Đề tài Đánh giá thực hiện kế hoạch ngân sách giai đoạn 2006-2010

Năm 2008, ước tính tổng thu cân đối Ngân sách Nhà nước đạt 399.000 tỉ đồng, vượt 23,5 % so với dự báo (tương đương 76000 tỉ đồng) và tăng 26,3% so với 2007, đạt tỷ lệ động viên 26,8% GDP.

Thu nội địa là 189000 tỉ đồng, thu XNK tăng 23.500 tỷ đồng (tăng 34,6% so dự toán), thu từ đất tăng 5.500 tỷ đồng (tăng 33,3% so dự toán). Tuy nhiên, phần vượt thu lại chủ yếu phụ thuộc vào yêu tố bên ngoài: 35400 tỉ đồng vượt dự toán là do giá dầu trên thị trường Thế Giới tăng 41USD/ thùng so với giá dự toán, chứng tỏ ngân sách Nhà Nước không ổn định và thu từ nội địa thấp. Tính đến ngày 15.10.2008, thu nội địa thu từ khu vực doanh nghiệp Nhà nước đạt 95,2%; thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (không kể dầu thô) đạt 87,3%; thu thuế công, thương nghiệp và dịch vụ ngoài Nhà nước đạt 89,2%; thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao đạt 118%; thu phí xăng dầu đạt 77,9%; thu phí, lệ phí đạt 83,5%, tốc độ tăng thu giảm dần so với đầu năm. Điều đó chứng tỏ tình hình sản xuất kinh doanh năm 2008 có nhiều biểu hiện chững lại, phát sinh nhiều khó khăn các khu vực kinh tế nên số thu Ngân sách 2008 không đều và không ổn định như những năm trước.

 

doc23 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 2376 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá thực hiện kế hoạch ngân sách giai đoạn 2006-2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ừ dầu thô 27.5 23.3 27.5 27.5 27.5 27.5 Thu từ XNK 16.9 16.3 17.0 17.0 17.0 17.0 Thu viện trợ không hoàn lại 1.0 1.0 1.0 1.0 1.0 1.0 Tổng 100 100 100 100 100 100 (Nguồn: kế hoạch 5 năm phát triển KTXH đã được Quốc hội phê duyệt) Nhận xét chung Theo kế hoạch ngân sách Bộ KH&ĐT và dự báo của Tổng cục Thuế, thu ngân sách nhà nước sẽ đạt mức kỷ lục trong giai đoạn 2006-2010, dự kiến gấp đôi so với giai đoạn trước Thu nội địa tiếp tục giữ vai trò chủ đạo trong thu ngân sách, luôn luôn chiếm trên 50% trong tổng thu cân đối ngân sách. Nguồn thu thuế và phí vẫn chiếm tỉ trọng lớn trong tổng thu ngân sách Nhà nước và ước đạt khoảng 92-94% trong đó thu nội địa (không kể dầu thô) tiếp tục tăng trưởng cao và giữ vai trò chủ đạo trong tổng số thu thuế và phí. Giá dầu thô được dự báo sẽ duy trì ở mức cao như những năm cuối của thời kì trước nên thu từ dầu thô có xu hướng tăng lên cả về tỉ trọng và giá trị trong tổng thu ngân sách. Thu từ dầu thô tăng lên từ 24.8% giai đoạn 2001-2005 lên 27.5% giai đoạn 2006-2010. Đặc biệt, thu từ xuất nhập khẩu giảm mạnh bởi vì thời kì này chúng ta tiếp tục thực hiện lộ trình cắt giảm thuế quan để thực hiện những cam kết trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là gia nhập tổ chức Thương mại thế giới WTO. Xét theo góc độ cơ cấu thu từ khu vực kinh tế, thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sẽ có xu hướng tăng do dòng vốn đầu tư nước ngoài và tỉ trọng các doanh nghiệp FDI tăng. Thu thuế từ khu vực đầu tư nước ngoài sẽ trở thành nguồn thu quan trọng của ngân sách Nhà nước, dự kiến đến năm 2010, thu từ doanh nghiệp FDI sẽ chiếm tới 43.2% thu từ khu vực doanh nghiệp. Ngoài ra, thu từ doanh nghiệp ngoài quốc doanh cũng đạt mức tăng trưởng khá, dự kiến khoảng 18%/năm; trái lại, thu từ khu vực doanh nghiệp nhà nước tăng chậm hơn so với khu vực khác so thời kì này không thành lập thêm doanh nghiệp nhà nước và tiếp tục sắp xếp lại, thực hiện ưu đãi thuế với doanh nghiệp nhà nước chuyển đổi sở hữu. Nhìn chung, thu ngân sách nhà nước sẽ được điều chỉnh theo hướng: Các sắc thuế quan trọng như thuế giá trị gia tăng, tiêu thụ đặc biệt, thu nhập doanh nghiệp, thu nhập cá nhân, tài nguyên… sẽ được sửa đổi bổ sung theo hướng mở rộng đối tượng chịu thuế, nộp thuế và xóa bỏ việc miễn giảm thuế nhằm đảm bảo sự công bằng đồng thời giúp cho ngân sách nhà nước tăng trưởng ổn định. Một số sắc thuế mới được ban hành như thuế bảo vệ môi trường, thuế tài sản nhằm mở rộng nguồn thu, điều tiết thu nhập về tài sản và xử lý ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đó, mặc dù không có nhiều sự thay đổi về mặt giá trị nhưng do tổng thu ngân sách tăng lên nên tỉ trọng thu viện trợ không hoàn lại giảm xuống. Thời kì trước thu ngân sách tăng trưởng cao, bình quân năm sau cao hơn năm trước khoảng 20%. Thời gian tới ngân sách sẽ tiếp tục tăng do tốc độ tăng trưởng kinh tế trong nước và thế giới đều khả quan, chu kì kinh tế đang có chiều hướng đi lên, quy mô nền kinh tế mở rộng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỉ trọng công nghiệp, dịch vụ sẽ tạo điều kiện tăng các khoản thu từ khu vực doanh nghiệp. 2. Kế hoạch chi NSNN giai đoạn 2006-2010. Chi ngân sách nhà nước được xây dựng trên cơ sở cân đối với nguồn thu, đồng thời đáp ứng các yêu cầu vừa đảm bảo trả được nợ của chính phủ và kiểm soát mức nợ trong và ngoài nước trong giới hạn an toàn, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn kinh phí ngân sách. Quy mô chi ngân sách nhà nước giai đoạn 2006-2010 khoảng 1.815 nghìn tỷ đồng, bằng 27,5% so với GDP, tăng 85,2% so với giai đoạn 2001-2005. Tốc độ tăng chi ngân sách tăng khoảng 11,2%/năm; đảm bảo cơ cấu hợp lý giữa chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên và chi trả nợ; trong đó, chi đầu tư bằng khoảng 30% tổng chi ngân sách nhà nước. Cơ cấu chi ngân sách nhà nước dự kiến sẽ chuyển dịch theo hướng, đảm bảo tăng chi cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, trong đó ưu tiên cho đầu tư hạ tầng xã hội; đảm bảo nguồn tài chính trả nợ đúng hạn, thực hiện các chính sách về xã hội theo các mục tiêu đã được đề ra cho 5 năm 2006-2010. PHẦN II: ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH NGÂN SÁCH GIAI ĐOẠN 2006-2010 I – Đánh giá thực trạng thu ngân sách các năm 2006-2008 1. Thực trạng thu NSNN năm 2006. (đơn vị: tỷ đồng) Nội dung thu DT QT Thu nội địa 132.000 145.404 Thu từ doanh nghiệp Nhà nước 42.243 46.344 Thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 27.807 25.838 Thu từ khu vực công, thương nghiệp, dịch vụ ngoài quốc doanh 20.650 22.091 Thuế sử dụng đất nông nghiệp 85 111 Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao 5.100 5.179 Lệ phí trước bạ 3.200 3.363 Thu xổ số kiến thiết 5.450 6.142 Thu phí xăng dầu 4.850 3.969 Thu phí, lệ phí 3.550 4.986 Các khoản thu về nhà đất 16.650 20.536 Thu khác ngân sách 1.760 6.845 Thu quỹ đất công ích, hoa lợi công sản tại xã 655 Thu từ dầu thô 63.400 83.346 Thu cân đối ngân sách từ hoạt động XNK 40.000 42.825 Thuế xuất. nhập khẩu. thuế tiêu thụ đặc biệt hàng nhập khẩu; Thu chênh lệch giá hàng nhập khẩu 22.000 26.280 Thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu 34.000 16.545 Thu viện trợ không hoàn lại 2.500 7.897 TỔNG THU CÂN ĐỐI NSNN 237.900 279.472 Thu cân đối ngân sách 2006 (nguồn: bộ tài chính) Nhận xét chung Tổng thu ngân sách Nhà nước năm 2006 bằng 110,2% dự toán cả năm Trong đó: - Các khoản thu nội địa bằng 103% - Thu từ dầu thô bằng 126% - Thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu bằng 106,3% - Thu viện trợ bằng 148% . ٭ Đánh giá thực hiện. Hầu hết các khoản thu đều vượt dự toán: - Có 2 chỉ tiêu thu không đạt dự toán, trong đó thu phí xăng dầu đạt 81,8% dự toán (giảm 881 tỷ đồng) chủ yếu do giá xăng dầu tăng cao, nên sản lượng tiêu thụ giảm và do cơ cấu nhập khẩu xăng dầu thay đổi (giảm xăng, tăng dầu); thu ngân sách chủ yếu từ dầu thô (tăng 31,5% dự toán, bằng 19.946 tỷ đồng) và các khoản thu từ nhà và đất (tăng 23,3% dự toán, bằng 3.886 tỷ đồng); thu từ kinh tế quốc doanh chỉ tăng 9,7%; thu ngoài quốc doanh tăng 7%. - Thất thu ngân sách còn rất lớn, nhất là với các doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng (làm thất thu của nhà nước 428 tỷ đồng). Điều này là do tình trạng kê khai sai thuế suất thuế GTGT, hạch toán thiếu doanh thu chịu thuế, kê khai thuế đầu vào không đúng quy định, hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh các khoản chi phí không hợp lệ. không chỉ có các đơn vị kinh doanh mà các đơn vị sự nghiệp cũng làm thất thoát nguồn thu ngân sách (254,78 tỷ đồng) do chưa kê khai hoặc kê khai chưa đầy đủ các khoản thuế GTGT, thuế TNDN và thu khác từ các hoạt động kinh doanh dịch vụ của đơn vị. 2. Thực trạng thu NSNN năm 2007. (Đơn vị: tỷ đồng) Nội dung thu DT QT Thu nội địa 151.800 159.500 Thu từ doanh nghiệp Nhà nước 53.954 53.963 Thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 31.041 30.378 Thu từ khu vực công, thương nghiệp, dịch vụ ngoài quốc doanh 27.667 30.508 Thuế sử dụng đất nông nghiệp 81 21.724 Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao 6.119 Lệ phí trước bạ 3.750 Thu phí xăng dầu 4.693 Thu phí, lệ phí 3.885 Các khoản thu về nhà đất 18.143 Thu khác ngân sách 1.804 Thu quỹ đất công ích, hoa lợi công sản tại xã 663 Thu từ dầu thô 71.700 68.500 Thu cân đối ngân sách từ hoạt động XNK 55.400 56.500 Thuế xuất. nhập khẩu. thuế tiêu thụ đặc biệt hàng nhập khẩu; Thu chênh lệch giá hàng nhập khẩu 23.800 Thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu 46.100 17.500 Thu viện trợ không hoàn lại 3.000 3.400 TỔNG THU CÂN ĐỐI NSNN 281.900 315.915 Thu cân đối ngân sách 2007 (nguồn: bộ tài chính) ٭ Đánh giá thực hiện: Năm 2007 đã hoàn thành vượt mức dự toán thu ngân sách Quốc hội đã quyết định (vựơt mức 2,1%) đạt tỷ lệ động viên so GDP là 25,2%, riêng thuế và phí là 23,4% GDP( nếu loại trừ yếu tố tăng giá dầu thôthì đạt 22,4% và 20,6% so với GDP). Trong điều kiện dự toán năm 2007 được xây dựng ở mức cao (tăng 18,5% so với dự toán NSNN năm 2006). Quá trình điều hành phát sinh nhiều khó khăn ảnh hưởng trực tiếp đến số thu ngân sách như: sản lượng dầu thô thanh toán giảm lớn so với dự toán, thực hiện điều chỉnh giảm thuế để ổn giá cả thị trường…thì kết quả đạt được như vậy là tích cực. Cơ cấu thu NSNN tiếp tục được cải thiện, tỷ trọng thu nội địa trong tổng thu cân đối NSNN tăng từ 52,1% năm 2006 lên 55,4% năm 2007 (bình quân giai đoạn 2001 2005 là 52,4%), tỷ trọng thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu tăng từ 16,2% lên 19,6% (bình quân giai đoạn 2001 – 2005 là 20,3%) tỷ trọng thu từ dầu thô giảm từ 30,3?% xuống còn 23,8% (bình quân giai đoạn 2001 – 2005 là 25,7%). Nhìn chung cơ cấu chuyển dịch thu ngân sách năm 2007 phù hợp với xu thế trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Những tác động tới thu NSNN sau một năm gia nhập WTO về cơ bản trong phạm vi đã dự kiến; trong một số lĩnh vực, ảnh hưởng tích cực của quá trình hội nhập lớn hơn những ảnh hưởng tiêu cực. Các doanh nghiệp trong nước đã tích xực hơn trong đổi mới quản lý, nâng cao chất lượng sản phẩm; kim ngạch xuất nhập khẩu tăng nhanh, thị trường xuất khẩu tiếp tục được mở rộng; nguồn vốn ssầu tư phát triẻn ưu đãi và đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt mức cao nhất từ trước đến nay… qua đó tạo thêm cơ sở tăng cường nguồn lực cho phát triển và nguồn thu cho NSNN, mà kết quả là cả thu thuế nội địa và thu từ hoạt động xuất khẩu năm 2007 đều hoàn thành vượt mức kế hoạch NSNN đã được Quốc hội quyết định. Công tác quản lý và xử lý nợ đọng thuế đã có bước chuyển rất cơ bản so với những năm trước. Cơ quan thuế và Hải quan đã thực hiẹn rà soát, phân loại các khoản nợi đọng thuế của từng đối tượng nọp thuế để có biên pháp xử lý phù hợp, như: + Hướng dẫn doanh nghiệp làm thủ tục để xử lý kịp thời đối với các khoản nợ thuế của đối tượng được xem xét miẽn, giảm, xoá nợ thuế theo quy định. + Yêu cầu các doanh nghiệp chây ì, chậm nộp phải lập kế hoạch trả nợ thuế. Nếu vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. + Chuyển cơ quan công an xử lý đối với các doanh nghiệp đã bỏ trốn, mất địa chỉ mà sau khi cơ quan chức năng đã làm thủ tục xác minh vẫn không tìm được doanh nghiệp. 3. Thực trạng thu NSNN 9 tháng đầu năm 2008. (đơn vị: tỷ đồng) Nội dung thu DT Thu nội địa 189.300 Thu từ doanh nghiệp Nhà nước 63.159 Thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 40.099 Thu từ khu vực công, thương nghiệp, dịch vụ ngoài quốc doanh 38.347 Thuế sử dụng đất nông nghiệp 82 Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao 8.135 Lệ phí trước bạ 5.194 Thu phí xăng dầu 4.797 Thu phí, lệ phí 4.889 Các khoản thu về nhà đất 21.792 Thu khác ngân sách 1.937 Thu quỹ đất công ích, hoa lợi công sản tại xã 687 Thu từ dầu thô 65.600 Thu cân đối ngân sách từ hoạt động XNK 64.500 Thuế xuất. nhập khẩu. thuế tiêu thụ đặc biệt hàng nhập khẩu; Thu chênh lệch giá hàng nhập khẩu 26.200 Thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu 58.300 Thu viện trợ không hoàn lại 3.600 TỔNG THU CÂN ĐỐI NSNN 323.000 Thu cân đối ngân sách 2008 (nguồn: bộ tài chính) * Đánh giá thực hiện: Năm 2008, ước tính tổng thu cân đối Ngân sách Nhà nước đạt 399.000 tỉ đồng, vượt 23,5 % so với dự báo (tương đương 76000 tỉ đồng) và tăng 26,3% so với 2007, đạt tỷ lệ động viên 26,8% GDP. Thu nội địa là 189000 tỉ đồng, thu XNK tăng 23.500 tỷ đồng (tăng 34,6% so dự toán), thu từ đất tăng 5.500 tỷ đồng (tăng 33,3% so dự toán). Tuy nhiên, phần vượt thu lại chủ yếu phụ thuộc vào yêu tố bên ngoài: 35400 tỉ đồng vượt dự toán là do giá dầu trên thị trường Thế Giới tăng 41USD/ thùng so với giá dự toán, chứng tỏ ngân sách Nhà Nước không ổn định và thu từ nội địa thấp. Tính đến ngày 15.10.2008, thu nội địa thu từ khu vực doanh nghiệp Nhà nước đạt 95,2%; thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (không kể dầu thô) đạt 87,3%; thu thuế công, thương nghiệp và dịch vụ ngoài Nhà nước đạt 89,2%; thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao đạt 118%; thu phí xăng dầu đạt 77,9%; thu phí, lệ phí đạt 83,5%, tốc độ tăng thu giảm dần so với đầu năm. Điều đó chứng tỏ tình hình sản xuất kinh doanh năm 2008 có nhiều biểu hiện chững lại, phát sinh nhiều khó khăn các khu vực kinh tế nên số thu Ngân sách 2008 không đều và không ổn định như những năm trước. Về công tác quản lý và thu thuế, việc triển khai thực hiện Luật quản lý thuế mặc dù đã tạo sự chuyển biến tích cực, công tác quản lý thu thuế có tiến bộ nhưng mức độ vẫn còn hạn chế. Tình trạng nợ đọng thuế có dấu hiệu gia tăng, trong bối cảnh tình hình kinh tế có khó khăn, mức phạt chậm nộp thấp hơn lãi suất vay ngân hàng, dẫn tới nhiều doanh nghiệp chiếm dụng tiền nộp thuế; tình trạng buôn bán hóa đơn bất hợp pháp, buôn lậu, gian lận thương mại, hạch toán sai lệch kết quả tài chính để trốn lậu thuế… vẫn chậm được khắc phục; các biện pháp ngăn chặn, xử lý vi phạm chưa đủ mạnh, chưa triệt để. II – Đánh giá thực trạng chi ngân sách các năm 2006-2008 1. Thực trạng chi NSNN 2006 (Đơn vị: tỷ đồng) STT Khoản mục Dự toán 2006 Quyết toán 2006 Tổng chi ngân sách nhà nước 294,400 308,058 1 Chi đầu tư phát triển 81,580 88,341 2 Chi trả nợ và viện trợ 40,800 48,192 3 Chi phát triển sự nghiệp KT-XH, QPAN, QLHC NN, Đảng, đoàn thể 131,473 161,852 4 Chi cải cách tiền lương 29,197 26,987 5 Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính 100 135 6 Dự phòng 11,250 Cân đối chi năm 2006 (nguồn: bộ tài chính) *Đánh giá thực hiện Cơ bản các bộ, ngành và địa phương lập và giao dự toán chi ngân sách theo quy định của Luật NSNN, đã bố trí đúng mục tiêu, cơ cấu ngành và cơ cấu nguồn vốn, đảm bảo cơ giữa chi đầu tư phát triển, thường xuyên và chi theo lĩnh vực. +Chi quản lý hành chính: 18.515 tỷ đồng, tăng 9,4%(1.590 tỷ đồng) so với dự toán, nhưng đã giảm hơn so với 2005 (năm 2005 vượt dự toán 42%), đây là một thành tích khá nổi bật của năm 2006 do tác động tích cực của Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương. + Chi thường xuyên: Việc chi tiêu không đúng mục đích vẫn còn diễn ra khá phổ biến như: - Việc sử dụng nguồn ngân sách để cho vay không đúng quy định nhất là những khoản cho vay tạm ứng dây dưa từ nhiều năm chậm được xử lý trong khi ngân sách địa phương phải đi vay và nhận bổ sung từ ngân sách trung ương dẫn đến việc sử dụng ngân sách còn kém hiệu quả - Một số chương trình dự án không đạt được mục tiêu đề ra,trang thiết bị cung cấp cho chương trình được mua về nhưng không được sử dụng một cách có hiệu quảà chi tiêu của chính phủ trở nên vô ích + Chi đầu tư phát triển: Dự toán 81.580 tỷ đồng, ước cả năm đạt 86.084 tỷ đồng (bằng 8,8% GDP), tăng 5,5% (4.504 tỷ đồng) so với dự toán, tăng 19,6% so với thực hiện năm 2005; trong đó vốn đầu tư XDCB ước đạt 81.730 tỷ đồng, tăng 5,4% (4.220 tỷ đồng) so với dự toán, tăng 19,5% so với thực hiện năm 2005. Nhưng tình trạng đầu tư còn dàn trải, manh mún diễn ra trong những năm vừa qua vẫn chậm được khắc phục, dẫn đến việc bố trí vốn cho các dự án vượt quá khả năng(tỉnh Tây Ninh bố trí 1.639 tỷ đồng, trong khi khả năng có 238 tỷ đồng) , nhiều dự án phải kéo dài thời gian đầu tư hơn so với quy định, một số dự án chuyển tiếp không được bố trí vốn (dự án mở rộng cải tạo trụ sở Bộ Thương Mại triển khai từ năm 2002 đến nay vẫn chưa hoàn thành; Liên đoàn Lao Động VN năm 2003 phê duyệt 17 dự án nhưng không có nguồn vốn đảm bảo nên hầu hết không triển khai được…), khối lượng dở dang lớn. Tóm lại, hầu hết khoản chi đều bằng và vượt dự toán, chỉ có khoản chi cho khoa học công nghệ là đạt thấp, bằng 80% dự toán. Trong 3.130 tỉ đồng ngân sách chi cho khoa học công nghệ thì chỉ dùng hết 2.500 tỉ đồng. Thực trạng chi NSNN 2007 ( Đơn vị: tỷ đồng) STT Khoản mục Dự toán 2007 Ước thực hiện 2007 Tổng chi ngân sách nhà nước 357.400 368.340 1 Chi đầu tư phát triển Trong đó: chi đầu tư XDCB 99.450 95.230 101.500 97.280 2 Chi trả nợ và viện trợ 49.160 49.160 3 Chi phát triển sự nghiệp KT-XH, QPAN, QLHC NN, Đảng, đoàn thể 199.150 206.000 4 Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính 100 100 5 Dự phòng 9.040 Cân đối chi năm 2007 (nguồn: bộ tài chính) *Đánh giá thực hiện Dự toán chi Quốc hội quyết định là 357.400 tỷ đồng, bao gồm cả nhiệm vụ chi từ số thu kết chuyển năm 2006 sang năm 2007 (19.000 tỷ đồng); ước cả năm đạt 368.340 tỷ đồng, tăng 3,1% (10.940 tỷ đồng) so với dự toán, bằng 32,3% GDP, tăng 14,6% so với thực hiện năm 2006. Cụ thể kết quả một số lĩnh vực chi chủ yếu như sau: + Chi đầu tư phát triển: dự toán 99.450 tỷ đồng, ước cả năm đạt 101.500 tỷ đồng, tăng 2,1% (2.050 tỷ đồng) so với dự toán, chiếm 27,6% tổng chi NSNN và đạt 8,9% so với GDP. Trong đó: - Chi đầu tư XDCB: dự toán 95.230 tỷ đồng, ước cả năm đạt 97.280 tỷ đồng, tăng 2,2% (2.050 tỷ đồng) so với dự toán, tăng 19% so với năm 2006. Vốn đầu tư XDCB năm 2007 được ưu tiên tập trung thực hiện các công trình, dự án kết cấu hạ tầng quan trọng phục vụ chuyển đổi cơ cấu kinh tế, nâng cao hiệu quả sản xuất, phát huy lợi thế của từng vùng, từng ngành, nhất là hạ tầng các tỉnh miền núi phía Bắc, miền núi phía tây các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên, Tây nam Bộ; các địa phương sử dụng dự phòng NSĐP và nguồn vượt thu NSĐP (nhất là vượt thu tiền sử dụng đất) để đầu tư cho các công trình hạ tầng quan trọng trên địa bàn theo đúng chế độ quy định. Trong tổ chức thực hiện, do nhiều nguyên nhân khác nhau, như: giá nguyên vật liệu tăng, quy định của pháp luật hướng dẫn triển khai các dự án đầu tư XDCB còn vướng mắc, năng lực của các đơn vị tư vấn còn hạn chế, giải phóng mặt bằng chậm... nên tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư XDCB những tháng đầu năm 2007 thực hiện chậm. Sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 836/CT-TTg ngày 02/07/2007 về tăng cường quản lý đầu tư bằng nguồn vốn nhà nước 6 tháng cuối năm 2007, với nhiều giải pháp mạnh mẽ để khắc phục những yếu kém trong quản lý đầu tư và xây dựng, giảm thiểu sự chồng chéo trong kiểm tra, xét duyệt giữa khâu kiểm soát chi với các khâu xét duyệt khác... thì tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đã được đẩy nhanh hơn. Nhờ vậy, dự kiến đến hết năm 2007 nhiều dự án quan trọng sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng, phát huy tác dụng tốt cho việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Năm 2007 huy động trái phiếu Chính phủ để đầu tư các công trình giao thông, thuỷ lợi trọng điểm và tái định cư phục vụ xây dựng nhà máy thuỷ điện Sơn La, thuỷ lợi miền núi và đường giao thông đến trung tâm các xã. Tuy nhiên, do khả năng hấp thụ vốn không cao và tiến độ giải ngân vốn chậm, nên vốn Trái phiếu Chính phủ thực hiện trong năm ước đạt trên 70% mức dự kiến đầu năm. Kết hợp nguồn vốn Trái phiếu Chính phủ, nguồn đầu tư từ xổ số kiến thiết với nguồn vốn bố trí trong cân đối NSNN, thì tổng chi đầu tư phát triển từ NSNN năm 2007 ước đạt 31,7% tổng chi NSNN, chiếm 10,8% GDP. Nguồn vốn đầu tư của NSNN, cùng với vốn đầu tư của các nhà đầu tư trong và ngoài nước đã góp phần đưa tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội năm 2007 đạt 40,4% GDP, tăng 16,1% so với năm 2006. + Chi trả nợ và viện trợ: Dự toán 49.160 tỷ đồng, ước cả năm đạt 49.160 tỷ đồng, bằng mức dự toán, đảm bảo thực hiện các nghĩa vụ nợ đến hạn của NSNN, không để tác động xấu đến kinh tế vĩ mô. + Chi phát triển các sự nghiệp kinh tế, giáo dục - đào tạo, y tế, khoa học công nghệ, thể dục thể thao, văn hoá xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý hành chính nhà nước, Đảng, đoàn thể (bao gồm cả chi cải cách tiền lương): dự toán 199.150 tỷ đồng (đã bao gồm chi thực hiện tiền lương tối thiểu theo mức 450.000 đồng/tháng); ước thực hiện chi cả năm đạt 206.000 tỷ đồng, tăng 3,4% (6.850 tỷ đồng) so với dự toán, tăng 26,7% so với năm 2006; đảm bảo các nhiệm vụ chi theo dự toán như: chi cho lĩnh vực Giáo dục đào tạo đạt 20%, chi cho Khoa học công nghệ đạt 2% và chi sự nghiệp môi trường đạt 1% tổng chi ngân sách nhà nước; đồng thời tăng chi để bổ sung đáp ứng các nhiệm vụ mới phát sinh hoặc nhiệm vụ đã bố trí dự toán nhưng chưa đủ so với yêu cầu thực tế, như: khắc phục hậu quả thiên tai (hạn hán, lũ lụt...); phòng chống dịch bệnh đối với gia súc, gia cầm... Năm 2007, nhiều chế độ chi tiêu NSNN và đổi mới quản lý tài chính trong các đơn vị sử dụng ngân sách đang tiếp tục được hoàn thiện hoặc triển khai thực hiện, bước đầu đã có những kết quả đáng khích lệ. Bên cạnh đó, việc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước theo Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ; cơ chế giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập theo các Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 và Nghị định số 115/2005/NĐ-CP ngày 05/09/2005 của Chính phủ; chính sách khuyến khích xã hội hoá, thu hút các thành phần kinh tế tham gia đầu tư cung ứng dịch vụ ngoài công lập theo Nghị định số 53/2006/NĐ-CP ngày 25/05/2006 của Chính phủ đã được chú trọng, tạo bước chuyển mới trong hoạt động và quản lý tài chính đối với khu vực này. Công tác kiểm tra thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong sử dụng NSNN và tài sản công được tăng cường, góp phần củng cố kỷ cương, kỷ luật tài chính, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ngân sách. Thực trạng chi NSNN 2008 ( Đơn vị: tỷ đồng) STT Khoản mục Dư toán 2008 Tổng chi NSNN 398.980 1 Chi đầu tư phát triển 99.730 2 Chi trả nợ và viện trợ 51.200 3 Chi phát triển sự nghiệp KT-XH, QP-AN, QLHCNN, Đảng, đoàn thể 208.850 4 Chi cải cách tiền lương 28.400 5 Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính 100 6 Dự phòng 10.700 Cân đối chi năm 2008 (nguồn: bộ tài chính) *Đánh giá thực hiện Tổng chi ngân sách Nhà nước từ đầu năm đến 15/10/2008 ước tính đạt 87,8% dự toán năm, trong đó chi đầu tư phát triển đạt 75,7% (riêng chi đầu tư xây dựng cơ bản đạt 71,9%); chi phát triển sự nghiệp kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý Nhà nước, Đảng, đoàn thể (gồm cả chi cải cách tiền lương) đạt 87,5%; chi trả nợ và viện trợ đạt 86,6%. Mặc dù Chính phủ đã chỉ đạo tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên (được khoảng 2.800 tỷ đồng), cắt giảm các công trình XDCB (5.992 tỷ đồng), song thực tế chi đầu tư vẫn tăng 18.270 tỷ đồng so với dự toán năm 2008 và chi thường xuyên tăng 13,3%;tăng 26,6% so với năm 2007, số chi chuyển nguồn và tồn dư kho bạc lớn trong khi ngân sách Nhà nước vẫn phải đi vay để đầu tư với mức lãi suất huy động cao. Tuy nhiên, tình trạng chung đối với chi đầu tư là giải ngân chậm, đầu tư dàn trải, phân giao vốn đầu tư không đúng quy định, vi phạm trong đầu tư XDCB vẫn khá phổ biến, hiệu quả đầu tư chưa cao… Tỷ lệ giải ngân vốn XDCB đến hết tháng 9 mới đạt xấp xỉ 52% dự toán. Tỷ lệ giải ngân vốn Trái phiếu Chính phủ đạt rất thấp, 9 tháng đầu năm mới giải ngân đạt 40% so với kế hoạch Chính phủ đã điều chỉnh (28.526 tỷ đồng), dự ước cả năm chỉ đạt 20.000 tỷ, bằng 54% kế hoạch theo Nghị quyết của Quốc hội và 70% vốn kế hoạch điều chỉnh của Chính phủ. Thực hiện chủ trương kiềm chế lạm phát, Chính phủ đã chỉ đạo đình hoãn, ngừng triển khai, giãn tiến độ 1.968 dự án với tổng số vốn là 5.991 tỷ đồng bằng 8% kế hoạch vốn năm 2008. Tuy nhiên, số tiền đầu tư cho các công trình, dự án thực tế không giảm do toàn bộ kinh phí tiết kiệm được từ việc đình hoãn, ngừng triển khai và giãn tiến độ các công trình, dự án được tập trung đầu tư cho các dự án, công trình khác. Trong điều kiện thực hiện chủ trương thắt chặt chi tiêu công, kiềm chế lạm phát, thì với tình hình chi Ngân sách như trên chứng tỏ việc thực hiện tiết kiệm chi thường xuyên chưa triệt để, chi quản lý hành chính vẫn vượt dự toán. Công tác quản lý chi tiêu chưa chặt chẽ, thanh quyết toán chưa nghiêm, còn để xảy ra vi phạm, lãng phí, tiêu cực. Nhiều định mức chi tiêu đã lạc hậu nhưng chậm được sửa đổi, bổ sung. III. Cân đối ngân sách qua các năm 2006-2008 1.Cân đối NSNN 2006 Kết dư ngân sách địa phương 13.789 tỷ đồng (chiếm 25,3% số bổ sung từ NSTW bao gồm cả cân đối ngân sách địa phương và bổ sung có mục tiêu), nhưng thực tế ngân sách địa phương chi sử dụng có 37,9 % số bổ sung cân đối ngân sách địa phương (8.474/22.363 tỷ đồng). Qua kiểm toán nhận thấy hầu hết các địa phương nhận bổ sung cân đối từ NSTW đều có kết dư ngân sách, trong khi NSTW phải đi vay để bù đắp bội chị NSNN Bội chi NSNN Quốc hội quyết định là 48.500 tỷ đồng; thực hiện 48.614 tỷ đồng, bằng 5%GDP, đạt tỷ lệ quốc hội quyết định (vay trong nước 35.864 tỷ đồng, vay ngoài nước 12.749 tỷ đồng) Dư nợ chính phủ : theo báo cáo của bộ tài chính dư nợ chính phủ đến ngày 31/12/2006 là 336.780 tỷ đồng bằng 34,6% GDP - mức dư nợ này vẫn nằm trong giới hạn an toàn ( Theo WB khuyến cáo giới hạn an toàn vay nợ nước ngoài dưới 40%GDP) 2. Cân đối NSNN 2007 Bội chi năm 2007 là 56500 tỷ đồng, chiếm 4,95% GDP (tính theo thống kê tài chính Chính phủ - GFS là 1,7% GDP) bằng mức Quốc hội quyết định, được đảm bảo bằng các nguồn vay bù đắp bội chi đúng với dự toán năm. Chính phủ dành 9080 tỷ đồng trong đó từ ngân sách trung ương là 7000 tỷ đồng và ngân sách địa phương là 2081 tỷ đồng kết chuyển sang năm 2008 để thực hiện cải cách tiền lương. Đến 31/12/2007 dư nợ Chính phủ bao gồm cả nợ Trái phiếu Chính phủ là 35,9% GDP, dư nợ nước ngoài của Quốc gia bằng 30,4% GDP, trong giới hạn đảm bảo an ninh tài chính quốc gia v

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKH ngan sach 2.doc
Tài liệu liên quan