Luận văn Giải pháp tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực quảng cáo của Việt Nam trong giai đoạn 2006 – 2010

MỤC LỤC

 

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: SỰ CẦN THIẾT PHẢI THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO LĨNH VỰC QUẢNG CÁO Ở NƯỚC TA 4

I. TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI 4

1. Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài ( FDI ) 4

2. Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài 5

2.1. Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài 5

2.2. Hợp đồng hợp tác kinh doanh 6

2.3. Doanh nghiệp liên doanh 8

3. Những yếu tố ảnh hưởng đến việc thu hút FDI 10

3.1. Khả năng thâm nhập thị trường 10

3.2. Chi phí kinh doanh 10

3.3. Môi trường chính trị và xã hội 12

3.4. Luật pháp 12

3.5. Cơ sở hạ tầng và các tiện ích 13

3.6. Thị trường lao động 13

3.7. Khả năng sẵn có của các nhà cung cấp ở các nước nhận đầu tư về linh kiện và nguyên vật liệu 14

4. Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia đang phát triển 15

4.1. FDI đã bổ sung nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển, góp phần khai thác và nâng cao hiệu qủa các nguồn lực trong nước 16

4.2. Góp phần chuyển giao công nghệ cho các nước đang phát triển 17

4.3. Góp phần tạo việc làm mới và phát triển nguồn nhân lực cho nước sở tại 17

4.4. Nâng cao khả năng cạnh tranh quốc tế của các công ty trong nước 18

4.5. Các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài giúp cho các nước đang phát triển chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá 18

4.6. Các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài làm tăng kim ngạch xuất khẩu thông qua hoạt động mở rộng thị trường của mình 19

4.7. Các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần làm tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước 20

II. SỰ CẦN THIẾT PHẢI THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO LĨNH VỰC QUẢNG CÁO 20

1. Khái niệm và các phương tiện quảng cáo 20

1.1. Khái niệm quảng cáo 20

1.2. Các phương tiện quảng cáo 22

2. Vai trò của ngành quảng cáo với sự phát triển kinh tế -xã hội của đất nước 25

3. Sự cần thiết phải thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực quảng cáo ở nước ta 27

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG THU HÚT FDI VÀO LĨNH VỰC QUẢNG CÁO Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA 30

I. NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TRONG LĨNH VỰC QUẢNG CÁO 30

1. Những quy định của pháp luật về đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực quảng cáo 30

2. Các cam kết của Việt Nam trong lĩnh vực quảng cáo thời gian qua 31

2.1. Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ (BTA) 32

2.2. Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư Việt Nam - Nhật Bản 32

II. TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO LĨNH VỰC QUẢNG CÁO CỦA VIỆT NAM THỜI GIAN QUA 33

1. Tình hình chung 33

2. Phân tích một vài dự án 33

2.1. Dự án HĐHTKD dịch vụ quảng cáo giữa Công ty TNHH M&T và Leo Burnett Worldwide Inc 33

2.2. Dự án công ty liên doanh TNHH saatchi&saatchi (Việt Nam) 35

2.3. Dự án công ty TNHH Hakuhodo & quảng cáo Sài Gòn 38

2.4. Dự án công ty TNHH Mccaan-Ericson Việt Nam 39

3. Những đánh giá chung 40

3.1. Về đối tác nước ngoài và địa điểm nhận đầu tư các dự án 40

3.2. Tình hình thực hiện mục tiêu hoạt động quy định tại giấy phép đầu tư 40

3.3. Về thực hiện vốn đầu tư 41

3.4. Về thực hiện các nghĩa vụ tài chính 41

3.5. Về lao động 41

3.6. Khách hàng và những lĩnh vực quảng cáo chủ yếu 42

3.7. Phương tiện quảng cáo 42

3.8. Thị phần quảng cáo trong nước 43

3.9. Về công tác quản lý nhà nước 43

4. Một số vấn đề vướng mắc của các công ty quảng cáo có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 43

III. KẾT LUẬN VỀ THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO LĨNH VỰC QUẢNG CÁO CỦA VIỆT NAM THỜI GIAN QUA 46

1. Những thành tựu cơ bản 46

2. Những vấn đề tồn tại chủ yếu 47

2.1. Những vấn đề tồn tại 47

2.2. Nguyên nhân chính của những hạn chế trên 49

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀO LĨNH VỰC QUẢNG CÁO CỦA VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2006 – 2010 51

I. ĐỊNH HƯỚNG MỞ CỬA THỊ TRƯỜNG, QUAN ĐIỂM VÀ NHU CẦU THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI) VÀO LĨNH VỰC QUẢNG CÁO CỦA VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2006 - 2010 51

1. Định hướng mở cửa thị trường quảng cáo Việt Nam trong quá trình gia nhập WTO 51

2. Quan điểm thu hút FDI vào lĩnh vực quảng cáo của Việt Nam trong thời gian tới 52

2.1. Quan điểm phát triển ngành quảng cáo Việt Nam trong thời gian tới 52

2.2. Quan điểm thu hút FDI vào lĩnh vực quảng cáo của Việt Nam trong thời gian tới 53

3. Một số dự báo về đầu tư trực tiếp nước ngoài trong ngành quảng cáo ở Việt Nam trong giai đoạn 2005 - 2010 53

II. CÁC GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT FDI VÀO LĨNH VỰC QUẢNG CÁO CỦA VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2006 - 2010 54

1. Hoàn thiện khung pháp lý về quảng cáo có vốn đầu tư nước ngoài 54

1.1. Sự cần thiết của giải pháp 54

1.2. Nội dung giải pháp 56

2. Tăng cường công tác quản lý đối với các dự án cung cấp dịch vụ quảng cáo có vốn đầu tư nước ngoài 57

2.1. Sự cần thiết của giải pháp 57

2.2. Nội dung của giải pháp 58

3. Đổi mới và đẩy mạnh công tác vận động, xúc tiến đầu tư 59

3.1. Sự cần thiết của giải pháp 59

3.2. Nội dung của giải pháp 60

4. Khuyến khích các doanh nghiệp quảng cáo Việt Nam tham gia liên doanh, nâng cao trình độ cho đối tác Việt Nam 62

4.1. Sự cần thiết của giải pháp 62

4.2. Nội dung của giải pháp 63

5. Chú trọng công tác đào tạo lao động làm việc trong lĩnh vực quảng cáo 64

5.1. Sự cần thiết của giải pháp 64

5.2. Nội dung của giải pháp 65

6. Mở cửa thị trường quảng cáo 66

6.1. Sự cần thiết của giải pháp 66

6.2. Nội dung giải pháp 67

III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 67

KẾT LUẬN 70

 

 

doc78 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1384 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực quảng cáo của Việt Nam trong giai đoạn 2006 – 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Từ đó đòi hỏi các doanh nghiệp quảng cáo phải thường xuyên đổi mới công nghệ, đẩy mạnh hoạt động sáng tạo ý tưởng, nâng cao kỹ năng nghề nghiệp của đội ngũ lao động… Mặc dù số lượng các công ty quảng cáo của Việt Nam tăng lên một cách chóng mặt, cộng thêm sự đa dạng của chúng làm người ta lầm tưởng về một sự trưởng thành của các doanh nghiệp quảng cáo Việt Nam. Trong khi đó, thực chất các doanh nghiệp quảng cáo của chúng ta vẫn chỉ đa phần là thực thi những công đoạn hết sức cụ thể hoặc thuần tuý kỹ thuật như quảng cáo tấm lớn, quảng cáo ngoài trời, thiết kế đồ hoạ, hay có những doanh nghiệp chỉ chuyên trách dịch vụ quan hệ công chúng, tổ chức sự kiện, hoặc môi giới tài trợ và bản quyền truyền hình… Nguyên nhân nào đã dẫn đến sự kém phát triển đó của các công ty quảng cáo Việt Nam? Đáp án cho câu hỏi này đó là những nguyên nhân do các doanh nghiệp quảng cáo Việt Nam thiếu vốn, thiếu công nghệ, thiếu kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm về lĩnh vực này. Các doanh nghiệp quảng cáo Việt Nam hầu hết là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, họ luôn thiếu vốn để đầu tư mở rộng doanh nghiệp cũng như để mua các trang thiết bị, công nghệ tiên tiến để phục vụ cho ngành nghề của mình. Công nghệ cũng là một vấn đề mà các công ty nội địa gặp khó khăn. Có lẽ đã hàng chục năm nay, phương tiện quảng cáo ngoài trời ngoài trời thống trị của chúng ta là biển quảng cáo tấm lớn, là hộp đèn. Các nhà quản lý đang đau đầu với quy hoạch ngoài trời và công nghệ phù hợp. Trong khi đó, thế giới không ngừng đưa ra các công nghệ quảng cáo mới, phù hợp hơn với những môi trường đô thị. Ngoài ra, kinh nghiệm, uy tín và năng lực sáng tạo của các công ty quảng cáo trong nước cũng là điều đáng phải bàn. Thiếu người quen việc, giỏi nghề, thiếu tài liệu giáo trình, sách báo chuyên ngành, thiếu trường, thiếu lớp, thiếu thầy và thiếu không gian học tập thực tế cho lớp trẻ…chính là những nguyên nhân sâu xa dẫn đến hệ quả là các nhà quảng cáo Việt Nam chỉ có được một thị phần và vị trí khiêm tốn. Theo kết qủa điều tra của báo Người lao động (số ra ngày 28/1/2005) ở Việt Nam hiện có gần 2000 công ty quảng cáo nội địa, tuy nhiên chỉ có khoảng 10 công ty trong số này thật sự chuyên nghiệp và chỉ có 5 công ty mang tầm quốc tế. Nếu tình bình quân (phần nhiều) mỗi công ty có 10 nhân viên thì nhân lực làm việc trong ngành này tại Việt Nam ước khoảng 20000 người, nhưng theo ý kiến của các nhà chuyên môn, nhìn từ góc độ thị trường và hệ thống đào tạo quảng cáo của ta hiện nay thì đội ngũ làm quảng cáo chuyên nghiệp của Việt Nam chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong con số trên. Hệ quả của những thiếu hụt và yếu kém trên tất yếu dẫn đến các doanh nghiệp quảng cáo của Việt Nam chưa biết khai thác hết thị trường trong nước, các hợp đồng quảng cáo lớn không được dành cho họ và gần như tất cả các công ty này chưa biết khai thác thị trường béo bở này ở nước ngoài. Trong khi đó, các công ty quảng cáo nước ngoài họ luôn có đầy đủ các nguồn lực mà chúng ta thiếu. Họ có một nguồn vốn dồi dào, với một công nghệ hiện đại và chuyên nghiệp, một trình độ chuyên môn sâu rộng với một bề dày kinh nghiệm lâu năm. Do vậy, để ngành quảng cáo trong nước thực sự phát triển trong tương lai, một chìa khoá hiệu quả nhất tháo gỡ những khó khăn của chúng ta là chúng ta phải thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực này thúc đẩy ngành phát triển, cũng như để các công ty quảng cáo trong nước có điều kiện tìm hiểu, học hỏi xem những “gã khổng lồ” đó được sinh ra như thế nào và được nuôi nấng ra sao để các doanh nghiệp trong nước có thể chuẩn bị để ngày một lớn mạnh. Ngoài những lý do trên, một lý do khách quan đươc đặt ra đòi hỏi chúng ta phải thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển kinh tế - xã hội đất nước, đó là xu hướng toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế. Và ngành quảng cáo cũng như các ngành khác, không thể đứng ngoài xu hướng chung này. Mặt khác, những cam kết của Việt Nam trong quá trình đàm phán gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) trong lĩnh vực quảng cáo đã buộc Việt Nam phải chấp nhận tiến hành mở cửa với những quy định thay đổi về vốn đầu tư, hình thức đầu tư, phạm vi đầu tư...cho các nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư vào Việt Nam theo quy định quốc tế. CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG THU HÚT FDI VÀO LĨNH VỰC QUẢNG CÁO Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA I. NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TRONG LĨNH VỰC QUẢNG CÁO 1. Những quy định của pháp luật về đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực quảng cáo Xuất phát từ thực tiễn năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực quảng cáo còn hạn chế, Chính phủ đã xếp đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực này vào nhóm các lĩnh vực đầu tư có điều kiện để có các biện pháp bảo hộ và hỗ trợ cho sự phát triển của ngành công nghiệp dịch vụ non trẻ này. Trong những năm đầu khi Luật Đầu tư nước ngoài có hiệu lực, Việt Nam chưa cho phép nhà đầu tư tham gia vào thị trường quảng cáo. Cho đến khi nghị định 194/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 1994 của Chính phủ về hoạt động quảng cáo trên lãnh thổ Việt Nam và Thông tư 37/VHTT-TT ngày 1 tháng 7 năm 1995 hướng dẫn Nghị định 194/NĐ-CP được ban hành, thì nhà đầu tư nước ngoài mới được đầu tư dưới hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh trong thời gian tối đa là 5 năm với doanh nghiệp quảng cáo Việt Nam. Cùng với sự phát triển của thị trường, tại Nghị định 24/2000/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2000 Chính phủ đã cho phép nhà đầu tư nước ngoài được đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ quảng cáo theo hình thức liên doanh hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh, và thẩm quyền cấp giấy phép cho các dự án này thuộc Thủ tướng Chính phủ. Tiến thêm một bước nữa, tại Nghị định 27/2003/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2003 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị Định 24/2000/NĐ-CP Chính phủ đã phân các dự án đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực quảng cáo thành hai nhóm: (i) dự án cung cấp dịch vụ quảng cáo gắn với phát hành và (ii) dự án cung cấp dịch vụ quảng cáo không gắn với phát hành, theo đó: - Về hình thức đầu tư: Các dự án đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực quảng cáo phải thực hiện theo hình thức liên doanh hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh. - Về thẩm quyền cấp giấy phép đầu tư: Các dự án cung cấp dịch vụ quảng cáo có gắn với phát hành quảng cáo, thuộc nhóm A do Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định. Đối với các dự án chỉ đơn thuần cung cấp dịch vụ quảng cáo mà không có phương tiện phát hành, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ quyết định trên cơ sở tham khảo ý kiến của các cơ quan liên quan, đặc biệt là cơ quan quản lý Nhà nước về lĩnh vực văn hoá - thông tin. Các dự án này chưa được phân cấp cho địa phương. Bên cạnh đó, về phạm vi hoạt động, các dự án cung cấp dịch vụ quảng cáo chỉ được phép thực hiện các công đoạn cho đến khi đăng ký lịch quảng cáo với các phương tiện thông tin đại chúng, mà chưa được phép trực tiếp ký hợp đồng với đơn vị này. Trong thực tiễn thực hiện, ranh giới giữa dự án quảng cáo với các dự án khác như nghiên cứu thị trường, marketing…còn khó xác định. Vì vậy, tại Nghị định 24/2003/NĐ-CP ngày 13 tháng 3 năm 2003 quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Quảng cáo Chính phủ đã định nghĩa: ”Quá trình hoạt động quảng cáo là việc thực hiện chiến lược tiếp thị, xúc tiến quảng cáo, tư vấn quảng cáo, thực hiện ý tưởng quảng cáo, phát hành quảng cáo, giới thiệu sản phẩm quảng cáo đến người tiêu dùng”, nghĩa là dự án được xác định là cung cấp dịch vụ quảng cáo khi bắt đầu thực hiện chương trình tiếp thị cho đến khi giới thiệu quảng cáo đến công chúng. Điều này cũng có nghĩa là các dự án nghiên cứu thị trường, lập kế hoạch tiếp thị, chiến lược phát triển sản phẩm là những công đoạn trước của quá trình quảng cáo và do vậy không thuộc nhóm các dự án quảng cáo. 2. Các cam kết của Việt Nam trong lĩnh vực quảng cáo thời gian qua Trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, việc mở cửa thị trường là một yêu cầu bức thiết khách quan. Tuy nhiên, xét điều kiện và năng lực thực tế của doanh nghiệp quảng cáo trong nước, Chính phủ đã xây dựng một lộ trình mở cửa nhằm từng bước cho phép các nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào thị trường, trong khi củng cố và nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước. Điều này được thể hiện rõ trong Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ và Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư Việt Nam - Nhật Bản. 2.1. Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ (BTA) Theo bảng lộ trình cam kết thương mại dịch vụ cụ thể (Phụ lục G, BTA), quy định hình thức cung cấp với các dịch vụ quảng cáo (trừ các dịch vụ quảng cáo đối với mặt hàng rượu và thuốc lá) như sau: Việt Nam đã cam kết cho phép các nhà đầu tư Hoa Kỳ tham gia vào thị trường quảng cáo ở Việt Nam theo hinh thức hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc hình thức liên doanh với đối tác Việt Nam được phép kinh doanh dịch vụ này. Phần góp vốn của nhà đầu tư Hoa Kỳ không được phép vượt quá 49% vốn pháp định của liên doanh. Sau 5 năm kể từ ngày Hiệp định có hiệu lực, giới hạn tỷ lệ góp vốn phía Hoa Kỳ là 51% vốn pháp định và sau 7 năm giới hạn này sẽ bị loại bỏ. 2.2. Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư Việt Nam - Nhật Bản Theo mục 5 phụ lục II (Những lĩnh vực hoặc vấn đề ngoại trừ tại điều 2 và điều 4 của Hiệp định) của Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư Việt Nam - Nhật Bản, thoả thuận về các dịch vụ quảng cáo như sau: kế thừa cam kết tại BTA và phù hợp với các quy định hiện hành, tại Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư Việt Nam - Nhật Bản, Việt Nam đã cam kết cho phép nhà đầu tư Nhật Bản được phép tham gia vào thị trường quảng cáo thông qua hình thức liên doanh hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh với đối tác Việt Nam được phép kinh doanh dịch vụ quảng cáo ( không có cam kết về giới hạn tỷ lệ góp vốn pháp định của bên nước ngoài). II. TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO LĨNH VỰC QUẢNG CÁO CỦA VIỆT NAM THỜI GIAN QUA 1. Tình hình chung Tính đến hết năm 2004, có 10 dự án đầu tư nước ngoài cung cấp dịch vụ quảng cáo tại Việt Nam, với tổng số vốn đăng ký là 12,098 triệu USD, trong đó: - Có 4 dự án hợp đồng hợp tác kinh doanh cung cấp quảng cáo trên truyền hình, đó là: dự án HĐHTKD lắp đặt bảng quảng cáo điện tử và dịch vụ quảng cáo; dự án HĐHTKD giữa công ty TNHH M&T và Leo Burnett Limited; dự án HĐHTKD dịch vụ quảng cáo công ty Vision; và dự án HĐHTKD màn hình điện tử LED (Vinavision). - Có 6 dự án doanh nghiệp liên doanh cung cấp dịch vụ quảng cáo không gắn với phát hành quảng cáo, đó là: Hợp doanh sản xuất lịch trình bay quốc tế và quảng cáo; Công ty liên doanh TNHH Saatchi & Saatchi Việt Nam, dịch vụ quảng cáo; Công ty liên doanh TNHH in phun quảng cáo Thiên Hy Long Việt Nam; Công ty TNHH Hakuhodo & Quảng cáo Sài Gòn; Công ty TNHH McCAAN - Erickson Việt Nam, cung cấp dịch vụ quảng cáo thương mại; Và Công ty liên doanh Vĩ Mô - TQPR Việt Nam. 2. Phân tích một vài dự án Trong 10 dự án tính đến hết năm 2004 ta sẽ đi sâu phân tích 4 dự án, qua đó giúp chúng ta có những cái nhìn sâu hơn về quá trình thành lập cũng như thực hiện các dự án đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực quảng cáo ở Việt Nam thời gian qua. 2.1. Dự án HĐHTKD dịch vụ quảng cáo giữa Công ty TNHH M&T và Leo Burnett Worldwide Inc Ta có thể tóm tắt sơ lược về dự án như sau: Bảng 2: Tóm tắt dự án HĐHTKD dịch vụ quảng cáo giữa công ty TNHH M& T và Leo Bumett Worldwide Inc Các mục Chi tiết Tên dự án H§HTKD dÞch vô qu¶ng c¸o gi÷a C«ng ty TNHH M&T vµ Leo Burnett Worldwide Inc Số GPĐT 2041/GP ngày 5/3/1998 Hình thức đầu tư HĐHTKD Mục tiêu hoạt động Cung cấp dịch vụ quảng cáo trên đài phát thanh và truyền hình, báo, tạp chí, ấn phẩm, dịch vụ thiết kế, tạo mẫu sản phẩm Chủ đầu tư (hiện nay) - Bên Việt Nam: Công ty TNHH dịch vụ M&T - Bên nước ngoài: Leo Burnett Worldwide Inc. Trách nhiệm của các Bên Hợp doanh - Bên Việt Nam: góp 30.000 USD và tham gia vào việc quản lý, tổ chức kinh doanh và chịu trách nhiệm trước Nhà nước Việt Nam về toàn bộ nội dung của các hoạt động quảng cáo do các Bên Hợp doanh tiến hành. - Bên nước ngoài: góp 120.000 USD và chịu trách nhiệm về kỹ thuật, tham gia quản lý, kinh doanh các dịch vụ của HĐHTKD. Tỷ lệ phân chia lợi nhuận/rủi ro - Bên Việt Nam: 40% - Bên nước ngoài: 60% Thời hạn 5 năm Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư Quá trình triển khai dự án: Căn cứ đơn và hồ sơ xin chuyển nhượng chủ đầu tư, tại GPĐC số 2041/GPĐC1 ngày 21/8/1999, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã chấp thuận cho phép thay đổi chủ đầu tư nước ngoài trong dự án từ Leo Burnett Limited (Thái Lan) thành Leo Burnett Worldwide Inc (Hoa Kỳ). Ngày 29/11/1999, các Bên hợp doanh gửi công văn đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư xin được hướng dẫn về việc chuyển thành doanh nghiệp liên doanh. Phúc đáp đề nghị của chủ đầu tư, tại công văn 20/BKH-QLDA ngày 3/1/2000, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã trả lời căn cứ vào Nghị định 194/CP ngày 31/12/1994 và Thông tư 37/NHTT-TT ngày 1/7/1995 của Bộ VH-TT các doanh nghiệp nước ngoài chỉ được phép hợp tác với các doanh nghiệp quảng cáo Việt Nam dưới hình thức HĐHTKD để tiến hành hoạt động quảng cáo tại Việt Nam với thời hạn tối đa là 5 năm. Vì vậy, đề nghị chuyển thành doanh nghiệp liên doanh của chủ đầu tư sẽ được xem xét khi pháp luật cho phép. Sau 5 năm hoạt động khả quan, các Bên Hợp doanh đã xin phép được gia hạn Hợp đồng thêm 5 năm. Đề nghị này đã được Bộ Kế hoạch và Đầu tư chấp thuận tại GPĐC số 2041/GPĐC2 ngày 13/5/2003. Nhìn chung, trong thời gian qua dự án hoạt động tốt, đã xây dựng được chỗ đứng trong thị trường quảng cáo và dành được một số khách hàng truyền thống như Procter&Gamble Việt Nam với các sản phẩm dầu gội đầu, bột giặt, xà bông; bảo hiểm Prudential, United Pharmaceuticals Việt Nam cho nhãn hiệu thuốc Decolgen và Nutroplex; bia Việt Nam và Bia Hà Tây cho nhãn bia Tiger; Coca Cola cho nhãn nước giải khát tăng lực Samurai... 2.2. Dự án công ty liên doanh TNHH saatchi&saatchi (Việt Nam) Dự án có thể tóm tắt một cách tổng quát như sau: Bảng 3: Tóm tắt dự án công ty liên doanh TNHH Saatchi& Saatchi (Việt Nam) Danh mục Chi tiết Tên dự án Công ty liên doanh TNHH Saatchi & Saatchi (Việt Nam) Số GPĐT 2136/GP ngày 25/10/1999 Hình thức đầu tư doanh nghiệp liên doanh Mục tiêu hoạt động Cung cấp các dịch vụ quảng cáo thương mại, bao gồm: lập chiến lược, lập kế hoạch quảng cáo, thiết kế sáng tạo và chế tạo mẫu sản phẩm quảng cáo và đăng ký quảng cáo (không trực tiếp thể hiện mẫu phẩm quảng cáo trên các phương tiện quảng cáo). Chủ đầu tư - Bên Việt Nam: Công ty TNHH quảng cáo Sao hôm - Bên nước ngoài: Saatchi & Saatchi Communications Australia Pty. Ltd. (Australia) Tổng vốn đầu tư 300.000 USD Vốn pháp định 100.000 USD Trong đó - Bên Việt Nam: góp 30.000 USD chiếm 30% vốn pháp định, bằng tiền mặt. - Bên nước ngoài: góp 70.000 USD chiếm 70% vốn pháp định, bằng tiền mặt. Thời hạn 5 năm Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài- Bộ Kế hoạch và Đầu tư Quá trình triển khai dự án Trong quá trình hoạt động, Công ty đã 2 lần được điều chỉnh GPĐT, cụ thể là: Lần 1: Giấy phép điều chỉnh số 2136/GPĐC1 ngày 6/12/2000, chuẩn y việc không nộp tiền thuê đất và điều chỉnh thuế suất thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài, vì (i) Công ty không thuê đất của Nhà nước, mà thuê trụ sở văn phòng của cá nhân Việt Nam, nên Bên cho thuê phải thực hiện các nghĩa vụ thuế với Nhà nước Việt Nam liên quan đến việc cho thuê nhà; (ii) do Luật ĐTNN điều chỉnh thuế suất thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài, nên Công ty được hưởng mức thuế suất thấp hơn theo quy định mới. Lần 2: Giấy phép điều chỉnh số 2136/GPĐC2 ngày 30/8/2004, chuẩn y việc chuyển trụ sở chính, gia hạn thêm 5 năm cho Công ty và bãi bỏ thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài, vì (i) theo GPĐT ban đầu Công ty sẽ hết hạn hoạt động vào ngày 25/10/2004, và (ii) theo quy định của Luật Thuế TNDN năm 2003, thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài đã bị bãi bỏ, nên Công ty được áp dụng quy định này. Theo báo cáo của Công ty đã được kiểm toán đến hết năm 2003: Vốn đầu tư thực hiện: Vốn pháp định: 100.000 USD; trong đó Bên Việt Nam góp 30.000 USD, bên nước ngoài góp 70.000 USD. Vốn vay: Công ty đã vay ngắn hạn của Saatchi&Saatchi Australia Pty. và Zenith Media Pte. Ltd. 650.000 USD; vay dài hạn của Saatchi&Saatchi Australia Pty. 200.000 USD Doanh thu thuần đến hết năm 2003 là 121,142 tỷ VNĐ Chi phí cộng dồn đến hết năm 2003 là 126,835 tỷ VNĐ Lỗ luỹ kế đến hết năm 2003 là 5,693 tỷ VNĐ Các khoản thuế đã nộp đến hết năm 2003 là 4,62 tỷ VNĐ Theo Công ty thời hạn hoạt động 5 năm vừa qua là quá ngắn để có thể xây dựng Công ty vững mạnh, hơn nữa trong những năm đầu Công ty phải đầu tư nhiều vào việc xây dựng thương hiệu và tìm kiếm khách hàng, nên cho đến năm 2004, Công ty vẫn chưa có lãi. Báo cáo tài chính năm 2003 cho thấy, mặc dù doanh thu khá lớn (55,9 tỷ VNĐ), nhưng giá vốn hàng hóa khá cao (49,24 tỷ VNĐ) cộng với chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp cao (1,78 tỷ VNĐ và 5,5 tỷ VNĐ), nên kết quả cuối cùng là Công ty vẫn bị lỗ. 2.3. Dự án công ty TNHH Hakuhodo & quảng cáo Sài Gòn Dự án có thể tóm tắt một cách tổng quát như bảng dưới đây: Bảng 4: Tóm tắt dự án công ty TNHH Hakuhodo & quảng cáo Sài Gòn Danh mục Chi tiết Tên dự án Công ty TNHH Hakuhodo & Quảng cáo Sài Gòn Số GPĐT 2225/GP ngày 18/9/2001 Hình thức đầu tư Doanh nghiệp liên doanh Mục tiêu hoạt động Cung cấp các dịch vụ quảng cáo thương mại, bao gồm: dịch vụ hỗ trợ khách hàng, xây dựng chiến lược và kế hoạch quảng cáo, đăng ký lịch quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng, thiết kế, tạo mẫu quảng cáo. Chủ đầu tư - Bên Việt Nam: Công ty quảng cáo Sài Gòn - Bên nước ngoài: Hakuhodo Inc. (Nhật Bản) Tổng vốn đầu tư 1.100.000 USD Vốn pháp định 1.100.000 USD Trong đó: - Bên Việt Nam: góp 385.000 USD chiếm 35% vốn pháp định, bằng tiền mặt. - Bên nước ngoài: góp 715.000 USD chiếm 65% vốn pháp định, bằng tiền mặt. Thời hạn 10 năm Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư Quá trình triển khai dự án: Theo báo cáo của Công ty đến 30/9/2002, Công ty đã thực hiện đủ 1,1 triệu USD vốn đầu tư cam kết, doanh thu 9 tháng đầu năm 2002 đạt 1,2 triệu USD, sau khi trừ các chi phí và thuế, Công ty có lãi 32.561 USD. Ngày 5/5/2003, Công ty được điều chỉnh GPĐT (Giấy phép điều chỉnh số 2225/GPĐC1), theo đó Bộ Kế hoạch và Đầu tư chuẩn y việc tăng vốn đầu tư của Công ty lên thành 3,6 triệu USD (vốn pháp định không đổi), nhằm tăng phần vốn vay để bổ sung vốn lưu động cho hoạt động của Công ty. 2.4. Dự án công ty TNHH Mccaan-Ericson Việt Nam Dự án có thể tóm tắt tổng quát như bảng dưới đây: Bảng 5: Tóm tắt dự án công ty TNHH Mccaan - Ericson Việt Nam Danh mục Chi tiết Tên dự án Công ty liên doanh TNHH Saatchi & Saatchi (Việt Nam) Số GPĐT 2136/GP ngày 25/10/1999 Hình thức đầu tư Doanh nghiệp liên doanh Mục tiêu hoạt động Cung cấp các dịch vụ quảng cáo thương mại, bao gồm: dịch vụ hỗ trợ khách hàng lập chiến lược và kế hoạch quảng cáo, đăng ký lịch quảng cáo với các phương tiện thông tin đại chúng, thiết kế, tạo mẫu quảng cáo, nghiên cứu thị trường. Doanh nghiệp liên doanh không được trực tiếp thể hiện mẫu quảng cáo trên các phương tiện quảng cáo tại Việt Nam. Chủ đầu tư - Bên Việt Nam: Công ty TNHH quảng cáo Sao Hôm - Bên nước ngoài: Saatchi & Saatchi Communications Australia Pty. Ltd. (Australia) Tổng vốn đầu tư 300.000 USD Vốn pháp định 100.000 USD Trong đó - Bên Việt Nam: góp 30.000 USD chiếm 30% vốn pháp định, bằng tiền mặt. - Bên nước ngoài: góp 70.000 USD chiếm 70% vốn pháp định, bằng tiền mặt. Thời hạn 5 năm Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài- Bộ Kế hoạch và Đầu tư Quá trình triển khai dự án: Kể từ khi được cấp GPĐT, công ty đã hoạt động kinh doanh tốt và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với nhà nước. 3. Những đánh giá chung Để có được một cái nhìn khái quát và đầy đủ về tình hình thu hút đầu tư nước ngoài tại Việt Nam trong thời gian qua, chúng ta sẽ đi sâu vào phân tích các dự án này trên các mặt sau: 3.1. Về đối tác nước ngoài và địa điểm nhận đầu tư các dự án Các đối tác nước ngoài của chúng ta trong các dự án đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực quảng cáo đến từ 8 quốc gia khác nhau nhưng vẫn là các đối tác quen thuộc của Việt Nam, đó là: Mỹ, Hàn Quốc, Pháp, Australia, Trung Quốc, Nhật Bản, Singapore và Hồng Kông. Trong đó nổi bật lên là các chủ đầu tư của Hàn Quốc với 3 dự án đầu tư vào các năm 1995, 1999 và 2001 với tổng số vốn đăng ký (đồng thời cũng là vốn thực hiện) là 6,498443 triệu USD chiếm 49,73% tổng vốn đầu tư trong các dự án đầu tư trong lĩnh vực này. Một điều đặc biệt trong các dự án đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực này là trong tổng số 10 dự án thì có đến tận 9 dự án đầu tư được đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh và chỉ có 1 dự án có địa điểm đặt tại Hà Nội, và không có dự án nào có địa điểm là các tỉnh. Điều này thể hiện thế mạnh cũng như sự sôi động trong ngành này tại Thành phố Hồ Chí Minh, đồng thời cũng đặt ra trăn trở cho những nhà quản lý về sự phát triển không đồng đều trong lĩnh vực này ở nước ta. 3.2. Tình hình thực hiện mục tiêu hoạt động quy định tại giấy phép đầu tư Tất cả 10 dự án đều thực hiện theo đúng mục tiêu hoạt động được quy định trong giấy phép đầu tư. Các dự án hợp đồng hợp tác kinh doanh đã thực hiện đúng theo mục tiêu hoạt động của mình là: cung cấp dịch vụ quảng cáo trên đài phát thanh và truyền hình, báo, tạp chí, ấn phẩm, dịch vụ thiết kế, tạo mẫu sản phẩm. Cũng như vậy các dự án doanh nghiệp liên doanh đã thực hiện tốt mục tiêu hoạt động của mình theo quy định trong giấy phép đầu tư, đó là: cung cấp các dịch vụ quảng cáo thương mại, bao gồm: lập chiến lược, lập kế hoạch quảng cáo, thiết kế sáng tạo và chế tạo mẫu sản phẩm quảng cáo và đăng ký quảng cáo (không trực tiếp thể hiện mẫu phẩm quảng cáo trên các phương tiện quảng cáo). 3.3. Về thực hiện vốn đầu tư Tất cả các dự án đều thực hiện đủ vốn cam kết, trong đó dự án có vốn cam kết lớn nhất là Công ty TNHH Hakuhodo & Quảng cáo Sài Gòn là 3,6 triệu USD, tiếp đến là hợp đồng hợp tác kinh doanh dịch vụ quảng cáo city Vision với vốn cam kết là 3,494693 triệu USD…và dự án có vốn cam kết ít nhất là dự án hợp doanh xuất bản lịch trình bay quốc tế và quảng cáo với vốn cam kết là 100000 USD. 3.4. Về thực hiện các nghĩa vụ tài chính So với tổng vốn đầu tư, các dự án đóng góp đã đóng góp khá lớn cho ngân sách nhà nước, cụ thể là trong năm 2003 nộp khoảng 20 tỷ VNĐ, trong năm 2004 là 40 tỷ VNĐ. Các khoản nộp ngân sách chủ yếu là thuế thu nhập cá nhân và thuế VAT. Khoản thuế thu nhập doanh nghiệp nộp ngân sách thấp do một số dự án đến nay vẫn chưa có lãi như HĐHTKD giữa Công ty TNHH M&T và Leo Burnett Worldwide Inc, Công ty McCaan - Erickson Việt Nam, hoặc mới bắt đầu có lãi từ năm 2004 như Công ty Saatchi&Saatchi. Theo báo cáo của các công ty, lý do chủ yếu dẫn đến việc chưa có lãi là do: chi phí lương cho nhân viên quá cao để đảm bảo duy trì số nhân viên có trình độ; và chi phí mua ngoài, đặc biệt là phần hậu kỳ là quá lớn. 3.5. Về lao động Số lao động của các công ty không nhiều chỉ không hơn 70 lao động, nhưng chủ yếu là lao động có trình độ cao và có tính sáng tạo. Tuy nhiên, các khâu chủ chốt như xây dựng chiến lược quảng cáo, sáng tạo mẫu quảng cáo, dựng hậu kỳ cho chương trình quảng cáo, vẫn do người nước ngoài đảm nhiệm, thậm chí một số việc phải thực hiện ở nước ngoài. Một xu hướng tốt hiện nay là trong các công ty này đều đào tạo nhân viên để dần thay thế nhân viên nước ngoài, nhằm giảm chi phí hoạt động, thậm chí tại công ty Saatchi&Saatchi, Tổng Giám đốc và Phó Tổng Giám đốc đều là người Việt Nam. 3.6. Khách hàng và những lĩnh vực quảng cáo chủ yếu Về khách hàng: do có mạng lưới trên thế giới, nên khách hàng chủ yếu của các doanh nghiệp quảng cáo có vốn ĐTNN là khách hàng truyền thống toàn cầu và khu vực.Số khách hàng là doanh nghiệp Việt Nam rất ít. Do thực tế là chi phí quảng cáo lớn, nên các doanh nghiệp quảng cáo có vốn ĐTNN cũng không tập trung phát triển mạng thị trường là các doanh nghiệp trong nước, trừ một số doanh nghiệp lớn như Bia Sài Gòn, Viettel. Tại Việt Nam các doanh nghiệp quảng cáo này tập trung phục vụ khách hàng là doanh nghiệp có vốn ĐTNN, chủ yếu trong lĩnh vực chất tẩy rửa, bia và nước giải khát, ôtô xe máy, hàng điện tử và viễn thông. 3.7. Phương tiện quảng cáo Phương tiện quảng cáo được sử dụng chủ yếu: là truyền hình mà tập trung phần lớn là Đài truyền hình Việt Nam và Đài truyền hình Tp Hồ Chí Minh. Ngoài ra, một số báo viết cũng thu được lượng quảng cáo tương đối lớn là báo Tuổi trẻ, báo Thanh niên…Tuy nhiên do các phương tiện truyền thông áp dụng mức hoa hồng đặt chỗ quảng cáo luỹ tiến theo tổng giá trị hợp đồng quảng cáo trong năm, nên hầu hết các doanh nghiệp quảng cáo đặt chỗ qua công ty quảng cáo Việt Nam, mà điển hình là công ty Đất Việt. Một điểm đáng lưu ý là đối với các hợp đồng đặt chỗ quảng cáo, doanh thu của công ty quảng cáo là phần phí (tiền hoa hồng) mà công ty nhận được. Theo các công ty, phần này chỉ chiếm khoảng 3-5% tổng giá trị hợp đồng, phần còn lại nộp cho phương tiện truyền thông, do vậy phần của các công ty quảng cáo được hưởng là rất ít. 3.8. Thị phần quảng cáo trong nước Mặc dù chỉ có 10 dự án đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực quảng cáo so với hơn 3000 công ty quảng cáo của Việt Nam, nhưng một “nghịch lý” đã diễn ra đó các doanh nghiệp quảng cáo Việt Nam chỉ chiếm 20% thị phần, còn lại 80% thị phần thuộc về

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc28159.doc