Đề tài Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam

Tính đến hết năm 2007, qua 16 năm thực hiện ĐTRNN, Việt Nam có 265 dự án ĐTRNN còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư 2,006 tỷ USD, vốn thực hiện đạt khoảng 800 triệu USD, chiếm 40% tổng vốn ĐTRNN. Quy mô vốn đầu tư bình quân đạt 7,5 triệu USD/dự án. Qua từng giai đoạn, quy mô vốn đầu tư đã tăng dần, điều này cho thấy tác động tích cực của khuôn khổ pháp lý đối với hoạt động ĐTRNN của các doanh nghiệp Việt Nam; cũng như sự trưởng thành về mọi mặt của doanh nghiệp nhà nước tham gia vào hoạt động ĐTRNN.

Trong giai đoạn 1989-1998, trước khi ban hành Nghị định số 22/1999/NĐ-CP nói trên, có 18 dự án ĐTRNN với tổng vốn đăng ký trên 13,6 triệu USD; quy mô vốn đầu tư bình quân đạt 0,76 triệu USD/dự án.

Trong thời kỳ 1999-2005 sau khi ban hành Nghị định số 22/1999/NĐ-CP, có 131 dự án ĐTRNN với tổng vốn đăng ký đạt 731,4 triệu USD, gấp 7 lần về số dự án và gấp 53 lần về tổng vốn đầu tư đăng ký so với thời kỳ 1989-1998; quy mô vốn đầu tư bình quân đạt 5,58 triệu USD/dự án, cao hơn giai đoạn 1989-1998.

 

doc28 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 2751 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hiện nay thì hoạt động đầu tư nước ngoài cũng từng bước đi vào chiều sâu trong cơ chế thị trường luôn nhiều biến động. Vì vậy cần thiết phải có một đội ngũ cán bộ tiếp nhận và hướng dẫn đầu tư có trình độ năng lực sâu sát để phân tích tình hình, lựa chọn đối tác đầu tư đúng như mục tiêu đề ra. Đặc bịêt điều quan trọng nhất trong đội ngũ lao động của doanh nghiệp là những nhà quản lý và điều hành phải có trình độ hiểu biết, trước hết là ở lĩnh vực mà mình đang kinh doanh, biết khai thác triệt để mọi nguồn lực trong doanh nghiệp và tận dụng mọi cơ hội đầu tư…Bên cạnh đó đội ngũ công nhân viên làm việc cho doanh nghiệp cũng phải có trình độ kỹ thuật cao, tác phong làm việc công nghiệp… các thành viên trong doanh nghiệp phải biết đoàn kết đưa doanh nghiệp trở thành một lực lượng vững mạnh trên thị trường. Mặt khác do sự khác biệt về ngôn ngữ, khác biệt về văn hoá, tập quán, luật pháp mà các doanh nghiệp khi đầu tư ra nước ngoài phải nhận thức được sâu sắc về nhiều mặt, tính độc lập cao. Và kỹ năng xử lý các tình huống, nhận thức được tầm quan trọng của nguồn nhân lực. Trước khi đầu tư ra nước ngoài các doanh nghiệp cần phải xem xét kỹ trình độ của công nhân viên rồi mới tiến hành hoạt động đưa họ ra nước ngoài, làm sao để họ có thể thích ứng được với môi trường làm việc mới. Có như vậy thì hoạt động sản xuất kinh doanh mới có thể thành công, đem lại hiệu quả. 5.2. Về phía nhà nước - Tăng cường hoạt động thúc đẩy, hỗ trợ đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Nhà nước bằng các biện pháp như ban hành các quy chế khuyến khích, hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp thực hiện đầu tư ra nước ngoài. - Tăng cường hợp tác quốc tế với các nước trên thế giới về mọi mặt để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam thực hiện đầu tư ra nước ngoài một cách thuận lợi hơn bằng việc ký kết các hiệp ước, các thoả thuận , cam kết về hợp tác kinh tế giữa các nước. Như Hiệp định đầu tư song phương giữa Việt Nam và Hoa Kỳ .. Chương II. THỰC TRẠNG ĐTTTRNN CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 1. Những cơ hội và thách thức đối với DN VN trong hoạt động ĐTTTRNN 1.1. Sự kiện: - Việc gia nhập WTO Ngày 7/11/2006, Việt Nam chính thức trở thành thành chính thức thứ 150 của tổ chức WTO qua 11 năm và hơn 200 cuộc đàm phán. Dù lâu nhất, nhiều nhất trong các đàm phán giữa Việt Nam với các tổ chức quốc tế, nhưng chúng ta vẫn kiên trì cho mục đích gia nhập tổ chức thương mại này. Bởi đây thực sự là sân chơi lớn mang tính toàn cầu. Sau khi gia nhập, Việt Nam sẽ tăng vị thế của mình trên trường quốc tế; có điều kiện chủ động tham gia chính sách thương mại toàn cầu; đồng thời tập trung xây dựng, điều chỉnh hệ thống luật pháp minh bạch, phù hợp xu thế chung, thu hút các nhà đầu tư trong nước và ngoài nước... Việt Nam đang phấn đấu cho mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Gia nhập WTO, chúng ta sẽ được bình đẳng tham gia thị trường toàn cầu để phát triển kinh tế, thương mại, thu hút đầu tư và hàng hóa, dịch vụ sẽ không bị phân biệt đối xử, sẽ dỡ bỏ được nhiều rào cản và được hưởng những ưu đãi dành cho thành viên WTO. Như vậy cơ hội đầu tư ra nước ngoài sẽ được mở rộng cửa đối với các doanh nghiệp Việt Nam. - Kí kết hiệp định thương mại song phương với Mỹ Hiệp định thương mại song phương Việt Nam- Hoa Kỳ có hiệu lực vào ngày 10/12/2001, đã bình thường hóa quan hệ thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Hiệp định đã mở ra thị trường Hoa Kỳ khổng lồ cho các nhà xuất khẩu Việt Nam trên cơ sở cạnh tranh bình đẳng với các nước khác. Các cam kết toàn diện trong hiệp định sẽ không những thức đẩy thươg mại 2 chiều giữa 2 nước mà còn tăng thêm tính hấp dẫn của môi trường đầu tư tại Việt Nam đối với các nhà đầu tư Hoa Kỳ và các nước khác. 1.2. Những cơ hội: Doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội lựa chọn địa chỉ đầu tư thích hợp, từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Trong bối cảnh xu hướng tự do hoá đầu tư đang diễn ra mạnh mẽ như hiện nay các quốc gia trên thế giới hầu hết đều thực thi những biện pháp khuyến khích nhằm kêu gọi vốn đầu tư từ bên ngoài. Điều kiện đó đã mở ra cho các doanh nghiệp Việt Nam cơ hội nâng cao hiệu quả sử dụng vốn bằng việc đầu tư vào những nơi có khả năng mang lại tỷ suất lợi nhuận cao. Điểm đến của đầu tư không bị bó hẹp trong khuôn khổ địa lý một quốc gia mà được mở rộng ra các nước trong khu vực cũng như trên toàn thế giới . Các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội mở rộng thị trường tiêu thụ. Hoạt động thương mại là một trong những bước cơ bản đầu tiên trong lộ trình xâm nhập thị trường nước ngoài, nhưng để thực sự tồn tại lâu dài tại thị trường các nước trên thế giới, doanh nghiệp nhất thiết phải thành lập các chi nhánh ở nước ngoài thông qua các hình thức như doanh nghiệp liên doanh hay doanh nghiệp 100% vốn. Đây chính là kinh nghiệm thành công và lớn mạnh của các công ty xuyên quốc gia trên thế giới. Việt Nam đang trong tiến trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới, các sản phẩm của Việt Nam bước đầu nhận được sự đánh giá khá cao của người tiêu dùng nước ngoài. Nhưng trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay, cùng với việc các quốc gia đặc biệt là các nước phát triển thường sủ dụng những biện pháp thương mại rất tinh vi để hạn chế khả nâng xâm nhập của hàng hoá nước ngoài vào thị trường nước họ, thì đầu tư trực tiếp ra nước ngoài trở thành hoạt động kinh tế hữu ích giúp cho các doanh nghiệp mở rộng thị trường tiêu thụ, tạo thế vững chắc và bổ sung cho sự phát triển của các chi nhánh và công ty mẹ ở trong nước. - Doanh nghiệp Việt Nam có điều kiện khai thác các nguồn lực sản xuất của nước ngoài để từ đó phát huy được lợi thế so sánh của nước mình. Thực tế cho thấy rằng, mỗi quốc gia đều có những nguồn lực sản xuất nhất định và tổng nguồn lực là hữu hạn. Đây chính là một nguyên nhân cơ bản khiến cho doanh nghiệp của quốc gia tìm kiếm cơ hội đầu tư ở quốc gia khác nhằm khai thác nguồn lực của nước đó để phát triển. Đồng thời cùng với quá trình khai thác là việc phát huy thế mạnh của mỗi doanh nghiệp. Những lợi thế sẽ không đem lại lơị nhuận một khi chúng không được triển khai trong thực tiễn. - Các doanh nghiệp Việt Nam có điều kiện tiếp xúc trực tiếp với các thị trường quốc tế về vốn, máy móc thiết bị, KHCN, từ đó có điều kiện tiếp thu công nghệ mới, hiện đại hơn, có điều kiện đổi mới cơ cấu sản xuất của doanh nghiệp. - Các doanh nghiệp Việt Nam có điều kiện tiếp thu kinh nghiệm quản lý tiên tiến, nâng cao trình độ tổ chức, quản lý sản xuất, nâng cao hiểu biết về luật pháp và ý thức chấp hành luật pháp, nâng cao khả năng cạnh tranh công bằng trên trường quốc tế và cả ở trong nước. 1.3. Những thách thức. Trở thành thành viên của tổ chức WTO, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có rất nhiều cơ hội mới để phát triển sản xuất. Tuy nhiên, bên cạnh đó cho các doanh nghiệp Việt Nam cũng phải đối mặt với rất nhiều thách thức. Muốn có thị trường toàn cầu thì Việt Nam cũng phải mở cửa thị trường nội địa cho các nước. Đây là thách thức trước tiên, bởi cả nước đang có số lượng rất đông, hơn 230.000 doanh nghiệp, nhưng phần lớn là vừa và nhỏ, năng lực cạnh tranh kém. Khi mở cửa hội nhập, vấn đề cạnh tranh giành nguồn lực con người sẽ diễn ra khốc liệt. Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam khá năng động và chuyển động rất nhanh khi môi trường kinh doanh thay đổi. Vượt qua được thách thức của sự cạnh tranh, Việt Nam sẽ tạo được môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng. Những doanh nghiệp nào trước đây dựa dẫm vào sự hỗ trợ, ưu đãi của chính sách thì nay buộc phải vươn lên, tự đứng bằng hai chân của mình... Các doanh nghiệp nước ngoài vào hoạt động ở Việt Nam sẽ dùng lương, dùng các chính sách ưu đãi để thu hút lao động, nhất là lao động có năng lực về làm việc cho mình. Thách thức này đòi hỏi các doanh nghiệp trong nước phải có chiến lược đào tạo, có cơ chế phù hợp nhằm “chiêu hiền đãi sĩ”, để giữ lao động. Đồng thời, phải có những đổi mới trong cách quản lý. Xu thế hiện nay, Nhà nước tập trung quản lý ở tầm vĩ mô, xây dựng hệ thống pháp luật, chính sách và kiểm tra việc thực hiện luật, chính sách đó; chuyển quyền quản lý trực tiếp cho các hiệp hội ngành hàng, tạo điều kiện bảo vệ được ngành hàng và hợp tác liên kết cùng phát triển. Thực tế đã cho thấy, khi chúng ta chuyển quản lý trực tiếp việc xuất khẩu gạo cho hiệp hội thực hiện đã tạo điều kiện để mọi thành phần đều có thể xuất khẩu gạo, thông qua sự quản lý của hiệp hội. Xu thế này tạo nên sự hợp tác, liên kết rất quan trọng - liên kết với nhau để tạo sức mạnh cho nhau và cùng phát triển.  Nếu biết và quyết tâm vượt qua tất cả những thách thức thì chúng ta sẽ phát triển. Nhiều người cho rằng, thách thức cũng là cơ hội mới, cuộc sống không có thử thách thì không còn là cuộc sống. Gia nhập WTO đem lại cho chúng ta nhiều cơ hội và nhiều thách thức. Có tận dụng được cơ hội, có vượt qua đựơc thách thức, biến thách thức thành cơ hội hay không hoàn toàn do sự đổi mới trong nhận thức cũng như hành động của các cấp, các ngành, do sự năng động của từng doanh nghiệp. Nhà nước mở cửa, có chính sách thu hút đầu tư, nhưng các địa phương và các doanh nghiệp không tha thiết thu hút đầu tư, thì chúng ta cũng không thể đạt mục tiêu đề ra. Bản thân việc gia nhập WTO không làm Việt Nam giàu lên hay nghèo đi mà chỉ là tạo cơ hội. Chúng ta tranh thủ được cơ hội thì sẽ phát triển, vượt qua đựơc thách thức thì sẽ tạo thêm cơ hội mới. Bởi vậy, đòi hỏi sự cố gắng của tất cả các bộ, ngành, các địa phương, nhất là sự lao động sáng tạo, liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp Việt Nam, tạo sức mạnh nội lực lớn hơn để phát triển nhanh hơn, bền vững hơn. , Tuy nhiên doanh nghiệp Việt Nam còn gặp phải nhiều thách thức lớn khi thực hiên hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Tiềm lực tài chính của đại đa số các doanh nghiệp Việt Nam còn yếu Tiềm lực tài chính yếu là nguyên nhân chính làm lượng vốn đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam chưa cao, nên sức cạnh tranh của các dự án này thấp hơn nhiều so với doanh nghiệp bản địa, cũng như doanh nghiệp đến từ các quốc gia khác. Tiềm lực tài chính yếu làm cho các doanh nghiệp chưa xây dựng được chiến lược kinh doanh dài hạn. Đa phần các dự án triển khai ở nước ngoài hiện nay còn mang tính chất thăm dò, thời gian thực hiện dự án ngắn. Nhiều dự án đã được bên nước ngoài cấp giấy phép nhưng không được triển khai do phía Việt Nam chưa tìm được nguồn vốn thực hiện. Các doanh nghiệp Việt Nam còn thiếu kinh nghiệm đầu tư ra nước ngoài . Việt Nam bắt đầu chính thức cho phép các doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài kể từ năm 1999, nhưng hoạt động này mới được quan tâm đến trong vòng 4, 5 năm trở lại đây và trên thực tế có rất ít các biện pháp của nhà nước khuyến khích cho hoạt động này. Trong khi đó một số nước trong khu vực như Singapore, Thailand, Malaysia lại khuyến khích các doanh nghiệp nước mình đầu tư ra nước ngoài từ cuối thập kỷ 80 của thế kỷ 20. Vì vậy doanh nghiệp các quốc gia đó đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm kinh doanh quốc tế và hiện đang là chủ đầu tư lớn của khu vực. Việc thiếu kinh nghiệm trong triển khai dự án ở nước ngoài khiến cho các nhà đầu tư Việt Nam lúng túng và gặp nhiều khó khăn. - Năng lực cạnh tranh tổng hợp cả các doanh nghiệp Việt Nam còn thấp khiến khả năng đầu tư ra nước ngoài chưa cao. Ngoài tiềm lực tài chính yếu, doanh nghiệp Việt Nam còn bộc lộ một số hạn chế như mức độ áp dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất chưa cao, hệ thống đại lý phân phối sản phẩm mỏng, chưa tạo dựng được thương hiệu có danh tiếng… nhũng tồn tại này.khiến khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam xét về tổng thể được các tổ chức quốc tế đánh giá không cao. Năng lực cạnh tranh yếu kém của doanh nghiệp là nguyên nhân chính khiến năng lực cạnh tranh tổng thể của nền kinh tế Việt Nam thấp. Theo công bố của diễn đàn kinh tế thế giới, năng lực cạnh tranhh của cả nền kinh tế Việt Nam đứng ở thứ hạng thấp và thiếu ổn định, năm 2000 là thứ 53/59, năm 2001 là 62/75, năm 2002 là 65/80. Năng lực cạnh tranh thấp khiến cho hiệu quả kinh doanh cuả doanh nghiệp Việt Nam cả trong và ngoài nước chưa cao. 2. Cơ chế chính sách khuyến khích ĐTTTRNN của Việt Nam Trong quá trình hội nhập kinh tế hiện nay, thì các quốc gia đều phải quan tâm đến hoạt động đầu tư. Tuy nhiên với các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam thì vấn đề quan tâm là làm sao có thể thu hút được nhiều vốn đầu tư nước ngoài nhất và ít quan tâm hỗ trợ đến vốn đầu tư ra. Trong khi đó thực tiễn chứng tỏ rằng hoạt động đầu tư ra nước ngoài càng tăng thì thị trường sản xuất kinh doanh càng được mở rộng, cơ hội kinh doanh càng tăng và làm động lực cho nền kinh tế trong nước phát triển. Do đó ở Việt Nam, tư duy về hoạt động đầu tư ra nước ngoài ngày càng thay đổi theo hướng ngày càng hợp lý hơn, đánh giá đúng mức hơn tầm quan trọng của hoạt động đầu tư ra nước ngoài, điều đó được thể hiện qua đường lối chính sách và các biện pháp hỗ trợ từ phía nhà nước. Trước hết là ảnh hưởng của các chính sách kinh tế vĩ mô đến hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Bao gồm các chính sách như: chính sách tài chính- tiền tệ, chính sách xuất nhập khẩu và quản lý ngoại hối… các chính sách này liên quan trực tiếp đến hiệu quả hoạt động đầu tư. Nếu các nhà đầu tư nhận thấy rằng đầu tư trong nước mang lại nhiều hiệu quả hơn so với đầu tư ra nước ngoài thì các nhà đầu tư sẽ không thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài nữa, mà thay vào đó sẽ tập trung đầu tư trong nước, khả năng xuất khẩu, khả năng nhập khẩu cũng ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động đầu tư của doanh nghiệp. Sự thay đổi các chính sách tài chính - tiền tệ từ thắt chặt sang nới lỏng hoặc ngược lại sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả đầu tư của các doanh nghiệp. Khi chuyển chính sách thắt chặt tiền tệ - nới lỏng tài chính sang chính sách nới lỏng tiền tệ - thắt chặt tài chính sẽ làm cho mức lãi suất thực tế giảm, do đó làm cho đầu tư trong nước trở nên khó khăn hơn và do đó sẽ khuyến khích đầu tư ra nước ngoài. Mặt khác sự thay đổi chính sách tài chính - tiền tệ có ảnh hưởng đến lạm phát, qua đó tác động làm giảm đầu tư ra nước ngoài. Khi lạm phát cao, đồng nội tệ bị mất giá so với đồng ngoại tệ, như vậy cùng 1 đồng tiền ở trong nước sẽ mua được ít dịch vụ hơn ở nước ngoài và do đó đầu tư ra nước ngoài sẽ hạn chế và ngược lại. 3. Tình hình đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam thời gian qua 3.1. Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài được cấp giấy phép thời kỳ 1989 – 2007 ®Çu tƯ ra nƯíc ngoµi theo n¨m (tÝnh tíi ngµy 31/12/2007 - chØ tÝnh c¸c dù ¸n cßn hiÖu lùc) (USD) STT N¨m Sè dù ¸n TV§T §T thùc hiÖn 1 1989 1 563.380 - 2 1990 1 - - 3 1991 3 4.000.000 2.000.000 4 1992 3 5.282.051 1.300.000 5 1993 5 690.831 - 6 1994 3 1.306.811 - 7 1998 2 1.850.000 1.500.000 8 1999 10 12.337.793 138.752 9 2000 15 7.165.370 1.231.142 10 2001 13 7.696.452 2.622.000 11 2002 15 191.459.576 37.618.572 12 2003 24 62.390.970 8.743.252 13 2004 17 12.463.114 4.761.752 14 2005 37 437.905.179 4.853.946 15 2006 36 349.106.156 - 16 2007 80 911.819.885 110.000 Tæng sè 265 2.006.037.568 64.879.416 (Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư) Tính đến hết năm 2007, qua 16 năm thực hiện ĐTRNN, Việt Nam có 265 dự án ĐTRNN còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư 2,006 tỷ USD, vốn thực hiện đạt khoảng 800 triệu USD, chiếm 40% tổng vốn ĐTRNN. Quy mô vốn đầu tư bình quân đạt 7,5 triệu USD/dự án. Qua từng giai đoạn, quy mô vốn đầu tư đã tăng dần, điều này cho thấy tác động tích cực của khuôn khổ pháp lý đối với hoạt động ĐTRNN của các doanh nghiệp Việt Nam; cũng như sự trưởng thành về mọi mặt của doanh nghiệp nhà nước tham gia vào hoạt động ĐTRNN. Trong giai đoạn 1989-1998, trước khi ban hành Nghị định số 22/1999/NĐ-CP nói trên, có 18 dự án ĐTRNN với tổng vốn đăng ký trên 13,6 triệu USD; quy mô vốn đầu tư bình quân đạt 0,76 triệu USD/dự án. Trong thời kỳ 1999-2005 sau khi ban hành Nghị định số 22/1999/NĐ-CP, có 131 dự án ĐTRNN với tổng vốn đăng ký đạt 731,4 triệu USD, gấp 7 lần về số dự án và gấp 53 lần về tổng vốn đầu tư đăng ký so với thời kỳ 1989-1998; quy mô vốn đầu tư bình quân đạt 5,58 triệu USD/dự án, cao hơn giai đoạn 1989-1998. Từ năm 2006 tới hết năm 2007 (thi hành Nghị định số 78/2006/NĐ-CP) có 116 dự án ĐTRNN với tổng vốn đăng ký đạt trên 1,26 tỷ USD; tuy chỉ bằng 88% về số dự án, nhưng tăng 72,4% về tổng vốn đầu tư đăng ký so với giai đoạn 1999-2005; quy mô vốn đầu tư bình quân đạt 10,8 triệu USD/dự án, cao hơn thời kỳ 1999-2005. 3.2. Đầu tư ra nước ngoài phân theo ngành kinh tế (*) TỔNG HỢP ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI THEO NGÀNH Các dự án còn hiệu lực lũy kế đến 28/2/2010 TT Ngành Số dự án Vốn đầu tư của dự án ở nước ngoài (USD) Vốn đầu tư của nhà đầu tư VN (USD) Vốn điều lệ của nhà đầu tư VN (USD) 1 Khai khoáng 88 16.912.881.482 4.309.845.565 3.725.845.565 2 Nông, lâm nghiệp, thủy sản 7 2.112.875.678 1.870.369.133 1.677.722.938 3 Nghệ thuật và giải trí 59 1.266.458.757 1.183.169.314 1.183.169.314 4 SX,pp điện,khí,nước,đ.hòa 3 1.034.550.000 1.034.550.000 1.034.550.000 5 Thông tin và truyền thông 28 741.322.116 507.456.061 507.456.061 6 CN chế biến, chế tạo 110 558.973.400 437.950.246 437.950.246 7 Tài chính,n.hàng,bảo hiểm 17 225.128.000 216.451.000 216.451.000 8 KD bất động sản 28 394.974.634 159.042.634 159.042.634 9 Bán buôn, bán lẻ; sửa chữa 98 205.201.842 150.786.875 150.286.875 10 HĐ chuyên môn, KHCN 59 42.748.556 36.611.656 36.611.656 11 Y tế và trợ giúp XH 3 31.579.615 31.579.615 31.579.615 12 Dvụ lưu trú và ăn uống 19 81.045.206 31.466.873 31.466.873 13 Xây dựng 23 49.243.422 29.694.567 29.694.567 14 Vận tải kho bãi 12 19.185.771 17.148.211 17.148.211 15 Hành chính và dvụ hỗ trợ 9 37.890.000 9.680.000 9.680.000 16 Cấp nước; xử lý chất thải 2 8.900.000 7.920.000 7.920.000 17 Dịch vụ khác 7 4.447.500 3.052.500 3.052.500 18 Giáo dục và đào tạo 3 8.315.700 2.085.000 2.085.000 Tổng số 575 23.735.721.679 10.038.859.250 9.261.713.055 (Theo Cục đầu tư nước ngoài) Như vậy, lĩnh vực các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư trực tiếp ra nước ngoài nhiều nhất là công nghiệp chế biến, chế tạo với 110 dự án, tiếp đến là các hoạt động liên quan đến bán buôn, bán lẻ, sửa chữa với 98 dự án, khai khoáng với 88 dự án. Ngành công nghiệp khai thác mỏ với 88 dự án cũng đã chiếm tới 4.309.845.565 USD số vốn đầu tư của nhà đầu tư Việt Nam, chiếm tỷ trọng khá lớn 42,93% tổng số vốn đầu tư ra nước ngoài. Ngành phân phối điện, khí đốt và nước, với 3 dự án đã chiếm tới 1.034.550.000 USD số vốn đầu tư đăng kí, chiếm 1 tỷ trọng khá lớn 10,31% trong tổng số vốn đầu tư ra nước ngoài. Còn vốn đầu tư đăng kí của các dự án thuộc ngành công nghiệp chế biến chỉ đạt 437.950.246 triệu USD, chỉ chiếm 1 tỷ trọng khá khiêm tốn 4,36% tổng vốn đầu tư ra nước ngoài. Nguyên nhân là do tính chất của từng ngành nghề, ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt và ngành công nghiệp khai thác mỏ là những ngành công nghiệp nặng, cần nhiều máy móc công nghệ cao, hiện đại, với sự đầu tư nhiều vốn. Còn công nghiệp chế biến là ngành công nghiệp nhẹ, sử dụng nhiều lao động là chủ yếu, nên không cần phải đầu tư nhiều vốn vào lĩnh vực ngành nghề này.. Ngành nông nghiệp và lâm nghiệp, thuỷ sản với 7 dự án, chiếm một tỷ lệ khá khiêm tốn trong tổng số 575 dự án. Tuy nhiên quy mô vốn đăng ký đầu tư vào các dự án nông-lâm nghiệp và thủy sản khá lớn, chiếm 1.870.369.133 USD, chiếm tỷ trọng là 18,63% tổng số vốn đầu tư ra nước ngoài. Nghệ thuật và giải trí cũng là ngành thu hút được nhiều dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Với số dự án là 59, tổng số vốn đầu tư đạt 1.183.169.314 USD, chiếm 11,79% tổng số vốn đầu tư ra nước ngoài. Như vậy qua số liệu về hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam tính đến thời điểm 28/02/2010 trên đã cho thấy các doanh nghiệp Việt Nam đã đa dạng hoá các lĩnh vực đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. 3.3. Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài phân theo đối tác đầu tư chủ yếu TỔNG HỢP ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI THEO ĐỊA BÀN TT Quốc gia/vùng lãnh thổ Số dự án Vốn đầu tư của dự án ở nước ngoài (USD) Vốn đầu tư của nhà đầu tư VN (USD) Vốn điều lệ của nhà đầu tư VN (USD) 1 Lào 195 3.949.395.766 3.313.110.760 3.120.464.565 2 Campuchia 87 1.938.274.420 1.864.332.156 1.864.332.156 3 Venezuela 2 12.434.400.000 1.825.120.000 1.241.120.000 4 Liên bang Nga 16 1.594.947.407 776.873.090 776.873.090 5 Malaysia 6 811.522.740 411.823.844 411.823.844 6 Mozambique 1 493.790.000 345.653.000 345.653.000 7 Hoa Kỳ 73 308.323.570 251.391.570 250.891.570 8 Angiêri 1 562.400.000 224.960.000 224.960.000 9 Cuba 2 125.460.000 125.460.000 125.460.000 10 Madagascar 1 117.360.000 117.360.000 117.360.000 11 Irắc 1 100.000.000 100.000.000 100.000.000 12 Australia 11 108.181.200 97.600.500 97.600.500 13 Peru 2 87.910.000 87.910.000 87.910.000 14 Iran 1 82.070.000 82.070.000 82.070.000 15 Singapore 35 458.185.796 60.321.655 60.321.655 (Nguồn: Cục ĐTNN- Bộ Kế hoạch và Đầu tư) Trong số những nước và vùng lãnh thổ nhận vốn đầu tư thì Lào là thị trường thu hút được nhiều doanh nghiệp Việt Nam nhất với 195 dự án, tiếp đến là Campuchia với 87 dự án, Hoa Kỳ 73 dự án, Singapore 35 dự án, Liên Bang Nga 16 dự án. Tuy nhiên nếu tính về tổng vốn đầu tư thì Lào cũng lại đứng đầu với 3.313.110.760 USD, sau đó là Campuchia với 1.864.332.156 USD, Venezuela 1.825.120.000 USD, Liên bang Nga 776.873.090 USD. Bên cạnh đó số vốn đầu tư vào Lào chiếm tới 33% tổng số vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài cho thấy Lào là một điểm đầu tư hấp dẫn của các nhà đầu tư Việt Nam. Điều này là hoàn toàn dễ hiểu bởi vì đây là 2 quốc gia có đường biên giới chung và truyền thống hữu nghị lâu đời, Việt Nam và Lào không chỉ có sự gần gũi về kinh tế mà cả về chính trị, hơn nữa thị trường Lào lại là một thị trường tương đối thân thuộc đối với các nhà đầu tư Việt Nam. Những yếu tố đó đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam xâm nhập vào thị trường Lào thông qua con đường đầu tư trực tiếp để xuất khẩu tại chỗ hoặc xuất khẩu sang nước thứ 3. Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam sang Lào cũng tập trung vào 3 lĩnh vực chủ yếu là: nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Trong đó khoảng 1 nửa số dự án là thuộc lĩnh vực công nghiệp, đặc biệt là các lĩnh vực như sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến gỗ, chế biến thực phẩm và sản xuất thuốc chữa bệnh…Ngoài ra còn có các dự án thuộc lĩnh vực giao thông vận tải, bưu điện, giáo dục.. Lào hứa hẹn là một thị trường lớn nhất của các doanh nghiệp Việt Nam không chỉ ở hiện tai mà cả trong tương lai. Campuchia cũng là một thị trường tương tự, số vốn đầu tư vào Campuchia chiếm 18,18% tổng số vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài. Tiếp đến là Liên bang Nga, nước đứng thứ 4 về số vốn đầu tư. Nga là một đất nước rộng lớn, sớm có mối quan hệ kinh tế hữu nghị với Việt Nam từ lâu đời nên trong những năm qua dòng vốn đầu tư trực tiếp vận động không chỉ từ Nga vào Việt Nam mà còn theo chiều ngược lại. Đối với doanh nghiệp Việt Nam, đầu tư ra nước ngoài là một hướng đi mới, tuy có không ít rủi ro nhưng sẽ giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường, củng cố thúc đẩy hoạt động kinh doanh và nâng cao vị thế của doanh nghiệp tại nước sở tại, nhất là với những thị trường mà việc thanh toán còn gặp nhiều khó khăn như thị trường Nga. Hơn nữa khi đầu tư vào Nga các doanh nghiệp Việt Nam còn có thêm lợi thế là cộng đồng người Việt tập trung sinh sống, học tập làm việc tại Nga khá đông. Hiện nay cơ chế thành lập công ty ở Nga khá dễ dàng và đã có hàng trăm công ty của người Việt Nam được thành lập và làm ăn theo qui định của luật pháp Nga. Việc đầu tư vào thị truờng Lào và Nga cho thấy một hướng đi đúng đắn của các doanh nghiệp Việt Nam. * Những kết quả đạt được - Hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài đã giúp cho Việt Nam sử dụng, quản lý tốt hơn các nguồn lực trong nước. Khi các nguồn lực trong nước còn hạn chế thì việc sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả các nguồn lực là một tất yếu đối với chính phủ và các doanh nghiệp trong việc quản lý vĩ mô nền kinh tế. Vì vậy khi các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài thì với mục tiêu là khai thác một cách có hiệu quả các nguồn lực của nýớc ngoài thì nhờ đó mà các nguồn lực trong nước được quản lý một cách có hiệu quả hơn. Góp phần tăng thu ngân sách Khi thực hiện đầu tư trực tiếp ra nước ngoài thì các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội để sử dụng vốn 1 cách có hiệu quả hơn, có nhiều cơ hội phát triển hơn, sẽ có điều kiện để khai thác tốt nhất các nguồn lực của nước ngoài , do vậy sẽ làm tăng doanh thu, đồng thời với việc giảm chi phí, do đó mà lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ tăng lên, và đóng góp vào ngân sách nhà nước tăng lên. Giúp các DN mở rộng thị trường tiêu thụ. Khi mở rộng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docĐầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp việt nam.doc
Tài liệu liên quan