Đề tài Giải pháp hạn chế nợ khó đòi tại Sở giao dịch I - Ngân Hàng Công Thương Việt Nam

Có thể thực hiện bằng cách thành lập các công ty chuyên về thẩm định. Các công ty này có thể hoạt động như công ty mua bán nợ đã trình bày ở phần giải pháp ở Sở. Công ty này, ngoài việc thẩm định tất cả các khách hàng, dự án cho vay của Sở, của hệ thống ngân hàng công thương Việt Nam còn tham gia cung cấp sản phẩm thẩm đinh cho các Ngân Hàng hay các tổ chức khác có nhu cầu. Biện pháp này khó thực hiện hơn nhưng một Ngân Hàng thương mại lớn như Ngân Hàng công thương Việt Nam thì có thừa khả năng thực hiện.

2. Giải pháp xử lý nợ khó đòi: Hoàn thiện một số tài sản thế chấp để thanh lý.

Một khối lượng rất lớn nợ khó đòi thuộc về dự án cho vay vốn để nhập máy móc từ Đài Loan. Sở dĩ các khoản vay này, như đã trình bày là do dây chuyền máy móc nhập về không đồng bộ, hỏng hóc nhiều nên không phát huy được tác dụng, không thể sử dụng để sản xuất được. Đài Loan hay Trung Quốc đại lục đi nữa, hàng của họ thường chất lượng khó đảm bảo so với của Nhật Bản, Hàn Quốc. rõ ràng các nhà thẩm định đã mắc lỗi lớn trong việc này. Nhưng đã xảy ra rồi chúng ta phải xử lý. Xử lý được các dây truyền máy móc này cách tốt nhất là nhập các linh kiện từ Nhật Bản hay Mỹ hay của một nước nào đó có tiếng là hàng tốt để bổ sung cho đồng bộ rồi mới đem rao bán. Người mua thường ngại mua phải hàng Trung Quốc, Đài Loan, nhất là hàng hoá là máy móc giá trị lớn mà hỏng hóc, không đồng bộ, không thể sản xuất được. Cần bổ sung linh kiện tốt để có thể bán được. Tuy rằng, khó có thể thu hồi đủ nợ nhưng vẫn có thể thu được 1 phần hơn là vứt xó, không ai mua, cuối cùng mất trắng.

 

doc87 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1131 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp hạn chế nợ khó đòi tại Sở giao dịch I - Ngân Hàng Công Thương Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h và việc kéo dài thời gian thực hiện. CHƯƠNG II: THựC TrạNG Nợ KHó ĐòI Và VIệC HạN CHế Nợ KHó ĐòI TạI Sở GIAO DICH I - NGÂN HàNG CÔNG THƯƠNG VIệT NAM Khái quát về Sở giao dịch I - Ngân hàng Công thương Việt Nam (SGD I - NHCTVN). Lịch sử hình thành và phát triển của SGD I - NHCTVN. - Từ 1988 Trở về trước là Ngân hàng Hoàn Kiếm. - Từ 1988 đến nay có thể phân thành ba giai đoạn chủ yếu: + Giai đoạn 1: Từ 1988 - 1/4/1993, là Ngân hàng công thương Hà Nội. Giai đoạn này, cơ sở vật chất kỹ thuật còn nghèo nàn, sản phẩm dịch vụ còn đơn điệu, kinh doanh đối nội là chủ yếu, kinh doanh đối ngoại chưa pát triển. Đội ngũ cán bộ được đào tạo theo cơ chế cũ, đông về số lượng, song yếu về chất lượng, nhất là kiến thức và kinh nghiệm kinh doanh trong cơ chế thị trường. Quy mô hoạt động còn khiêm tốn: tổng nguồn vốn huy động đến 31/12/93 đạt 522 tỷ VND, tổng dư nợ đạt 323 tỷ VND. + Giai đoạn 2: Từ 1/4/93 - 31/12/98, được sát nhập với Ngân hàng Công thương Trung ương và có tên gọi là Hội sở NHCT Việt Nam. Giai đoạn này, cơ sở vật chất kỹ thuật được tăng cường; sản phẩm dịch vụ ngân hàng khá phong phú, ngoài cho vay ngắn hạn, trung dài hạn, còn có nhiều loại cho vay mới được ra đời như cho vay tài trợ uỷ thác, cho vay thanh toán công nợ, đồng tài trợ, trrả thay bảo lãnh…; kinh doanh đối ngoại có điều kiện phát triển mạnh; đội ngũ cán bộ được đào tạo lại và thích ứng dần với hoạt động kinh doanh trong có chế mới. + Giai đoạn 3: Từ 1/1/99 đến nay, Hội sở NHCT Việt Nam được tách ra theo quyết định số134/QĐHĐT-NHCTVN và mang tên SGD I - NHCTVN, đơn vị hạch toán phụ thuộc vào NHCTVN (VIET IN COMBANK), có trụ sở đóng tại số 10 Lê Lai - Hà Nội. Là đại diện theo uỷ quyền của NHCTVN, SGD I có quyền tự chủ kinh doanh theo các nhiệm vụ được NHCTVN giao, chịu sự ràng buộc về nghĩa vụ và quyền lợi đối với NHCTVN. Bên cạnh việc thực hiện đầy đủ chức năng của một chi nhánh, SGD I có đủ tư cách hoạt động như một ngân hàng thương mại, là đầu mối cho các chi nhánh phía Bắc trong thanh toán ngoại tệ theo uỷ quyền của NHCTVN, là nơi thử nghiệm và thực hiện các cơ chế chính sách, hệ thống công nghệ ngân hàng mới để rút kinh nghiệm để chỉ đạo triển khai ra toàn hệ thống. Khách hàng chính của Sở là các tổ chức kinh tế kinh doanh trong các lĩnh vực sản xuất công nghiệp, xây dựng, giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, thương mại, du lịch và các khách hàng là các cá nhân khác. Ngày nay, SGD I - NHCTVN có hoạt động kinh doanh phát triển mạnh, đông đều trên tất cả các mặt nghiệp vụ, đặc biệt Sở đã áp dụng giao dịch tức thời trên máy tính tại tất cả các điểm huy động vốn. Không ngừng mở rộng mạng lưới kinh doanh, phát triển các loại hình dich vụ mới - năm 2001, Sở đã tổ chức cho phòng giao dịch số 1 và tổ nghiệp vụ ảo hiểm đi vào hoạt động. Đến cuối năm 2001, nguồn vốn huy động tang 275 lần, chiếm 20% tổng vốn huy động của toàn hệ thốn ngân hàng Công thương, và dư nợ cho vay tăng 40 lần so với 1998. Vai trò của SGD I - NHCTVN. - Nhận tiền gửi tiêt kiệm, tiền gửi thanh toán cuă các tổ chức kinh tế, dân cư trong và ngoài nước bằng VNĐ và ngoại tệ. - Phát hành các loại chứng chỉ tiền gửi, tín phiếu, kỳ phiếu, trái phiếu và các hình thức huy động vốn khác phục vụ quá trình phát triển kinh tế và hoạt động kinh doanh của ngân hàng. - Cho vay ngắn, trung, dài hạn bằng VNĐ và ngoại tệ đối với các tỏ chức kinh tế, các cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế theo cơ chế tín dụng của Ngân hàng Nhà Nước và quy định của NHCTVN. - Chiết khấu thương phiếu, trái phiếu, kỳ phiếu và các giấy tờ có giá khác. - Thực hiện thanh toán quốc tế như: thanh toán nhờ thu, thanh toán L/C, bảo lãnh thanh toán, kinh doanh ngoại tệ. - Thực hiện các dịch vụ ngân hàng như: thanh toán, chuyển tiền trong và ngoài nước, chi trả kiều hối… - Thực hiền chế độ an toàn kho quỹ; bảo quản tiền mặt, ngân phiếu thanh toán và các ấn chỉ quan trọng; đảm bảo chi trả tiền mặt, ngân phiếu thanh toán một cách chính xác, kịp thời. - Thực hiện các nghiệp vụ tư vấn về tiền tệ, quản lý tiền vốn, các dự án đầu tư phát triển theo yêu cầu của khách hàng. - Theo dõi, kiểm tra kho ấn chỉ của NHCTVN, đảm bảo xuất kho ấn chỉ quan trọng cho các chi nhánh NHCT phía Bắc. - Thực hiện một số các nghiịep vụ khác do NHCTVN giao. Cơ cấu tổ chức của SGD-NHCTVN. Ban lãnh đạo gồm một giám đốc và ba phó giám đốc. - Có 9 phòng nghiệp vụ. - Có một phòng giao dịch. - Có một tổ nghiệp vụ bảo hiểm - đây là sản phẩm mới của Sở và đã đi vào hoạt động từ tháng 5/2001. - Tổng số cán bộ của Sở là 260 người. Phòng cân đối tổng hợp. - Với 41 cán bộ trong đó có một truởng phòng, 2 phó phòng, 6 trưởng quỹ tiết kiệm phụ trách hai mảng là nguồn vốn và cân đối tổng hợp. - Như vậy, phòng thực hiện hai nhiệm vụ chủ yêú: + Cân đối tổng hợp nguồn vốn kinh doanh, lập các báo cáo. + Huy động vốn dưới các hình thức khác nhau: tiền gửi dân cư, tiền gửi của các tổ chưc kinh tế…băng VND và ngoại tệ. - Thực hiện các việc khác do Giám đốc Sở giao cho. Phòng kinh doanh. Với 35 cán bộ, trong đó có một trưởng phòng và hai phó phòng. Thực hiện các nhiệm vụ: Tham mưu cho ban lãnh đạo Sở về các hoạt động kinh doanh. Tiến hành các nghiệp vụ bên tài sản như cho vay, thu nợ, bảo lãnh, chiết khấu, phân tích… Làm các việc khác do Giám đốc Sở giao cho. Phòng kế toán tài chính. Với 59 cán bộ trong đó có một trưởng phòng , 3 phó phòng và 5 tổ trưởng: tổ thanh toán viên, tổ thanh toán bù trừ, tổ thanh toán liên hàng, thị trường tổ tiết kiệm và tổ chi tiêu nội bộ. Nhiệm vụ: Mở tài khoản và giao dịch với khách hàng. Hạch toán kịp thời, chính xác về vốn, tài sản của Sở va của khách hàng. Thanh toán qua ngân hàng. Tiếp nhận và xử lý hạch toán kế toán. Phối hợp với phòng kinh doanh để thu nợ. Tính và thu lãi, phí dịch vụ, trả lãi… Lập báo báo kế toán tài chính. Tham mưu cho Giám đốc và làm một số việc khác. Phòng kinh doanh đối ngoại. Với 14 cán bộ với 1 trưởng phòng và 2 phó phòng. Nhiệm vụ: Mua bán ngoại tệ theo đúng quy định về quản lý ngoại hối. Làm dịch vụ thanh toán quóc tế như: mở, tiếp nhận L/C, nhở thư (đến, đi), thanh toán thẻ (vinacard, mastercard). Hạch toán ngoại tệ và làm chức năng đầu mối thanh toán ngoại tệ cho các chi nhánh phía Bắc trong hệ thống. Phòng tổ chức cán b, lao động, tiền lương Tham mưu với Giám đốc về vấn đề liên quan đến lao động, tiền lương. Tuyển dụng, điều động, bố trí lao động. Quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đã quy hoạch. Lưu trữ và quản lý an toàn hồ sơ cán bộ. Phòng kiểm tra, kiểm toán. Thực hiện kiển tra, kiểm toán toàn bộ hoạt động của Sở, báo cáo, kiến nghị lên cấp trên. Tiếp các đoàn kiểm tra, kiểm toán đến làm việc tại Sở. Giúp Giám đốc giải quyết các đơn thư khiếu nại của cán bộ và khách hàng. Phòng ngân quỹ. Thực hiện thu chi tiền mặt băng VNĐ và ngoại tệ. Tổ chức điều chuyển tiền quỹ giữa Sở và Ngân hàng Nhà nước an toàn. Thực hiện đúng quy định về an toàn kho quỹ. Bảo quản, nhập, xuất các loại ấn chỉ quan trọng và quản lý các hồ sơ, tài sản đảm bảo. Mua tiền mặt, thu đổi séc du lịch, thanh toán visa. Chi, tiếp quỹ, giao nhận tiền mặt, ngân phiếu thanh toán với các quỹ. Phòng điện toán. Triển khai và phát triển các phần mềm ứng dụng của NHCTVN. Đảm bảo an toàn, bí mật số liệu thông tin về Sở. Bảo trì, bảo dưỡng hệ thống máy tính, thiết bị điện tử. Phòng hành chính quản trị. Mua sắm trang thiết bị, phương tiện phục vụ Sở. Theo dõi, bảo dưỡng, sửa chữa tài sản, công cụ lao động. Tổ chức công tác văn thư, lưu trữ. Tổ chức công tác bảo vệ an toàn cơ quan. Phục vụ, y tế… Hoàn cảnh kinh tế - xã hội ảnh hưởng tới hoạt động của SGD-NHCTVN. Hà Nội, nơi Sở đóng trụ sở là thủ đô, là trung tâm văn hoá, kinh tế, chính trị, là đầu mối giao thông của cả nước. Tại đây, các doanh nghiệp , đạc biệt là các doanh nghiệp Nhà nước tập trung tương đối lớn; dân cư có mức thu nhập và trình độ dân trí cao…tất cả đã có những tác động tích cực đến hoạt động của Sở. Do hoạt động đa năng, nên đến hết 31/12/2001, số lượng khách hàng thường xuyên tại Sở là trên 3400, số khách hàng có quan hệ tín dụng là trên 5900, trong đó có trên 80% là doanh nghiệp Nhà nước càn lại là các khách hàng thuộc thành phần kinh tế ngoài quốc doanh và các tổ chức tín dụng khác. Hầu hết các công ty 90, 91 có trụ sở tại Hà Nội, rất gần với Sở, đã tạo thuận lợi rất lớn cho Sở trong quan hệ với các đối tượng này. Ngoài ra, hoạt động của Sở không chỉ bó hẹp trên địa bàn Hà Nội mà còn vươn ra nhiều địa phương khác. Song, bên cạnh Sở lại có khoảng70 ngân hàng: NHĐTPT, NHNT, NHNN&PTNT, CYTYBANK, BANK OF AMERICA, AMERICA EXPRESS BANK(Mỹ), STANDARD CHARACTER BANK(Anh), ABN AMRO BANK(Hà Lan)…nên Sở phải đối mặt với sự cạnh tranh cao, có thể gây bất lợi lớn. Năm 2000 - 2001, tỷ giá đồng Việt Nam có nhiều biến động, tác động tiêu cực đến nền kinh tế, đặc biệt là đối với hoạt động xuất nhập khẩu. Tỷ giá bất lợi cho đồng Việt Nam khiến tăng xuất khẩu mà giảm nhập khẩu. Lãi suất đồng USD biến động.Do đó các ngân hàng thương mại Việt Nam phải nâng lãi suất huy động tiền USD , nhưng tình hình hoạt động tín dụng của các ngân hàng nước ta đang khó khăn - nguồn ngoại tệ huy động được khá lớn nhưng lại không cho vay được. SGD I không là ngoại lệ trước sự tác động của thực tế này. Hiệp định thương mại Việt - Mỹ được ký kết đã mở ra nhiều cơ hội cũng như thách thức đối với doanh nghiệp nước ta nói chung, ngành ngân hàng nói riêng. Dù hoàn cảnh nào, chịu sự tác động tù nhiều phía ra sao, SGD I - NHCTVN cũng đã và đang cố gắng hoạt động kinh doanh có hiệu quả, khắc phục và vượt qua khó khăn, không ngừng tăng trưởng mà mục tiêu là "Phát triển - an toàn - hiệu quả". Tình hình hoạt động kiinh doanh của SGD I - NHCTVN. Vấn đề huy động vốn. Theo phương châm huy động tiền gửi để cho vay Sở luôn rất coi trọng công tác huy động vốn, coi nguồn vốn là yếu tố trước hết của quá trình kinh doanh, quyết định sự tồn tại của ngân hàng. Với nguồn vốn mà chi phí huy động thấp, có cơ cấu hợp lý sẽ là cơ sở vững chắc để mở rrộng và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Với uy tín dã có từ lâu và nằm trên địa bàn thuận lợi, công tác huy động vốn luôn là mặt mạnh nhất của Sở so với các ngân hàng trên địa bàn cả về số tuyệt đối và tương đối. Lấy tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn , kế hoạch huy động vốn của NHCTVN, và mục tiêu tăng trưởng kinh tế của đất nước trong từng thời kỳ làm căn cứ, Sở đề ra kế hoạch, biện pháp huy động vốn phù hợp, đạt hiệu quả cao. Tổng nguồn vốn: Tỷ trọng nguồn vốn huy động của Sở thường chiếm từ 16% - 20% tổng nguồn vốn huy động của NHCTVN và từ 25% - 30% của các NHTM trên địa bàn. Qua biểu 1, ta thấy được tình hình huy động vốn của Sở, tốc độ tăng trưởng hằng năm thật là cao. Hình thức huy động vón của Sở ngày càng phong phú: Các loại tiền gửi, kỳ phiếu nội, ngoại tệ với nhiều kỳ hạn, trả lãi trước hoặc sau, có nhiều mức lãi suất… đã thu hút được nhiều khách àng, khơi tăng nguồn vốn huy động. Số lượng khách hàng mở tài khoản cũng tăng. Số tài khoản thường xuyên hoạt động là hơn 3000, nhờ đo mà Sở huy động được vốn nhàn rỗi lớn trên các tài khoản đảm bảo thanh toán, tạo đièu kiện cho Sở kinh doanh, mở rộng vốn cho vay đồng thời hỗ trợ vốn cho các chi nhánh khác. Cơ cấu nguồn vốn: Ta thấy tiền gửi không kỳ hạn tại Sở luôn chiếm tỷ trọng lớn (trên 55% hằng năm) và tăng trưởng với tốc độ cao (trên 20%/năm). Đạt được kết quả đó là do khách hàng của Sở gồm nhiều doanh nghiiệp lớn, tổng công ty, họ gửi không kỳ hạn đẻ phục vụ nhu cầu thanh toán; và do chi phs huy độnh thấp. Tuy nhiên, với tính không ổn định của khoản gửi này, doanh nghiệp có thể rút ra bất kỳ lúc nào để phục vụ sản xuất, kinh doanh, thanh toán…đã gây cho Sở khong ít khó khăn. Tiền gửi có kỳ hạn tại Sở có xu hướng tăng lên với tốc độ tăng cao. Nguồn này tuy chi phí cao hơn nhưng bù lại, nó ổn định hơn nhiều so với tiền gửi không kỳ hạn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc cân đối vốn tại Sở. Ngoài ra, Sở cũng đã thu hút được một lượng vốn nhàn rỗi lớn trong nền kinh tế bằng cách mở rộng phát hành kỳ phiếu với nhiều kỳ hạn khác nhau bằng cả VNĐ và ngoại tệ. Hiện nay, tại Sở, các nguồn vốn trung dài hạn chủ yếu là tài trợ cho uỷ thác đầu tư hoặc dưới dạng phát hành kỳ phiếu. Nhìn vào chỉ tiêu nguồn vốn huy động theo đơn vị tiền tệ, ta cũng thấy tình hình rất khả quan. Vì sao có được kết quả như vậy? Sở luôn quan tâm đúng mức đến công tác huy động vốn, biết tận dụng những ưu thế của mình về uy tín, vị trí địa lý, công nghệ…để không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng. Và thu hút được nhiều doanh nghiệp đặc biệt là các tổng công ty. Sở đã áp dụng quy trình tiết kiệm mới ở quỹ tiết kiêm tại các khu đông dân cư và cơ sở sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện thuận tiện cho việc gửi tiền của dân cư, tổ chức. Kinh tế nước ta nhìn chung tăng trưởng và ổn định trong suốt thập kỷ qua; thu nhập của dân cư tăng cao, đặc biệt là dân Hà Nội; nhu cầu thanh toán của các công ty tăng; lạm phát luôn trong tầm khống chế, tạo tâm lý an tâm cho khách hàng gửi tiền. Sở đã thực hiện chính sách thu hút ngoại tệ một cách ngất quán như khuyến khích mở tài khoản ngoại tệ tại ngân hàng thông qua ưu đãi về dịch vụ và lãi suất. Mặt khác, năm 1998, NHNN đã ban hành quyết định về việc quản lý ngoại tệ cũng đã góp phần làm tăng lượng tiền gưỉ bằng ngaọi tệ tại Sở. Vấn đề sử dụng vốn. Với nguồn vốn huy động dồi dào như đã trình bày ở trên, hiện nay, Sở đã cho vay và đầu tư cho tất cả các thành phần kinh tế. Tuy nhiên, hiệu suất sử dụng vốn so với tổng nguồn vốn huy động được là rất thấp, chỉ khoảng gần 20%. Phần lớn được chuyển về TW để hỗ trợ cho các chi nhánh khác (xem biểu 2). Tổng dư nợ tăng tương đối ổn định. Đạt được điều đó là do Sở đã chủ động tìn kiếm khách hàng để mở rộng cho vay. Dư nợ trung, dài hạn tăng khá nhanh trong khi nợ ngắn hạn giảm dần cho thấy cơ cấu đầu tư của Sở dần nhuyển sang đầu tư thao chiều sâu. Xu thế này tạo cơ hội cho các doanh nghiệp đổi mới, nâng cao năng lực sản xuất, phu hợp với chủ trương của Đảng trong việc CNH - HĐH đất nước. Cơ cấu dư nợ cho vay: Từ biểu 2, tta thấy rằng vốn vay ngắn hạn của Sở giảm đi đáng kể, cả về tỷ trọng và số lượng. Nhất là trong năm 2000. Ta biết rằng, các doanh nghiệp vay vốn ngắn hạn để đáp ứng nhu cầu vốn lưu động cần thiết cho quá trình sản xuất hinh doạnh mà vốn tự có không đủ, đối tượng cho vay là các yếu tố cấu thành chi phí sản xuất kinh doanh và lưu thông hàng hoá dịch vụ. Vì thế nguyên nhân của sự giảm trên là do sự ảnh hưởng của khủng hoảng khu vực, sản phẩm của doanh nghiệp không cạnh tranh được nên hạn chế việc vay ngắn hạn ngân hàng. Ngoài ra, việc NHNN hai lần tăng tỷ giá nên hạn chế vay vốn nhập khẩu của nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực XNK. Luật VAT được áp dụng đầu 1999 khiến nhiều doanh nghiệp chủ động đẩy mạnh bán hàng tồn kho, sản xuất cầm chừng để trốn VAT. Mấy năm gần đây, Sở đã từng bước cải cách hoạt động kinh doanh, đặc biệt là đã quan tâm triển khai mẹnh mẽ cho vay trung, dài hạn khiến cho từ chỗ chỉ khoảng 20% vào năm 1995, thì tới cuối 2001 đã là gần 70% tổng dư nợ. Dư nợ cho vay trung dài hạn trung bình tại Sở khoảng gần 800 tỷ. Cao nhất năm 2000, đạt1022 tỷ, mà tập trung vào hai đơn vị là Tổng công ty Bưư chính viễn thông và Bưu điện Hà Nội. Khu vực cho vay: Từ biểu 2 ta thấy đối với thành phần kinh tế quốc doanh, chủ yếu là cho vay các tổng công ty và đơn vị thành viên. Bộ phận này luôn chiếm trên 90% tổng dư nợ. Sở đã thực hiện hạn chế cho vay, rút dần dư nợ đối với các doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả , nợ quá hạn lớn… để tập trung cho các doanh nghiệp làm ăn hiệu quả, có uy tín trong quan hệ tín dụng. Hiện nay, Tổng công ty Bưu chính viễn thông, Công ty dược phẩm TW1, Tổng công ty Muối, Liên hiệp Đường sắt khu vực 1…là nhữnh đơn vị có dư nợ lớn. Với các doanh nghiệp vừa và nhỏ quốc doanh địa phương, Sở đã bổ sung kịp thời vốn lưu động còn thiếu trong sản xuất kinh doanh, đảm bảo luân chuyển vốn bình thường giúp nhiều doanh nghiệp thoát khỏi tình trạng thua lỗ, ổn định sản xuất, đảm bảo công ăn việc làm cho người lao động. Đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh, dư nợ nhìn chung cóchiều hướng giảm. Điều đó cho thấy có sự sụt giảm trong cho vay đối với kinh tté ngoài quốc doanh. Nguyên nhân chủ yếu do việc đầu tư cho kinh tế ngoài quốc doanh gặp nhiều khó khăn; rất ít doanh nghiệp đáp ứng được yêu cầu cho vay của sở bởi không đảm bảo phương án kinh doanh, dự án đàu tư khả thi, thể lệ thế chấp, cầm cố , bảo lãnh tài sản vay vốn…chưa kẻ đến nhiều hiện tượng gian lận, lừa đảo. Mặt khác, thiếu sự đồng bộ giữa các cơ quan Nhà nước có chức năng. Chất lượng tín dụng: Ngày càng tăng. Thể hiện trng việc giảm số dư nợ quá hạn năm 2001 còn 58,1 tỷ tức giảm 4,5%. Số nợ quá hạn phát sinh năm 2001 là rất ít mà chủ yếu là nợ khó đòi từ các năm trước chuyển sang. Tuy nhiên, số nợ khó đòi này ngày càng giảm thể hiện rằng Sở đã thực hiện từng bước có hiệu quả việc xử lý nợ khó đòi. Công tác tín dụng năm 2001 đã đạt được một số thành tựu đáng kể, phục vụ các ngành quan trọng như Bưu điên, giao thông vận tải, phân bón…qua đó thúc đẩy sản xuất kinh doanh các ngành khác trên địa bàn. Chất lượng tín dụng được cải thiện do sự thận trọng của ban lãnh đạo nên năm 2001 không phát sinh thêm đáng kể nợ qua hạn mà tập trung xử lý nợ cũ. Với các biện pháp nghiệp vụ, Sở đã có được một số khách hàng truyền thống. Tiếp tục duy trì một số hình thức tín dụng như cho vay sinh viên, bảo lãnh, tài trợ uỷ thác… Song, còn một số tồn tại như mức dư nợ chưa tương xứng với nguồn vốn, chưa thực sự chủ động bám sát và khai thác sủ dụng vốn của khách hàng. Còn hạn chế trong việc hợp tác với kin tế ngoài quốc doanh, chưa đa dạng hoá nghiệp vụ tín dụng, chưa sử dụng linh hoạt và triệt để các biện pháp kinh tế, đòn bẩy lãi suất, gặp khó khăn trong cạnh tranh thị phần với các ngân hàng khác trên địa bàn. Vậy, Sở cần cố gắng hơn nữa để mở rộng hoạt động tín dụng, tăng mức cho vay đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, nâng cao chất lượng công tác tín dụng để năm 2002 đạt kết quả cao hơn, hoàn thành tốt nhiệm vụ của một trong những ngân hàng đầu ngành. Mục tiêu, biên pháp kinh doanh năm 2002. * Mục tiêu: Tổng nguồn vốn huy động tăng 10% so với năm 2001. Dư nợ cho vay tăng 20% so với năm 2001. Lợi nhận tăng 5% so với kế hoạch. Nợ quá hạn dưới 3% tổng dư nợ. * Biện pháp: Chủ động nắm diễn biến lãi suất thị trường trong nước để xây dựng chính sách lãi suất linh hoạt, lãi suất ưu đãi phù hợp; đối với khách hàng, chú trọng những doanh nghiệp có số dư tiền gửi, tiền vay lớn. Tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp huy động và quản lý vốn, chú trọng khai thác các nguồn tiền gửi có lãi suất thấp. Củng cố mạng lưới quỹ tiết kiệm, mở thêm 1 - 2 quỹ tiết kiệm nữa và một số phòng giao dịch khác. Tiếp tục củng cố và phát triển, quan hệ kinh doanh với các tổng công ty 90, 91. Tăng cường cong tác tiếp thị để thu hút khách hàng mới, có dự án sản xuất kinh doanh hiệu quả để đầu tư vốn. Tăng cường các biện pháp xử lý nợ tồn động, phối hợp với các cơ quan hữu quan để xử lý tài sản thêa chấp, thu hồi nợ quá hạn, nợ khó đòi. Nợ KHó ĐòI TạI SGDI-NHCTVN. Biểu 3 cho ta thấy thực trạng nợ quá hạn mà chủ yếu là nợ quá hạn nói chung, dư nợ khó đòi nói riêng liên tục giảm tuy rằng mức độ giảm không cao: Năm 1999 là 72,9 tỷ, năm 2000 còn 60,8 tỷ và năm 2001 còn 58,1 tỷ. Điều đó chứng tỏ Sở đã có những cố gắng nhất định, khiến nợ quá hạn không có cơ hội phát sinh thêm mà còn đựoc giải quyết dần dần, từng bước. Tuy nhiên, vấn đề chính chúng ta cần nghiên cứu là nợ khó đòi thì tình hình không được sáng sủa cho lắm. Về quy mô, nợ khó đòi đã giảm từ 60,3 tỷ năm 1999 còn năm 58,1 tỷ năm 2000 và còn 56,8 tỷ năm 2001. Nhưng về cơ cấu, nợ khó đòi lại tăng dần từ 82,7% năm 1999 lên đến 95,5% năm 2000 và 97,8% năm 2001. Điều đó cho thấy một số lượng lớn các khoản nợ quá hạn được tích tụ từ những năm trước đó chuyển sang, đã làm tăng dư nợ khó đòi cho những năm tiếp theo. Tỷ lệ nợ khó đòi so với mức tổng dư nợ năm 1998 là 1,05%, năm 1999 tăng lên 5,4%, năm 2000 là 4,6%, năm 2001 là 3,79%. Theo quy định của ngân hàng, nợ quá hạn đã trên 12 tháng được coi là nợ khó đòi và theo số liệu biểu 3 thì nợ khó đòi năm 1999 là 60,3 tỷ năm 2000 là 58,1 tỷ và năm 2001 là 56,8tỷ; chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng dư nợ quá hạn. Xét tỷ lệ nợ quá hạn trên dư nợ của từng thành phần kinh tế ta thấy nợ quá hạn, khó đòi của kinh tế quốc doanh luôn chiém tỷ lệ lớn. Năm 1997 là 17,7 tỷ chiếm 66,98%, năm 1998 lên 87,23%, năm 1999 là 91,22%, năm 2000 là 86,7% và năm 2001 là 80,34%. Nguyên nhân chủ yếu là vì thành phần kinh tế quốc doanh thường kém năng động, trình độ quản lý làm ăn kinh tế còn yếu kém, bộ máy còn kồng kềnh nên sản xuất kinh doanh thường gặp nhiều rủi ro. Trong khi dó, thành phần này lại luôn được Nhà nước ưu đãi trong việc cho vay nên vốn vay ngân hàng dễ bị sử dụng lãng phí, trở thành nợ quá hạn, nợ khó đòi. Tuy nhiên, nếu chỉ xem xét qua số tuyệt đối thì nợ quá hạn, nợ khó đòi của kinh tế quốc doanh lớn hơn nhiều so với kinh tế ngoài quốc doanh. Nhưng xét về độ an toàn tín dụng thì rủi ro đối với kinh tế quốc doanh thấp hơn đối với kinh tế ngoài quốc doanh. Song, một khi kinh tế quốc doanh gặp rủi ro tín dụng thì việc thu hồi nợ khó đòi, nợ quá hạn là rất khó khăn vì các khoan nợ này thường là lớn và việc sử lý thường vướng vào rất nhiều những thủ tục. Số nợ khó đòi trong năm 2001 chủ yếu từ nhứng năm trước đây chuyển sang, hầu hết là các khoản nợ từ nguồn vốn vay Đài Loan và một số doanh nghiệp Nhà nước vay lớn (khoảng 30 tỷ). Nguồn vốn vay Đài Loan mà kỳ hạn từ 6 tháng đến 1 năm từ những năm 1996, 1997 do nhiều nguyên nhân khiến số nợ này không thu hồi được và gần một triệu USD đã chuyển thành nợ khó đòi trên 1,4 triệu USD tiền vay với mức lãi suất 4,5%. Các doanh nghiệp Nhà nước vay chủ yếu là để mua dây truyền máy móc thiết bị và nguyên vật liệu để sản xuất kinh doanh, tuy nhiên do làm ăn không hiệu quả vì máy móc mua về không đồng bộ, sản phẩm không phù hợp với thị trường mà hậu quả là khoảng 30 tỷ VND nợ khó đòi. - Một số khách hàng mắc nợ khó đòi chủ yếu. + Công ty vật liệu xây dựng và lâm sản- một doanh nghiệp Nhà nước: Gần 30 triệu VND. + Công ty TNHH Linh Giang: sản xuất hàng may mặc (dự án Đài Loan) gần 60 nghìn USD. + Công ty xuất nhập khẩu ngành in bộ văn hoá: Gần 7 tỷ, công ty phát triển công nghiệp 590 triệu và một số đối tượng nợ nhỏ khác: SGDI- NHCTVN đã và đang làm gì để hạn chế nợ khó đòi. Như đã trình bày ở chương I, ngân hàng phải cố gắng ngăn ngừa không cho nợ qúa hạn, nợ khó đòi sảy ra. Khi đã nỗ lực hết mức mà nợ quá hạn, nợ khó đòi vẫn xảy ra thì ngân hàng sẽ tiến hành sử lý. Cho nên, ta sẽ tìm hiểu việc SGDI-NHCTVN đã và dang ngăn ngừa như thế nào trước khi bàn về cách xử lý nợ khó đòi của Sở. SGDI-NHCTVN ngăn ngừa nợ khó đòi như thế nào. Chủ yếu, Sở thực hiện tốt, đầy đủ các quy định của Ngân hàng Nhà nước và ngân hàng công thương Việt Nam về tín dụng. Về đối tượng được vay. Sở không coi trọng doanh nghiệp Nhà nước hơn doanh nghiệp ngoài quốc doanh mà luôn coi trọng mục đích của khoản vay. Sở lấy mục đích của khoản vay làm điều kiện chính cho đối tượng được vay, theo quy định của Sở, trên cơ sở quy định của ngân hàng Nhà nước, các đối tượng sau đây được vay: - Giá trị vật tư, hàng hoá, máy móc thiết bị bao gồm cả VAT nằm trong tổng giá trị lô hàng và các khoản chi phí để thực hiện các dự án hặc phương án sản xuất, kinh doanh phục vụ đoời sống và ĐTPT. - Số tiền thuế xuất nhập khẩu khách hàng phải nộp để làm thủ tục xuất nhập khẩu mà Sở có tham giá cho vay. - Số lãi tiền vay phải trả trong thời gian thi công dự án và được tính trong dự toán công trình. - Số tiền khách hàng vay để trả cho các khoản vay tài chính cho nước ngoài mà các khoản vay đó đã được tổ chứ tín dụng nào đó trong nước bảo lãnh nếu có đủ các điều kiện như: Phương án đang thực hiện, có hiệu quả, khoản vay trong hạn trả nợ, tiết kiệm hơn so với vay nước ngoài, có khả năng trả nơ. - Các nhu cầu tài chính khác phục vụ sản xuất kinh doanh theo quy định của ngân hàng Nhà nước. Về đối tượng không được vay. - Số tiền thuế phải nộp trực tiếp ngân sách Nhà nước, trừ khoan thuế xuất nhập khẩu quy định ở trên. - Số tiền để trả nợ gố hay lãi cho ngân hàng khác. - Số tiền lãi trả cho chính Sở trừ quy định ở trên. Ngoài ra sở còn quy định: + Cho vay trung, dài hạn chỉ áp dụng cho dự án ĐTPT. + Cho vay ngắn hạn ngoài các đối tượng là chi phí vật tư ….đối tượng cũng có thể là các dự án ĐTPT. Việc quyết định loại cho vay nào phụ thuộc vào khả năng thu hồi vốn ủa dự án, nguồn vốn thu nhập khác để trả nợ, khả năng nguồn vốn của ngân hàng. + Căn cứ vào thời gian chu chuyển vật tư hàng hoá - tiền tệ. Để xây xác định thời hạn cho vay chứ không định klì hạn cho vay theo một thời gian nhất định, đặc biệt là cho vay ngắn hạn. Về phương thức cho vay. Trên cơ sở nhu cầu sử dụng của từng khoản vốn vay của khách hàng và khả năng kiểm tra, Sở sẽ lựa chọn một trong những phương án sau: - Cho vay từng lần. Cho vay theo hạn mức tín dụng. - Cho vay theo dự án đầu tư -Cho vay hợp vốn. - Cho vay trả góp. - Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng. - Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng - Phương thức khác phù

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docL0208.doc
Tài liệu liên quan