Đề tài Đẩy mạnh xuất khẩu của công ty cổ phần may 10 sang thị trường Hoa Kỳ

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

Chương I: Tổng Quan Về Nền Kinh Tế Hoa Kỳ Và Thị Trường May mặc Hoa Kỳ 1

1. Tổng quan về nền kinh tế Hoa Kỳ 1

2. Thị trường may mặc Hoa kỳ 5

3. Sự cần thiết đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ 11

4. Các hoạt động xuất khẩu dệt may của Việt Nam vào thị trường Hoa kỳ 13

5. Các chính sách thương mại của Hoa kỳ 15

Chương II: Thực Trạng Xuất Khẩu Hàng May Mặc Của Công Ty Cổ Phần may 10 sang Thị Trường Hoa kỳ 19

I. Khái quát chung về Công ty cổ phần may 10 19

1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty May 10 19

2. Chức năng nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của Công ty May 10 28

3. Thực Trạng Sản Xuất Kinh Doanh 32

II. Thực trạng Xuất khẩu hàng may mặc của Công ty cổ phần May 10 sang thị trường Hoa kỳ 40

1. Tình hình xuất khẩu hàng may mặc của Công ty cổ phần may 10 sang Hoa kỳ 40

2. Các đối thủ cạnh tranh lớn của công ty: 44

3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu hàng may mặc của Công ty 45

4. Thực trạng sức cạnh tranh hàng may mặc của Công ty trên thị trường Hoa kỳ 46

5. Các hình thức xuất khẩu: 47

III. Đánh giá hoạt động xuất nhập khẩu hàng may mặc của Công ty sang thị trường Hoa kỳ 47

Chương III: Giải Pháp Đẩy Mạnh Xuất Khẩu Hàng May MặcCủa Công Ty Cổ Phần May 10 Sang Thị Trường Hoa Kỳ 49

I. Xu hướng phát triển của ngành may mặc Việt nam và phương hướng hoạt động của Công ty cổ phần may 10 trong thời gian tới. 49

1. Xu hướng phát triển của ngành may mặc Việt nam 49

2. Phương hướng hoạt động của Công ty cổ phần may 10 trong thời gian tới. 51

II. Các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng may mặc của Công ty cổ phần May 10 sang thị trường Hoa kỳ 53

1. Giải pháp từ phía nhà nước 53

2. Giải pháp từ phía hiệp hội 56

3. Giải pháp từ phía Công ty 57

3.1. Chủ động nghiên cứu cụ thể và sâu rộng thị trường hàng may mặc Hoa kỳ 57

3.2. Nâng cao năng lực và sự sáng tạo trong việc thiết kế mẫu mã hàng may mặc xuất khẩu 58

3.3. Đào tạo nâng cao tay nghề cán bộ, công nhân viên 59

3.4. Cải thiện một số nhân tố ảnh hưởng đến sức cạnh tranh hàng may mặc xuất khẩu của công ty 61

3.5. Đa dạng hoá sản phẩm kết hợp khác biệt hoá sản phẩm 63

3.6. Đa dạng hoá các hoạt động xúc tiến thương mại, tăng cường quảng bá sản phẩm 64

3.7. Tiếp cận hình thức kinh doanh mạng, mở rộng hệ thống kênh phân phối hàng may mặc trên thị trường Hoa kỳ 65

3.8 Tăng Năng lực sản xuất: 66

Kết Luận: 68

 

 

doc70 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4276 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đẩy mạnh xuất khẩu của công ty cổ phần may 10 sang thị trường Hoa Kỳ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
0 đã có nhiều bước chuyển biến tích cực. Xí nghiệp đã ký kết được hợp đồng may xuất khẩu với hai khách hàng Hàn Quốc, Hà Lan và họ trở thành hai bạn hàng mới của May 10. Tiếng lành đồn xa, bắt đầu từ các đơn hàng đạt tiêu chuẩn chất lượng cho phía Hàn Quốc và Hà Lan, May 10 có được nhiều đối tác lớn như CHLB Đức, Nhật Bản, Bỉ, Đài Loan, Hồng Kông…. Cũng từ đây sản phẩm áo sơ mi, áo Jackét và nhiều sản phẩm may mặc khác của May 10 được biết đến nhiều hơn trên thị trường quốc tế. Để đáp ứng được yêu cầu của thị trường may mặc trong nước và thế giới, tháng 11/1992, Xí nghiệp May 10 chuyển đổi hình thức tổ chức, phát triển thanh Công ty cổ phần May 10 với tên giao dịch quốc tế la “ GRACO 10”. Năm 1992 – 1993, trong cuộc đua cạnh tranh với các đơn vị kinh doanh trong nước, Công ty đầu tư, đổi mới trang thiết bị và dây chuyền công nghệ tiên tiến hơn. Thiết bị máy móc hiện đại chưa đủ mà điểm mấu chốt là phương pháp và cách thức quản lý để tăng năng suất lao động . Một lần nữa May 10 tìm cách khắc phục để đi lên bằng chính nội lực của mình. Công ty đã vận dụng linh hoạt, sang tạo, đồng bộ các biện pháp: Mạnh dạn đầu tư chiều sâu. Bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho công nhân và nghiệp vụ quản lý cho cán bộ. Trang bị thêm thiết bị kỹ thuật và công nghệ mới. Chăm lo đời sống và cải thiện điều kiện làm việc cho công nhân viên chức. Mở rộng thị trường quốc tế và coi trọng thị trường trong nước, đồng thời tranh thủ sự giúp đỡ của anh em bạn bè. Vừa đẩy mạnh xuất khẩu, Công ty May 10 Vừa coi trọng thị trường trong nước. Công ty đã mở cacs cửa hàng, các đại lý, các chi nhánh ở nhiều địa phương trong cả nước như: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái Bình, Thành Phố Hồ Chí Minh….để giới thiệu sản phẩm, bán hàng, dạy nghề may, chuyển giao công nghệ, luân chuyển trang thiết bị. Kết quả là năm 1993 Công ty đã bắt đầu chiếm lĩnh được thị trường trong nước và được người tiêu dung ưa chuộng. Cũng bắt đầu từ thời kỳ này, Công ty May 10 không ngừng phát huy những thành tích đã đạt được và liên tục phấn đấu tăng trưởng hàng năm từ 20 – 30% xứng đáng là một trong những cánh chim đầu đàn trong nghành may mặc cả nước, đồng thời là một trong những trung tâm đào tạo, kinh tế, kỹ thuật của nghành. 2. Chức năng nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của Công ty May 10 * Sơ đồ tổ chức bộ máy của Công ty May 10 Phòng TCKT Tổng GĐ CT HĐQT ĐDLĐ về ATSK Phó tổng GĐ GĐ điều hành ĐDLĐ về MT ĐDLĐ về CL GĐ điều hành GĐ điều hành P. Kinh doanh Phòng QA Tổ kiểm hoá Tổ quản trị Trưởng ca A Phòng kế hoạch 5 xí nghiệp may Tổ hòm hộp Trưởng ca B Văn phòng Ban đầu tư Các PX phụ trợ XN địa phương Phòng kho vận Trường đào tạo Tổ cắt A Tổ là A Các tổ cắtmay Các tổ may Tổ cắt B Tổ là B Nguồn: Ban tổ chức hành chính công ty May 10 Phòng kĩ thuật Sơ đồ: Cơ cấu tổ chức công ty may 10 Đứng đầu bộ máy lãnh đạo của Công ty là Tổng Giám Đốc (TGĐ) do cấp trên bổ nhiệm sau khi đã tham khảo ý kiến của Đảng bộ và phiếu tín nhiệm của cán bộ, công nhân viên trong toàn công ty. Tổng giám đốc là đại diện toàn quyền của công ty trong mọi hoạt động kinh doanh. * Phòng Kế Hoạch: Hiện nay, số lượng cán bộ công nhân viên là 116 người. Với chức năng nhiệm vụ: nghiên cứu, xây dựng mục tiêu và kế hoạch sản xuất kinh doanh chung của toàn công ty. Quản lý các hoạt động kinh doanh quốc tế, cân đối kế hoạch và điều độ sản xuất. Quản lý các kho nguyên phụ liệu, thiết bị, bao bì, thành phẩm phế liệu. Quản lý các hoạt động xuất, nhập khẩu. * Phòng tài chính kế toán: Số lượng cán bộ công nhân viên phòng là 15 người. Chức năng, nhiệm vụ là : nghiên cứu, quản ly, kinh doanh tài chính, tài sản. Tổng hợp, phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trên từng lĩnh vực. * Phòng kinh doanh: Số lượng cán bộ công nhân viên: 85 Chức năng nhiệm vụ: Nghiên cứu thị trường, tổ chức, quản lý các hoạt động kinh doanh trong nước. Doanh thu nội địa Năm 1998 đạt là: 20,4 tỷ đồng, Năm 2008 đạt là: 110 tỷ đồng. * Ban đầu tư xây dựng và quản lý công trình: quản lý các dự án, công trình đầu tư xây dựng; duy tu, bảo dưỡng, sản xuất lắp đặt trang thiết bị phụ trợ, sửa chữa các công trình xây dựng của Công ty. Là đơn vị nghiệp vụ về xây dựng cơ bản trực thuộc tổng giám đốc, tham mưu cho tổng giám đốc về quy hoạch đầu tư phát triển công ty, lập dự án đầu tư, tổ chức thiết kế, thi công và giám sát thi công các công trình xây dựng cơ bản, bảo dưỡng duy trì các công trình xây dựng, vật kiến trúc trong công ty. * Phòng chất lượng QA: Với số lượng cán bộ công nhân viên là 41. Chức năng nhiệm vụ: Nghiên cứu, xây dựng hệ thống quản lý, quản lý chất lượng sản phẩm trong toàn Công ty và các hoạt động đánh giá của khách hàng. * Phân xưởng cơ điện: Chức năng nhiệm vụ là quản lý,bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị, chế tạo công cụ, trang thiết bị phụ trợ. Cung cấp năng lượng, lắp đặt các hệ thống điện, nước, hơi, khí, nén, sản xuất lắp đặt trang thiết bị phụ trợ… * Phòng kỹ thuật: Số lượng cán bộ công nhân viên là 48. Chức năng nhiệm vụ: Nghiên cứu và quản lý công tác kỹ thuật, công nghệ trong toàn Công ty, thiết kế mặt bằng sản xuấtcủa các Xí nghiệp; chuẩn bị sản xuất các đơn hang FOB, nội địa và các đơn vị khác. * Ban Marketing: nghiên cứu và mở rộng thị trường trong nước và quốc tế. Xây dựng và phát triển thương hiệu May 10. * Xí nghiệp may thành viên: là đơn vị sản xuất chính của công ty, tổ chức sản xuất hoàn chỉnh sản phẩm may từ khâu nhận nguyên phụ liệu đến nhập thành phẩm vào kho theo quy định. Nhiệm vụ chính là tổ chức sản xuất, triển khai thực hiện kế hoạch sản xuất của Tổng giám đốc, đảm bảo sản phẩm sản xuất đạt tiêu chuẩn kỹ thuật, quản lý va sử dụng hiệu quả các nguồn lực, thực hiện các nghĩa vụ đối với người lao động, chăm lo bảo vệ quyền lợi người lao động, thực hiện chế độ báo cáo định kỳ theo quy định của Tổng giám đốc. : * Trường cao đẳng nghề Long Biên: Tiền thân là Trường đào tạo thuộc Xí nghiệp may 10. Tổng số cán bộ giáo viên: 31 giáo viên chính, 25 giáo viên cơ hữu và 42 giáo viên thỉnh giảng là các giảng viên có kinh nghiệm từ các trường Đại học có uy tín trong nước như ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH Công nghiệp Mỹ Thuật, Học Viện Tài Chính và ĐH Hà Nội(ĐH Ngoại Ngữ Hà Nội)…. Chức năng nhiệm vụ là nghiên cứu khoa học, tổ chức và trực tiếp đào tạo bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề cho cán bộ công nhân viên trong Công ty và nhu cầu của xã hội. Từ khi thành lập cho đến nay Trường đã đào tạo được trên 12.000 học viên; Trong đó có 676 kỹ sư nghành Công nghệ may, tự động hoá, công nghệ thông tin và cử nhân Quản trị doanh nghiệp ra trường được tiếp nhận và phát huy tốt tại các doanh nghiệp. Đến nay trường đã liên kết với các trường quốc tế như: Trường ĐH Stenden University của Hà Lan, trường Đại Học Qeensland, La Trop của Australia…. Mục tiêu của Trường là đào tạo các nghành nghề theo tiêu chuẩn quốc tế. 3. Thực Trạng Sản Xuất Kinh Doanh Trong bối cảnh May 10 cũng như các doanh nghiệp may trong nghành hầu như phải phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu chủ yếu từ nhập khẩu, bị động về giá cả. Còn về đầu ra, May 10 cũng chưa có nhiều kinh nghiệm về phát triển thị trường và xây dựng chiến lược sản phẩm. trước đó các sản phẩm may được xuất khẩu sang Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu với mẫu mã đơn giản, khách hàng dễ tính, có số lượng hạn chế theo hiệp định giữa các nước thuộc khối SEV. Những Mốc son lịch sử Năm 1946: Thành Lập các xưởng may quân trang ở chiến khu Việt Bắc Năm 1952: Hợp nhất các xưởng may quân trang tại chiến khu Việt Bắc Năm 1956: Chuyển về Hà Nội. Hợp nhất xưởng May 10, Xưởng may 40 và thợ May quân nhu liên khu V tập kết ra Bắc, lấy tên chung la Xưởng May 10. Năm 1959: Xưởng May 10 được Vinh dự đón Bác Hồ về thăm. Năm 1961: Đổi tên thành Xí nghiệp May 10 trực thuộc Bộ Công Nghiệp nhẹ. Năm 1992: Chuyển đổi mô hình hoạt động thành Công ty May 10 Năm 2005: Chuyển đổi mô hình hoạt động thành Công ty Cổ phần May 10 Kết quả sản xuất - kinh doanh (1959 - 2008) TT Chỉ Tiêu ĐVT 1959 1979 1992 2005 Ước TH 2008 1 Sản Lượng 1000SP 200 4.022 3.500 11.473 15.000 2 Giá trị tổng sản lượng Tr.đ 6,87 17,59 132.724 228.350 3 Tổng DT Tr.đ 30,67 20.771 552.954 607.000 DT gia công XK Tr.đ 22,62 19.547 136.470 .250.000 DT FOB Tr.đ 343.423 250.000 DT KD nội địa và DT khác Tr.đ 8,05 1.224 73.061 107.000 4 Lợi nhuận Tr.đ 0,7 3,46 2.113 13.874 16.700 5 Nộp ngân sách Tr.đ 0,5 4.01 996 2.520 7.179 ( Nguồn: Phòng Kinh Doanh) * Về lao động: Hiện nay, Công ty có khoảng 8000 cán bộ công nhân viên. May 10 đã tiến hành xây dựng và ban hành Quy chế đào tạo cán bô, công nhân viên. Công ty đã cử nhiều cán bộ, công nhân viên đi học Đại học và Cao đẳng, học các chương trình lý luận chung - cao cấp, tham gia các lớp đào tạo bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ kỹ thuật. Song song với việc bồi dưỡng đào tạo Cán bộ công nhân viên, công tác tuyển chọn nhân lực cũng được công ty chú ý hơn. May 10 đã ban hành quy chế tuyển dụng và ký hợp đồng lao động. Hầu hết lao động được tuyển dụng trong giai đoạn này đều tốt nghiệp phổ thông trung học và qua đào tạo nghề may từ 6 tháng đến 3 năm. 100% nhân viên của các phòng nghiệp vụ khi tuyển vào đều có trình độ Cao đẳng và Đại học trở lên. Kết quả là May 10 đã bổ sung thêm hàng trăm cán bộ quản lý có trình độ Đại học và Cao đẳng. Hàng nghìn công nhân có tay nghề vững vẫn tiếp tục đượ đào tạo để nâng cao kỹ năng chuyên môn. Năm 1995, bằng nguồn vốn và kinh nghiệm của mình cũng như được sự giúp đỡ nhiệt tình của các đơn vị bạn, May 10 đã được Nhà Nước cho phép thành lập “ Trường Công Nhân Kỹ Thuật May và Thời Trang”. Mô hình đào tạo “Doanh nghiệp – Nhà Trường” rất có hiệu quả vì nội dung đào tạo gắn liền với yêu cầu thiết thực của sản xuất, học viên được tiếp cận trực tiếp với trang thiết bị hiện đại, được thực tập phương pháp kỹ thuật ngay tại xưởng may của Công ty và kết quả học tập caothì được nhận vào sản xuất. Trong 9 năm (1995 - 2004), trường công nhân Kỹ Thuật May và Thời trang của Công ty May 10 đã đào tạo được khoảnh 5000 công nhân kỹ thuật may công nghiệp, tổ chức đào tạo lại và bồi dưỡng nâng bậc cho khoang 5.500 công nhân may, cơ khí, sửa chữa máy, công nhân thêu, in… Đồng thời cũng kết hợp với các trường Đại Học bách Khoa Hà nội, Trường Mỹ thuật Công nghiệp, Trường cao Đẳng Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp, Trương Cao Đẳng Sư phạm dạy nghề để đào tạo kỹ sư, cử nhân trong lĩnh vực công nghệ may, quản trị doanh nghiệp và thiết kế thời trang. Ngoài việc đào tạo tại chỗ, học tập các đơn vị trong ngành, hàng năm May 10 còn cử nhiều đoàn cán bộ đi học kinh nghiệm bạn trong và ngoài nước. Điển hình là Nhật Bản còn giúp May 10 đưa công nhân đi tu nghiệp nâng cao tay nghè, tạo nền móng cho sự hợp tác lâu dài. Măt khác may 10 kết hợp mời chuyên giỏi về đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho CBCVN trong toàn Công ty. Cách làm này đã tạo cho may 10 một đội ngũ công nhân có tay nghề cao ở các khâu sản xuất và quản lý kinh doanh. Những khách hàng khó tính đều đánh giá cao trình độ sản xuất và quản lý của Công ty. Việc tăng cường cả về chất lượng và số lượng lao động đã giữ vai trò quan trọng trong quản lý và vận hành tốt doanh nghiệp. * Về nguồn vốn: Cơ cấu nguồn vốn của công ty duy trì với tỉ lệ không chênh lệch đáng kể giữa các năm. Nguồn huy động nhiều nhất là nguồn vốn vay ngắn hạn. Điều này cho thấy, sự chung chuyển vốn trong công ty rất linh hoạt, không có vốn bị ứ đọng nhiều. Cơ cấu vốn được thể hiện qua bảng sau: Bảng : Cơ cấu vốn của công ty (Số vốn: tỉ VND Tỉ lệ: % ) Nguồn vốn Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Số vốn Tỉ lệ Số vốn Tỉ lệ Số vốn Tỉ lệ Số vốn Tỉ lệ Nợ ngắn hạn 116,263 57,17 145,319 59,04 122,618 53,59 125,659 53,95 Nợ dài hạn 28,405 13,96 35,874 14,57 34,249 14,96 33,896 14,55 Vốn chủ sở hữu 54,011 26,55 61,5998 25,02 68,886 30,10 70,125 30,11 Nguồn kinh phí và các quỹ khác 4,679 2,32 3,3316 1,37 3,041 1,35 3,203 1,39 Tổng nguồn vốn 203,358 100 246,107 100 228,794 100 232,883 100 (Nguồn: phòng tài chính – kế hoạch, công ty cổ phần may 10 ) Công ty luôn duy trì được lượng vốn cao qua các năm, điều này không chỉ đảm bảo cho khả năng huy động nguồn tài chính mà còn cho thấy khả năng quản lí vốn tốt của ban lãnh đạo. Tỉ lệ vốn chủ sở hữu từ 25%-30% là một mức vốn khá hợp lí. * Về công nghệ, trang thiết bị: Để sản phẩm của May 10 đứng vững trên thị trường nội địa và mở rộng ở thị trườgn thế giới, không có con đường nào khác, lãnh đạo May 10 quyết định đầu tư chiều sâu đổi mới công nghệ, tận dụng tối đa cơ sở vật chấtvà nanưg lực hiện có để phát triển sản xuất. Trên cơ sở đã xác định rõ sản phẩm chiến lược là sơ mi nam và thị trường chiến lược là các nước phát triển, việc đầu tư đã được triển khai đúng hướng, tập trung và phát huy ngay hiệu quả. Giai đoạn từ năm 1992 đến năm 1999, May 10 đã đầu tư hơn 50 tỷ đồnẩutong đó có gần 30 tỷ đồng là vốn tự bổ sung. Phần lớn những thiết bị này đều là những thiết bị hiện đại và công nghệ tiên tiến ngang tầm quốc tế. Công ty đã thực hiện đầu tư mở rộng thêm 6 xí nghiệp may tại các tỉnh Thái Bình, Hải Phòng, Nam Định, Hà Nội….góp phần thu hút lao động và kinh tế địa phương. Đầu tư 2,4 tỷ đồng mua thiết bị, cải tạo nhà xưởng Năm 1994 lắp đặt và đưa vào sử dụng một xí nghiệp chuyen sản xuất áo sơ mi cho CHLB Đức trị giá 5 tỷ đồng. Năm 1995 đã nhập hàng trăm thiết bị hiện đại của CHLB Đức, Nhạt Bản và Hoa Kỳ như: Máy may 1 kim có bộ phận điều khiển bằng mạch IC, dây chuyền gấp áo tự động, dây chuyền giặt hoàn thiện đồng bộ với năng lực giặt bình quân 2500 áo sơ mi/ca sản xuất, hệ thốnh là áo bằng hơi nước gồm 300 bộ bàn là, hai máy thêu tự động TAJIMA 12 đầu và 20 đầu…. Từ năm 1998 đến năm 2001, May 10 đã đầu tư gần 60 tỷ đồng xây dựng và mua sắm trang thiết bị sản xuất hiện đại cho 2 xưởng sản xuất chất lượng cao, góp phần cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động. 100% công nhân lao động các xí nghiệp trong Công ty tại Hà Nội được làm việc trong nhà xưởng có điều hoà không khí. Năm 2003 – 2004 may 10 đã sắp xếp lại mặt bằng sản xuất của 5 xí nghiệp thành viêntheo hương sản xuất chuyên môn hoá, tập trung sản xuất các sản phẩm áo sơ mi tại nhà sản xuất 3 tầng, dành toàn bộ nhà sản xuất 2 tầng để đầu tư lắp đặt 02 dây chuyền với trang thiết bị hiện đại may veston phục vụ xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ, Châu Âu và Nhật Bản. Dự án đầu tư lắp đặt daay chuyền sản xuẩt Veston 1 và Veston 2 đã được lãnh đạo Tổng công ty Dệt – May Việt Nam phê duyệt có tổng mức đầu tư là 50,7 tỷ đồng trong đó tài sản đang sử dụng chuyển sang và vốn tự có bổ sung là 16,7 tỷ đồng. Xí nghiệp Veston 1 có công suất 250.000 bộ veston/ năm được sản xuất theo công nghệ Châu Âu và Mỹ, sản phẩm xuất đi Hoa Kỳ và Châu Âu, được đưa vào hoật động từ ngay 01/01/2004. Xí nghiệp Veston 2 có công suất 200.000 bộ veston/ năm được sản xuất theo công nghệ Nhật Bản, sản phẩm được xuất khẩu vào thị trường Nhât Bản, được đưa vào hoật động từ ngay 01/12/2004. Hai xí nghiệp may Veston được triển khai và đi vào hoật độnglà nhờ sự định hướng của tập đoàn Dệt – May Việt Nam về việc phát triển Veston cao cấp mà trực tiếp là sự chỉ đạo của đôồngchí Vũ Đức Thịnh - Tổng giám đốc Công ty may nhà bè, Phó Tổng giám đốc Tổng Công ty May Việt Nam sau này là Tổng Giám Đốc Tập đoàn Dệt – May Việt Nam, cộng với sự giúp đỡ của lãnh đạo và CBCNV Công ty May Nhà Bè. Chính nhờ sự giúp đỡ tận tình trong đào tạo tay nghề, chuyển giao công nghệ cũng như giúp May 10 các đơn hàng Veston đầu tiên xuất khẩu đi thị trường Hoa Kỳ và Nhật Bản, đến nay May 10 không chỉ khẳng định được đẳng cấp về sản phẩm sơ mi mà còn khăng định đẳng cấp về sản phẩm Veston nam nữ trên thị trường Việt Nam, Nhật Bản, Hoa Kỳ và Châu Âu. Ngoài ra, trong năm 2004, may 10 tiếp tục đầu tư xây dựng Xí nghiệp May Hà Quảng tại Đồng Hới - Quảng Bình với tổng mức đầu tư là 34 tỷ đồng, giai đoạn I thu hút 600 lao động, giai đoạn II dự kiến là 1000 lao động. Đồng thời mở rộng quy mô sản xuất của xí nghiệp Thái hà, Hưng Hà, Vị Hoàng, Bỉm Sơn tạo thêm chỗ làm việc mới cho gần 1200 lao động với mức thu nhập ổn định. Đổi mới thiết bị và công nghệ đi đôi với việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn Quốc tế và đã được tổ chức AFAQ( Pháp) cấp chứng chỉ phù hợp với tiêu chuẩn ISO – 9002. Áp dụng hệ thống quản lý môi trường và đã được tổ chức BVQI (Anh) cấp chứng chỉ phù hợp tiêu chuẩn ISO – 14001. Xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý trách nhiệm xã hội theo SA-8000. Bảng Tổng hợp thiết bị: Nhóm Máy móc thiết bị ĐVT 2005 2006 2007 2008 1 Một kim, chuyên dùng Cái 3.461 3.789 4.482 4.848 2 Lò hơi, khí nén Chiếc 17 19 23 26 3 Các thiểt bị còn lại Cái 644 755 799 861 * Tình hình hoạt động kinh doanh chủ yếu của công ty: Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thế giới, Việt Nam đã và đang từng bước hôi nhập sâu với nền kinh tế khu vực và thế giới. Bắt đầu từ khi Mỹ chính thức bãi bỏ cấm vận đối với Việt Nam 1999, Hiệp định thương mại Việt Mỹ kí kết 2001, gia nhập AFTA năm 2003 cho đến khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại quốc tế WTO 2006, đồng thời hạn nghạch dệt Mỹ chính thức được bãi bỏ…. Kể từ đó hàng loạt các chính sách mở cửa, hợp tác thu hút vốn đầu tư nước ngoài của Nhà nước đã tạo đã cho nghành Dệt May nói chung và Công ty cổ phần May 10 nói riêng có những bước phát triển vượt bậc. Trong hai năm 2005 và 2006, May 10 đã đầu tư có trọng điểm theo chiến lược phát triển và yêu cầu của thị trường, điển hình như: Mử rộng sản xuất Xị nghiệp may Hưng Hà, tăng năng lực sản xuất cho Xí nghiệp May 1, May 2, May 5. tập trung xây dựng dự án mới Xí nghiệp may Veston Vĩnh Bảo - Hải Phòng. Đầu tư các máy móc thiết bị chuyên dung mới nhằm tăng năng suất lao động, giảm thao tác của người công nhân vận hành đặc biệt tại các dây chuyền sản xuất Veston cao cấp. nghiên cứu phát triển hệ thống quản lý thao tác chuẩn và tổ chức sản xuất trên dây chuyền sản xuất tại 3 Xí nghiệp Sơ mi, bước đầu nhân rộng sang các dây chuyền sản xuất Veston. Đồng thời triển khai xây dựng và cải tạo sửa chữa một số công trình nhà xưởng sản xuất, cửa hàng…. Đầu tư phần mềm quản lý năng suất G.PRO thử nghiệm đầu tiên tại Xí nghiệp May 2. Tìm các bất hợp lý trong bố trí chuyền, luyện thao tác chuẩn, sử dụng các thiết bị tự động, áp dụng cữ gá lắp…. để tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh. Bước sang năm 2007, may 10 tiếp tục hoàn thiện các dự án đầu tư trước đó và triển khai các dự án đầu tư mới như dụ án nhà điều hành sản xuất, nhà ăn ca, nhà kho của Xí nghiêp may Thái hà. Đưa vào hoạt động một dây chuyền sản xuất tại Xí nghiệp may xuất khẩu Hà Quảng trong tháng 3 năm 2007. Đầu tư cải tạo và nâng cấp hệ thống cửa hàng của Công ty nhằm nâng cao hình ảnh sản phẩm May 10 tại thị trường trong nước. Tiếp tục đầu tư các phần mềm quản lý, công nghệ để đáp ứng yêu cầu quản lý và sự phát triển của Công ty như: Module TCKT – Oracle, phần mềm quản lý thao tác, mã số mã vạch, chấm công điện tử, quản lý cổ đông…. Năm 2008, Công ty cổ phần May 10 đã đầu tư 2 triệu USD để bổ sung 961 thiết bị hiện đại, công nghệ mới nhằm nâng cao năng suất lao động. Bên cạnh đó, May 10 còn đầu tư135 tỷ đồng để mở rộng năng lực sản xuất, trong đó tăng 6 dây chuyền tại Xí nghiệp May Bỉm Sơn, tăng 4 dây chuyền tại Xí nghiệp may Hà Quảng, đầu tư thiết bị, nhà xưởng tại Xí nghiệp May Thái hà tăng 6 chuyền may và chuyển sang làm ca 1. Việc áp dụng các phần mềm quản lý tiên tiến tiếp tục được triển khai như phần mềm thao tác nhằm tăng năng suất lao động và hiệu quả kinh tế cao hơn tại các đơn vị: Đông Hưng, Bỉm Sơn, Thái Hà. Áp dụng công cụ quản ly Lean Office tại bộ phận chuẩn bị sản xuất một cách hiệu quả. Triển khai dự án Oracle nhằm quản lý quá trình sản xuất, tồn kho và hiệu quả kinh doanh trong Công ty. Song song với hoạt động đầu tư, May 10 còn đẩy mạnh đa dạng hoá nghành nghề kinh doanh, tham gia góp vốn thành lập Công ty Kinh doanh dịch vụ vận tải G.I.M, Coong ty kinh doanh thiết bị H.N.P, Công ty quảng cao Mười Thành Công, Công ty may Đông Bình, Công ty chuyên sản xuất Veston cao cấp Vĩnh Bảo, Công ty dịch vụ - bao bì - giặt là,… theo hướng phat triển Tổng Công ty May 10. Bảng: một số chỉ tiêu hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty STT Chỉ tiêu Đơn vị 2005 2006 2007 1 Doanh thu Tỉ đồng 552,954 631,604 463,895 2 Chi phí Tỉ đồng 539,114 615,774 447,395 3 Lợi nhuận Tỉ đồng 13,84 15,83 16,50 4 Giá trị XK 1000USD 98,200 104,000 154,320 5 Lao động Người 6.900 7.480 7.800 6 Thu nhập BQ Triệu đồng/người 1,460 1,520 1,601 7 Đầu tư Triệu đồng 48,98 52,25 56,67 (Nguồn: phòng tài chính –kế hoạch và phòng tổ chức lao động) II. Thực trạng Xuất khẩu hàng may mặc của Công ty cổ phần May 10 sang thị trường Hoa kỳ 1. Tình hình xuất khẩu hàng may mặc của Công ty cổ phần may 10 sang Hoa kỳ Các mặt hàng xuất khẩu của Công ty sang thị trường Hoa kỳ Mặt hàng chiến lược của Công ty May 10 là sản phẩm áo sơ mi nam, đây được coi là mặt hàng trọng điểm mà công ty luôn chú trọng đầu tư. Với công nghệ rất hiện đại được nhập từ một số nước phát triển nhất trên thế giới như Mỹ, Nhật Bản, Đức….thì các sản phẩm áo sơ mi này có kiểu dáng và chất lượng rất tốt. tỷ trọng xuất khẩu của sản phẩm này sang thị trường Hoa Kỳ luôn đứng ở vị trí số 1cụ thể: Năm 2005 là 66,86%, Năm 2006 là 58,16%, sang năm 2007 là 58,32% và năm 2008 con số này là 60,62%. Bên cạnh đó các mặt hàng như: Quần, Complete, Jacket, Váy….trong những năm gần đây rất được ưa chuộng ở thị trường trong và ngoài nước. Số lượng và doanh thu cụ thể của từng mặt hàng xuất khẩu của Công ty sang thị trường Hoa Kỳ được tổng hợp qua bảng các bảng số liệu sau: Bảng: Số lượng các mặt hàng xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ Năm Loại SP 2004 2005 2006 2007 2008 Áo sơmi (chiếc) 3.567.708 3.774.819 4.66.035 4.558.366 4.151.900 Quần (chiếc) 1.391.432 909.277 1.760.450 1.420.227 1.743.787 Jacket (chiếc) 157.201 54.444 110.961 1.169.003 1.285.789 Complete (chiếc) 3.984 123.150 161.636 79.584 32.088 Quần áo khác (chiếc) 0 22.321 16.628 6.557 264 (Nguồn: Phòng kế hoạch) Bảng: Doanh thu các sản phẩm của công ty trên thị trường Hoa Kỳ: Năm Loại SP 2005 2006 2007 2008 Doanh thu ( tr USD) Tỷ trọng (%) Doanh thu ( tr USD) Tỷ trọng (%) Doanh thu ( tr USD) Tỷ trọng (%) Doanh thu ( tr USD) Tỷ trọng (%) Áo sơmi 29,763 66,86 30,776 58,16 23,683 58,32 27,530 60,62 Quần 8,010 17,99 12,781 24,15 7,335 18,06 10,373 22,84 Jacket 2,643 5,94 1,234 2,33 6,646 16,37 7,298 16,07 Complete 3,859 8,67 7,993 15,10 1,969 4,85 0,208 0,46 Quần áo khác 0,239 0,54 0,136 0,26 0,974 2,40 0,002 0,01 Tổng KNXK sang Hoa Kỳ 44,514 100 52,92 100 40,607 100 45,411 100 (Nguồn: Phòng kế hoạch) Qua bảng số liệu ta có thể nhận thấy rằng doanh thu của Công ty sang thị trường Hoa Kỳ thay đổi qua các năm, có lúc tăng có lúc giảm: cụ thể Với mặt hàng áo sơ mi nam Năm 2005 doanh thu đạt 29,763 triệu USD (trị giá FOB), năm 2006 tăng lên là 30,776 triệu USD, nhưng tới năm 2007 đã giảm xuống còn 23,683 triệu USD và năm 2008 vừa qua con số này là 27,530 triệu USD. Như vậy doanh thu trong năm 2007, 2008 đã giảm đi so với các năm trước đó, điều này có thể được giải thích là do Hoa Kỳ áp dụng cơ chế giám sát đặt biệt đối với hàng dệt may, một số khách hàng truyền thống và ổn định có đơn hàng lớn vào Mỹ đã rút các đơn hàng không đặt tại Việt Nam nữa, sự cạnh tranh gay gắt của các nước xuất khẩu hàng may mặc lớn như: Trung Quốc, Ấn Độ. Các đơn hàng ngày càng nhỏ lẻ và các đơn hàng thời trang nhiều hơn. * Kim nghạch xuất khẩu Bảng: Tỷ trọng KNXK hàng may mặc của Công ty trên thị trường Hoa Kỳ Năm Tổng KNXK của Cty (Triệu USD) KNXK sang Thị trường Hoa Kỳ (Triệu USD) Tỷ Trọng KNXK sang Hoa Kỳ (%) 2004 76,067299 41,338 54,34 2005 86,067908 44,514 51,72 2006 98,284437 52,92 53,84 2007 84,156069 40,607 48,25 2008 90,940564 45,411 49,94 (Nguồn: Phòng kế hoạch) Từ năm 2007, Khi Mỹ áp dụng cơ chế giám sát đặt biệt đối với hàng dệt may, một số khách hàng truyền thống và ổn định có đơn hàng lớn vào Mỹ đã rút các đơn hàng không đặt tại Việt Nam nữa. * Thị phần xuất khẩu hàng may mặc của Công ty sang thị trường Hoa kỳ Thị Phần xuất khẩu hàng may mặc của Công Ty cổ phần May 10 trên thị trường Hoa Kỳ qua các năm 2004 - 2008: Kim nghạch Năm Tổng KN nhập khẩu hàng may mặc của Hoa Kỳ (tỷ USD) KN xuất khẩu hàng may mặc của May 10 sang Hoa Kỳ( Tr USD) Thị phần (10-4 %) 2004 38,12 41,338 0,1084 2005 33,55 44,514 0,1327 2006 40,23 52,920 0,1315 2007 37,98 40,607 0,1069 2008 35,81 45,411 0,1268 Qua bảng số liệu ta có thể nhận thấy thị phần của Công ty May 10 tại thị trường Hoa Kỳ là còn rất nhỏ, chưa có dấu hiệu tăng lên hơn nữa còn giảm đi trong namư 2007 và 2008. * Các khách hàng chính của Công ty ở thị trường Hoa kỳ Hiện nay, ở thị trường Hoa kỳ công ty có rất nhiều đối tác với các sản phẩm chủ yếu là áo sơmi nam. Sau đây ta có thể kể ra một số khách hàng của Công ty May 10 tại thị trường Hoa Kỳ như: PROMINENT APPAREL LTD (HONG KONG), JUST JAMIE, J

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docĐẩy Mạnh Xuất Khẩu Của Công Ty Cổ Phần May 10 Sang Thị Trường Hoa Kỳ.DOC
Tài liệu liên quan