Đề tài Đổi mới hợp tác xã nông nghiệp theo Luật ở tỉnh Nam Định, thực trạng và giải pháp

LỜI NÓI ĐẦU 4

CHƯƠNG I:NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KINH TẾ HT VÀ HTX TRONG NÔNG NGHIỆP .

7

I, Bản chất vai trò của kinh tế HT và HTX trong nông nghiệp . 7

1. Bản chất cuả kinh tế hÖ thèng và HTX trong nông nghiệp . 7

1,1Bản chất kinh tế hợp tác . 7

1,2Bản chất HTX . 8

2. Vai trò của kinh tế HT và HTX trong nông nghiệp . 13

3,Nguyên tắc của kinh tế HT và HTX 14

II, Đổi mới HTX trong nông nghiệp . 16

1. Sự cần thiết đổi mới HTX trong nông nghiệp . 16

2. Chính sách của Đảng và Nhà nước ta về đổi mới và phát triển kinh tế HTX trong nông nghiệp .

19

3, Nội dung đổi mới HTX nông nghiệp theo Luật HTX . 21

4. Các mô hình HTX nông nghiệp kiểu mới theo Luật 26

III, Đổi mới HTX nông nghiệp ở một số nước trên thế giới và Việt Nam

27

1. Đổi mới HTX ở một số nước trên thế giới 27

2. Đổi mới HTX nông nghiệp ở Việt Nam . 31

CHƯƠNG II:THỰC TRẠNG ĐỔI MỚI VÀ PHÁT TRIẺN HTX NÔNG NGHIỆP Ở TỈNH NAM ĐỊNH .

35

I. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh có ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và đổi mới HTX

35

1, Đặc điểm tự nhiên 35

2, Đặc điểm kinh tế, xã hội 38

2.1, Điều kiện xã hội, dân số và lao động . 38

 

doc98 trang | Chia sẻ: NguyễnHương | Lượt xem: 1055 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đổi mới hợp tác xã nông nghiệp theo Luật ở tỉnh Nam Định, thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phong trào cơ giới hoá, có nhiều doanh nghiệp Nhà nước về lĩnh vực cơ khí nông nghiệp hoạt động hiệu quả. Hiện tại các doanh nghiệp này vẫn giữ vai trò nòng cốt trong phục vụ sản xuất nông nghiệp. Theo “ văn bản báo cáo của Sở NN & PTNT tỉnh Nam Định” ngay năm 2001 toàn tỉnh có 3.018 máy kéo lớn nhỏ với tổng công suất 40.980 mã lực, đảm đương 69 % khâu làm đất, 592 trạm bơm với tổng công suất 2.097.540 m3/h, 2.669 máy đập lúa liên hoàn, 3.187 máy xay xát và 5 kho lạnh bảo quản khoai tây Công nghiệp cơ khí Nam Định chủ yếu là cơ sở tư nhân và chuyên sản xuất dụng cụ thông thường và máy móc phục vụ nông nghiệp ( máy đập lúa liên hoàn, máy nghiền thức ăn chăn nuôi) đam bảo cung cấp đầy đủ cho nhu cầu sản xuất hiện tại * Hệ thống điện và sử dụng nước máy trên địa bàn nông thôn Điện phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất cho nhân dân đã đến toàn bộ các xã, và thị trấn trong tỉnh, đến nay toàn tỉnh có khoảng 1.688 km đường điện cao thế, hơn 24.000 km đường điện hạ thế. Tổng số hộ dùng điện là 429.159 chiếm tỷ lệ rất cao 99,14 % số hộ nông thôn (2001) trong khi đó cả nước là 79,04% Về sử dụng nước sinh hoạt: Nguồn nước chủ yếu được lấy từ giếng khoan, giếng khơi, nước mưa và một phần sử dụng nước máy. Hộ có nước máy là 14.531 hộ, chiếm 3,36 % tổng số hộ trong khí đó cả nước chiếm 4,26 % Tóm lại: Tỉnh Nam Định có những thuận lợi và khó khăn sau: * Thuận lợi: - Đổi mới cơ chế quản lý sản xuất, thực hiện phát triển kinh tế theo cớ chế thị trường chính là động lực phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn phát triển, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng sản xuất hàng hoá. Thực hiện phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh trong sản xuất nông nghiệp, nhất là trong lĩnh chế biến, xuất khẩu và dịch vụ. - Dân số trẻ và nguồn lao động dồi dào trình độ dân trí cao rất thuận lợi cho việc cung cấp nguồn lao động cho các ngành kinh tế phát triển, tiếp thu những thành tựu công nghệ mới vào sản xuất, nhanh nhậy thích ứng tiếp cận với thị trường. - Cơ sở hạ tầng ngày càng được củng cố và nâng cấp, giao thông thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hoá. Môi trường đầu tư ngày càn được cải thiện, khuyến khích vốn đầu tư vào sản xuất hông nghiệp, đời sống nông dân ngày cành được cải thiện, kinh tế xã hội nông thôn ổn định * Khó khăn - Dân số đông, lao động dư thừa ngày càng nhiều thất nghiệp ngày càng tăng. Ngành công nghiệp cơ bản, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ chưa thu hút mạnh mẽ lao động từ nông nghiệp vào làm việc, do đó lao động trong nông nghiệp, nông thôn còn đông, thất nghiệp nhiều, dẫn đến đời sống nông dân cải thiện không đáng kể - Sản phẩm nông nghiệp tỉnh Nam Định tuy nhiều, đa dạng nhưng chất lượng sản phẩm chưa cao, sản phẩm chất lượng cao ít chưa đáp ứng được nhu cầu thị trường ở các thị trường lớn, do sản xuất nhỏ lẽ phân tán, năng lực sản xuất kinh doanh còn yếu, khả năng nắm bắt thị trường chậm - Chưa thu hút được vốn đầu tư nước ngoài vào đầu tư cho sản xuất nông nghiệp do môi trường đầu tư chưa hấp dẫn, chưa được khuyến khích cao - Các công trình hạ tầng kỹ thuật xuống cấp, đòi hỏi phải sửa chữa, nâng cấp, thay thế lớn trong điều kiện nguồn vốn có hạn. Các công trình thuỷ lợi đê điều, kênh mương đang bị hư hỏng, xuống cấp, các cơ sở thú y bảo vệ thực vật trang thiết bị thiếu thốn, lạc hậu đang từng bước được xây dựng nhưng thiếu đồng bộ ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống nhân dân. II, Đôỉ mới HTX ở Nam Định theo Luật HTX 1, Chủ trương đổi mới HTX nông nghiệp của tỉnh Nam Định Nghị quyết 10 năm 1988 đã tạo ra động lực và mang lại nhiều thành quả rõ rệt trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh Nam Định. Trong đó Nghị quyết 10 đã khảng định là đơn vị kinh tế tự chủ, đã chứng tỏ mô hình kinh tế kiểu cũ không còn phù hợp nữa. Tuy nhiên nhu cầu hợp tác trong phát triển kinh tế thì không thể thiếu được. Vì vậy phải đổi mới HTX kiểu cũ và phát triển các hình thức HTX kiểu mới phù hợp với xu thế phát triển kinh tế. Ngay từ năm 1992, tỉnh Nam Định đã thực hiện một bước đổi mới cơ bản các HTX nông nghiệp về tổ chức quản lý theo quyết định 115 của UBND tỉnh, chuyển đổi các HTX nông nghiệp từ mô hình cơ bản là kiểu cũ sang mô hình HTX nông nghiệp kiểu mới, với 5 nội dung chủ yếu sau: - Giao quyền sử dụng ruộng đất lâu dài cho hộ xã viên: Từ thí điểm năm 1991, trong 2 năm 1992,1993 đã hoàn thành việc giao đất ở các HTX, xác định vai trò tự chủ của hộ, ruộng đất HTX không còn quản lý nữa - Chuyển đổi chức năng nhiệm vụ và phương thức điều hành của HTX: HTX nông nghiệp chuyển từ vai trò tổ chức sản xuất trực tiếp sang chức năng hướng dẫn và điều hành sản xuất thông qua các hoạt động dịch vụ HTX; chuyển hoạt động dịch vụ, của HTX từng bước sang hạch toán kinh tế; chuyển các công việc không thuộc chức năng nhiệm vụ của HTX sang cho UBND xã - Đổi mới tổ chức bộ máy quản lý, các tổ đội dịch vụ, xây dựng cơ chế khoán trong nội bộ HTX, rà soát đơn giá, nâng cao năng lực hoạt động dịch vụ - Đổi mới phương thức quản lý tài chính, giảm mạnh thu quỹ HTX, thực hiện giao vốn và khoán bảo toàn tăng trưởng vốn theo hướng tăng cường quyền tự chủ về tài chính chó HTX gắn trách nhiệm và quyền lợi của cán bộ quản lý với tình hình tài chính HTX - Đổi mới sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước đối với HTX theo hướng vừa tăng cường lãnh đạo của Đảng, hiệu lực quản lý của Nhà nước vừa đảm bảo quyền tự chủ của HTX. Không can thiệp trực tiếp vào công việc nội bộ của HTX. Thực hiện các nội dung đổi mới trên từ năm 1992 đến năm 1996 các HTX nông nghiệp trong tỉnh tiếp tục được củng cố, giữ vững vai trò chỉ đạo điều hành sản xuất đã được xã viên đồng tình. Đến ngày 20/3/1996, Luật HTX được Quốc Hội khoá IX thông qua tạo cơ sở pháp lý cho HTX hoạt động bình đẳng với các loại hình doanh nghiệp khác trước pháp luật. Luật có hiệu lực từ ngày 1/1/1997, Luật HTX đã xác lập quyền và nghĩa vụ của pháp nhân HTX, tạo điều kiện cho HTX phát triển trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN. Sauk hi có Luật HTX, Chính phủ tiếp tục ban hành các Nghị định 43/CP về điều lệ mẫu HTX nông nghiệp, Nghị định 15/CP về chính sách khuyến khích phát triển HTX, Nghị định 16/CP ngày 12/2/1997 về chuyển đổi đăng ký HTX và tổ chức hoạt động của liên minh HTX, Nghị định 02/CP về quản lý Nhà nước đối với HTX. Ban bí thư Trung ương đã có chỉ thị số 68 – CT/TW phát triển kinh tế hợp tác trong các ngành, các lĩnh vực kinh tế. Sau khi có Luật HTX, điều lệ mẫu HTX nông nghiệp, có nhiều quan điểm về đánh gia thực trạng HTX và cách thực hiện Luật HTX. Trong đó có quan điểm cho rằng HTX nông nghiệp kiểu cũ trước khi có Luật HTX là mô hình lạc hậu không còn tác dụng, cản trở đến sự phát triển kinh tế của hộ xã viên, do đó cần phải giải thể HTX cũ thành lập HTX mới do chính những người nông dân có nhu cầu, tự nguyện thành lập. Tỉnh Nam Định xuất phát từ quan điểm kiên trì giữ vững vai trò, vị trí của HTX, đổi mới phải đảm bảo tính kế thừa những mặt đã đạt được và có khả năng phát triển, trên nền HTX đã có, đồng thời phải học hỏi kinh nghiệm loại bỏ những khuyết điểm. Đổi mới HTX nhằm đáp ứng tốt hơn yêu cầu tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh của hàng vạn hộ nông dân, đam bảo ổn định và phát triển kinh tế xã hội nông nghiệp, nông thôn trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Tổng kết quá trình đổi mới HTX đến năm 1997 cho thấy HTX nông nghiệp của tỉnh Nam Định về cơ bản phù hợp với mô hình HTX theo Luật và điều lệ mẫu HTX. Ngày 4 tháng 4 năm 1997 Ban thường vụ tỉnh Uỷ ban hành chỉ thị 04/CT-TU về tiếp tục đổi mới tổ chức quản lý HTX nông nghiệp theo Luật HTX, thực hiện Nghị định 16/CP của Chính phủ và thông tư hướng dẫn số 04 của Bộ kế hoạch và đầu tư về chuyển đổi và đăng ký HTX, UBND tỉnh đã có kế hoạch số 33/ VP3 về tiếp tục thực hiện đổi mới tổi chức, quản lý HTX theo tinh thần Nghị quyết 21 và Luật HTX. Gồm các nội dung chủ yếu sau: + Tổng kết 4 năm thực hiện các nội dung đổi mới tổ chức quản lý HTX từ mô hình HTX cũ sang HTX mới, tiếp tục bổ sung và hoàn thiện 5 nội dung tổ chức quản lý nêu trên theo quyết định 115 cua UBND tỉnh từ năm 1992. + Xây dựng điều lệ HTX nông nghiệp: Từng bước đưa nộidung của Luật HTX, điều lệ mẫu HTX nông nghiệp vào điều lệ của từng HTX tạo ra cơ sở pháp lý cho mọi hoạt động của HTX. + Đăng ký lại danh sách xã viên HTX + Kiểm kê đánh giá lại tài sản HTX, sử lý một bước công nợ. Xác định vốn không chia, tính toán cổ phần cho xã viên + Đăng ký sản xuất kinh doanh HTX Thông qua việc đổi mới HTX để tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế nông nghiệp nông thôn phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ HTX nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh, tổ chứ thực hiện tốt các hoạt động dịch vụ phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh của các hộ nông dân. Các tổ chức đoàn thể, cùng với các cấp Uỷ Đảng, chính quyền cơ sở làm tốt công tác chính trị tư tưởng, tuyên truyền Luật HTX, tập huấn đổi mới HTX theo Luật đến từng cán bộ và hộ xã viên HTX để họ hiểu rõ, và đi thị sát đến từng cơ sở để nắm chắc nguyện vọng của nông dân. Từ đó giúp cho hộ nông dân nhận thức đúng và quyết tâm đổi mới HTX theo Luật. 2, Tình hình đổi mới HTX theo Luật tỉnh Nam Định. Sau khi Ban thường vụ Tỉnh Uỷ ban hành Chỉ thị 04/ CT-TU ngày 4/4/1997 về tiếp tục đổi mới tổ chức quản lý HTX nông nghiệp theo Luật HTX, thực hiện Nghị định 16/CP của Chính phủ và Thông tư hướng dẫn số 04 của Bộ kế hoạch và đầu tư về chuyển đổi và đăng ký HTX. Tỉnh Nam Định đã tiến hành đổi mới HTX nông nghiệp ngay trên diện rộng mà không thông qua bước làm thí điểm trước ở cấp tỉnh trước khi triển khai trên cơ sở quan điểm đổi mới phải đảm bảo tính kế thừa, trên nền HTX đã có, qua việc tổng kết quá trình đổi mới HTX đến năm 1997 cho thấy HTX nông nghiệp của tỉnh về cơ bản phù hợp với mô hình HTX theo Luật và điều lệ mẫu HTX nông nghiệp và trên cơ sở tham khảo và học tập kinh nghiệp về chuyển đổi HTX theo Luật của một số tỉnh bạn đi trước. 2.1, Các bước tiến hành chuyển đổi Ngày 5/4/1997 Sở NN & PTNT tỉnh Nam Định hướng dẫn nội dung các bước tiến hành chuyển đổi HTX nông nghiệp theo Luật HTX như sau: - Tổ chức thành lập ban trù bị chỉ đạo chuyển đổi, tổ chức hội đồng kiểm kê tiến hành triển khai kiểm kê tài sản, vốn quỹ, công nợ, đất đai của htx - Tuyên truyền tập huấn về chuyển đổi HTX tới cán bộ người dân của HTX - Xây dựng phương án chuyển đổi theo Luật HTX, căn cứ vào thực trạng của các HTX trong thời gian qua, căn cứ vào đặc điểm kinh tế xã hội, tình hình tổ chức quản lý trên địa bàn, tài sản, vốn quỹ của HTX để lựa chọn phương thức chuyển đổi - Xây dựng phương án sản xuất kinh doanh, dự thảo xây dựng điều lệ mới - Tiến hanh họp đại hội xã viên, tổng kết HTX nông nghiệp kiểu cũ, thảo luận hướng chuyển đổi HTX nông nghiệp kiểu mới. Đại hội phải bầu hội đồng quản trị - Hoàn thành thủ tục lập hồ sơ xin thành lập HTX mới hoạt động theo Luật HTX, cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. 2.2 Nội dung của quá trình chuyển đổi HTX theo Luật ở tỉnh Nam Định Nhận thức được vị trí quan trọng của HTX nông nghiệp trong phát triển nông nghiệp, thực hiện thông báo số 29/TB – TU của Ban thường vụ tỉnh Uỷ về việc “ Tiếp tục đổi mới quản lý HTX nông nghiệp theo Luật HTX”, các huyện trong tỉnh đã thành lập ban chỉ đạo. Trong đó huyện Hải Hậu, Vụ Bản đã tích cực, khẩn trương chỉ đạo các HTX điểm gắn với đại hội nhiệm kỳ (1997-1999). Các huyện đã bám sát đề cương hướng dẫn của Tỉnh để xây dựng các văn bản hướng dẫn phù hợp với tình hình của cơ sở, tổ chức hội nghị triển khai và tập huấn cho cơ sở. Các huyện tập trung lực lượng chỉ đạo các HTX điểm của mình từ xây dựng đề án đến tổ chức đại hội xã viên để triển khai rộng rãi ra các HTX khác. Ngay trong những năm đầu các huyện trong tỉnh đã tích cực tiến hành đại hội xã viên ở các HTX điểm và triển khai thực hiện đại hội xã viên ra các HTX trong huyện được nhân dân hưởng ứng tích cực tham gia. Trong đó tích cực nhất là huyện Hải Hậu, Vụ Bản: Hải Hậu đã tiến hành đại hội xã viên ở các HTX điểm và triển khai thực hiện đại hội xã viên ở 48 HTX chiếm 88,8 % tổng HTX trong toàn huyện ( trong đó có 7 HTX đã bàn giao cho huyện Trực Ninh từ ngày 1/4/1997); huyện Vụ Bản đã tổ chức đại hội xã viên ở 3 HTX điểm và triển khai ra phần lớn HTX trong huyện Nhìn chung nội dung, phương pháp, các bước tiến hành đổi mới tổ chức quản lý HTX theo Luật, thể hiện ở một số nội dung sau: * Đăng ký lại danh sách xã viên HTX: Thông qua học tập, quán triệt các Chỉ thị của Đảng, học tập quán triệt đề án, thảo luật xây dựng điều lệ của từng HTX, đã tạo ra sự chuyển biến mới trong nhận thức của cán bộ, Đảng viên và xã viên về kinh tế hợp tác và đổi mới HTX nông nghiệp theo Luật, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đăng ký lại danh sách xã viên Theo báo cáo của các HTX thì đại bộ phận xã viên nhất trí đăng ký lại danh sách xã viên, các chủ hộ đại diện xã viên trong hộ đax ký nhận sổ đăng ký danh sách xã viên. Tuy nhiên vẫn còn một bộ phận xã viên chưa nhận thức đầy đủ về HTX nên vẫn còn hiện tượng xã viên không đăng ký lại, làm hạn chế qúa trình đổi mới HTX Từ kết quản bước đầu thực hiện ở một số HTX đã rút ra kinh nghiệm trong cách đặt vấn đề học tập tuyên truyền là : Lấy việc đổi mới quản lý HTX là trọng tâm, trên cơ sở đánh giá tổng kết 5 năm thực hiện quyết định 115, 376 của UBND tỉnh, xây dựng đề ánh đổi mới tổ chức quản lý HTX theo Luật. Từ đó tiến hành đăng ký lại danh sách xã viên, tránh nênu vấn đề tự nguyện chung chung, khi xã viên chưa hiểu rõ nội dung đổi mới tổ chức quản lý HTX. * Xác định vốn điều lệ HTX và tính cổ phần hộ xã viên Các HTX tiến hành kiểm kê đánh giá lại tài sản theo giá hiện hành. Phân tích sắp xếp lại các vốn, nguồn vốn. Trong quá trình kiểm kê, đánh giá , phân định rõ tài sản của HTX gặp rất nhiều khó khăn như: Đối với tài sản cố định thì kiểm kê toàn bộ tài sản cố định, phân loại đánh giá lại giá trị của từng lại tài sản như tài sản đang trực tiếp sử dụng trong sản xuất kinh doanh, tài sản không được sử dụng, tài sản công ích, phúc lợi công cộng, tài sản sử dụng kém hiệu quả cần phải thành lý thu hồi vốn, những tài sản thuộc kết cấu hạ tầng phục vụ chung cho cộng đồng dân cư nông thôn; Đối với vốn lưu động và các quỹ kiểm kê phân định thành từng khoản: Vốn thực còn của HTX ( vốn bằng tiền mặt, bằng vật tư, sản phẩm hàng hoá và các quỹ HTX) và vốn trong thanh toán ( các khoản phải thu, phải trả, vốn trong liên doanh,liên kết). Do ảnh hưởng bởi cơ chế tập trung quan liêu bao cấp,quản lý và sử dụng tài sản chung nên không được bảo quản, nâng cấp thường xuyên, nên hầu như tài sản, vốn, quỹ của các HTX khi đánh giá cái thì cũ, cái thì hỏng, cái thì lạc hậu không phù hợp trong sản xuất ngày nay. Thực hiện chỉ thị 22/CT-UB của UBND tỉnh về điều tra, thanh toán công nợ trong HTX, các HTX đã nắm bắt chắc được công nợ, đặc biệt la nợ đọng sản phẩm, phân loại được công nợ, các đối tượng công nợ, có kế hoạch sử lý và kế hoạch thành toán công nợ, đưa ra đại hội xã viên bàn bạc giải quyết. Từ đó tào điều kiện thuận lợi cho việc xác định vốn sản xuất kinh doanh, vốn điều lệ và tính cổ phần cho hộ xã viên: Vốn cổ phần không chia: Các HTX nông nghiệp của tỉnh đều thuộc diện chuyển đổi, không có HTX mới thành lập, do đó vấn đề vốn cổ phần xã viên là một vấn đề cần làm rõ. Cách làm: dùng vốn sản xuất kinh doanh tự có của HTX để tính cổ phần cho hộ xã viên theo diện tích là nhằm xác định quyền sở hữu cụ thể của hộ xã viên đối với vốn HTX, trên cơ sở đó xác định quyền lợi và nghĩa vụ của xã viên, tăng cường tính pháp lý của việc giao vốn cho chủ nhiệm HTX. Những hộ nào khê đọng sản phẩm lớn hơn mức cổ phần không chia của mình, coi như chưa có cổ phần đóng góp. Tuy nhiên ý nghĩa thực tế của biện pháp này còn rất hạn chế. Vốn cổ phần không chia ở các HTX phổ biến từ 100 đến 130 nghìn đồng/ 1sào ruộng. Trong đó huyện Hải Hậu đã quy định những HTX có vốn lưu động tự có lớn hơn 200 triệu đồng hoạt động sản xuất kinh doanh, thì được dùng một phần lãi kinh doanh chia cho vốn cổ phần Vốn góp có thể hiểu vốn xã viên đóng góp cho HTX gôm 2 phần: vốn góp làm vốn lưu động để sản xuất kinh doanh; vốn góp xây dựng cơ bản của xã viên. Trong đó, vốn góp làm vốn lưu động để sản xuất kinh doanh, loại vốn này thể hiện rõ tính cổ phần song gặp một số vấn đề đặt ra: Vốn lưu động định mức dùng cho các dịch vụ thiết yếu phục vụ cho toàn thể cộng đồng xã viên thực ra như tưới tiêu, bảo vệ thực vật, thú y, khuyến nông là không lớn ( khoảng từ 30 đến 70 triệu/ HTX). Khi chuyển đổi trên 60% số HTX đã đủ và còn dư vốn lưu động. Do đó việc đóng góp cổ phần mới không đặt ra cho tất cả các HTX. Việc xác định vốn điều lệ của HTX và tính cổ phần cho hộ xã viên theo Luật HTX đã có tác dụng tăng cường tính pháp chế trong việc quản lý sử dụng vốn quỹ, nâng cao nhận thức về quyền lợi và nghiã vụ của xã viên, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đổi mới tổ chức quản lý, nhất là quản lý vốn quỹ HTX. Xuất phát từ tình hình trên về quan hệ sở hữu, Nam Định có chủ trương sau: Sở hữu chung toàn thể xã viên HTX đối với vốn không chia của HTX bao gôm: Vốn sản xuất kinh doanh kế thừa HTX trước đây, tích luỹ bổ sung hàng năm, vốn góp xây dựng cơ bản của xã viên. Đây là các tài sản và vốn dùng chung cho toàn thể xã viên; Sở hữu của tổ đội dịch vụ trong HTX: đối với các dịch vụ mang tính thương mại kinh doanh thoả thuận, chỉ phục vụ cho một bộ phận xã viên và khách hàng ngoài HTX, xã viên trong các tổ dịch vụ phải có nghĩa vụ góp cổ phần sản xuất, được chia lãi theo vốn góp và được rút vốn khi không làm trong dịch vụ nữa. * Xây dựng điều lệ HTX Điều lệ thông qua đại hội xã viên của các HTX về cơ bản phản ánh được mô hình của HTX nông nghiệp theo Luật HTX, là cơ sở để điều chỉnh các mối quan hệ trong HTX. Tuy nhiên ở một số HTX triển khai diện ở loại HTX trung bình và yếu, nội dung điều lệ HTX còn chung chung, những tồn tại trong tổ chức quản lý như quyền lợi, nghĩa vụ xã viên, tổ chức dịch vụ, xử lý nợ nần, huy động vốn chưa có quy định cụ thể. * Về nội dung tiếp tục đổi mới tổ chức quản lý htx Đề án đổi mới tổ chức quản lý của các HTX điểm và diện của các huyện tiếp tục khảng định các nội dung của quyết định 115, 376 của UBND Tỉnh, tiếp tục hoàn thiện và nâng cao các nội dung đổi mới tổ chức quản lý trong nội bộ HTX. * Tăng cường năng lực điều hành của HTX thông qua các dịch vụ hỗ trợ xã viên, trước hết là các dịch vụ cây trồng, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, tưới tiêu nước, bảo vệ thực vật , điện, cung ứng vật tư kỹ thuận thiết yếu. Đề án của các HTX đều được quan tâm nâng cao một bước hoạt động dịch vụ, rà soát xác lập lại các định mức kinh tế kỹ thuật, có cơ chế tổ chức quản lý, hạch toán, phân phối, thưởng phạt rõ rang cụ thể, được xã viên chấp nhận. Các dịch vụ thiết yếu do ban quản trị trực tiếp điều hành về kế hoạch, tổ chức hoạt động, hạch toán, gắn với việc chỉ đạo kế hoạch sản xuất và hướng dẫn kỹ thuật Các dịch vụ cung ứng vật tư, tiêu thụ sản phẩm, tín dụng thực hiện chế độ giao khoán vốn kinh doanh cho tổ dịch vụ, tổ chức kinh doanh dưới sự bảo trợ, định hướng và giám sát của HTX. Để nâng cao trách nhiệm, cán bộ và thành viên tham gia hoạt động dịch vụ đều phải tham gia góp vốn, cùng với vốn giao của HTX, các nguồn vay khác, tạo cho dịch vụ có nguồn vốn đủ năng lực từng bước chiếm lĩnh thị trường, trước hết là thị trường địa phương. Nhiều đề án xác định hướng chủ yếu là ứng trước vật tư cho hộ xã viên, đảm bảo 60-80% lượng vật tư cung ứng cho hộ xã viên về đạm, lân, thuốc sâu như HTX Trực Thái, Hải Tân ( huyện Hải Hậu), Minh Tân ( Vụ Bản). * Đổi mới phương thức quản lý vốn quỹ theo hướng thực hiện chế độ giao vốn và khoán sử dụng quỹ, sử dụng vốn có hiệu quả Huyện Vụ Bản, huyện Hải Hậu đi đầu trong công việc triển khai nội dung trên ở tất cả các HTX. Qúa trình thực hiện là quá trình từng bước giải quyết vướng mắc, trước hết là cán bộ HTX. Kết quả đạt được đã khảng định đây là phương thức quản lý vốn quỹ phù hợp với cơ chế chính mới. Việc trích lập và sử dụng vốn quỹ được rà soát, tính toán chặt chẽ, thực hiện công khai tài chính ngay từ khâu lập kế hoạch. Vốn sản xuất kinh doanh được xác định lại để giao khoán bảo toan và tăng trưởng. Mức giao vốn tăng trưởng có tính toán đến điều kiện đặc điểm cụ thể của từng HTX và khuyến khích hoạt động dịch vụ của HTX. Tóm lại: Tình hình thực hiện chuyển đổi HTX nông nghiệp theo Luật ở tỉnh Nam Định diễn ra khá nhanh. Các huyện thực hiện chỉ đạo các HTX điểm và diện rất tích cực và khẩn trương, về cơ bản rất phù hợp với HTX chuyển đổi theo Luật được đại bộ phận xã viên đồng tình ủng hộ, các huyện nhanh chóng triển khai đổi mới trên diện rộng ngay trong năm đầu thực hiện tỉnh Nam Định đã chuyển đổi được 276/ 312 HTX nông nghiệp theo Luật, chiếm 86,46% tổng số HTX nông nghiệp. Đại bộ phận xã viên đã nhận thức được việc đổi mới và đã nhất trí đăng ký lại danh sách xã viên. Việc đánh giá lại tài sản, công quỹ, xác định vốn điều lệ và tính cổ phần hộ xã viên cũng kha rõ rang, có tác dụng nâng cao tính pháp chế trong việc quản lý, sử dụng tài vốn quỹ, nâng cao nhận thức về quyền lợi và nghĩa vụ của xã viên. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện còn một số vấn đề cần phải tiếp tục giải quyết: Một số huyện thực hiện thông báo số 29/ TB – TU của Ban thường vụ Tỉnh Uỷ triển khai quá chậm, nhất là những huyện không ảnh hưởng tới việc điều chỉnh địa giới hành chính. Mốt bộ phận xã viên chưa nhận thức được đầy đủ về HTX, do đó còn hiện tượng xã viên không muốn đăng ký lại, làm hạn chế quá trình đổi mới HTX. Đề án đổi mới tổ chức quan lý ở một số HTX yếu còn nhiều nội dung chưa đáp ứng được yêu cầu. Trong chỉ đạo thực hiện một số chỉ tiêu hướng dẫn như tỉ lệ trích quỹ, thù lao cán bộ, chưa được vận dụng phù hợp với tình hình đặc điểm cụ thể của từng HTX nông nghiệp . 2.3 Kết quả chuyển đổi và phát triển HTX nông nghiệp theo Luật Sau khi thực hiện Thông báo số 29/ TB- TU của Ban thường vụ Tỉnh Uỷ về việc “ tiếp tục đổi mới quản lý HTX nông nghiệp theo Luật”. Các huyện trong tỉnh đã tích cực triển khai điểm và diện ở một số HTX nông nghiệp, sau đó triển khai rộng ra các HTX khác trong huyện. Trước khi thực hiện chuyển đổi, Tỉnh Nam Định có tổng số 312 HTX nông nghiệp, sau khi triển khai thực hiện đến 31/12/1997 toàn tỉnh có 276/312 HTX nông nghiệp chuyển đổi theo Luật, chiếm 86,46% tổng số HTX nông nghiệp. Đến ngày 22/9/1998 toàn tỉnh có 302/312 HTX nông nghiệp chuyển đổi theo Luật, chiếm 96,79% tổng số HTX nông nghiệp. Đến năm 1999 là 307/312 HTX nông nghiệp, năm 2000 là 309/312 HTX nông nghiệp chiếm 99,04 % tổng số HTX nông nghiệp, còn 2 HTX nông nghiệp chưa chuyển đổi đến năm 2001và 2002 mỗi năm chuyển đổi thêm một HTX nữa nâng tổng số HTX được chuyển đổi là 100%. Kết quả chuyển đổi HTX nông nghiệp theo Luật ở tỉnh Nam Định thể hiện qua biểu 5 dưới đây. Biểu 4: Kết quả chuyển đổi HTX nông nghiệp tỉnh Nam Định qua các năm Năm 1997 1998 1999 2000 2001 2002 Tổng số HTX NN 312 312 312 312 312 312 HTX NN chuyển đổi theo Luật số lượng 276 302 307 309 311 312 % so với tổng số HTX 88,46% 96,79% 98,,39% 99,04% 99,68% 100% (Nguồn phòng chính sách Sở NN & PTNT tỉnh Nam Định) Nhìn vào biểu 5 này ta thấy tốc độ chuyển đổi HTX nông nghiệp ở tỉnh Nam Định theo Luật diễn ra khá nhanh: Ngay từ năm đầu thực hiện đã chuyển đổi được 276 HTX, chiếm 88,79%, năm thứ hai thực hiện chuyển đổi thêm 26 HTX, tương ứng với tốc độ tăng là 9,4% so với năm trước nâng tổng số HTX nông nghiệp được chuyển đổi lên 302 HTX, chiếm 96,79%. Tuy nhiên thực hiện chuyển đổi ở một số HTX triển khai còn chậm do sự chậm chạp về triển khai và nhận thức của các cán bộ HTX và hộ xã viên, mãi tới năm 2002 thì các HTX tác xã ở Nam Định mới thực hiện chuyển đổi theo Luật hết. Theo báo cáo thống kê năm 2003 thì trong 299 HTX nông nghiệp báo cáo có 275 HTX đã được cấp giấy đăng ký kinh doanh, chiếm 91,97% số HTX nông nghiệp báo cáo, còn lại 24 HTX chưa được cấp giấy đăng ký kinh doanh, chiếm 8,03%. Đến nay phần lớn các HTX này đã được cấp giấy đăng ký kinh doanh tạo điều kiện cho các HTX hoạt động bình đẳng như các thành phần kinh tế khác, tuy nhiên vẫn còn một số HTX chưa được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, đòi hỏi Nam Định sớm đăng ký cho các HTX này, để các HTX có điều kiện hoạt động như nhau. Các hộ xã viên yên tâm sản xuất. Về qui mô hành chính của các HTX nông nghiệp tỉnh Nam Định: Có 126 HTX nông nghiệp toàn xã, chiếm 40,38% so với tổng số HTX nông nghiệp trong tỉnh; có 108 HTX qui mô liên thôn thuộc 54 xã ( mỗi xã có 2 HTX) chiếm 34,62 %; 78 HTX nông nghiệp qui mô thôn thuộc 25 xã ( mỗi xã có từ 3 – 4 HTX) chiếm 25% số HTX nông nghiệp trong tỉnh. * Kết quả về tổ chức bộ máy quản lý của các HTX nông nghiệp sau khi thực hiện chuyển đổi theo Luật: Hệ thống tổ chức bộ máy quản lý HTX nông nghiệp kiểu mới gon nhẹ hơn, có quy định trách nhiệm rõ hơn, có quyền hạn hoạt động. Xã viên có danh sách cụ thể, có quyền và trách nhiệm được ghi trong điều lệ HTX. Về quan hệ trong tổ chức bộ máy quản lý: HTX kiểu cũ là theo kiểu từ trên truyền xuống thông qua từng khâu trung gian, Ban kiểm soát chưa giám

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNKT145.doc
Tài liệu liên quan