Đề tài Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Hải Phòng

Lời nói đầu 1

Chương I: Đầu tư nước ngoài và công tác quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 3

I. Tổng quan về đầu tư nước ngoài. 3

1. Đầu tư nước ngoài và vai trò của nó đối với sự phát triển kinh tế xã hội của nước ta. 3

II. Quản lý thuế đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 9

1. Thuế và vai trò của thuế đối với đầu tư nước ngoài 9

2. Chế độ thuế áp dụng đối với doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 11

2.1. Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) 13

2.2. Thuế thu nhập đối với chuyển nhượng vốn 14

2.3. Thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài 14

2.4. Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. 15

2.5. Thuế giá trị gia tăng 16

2.6. Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) 18

2.7. Thuế tài nguyên 19

2.8. Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao (TNCN) 21

2.9. Tiền thuê đất, mặt nước, mặt biển 24

III. Nội dung công tác quản lý thu thuế. 25

1. Đặc điểm của khối doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài quy định công tác quản lý thu thuế. 25

1.1. Đặc điểm chung về pháp lý: 25

1.2. Đặc điểm về tài chính kế toán. 26

1.3. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có những ưu thế so với khối doanh nghiệp nội địa 27

1.4. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được hưởng một số ưu đãi về chính sách thuế 27

2. Nội dung công tác quản lý thu thuế tại khu vực các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài 31

2.1. Các yêu cầu của công tác quản lý thu thuế tại khu vực các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 31

2.2. Nội dung công tác quản lý thu thuế trong khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 32

Chương II: Công tác quản lý thu thuế đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Hải Phòng 35

I. Đầu tư nước ngoài tại Hải Phòng – Thực trạng và xu hướng phát triển 35

1. Những thuận lợi, khó khăn và triển vọng thu hút đầu tư nước ngoài tại Hải Phòng 35

2. Tình hình đầu tư nước ngoài tại Hải Phòng 37

II. Thực trạng Công tác quản lý thu thuế trong khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Hải phòng 39

1. Thực trạng công tác quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Hải Phòng 39

1.1. Tổ chức bộ máy quản lý và thu thuế đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Hải Phòng 39

1.2. Thực trạng công tác quản lý thu thuế tại khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Hải Phòng 40

1.2. Một số hạn chế trong công tác quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 56

Chương III: Một số kiến nghị và giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thu thuế đối với khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 66

I. Quan điểm cơ bản về quản lý thu thuế 66

1. Đảm bảo nguồn thu cho Ngân sách nhà nước 66

2. Phải có tác dụng khuyến khích đầu tư và phát triển kinh tế 67

3. Đảm bảo luật pháp nghiêm minh, công bằng và hợp lý. 67

II. Một số kiến nghị và giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thu thuế tại khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại hải phòng 67

1. Một số giải pháp về công tác quản lý thuế 67

2. Những kiến nghị để hoàn thiện để hoàn thiện công tác quản lý thu thuế, góp phần tăng thu cho NSNN. 75

Kết luận 83

 

doc86 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1280 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Hải Phòng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kinh doanh của doanh nghiệp, từ đầu năm 2003 đến nay, Sở địa chính – nhà đất Hải Phòng khẩn trương hoàn thiện hồ sơ, thủ tục giao, cho thuê đất cho 25 dự án đầu tư nước ngoài với giá ưu đãi, một số dự án quan trọng được miễn hoàn toàn tiền thuê đất. Điều này góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. 2. Tình hình đầu tư nước ngoài tại Hải Phòng a. Kết quả đầu tư nước ngoài vào Hải Phòng Mặc dù luật đầu tư tại Việt Nam được ban hành từ năm 1987 (29/12/1987) song đến năm 1991, Hải Phòng mới có dự án đầu tư nước ngoài được cấp giấy phép ( 9 dự án). Tuy nhiên, trong những năm qua Hải Phòng là một trong những trung tâm quan trọng thu hút đầu tư nước ngoài. Tốc độ đầu tư nước ngoài vào Hải Phòng tăng nhanh đặc biệt là thời kỳ 1996 –1997 và giai đoạn 2001- 2002. Chođến nay số dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp giấy phép tại Hải phòng đã lên đến 122 dự án, nâng tổng số vốn đầu tư từ 16 triệu $ đến 2.796 triệu $ tăng gấp 174,8 lần ( Số liệu thống kê đến ngày 3/1/2003) . Trong đó một số dự án có tổng vốn đầu tư lớn như là: Công ty xi măng Ching Fon vốn đầu tư: 288,3 triệu USD chiếm 20.41% tổng vốn đầu tư của cả thành phố. Công ty phát triển khu công nghiệp Nomura vốn đầu tư:163,5 triệuUSD chiếm 11,48% tổng vốn đầu tư của thành phố. Công ty LD TNHH Phát triển Đình Vũ vốn đầu tư: 79,93 triệu USD chiếm 5,56% Ngoài ra còn nhiều dự án đầu tư với tổng số vốn đầu tư trên 50 triệu$ như công ty LD khu chế xuất Hải Phòng- 96 vốn đầu tư: 75 triệu USD , Công ty thép Posco, công ty liên doanh giấy Daewoo 56,2 triệu$, dự án cầu Bính, Cty LD SX thép Vinausteel: 41 triệu$, Cty Rorze Robotech 46 triệu$... Qua các năm, số dự án đầu tư vào Hải Phòng liên tục tăng lên cùng với số vốn đầu tư lớn tăng lên mạnh mẽ. Tính đến ngày 03/ 01/ 2003 số dự án được cấp giấy phép đầu tư vào Hải phòng đã lên tới con số 122 dự án. Ngoại trừ 15 dự án chưa triển khai, đang trong quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng, hoặc tạm ngừng hoạt động, 107 doanh nghiệp còn lại vẫn thường xuyên đóng góp cho ngân sách nhà nước một số lượng thuế rất lớn, góp phần không nhỏ vào tăng trưởng GDP đất nước. Biểu số 2:Biểu chi tiết tình hình đầu tư trực tiếp vào Hải Phòng qua các năm Đ.vị tính 1999 2000 2001 2002 Quí I/03 Số d.án được cấp giấy phép(luỹ kế) Tổng vốn đầu tư đăng ký(lũy kế) D.án triệuUSD 80 1.345,5 85 1.394 98 1.383 122 2.796 133 2.825 ( Nguồn: Cục thuế Hải Phòng) b. Đặc điểm chung các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Hải Phòng: Tính đến hết năm 2002, trong tổng số 122 dự án được cấp giấy phép hoạt động trên dịa bàn Hải Phòng có: Doanh nghiệp liên doanh: 61 dự án Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài: 51 dự án Hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng: 10 hợp đồng Tổng số vốn đăng ký là 2,796 tỷ USD trong đó 1,15 tỷ USD là vốn pháp định( chiếm 41,% tổng số vốn đâu tư). Trong số vốn pháp định này, phía Việt nam góp 287,560,000 USD, phía nước ngoài góp 862,400,000USD. Hầu hết các dự án tập trung chủ yếu vào các nghành kinh tế: - Sản xuất công nghiệp: 64,9% tổng số dự án - Vận tải, dịch vụ vận tải: 9% - Dịch vụ du lịch, khách sạn: 3,9% - Xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng: 6,5% Còn lại là các nghành nghề khác. Các dự án đầu tư trực tiếp vào Hải Phòng gồm 15 nước đầu tư: Nhật bản, Đài loan, Hàn quốc, Nga, úc, Trung quốc, Singapore, Malaysia, Thái lan, Mỹ, Hồng Kông, Bỉ, Pháp. Trong đó, 80% là của các nước Châu á ( Nhật bản chiếm 22%; Hàn quốc17%; Đài loan24%; Hồng Kông 8%) tổng vốn đầu tư vào Hải Phòng. Trong đầu quí I năm 2003, năm " doanh nghiệp và hội nhập", với chính sách tài chính thông thoáng, đã có thêm 11 dự án đầu tư trực tiếp vào Hải Phòng được cấp giấy phép ( trong đó có một dự án của Ucraina) bằng 220% so với cùng kỳ năm 2002( 5 dự án). Điều này cho thấy một tương lai đầy triển vọng về đầu tư nước ngoài tại Hải Phòng. II. Thực trạng Công tác quản lý thu thuế trong khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Hải phòng 1. Thực trạng công tác quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Hải Phòng 1.1. Tổ chức bộ máy quản lý và thu thuế đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Hải Phòng Số dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào thành phố Hải Phòng là tương đối lớn, do vậy để có một bộ phận chuyên trách theo dõi khu vực đầu tư nước ngoài, cục thuế Hải Phòng được sự đồng ý của tổng cục thuế đã ra quyết định thành lập phòng thuế quản lý các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài từ ngày 2/1/1994. Hiện phòng thuế đầu tư nước ngoài có 8 các bộ, trong đó 5 cán bộ có trình độ Đại học chuyên ngành tài chính kế toán, 3 cán bộ trình độ cao học về chuyên ngành quản lý thuế, hầu hết đều đã học qua lớp quản lý nhà nước. Do yêu cầu của công việc, mỗi cán bộ của phòng phải tự học thêm ngoại ngữ, tin học, pháp luật. Ngoài nhiệm vụ quản lý khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, phòng còn quản lý khối ngân hàng và một số đơn vị khối nội địa Kết quả thực hiện thu ngân sách qua các năm như sau : - Năm 1994: 29 tỷ đồng - Năm 1995: 70,1 tỷ - Năm 1996: 88,4 tỷ đồng - Năm 1997: 176,5 tỷ đồng - Năm 1998: 168 tỷ đồng - Năm 1999: 176,2 tỷ đồng - Năm 2000: 186,5 tỷ đồng - Năm 2001: 207 tỷ đồng - Năm 2002: 252,5 tỷ đồng 1.2. Thực trạng công tác quản lý thu thuế tại khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Hải Phòng 1.2.1. Những kết quả đạt được: Việc triển khai thực hiện các dự án có vốn đầu tư nước ngoài tại Hải Phòng trong những năm vừa qua diễn ra khá nhanh. Do đó, ngoài những kết quả thu được như: tiếp nhận kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, phương pháp quản lý tiên tiến, sản lượng sản xuất tăng hàng năm, tăng thu nhập và tạo việc làm cho hàng vạn công nhân, điều đáng nói ở đây là đầu tư nước ngoài đã góp phần tăng thu cho ngân sách nhà nước và ngân sách thành phố thông qua việc nộp thuế. a. Số thu từ thuế trong khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Hải Phòng liên tục tăng, và hoàn thành vượt mức kế hoạch giao qua các năm Để đáp ứng yêu cầu quản lý thu thuế phù hợp với sự chuyển đổi nền kinh tế. Nghành thuế tiến hành cải cách thuế bước II, trong đó có việc chuyển đổi từ thuế doanh thu, thuế lợi tức sang thuế GTGT và thuế thu nhập doanh nghiệp. Tại kỳ họp thứ 11 Quốc hội khóa 9 ngày 10/5/1997 Luật thuế GTGT và luật thuế thu nhập doanh nghiệp được thông qua và áp dụng vào ngày 1/1/1999. Đối với khu vực đầu tư nước ngoài, ngày 1/7/2000 Luật đầu tư nước ngoài cũng được sửa đổi bổ sung. Để thực hiện tốt công tác quản lý thu thuế đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Hải Phòng, trên cở sở áp dụng những chính sách mới, phòng quản lý thuế các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã tổ chức triển khai, thực hiện: - Ngay từ khi các luật thuế mới có hiệu lực, 100% doanh nghiệp do phòng quản lý được tuyên truyền, hướng dẫn, giải thích chính sách pháp luật thuế thông qua việc tổ chức các hội thảo về chính sách thuế mới của cơ quan thuế. - Cán bộ thuế hướng dẫn trực tiếp về việc mở sổ sách kế toán, kê khai đăng ký mã số thuế, kê khai nộp thuế. - Trao đổi, giải thích, trả lời các chính sách và vướng mắc của các doanh nghiệp bằng văn bản, bằng đối thoại trực tiếp, bằng cung cấp các văn bản quy định về thực hiện luật thuế, hóa đơn chứng từ... - thực hiện đúng quy trình quản lý thu thuế của nghành: Nhận và kiểm tra tờ khai thuế, ra thông báo thuế, nộp thuế đúng luật. - Tiến hành kiểm tra quyết toán thuế, kiểm tra hoàn thuế GTGT, đối chiếu xác minh hóa đơn. Biểu số3 Chi tiết từng loại thuế thu từ khu vực ĐTNN tại Hải Phòng qua 4 năm Đơn vị tính: Tỷ đồng Các sắc thuế 1999 2000 2001 2002 Thuế GTGT 92.21 122 109.05 136.00 Thuế TNDN 6.70 10 33.05 40.00 Thuế TTĐB 13.75 20 30.21 35.70 Thuế TNCN 30.33 31 31.35 32.40 Thuế tài nguyên 0.24 0.26 0.25 0.32 Thuế Môn bài 0.11 0.119 0.12 0.12 Thu khác, phạt 3.61 1.53 0.15 0.10 Thuế doanh thu 29.60 3.01 2.06 0.00 Thuế lợi tức 3.38 1.92 1.50 0.00 Thuê đất 5.26 4.63 4.00 5.89 Thuế chuyển LN ra nước ngoài 0.51 3.60 5.26 18.00 Cộng 185.70 195.52 217.00 269.50 ( Nguồn: Phòng đầu tư nước ngoài – Cục thuế Hải Phòng) Nhìn vào hai biểu 3 ở trên ta thấy tổng số thuế thu từ khu vực đầu tư nước ngoài tại Hải Phòng tăng nhanh năm sau so với năm trước, đồng thời thu từ các loại thuế cũng tăng. Để có thể phân tích chính xác nguyên nhân tác động tăng số thu, ta xét biểu số liệu sau: Biểu tốc độ tăng số thu qua các năm so với năm trước và so với kế hoạch được giao Biểu số 4: Phân tích tình hình thực hiện thu thuế ở khu vực ĐTNN tại hải phòng trong những năm qua(99 – 02) Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm Số thực thu ngân sách từ thuế ở khu vực ĐTNN (Tỉ đồng) So sánh số thực thu so với năm trước Kế hoạch được giao (Tỉ đồng) So sánh kế hoạch được giao Số tuyệt đối (tỉ đồng) % tăng số thu (%) Số thu vượt kế hoạch (Tỉ đồng) % thực hiện so với kế hoạch (%) 1999 185.700 9.7 105.5 145.680 31.020 127 2000 195.520 9.820 105.6 156.270 30.250 125 2001 217.090 21.570 111.63 181.654 26.440 119 2002 269.056 52.470 125.4 243.130 17.430 110,8 (Nguồn: Phòng đầu tư nước ngoài – Cục thuế Hải Phòng) Như vậy qua biểu số 5 ta thấy tốc độ tăng thu từ thuế ở khu vực đầu tư nước ngoài tăng cả về số lượng đối với số tuyệt đối qua các năm ( 1999 đến 2002). Cụ thể: - Năm 2000 tổng số thu từ khu vực ĐTNN đạt 195,52 tỷ tăng so với năm 1999 là 9,82 tỷ với tốc độ tăng bằng 105,6% - Đến năm 2002 tổng số thu từ khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt khoảng 269,56 tỷ tăng so với năm 2001 là 52,47 tỷ bằng 125,4% năm 2001. Có thể thấy cùng với sự tăng thêm về số lượng các dự án đầu tư, số thu ngân sách cũng ngày một tăng. Tuy nhiên, tốc độ tăng số thu từ thuế không tăng tỷ lệ với tốc độ các dự án đi vào hoạt động và thường tăng nhanh hơn. Ví dụ: - Năm 2000 tốc độ tăng số thu bằng 105,6% năm 1999 trong khi số dự án 104% (Số dự án tăng 3 dự án) - Năm 2002 tốc độ tăng số thu bằng 125,4% năm 2001 trong khi số dự án bằng 121,6% năm 2001 (Số dự án tăng 10 dự án) - Ngoại trừ năm 2001 tốc độ tăng thu là 111,63% nhỏ hơn tốc độ tăng số dự án là 112,8% (Số dự án tăng lên 19), nguyên nhân là một số dự án mới được cấp giấy phép kinh doanh có số vốn đầu tư khá lớn nhưng còn trong quá trình xây dựng cơ bản, chưa đi vào hoạt động. Qua đây chứng tỏ rằng số tăng thu ngân sách từ khu vực đầu tư nước ngoài qua các năm không bị ảnh hưởng nhiều bởi số lượng tăng thêm các dự án đi vào hoạt động trong năm đó, mà phụ thuộc nhiều vào yếu tố nuôi dưỡng và phát triển các nguồn thu từ năm trước, phụ thuộc vào hiệu quả sản xuất kinh doanh của các dự án đã đi vào hoạt động,… Bên cạnh đó, kể từ năm 1999 đến nay, số thu từ thuế ở khu vực đầu tư nước ngoài tại Hải Phòng luôn luôn hoàn thành kế hoạch được giao. Cụ thể: - Năm 1999 kế hoạch giao 145,68 tỷ , thực hiện 185,7 tỷ đạt 127% kế hoạch giao. - Năm 2000 kế hoạch giao 156,27 tỷ, thực hiện 195,52 tỷ đạt 125% kế hoạch giao - Năm 2001 kế hoạch giao 181,654 tỷ, thực hiện 217,09 tỷ đạt 119% kế hoạch giao - Năm 2002 kế hoạch giao 243,13 tỷ, thực hiện 269,56 tỷ đạt 110,8% kế hoạch giao. Nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng tới sự biến động số thu từ thuế trong khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Hải Phòng qua 4 năm (1999 – 2002) Có thể nói sự tác động đến nguồn thu có rất nhiều nguyên nhân : có những nguyên nhân làm tăng nguồn thu và có những nguyên nhân làm giảm nguồn thu đồng thời có những nguên nhân thuộc về khách quan, có những nguyên nhân thuộc về chủ quan. tuy nhiên, nhìn chung có những nguyên nhân chủ yếu sau: - Do chính sách thuế - Do trình độ quản lý - Do ý thức chấp hành - Do các nguyên nhân khách quan khác Xét nguyên nhân tăng số thu Nguyên nhân khách quan Trong 4 năm từ năm 1999 đến năm 2002 số thu từ thuế ở khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh chủ yếu do các nhân tố sau: - Tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp ổn định - Số doanh nghiệp được cấp giấy phép đi vào hoạt động tăng. Biểu số 5: Kết quả thu thuế khu vực ĐTNN ở Hải Phòng các năm: (đơn vị: triệu đồng) Năm Số thu ngân sách Số dự án đi vào hoạt động 1999 185.7 75 2000 195.5 78 2001 217 88 2002 269.56 107 ( Nguồn: Cục thuế Hải Phòng) Nhìn vào biểu trên ta thấy: Số dự án được cấp giấy phép đầu tư đi vào hoạt động qua các năm ngày càng tăng. Năm1999 số dự án 75 đến năm 2000 số dự án được cấp giấy phép đi vào hoạt động là 78 tăng lên 3 dự án. Năm 2001 số dự án được cấp giấy phép là 88 dự án tăng lên 10 dự án, năm 2002 số dự án được cấp giấy phép tăng thêm19 dự án. - Do luật thuế mới góp phần cho doanh nghiệp ổn định sản xuất nâng, cao tính tự giác thực hiện của doanh nghiệp, không còn hiện tượng nợ đọng thuế Ta xem xét số thu ngân sách tăng hàng năm qua 3 sắc thuế chính GTGT, TNDN, TTĐB : Biểu số 6 : Chi tiết từng loại thuế thu từ khu vực ĐTNN tại Hải Phòng qua các năm Đơn vị tính: Tỷ đồng Các sắc thuế 1999 2000 2001 2002 Thuế GTGT 92.21 122 109.05 130.00 Thuế TNDN 6.70 10 33.05 40.00 Thuế TTĐB 13.75 20 30.21 35.70 Tổng 112.66 152 172.31 205.70 (Nguồn : Cục thuế Hải Phòng) Từ biểu trên, ta có + Thuế GTGT : Số thu từ thuế GTGT tăng từ 92.21 tỷ đồng (năm1999) tới 130 tỷ đồng (năm 2002). Xét theo từng năm số thuế GTGT nộp ngân sách tăng không lớn do phần lớn các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Hải Phòng là đối tượng chịu thuế suất 5% ( Sắt, thép, vận tải,…) trong khi thuế đầu vào có cả mức thuế suất 10%, nhiều doanh nghiệp sản xuất gia công hàng xuất khẩu (giầy dép, các đơn vị trong khu công nghiệp) thì có thuế đầu vào phải hoàn lớn, một số đơn vị được giảm thuế GTGT do những năm đầu thực hiện luật thuế GTGT bị lỗ do thuế GTGT phải nộp lớn hơn thuế doanh thu trước đây. + Về thuế thu nhập doanh nghiệp : Nguyên nhân tăng số thu từ thuế TNDN là do các doanh nghiệp đã dần đi vào ổn định, có tăng trưởng, số doanh nghiệp có lãi tăng, một số doanh nghiệp đã hết thời gian miễn giảm theo luật, đã thông hiểu luật thuế mới nên không còn hiện tượng ấn định như năm đầu thực hiện ; nộp hết số phát sinh, không còn tồn đọng thuế + Về thuế TTĐB Năm 1998 trở về trước không phát sinh thuế TTĐB, từ năm 1999 bắt đầu phát sinh thuế TTĐB đối với các mặt hàng : điều hoà, hoạt động casino Số nộp tăng từng năm do tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp có sự tăng trưởng. Nguyên nhân chủ quan Nguyên nhân không kém phần quan trọng thuộc về công tác quản lý thu thuế của các các bộ phòng thuế các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài – Cục thuế Hải Phòng- những người trực tiếp theo dõi, hướng dẫn các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đem lại nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Đối với cán bộ thuế không chỉ có nhiệm vụ quản lý thuế mà còn tuyên truyền hướng dẫn, giải thích về thuế cho các doanh nghiệp, đồng thời cũng phải thực hiện thanh tra, kiểm tra về thuế để chống thất thu, xử lý vi phạm về thuế. Đứng trước yêu cầu như vậy, mỗi cán bộ thuế trong phòng đều tự học thêm các môn học như: Luật, ngoại ngữ, tin học. Đồng thời thường xuyên theo dõi nắm bắt những thông tin mới nhất về chế độ chính sách pháp luật và những quy định khác của nhà nước liên quan đến công tác quản lý thu thuế khu vực đầu tư nước ngoài, trao đổi kinh nghiệm, nắm bắt chế độ kế toán nhằm nâng cao nghiệp vụ để quản lý chặt chẽ và tham gia quyết toán tìm ra các khoản thu ản lậu. Trong công tác chuyên môn hướng cho các cán bộ quản lý biện pháp quản lý đối tượng nộp ngay từ đầu: - Nắm bắt kịp thời các nguồn thông tin về doanh nghiệp mới thành lập hoặc giải thể qua các phương tiện thông tin đại chúng, bằng cách trực tiếp liên hệ hay tìm hiểu qua các cơ quan quản lý khác. - Phân công cán bộ quản lý theo dõi từng đơn vị, mỗi cán bộ có sổ danh bạ theo dõi từng đơn vị, từng chỉ tiêu, như số ngày cấp giấy phép, vốn, địa chỉ, tên đối tác, mục đích hoạt động, thời hạn, các quy định về thuế,... Thường xuyên năm bắt tình hình diễn biến của đơn vị. Các cán bộ phòng đầu tư nước ngoài đã thực hiện tốt việc theo dõi các tình hình, diễn biến các doanh nghiệp, thường xuyên liên hệ để thực hiện việc nhắc nhở về việc thực hiện kê khai, nộp thuế của doanh nghiệp, đồng thời cũng để nắm bắt các diễn biến trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. - Hướng dẫn đôn đốc các doanh nghiệp đăng ký thuế, kê khai thuế và nộp thuế theo quy định. - Tuyên truyền, giải thích, hướng dẫn về luật pháp của nhà nước cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, đòng thời hướng dẫn, giải thích bằng văn bản những vướng mắc cho nhà đầu tư. Về việc trả lời bằng văn bản, phòng đã xác định những vấn đề thuộc thẩm quyền của mình để trả lời với các nhà đầu tư; một số thắc mắc, kiến nghị được gửi lên Tổng cục thuế, Bộ Tài chính để trả lời thỏa đáng cho các doanh nghiệp, tạo thêm lòng tin của các nhà đầu tư với chính sách thuế và cơ quan thuế. - Kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các nghĩa vụ về thuế của các doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài, nghiêm khắc đấu tranh, xử lý các trường hợp dây dưa, trì hoãn, trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ thuế tránh để thuế tồn đọng. - Để giữ nghiêm kỷ luật về thuế, đẩm bảo nguồn thu cho ngân sách nhà nước, cán bộ thuế trong phòng thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo cục và các nghành chức năng đã thực hiện các biện pháp kiên quyết truy thu với tất cả các doanh nghiệp dây dưa nợ đọng thuế. Bằng các biện pháp quản lý chặt chẽ như vậy, phần lớn các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đều thực hiện nghiêm chỉnh việc kê khai và nộp các khoản thuế phát sinh trong thời hạn quy định không để tồn đọng là do số phát sinh trong tháng sẽ nộp vào tháng sau. Điều này đã góp phần làm số thu từ thuế ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Hải Phòng tăng lên rõ rệt. b. Công tác đăng ký, cấp mã số thuế nhanh chóng và chính xác Hiện nay nước ta đã và đang thực hiện qui trình quản lý thuế bằng tin học theo quyết định số 1368 TCT/QD/TCCB ngày 16/12/1998 được hơn 3 năm vì vậy công tác cấp mã số thuế cho các đối tượng nộp thuế đã đi vào nề nếp, ổn định và thực hiện kịp thời trên máy vi tính. Trước đây, khi đã được sở Kế hoạch và đầu tư cấp giấy phép kinh doanh phải sau đó phải gần 2 tuần sau doanh nghiệp mới được cấp mã số thuế. Có trường hợp doanh nghiệp đã tiến hành nhập khẩu nguyên vật liệu nhưng khi về đến cửa khẩu khẩu do vẫn chưa có mã số thuế để tiến hành thủ tục nhập khẩu, đóng thuế nhập khẩu nên hàng bị tồn tại cửa khẩu để đợi mã số thuế. Điều này làm mất rất nhiều thời gian, ảnh hưởng rất lớn tới tâm lý đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài. Đến nay, thời gian từ khi đăng ký đến khi được cấp mã số thuế chỉ mất 5 ngày ( theo qui định là 7 ngày). Tính đến quí I/2003 cục thuế Hải phòng đã tiến hành cấp 52674 đối tượng trong đó có 133 dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Biểu 7: Kết quả việc cấp mã số thuế cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Năm Số đối tượng được cấp mã số thuế trên địa bàn Số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được cấp mã số thuế Tốc độ tăng các dự án được cấp mã số thuế (%) 1999 30195 80 2000 41032 85 106,25 2001 45870 98 115,3 2002 52674 122 124,5 Quí I/2003 52922 133 130,4% so với QI/02 (Nguồn: Cục thuế Hải Phòng) Trong năm qua Cục thuế hải Phòng đã thực hiện tốt việc quản lý đối tượng nộp thuế thông qua việc cấơ mã số thuế nhanh chóng, khẩn trương, toàn bộ mã số thuế được quản lý bằng máy vi tính, việc lưu giữ hồ sơ mã số thuế dược đảm bảo chặt chẽ khoa học. Những hồ sơ đảm bảo đầy đủ yêu cầu ( được phòng đầu tư nước ngoài kiểm tra và hướng dẫn chu đáo) sẽ được cấp mã số thuế sớm không gây phiền hà, chậm trễ. c. Quản lý đôn đốc nộp tờ khai Từ khi thực hiện quy trình đối tượng nộp thuế tự kê khai, tự tính và nộp thuế, dưới sự đôn đốc hướng dẫn, nhắc nhở của phòng quản lý các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài,các doanh nghiệp đều thực hiện kê khai nộp thuế một cách tự giác và tương đối tốt. Trong năm 2002 số doanh nghiệp nộp tờ khai là 100% không có doanh nghiệp nào là không nộp tờ khai và bị phạt hành chính. Tuy nhiên việc nộp tờ khai chậm vẫn diễn ra phổ biến có hơn 25 doanh nghiệp nộp tờ khai thuế TNDN chậm (chiếm gần 15% số doanh nghiệp cóvốn đầu tư nước ngoài). Do luôn được hướng dẫn đôn đốc kịp thời nên số tờ khai đảm bảo tiêu chuẩn, đầy đủ thông tin, khoản mục, đầy đủ điều kiện chuyển sang bộ phận thông báo thuế là 99% chỉ có 1% số tờ khai bị gửi trả lại và đã được phòng đầu tư nước ngoài kiểm tra lại,hướng dẫn đơn vị chỉnh sửa, bổ sung. d. Về công tác thanh tra, kiểm tra quyết toán thuế Kiểm tra và thanh tra quyết toán thuế là vũ khí quan trọng mà các cán bộ thuế sử dụng để chống lại việc ẩn lậu thuế của doanh nghiệp. Trong năm vừa qua công tác thanh tra, kiểm tra được đẩy mạnh. Tuy nhiên do số lượng doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài lớn trong khi số lượng cán bộ quản lý thuế lại có hạn (7 nhân viên quản lý 133 doanh nghiệp) nên số doanh nghiệp được kiểm tra rất ít. Năm 2002,trong 122 doanh nghiệp phòng đầu tư nước ngoài mới kiểm tra được 31 doanh nghiệp ( chiếm 25.5%) nhưng đã phát hiện được nhiều sai sót và vi phạm nghĩa vụ nộp thuế,truy thu cho ngân sách hàng chục triệu đồng. Nhiều doanh nghiệp dùng thủ thuật trong việc ký kết hợp đồng, tổ chức hạch toán, kế toán… không đúng quy định nhằm ẩn lậu thuế. Song, thất thoát nguồn thu từ thuế là chuyện xảy ra ở tất cả các nước trên thế giới, kể cả những nước có hệ thống thu thuế hoàn thiện nhất, tinh thần chấp hành luật pháp về thuế của người dân cao nhất cùng với nhiều điều kiện thuận lợi khác cũng có tỷ lệ thất thu vào khoảng 10%. Việc các doanh nghiệp tìm mọi cách để tránh thuế đã không còn là vấn đề mới mẻ, các doanh nghiệp khu vực đầu tư nước ngoài với các ông chủ tư bản cũng không phải là ngoại lệ. Các sai phạm này xảy ra có thê do hai trường hợp: một là do doanh nghiệp không biết hoặc hiểu không rõ chính sách thuế (Trường hợp này ít xảy ra ), hai là do doanh nghiệp biết nhưng cố tình vi phạm. Một số sai phạm chủ yếu của doanh nghiệp cán bộ thuế đã phát hiện được trong quá trình thanh tra, kiểm tra Về thuế GTGT: Việc ban hành luật VAT thay cho thuế doanh thu đến nay đã đem lại nhiều kết quả khả quan. Về nhận thức chính sách thuế, có thể nói các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có cách thức làm việc khá hiện đại và đội ngũ nhân viên, kế toán có trình độ nên việc nhận thức chính sách là việc không mấy khó khăn với họ, hầu hết doanh nghiệp đều có hệ thống sổ sách chứng từ khá rõ ràng khoa học và dúng chuẩn mực kế toán Việt Nam. Tuy nhiên vẫn còn những doanh nghiệp có những biểu hiện vi phạm luật thuế trong đó nổi cộm là vấn đề chứng từ hóa đơn. Ví dụ như có trường hợp vi phạm chế độ lưu giữ hóa đơn, khi hủy doanh nghiệp không lưu giữ đủ 3 liên, các liên hoá đơn huỷ không gạch chéo, không báo cáo với cơ quan thuế theo quy định. Hay trong một trường hợp khác, khi kiểm tra quyết toán thuế tại một chi nhánh công ty kinh doanh khai thác container tại Hải Phòng, cán bộ thuế đã phát hiện hệ thống các hóa đơn kê khai sai thuế suất. Loại dịch vụ chịu thuế suất 10% được ghi cùng hoá đơn với loại dịch vụ chịu thuế suất 5%, dịch vụ vệ sinh container, lưu kho container thuộc loại chịu thuế suất 10% đã bị ghi cùng hóa đơn 5% với dịch vụ vận chuyển. Trong trường hợp này, cơ quan thuế đã phát hiện và có nhắc nhở, xử lý cứng rắn kịp thời. Trường hợp hoàn thuế GTGT: Hoàn thuế GTGT là một hình thức trả lại vốn kinh doanh mà Nhà nước tạm giữ của doanh nghiệp nên có tác dụng giải quyết những khó khăn về vốn cũng như khuyến khích đầu tư tăng năng lực sản suất kinh doanh của doanh nghiệp Doanh nghiệp được xét hoàn thuế trong một số trường hợp trong đó có trường hợp: nếu doanh nghiệp trong tháng có hàng hoá xuất khẩu nếu có số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ từ 200 triệu đồng trỏ lên thì được xét hoàn thuế theo tháng hoặc theo chuyến hàng (Nếu xác định được thuế GTGT đầu vào riêng của chuyến hàng). Đièu này giúp khuyến khích xuất khẩu, bảo hộ hơp lý sản xuất trong nước. Tuy nhiên có doanh nghiệp đã lợi dụng yếu tố này để khai man xin hoàn thuế: Ví dụ một công ty mẹ trên địa bàn Hải Phòng lấy hàng của một công ty con tại Đà Nẵng rồi tiến hành xuất khẩu lô hàng đó cho một công ty con khác tại nước ngoài sau đó làm hồ sơ xin hoàn số thuế GTGT đầu vào của lô hàng đó. Thực chất công ty mẹ không phải mất thuế GTGT đầu vào nhưng lại được hoàn thuế. Phòng đầu tư đã phát hiện và yêu cầu không hoàn thuế và đã xử phạt công ty này. Trường hợp quy định các mặt hàng không chịu thuế GTGT: Theo quy định tại điều 4 Luật thuế GTGT, điều 4 Nghị định số 79/2000/NĐ-CP, Điều 4 Nghị định số 76/2002/NĐ-CP của Chính Phủ quy định rõ hàng hoá, dịch vụ không tiêu dùng tại Việt Nam (hàng chuyển khẩu, quá cảnh, mượn đường qua Việt Nam) không phải đối tượng chịu thuế GTGT. Có doanh nghiệp đã lợi dụng điều này để trốn thuế: Doanh nghiệp đã nhập khẩu xăng dầu từ Trung quốc sau đó chuyển qua biên giới sang Lào rồi quay trở lại Việt Nam. Thực chất lô hàng này được tiêu dùng tại Việt Nam nhưng không nộp thuế GTGT. Về thuế thu nhập doanh nghiệp ( TNDN) Hạch toán cáckhoản chi phí không đúng quy định để giảm thu nhập chịu thuế Để xác định thu nhập chịu thuế một cách chính xác, cán bộ thuế phải xác định được đâu là chi phí được tính vào c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc36994.doc
Tài liệu liên quan