Đề tài Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Đà Lạt

Đối với dịch vụ tiết kiệm (lãi định kỳ và không định lỳ) mang đến cho khách hàng nhiều sự lựa chọn về chu kì nhận lãi, phương tiện nhận lãi với các hình thức hưởng lãi suất theo dạng bậc thang, tặng thêm lãi suất ưu đãi, tặng thêo lãi tiết iệm không kì hạn. Nhằm giúo khách hàng ổn định trong nắgn hạn, chủ động trong dài hạn. Kèm theo việc miễn phí phát hàng thẻ Connect24 (đối với tiết kiệm lãi định kỳ) và nhiều quà tặng khác.

Đối với dịch vụ thanh toán bằng thẻ, để triển khai cổng thanh toán trực tuyến, ngân hàng cho phép khách hàng thực hiện thanh toán trực tuyến bằng các loại thẻ tín dụng hoặc ghi nợ mang thương hiệu quốc tế Visa, Master, American Express, JCB.

Vietcombank là ngân hàng thanh toán của doanh nghiệp cung ứng hàng hóa dịch vụ.Doanh nghiệp sử dụng dịch vụ cổng thanh toán OnePAY sẽ mở tài khoản tại Vietcombank để nhận doanh thu bán hàng.

 

doc55 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1567 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Đà Lạt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ công ty; Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong công ty, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị; Quyết định lương và phụ cấp (nếu có) đối với người lao động trong công ty kể cả người quản lý thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc; tuyển dụng lao động; kiến nghị phương án trả cổ tức hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh; thực hiện các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật, Điều lệ công ty và quyết định của Hội đồng quản trị. Phó giám đốc chi nhánh: Có quyền đưa ra chiến lược cho công ty với điều kiện Giám đốc là người ký ban hành.Công việc cụ thể của Phó giám đốc là giúp cho Giám Đốc và thực hiện quyền điều hành do chính Giám Đốc ủy nhiệm. Tổ chức bộ máy, xây dựng hệ thống quy chế quản lý, lập kế hoạch về hành chính, nhân sự và các phúc lợi khác của cơ quan. Trưởng phòng kế toán: Chịu sự chỉ đạo của Ban Giám đốc, có chức năng tham mưu giúp Ban Giám đốc tổ chức, thực hiện toàn bộ công tác kế toán, thống kê, hạch toán kinh tế và quản lý tài chính, đảm bảo vừa tuân thủ các quy định của Ngân hàng Nhà nước, vừa hỗ trợ đắc lực cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Chịu trách nhiệm đào tạo, hướng dẫn, kiểm soát về mặt nghiệp vụ đối với hệ thống kế toán toàn chi nhánh. Trực tiếp quản lý, điều hành công việc của các Kế toán viên và Kế toán tổng hợp tại Trụ sở chính.Chỉ đạo về mặt chuyên môn, nghiệp vụ đối với Kế toán các Văn phòng. Trưởng phòng Kế toán có nhiệm vụ phổ biến, tổ chức hướng dẫn và tạo điều kiện cho các bộ phận khác nắm vững các quy định Pháp luật hiện hành trong lĩnh vực kế toán tài chính. Tổ kiểm tra nội bộ: Là một bộ phận thuộc bộ máy điều hành, có chức năng hỗ trợ cho giám đốc công ty, giám sát mọi hoạt động trong ngân hàng, đảm bảo mọi nhân viên thực hiện đúng nội quy, quy chế của ngân hàng. Ngoài ra, bộ phận này còn có nhiệm vụ phải báo cáo kịp thời kết quả kiểm tra, kiểm soát nội bộ và đề xuất các giải pháp kiến nghị cần thiết nhằm đảm bảo cho mọi hoạt động an toàn đúng pháp luật. Các bộ phận chuyên môn nghiệp vụ: Bộ phận kế toán tài chính: Giúp giám đốc quản lý, theo dõi, thực hiện giám sát toàn diện, liên tục và có hệ thống toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh của công ty, tình hình biến động về tiền vốn, tài sản, chi phí, lỗ lãi, các khoản nợ, thuế theo đúng quy định. Kiểm tra việc thực hiện các chế độ hạch toán kế toán, giám sát việc sử dụng tiền vốn, tài sản, chi phí, lỗ lãi, các khoản nợ, thuế.Xây dựng kế hoạch năm tài chính trên cơ sở kế hoạch kinh doanh trình giám đốc. Giám sát chặt chẽ các khoản nợ của khách hàng để thu hồi đúng hạn, kịp thời đề xuất thực hiện các giải pháp phòng ngừa nguy cơ nợ khó đòi. Tổ chức thực hiện công tác thanh toán cho đối tác, khách hàng đúng quy trình, thủ tục. Phòng Hành chính - Nhân sự: Chịu sự điều hành, quản lý trực tiếp của Ban Giám đốc, xây dựng các quy định về tạo nguồn, quản lý nguồn nhân lực của công ty. Quản lý hồ sơ nghiệp vụ về tổ chức nhân sự, mạng lưới hoạt động , lao đông – tiền lương và bảo hiểm xã hội, công tác tuyển dụng, đào tạo, xây dựng cơ bản, tư vấn và thực hiện các nghiệp vụ pháp lý, thu hồi công nợ qua cơ quan pháp luật, công tác thi đua khen thưởng, văn thư lưu trữ xây dựng quy trình soạn thảo văn bản và các công việc hành chính khác. Phòng giao dịch: Nhận tiếp quỹ nghiệp vụ đầu ngày và kết quỹ cuối ngày chuyển về phòng Ngân quỹ, đảm bảo an toàn, chính xác. Thực hiện giao dịch gửi, rút tiền trên các tài khoản của khách hàng.Nhận và chi trả chuyển tiền trong nước và ngoài nước cho khách hàng. Thực hiện thu đổi các loại séc, ngoại tệ mặt, chuyển khoản cho khách hàng.Thực hiện giải ngân, thu nợ tiền vay. Thực hiện thu đúng và đủ các loại phí dịch vụ theo biểu phí ban hành. Giải quyết các vướng mắc phát sinh liên quan đến nghiệp vụ hoặc thao tác mà giao dịch viên thực hiện. 2.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Đà Lạt: 2.2.1. Hoạt động chính của Ngân hàng: Huy động vốn Ngân hàng huy động vốn dưới các hình thức sau: Nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân và các tổ chức tín dụng khác dưới các hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác. Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu và giấy tờ có giá khác để huy động vốn của tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước khi được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chấp thuận. Vay vốn của các tổ chức tín dụng khác hoạt động tại Việt Nam và của tổ chức tín dụng nước ngoài. Vay vốn ngắn hạn của Ngân hàng Nhà nước dưới hình thức tái cấp vốn. Các hình thức huy động vốn khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Hoạt động tín dụng Ngân hàng cấp tín dụng cho tổ chức, cá nhân dưới các hình thức cho vay, chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá khác, bảo lãnh, cho thuê tài chính và các hình thức khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Các hình thức vay Ngân hàng cho các tổ chức, cá nhân vay vốn dưới các hình thức sau đây: Cho vay ngắn hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống. Cho vay trung hạn, dài hạn nhằm thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống. Xét duyệt cho vay, kiểm tra và xử lý Ngân hàng được quyền yêu cầu khách hàng cung cấp tài liệu chứng minh phương án kinh doanh khả thi, khả năng tài chính của mình và của người bảo lãnh trước khi quyết định cho vay; có quyền chấm dứt việc cho vay, thu hồi nợ trước hạn khi phát hiện khác hàng cung cấp thông tin sai sự thật, vi phạm hợp đồng tín dụng. Ngân hàng có quyền xử lý tài sản bảo đảm tiền vay của khách hàng vay, tài sản của người bảo lãnh trong việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh để thu hồi nợ theo quy định tại Nghị định của Chính phủ về bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng; khởi kiện khách hàng vi phạm hợp đồng tín dụng và người bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ bảo lãnh theo quy định của pháp luật. Ngân hàng được miễn, giảm lãi suất cho vay, phí ngân hàng; gia hạn nợ; mua bán nợ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Bảo lãnh Ngân hàng bảo lãnh vay, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh dự thầu và các hình thức bảo lãnh ngân hàng khác cho các tổ chức tín dụng, cá nhân theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Ngân hàng được phép thực hiện thanh toán quốc tế được thực hiện bảo lãnh vay, bảo lãnh thanh toán và các hình thức bảo lãnh ngân hàng khác mà người nhận bảo lãnh là tổ chức cá nhân nước ngoài theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Chiết khấu, tái chiết khấu, cầm cố thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác Ngân hàng được cấp tín dụng dưới hình thức chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác theo quy định pháp luật hiện hành. Người chủ sở hữu thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác phải chuyển giao ngay mọi quyền, lợi ích hợp pháp phát sinh từ các giấy tờ đó cho Ngân hàng. Ngân hàng được cấp tín dụng dưới hình thức cầm cố thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác theo quy định pháp luật hiện hành. Ngân hàng được thực hiện các quyền và lợi ích hợp pháp phát sinh trong trường hợp chủ sở hữu các giấy tờ đó không thực hiện đầy đủ những cam kết trong hợp đồng tín dụng. Ngân hàng được tái chiết khấu, cầm cố thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác đối với các tổ chức tín dụng khác theo quy định pháp luật hiện hành. Ngân hàng có thể được Ngân hàng Nhà nước tái chiết khấu và cho vay trên cơ sở cầm cố thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác đã được chiết khấu theo quy định pháp luật hiện hành. Công ty cho thuê tài chính Ngân hàng phải thành lập Công ty cho thuê tài chính khi hoạt động cho thuê tài chính. Tài khoản tiền gửi của Ngân hàng Ngân hàng mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước (Sở giao dịch hoặc chi nhánh NHNN tỉnh, thành phố) nơi Ngân hàng đặt trụ sở chính và duy trì tại đó số dư tiền gửi dự trữ bắt buộc theo quy định của Ngân hàng Nhà nước; Chi nhánh của Ngân hàng mở tài khoản tiền gửi tại chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố, nơi đặt trụ sở của sở giao dịch, chi nhánh. Ngân hàng mở tài khoản cho khác hàng trong nước và ngoài nước theo quy định của pháp luật. Dịch vụ thanh toán và ngân quỹ Ngân hàng thực hiện các dịch vụ thanh toán và ngân quỹ: Cung ứng các phương tiện thanh toán. Thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nước cho khác hàng. Thực hiện dịch vụ thu hộ và chi hộ. Thực hiện các dịch vụ thanh toán khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế khi được Ngân hàng Nhà nước cho phép . Thực hiện dịch vụ thu và phát tiền mặt cho khách hàng. Ngân hàng tổ chức hệ thống thanh toán nội bộ và tham gia hệ thống thanh toán liên ngân hàng trong nước. Tham gia các hệ thống thanh toán quốc tế khi được NHNN cho phép. Các hoạt động khác Ngân hàng thực hiện các hoạt động khác sau đây: Dùng Vốn điều lệ và quỹ dự trữ để góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp và của các tổ chức tín dụng khác theo quy định của pháp luật. Góp vốn với tổ chức tín dụng nước ngoài để thành lập tổ chức tín dụng liên doanh tại Việt Nam theo quy định của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của tổ chức tín dụng nước ngoài tại Việt Nam. Tham gia thị trường tiền tệ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Kinh doanh ngoại hối và vàng trên thị trường trong nước và thị trường quốc tế khi được Ngân hàng Nhà nước cho phép. Được quyền uỷ thác, nhận uỷ thác, làm đại lý trong các lĩnh vực liên quan đến hoạt động ngân hàng, kể cả việc quản lý tài sản, vốn đầu tư của tổ chức, cá nhân  trong và ngoài nước theo hợp đông uỷ thác và đại lý. Cung ứng dịch vụ bảo hiểm; được thành lập công ty trực thuộc hoặc liên doanh để kinh doanh bảo hiểm theo quy định của pháp luật. Cung ứng các dịch vụ: Tư vấn tài chính và tiền tệ trực tiếp cho khách hàng hoặc qua các công ty trực thuộc được thành lập theo quy định của pháp luật Bảo quản tài sản có giá trị và các giấy tờ có giá, cho thuê tủ két, nhận cầm cố và các dịch vụ khác theo quy định của luật pháp. Thành lập các công ty trực thuộc để thực hiện các hoạt động kinh doanh có liên quan tới hoạt động ngân hàng theo quy định của pháp luật Bất động sản Ngân hàng không được phép trực tiếp kinh doanh bất động sản. Tỷ lệ an toàn Trong quá trình hoạt động, Ngân hàng phải tuân thủ các quy định về bảo đảm an toàn theo quy định tại Mục V, Chương II của Luật các tổ chức tín dụng và theo quy định của Ngân hàng Nhà nước; thực hiện phân loại tài sản ”có” và trích lập dự rủi ro để xử lý các rủi ro trong hoạt động ngân hàng theo quy định của pháp luật hiện hành. Tất cả các Ngân hàng thương mại cổ phần được phép hoạt động đầy đủ các nghiệp vụ ngân hàng. 2.2.2. Những kết quả chung đạt được. Một số giải thưởng do tạp chí Asiamoney trao tặng: Giải thưởng Ngân hàng nội địa tốt nhất Việt Nam năm 2008 (“best domestic bank in Vietnam”) “Nhà cung cấp dịch vụ ngoại hối nội địa tốt nhất tại Việt nam” do các doanh nghiệp bầu chọn. “Nhà cung cấp dịch vụ ngoại hối nội địa tốt nhất trên nền tảng thương mại điện tử tại Việt nam” do các doanh nghiệp bầu chọn. “Ngân hàng quản lý tiền mặt tốt nhất tại Việt Nam” do các doanh nghiệp vừa và nhỏ và doanh nghiệp lớn bầu chọn. Biểu tượng thương hiệu quốc giadành cho thẻ Connect24 do BộThương mại trao tặng. Giải thưởng Ngân hàng cung cấpdịch vụ thanh toán thương mại tốtnhất Việt Nam năm 2008 (“best LocalTrade bank in Vietnam”) do độc giảtạp chí Trade Finance (thuộc tập đoàn Euromoney) bình chọn. Thương hiệu Vietcombank đạt danhhiệu Top 10 thương hiệu hàng đầuViệt Nam năm 2008 do Liên hiệp cáchội khoa học và kỹ thuật Việt Namtrao tặng. Chứng nhận hoạt động xuất sắc(“Certificate of Excellence”) củangân hàng The Bank of New YorkMellon (Mỹ) công nhận chất lượngthanh toán tự động theo chuẩn thanhtoánquốc tế của Vietcombank. Giải thưởng cúp vàng “Thương hiệu chứng khoán uy tín” và “Côngty cổ phần hàng đầu Việt Nam”năm 2008. Chứng nhận ngân hàng hoạt độngtoàn cầu xuất sắc (“Global FinancialInstitutions Group recognitionAward”) của ngân hàng Wachovia(Mỹ) ghi nhận chất lượng xử lý lệnh thanh toán bằng điện Swift củaVietcombank. Tổng Giám đốc Nguyễn PhướcThanh được tặng danh hiệu doanh nhân Việt Nam tiêu biểu năm 2008 do Phòng thương mại và công nghiệpVN trao tặng và Nhà lãnh đạo xuất sắc nhất trong lĩnh vực bán lẻ năm2008 do Uỷ ban Quốc gia về hợp táckinh tế quốc tế trao tặng. Top 10 doanh nghiệp tiêu biểu lớn nhất do báo Thế giới và Việt Nam thuộc Bộ ngoại giao phối hợp với tạp chí Nhà Kinh tế (the Economist)tổ chức. Kỷ niệm chương tài trợ Cúp Diên Hồng 2008 Hội người cao tuổi Việt Nam và kỷ niệm chương Tâm Thế Thăng long do Thời Báo doanh nhân trao tặng. Thương hiệu nổi tiếng tại Việt Nam dành cho thẻ Connect 24, MasterCard, VisaCard do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam trao tặng. Bằng khen doanh nhân doanh nghiệp tiêu biểu do Hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ Hà Nội trao tặng. Chứng nhận kỷ lục Ngân hàng cósản phẩm thẻ đa dạng nhất Việt Nam do Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam trao tặng. 2.2.3. Kết quả kinh doanh của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Đà Lạt: Bảng 1.2. Tổng doanh thu của Ngân hàng TMCP Ngoại thương – Chi nhánh Đà Lạt trong giai đoạn 2008 – 5/2011 Đơn vị tính: Tỷ đồng Năm 2008 2009 2010 5/2011 Doanh thu 26,369 32,962 80,014 31,287 Chi phí 23,752 29,690 75,627 29,352 Lợi nhuận 2,617 3,272 4,387 1,935 “Nguồn: Phòng Kế toán” Cả doanh thu, chi phí và lợi nhuận của chi nhánh qua các năm đều tăng; năm 2010 mức tăng khá cao, trong đó mức tăng của doanh thu cao hơn mức tăng của chi phí: doanh thu tăng 47,052 tỷ, chi phí tăng 45,937 tỷ đồng, dẫn đến một mức tăng lợi nhuận là 1,115 tỷ đồng. Nhìn vào bảng số liệu trên, ta thấy năm 2010 là một năm có mức tăng vượt trội nhất trong giai đọan 2008 – tháng 5/2011: tốc độ tăng trưởng của lợi nhuận khá cao, từ năm 2009 đến năm 2010 là 1,115 tỷ đồng, tương đương 34,08%. Nhìn vào bảng số liệu trên, ta thấy trong 5 tháng đầu năm 2011, doanh thu và chi phí đã xấp xỉ tương đương với năm 2009. Như vậy chi nhánh hứa hẹn một tương lai tốt đẹp vì không những hoạt động kinh doanh có hiệu quả, tạo ra lợi nhuận cao mà mức lợi nhuận này còn tăng trưởng với tốc độ khá cao. Mức tăng đáng kể này xuất phát từ sự làm việc có hiệu quả, có kế hoạch của chi nhánh, biết cân đối giữa doanh thu và chi phí, tiết kiệm những chi phí không cần thiết, tập trung vào thế mạnh, sự lãnh đạo, quản lý đúng đắn và nỗ lực từ toàn thể nhân viên. Bảng 1.3. Cơ cấu doanh thu của Ngân hàng TMCP Ngoại thương – Chi nhánh Đà Lạt trong giai đoạn 2009 – tháng 5/2011 Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2009 2010 05/2011 Doanh thu % Doanh thu % Doanh thu % Dịch vụ thanh toán quốc tế 4,289 13,01 11,202 14 4,913 15,7 Tiền lãi cho vay tín dụng 19,042 57,77 46,842 58,54 18,772 60 Dịch vụ khác 9,631 29,22 21,970 27,46 7,602 24,3 Tổng 32,962 100 80,014 100 31,287 100 “Nguồn: Phòng Kế toán” Xét về giá trị tuyệt đối, tổng doanh thu từ các dịch vụ cho vay tín dụng, thanh toán quốc tế ngày càng tăng với mức đáng kể (thanh toán quốc tế năm 2010 tăng 6,913 tỷ, tiền lãi cho vay tín dụng năm 2010 tăng so với năm 2009 là 27,8 tỷ) và đem lại mức tăng trong tổng doanh thu, càng thể hiện vai trò ngày một quan trọng của hai dịch vụ này và khẳng định uy tín ngày một tăng của Vietcombank trong việc thu hút nguồn khách hàng mới và duy trì lượng khách hàng cũ. Xét về tỷ trọng thì hai dịch vụ này cũng tăng đều (thanh toán quốc tế từ năm 2009 đến 2010 tăng 1,01%, tới tháng 5/2011 tăng 1,7%, tiền lãi cho vay tín dụng với mức tăng tương ứng là 0,77% và 1,46%), đồng thời cũng chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh thu (đến tháng 5/2011 tiền lãi cho vay tín dụng chiếm 60% doanh thu, thanh toán quốc tế chiếm 15,7% doanh thu) thể hiện vai trò quan trọng của 2 dịch vụ này. Từ đó, ta thấy được nguồn thu chủ yếu của chi nhánh vẫn là hoạt động cho vay tín dụng, đây cũng là đặc thù của ngành, là trọng điểm cần phải tập trung đầu tư. Mặc dù hiện nay, trong bối cảnh hoạt động xuất nhập khẩu đều gặp khó khăn, nhưng doanh thu từ dịch vụ thanh toán thanh toán quốc tế vẫn tăng đều là do biến động tỷ giá phức tạp trong năm 2010 nên doanh thu từ nghiệp vụ mua bán ngọai tệ tăng cao; mặt khác, chi nhánh đã huy động được nguồn vốn giá rẻ từ tiền gửi thanh toán của khách hàng; và ngân hàng đã quản lý tốt giá vốn đầu vào và đầu ra. 2.3. Thực trạng chất lượng dịch vụ thanh toán cho các doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Đà Lạt: 2.3.1. Về dịch vụ khách hàng cá nhân: Huy động tiền gửi tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu bằng Đồng Việt Nam và ngoại tệ; Mở và thực hiện các các giao dịch thanh toán chuyển tiền trên tài khoản: Mở tài khoản kiều quyến bằng ngoại tệ; Chi trả kiều hối từ nước ngoài chuyển về Việt Nam bằng Đồng Việt Nam và ngoại tệ theo yêu cầu của khách hàng; Bán ngoại tệ và chuyển tiền ra nước ngoài phục vụ mục đích du học, chữa bệnh, công tác, v.v… Thanh toán thẻ tín dụng quốc tế Visa, MasterCard, American Express, JCB, Diners Club; Phát hành thẻ Vietcombank-Visa, Vietcombank-MasterCard và Vietcombank-American Express; Phát hành và thanh toán thẻ ATM Vietcombank Connect 24; Thu đổi ngoại tệ, séc du lịch lấy tiền mặt Đồng Việt Nam và ngoại tệ; Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn phục vụ sản xuất, kinh doanh, sửa chữa và xây dựng nhà ở, mua nhà, đất, mua ô tô, xe máy, du học,… Các dịch vụ kèm theo khác… 2.3.2. Về dịch vụ khách hàng doanh nghiệp: Nhận tiền gửi bằng Đồng Việt Nam và ngoại tệ; Mở tài khoản bằng Đồng Việt Nam và ngoại tệ, thực hiện các giao dịch thanh toán chuyển tiền trong và ngoài nước; Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn phục vụ mục đích sản xuất kinh doanh và đầu tư; Thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh và tái bảo lãnh; Cung cấp dịch vụ ngân hàng khác theo thoả thuận. Với hệ thống nối mạng trực tuyến, khách hàng mở tài khoản tại Vietcombank Chi nhánh Đà Lạt có thể giao dịch tại tất cả các chi nhánh của Vietcombank trên toàn quốc. Đặc biệt, hệ thống máy ATM cho phép khách hàng là chủ thẻ Connect 24 có thể thực hiện giao dịch 24/24 giờ với rất nhiều tiện ích: Xem số dư tài khoản; Xem và in sao kê tài khoản; Rút tiền mặt Đồng Việt Nam từ tài khoản cá nhân Đồng Việt Nam và Dolla Mỹ; Chuyển khoản trong hệ thống Vietcombank; Thanh toán điện thoại di động VMS Mobifone, Viettel; Thanh toán phí bảo hiểm (Prudential, AIA); Mua thẻ Internet trả trước; Thanh toán tiền điện, điện thoại cố định, Cityphone cho các thuê bao trong nội hạt thành phố; 2.3.3. Chất lượng các dịch vụ thanh toán: Đối với dịch vụ tiết kiệm (lãi định kỳ và không định lỳ) mang đến cho khách hàng nhiều sự lựa chọn về chu kì nhận lãi, phương tiện nhận lãi với các hình thức hưởng lãi suất theo dạng bậc thang, tặng thêm lãi suất ưu đãi, tặng thêo lãi tiết iệm không kì hạn. Nhằm giúo khách hàng ổn định trong nắgn hạn, chủ động trong dài hạn. Kèm theo việc miễn phí phát hàng thẻ Connect24 (đối với tiết kiệm lãi định kỳ) và nhiều quà tặng khác. Đối với dịch vụ thanh toán bằng thẻ, để triển khai cổng thanh toán trực tuyến, ngân hàng cho phép khách hàng thực hiện thanh toán trực tuyến bằng các loại thẻ tín dụng hoặc ghi nợ mang thương hiệu quốc tế Visa, Master, American Express, JCB. Vietcombank là ngân hàng thanh toán của doanh nghiệp cung ứng hàng hóa dịch vụ.Doanh nghiệp sử dụng dịch vụ cổng thanh toán OnePAY sẽ mở tài khoản tại Vietcombank để nhận doanh thu bán hàng. Sơ đồ 3: Mô hình thanh toán trực tuyến. Người mua (chủ thẻ) sẽ thực hiện thanh toán trực tuyến bằng cách điền thông tin thẻ tại cổng thanh toán OnePAY và sẽ được chuyển thông tin đến ngân hàng phát hành thông qua hệ thống của tổ chức thẻ quốc tế đến ngân hàng phát hành để xin cấp phép giao dịch. Kết quả giao dịch sẽ được trả ngược lại cho cổng thanh toán OnePAY, đơn vị chấp nhận thẻ và chủ thẻ. Nếu kết quả giao dịch thành công, Vietcombank sẽ ghi có tạm ứng doanh thu vào tài khoản của ĐVCNT. Vietcombank sẽ thực hiện nghiệp vụ thanh toán bừ trừ với ngân hàng phát hành (ngân hàng của chủ thẻ) theo quy định của tổ chức thẻ quốc tế. Ngoài công tác tạm ứng doanh thu, Vietcombank còn thực hiện các công việc như quản lý rủi ro và tra soát khiếu nại. Sau khi ký kết hợp đồng triển khai cổng thanh toán, đơn vị chấp nhận thẻ sẽ được đăng ký tham gia chương trình AVS, 3D-Sercure nhằm giảm thiểu rủi ro. Ngoài ra, đơn vị chấp nhận thẻ sẽ tham gia khóa đào tạo nghiệp vụ quản lý rủi ro và được hỗ trợ miễn phí hệ thống phát hiện giao dịch giả mạo. Hàng ngày, Vietcombank cập nhật các giao dịch bị đòi bồi hoàn từ phía các ngân hàng phát hành trên toàn cầu.Đối với từng giao dịch, Vietcombank sẽ hỗ trợ đơn vị chấp nhận thẻxuất trình chứng từ liên quan chứng minh giao dịch và giải quyết khiếu nại với ngân hàng phát hành và tổ chức thẻ quốc tế. Ở Việt Nam, Vietcombank được các tổ chức thẻ quốc tế lựa chọn là ngân hàng thanh toán của các đơn vị chấp nhận thẻ trực tuyến do uy tín và sự kết nối rộng rãi với các ngân hàng khác. 2.4. Một số loại thẻ của ngân hàng TMCP Ngoại thương: 2.4.1. Thẻ ghi nợ: Bao gồm thẻ ghi nợ nội địa và thẻ ghi nợ quốc tế Thẻ ghi nợ nội địa Vietcombank Connect 24: Thẻ này dùng để rút tiền + thanh toán trong nước. Có thể dùng để thanh toán vé máy bay hoặc mua card điện thoại trả trước…. Thẻ ghi nợ quốc tế Vietcombank: + Thẻ Visa debit: + Thẻ Master debit: Ngoài các tính năng của thẻ ghi nợ nội địa thì thẻ ghi nợ quốc tế còn có thể thanh toán + rút tiền mặt tại nước ngoài, thanh toán trên mạng Internet (đối với một số trang web chấp nhận thẻ nội địa) 2.4.2. Thẻ tín dụng (thẻ ghi có): + Thẻ Visa Credit hạng chuẩn: + Thẻ Visa Credit hạng vàng: (Hạn mức từ 5triệu 49triệu) (Hạn mức từ 50triệu 300triệu) + Thẻ Master Credit hạng chuẩn + Thẻ Master Debit hạng vàng (Hạn mức từ 5triệu 49triệu) (Hạn mức từ 50triệu 300triệu) + Thẻ Amex truyền thống hạng chuẩn + Thẻ Amex truyền thống hạng vàng (Hạn mức từ 5triệu 99triệu) (Hạn mức từ 100triệu 500triệu) + Thẻ Amex Bông Sen Vàng hạng chuẩn +Thẻ Amex Bông Sen Vàng hạng vàng (Hạn mức từ 10triệu 99triệu) (Hạn mức từ 100triệu 300triệu) VCB hiện đang dẫn đầu về công nghệ thẻ, đặc biệt là thẻ tín dụng, thẻ tín dụng VCB được chấp nhận thanh toán trên toàn cầu. Thẻ tín dụng của VCB có độ bảo mật cao. Mỗi loại thẻ tín dụng có thể được phát hành tối đa 2 thẻ phụ. Riêng đối với thẻ Amex Bông Sen Vàng (thẻ liên kết giữa VCB và Vietnam Airlines) không được phát hành thẻ phụ. Loại thẻ Bông Sen Vàng này khi khách hàng sử dụng để mua vé may bay của Vietnam Airlines sẽ được tích lũy điểm và được tặng dặm GLP. VCB hiện đang độc quyền phát hành thẻ Amex tại Việt Nam. Khách hàng sử dụng thẻ Amex sẽ được tham gia nhiều chương trình khuyến mãi + chương trình dùng thẻ Amex chi tiêu sẽ nhận được quà tặng hoặc tiền mặt sau mỗi đợt kết thúc chương trình. 2.5.Thực trạng về hoạt động phát hành và thanh toán thẻ của Vietcombank - Chi nhánh Đà Lạt: Hoạt động thẻ của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương đã có thương hiệu với việc luôn giữ vị trí hàng đầu trong việc phát triển dịch vụ, cung cấp tiện ích mới, tiên tiến và an toàn. Qua những con số biết nói trong những năm gần đây về việc phát hành thẻ có thể cho thấy rằng thanh toán thẻ đã dần đi vào cuộc sống của người dân như một công cụ tiện ích. Bảng số lượng các loại thẻ phát hành giai đoạn 2008 – 2010 tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương -Chi nhánh Đà Lạt Đơn vị tính: thẻ Số lượng Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Thẻ tín dụng 147 236 288 Thẻ ghi nợ quốc tế 2206 2078 3500 Thẻ ghi nợ nội địa 5782 6981 7721 Nguồn “Phòng Thanh toán Kinh doanh &Dịch vụ” Bảng tình hình triển khai dịch vụ thẻ giai đoạn 2008 – 2010 Đơn vị tính: triệu đồng, thẻ Chỉ tiêu 2008 2009 2010 Số lượng máy lắp đặt Số lượng thẻ phát hành Số dư trên thẻ(*) Doanh số thanh toán qua thẻ Doanh số rút tiền mặt qua thẻ Số điểm chấp nhận thanh toán 11 7.988 39.130 260.235 433.801 35 13 9.781 51.639 454.321 543.729 58 13 11.221 80.696 699.667 789.326 91 Nguồn “Phòng Thanh toán Kinh doanh &Dịch vụ” Chú thích: (*) Chỉ tiêu số dư trên tài khoản thẻ biến động theo từng ngày. Đây số dư trên tài khoản thẻ của tháng 12 qua các năm. Bảng số liệu trên cho thấy chỉ số phát hành thẻ thanh toán của Chi nhánh Đà Lạt trong giai đoạn 2008-2010. Chỉ số này tăng theo từng năm và với tốc độ khá nhanh vì Ngân hàng Ngoại Thương phát hành nhiều loại thẻ với nhiều tính năng vượt trội hơn so với các loại thẻ của các Ngân hàng khác. Bên cạnh đó khách hàng sẽ vô cùng an tâm khi sỡ hữu một chiếc thẻ quốc tế VCB khi đi nước ngoài. Trong năm 2010, chỉ số phát hành thẻ của thẻ ghi nợ nội địa do Chi nhánh phát hành là 7721 thẻ tăng so với năm 2009 là 25.91%, thẻ ghi nợ quốc tế tăng 32.04%, thẻ tín dụng tăng 50.53%. Điều này cho thấy tình hình phát triển thẻ của VCB Đà Lạt đã có những tiến bộ vượt bật, ngày càng chứng tỏ được thế mạnh trong hoạt động phát hành và thanh toán thẻ của ngân hàng Ngoại Thương nói chung và chi nhánh Đà Lạt nói riêng. Ngoài ra, số lượng đơn vị chấp nhận thẻ năm 2010 cũng đã tăng lên đáng kể, tăng 56.90% so với năm 2009 cũng nói lên được rằng việc chấp nhận thanh toán bằng thẻ đã dần đi vào thói quen của mỗi người chúng ta. Nền kinh tế càng ngày càng phát triển cùng với những tiện ích mà thẻ đã

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiai phap nang cao chat luong dich vu thanh toan tai VietcomBank Dalat.doc
Tài liệu liên quan