho nhà máy;2.Qua các trạm thu mua của nhà máy, sau đó sữa từ các trạm này được đưa về nhà máy để chế biến; 3.Qua các trạm thu mua của tư nhân, sữa từ các trạm này sẽ được bán lại cho các trạm thu gom của nhà máy hay bán trực tiếp cho nhà máy để chế biến. Do đặc điểm vận chuyển và hình thức thu gom như vậy mà cũng xuất hiện các loại giá thu mua sữa tươi như sau: -Tại TP. Hồ Chí Minh giá thu mua sữa tươi tại nhà máy là 3.550 đ/kg, tại các trạm trung chuyển là 3.200 đ/kg được ổn định từ năm 1995 đến nay. -ở Mộc Châu, giá thu mua tại nhà máy là 2.300 đ/kg do các hộ gia đình tự bảo quản và vận chuyển về nhà máy chế biến của trung tâm giống bò sữa Mộc Châu. tương tự, ở vùng Ba Vì các hộ nông dân bán trực tiếp cho công ty sữa Nestle với giá 2.000 đ/kg. -Vùng ngoại thành Hà Nội, sữa tươi được bán cho nhà máy chế biến sữa Phú Thụy với giá 3.100 đ/kg tại điểm thu gom, 3.300 đ/kg tại nhà máy. Còn đối với hình thức thu gom thứ ba, giá do các trạm tư nhân tự đặt ra, thường không thuận lợi cho các hộ nuôi. song đây lại là hình thức thu gom chủ yếu, sau đó sữa được đưa đến trực tiếp cho nhà máy chế biến. Xét về chất lượng sữa nguyên liệu thu mua. Do hầu hết việc thu mua sữa tươi được thực hiện qua các trạm thu mua sữa. Các trạm này hầu hết của tư nhân đứng ra tổ chức thu gom sữa tươi của các hộ trong vùng, làm lạnh bảo quản rồi vận chuyển đến bán cho các nhà máy chế biến sữa. các trạm trung chuyển này ban đầu được hình thành tự phát, sau đó được sự hỗ trợ và hướng dẫn của các nhà máy chế biến sữa. Vì vậy mà chất lượng nguyên liệu ngày càng được bảo đảm hơn. Tuy nhiên, việc thu mua vận chuyển bảo quản sữa tươi tại các vùng chăn nuôi bò sữa các tỉnh phía Bắc còn một số khó khăn cần khắc phục: giá thu mua còn thấp, hệ thống thu mua- bảo quản- vận chuyển sữa thông qua các trạm trung chuyển mới được hình thành, hoạt động chưa tốt, đã ảnh hưởng lớn đến tâm lý của các hộ chăn nuôi bò sữa. Riêng TP. Hồ Chí Minh có hơn 20 trạm thu mua sữa tươi. Hiện có 42 bồn lạnh, mỗi bồn chứa được 2,4 tấn sữa tươi, đảm bảo mỗi ngày làm lạnh khoảng 100 tấn sữa tươi. Do các trạm trung chuyển này mà các hộ nuôi bò sữa dù quy mô nhỏ cũng bán được sữa cho nhà máy chế biến. Nguồn nguyên liệu này được cung cấp bởi đàn bò nuôi trong nước, sản lượng sữa có thể tăng được như vậy là do quy mô đàn bò được mở rộng và chất lượng tăng. Hiện nay, số lượng đàn bò sữa Việt Nam diễn biến như sau: Bảng 7: Số lượng bò sữa giai đoạn 1996-2002 Chỉ tiêu 1994 1995 1999 2000 2001 2002 Số lượng đàn bò (con) 16.500 18.700 29.500 35.000 41.241 54.345 Tỷ lệ tăng so với năm trước (%) - 13,33 14,44 18,64 17,83 31.29 (Nguồn: Theo thhống kê của Viện Chăn nuôi) Theo số liệu trên, số lượng bò sữa Việt Nam là 54.345 con (theo 10/2002), số lượng đàn bò năm 2002 gấp hơn 6,7 lần so với năm 1986 (7.975 con). Năm 2001 tổng đàn bò cả nước là 41.241 con. Nếu so với năm 2001 thì sau 1 năm tốc độ tăng đàn bò sữa là 31.29%. Chỉ tính riêng giai đoạn 1996-2000 tốc độ tăng trưởng đàn bò sữa đạt 11.7%/năm. Trong khi đó tốc độ tăng của sản lượng sữa tươi giai đoạn này là 16,2%, tức là tốc độ tăng sản lượng (năng suất) sữa cao hơn tốc độ tăng của đàn bò, hay nói cách khác chất lượng bò sữa nuôi đã tăng. Ta có thể thấy điều đó rõ hơn trên số liệu sau: Bảng 8: Năng suất sữa bình quân thời kỳ 1994 - 2002 Đơn vị: kg Chỉ tiêu 1994 1995 1999 2000 2001 2002 Năng suất sữa b/quân ở bò lai HF/chu kỳ (kg) 2.300 2.500 3.150 3.300 3.350 3.400 Năng suất sữa b/quân ở bò HF/chu kỳ (kg) 3.300 3.400 3.800 4.000 4.200 4.500 (Nguồn: Theo Thống kê của Viện Chăn nuôi) Bảng trên cho thấy ở cả hai giống bò nuôi trên đều cho năng suất tăng đều theo các năm, năm 2002 năng suất tăng gần gấp rưỡi so với năm 1994. Thực trạng nguyên liệu trong nước như vậy là do: 1.Phân bố đàn bò và giống bò sữa được nuôi: theo bảng năng suất sữa bình quân thời kỳ 1994-2002, ta thấy ở cả hai giống bò nuôi trên đều cho năng suất tăng đều theo các năm, năm 2002 năng suất tăng gần gấp rưỡi so với năm 1994. Đồng thời ta cũng nhận thấy sự khác nhau về năng suất giữa hai giống bò, năng suất sữa từ bò thuần cao hơn bò lai, cao hơn khoảng 1.000 (kg)/chu kỳ/một con. Bò sữa Hà Lan thuần chủng được nhập nội từ năm 1970. giống này chủ yếu thích nghi với các vùng có khí hậu mát mẻ. Hiện nay, những con bò giống gốc được chăn nuôi sinh sản ở Lâm Đồng và Mộc Châu. Năng suất đàn giống này đã giảm sút nghiêm trọng, chủ yếu do không đảm bảo tốt chế độ dinh dưỡng. Bò sữa lai nuôi trong dân hiện nay có ít hơn so với bò sữâ thuần do có năng suất sữâ còn ít, tuy nhiên đây là các bò lai F1, F2 giữa bò Hà Lan và bò lai Sind (3/4 máu ngoại trở lên). Giống bò lai này có tính thích nghi cao nên đang được nuôi rộng rãi trong các hộ chăn nuôi lấy sữâ ở các thành phố và ven đô. Việt Nam là một đất nước cận nhiệt đới gió mùa, khí hậu nóng ẩm, đây không phải là một điều kiện thuận lợi cho việc phát triển ngành sản phẩm sữa. Đặc biệt là nó ảnh hưởng rất lớn đến nguồn nguyên liệu cho ngành. Các giống bò cao sản chủ yếu là giống bò ôn đới, được nuôi trong điều kiện mát mẻ thoáng mát, có bãi chăn thả rộng. Do vậy, dù đã có nhiều cố gắng trong công tác nghiên cứu, lai tạo nhưng sản lượng cao nhất chỉ đạt 4.500 (kg)/chu kỳ/con vào năm 2002. Hơn nữa, tâm lý chung của các hộ mới chăn nuôi bò sữa là muốn nuôi ngay bò khai thác sữa để thu hồi vốn nhanh. Vì thế, nếu để các hộ chăn nuôi hoàn toàn tự phát trong quá trình lựa chọn và loại thải sẽ dẫn đến sự mất cân đối về tỷ lệ giữa các nhóm, ảnh hưởng đến quá trình tái sản xuất đàn. Mặt khác, các hộ không muốn nuôi con giống có năng suất thấp như bò lai Sind nên đã dẫn đến nhóm lai Sind giảm mạnh trong đàn. Điều này minh chứng hiện tượng không có nái nền để tạo ra con lai thế hệ F1 và hiện tượng tỷ lệ máu ngoại cao trong các con lai là điều khó tránh khỏi. Đó cũng chính là điều khó khăn trong việc phát triển chăn nuôi bò sữa ở các hộ gia đình hiện nay. Chăn nuôi bò sữa hiện nay được phân bố chủ yếu ở các vùng: vùng Mộc Châu, Lâm Đồng nuôi bò thuần và bò lai với bò Hà Lan gốc ôn đới; vùng Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh khác nuôi các giống bò lai và bò nhiệt đới. Đặc biệt là các bò lai nhiệt đới mặc dù cho năng suất có thấp hơn một chút so với các giống bò khác đang được nuôi tại Việt Nam, thế nhưng lại có khả năng thích nghi cao, năng suất tương đối ổn định, rất phù hợp khi được nuôi tại TP.Hồ Chí Minh và các vùng phụ cận. Phân bố bò sữa trong hai năm 2001 và 2002 như sau: Bảng 9: Phân bố bò sữa hai năm 2001 và 2002 Đơn vị 10/2001 11/2002 Tỷ lệ tăng so với 2001 (%) Số lượng % Số lượng % Cả nước 41.241 100,00 54.345 100,00 31,29 Trong đó Miền Bắc 6.170 14,96 11.066 20,36 76,11 Miền Trung 132 0,32 934 1,72 707,58 Tây Nguyên 804 1,95 1.224 2,25 52,24 Miền Nam 34.135 82,77 41.121 75,67 20,77 (Nguồn: Cục Khuyến nông- khuyến lâm) Thực tế sản xuất sữa của nước ta tập trung chủ yếu ở 5 vùng sau: 1. Vùng Mộc Châu. 2. Hà Nội và các tỉnh phụ cận, bao gồm: Hà Nội, Hải Phòng, Hà Tây, Hải Hưng, Quảng Ninh và Thái Bình. 3. Lâm Đồng: gồm Nông trường Lâm Đồng, huyện Đức Trọng, Di Linh, Bảo Lộc. 4. Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phụ cận, bao gồm: Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Sông Bé, Cần Thơ, Vũng Tàu. 5. Duyên hải miền Trung gồm Quảng Nam - Đà Nẵng và Nha Trang. Trong đó khu vực thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phụ cận có điều kiện về tự nhiên nhất là khí hậu thuận lợi hơn Hà Nội và các vùng khác, vì giống bò nuôi lấy sữa ở nước ta hiện nay chủ yếu là bò đã lai, thì mới thích nghi được với khí hậu Việt Nam, giống bò lai Sind này lại rất thích hợp khi được đem nuôi tại TP.Hồ Chí Minh. Do vậy tỷ lệ sữa tươi thu hoạch ở đây trên tổng số của cả nước luôn chiếm trên 70%, và các cơ sở sản xuất lớn cũng tập trung nhiều hơn ở khu vực Miền Nam. Trên 93% đàn bò sữa được nuôi trong hộ gia đình, quy mô từ 3 đến 10 con. Có một số hộ nuôi trên 30 con. khu vực quốc doanh đã thực hiện hình thức khoán về cho các hộ thông qua hợp đồng kinh tế - kỹ thuật, nông trường chỉ đảm nhận dịch vụ kỹ thuật, thú y và thu mua toàn bộ sản phẩm sữa rươi để chế biến (Nông trường Mộc Châu - Sơn La, nông trường Đức Trọng - Lâm Đồng). Tại Củ Chi (TP.Hồ Chí Minh) và Đức Hoà (Long An) đã hình thành một số Hợp tác xã (HTX) dịch vụ chăn nuôi bò sữa . Các HTX này có từ 50 đến 100 hộ xã viên chăn nuôi bò sữa, bình quân mỗi hộ nuôi mười con. HTX hỗ trợ người chăn nuôi về các lĩnh vực: Tiêu thụ sản phẩm, bảo lãnh vay vốn, hợp đồng các nơi có đất để trồng coe , tổ chức sản xuất thức ăn, làm đầu mối chuyển giao khoa học kỹ thuật Đến nay đã có 6 HTX chăn nuôi bò sữa ở Long An, TP.Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương. 2.Nguồn thức ăn cho bò sữa: Theo thống kê có khoảng 10 loại thức ăn hiện nay đang được sử dụng để chăn nuôi bò sữa (được biều diễn trong trang sau). Từ bảng đó ta thấy nguồn thức ăn hiện nay chúng ta dùng để nuôi bò sữa là rất nghèo dinh dưỡng, thô sơ, chủ yếu là do các hộ nông dân tận dụng phế liệu từ các ngành sản xuất khác như ngọn mía, bã bia, bã đậu phụ, bã khoai sắn, vỏ khóm các thành phần này lại chiếm một lượng lớn phần thức ăn được cung cấp cho bò nuôi, tỷ lệ chiếm cao nhất trong đó là cỏ xanh. Trong khi theo kinh nghiệm chăn nuôi bò sữa cho thấy phần thức ăn tinh rất quan trọng đối với sản lượng cũng như chất lượng sữa. Theo số liệu trên, lượng thức ăn cho bò sữa trong giai đoạn vắt sữa là chưa hợp lý. Để phân tích được thuận lợi ta có thể chia nguồn thức ăn cho bò sữa gồn hai loại cơ bản là thức ăn thô xanh và thức ăn tinh. Thức ăn thô xanh: Được cung cấp từ 2 nguồn chính là cỏ trồng và cỏ tự nhiên. Đối với ngành chăn nuôi bò sữa hiện nay ở Việt Nam, việc cung nguồn thức ăn cho bò gặp nhiều khó khăn. Bò được nuôi chủ yếu dưới hình thức hộ gia đình, nên bò được chăn thả rất manh mún quy mô nhỏ. Trong điều kiện hiện nay, Bảng 10: Các loại thức ăn cho bò sữa ăn hàng ngày Đơn vị: Kg TT Loại bò Bò đang vắt sữa Bò cạn sữa Bò tơ, lõn Loại thức ăn Mùa mưa Mùa khô Mùa mưa Mùa khô Mùa mưa Mùa khô 1 Cỏ xanh 34,8 19,8 25,7 15,3 20,0 13,0 2 Rơm khô 4,0 5,8 6,9 7,4 6,1 6,5 3 Ngọn mía 14,3 9,0 11, 10,0 6,7 9,0 4 Cám tổng hợp 4,0 4,0 1,5 1,5 1,2 1,3 5 Bã bia 16,8 15,0 7,5 6,7 6,3 5,3 6 Bã đậu phụ 7,3 8,0 3,5 5,0 3,1 2,7 7 Bã khoai, sắn 9,3 6,5 2,9 4,4 6,3 4,9 8 Vỏ khóm 16,7 20,0 14,0 23,4 5,9 18,2 9 Rễ mật 0,9 0,9 0,3 0,8 0,3 0,6 10 Muối ăn 0,3 0,2 0,1 0,1 0,1 0,1 (Nguồn: Thức ăn cho các loại bò từ kết quả điều tra cơ bản tháng 5/1993 – Viện Khoa học nông nghiệp Miền Nam thống kê). việc đầu tư trồng những đồng cỏ rộng càng gặp là không kinh tế, chỉ có gần 10% số hộ chăn nuôi trồng cỏ. Do vậy, diện tích trồng cỏ chỉ từ vài trăm đến 1.000 m2. Phổ biến là trồng cỏ voi, cỏ xả, năng suất 150-200 tấn/ha; cỏ Ghinê năng suất 80-100 tấn/ha. Tổng diện tích đất đai dành cho đồng cỏ theo số liệu của Tổng cục Thống kê năm 1990 là 328.8 ngàn ha, (trong đó cỏ trồng có 2500 ha) chủ yếu được phân bố ở trung du và miền núi phía Bắc (190.6 ngàn ha). Nhiều diện tích đồng cỏ đến nay đã được chuyển sang trồng các loại cây khác. Tổng lượng thức ăn thô xanh (quy vật chất thô) cung cấp cho bò sữa năm 1995 ước đạt 35.2 ngàn tấn. Do mùa khô kéo dài nên ở TP. Hồ Chí Minh và các vùng phụ cận các hộ chăn nuôi bò phải mua thêm cỏ tự nhiên là những loại có hoà thảo như cỏ chỉ ta, cỏ mật cỏ lồng vực cạn, cỏ gấu, để giải quyết nguồn thức ăn thiếu hụt. Nếu trồng cỏ, giá thành từ 150-200 đồng/kg, còn mua cỏ tự nhiên với giá thành 200-300 đồng/kg. Hầu hết các hộ chăn nuôi phải cho bò sữa ăn rơm, ngọn mía, bã đậu phụ, khoai sắn, dây đậu phộng,thay thế một phần từ thức ăn tươi xanh bị thiếu, mặc dù có thuận lợi cho các hộ chăn nuôi trong việc tận dụng những sản phẩm thừa sau thu hoạch vụ mùa. Nhưng cũng do vậy mà vậy mà năng suất sữa bị ảnh hưởng rất nhiều. Thức ăn tinh: hiện nay được các hộ chăn nuôi bò sử dụng chủ yếu là cám tổng hợp đóng bao riêng cho bò sữa, số ít hộ dùng cám gạo và ngô nấu chín. Theo những nghiên cứu gần đây của các kỹ sư nông nghiệp, thì sản lượng và chất lượng sữa phụ thuộc rất nhiều vào khẩu phần thức ăn tinh. Ngay cả khi đã giảm đáng kể phần thức ăn thô, chỉ giữ mức thức ăn tinh ổn định và hợp lý, bò vẫn cho năng xuất cao và chất lượng tốt. Đây là một trong những thuận lợi rất lớn cho ngành chăn nuôi bò sữa Việt Nam theo mô hình hộ gia đình, không có điều kiện trồng cỏ nuôi bò. Chính vì vậy mà mặc dù mùa khô kéo dài nên ở TP. Hồ Chí Minh và các vùng phụ cận các hộ chăn nuôi bò có trồng cỏ hoặc không trồng cỏ đều có năng suất ổn định. Tuy nhiên, khó khăn ở đây là thức ăn tinh và thức ăn bổ sung sản xuất trong nước chủ yếu do các doanh nghiệp có vốn nước ngoài cung ứng với giá bán quá cao, giá từ 2.100đ - 2.300đ/kg, làm cho người chăn nuôi thua thiệt. Sản xuất thức ăn tinh của các doanh nghiệp trong nước cũng còn quá nhỏ bé và chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển ngành chăn nuôi nói chung và bò sữa nói riêng. Những năm gần đây, chế biến thức ăn chăn nuôi lãi lớn và phát triển mạnh nhất ở các cơ sở có vốn nước ngoài. Nhà nước đã cấp giấy phép cho các doanh nghiệp có vốn nước ngoài trên 2 triệu tấn công suất và hàng năm đã sản xuất khoảng 1 triệu tấn. 2.Lao động: Trong những năm gần đây, giá lao động của chúng ta đã tăng lên nhiều nhưng hiện vẫn còn thấp so với các nước phát triển khác, không loại trừ cả những nước hiện đang cạnh tranh với chúng ta trên thị trường nội địa. Do vậy, mà chúng ta cũng được thuận lợi về giá lao động. Theo số liệu cơ sở, nhân lực của các đơn vị lớn trong công nghiệp chế biến sữa như sau: Bảng 11: Số lượng lao động của các đơn vị sản xuất Đơn vị: Người Vinamilk Dutch Lady Nestlé Mộc Châu Tổng số 3325 371* 509** 98 Đại học 830 154 260 98 Trung cấp 332 217 249 CN kỹ thuật 1672 LĐ phổ thông 491 *Số liệu thực hiện năm 1996, trong đó có 10 lao động nước ngoài. **Trong đó có 12 lao động nước ngoài. Số liệu về lao động có trình độ trung cấp, CN kỹ thuật, lao động phổ thông trong các công ty Dutch Lady, Nestlevà Mộc Châu chưa thống kê được. Là ngành công nghiệp chế biến thực phẩm có trang thiết bị hiện đại, đòi hỏi nghiêm ngặt về an toàn thực phẩm, nên các cơ sở chế biến rất chú trọng khâu tuyển chọn và sử dụng nhân lực kỹ thuật trong quản lý và thực hành sản xuất. Trình độ dại học trong nhân sự của Vinamilk chiếm tỉ lệ 24,96%, của Dutch Lady khoảng 40% và Nestle khoảng 50%. Tỷ lệ công nhân kỹ thuật của Vinamilk là 50,28%, trong khi đó số lao động phổ thông chỉ chiếm khoảng 14% tổng số lao động. Để có được đội ngũ lao động có chất lượng như hiện nay, nhiều năm qua Cong ty Sữa Việt Nam đã coi trọng công tác đào tạo chuyên môn. Nhiều công nhân và kỹ sư được công ty cho đi đào tạo và đào tạo lại ở nước ngoài (mỗi năm có 20 –30 kỹ sư và công nhân lành nghề được đi học tập hoặc tham quan tại các nước tiên tiến ). Một số con em của cán bộ trong công ty được đi đào tạo tại Ba Lan, Nga. Một trong những nguyên nhân thành công của Vinamilk trong phát triển sản xuất có hiệu quả là do ở đây có đội ngũ công nhân giỏi, cán bộ kỹ thuật và quản lý vững vàng trong tiếp thu công nghệ tiên tiến và làm chủ thiết bị hiện đại. 3.Công tác khoa học công nghệ: Các cơ sở sản xuất lớn của ngành sữa đều có trang thiết bị công nghệ tiên tiến trên thế giới. Như ở Công ty Sữa Việt Nam, tất cả cấc nhà máy thành viên đều được trang bị các dây chuyền sản xuất hiện đại của các công ty nổi tiếng của Eu và Mỹ (như Tetrapak, APV)- chỉ duy nhất một dây chuyền vô lon 99 của nhà máy Dielac là thiết bị của Việt Nam mới được đưa vào sử dụng trong năm 2002. Hầu như tất cả các thiết bị của Vinamilk đều mới được sử dụng, một số được trang bị từ năm 1989, số còn lại được trang bị từ năm 1996 trở lại đây và thuộc thế hệ thiết bị mới của thế giới (ngoại trừ lò hơi 3,4 tấn/h của nhà máy Dielac đã sử dụng từ năm 1973). Các công ty liên doanh cũng được đầu tư trang thiết bị hiện đại để sản xuất. Như vậy, ngành chế biến sữa Việt Nam là một trong số ít ngành công nghiệp ở nước ta có trang thiết bị và công nghệ đạt trình độ tiên tiến trên thế giới. iv/các nhân tố từ môi trường cạnh tranh trong nước với doanh nghiệp chủ chốt: 1.Khái quát các công ty tham gia vào thị trường: Tính đến năm 2002 có các đơn vị chính sau đây hoạt động trong ngành chế biến sữa: 1.Công ty sữa Việt Nam (Vinamilk): Loại hình doanh nghiệp: QDTW Bao gồm: *Nhà máy Sữa Thống Nhất: Địa điểm: Quận Thủ Đức TP. Hồ Chí Minh. Sản phẩm sản xuất: sữa đặc có đường, sữa tươi UHT, sữa chua, bơ. *Nhà máy Sữa Trường Thọ : Địa điểm: Quận Thủ Đức TP. Hồ Chí Minh. Sản phẩm sản xuất: : sữa đặc có đường, sữa tươi UHT, sữa chua, sữa đậu nành, sữa chua đậu nành, bột đậu nành. *Nhà máy Sữa Dielac: Địa điểm: Khu công nghiệp Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai. Sản phẩm sản xuất: sữa bột và bột dinh dưỡng. *Nhà máy Sữa Hà Nội: Địa điểm: Dương Xá -Gia Lâm - Hà Nội Sản phẩm sản xuất: sữa đăc có đường, sữa tươi UHT, sữa chua, kem. *Nhà máy Sữa Cần Thơ: Địa điểm: Khu công nghiệp Trà Nóc –TP. Cần Thơ. Sản phẩm sản xuất: sữa tươi tiệt trùng UHT, sữa chua, kem các loại. 2.Liên doanh Sữa Bình Định (Vinamilk và Bình Định): Loại hình doanh nghiệp:QDđP Địa điểm: Thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Sản phẩm sản xuất: sữa tươi UHT, sữa chua, kem các loại. 3.Liên doanh Sữa Sài Gòn (Saigonmilk): Loại hình doanh nghiệp: Cổ phần. Địa điểm: Huyện Hóc Môn –TP. Hồ Chí Minh. Sản phẩm sản xuất: sữa tươi tiệt trùng, sữa chua, kem và các sản phẩm từ sữa. 4.Công ty Thực phẩm và nước giải khát Dutch Lady V.N (Hà Lan và tỉnh Bình Dương): Loại hình doanh nghiệp: Liên doanh với nước ngoài. Địa điểm: tỉnh Bình Dương. Sản phẩm sản xuất: sữa tươi tiệt trùng, sữa bột, bột sữa dinh dưỡng. 5.Công ty TNHH Nestle Việt Nam: Loại hình doanh nghiệp:100% FDI. Địa điểm: Huyện Ba Vì- tỉnh Hà Tây. Sản phẩm sản xuất: sữa tươi thanh trùng. 6.Công ty Giống bò sữa Mộc Châu: Loại hình doanh nghiệp: QDTW Địa điểm: Thị trấn Mộc Châu- tỉnh Sơn La. Sản phẩm sản xuất: sữa tươi UHT, sữa chua, kem các loại. Ngoài ra còn có Công ty F&N trong khu công nghiệp Viêt Nam- Singapore tham gia chế biến sữa tươi tiệt trùng với công suất 2,8 triệu lít/năm, Công ty Unilever- Hà Lan đóng tại Củ Chi (thành phố Hồ Chí Minh) chế biến 9 triệu lít kem/năm. Dự kiến trong năm 2003 nhà máy Sữa Nghệ An (liên doanh giữa Nghệ An và Vinamilk) sẽ hoàn tất xây dựng và được đưa vào sản xuất. Một số liên doanh với nước ngoài đã được cấp giấy phép xây dựng hoạt động nhưng chưa được triển khai hoặc đã giải thể, trong đó có Liên doanh sản xuất pho-mát Mộc Châu ở Sơn La và Liên doanh sữâ Việt úc tại Đà Nẵng. Một số cơ sở nhỏ và hộ tư nhân chế biến thủ công tiêu thụ tại chỗ và trong các cửa hàng giải khát với tổng sản lượng khoảng gần 10% lượng sữa tươi nguyên liệu. Còn phần lớn các công ty lấy sản phẩm sữa tươi làm sản phẩm chủ lực. Các công ty này tập trung chủ yếu tại các trung tâm đô thị và công nghiệp lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh (Công ty Sữa Vinamilk); một số cơ sở vừa và nhỏ hoạt động trên vùng nguyên liệu có điều kiện chăn nuôi và phát triển đàn bò sữa như ở Mộc Châu, Ba Vì, Lâm Đồng (Công ty Sữa Mộc Châu, Công ty Nestle Việt Nam). Xét đến quy mô và năng lực sản xuất ta có bảng nghiên cứu sau: Bảng 12: Năng lực sản xuất Đơn vị : Tấn/năm TT Tên doanh nghiệp Năm sản xuất Năng lực sx, T/n (qui sữa tươi) 1 Công ty Sữa Việt Nam (Vinamilk): -Nhà máy Sữa Thống Nhất. -Nhà máy Sữa Trường Thọ. -Nhà máy Sữa Dielac. -Nhà máy Sữa Hà Nội. -Nhà máy Sữa Cần Thơ. 1976 500.000 2 Liên doanh Sữa Bình Định (Vinamilk và BĐ) 1996 10.000 3 Liên doanh Sữa Sài Gòn (Saigonmilk) 1996 10.000 4 Công ty thực phẩm và nước giải khát Dutch Lady V.N (Hà Lan và tỉnh Bình Dương) 1996 60.000 5 Công ty TNHH Nestle Việt Nam 1998 5.000 6 Công ty Giống bò sữa Mộc Châu 1998 10.000 (Nguồn: Bộ Công nghiệp) Trong các cơ sở sản xuất trên, năng lực sản xuất của Vinamilk chiếm tới 80% tổng năng lực sản xuất của toàn ngành; tiếp theo là công ty Dutch Lady Việt Nam và Nestle Việt Nam là những cơ sở có thiết bị công nghệ tiên tiến, thương hiệu có uy tín trên thị trường Việt Nam và có nhiều khả năng phát triển trong tương lai. Năng lực sản xuất hàng năm theo ngành hàng của hai đơn vị sản xuất lớn trong ngành sữa như sau: Bảng 13: Năng lực sản xuất phân theo ngành hàng TT Ngành sản phẩm Đơn vị Vinamilk Dutch Lady Cộng 1 Sữa đặc có đường Tr.hộp 270 75 335 2 Sữa tươi Tr.lit 65,1 11,8 81,9 3 Bột sữa, bột dinh dưỡng Tấn 9.500 1.500 11.000 4 Sữa chua Tr.lít 21,6 0,75 20,75 (Nguồn: Theo phòng kỹ thuật của các Công ty) Năng lực sản xuất của các công ty mạnh nhất vẫn là sữa tươi, trong đó Vinamilk là doanh nghiệp đứng đầu về năng lực sản xuất ngành hàng này. Sau sữa tươi là sản phẩm sữa chua và sữa đặc. 2.Trình độ quản lý: Phần lớn các cơ sở chế biến sữa cửa ngành đều hạch toán tập trung như mô hình của Công ty Sữa Việt Nam gồm Văn phòng chính tại thành phố Hồ Chí Minh, 3 chi nhánh kinh doanh tại Hà Nội, Đà Nẵng và Cần Thơ. Hình 2: Mô hình tổ chức quản lý sản xuất của các nhà máy thành viên trong công ty Vinamilk như sau: Giám đốc Phó giám đốc Phòng KT & kiểm tra chất lượng Phân xưởng sản xuất Hành chính Kế toán Tiêu thụ Tổ sản xuất (Nguồn: Theo quy hoạch phát triển ngành Công nghiệp sữa Việt Nam của Bộ Công nghiệp). Hình 3: Mô hình tổ chức quản lý của liên doanh Dutch Lady: (Nguồn: Theo quy hoạch phát triển ngành Công nghiệp sữa Việt Nam của Bộ Công nghiệp). Hội đồng quản trị Tổng giám đốc Phó tổng giám đốc Giám đốc nghiệp vụ Giám đốc thương mại Giám đốc sản xuất Phòng hành chính Phòng kế toán Phòng tổng hợp Phòng bán hàng Phòng Marketing Kiểm tra chất lượng Phòng mua sắm Phòng kỹ thuật Phòng sản xuất Phòng thu mua sữa Trưởng kho Sữa đặc có đường Chế biến Sữa tiệt trung UTH Đóng gói sữa bột Làm hộp Qua mô hình tổ chức bộ máy sản xuất nêu trên có thể thấy rõ rằng các cơ sở liên doanh và 100% vốn nước ngoài chú trọng mạnh vào nghiên cứu thị trường, có riêng phòng Marketing. Giám đốc thương mại phụ trách riêng về Marketing và bán hàng. Trong khi đó, các cơ sở quốc doanh chưa có điều kiện đầu tư vào lĩnh vực Marketing do cơ chế tài chính hiện nay của Nhà nước đối với các doanh nghiệp quốc doanh còn hạn hẹp. Quyền hạn của bộ phận kiểm tra chất lượng trong liên doanh bao trùm lên các hoạt động sản xuất trong nhà máy, kể từ khâu thu mua và nhập vật tư, nguyên liệu cho sản xuất. Trong các cơ sở quốc doanh, phần lớn bộ phận kiểm tra chất lượng nằm trong Phòng kỹ thuật; và phòng này ngang bằng với các bộ phận sản xuất. Việc phân công trách nhiệm trong Ban giám đốc ở cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài khá cụ thể theo từng lĩnh vực: sản xuất, nghiệp vụ và thị trường. Từng lĩnh vực có một Giám đốc phụ trách. Bao trùm lên các giám đốc điều hành này là Phó Tổng giám đốc, Tổng giám đốc. Trong các cơ sở trong nước, lĩnh vực nghiệp vụ và thị trường thường do Giám đốc trực tiếp điều hành; lĩnh vực sản xuất và kỹ thuật do 1 phó giám đốc phụ trách. *Tuy nhiên, cả hai khu vực đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp nhà nước đều thiếu bộ phận chức năng quản lý, theo dõi phát triển vùng nguyên liệu sữa. 3.Vị thế đàm phán của bên cung ứng: Nếu xét về vị thế đàm phán, đóng vai trò bên cung ứng ở đây là các nhà cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp sữa (sữa tươi). Các nhà cung ứng ở đây chủ yếu là các hộ gia đình (trên 93% đàn bò sữa được nuôi trong hộ gia đình, chủ yếu quy mô từ 3 đến 10 con), quy mô nhỏ, phân tán. Hơn nữa, đến 90 % nguồn nguyên liệu đầu vào cho ngành công nghiệp trước đến nay chủ yếu là nhập khẩu. Do vậy mà sức ép từ phía nhà cung cấp trong nước là rất nhỏ bé. Thế nhưng ngược lại vị thế từ phía nhà cung cấp nước ngoài là rất lớn. Do vậy chúng ta khó có thể tăng khả năng cạnh tranh nhờ vào lợi thế về nguyên liệu. Thật may là phần chi phí từ nguyên liệu lại không chiếm phần lớn, trong khi các phần chi phí khác lại rất cao như chi phí bao bì, các hợp chất bổ xung. 4.Thị phần, hiệu quả hoạt động kinh doanh của các công ty hiện nay: Xét về thị phần, hiện nay Vinamilk chiếm thị phần lớn nhất như sau: sữa đặc có đường 70-75%, nhóm sữa bột 50-60%, sữa tươi 95-98% (theo đánh giá của Viện Quy hoạch và thiết kế nông nghiệp). Còn lại, Nestle Ba Vì, Trung tâm Giống bò sữa Ba Vì và Công ty Giống bò sữa Mộc Châu (thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) và gần đây là công ty sữa Hà Nội chia nhau thị trường sữa ở khu vực Hà Nội chia nhau thị trường sữa ở khu vực Hà Nội và phụ cận. Còn đối với sản phẩm nhập khẩu, chủ yếu là sữa đặc có đường và sữa tươi nhập khẩu: các loại sữa đặc có đường nhập ngoại đã giảm nhiều trong những năm gần đây vì khó cạnh tranh được với sản phẩm cùng loại của Vinamilk, Nestle Việt Nam và Dutch Lady. Sữa tươi tiệt trùng của Pháp và New Zealand cũng được nhập và bán tại TP.Hồ Chí Minh, Hà Nội với thị phần 2-3% với giá bán đắt hơn sản phẩm cùng loại của Vinamilk trên 30%. Xét về hiệu quả hoạt động kinh doanh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc5416.doc
Tài liệu liên quan