Đề tài Giải pháp chống ô nhiễm môi trường không khí nhằm mục tiêu Phát Triển Bền Vững thị xã Uông Bí tỉnh Quảng Ninh

MỤC LỤC

 

Lời cam đoan 2

Danh mục các chữ viết tắt 3

Danh mục bảng, biểu và mô hình 3

Lời mở đầu 4

CHƯƠNG I. SỰ CẦN THIẾT CỦA VẤN ĐỀ CHỐNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ THỊ XÃ UÔNG BÍ 6

1.1. Ô nhiễm môi trường không khí với yêu cầu phát triển bền vững 6

1.1.1. Yêu cầu phát triển bền vững (PTBV) 6

1.1.2. Bền vững về môi trường 9

1.1.3. Ô nhiễm môi trường không khí, yếu tố ảnh hưởng đến bền vững môi trường 13

1.1.3.1. Ô nhiễm môi trường 13

1.1.3.2. Ô nhiễm không khí và các yếu tố ảnh hưởng. 14

1.2. Sự cần thiết chống ô nhiễm môi trường không khí ở thị xã Uông Bí. 16

1.2.1. Giới thiệu chung về thị xã Uông Bí. 16

1.2.2. Mục tiêu PTBV thị xã Uông Bí và yêu cầu chống ô nhiễm môi trường nói chung và môi trường khí bụi nói riêng. 19

1.2.2.1. Mục tiêu PTBV thị xã Uông Bí 19

1.2.2.2. Yêu cầu bảo về môi trường không khí trong chiến lược PTBV thị xã. 20

1.2.3. Các yếu tố tiềm ẩn bùng phát ô nhiễm môi trường không khí thị xã Uông Bí. 22

1.2.3.1. Hoạt động vận chuyển than. 22

1.2.3.2. Hoạt động của các nhà máy nhiệt điện 23

1.2.3.3. Hoạt động sản xuất vật liệu xây dựng. 23

1.2.3.4. Hoạt động giao thông vận tải. 24

1.2.4. Dự báo biến đổi chất lượng môi trường không khí thị xã đến năm 2020 25

1.2.5. Kết luận về sự cần thiết chống ô nhiễm môi trường không khí thị xã Uông Bí. 27

CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ, QUẢN LÝ VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ THỊ XÃ UÔNG BÍ. 29

2.1. Công tác chống ô nhiễm môi trường không khí ở thị xã Uông Bí thời gian qua. 29

2.1.1. Các chủ trương chính sách. 30

2.1.2. Thực trạng công tác quản lý ô nhiễm môi trường không khí thời gian qua 32

2.1.2.1. Bộ máy quản lý 32

2.1.2.2. Các hoạt động chống ô nhiễm 33

2.1.3. Kết luận về công tác chống ô nhiễm môi trường không khí ở thị xã Uông Bí thời gian qua. 37

2.2. Thực trạng ô nhiễm môi trường không khí thị xã. 38

2.2.1. Hiện trạng ô nhiễm môi trường nói chung. 38

2.2.2 Thực trạng ô nhiễm môi trường không khí tại các khu vực trên địa bàn. 39

2.2.2.1. Hiện trạng môi trường không khí tại khu vực khai thác than. 39

2.2.2.2. Hiện trạng môi trường khu vực đô thị. 41

2.2.2.3. Hiện trạng môi trường các khu du lịch. 42

2.3. Nguồn gốc ô nhiễm môi trường không khí thị xã. 43

2.3.1. Các nguồn gây ô nhiễm không khí từ hoạt động kinh tế - xã hội. 43

2.3.1.1 Hoạt động sản xuất công nghiệp. 43

2.3.1.2. HĐ giao thông đường bộ và xây dựng cơ sở hạ tầng của các dự án 46

2.3.1.3. Các bãi rác thải 47

2.3.1.4. HĐ sinh hoạt của người dân. 47

2.3.2. Đánh giá tình trạng ô nhiễm không khí 48

2.3.2.1. Ô nhiễm bụi 48

2.3.2.2. Ô nhiễm khí thải 50

2.3.2.3. Tiếng ồn TCCP: 60dba (TCVN 5949 -1998) 51

2.4. Kết luận về tình trạng ô nhiễm môi trường không khí thị xã Uông Bí. 51

2.4.1. Tình trạng ô nhiễm môi trường không khí 51

2.4.2. Nguyên nhân 52

2.4.3. Ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường không khí đến mục tiêu phát triển bền vững thị xã Uông Bí 53

CHƯƠNG III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỐNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ NHẰM MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG THỊ XÃ UÔNG BÍ. 55

3.1 Quan điểm chống ô nhiễm môi trường không khí ở Uông Bí. 55

3.2. Mục tiêu chống ô nhiễm môi trường không khí 56

3.3. Các giải pháp 57

3.3.1. Công tác quy hoạch bảo vệ môi trường thị xã Uông Bí đến 2020 57

3.3.1.1 Sự cần thiết. 57

3.3.1.2. Một số kiến nghị điều chỉnh quy hoạch bảo vệ môi trường Uông Bí. 58

3.3.1.3. Một số giải pháp thúc đẩy quá trình thực hiện QH bảo vệ môi trường Uông Bí. 61

3.3.2 Thay đổi về cơ chế chính sách quản lý môi trường. 62

3.3.2.1. Thực trạng về pháp luật môi trường ở Việt Nam. 63

3.3.2.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện khung pháp luật về môi trường ở Việt Nam hiện nay. 66

3.3.2.3. Giải pháp về cơ chế chính sách đối với thị xã Uông Bí. 68

3.3.3. Tăng cường huy động vốn đầu tư bảo vệ môi trường. 72

3.3.4 Ứng dụng khoa học kỹ thuật cao vào sản xuất. 74

3.3.5 Giải pháp về tổ chức quản lý ô nhiễm không khí: 79

3.3.5.1. Vấn đề về bộ máy quản lý môi trường. 79

3.3.5.2. Vấn đề theo dõi quan trắc phát hiện ô nhiễm 81

3.3.5.3. Vấn đề xử lý vi phạm ô nhiễm không khí 83

3.3.6 Xã hội hoá công tác bảo vệ môi trường không khí 84

3.3.6.1. Nhiệm vụ của công tác xã hội hoá HĐ bảo vệ môi trường. 85

3.3.6.2. Hình thức tham gia. 87

3.3.6.3. Các giải pháp xã hội hoá công tác bảo vệ môi trường. 88

Kết luận. 91

Danh mục tài liệu tham khảo. 92

 

 

doc89 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 4377 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp chống ô nhiễm môi trường không khí nhằm mục tiêu Phát Triển Bền Vững thị xã Uông Bí tỉnh Quảng Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h phát triển. Do sự phát triển và mở rộng thị xã, nhiều cơ sở công nghiệp cũ hiện nay nằm trong khu vực nội thị tập trung dân cư. Đặc biệt là nhà máy nhiệt điện Uông Bí hiện nằm ở trung tâm thị xã. Với công suất đạt 400MW sau khi được nâng cấp, nhà máy sẽ tiêu thụ mỗi năm khoảng 400 nghìn tấn than và khoảng gần 1.000 tấn dầu FO, thải ra một lượng khói bụi ảnh hưởng trực tiếp và lâu dài đến môi trường thị xã. Nhu cầu vận tải sản phẩm vật tư của các ngành sản xuất công nghiệp đặc biệt là khai thác, chế biến than và công nghiệp điện là nguyên nhân gia tăng lưu lượng các loại xe tải siêu trọng lưu thông trên các tuyến đường nội thị và các phường xã. Đi cùng với chúng là ô nhiễm bụi vượt nhiều lần tiêu chuẩn cho phép và lượng lớn các khí độc hại từ động cơ xăng dầu. Các cơ sở công nghiệp của tỉnh trên địa bàn Uông Bí là xí nghiệp chế biến nhựa thông, xí nghiệp chế biến gỗ, nhà máy xi măng, gạch gói, đá vôi phần nhiều được xây dựng từ thập kỷ 90, thải ra chủ yếu là khói bụi góp phần gây ô nhiễm môi trường không khí khu vực nam Uông Bí (ước tính riêng 2 nhà máy là xi măng Lam Thạch và gạch Dốc Đỏ hàng năm đã phát thải khoảng 1.000 tấn bụi). Chính quyền thị xã đã có nhiều cố gắng đảm bảo trong tốc độ phát triển kinh tế và bảo vệ tài nguyên môi trường. Tuy nhiên cần thiết phải có sự phối hợp chặt chẽ hơn giữa các ban ngành và chính quyền địa phương cũng như các nhà khoa học trong QH hệ thống đô thị hài hoà với phát triển các ngành kinh tế. 2.2.2.3. Hiện trạng môi trường các khu du lịch. Tuy được coi là ngành "công nghiệp không khói", nhưng du lịch có thể gây ô nhiễm khí thông qua phát xả khí thải động cơ xe máy và tàu thuyền, đặc biệt là ở các trọng điểm và trục giao thông chính, gây hại cho cây cối, động vật hoang dại và các công trình xây dựng bằng đá vôi và bê tông. Việc phát triển du lịch ở Uông Bí cũng không phải là một ngoại lệ. Uông Bí có tiềm năng phát triển du lịch rất lớn với sự đa dạng phong phú của danh lam thắng cảnh với cảnh quan đẹp, di tích lịch sử kết hợp hài hoà với các di tích lịch sử văn hoá và các lễ hội mang tính chất truyền thống như quần thể du lịch – khu bảo tồn Yên Tử, khu du lịch sinh thái hồ Yên Trung, điểm du lịch Hang Son và thác Lựng Xanh. Trong những năm gần đây ngành du lịch Uông Bí đã có những bước phát triển vượt bậc, hầu hết các công trình được bảo vệ tôn tạo và đầu tư lớn. Tuy nhiên với một lượng khách lớn đặc biệt vào những ngày cao điểm, tập trung tại khu vực có địa hình phức tạp đã dẫn đến tình trạng quá tải, hơn nữa các biện pháp quản lý tại các điểm du lịch chưa chặt chẽ, gây nên sức ép lớn đối với môi trường thể hiện ở các khía cạnh như: Nhiều công trình vệ sinh công cộng ở các điểm du lịch còn khá sơ sài, chưa xử lý triệt để chất thải, gây ô nhiễm môi trường nước các suối đầu nguồn và gây ô nhiễm không khí trong mùa lễ hội. Mùa du lịch và lễ hội các phương tiện giao thông đến khu vực cũng gia tăng, tập trung số lượng lớn trên địa bàn vào những ngày cao điểm, gây ách tắc giao thông gia tăng lượng khói bụi thải vào môi trường không khí. Tiếng ồn vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Nếu để lâu dài sẽ ảnh hưởng tới sức khoẻ của người dân trong khu vực. Dịch vụ ăn uống tại các khu du lịch, nhà bếp có sử dụng các chất đốt, đồng thời cũng là điểm tập trung đông người, trong điều kiện không khí ẩm, khí thải không thoát được lên cao làm cho nồng độ khí độc tăng lên. Tại các chùa, tháp trong lúc thờ cúng mặc dù việc thắp hương đã bị hạn chế nhưng vẫn gây ô nhiễm nghiêm trọng, đồng thời làm hư hại cảnh quan và di tích. Du lịch được xác định là một ngành kinh tế mũi nhọn của thị xã cũng như của tỉnh, tuy nhiên để có thể phát huy và sử dụng lâu bền thế mạnh này của địa phương đòi hỏi cần có QH và quản lý hiệu quả. Du lịch bền vững là một hướng phát triển mới mà Uông Bí nên phát triển trong thời gian tới. 2.3. Nguồn gốc ô nhiễm môi trường không khí thị xã. 2.3.1. Các nguồn gây ô nhiễm không khí từ hoạt động kinh tế - xã hội. 2.3.1.1 Hoạt động sản xuất công nghiệp. a) Công nghiệp khai thác, vận chuyển và chế biến than: Cả hai hình thức khai thác than là khai thác lộ thiên và khai thác hầm lò đều gây nên ô nhiễm không khí nghiêm trọng. Khai thác than lộ thiên: tạo ra rất nhiều chất bụi và là nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí khá nghiêm trọng. Quy trình khai thác than lộ thiên bao gồm các bước: khoan nổ mìn, xúc bốc đất đá thải, vận chuyển đất đá thải đến bãi thải, đổ đất đá thải, bốc dỡ than và vận chuyển than đến nhà máy sàng tuyển sau đó xuất lên kho tàu. Tất cảc các giai đoạn trong khai thác than lộ thiên đều gây nên ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, đặc biệt là môi trường không khí, trong đó các giai đoạn đầu có khả năng gây ô nhiễm mạnh nhất. Khai thác hầm lò: Là hoạt động khai thác than chính tại Uông Bí, sản lượng than khai thác hầm lò chiếm khoảng 80% sản lượng than nguyên khai tại các mỏ. Khai thác hầm lò là nguồn thải cục bộ các loại khí như: CH4, CO2, H2S, CO…gây tác hại xấu đối với sức khoẻ con người. Tất cả các khu vực và các hoạt động khai thác than hầm lò đều là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường không khí Uông Bí: Sàng tuyển than: Than sau khi được khai thác được đưa về nhà máy sàng tuyển có công suất 600.000 tấn/năm. Quá trình sàng tuyển tạo ra lượng bụi than, đất khá lớn gây ô nhiếm không khí trong khu vực sàng tuyển cũng như khu vực xung quanh. Khu bãi chứa than tại khu vực sàng tuyển: Kho, bãi chứa than nguyên khai (cung cấp cho nhà máy sàng tuyển) và than thành phẩm (sau khi sàng tuyển) cũng là một trong những nguồn gây ô nhiễm tại Uông Bí. Việc xúc, bốc dỡ than (than cục và than cám) và lưu trữ than ngoài trời tạo ra lượng bụi lớn, gây ô nhiễm không khí, đặc biệt trong những ngày hanh khô trời nắng, gió mạnh tình trạng ô nhiễm do bụi than ngày càng nặng nề hơn. Bãi chứa phế thải sau sàng tuyển: Mỗi năm nhà máy sàng tuyển thuộc công ty than Vàng Danh thải ra khoảng 45.000 – 50.000 tấn phế thải sau sàng tuyển với thành phần chủ yếu là đá các cấp lẫn tro và bùn đất. Diện tích bãi chứa đá thải không dưới 1ha và là nguồn gây ô nhiễm không khí đáng kể ở các khu vực lân cận. Vận chuyển than: Quá trình vận chuyển than nguyên khai và than thành phẩm trên các tuyển đường cũng là một nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí nghiêm trọng tại thị xã. Hàng năm có khoảng 500.000- 600.000 tấn than thành phẩm (than cục và than cám) được vận chuyển bằng đường sắt và ô tô đã tạo ra 1 lượng bụi khá lớn, gây ô nhiễm không khí xung quanh tuyến đường vận chuyển. Kho bãi chứa than tại các bến, ga, cảng: Tại cảng sông Điền Công và ga đường sắt ở Uông Bí có các kho bãi chứa than rất lớn để xuất than. Diện tích sân cảng Điền Công có thể tập kết được tới 400.000 tấn than. Các hoạt động đổ, xúc, bốc than tại các bãi, kho ở cảng, ga tạo ra lượng bụi than khá lớn gây ô nhiễm môi trường trong và ngoài khu vực sản xuất. b) Công nghiệp nhiệt điện. Nhà máy nhiệt điện Uông Bí nằm ở phía nam thị xã trên trục đường 18A thuộc địa phận nội thị khu vực tập trung dân cư đông đúc nhất. Nhà máy sử dụng than của mỏ Vàng Danh và công ty than Uông Bí làm nhiên liệu cho hoạt động sản xuất điện, hàng năm nhà máy tiêu thụ một lượng lớn than và dầu (khoảng 350.000 tấn than và khoảng gần 1.000 tấn dầu FO) Tất cả những hoạt động sản xuất điện (vận chuyển, tập kết nhiên liệu; chế biến than cám, cấp liệu, lò hơi và tổ hợp phát điện, lọc bụi của khói thải, thải tro xỉ của lò hơi, hoạt động của các phân xưởng phụ trợ) đều thải ra nhiều loại khí gây ô nhiễm môi trường không khí như SO2, CO, CO2, NOx. c) Sản xuất xi măng. Nhà máy xi măng Lam Thạch nẳm trên đường 10, có công suất 10 vạn tấn/năm được đưa vào hoạt động từ năm 1997. Nguyên liệu sản xuất của nhà máy là đá vôi từ các nơi khác trong tỉnh chuyển đến, nhiên liệu đốt là than từ mỏ Vàng Danh. Các công đoạn trong sản xuất xi măng bao gồm: vận chuyển nguyên nhiên liệu, nghiền đá vôi, nung lò clinker…sản phẩm thải ra chủ yếu là khói và bụi xi măng. Ngoài hai nhà máy trên còn phải kể thêm một số nhà máy nhỏ khác như nhà máy gạch Dốc Đỏ…cũng đã và đang gây ô nhiễm môi trường không khí khu vực nam Uông Bí. 2.3.1.2. HĐ giao thông đường bộ và xây dựng cơ sở hạ tầng của các dự án Trên địa bàn thị xã có 3 tuyển đường quốc lộ chạy qua là QL 18A, 18B và 10, với tổng chiều dài khoảng 30 – 40 km và lưu lượng xe hoạt đông khá lớn, trung bình mỗi giờ có khoảng 60 – 80 xê ô tô và 120 – 150 xe máy các loại qua lại. Thị xã còn có hàng chục km đường phố với chiều rộng từ 3-5m. Chất lượng các đoạn đường quốc lộ qua thị xã và các tuyến phố nội thị chất lượng chưa thật tốt. Mặt đường hẹp, nhiều bụi đất, nhiều đoạn như phủ kín một lớp dày bụi đất và than (đường dành cho xe tải chở than), một số đường phố đã xuống cấp, hư hỏng. Hoạt động tấp nập của xe ô tô, xe máy và các loại phương tiện khác cộng với chất lượng đường xá không được tốt là nguyên nhân gây ô nhiễm không khí bởi bụi và các loại khí thải động cơ. Ngoài hoạt động giao thông, hiện nay dọc đường 18 và đường 10 còn có nhiều dự án đang thực hiện xây dựng cơ sở hạ tầng, vì vậy đã làm gia tăng ô nhiễm không khí. 2.3.1.3. Các bãi rác thải Các bãi rác thải sinh hoạt: Thị xã Uông Bí có hai bãi rác tập trung xử lý là bãi rác Lạc Thanh và bãi rác Vàng Danh. Đây đều không phải là các bãi rác chôn lấp hợp tiêu chuẩn vệ sinh nên gây ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước khu vực xung quanh, bốc mùi hôi thối và bụi. Các bãi rác thải công nghiệp: rác thải công nghiệp của thị xã chủ yếu là đất đá trong quá trình khai thác, chế biến than. Tổng diện tích đất chứa đất đá thải không dưới 120 ha. Bãi chứa đất đá thải sau khai thác và sàng tuyển là một nguồn gây ô nhiễm không khí đáng kể ở các khu vực xung quanh. 2.3.1.4. HĐ sinh hoạt của người dân. Sử dụng than để đun nấu hàng ngày đang phổ biến ở nhiều hộ gia đình và ở các nhà hàng ăn uống khách sạn trên 7 phường và 3 xã của Uông Bí. Ước tính hàng năm có khoảng 4.000 – 5.000 tấn than cám được sử dụng vào mục đích đun nấu (ước tính 40% hộ gia đình và nhà hàng ăn uống ở thị xã sử dụng than làm nhiên liệu đốt). Khói than do đun nấu là một nguồn gây ô nhiễm không khí cục bộ đáng kể trong các gia đình và được mệnh danh là “kẻ giết người thầm lặng”. Nó đã khiến cho khoảng 1,5 triệu người chết sớm mỗi năm, cao gấp đôi so với số người chết vì ô nhiễm không khí ở các thành phố. Khói bếp được xếp vào vị trí thứ tư trong số những tác nhân gây hại sức khoẻ lớn nhất ở các nước nghèo, nó có liên quan tới nhiều loại bệnh từ ung thư phổi cho tới bệnh đục nhân mắt và các bệnh đường hô hấp nhưng điều này lại chưa được quan tâm, chú ý tới. 2.3.2. Đánh giá tình trạng ô nhiễm không khí Môi trường không khí thị xã Uông Bí hiện đang bị ô nhiễm nặng nề do cả 3 nhân tố: Khí thải: từ các nhà máy điện, ximăng, các phương tiện vận tải trên quốc lộ 18A và đường nội thị. Bụi: từ sản xuất điện, xi măng, các phương tiện vận tải, vận chuyển than, vật liệu xây dựng, đất đá. Tiếng ồn: từ hoạt động khai thác và vận chuyển khoáng sản. Việc đánh giá tình trạng ô nhiễm không khí sẽ thông qua sự đối chiếu nồng độ các chất gây ô nhiễm đo được với tiêu chuẩn cho phép (TCCP) do Bộ KHCN ban hành. 2.3.2.1. Ô nhiễm bụi a) Thải lượng bụi. Thải lượng bụi do sản xuất than: Dựa trên các hệ số thải bụi trong sản xuất than do viện nghiên cứu KHCN mỏ đưa ra có thể ước tính được lượng bụi do sản xuất 0,5 triệu tấn than/năm ở khu vực Uông Bí là 750 – 800 tấn bụi/năm. Hoạt động giao thông trên quốc lộ 18A, 18B, 10 và các đường phố: lượng bụi khoảng 3 – 4 tấn/năm. Hoạt động công nghiệp (khi áp dụng các biện pháp xử lý bụi) Nhà máy nhiệt điện Uông Bí: khoảng 150 – 160 kg/h tương đương khoảng 1.200 – 1.400 tấn bụi/năm. Nhà máy xi măng lam Thạch: Thải ra khoảng 900 – 1.000 tấn bụi/năm Nhà máy gạch Dốc Đỏ: Thải ra khoảng 6 – 8 tấn bụi/năm. Tổng lượng bụi thải ra do sản xuất than, hoạt động giao thông, công nghiệp tại thị xã Uông Bí ước tính khoảng 1.900 – 2.200 tấn/năm. Đây quả thực là một con số không nhỏ chút nào. b) Nồng độ bụi TCCP: 0,2mg/m3 (TCVN 5937 – 1995) Nồng độ bụi trung bình 24h thường vượt quá TCCP từ 2 đến 3 lần, thậm chí đến 10 lần vào những ngày trời hanh khô. Số ngày mưa trung bình trong năm tại thị xã Uông Bí là 153 ngày, như vậy số ngày không bị ô nhiễm bụi (nồng độ bụi ≤ 0,2 mg/m3) chỉ chiếm 42% số ngày trong năm, còn lại 212 ngày có nồng độ bụi 24h trung bình vượt TCCP. Trong đó, ít nhất 100 ngày (hay 800h sản xuất ban ngày) có nồng độ bụi vượt TCCP trên 2 lần hoặc hơn. Ô nhiễm bụi cục bộ cả về không gian và thời gian xảy ra ở hầu hết các khu vực khác nhau trong thị xã. Số ít các khu vực không bị ô nhiễm nằm xa khu khai thác, sàng tuyển, xa đường vận chuyển than, nhà ga, bến bãi đổ than, xa nhà máy nhiệt điện. Vào những ngày mưa, nồng độ bụi giảm xuống đáng kể, thường dưới TCCP. Tuy nhiên mưa kéo theo bụi than, đất lắng đọng xuống mặt đất, mặt đường làm mất canh quan đô thị và cùng với lớp bụi đất, than sẵn có tạo ra bùn lầy và là nguồn gây bụi trong những ngày nắng, khô ráo, gió mạnh. 2.3.2.2. Ô nhiễm khí thải a) Thải lượng khí. Bảng4: Ước tính tổng lượng chất thải gây ô nhiễm không khí Uông Bí Ngành Bụi SO2 NOx CO VOC Chì Tấn/năm % Tấn/ năm % Tấn/năm % Tấn/năm % Tấn/năm % Tấn/ năm % Sản xuất than 800 38,0 50 4,0 120 10,4 55 11,6 37 31,6 0,09 2,9 Công nghiệp 1300 61,8 1200 95,9 1000 86,8 170 35,8 0 0 0 0 Giao thông 4 0,02 1 0,1 32 2,8 250 52,6 80 68,4 3,0 97,1 Tổng 2104 100 1251 100 1152 100 475 100 117 100 3,09 100 (Nguồn: Khoa địa lý, trường ĐH KHTN Hà Nội) Tổng lượng chất thải gây ô nhiễm không khí : Tổng lượng chất thải gây ô nhiễm không khí thị xã Uông Bí ước tính : bụi khoảng 2104 tấn/năm, SO2 1251 tấn/năm, NOx 1152 tấn/năm, CO 475 tấn/năm, VOC 120 tấn/năm, Pb 3 tấn/năm. Trong tổng lượng bụi và khí thải nêu trên chưa tính đến lượng bụi và khí thải do đun nấu (nguồn sinh hoạt) của hàng chục ngàn gia đình và hàng trăm nhà hàng ăn uống trên địa bàn thị xã. Nguồn này cộng với nguồn từ sản xuất than, công nghiệp, giao thông gây ô nhiễm các khu vực sản xuất và dân cư của thị xã. b) Nồng độ khí thải: TCCP: TB 1h đối với SO2:0,5mg/m3 và NO2 0,4mg/m3 (TCVN 5937 – 1995) Những ngày trời hanh, khô, nắng, nóng nồng độ trung bình của SO2 và NO2 đều cao hơn hoặc bằng TCCP. Sát với nhà máy nhiệt điện Uông Bí (khu vực đông dân cư) nồng độ khí thải là: SO2: 0,631mg/m3; NO2: 0,599mg/m3 vượt TCCP 1,26 lần đối với SO2 và 1,5 lần đối với NO2. Chỉ có một phần nhỏ diện tích ở khu vực đồi núi thấp phía bắc Uông Bí là không bị ô nhiễm khí thải. 2.3.2.3. Tiếng ồn TCCP: 60dba (TCVN 5949 -1998) Tiếng ồn tại các khu vực khai thác, sản xuất than: Theo kết quả nghiên cứu cho thấy hầu hết các điểm khai thác tại các mỏ than trên địa bàn thị xã Uông Bí đều có độ ồn vượt TCCP. Trong khu vực sản xuất, tiếng ồn chủ yếu phát sinh do hoạt động của các máy móc và động cơ trong quá trình khoan đá (100 dba), khoan than (87 – 90 dba), máy sàng (90dba). Tiếng ồn từ các phương tiện giao thông vận tải và các phương tiện chuyên chở đất đá vật liệu xây dựng thực hiện các dự án. Các hoạt động giao thông vận tải, đặc biệt hoạt động vận chuyển than là nguyên nhân chính gây ô nhiễm tiếng ồn trên địa bàn Uông Bí. Khu dân cư ven đường quốc lộ 18A có độ ồn thường xuyên từ 77 – 115 dba, khi có xe vận chuyển than trên đường độ ồn lên tới 115 dba. Tiếng ồn cao hơn TCCP sẽ gây ảnh hưởng đến sức khoẻ công nhân và người dân địa phương, làm giảm khả năng tập trung dẫn đến giảm năng suất lao động, gây trạng thái mệt mỏi, khó chịu và dễ dẫn tới tai nạn lao động. 2.4. Kết luận về tình trạng ô nhiễm môi trường không khí thị xã Uông Bí. 2.4.1. Tình trạng ô nhiễm môi trường không khí Hiện tại ô nhiễm không khí Uông Bí diễn ra trên cả 3 phương diện: ô nhiễm thể khí, ô nhiễm thể rắn (bụi) và ô nhiễm tiếng ồn với mức độ cao. Thải lượng các chất gây ô nhiễm đều vượt TCCP nhiều lần: nồng độ bụi vượt TCCP 2 đến 3 lần, nồng độ các loại khí thải đều cao hoặc vượt TCCP, ô nhiễm tiếng ồn vượt TCCP từ 1,28 đến xấp xỉ 2 lần. Như vậy, để tạo ra một sự tăng trưởng về kinh tế thì môi trường không khí đã phải trả một giá quá đắt, đây là một sự phát triển rất thiếu tính bền vững. Hầu hết các khu vực trên địa bàn người dân đều đang phải sống chung với bầu không khí ô nhiễm. Ô nhiễm cục bộ cả về không gian và thời gian xảy ra trên hầu hết các khu vực, ở cả những nơi xa trục đường giao thông, các nhà máy và khu vực khai thác than. Mức độ ô nhiễm không khí Uông Bí sẽ ngày càng trầm trọng hơn trong tương lai gần. Nguyên nhân chính của tình trạng này là do sự gia tăng của các hoạt động công nghiệp trong tương lai mà môi trường tự nhiên và hệ thống cơ sở hạ tầng của thị xã không đáp ứng kịp nhu cầu cho sự phát triển đó. 2.4.2. Nguyên nhân Các hoạt động công nghiệp đặc biệt là công nghiệp khai khoáng diễn ra với quy mô và cường độ rất mạnh trên địa bàn. Không riêng gì ngành than mà cả các nhà máy nhiệt điện, sản xuất vật liệu xây dựng hàng năm đều có các biện pháp nhằm vượt sản lượng kế hoạch của mình. Đi cùng với các kế hoạch gia tăng sản lượng này thì các kế hoạch về bảo vệ, chống ô nhiễm môi trường lại không được thiết lập và điều chỉnh linh hoạt cho phù hợp với hoàn cảnh mới. Tất cả các hoạt động gây ô nhiễm môi trường không khí nghiêm trọng như sàng tuyển than, kho bãi chứa than, vận chuyển than, nhà máy nhiệt điện… nằm xem kẽ với khu dân cư trong thị xã. Do đó khả năng phát tán các chất ô nhiễm và tầm ảnh hưởng tới khu vực dân cư càng được tăng cường. Chưa có sự gắn kết giữa hoạt động kinh tế và bảo vệ môi trường bền vững, hoạt động bảo vệ môi trường vẫn được coi là một việc làm “tốn tiền”, mang lại nhiều “phiền phức” cho các doanh nghiệp. Hầu hết các doanh nghiệp chưa ý thức được rằng họ có thể vừa đảm bảo sản xuất đạt hiệu quả kinh tế, trong một số trường hợp còn mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn khi họ áp dụng các giải pháp bảo vệ môi trường không khí nói riêng và môi trường nói chung một cách triệt để. Quảng Ninh vẫn được biết đến là một tỉnh có công tác bảo vệ môi trường khá tốt, tuy nhiên hoạt động này vẫn chưa đáp ứng đủ yêu cầu cho sự phát triển kinh tế của tỉnh. Sự quản lý về môi trường yếu kém của địa phương là một nguyên nhân chủ quan đáng nói dẫn đến tình trạng môi trường bị suy thoái như hiện nay. 2.4.3. Ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường không khí đến mục tiêu phát triển bền vững thị xã Uông Bí Đi dọc theo những tuyến đường của thị xã hai bền lề đường luôn tồn tại một lớp bụi than đen gòm bám trên cây cối và nhà cửa. Mỗi lần có phương tiện giao thông chạy qua thì lớp bụi giày đặc đó lại được dịp “tung hoành” khắp đường phố. Đó mới chỉ là những gì dễ dàng nhìn thấy được, chưa kể có rất nhiều loại khí độc hại tồn tại trong không khí mà bằng mắt thường không thể nhìn thấy. Uông Bí đã được công nhận là đô thị loại III, tiến tới sẽ được xây dựng và phát triển thành một trung tâm phía tây của vùng mỏ Quảng Ninh vì vậy cần phải trả lại cho thị xã bầu không khí trong lành vốn có của nó. Trong QH phát triển thị xã đến 2020 vần đề môi trường đã được đặt ra một cách cụ thể và chi tiết cho thấy sự quan tâm của Uông Bí đối với các vấn đề môi trường đang tồn tại. Nếu các vấn đề về môi trường không khí không được giải quyết thì mục tiêu về môi trường cũng sẽ không đạt được. Như vậy, sẽ là một sự mất cân đối, hài hoà trong 3 mục tiêu: kinh tế - xã hội - môi trường của quá trình phát triển bền vững. Phát triển bền vững lúc này sẽ là một khái niệm chỉ tồn tại trên các bản chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển KT – XH bởi đã mất đi một “chân trụ” không thể thiếu. Môi trường không khí không được trong lành sẽ gián tiếp tác động đến mục tiêu kinh tế và xã hội. Ngoài hoạt động công nghiệp thì du lịch cũng được xác định là một ngành kinh tế mũi nhọn của Uông Bí, với một môi trường không khí bị ô nhiễm bởi bụi than và các loại khí thải như hiện nay thì chắc chắn du lịch sẽ không thể phát triển bền vững được. Một vấn đề cũng được nói tới khá nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng là tình trạng nhiễm các bệnh liên quan đến đường hô hấp ở Quảng Ninh vào loại cao nhất cả nước. Nếu tình trạng này không được giải quyết một cách tận gốc bằng việc làm trong sạch lại bầu không khí thì đây sẽ trở thành một vấn đề xã hội nhức nhối. Sức khỏe không được đảm bảo thì chắc chắn rằng người lao động cũng sẽ không thể đạt được năng suất cao nhất. CHƯƠNG III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỐNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ NHẰM MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG THỊ XÃ UÔNG BÍ. 3.1 Quan điểm chống ô nhiễm môi trường không khí ở Uông Bí. Là một bộ phận quan trọng trong nhiệm vụ bảo vệ môi trường chung của thị xã. Môi trường không khí, môi trường đất, nước, và môi trường sinh vật có tác động qua lại lẫn nhau và đều có một vị trí quan trọng đối với cuộc sống của con người vì vậy không thể bỏ qua hay coi trọng hơn một loại môi trường nào. Tuy nhiên trong tình hình hiện nay của Uông Bí thì các vấn đề về môi trường không khí nên được ưu tiên giải quyết, cần chặn đứng đà suy thoái môi trường không khí đang tiến rất gần. Bảo vệ môi trường không khí trên quan điểm ngăn ngừa, kiểm soát là chính. Cần giải quyết các vấn đề ô nhiễm không khí một cách triệt để và tận gốc, tránh các giải pháp mang tính chất tình thế, hình thức. Chống ô nhiễm môi trường không khí phải được thực hiện song song với các nhiệm vụ phát triển kinh tế, đặc biệt là phát triển công nghiệp tại địa phương. Kinh tế - xã hội - môi trường là 3 mục tiêu cần được thực hiện trong một tổng thể chung, thống nhất vì mục tiêu cuối cùng là phục vụ lợi ích của của người dân. Bảo vệ môi trường không khí là nhiệm vụ cần thực hiện ngay trong GĐ hiện nay, không thể lơ là trì hoãn do tác động ngày càng lớn của nó đối với sức khoẻ của người dân. Cần thực hiện một cách nghiêm túc và có hiệu quả cao nhất trong sự chỉ đạo của tỉnh và thị xã. Các ban ngành, doanh nghiệp cần thống nhất hành động để đạt được hiệu quả cao nhất trong công tác chống ô nhiễm môi trường nói chung và môi trường khí bụi nói riêng. Bảo vệ môi trường là một nhiệm vụ khó khăn và lâu dài vì vậy cần huy động sự tham gia của tất cả mọi đối tượng và nguồn lực. Sự chung tay vì môi trường là hành động thiết thực nhất để bảo vệ cuộc sống của chính con người. 3.2. Mục tiêu chống ô nhiễm môi trường không khí Mục tiêu chống ô nhiễm môi trường không khí thị xã có thể chia thành hai giai đoạn chính là GĐ1: Ngừng làm ô nhiễm thêm môi trường không khí. Là việc bắt buộc phải làm nếu muốn theo đuổi mục tiêu chống ô nhiễm môi trường không khí, nhưng trong thực tế cũng gặp quá nhiều khó khăn từ cơ chế chính sách, nhận thức của người dân, doanh nghiệp và không ít cá nhân trong bộ máy chính quyền. GĐ2: Làm sạch những điểm gây ra ô nhiễm. GĐ này chưa được quan tâm và xây dựng lộ trình thực hiện, đó là chưa kể còn nhiều giai đoạn nữa để đạt đến mục tiêu phát triển bền vững. Có lẽ đã đến lúc cần nhận thức nhanh hơn, hành động mạnh hơn với quyết tâm cao hơn và mạnh dạn triển khai qua giai đoạn 2 là làm sạch lại môi trường, vì đây là vấn đề thiết yếu, sống còn ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân. Như vậy mới nhanh chóng tiến gần đến mục tiêu phát triển bền vững. Phát triển xanh, phát triển sạch, phát triển bền vững là những khẩu hiệu, đồng thời cũng là mục tiêu được nhiều ban, ngành đưa ra trong thời gian qua, nhưng với những gì đang triển khai thì xem ra hầu hết chỉ mới dừng lại ở giai đoạn đầu của việc thực hiện mục tiêu trên. Mục tiêu về môi trường nên được đặt ra và thực hiện theo lộ trình gắn với các mốc thời gian cụ thể như sau: Đến năm 2010 chặn đứng đà suy thoái về môi trường không khí. Đến năm 2015 cải thiện cơ bản các chỉ tiêu chính về môi trường không khí tại các khu vực nhạy cảm. Đến năm 2020 cải thiện cơ bản các chỉ tiêu chính về môi trường không khí tại các khu vực khác. Đến năm 2025 đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn môi trường không khí trên địa bàn thị xã. 3.3. Các giải pháp 3.3.1. Công tác quy hoạch bảo vệ môi trường thị xã Uông Bí đến 2020 3.3.1.1 Sự cần thiết. QH bảo vệ môi trường là một bộ phận cấu thành của chiến lược phát triển KT – XH được xây dựng theo hướng PTBV. QH là một công cụ hữu ích, có vai trò quan trọng quyết định đối với công tác chống ô nhiễm môi trường nói chung và môi trường không khí nói riêng. QH bảo vệ môi trường không thể tách rời QH phát triển kinh tế, phải được xem xét, tiến hành đồng với QH phát triển KT – XH. Vì vậy QH bảo vệ môi trường phải phù hợp với trình độ phát triển kinh tế xã hội. Chỉ khi nào QH Phát triển KT – XH cùng tiến hành đồng thời với QH BVMT trong thể thống nhất của sự phát triển bền vững, có đánh giá môi trường, có luận cư khoa học, có cân nhắc tính toán toàn diện về các mặt kinh tế, xã hội và môi trường thì khi đó mới có QH BVMT đích thực QH bảo vệ môi trường thị xã đã được xây dựng từ năm 2006 cho thấy một sự chuyển biến mang tính chất chiến lược về nhận thức của Uông Bí trong công tác bảo vệ môi trường. Với văn bản mang tính pháp lý này công tác bảo vệ môi trường thị xã đã có một căn cứ cho sự chỉ đạo và thực hiện thống nhất cao độ. Tuy nhiên cho đến nay việc thực hiện QH này còn rất nhiều bất cập dẫn đến tiến độ thực hiện còn rất chậm, chưa đáp ứng được đúng yêu cầu của QH. Một trong những nguyên nhân đáng kể của t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiải pháp chống ô nhiễm môi trường không khí nhằm mục tiêu Phát Triển Bền Vững thị xã Uông Bí tỉnh Quảng Ninh.doc
Tài liệu liên quan