Đề tài Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam: Kế hoạch 2006 - 2010 và các giải pháp thực hiện

A. PHẦN MỞ ĐẦU 1

1/ Sự cần thiết nhu cầu đề tài 1

2/ Đối tượng nghiên cứu 1

3/ Phạm vi nghiên cứu 2

B. PHẦN NỘI DUNG 3

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ HOẠCH THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI FDI 3

I/ FDI 3

1/ Khái niệm 3

2/ Các hình thức đầu tư FDI 3

3/ Vai trò của nguồn vốn FDI 4

3.1/ Vai trò của FDI đối với các nước đi đầu tư 4

3.2/ Vai trò của FDI đối với nước tiếp nhận đầu tư (chủ yếu là các nước đang phát triển ). 4

II/ Kế hoạch FDI 5

1/ Khái niệm 5

2/ Nhiệm vụ: 5

3/ Ý nghĩa: 5

III/ Kinh nghiệm thu hút FDI của một số nước 5

1/ Thái Lan 5

2/ Malaixia 6

3/ Trung Quốc 7

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG THU HÚT FDI Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2001- 2005 VÀ KẾ HOẠCH THU HÚT FDI 2006- 2010 9

I/ TÌNH HÌNH CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2001- 2005 9

1/ Đặc điểm tình hình chung của giai đoạn 2001- 2005 9

1.1/ Thuận lợi 9

1.2/ Khó khăn 10

2/ Kết quả thu hút và triển khai các dự án FDI tại Việt Nam 10

3. Đánh giá thực trạng thu hút và triển khai các dự án FDI tại Việt Nam thời gian qua. 21

3.1 Ưu điểm. 21

3.2. Hạn chế 22

II/ Kế hoạch thu hút FDI 2006- 2010 26

1/ Định hướng và mục tiêu thu hút FDI giai đoạn 2006- 2010 26

2/ Kết quả thực hiện 2năm 2006, 2007 và nhiệm vụ cho các năm còn lại. 27

2.1/ Kết quả thực hiện năm 2006 27

2.2/ Kết quả thực hiện năm 2007 29

2.3/ Kế hoạch vốn đầu tư 2008- 2010 và nhiệm vụ cho các năm còn lại 30

CHƯƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO THỰC HIỆN KẾ HOẠCH THU HÚT FDI Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2006- 2010 31

I/ Giải pháp tăng cường thu hút và triển khai các dự án FDI tại Việt Nam 31

1/ Những giải pháp chính trị 31

1.1/ Hoàn thiện luật đầu tư nước ngoài và các văn bản dưới luật, xây dựng hệ thống luật pháp đầy đủ và đồng bộ. 31

1.2/ Vấn đề lao động và quyền của người lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. 31

2/ Những giải pháp kinh tế 31

2.1/ Đẩy mạnh việc thực hiện chiến lược kinh tế mở 31

2.2/ Phát triển kinh tế thị trường và thiết lập hệ thống thị trường đồng bộ 32

2.3/ Các chính sách khuyến khích đầu tư. 32

2.4/ Xây dựng kế cấu hạ tầng vật chất kỹ thuật 32

II/ Kiến nghị 33

C/ PHẦN KẾT LUẬN 36

TÀI LIỆU THAM KHẢO: 37

 

 

doc50 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1377 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam: Kế hoạch 2006 - 2010 và các giải pháp thực hiện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đầu tư rè rặt dưới 100triệu USD, trong đó có 8nước (chiếm gần 11%) chỉ đầu tư thăm dò với số vốn đăng ký khiêm tốn là < 1triệu USD. Bảng3: FDI vào Việt Nam theo đối tác đầu tư (Giai đoạn 1988- 2005, chỉ tính các dự án còn hiệu lực) STT Chuyên ngành Số DA Tỷ trọng Tổng vốn đầu tư (1000 USD) Tỷ trọng (% ) Vốn pháp định (1000 USD) I Công nghiệp 4.053 67,21 31.040.965 60,84 13.355.301 - CN dầu khí 27 0,45 1.891.191 3,71 1.384.191 - CN nhẹ 1.693 28,08 8.470.890 16,6 3.757.445 - CN nặng 1.754 29,09 13.528.255 26,52 5.267.467 - CN thực phẩm 263 4,36 3.139.159 6,15 1.357.851 - Xây dựng 316 5,24 4.011.446 7,86 1.427.350 II Nông, lâm nghiệp 789 13,08 3.774.878 7,4 1.427.350 - Nông- Lâm nghiệp 675 11,19 3.421.667 6,71 1.478.591 - Thuỷ sản 114 1.89 307.896 0,6 134.177 III Dịch vụ 1.188 19,7 16.202.102 31,76 7.698.540 - GTVT- Bưu điện 166 2,75 2.924.439 5,73 2.317.916 - Khách sạn- Du lịch 164 2,72 2.864.768 5,62 1.247.338 - Tài chính- Ngân hàng 60 1,00 788.150 1,54 738.895 - Văn hoá- Ytế- Giáo dục 205 3,4 908.212 1,78 384.212 - XD khu đô thị mới 4 0,07 2.551.674 5,00 700.683 - XD văn phòng- Căn hộ 112 1,86 3.936.781 7,72 1.357.208 - XD hạ tầng KCX- KCN 21 0,35 1.025.599 2.36 500.685 - Dịch vụ khác 456 7,56 1.203.267 2,36 500.685 Tổng số 6.030 100 51.017.946 100 22.684.982 Nguồn: Cục ĐTNN, Bộ kế hoạch và đầu tư Đầu tư của các nước G7 vào Việt Nam tập trung chủ yếu vào lĩnh vực công nghiệp chiếm hơn 50% tổng số vốn đăng ký. Trong đó dầu khí chiếm đến hơn 85%, công nghiệp nặng chiếm hơn 53% và công nghiệp vật liệu xây dựng chiếm khoảng 70%. Riêng năm 2005, Samoa từ vị trí thứ 14 năm 2004 đã vươn lên vị trí số 2 trong đầu tư vào Việt Nam với số vốn đầu tư là 748,5 triệu USD; Luxembourg từ vị trí số 24 năm 2004 đã vươn lên dẫn đầu trong đầu tư vào Việt Nam với số vốn đầu tư gần 770,5 triệu USD. Hàn Quốc tụt từ vị trí số 2 xuống vị trí số 3 với 227 dự án và hơn 592 triệu USD vốn đăng ký, Nhật Bản tụt từ vị trí số 3 xuống vị trí số 4 với 107 dự án và 437 triệu USD vốn đầu tư và Hồng Kông tụt từ vị trí số 4 xuống vị trí số 5 với 41 dự án và hơn 407 triệu USD vốn đăng ký. Hoa Kỳ, một đối tác tiềm năng mới chuyển từ vị trí số 11 năm 2004 lên vị trí thứ 9 năm 2005 trong bảng xếp hạng với 56 dự án và hơn 157 triệu USD. Thực tế cho thấy, Việt Nam thu hút được ít các TNCs đầu tư vào trong nền kinh tế. Trong khi, vốn FDI của thế giới chủ yếu là vốn của các TNCs. TNCs là một loại đối tác cực kỳ quan trọng đối với việc phát triển nền kinh tế đất nước là thực hiện CNH, HĐH vì phần lớn kỹ thuật hiện đại, tiềm lực tài chính, quan hệ tài chính và mạng lưới rộng khắp toàn cầu của các TNCs thực sự mang lại rất nhiều lợi ích cho các quốc gia thu hút được các TNCs tiến hành hoạt động FDI. Sở dĩ Trung Quốc rất thành công trong việc thu hút FDI và nền kinh tế phát triển với tốc độ cao nhất thế giới trong nhiều năm liền, không thể không nói đến vai trò của các TNCs hàng đầu thế giới mà Trung Quôc thu hút được vào kinh doanh ở Trung Quôc trong những năm vừa qua. Năm 2002, Trung Quốc đã thu hút được 400/500 TNCs hàng đầu thế giới vào kinh doanh tại nước họ. Các TNCs này không những chỉ đầu tư và kinh doanh tại Trung Quốc mà họ còn chuyển đại bản doanh của họ tại khu vực Châu á đến Thượng Hải, Bắc Kinh, Quảng Châu. Sự biến động của quy mô dự án FDI tương đối rõ rệt. Trong thời kỳ 1991- 1995 bình quân mỗi dự án FDI là 11,6 triệu USD, thời kỳ 1996- 2000 là 12,37 triệu USD và thời kỳ 2001- 2005 là 5 triệu USD. Việc giảm quy mô bình quân của dự án FDI ở nước ta là một xu hướng đáng buồn, thể hiện số dự án có quy mô lớn giảm xuống, còn số dự án của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tăng lên. Có thể trong thời gian tới đây, quy mô dự án sẽ chuyển biến theo hướng tích cực khi có nhiều dự án đầu tư lớn đang chờ được cấp phép. -Theo địa phương Các nhà đầu tư nước ngoài đã có mặt ở tất cả các địa phương trong cả nước, ở cả 65tỉnh thành phố nhưng phân bố không đều. FDI tập trung ở thành phố HCM và các tỉnh lân cận chiếm hơn một nửa vốn đăng ký của cả nước (với 28,66 tỷ USD chiếm 56% vốn đăng ký). Tiếp theo là Hà Nội và các tỉnh lân cận chỉ chiếm chưa đầy ½ số lượng vốn ở khu vực phía Nam, với 13,42 tỷ USD chiếm 26,3% vốn đăng ký. Nếu tính cả các tỉnh thuộc khu vực đồng bằng sông Hồng thì tổng số vốn đầu tư chiếm tới trên 75% vốn đăng ký của cả nước. Sự phân bố không đều vốn FDI chủ yếu là do nhân tố địa lý- tự nhiên quyết định. Những nơi có cảng biển, sân bay, hệ thống đường giao thông thuận tiện, điện nước tốt và các dịch vụ phát triển tốt là những nơi hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài đến lập nghiệp. Các dự án khách sạn, văn phòng và khu căn hộ cho thuê được đầu tư chủ yếu ở 2thành phố lớn là thành phố HCM, Hà Nội và một vài địa phương có điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch như Bà Rịa- Vũng Tàu và Khánh Hoà… Số dự án và vốn đăng ký tập trung chủ yếu tại các vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (gồm thành phố HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa- Vũng Tàu, Tây Ninh, Bình Phước, Long An) đã chiếm 58,6% tổng vốn đăng ký của cả nước.Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc chiếm 27,5% tổng vốn đăng ký của cả nước. Tính tới ngày 31/12/2005, 10 tỉnh thành đứng đầu trong thu hút FDI của Việt Nam theo thứ tự là: Thành phố HCM, Hà Nội, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa- Vũng Tàu, Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Long An, Hải Dương, Thanh Hoá, Quảng Ninh. Bảng4: FDI vào Việt Nam theo địa phương (Giai đoạn 1988- 2005, chỉ tính các dự án còn hiệu lực ) STT Địa phương Số DA Tỷ trọng (% ) Tổng VĐT (1000 USD) Tỷ trọng ( %) Vốn pháp định (1000 USD) 1 - TP Hồ Chí Minh 1.869 31,0 12.239.898 23,99 5.862.546 2 - Hà Nội 654 10,85 9.319.622 18,27 4.003.496 3 - Đồng Nai 700 11,61 8.494.859 16,65 3.347.156 4 - Bình Dương 1.083 17,96 5.031.857 9,86 2.113.531 5 - Bà Rịa- Vũng Tàu 120 1,99 2.896.444 5,68 1.029.058 6 - Hải Phòng 185 3,07 2.034.582 3,99 840.362 7 -Vĩnh Phúc 95 1,58 773.943 1,52 307.344 8 - Long An 102 1,69 766.080 1,5 327.589 9 - Hải Dương 77 1,28 720.072 1,41 286.597 Tổng số 6.030 100 51.017.946 100 22.684.982 Nguồn: Bộ kế hoạch và Đầu tư - Theo hình thức đầu tư Trước khi xảy ra khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực Châu Á thì hinh thức DNLD được các nhà đầu tư nước ngoài ưu thích nên tỷ lệ các dự án DNLD chiếm tỷ trọng cao so với các hình thức FDI khác. Sau khi cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực nổ ra thì ngày càng nhiều các dự án DNLD xin chuyển đổi sang hình thức 100% VNN. Tính cho đên hết năm 2004, các dự án đầu tư trực tiếp vào nước ta mới chỉ được phép đầu tư trong 4 hình thức được quy định trong luật ĐTNN. Đến năm 2005, các nhà đầu tư nước ngoài được phép đầu tư trong 6 hình thức FDI. Ngoài 4 hình thức cũ, các nhà đầu tư nước ngoài còn được phép đầu tư vào 2 hình thức mới là công ty cổ phần FDI và công ty quản lý vốn (thí điểm ). Tính chung đến hết ngày 31- 12 năm 2005, cơ cấu FDI vào Việt Nam theo hình thức được phân bổ như sau: Bảng5: Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hình thức đầu tư 19888-2005 (Tính tới ngày 31- 12- 2005. Chỉ tính các dự án còn hiệu lực ) STT Hình thức đầu tư Dự án Vốn đầu tư Tổng số DA Tỷ trọng (%) Tổng số vốn(1000 USD) Tỷ trọng (%) 1 100% VNN 4.504 74,7 26.041 51,0 2 DNLD 1.327 22,0 19.180 37,6 3 HĐHTKD 184 3,05 4.710 8,17 4 BOT 6 0,1 1.370 2,7 5 Công ty cổ phần 8 0,13 199 0,4 6 Công ty quản lý vốn 1 0,02 55,5 0,11 Tổng số 6.030 100 51.017 100 Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài và Bộ kế hoạch và Đầu tư Qua bàn5 ta thấy: Tính đến hết năm 2005, hình thức 100% VNN chiếm tới gàn 75% số dự án và 51% vốn đăng ký. Hình thức DNLD chiếm 22% số dự án và 37,6% vốn đăng ký. Chỉ có khoảng 3% số dự án và 11,4% vốn đăng ký là thuộc về 3 hinh thức đầu tư còn lại. Như vậy có thể thấy rằng các nhà đầu tư nước ngoài ưa thích đầu tư vào hình thức 100% VNN. Hình thức DNLD cung không được ưa chuộng vì tính phức tạp của hình thức này trong quản lý và điều hành. Tuy nhiên số liệu này cũng cho thấy, quy mo của các dự án 100% VNN thường là nhỏ, đầu tư vào những ngành ít rủi ro. Trong khi đó, các dự án liên doanh thường đầu tư vào những lĩnh vực mà nếu đầu tư 100% VNN thì sẽ ít chắc chắn vì nhà đầu tư nước ngoài ít am hiểu lĩnh vực này hoặc ít am hiểu thị trường Việt Nam. Hình thức BOT được chính phủ ưu đãi nhiều hơn so với các hình thức FDI khác như không thu tiền thuê đất, thời hạn thực hiện dự án thường là dài nhưng có rất ít các nhà đầu tư nước ngoài lựa chòn, chủ yếu là do tính chất cục bộ rất lớn. Đây là thực tế cần được nghiên cứu và có các giải pháp tháo gỡ kịp thời để khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư bằng hình thức BOT; hoàn thiện và hiện đại hoa cơ sở hạ tầng của quốc gia nhằm hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài mới và phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. * Vốn đầu tư đăng ký bổ sung. Giai đoạn 2001- 2005, số dự án tăng vốn hàng năm có xu hướng tăng lên theo tốc độ 151,9%; 113,7%; 119,5%,122.1%. Sở dĩ năm 2001 có tốc độ tăng vọt của các dự án xin tăng vốn là do trong các năm trước, các nhà đầu tư nước ngoài đang phải đối mặt với những khó khăn của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực. Tính chung cho cả giai đoạn, số dự án tăng vốn đạt 2127 dự án, tăng là 257,8% so với giai đoạn 1996- 2000 là 825 dự án. Vốn đăng ký tăng thêm giai đoạn 2001- 2005 đạt 6.973 triệu USD so với 4113 triệu USD giai đoạn 1996- 2000, tăng 169,5% trong đó vốn cấp mới giai đoạn 2001- 2005 lại chỉ bằng 60% giai đoạn 1996- 2000. Riêng năm 2005 đã có 607 dự án xin tăng vốn với số vốn đăng ký là 2070 triệu USD bằng 48,5% vốn cấp mới, gần bằng số vốn cấp mới của năm 2003. So với năm 2004, tuy số dự án tăng vốn năm 2005 nhiều hơn tăng 122,13% nhưng số vốn đăng ký lại tăng không đáng kể. Điều đó chứng tỏ các dự án xin tăng vốn của năm 2005 hầu hết là quy mô nhỏ, và có thể luận ra rằng các dự án quy mô nhỏ làm ăn hiệu quả hơn quy mô lớn. Một số dự án tăng vốn trong năm có quy mô tương đối như: CTLD LARKHALI Việt Nam tăng 62,5 triệu USD, công ty Honđa Việt Nam tăng 58 triệu USD, công ty TNHH Hoya Việt Nam tăng 55 triệu USD, công ty phát triển quốc tế Thế kỷ tăng 46,9 triệu, công ty Uni- President tăng 46,5 triệu USD. Trong năm 2005, các dự án trong khu công nghiệp có 359 lượt tăng vốn với tổng số vốn đăng ký tăng thêm là 1032 triệu USD chiếm gần 50% vốn tăng thêm và tăng 3,8% so với cùng kỳ năm trước. Các khu công nghiệp trên địa bàn Đồng Nai, Bình Dương, TP HCM và Hà Nội thực hiện tăng vốn nhiều nhất, chiếm hơn ¾ tổng vốn đầu tư tăng thêm trong các khu công nghiệp của cả nước. * Tình hình thực hiện dự án và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của khu vực có vốn FDI @ Chỉ tiêu đề án - Căn cứ vào mục tiêu đề ra tại NĐ số 09/2001/NĐ - CP ngày 28 tháng 8 năm 2001 của Chính phủ về tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả FDI giai đoạn 2001-2005, mục tiêu thu hút vốn thực hiện cho giai đoạn này là 12 tỷ USD (Trung bình 2,4 tỷ USD/năm). Dựa trên tình hình thực tế trong những năm qua, Bộ Kế hoạch đầu tư đã dự kiến vốn thu hút mới trong năm 2005 là 3,1 tỷ USD. @ Kết quả thực hiện. - Vốn thực hiện (VHT) trong giai đoạn 2001-2005 đạt 13,822 tỷ USD, tăng 2,6% so với giai đoạn 1996-2000, trong khi vốn cấp mới tăng gần gấp đôi về số lượng. Tính trung bình VHT đạt 2,76 tỷ USD/1năm, cao hơn mục tiêu đặt ra cho cả giai đoạn 2001-2005 là 2,4 tỷ USD. Đó cũng là kết quả của sự cố gắng nhiều mặt ở mọi cấp, mọi ngành trong nền kinh tế nước ta thời gian qua trong việc cải thiện môi trường đầu tư. Riêng trong năm 2005 đạt 3,3 tỷ USD tăng 15,4% so với năm 2004 và vượt so với dự kiến ban đầu (mục tiêu năm 2005 là 3,1 tỷ USD). Trong đó, đa số là vốn thực hiện trong ngành công nghiệp (kể cả dầu khí) và xây dựng chiếm 65%, trong lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp chiếm 7% và vào dịch vụ chiếm 28%. - Trong 5 năm vừa qua, chúng ta có những tiến bộ đáng kể trong việc thực hiện quản lý Nhà nước trong các khâu thẩm định, cấp giấy phép đầu tư, triển khai các dự án đi vào hoạt động. Cụ thể là: +Việc thẩm định cấp giấy phép đầu tư đã có những tiến bộ như: (a) quá trình thẩm định cần được cải tiến cả về thủ tục và hồ sơ. (b) đã áp dụng ngày càng nhiều phương thức đăng ký dự án nhất là các dự án đầu tư vào các KCN, KCX. (c) thời hạn thẩm định và cấp giấy phép đầu tư được rút ngắn rất nhiều so với trước đây. Một số địa phương lập kỷ lục về thời gian từ khi nhận hồ sơ đến khi cấp giấy phép đầu tư chỉ trong vòng 1-2 ngày . + Việc triển khai thực hiện các dự án FDI cũng có những tiến bộ kể như lộ trình áp dụng cơ chế một giá về cơ bản đã được giảm bớt như thủ tục cấp phép quyền sử dụng đất, giải phóng mặt bằng, nhập khẩu vật tư thiết bị, cấp phép xây dựng… + Việc quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh nghiệp FDI có những tiến bộ đáng kể thể hiện ở một số chủ trương đã được quy định trong luật thuế, luật hải quan tạo điều kiện cho các doanh nghiệp FDI được chủ động trong việc tính thuế phải nộp, giảm thiểu thời gian và chi phí làm thủ tục hải quan. Tình trạng thanh tra, kiểm soát cũng được cải thiện rõ rệt hơn trước. - Doanh thu của một khu vực FDI giai đoạn 2001-2005 đạt hơn 77,9 tỷ USD, tăng gần 2,9 lần so với giai đoạn 1996-2000, đạt mức trung bình gần 15,6 tỷ USD/năm so với mức trung bình 5,4 tỷ USD giai đoạn 1996-2000. Đây thực là một đóng góp to lớn vào sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam những năm gần đây. Riêng trong năm 2005, khu vực FDI đạt mức 21 tỷ USD tăng 16.7% so với năm 2004. Ước cả năm 2005, sản xuất công nghiệp cua khu vực FDI tăng 21% cao hơn mức tăng trưởng chung của công nghiệp cả nước (khoảng 16,5%). Nguyên nhân chủ yếu là do thị trường xuất khẩu của một số sản phẩm công nghiệp được mở rộng, giá dầu thô tăng cao và trong năm có thêm nhiều doanh nghiệp FDI mới chính thức đi vào hoạt động. - Kim ngạch xuất nhập khẩu (KNXK) giai đoạn 2001-2005 đạt 83,317 tỷ USD tăng gấp 3,2 lần giai đoạn 1996-2000. Tính chung cho cả giai đoạn 2001-2005, KNXK đạt gần 16,7 tỷ USD/năm so với mức trung bình 5,2 tỷ USD giai đoạn 1996-2000. Tính chung của cả giai đoạn 2001-2005, khu vực FDI xuất siêu được 5,8 tỷ USD. Đây là một thành tựu đáng kể khi nền kinh tế Việt Nam đang còn gặp nhiều khó khăn trong việc cân đối ngoại tệ để đáp ứng yêu cầu phát triển của nền kinh tế trong nước, đồng thời góp phần cân bằng cán cân thương mại. Riêng trong năm 2004 và chiếm 56% tổng KNXK là 15,9 tỷ USD (tăng 20% so với năm 2004 và chiếm 56% tổng KNXK của cả nước). Nhập khẩu của khu vực FDI đạt 13,1 tỷ USD, tăng 19,4% so với năm 2004, chiếm 34% tổng kim ngạch NK của cả nước. Như vậy, nếu không tính xuất khẩu dầu thô, năm 2005 khu vực FDI xuất siêu 2,8 tỷ USD - một con số ban đầu thật đáng ghi nhận. -Nộp ngân sách của khu vực FDI tính chung của cả giai đoạn 2001-2005 là 3,55 tỷ ÚD, tăng gần 2,4 lần giai đoạn 1996-2000. Riêng trong năm 2005, nộp ngân sách của khu vực FDI đạt con số kỷ lục, vượt ngưỡng 1 tỷ ÚD (1,29 tỷ USD), tăng 39,5% so với năm 2004 và chiếm 12% tổng thu ngân sách Nhà Nước, -Số việc làm được tạo ra trong giai đoạn 2001-2005 có xu hướng tăng dần và nhiều hơn các năm giai đoạn 1996-2000. Riêng năm 2005, khu vực FDI đã tạo thêm việc làm cho 14 vạn lao động, đưa tổng số lao động trực tiếp lên khoảng 90 vạn người. -Trong năm 2005, có gần 200 doanh nghiệp FDI chính thức đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh, đưa tổng số doanh nghiệp FDI đang hoạt động trong nền kinh tế Việt Nam lên con số hơn 3000 doanh nghiệp. Tình hình hoạt động và triển khai của các dự án trong KCN, KCX diễn ra nhanh và thuận lợi. Xu hướng mở rộng hoạt động và xin tăng vốn của các doanh nghiệp trong KCN, KCX tiếp tục gia tăng. Giá trị sản xuất công nghiệp của các doanh nghiệp trong KCN, KCX ước đạt 14 tỷ ÚD, tăng 25% so với năm 2004 và tăng lớn hơn so với tốc độ tăng trưởng công nghiệp FDI nói chung là 21%. Giá trị xuất khẩu đạt gần 6 tỷ USD, giá trị xuất khẩu gần 6 tỷ USD, giá trị NK đạt gần 8 tỷ USD, nộp ngân sách tăng và đạt 650 triệu USD. 3. Đánh giá thực trạng thu hút và triển khai các dự án FDI tại Việt Nam thời gian qua. 3.1 Ưu điểm. -Số dự án FDI và lượng vốn FDI thu hút được có xu hướng tăng lên qua các năm. Cơ cấu FDI đã có sự chuyển biến theo hướng tích cực- Tăng tỷ trọng của lĩnh vực dịch vụ, các dự án cấp mới trong lĩnh vực dịch vụ chiếm trên 37% VĐK. -Quy mô bình quân một dự án FDI cũng có xu hướng tăng từ 2,08 triệu USD năm 2002 lên 4,6 triệu ÚD năm 2005. Chất lượng cảu các dự án mới và các dự án tăng vốn trong năm 2005 có chuyển biến tích cực. Đã thu hút được một số dự án có quy mô lớn, sử dụng công nghệ tiên tiến như dự án xây dựng hệ thống điện thoại di động CDMA, dự án đầu tư nghiên cứu phát triển và sản xuất mô tơ chính xác cao của tập đoàn NIDEC, dự án nghiên cứu, phát triển và sản xuất các thiết bị âm thanh siêu nhỏ của tập đoàn SINION, các dự án mở rộng sản xuất của Canon… -Tổng số dự án tăng vốn có xu hướng tăng từ 241 dự án năm 2001 lên 607 dự án năm 2005. Tổng số vốn tăng thêm cũng tăng từ 632 triệu USD năm 2001 lên 2070 triệu USD năm 2005. -Số dự án giải thể được thời hạn có xu hướng giảm từ 452 dự án giai đoạn 1996-2000 xuống 371 dự án giai đoạn 2001-2005. Tính riêng trong giai đoạn 2001-2005, năm 2001 giải thể 94 dự án, nhưng đến năm 2005 chỉ có 51 dự án bị giải thể trước thời hạn. Tỷ lệ các dự án tạm ngừng triển khai và bị rút giấy phép trước thời hạn có xu hướng giảm. Tổng số vốn giải thể giai đoạn 2001-2005 giảm đi so với giai đoạn trước( giảm từ 6756 triệu USD giai đoạn 1996-2000 xuống 5041 triệu USD giai đoạn 2001-2005). -Các dự án đi vào hoạt động kinh doanh có hiệu quả, thực hiện tốt các nghĩa vụ nộp ngân sách và có tác động khá tốt đến nền kinh tế Việt Nam. Doanh thu NKXK, nộp ngân sách đều tăng với tốc độ nhanh. Giải quyết thêm được nhiều chỗ làm việc cho người lao động. Khu vực kinh tế FDI thực sự đóng góp khá lớn vào sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam những năm qua, tạo đà cho sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam những năm tiếp theo. -FDI đã đóng góp đáng kể vào việc gia tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế và quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế cảu đất nước. Vốn FDI đã tạo ra khoảng trên dưới 15% GDP của Việt Nam giai đoạn 2001-2005. -Ngày càng nhiều dự án của các tập đoàn đa quốc gia quay trở lại đầu tư và mở rộng sản xuất tại Việt Nam. Đến nay đã có 95 công ty đa quốc gia đầu tư vào 230 dự án FDI tại Việt Nam với tổng VĐK ( kể cả tăng vốn) là 10,6 tỷ ÚD, chiếm 20% tổng VĐK. Hầu hết các công ty nói trên đầu tư vào các dự án có quy mô lớn ( bình quân trên 45 triệu USD/dự án). -Nhận thức được lợi ích do hoạt động FDI mang lại cho nền kinh tế quốc gia, chính phủ đã chỉ đạo tiếp tục đẩy mạnh thu hút FDI và cải thiên mạnh mẽ môi trường đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Thủ tướng và Phó thủ tướng chính phủ đã trực tiếp tham gia các diễn đàn doanh nghiệp tổ chức trong nước và nước ngoài chủ trì hội nghị gặp mặt các nhà đầu tư,lắng nghe tiếng nói tâm tư,nguyện vọng của các nhà đầu tư, có những giải thích và chỉ đạo kịp thời nhằm tháo gỡ khó khăn trở ngại cho các doanh nghiệp FDI tạo môi trưòng thuận lợi hơn cho việc thu hút FDI. -Công tác xúc tiến đầu tư trong 5 năm qua đã có những chuyển biến tích cực và có những đổi mới trong phương thức xúc tiến đầu tư. Công tác xúc tiến đầu tư được chính phủ và địa phương chú trọng thông qua hoạt động đối ngoại như ngày Việt Nam tại các nước, đoàn Chính phủ thăm Hoa kỳ, Nhật bản, Trung Quốc, Singapore…Các bộ, ngành và địa phương cũng đã bước đầu chủ động xây dựng những chương trình xúc tiến cho riêng ngành và địa phương mình, xúc tiến đầu tư và kêu gọi đầu tư đối với các tập đoàn đa quốc gia, từng dự án cụ thể. Hội thảo xúc tiến đầu tư trong và ngoài nước đã có những chuyển biến tích cực về số lượng và chất lượng. Số lượng các đoàn đi tìm hiểu về đầu tư vào Việt Nam trong những năm gần đây tăng lên, đặc biệt là năm 2005. 3.2. Hạn chế -Tuy số dự án FDI và lượng vốn FDI thu hút được có xu hướng tăng nhưng tốc độ tăng lại không ổn định. Mặc dù năm 2005 FDI đạt mức tăng trưởng cao, nhưng kết quả thu hút FDI trong những năm qua vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, vẫn thấp hơn mức đạt được của năm 1996. -Tuy quy mô bình quân một dự án FDI có xu hướng tăng nhưng quy mô thực của một dự án rất nhỏ. Trong các năm 2002 đến 2004 quy mô binh quân một dự án chỉ từ 2 tỷ đến 3 tỷ USD, đến năm 2005 mới đạt 4,6 tỷ USD. So với giai đoạn 1996. -Sức ép cạnh tranh quốc tế gai tăng cùng với tiến trình hội nhập trong điều kiện tiêm lực kinh tế của Việt Nam còn yếu, khả năng cạnh tranh còn thấp, cơ sở hạ tầng còn yếu kém, chất lượng tăng trưởng kinh tế và hiệu quả đầu tư chưa cao…làm kém đi tính hấp dẫn đó với FDI với tư cách là một đối tác đầu tư trực tiếp. -Những biến động khó lường trên thị trường thế giới nhất là giá dầu, giá vàng và một số mặt hàng káhc có tác động tiêu cực đến nền kinh tế Việt Nam, trong đó có hoạt động FDI. *Nguyên nhân chủ quan. @ Về quan điểm của các bộ, ngành còn thiếu thống nhất trong từng dự án cụ thể. Việc cấp giấy phép cho một số dự án FDI còn bị nhiều cơ quan quản lý Nhà nước lên tiếng phản đối khi dự án đi vào giai đoạn triển khai thực hiện. Mặc dù, trong giai đoạn thẩm định cấp giấy phép đầu tư, cơ quan này cũng đã đồng ý cho cấp giấy phép, hoặc là cũng không phản đối, nhưng thấy các cơ quan quản lý nhà nước khác phản đối họ cũng bắt đầu phản đối. @ Về pháp luật chính sách liên quan đến FDI Việc sửa đổi Luật ĐTNN năm 1996 có tác động tiêu cực đến môi trường pháp lý của nước ta, gây tâm lý lo ngại đối với các nhà đầu tư. Luật sửa đổi 1996 đã xoá đi rất nhiều ưu đãi đối với doanh nghiệp FDI, đặc biệt là xoá bỏ quy định miễn thuế nhập khẩu đối với một số vật tư, thiết bị, phương tiện vật chất để hình thành các cơ sở sản xuất kinh doanh. Việc sửa đổi Luật đầu tư nước ngaòi 2000 đã khắc phục được nhược điểm của lần sửa đổi trước đó. Tuy vậy, rất đáng tiếc là nhiều ý tưởng mời phù hợp với yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế và với Luật doanh nghiệp của Việt Nam đã được dự thảo nhưng không được Quốc hội thông qua. Ví dụ như các hình thức công ty như công ty cổ phần, công ty hợp doanh, công ty quản lý và chủ trương cho doanh nghiệp FDI phát hành cổ phiếu ở trong nước và ở nước ngoài… Việc ban hành các văn bản dưới luật ( Nghị định và thông tư hướng dẫn) còn chậm, gây khó khăn cho việc chỉ đạo và thực hiện của các dự án FDI. Ví dụ như Luật đầu tư chung đã được Quốc hội khoá XI thông qua và có hiệu lực từ ngày 1/7/2006 nhưng cho đến nay vẫn chưa có Nghị định quy định chi tiết thi hành luật và các văn bản pháp lý khác của các bộ ngành cũng phải chờ nghị định này ra đời rồi mới nghiên cứu ban hành được. Sự thay đổi một số chính sách của nhà nước và tình trạng thiết nhất quán, thiếu minh bạch trong chính sách và pháp luật đang là tình trạng phổ biến ở nước ta. Có thể kể ra nhiều ví dụ “đã làm cho các nhà đấu tư lao đao như chủ trương cấm xuất khẩu gỗ tròn, gỗ xẻ đã gây ra sự phá sản cho hàng chục doanh nghiệp FDI. Trong việc sản xuất rượu bia, nước giải khát, lúc thì cho, lúc, lại hạn chế FDI , trong khi đó thuế tiêu thụ đặc biệt đã thu trên một nửa sản phẩm của doanh nghiệp. Chủ trương đối với thuốc lá điếu cũng không minh bạch nên khi Hải Phòng đàm phán được một dự án lớn dành cho xuất khẩu được nhiều Bộ ủng hộ, chỉ vì Tổng công ty thuốc lá phản đối mà Chính phủ không cho phép thực hiện. Chủ trương không khuyến khích đầu tư nước ngoài vào ngành xi măng, rồi chủ trương giao cho doanh nghiệp Nhà nước mấy nghìn tỷ đồng tiền vốn ưu đãi để xây dựng nhà máy sản xuất ôtô vận tải trong khi nhà nước đã có nhiều nhà máy loại này mới sử dụng 10% công suất và để chế tạo thép mà đã có một dự án FDI tương tự bị từ chối cấp giấy phép…đã hạn chế hoạt động FDI trong những ngành này” Cơ chế, chính sách định hướng thu hút FDI chưa thật minh bạch và đủ hấp dẫn . Việc thực thi pháp luật, cũng như các quyết định của Chính phủ còn nhiều nhược điểm. Một số địa phương đã đề ra các quy định vượt quá thẩm quyền như miễm giảm thuế cho các dư án FDI nhiều hơn với thời hạn dài hơn các khung pháp lý mà Quốc hội đã thông qua – đã gây ra tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các địa phương trong một vùng lãnh thổ làm thiệt hại đến quyền lợi của Việt Nam. Một số bộ đã không chấp hành nghiêm chỉnh quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Điển hình là Bộ công nghiệp và tổng công ty điện lực Việt Nam cho đến nay vẫn chưa hoàn thành việc hoàn trả vốn đầu tư cho các doanh nghiệp FDI ứng trước để xây dựng lưới điện ngoài hàng rào doanh nghiệp mà lẽ ra phải hoàn thành chậm nhất là năm 2001. Chủ trương giảm chi phí kinh doanh cho các nhà đầu tư nước ngoài và thống nhất giá cả dịch vụ giữa doanh nghiệp FDI với daonh nghiệp trong nước , trong đó có việc giảm giá cước viễn thông quốc tế, giảm giá cước dịch vụ vận tải, bến cảng hàng không và cảng biển quốc tế, dịch vụ quảng cáo trên truyền hình…đã thực hiện quá chậm so với đòi hỏi cải thiện môi trường đầu tư và sự chỉ đạo của chính phủ. Rõ ràng là đã nảy sinh tình trạng đối lập giữa lợi ích cục bộ của từng ngành, từng địa phương, từng doanh nghiệp với lợi ích dân tộc, trong khi môi trường đầu tư cần được cải thiện, cần giảm mạnh chi phí cơ hội cho các dự án FDI, thực hiện bình đẳng về mặt luật pháp g

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docB0203.doc
Tài liệu liên quan