Đề tài Giải pháp nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế tỉnh Yên Bái

DANH MỤC HÌNH VẼ VÀ BẢNG BIỂU 5

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 6

LỜI NÓI ĐẦU 8

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ 10

I.1. Khái niệm chất lượng tăng trưởng kinh tế 10

I.1.1. Khái niệm tăng trưởng kinh tế 10

I.1.2. Khái niệm chất lượng tăng trưởng kinh tế 11

I.2. Đo lường tốc độ và chất lượng tăng trưởng kinh tế 15

I.2.1. Các thước đo tăng trưởng kinh tế 15

I.2.2. Các thước đo chất lượng tăng trưởng kinh tế 17

I.2.2.1. Các chỉ tiêu thống kê phản ánh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế 17

I.2.2.2. Các chỉ tiêu thống kê phản ánh hiệu quả kinh tế 17

I.2.2.3. Các chỉ tiêu thống kê phản ánh khả năng cạnh tranh của nền kinh tế 19

I.2.2.4. Các thước đo chất lượng tăng trưởng kinh tế liên quan đến phúc lợi xã hội 20

I.2.2.5. Các thước đo chất lượng tăng trưởng kinh tế liên quan đến bảo vệ và cải thiện môi trường 20

I.3. Các nhân tố tác động đến chất lượng tăng trưởng kinh tế 21

I.3.1. Các nhân tố kinh tế 21

I.3.2. Các nhân tố phi kinh tế 22

I.4. Bài học kinh nghiệm của các nước về nâng cao chất lượng tăng trưởng 23

I.4.1. Bài học kinh nghiệm của các nền kinh tế đang chuyển đổi - Trung Quốc 23

I.4.2. Bài học từ các giải pháp sau khủng hoảng Đông Á 27

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG TĂNG TRƯỞNG VÀ CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ CỦA TỈNH YÊN BÁI GIAI ĐOẠN 2005–2008 29

II.1. Tiềm năng kinh tế xã hội của tỉnh Yên Bái 29

II.1.1. Cơ hội để phát triển 29

II.1.2. Các tiềm năng thế mạnh 29

II.1.3. Các thành tựu về kinh tế - xã hội 30

II.2. Thực trạng tăng trưởng kinh tế của tỉnh Yên Bái giai đoạn 2005-2008 31

II.2.1. Thực trạng tốc độ tăng trưởng kinh tế tỉnh Yên Bái giai đoạn 2005-2008 31

II.2.1.1. Tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế 31

II.2.1.2. Tốc độ tăng trưởng của các nhóm ngành kinh tế 33

II.2.2 Tăng trưởng kinh tế nhìn từ yếu tố đầu ra 35

II.2.3. Tăng trưởng kinh tế chưa đủ để đưa Yên Bái thoát khỏi tình trạng tụt hậu 36

II.3. Thực trạng chất lượng tăng trưởng kinh tế Yên Bái giai đoạn 2005-2008 39

II.3.1. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế 39

II.3.1.1. Sự dịch chuyển cơ cấu ngành kinh tế trong giai đoạn 2005-2008 39

II.3.1.2. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch còn chậm, chưa phù hợp với yêu cầu của thời kỳ mới 42

II.3.2. Đánh giá hiệu quả kinh tế 44

I.3.2.1. Năng suất lao động của nền kinh tế 44

II.3.2.2. Hiệu quả sử dụng vốn của nền kinh tế 45

II.3.3. Đánh giá chất lượng tăng trưởng thông qua năng lực cạnh tranh 46

II.3.3.1. Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong tỉnh 46

II.3.3.2. Năng lực cạnh tranh chung 48

II.3.4. Đánh giá chất lượng tăng trưởng thông qua tiến bộ và công bằng xã hội 51

II.3.4.1. Lao động, thất nghiệp 51

 

doc98 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1757 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế tỉnh Yên Bái, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h bằng GDP theo giá thực tế chia cho tổng số lao động đang làm việc) của tỉnh Yên Bái còn rất thấp: năm 2005 đạt khoảng 7,49 triệu đồng/người/năm, hay 474 USD/người/năm. Đó là những con số rất khiêm tốn so với cả nước (19,6 triệu đồng/người/năm hay 1240 USD/người/năm). Trong cả giai đoạn 2005-2008 năng xuất lao động của tỉnh cũng có xu hướng tăng lên nhưng còn chậm và đặc biệt năng xuất lao động năm 2008 vẫn còn thấp hơn năng xuất lao động của cả nước năm 2005 rất nhiều. Khi năng suất lao động thấp và tăng chậm, thì chẳng những tác động không tốt tới tăng trưởng GDP mà còn chứng tỏ giá trị thặng dư tạo ra thấp, ảnh hưởng đến tích lũy tái đầu tư để tái sản xuất mở rộng cũng như nâng cao mức sống. II.3.2.2. Hiệu quả sử dụng vốn của nền kinh tế Nhìn trên góc độ cả nước, năng lực sản xuất của vốn đầu tư trên cả nước đang giảm thấp đến mức báo động, năm 2005 hệ số ICOR cả nước là 4,6. Trong khi đó hệ số ICOR của tỉnh Yên Bái có thể nói là ở mức khá lý tưởng. ICOR có xu hướng tăng lên trong năm 2007 và gần bằng của năm 2005 là 3,31; nhưng vẫn được coi là không quá cao. Hệ số ICOR bắt đầu giảm vào năm 2008 còn 2,91. Bảng 9: Hệ số ICOR của Yên Bái, giai đoạn 2005-2008 Năm Tăng trưởng GDP (%) ICOR 2005 10,15 3,31 2006 11,2 2,81 2007 11,66 3,3 2008 12,5 2,91 Nguồn: Cục thống kê Yên Bái Hệ số ICOR ở mức trung bình (khoảng 3,3 năm 2005 và 2007) hệ số này chỉ ở mức 2,8 - 2,9 năm 2006-2007 đây là tín hiệu đáng mừng của nền kinh tế cho hiệu quả đầu tư. Năm 2008, hệ số ICOR tính được là 2,91 (nghĩa là đầu tư gần 3 đồng thì GDP tăng lên 1 đồng), trong khi năm 2005, hệ số này là 3,3. Vậy là trong vòng 4 năm, hệ số ICOR đã giảm 1,14 lần. Hình 3: Tốc độ tăng trưởng GĐP và hệ số ICOR của tỉnh Yên Bái Nguồn: Cục thống kê Yên Bái Qua hình (3) có thể thấy hệ số ICOR khá thấp, phản ánh hiệu quả đầu tư ở mức cao, và hiệu quả đầu tư được cải thiện qua các năm. ICOR thể hiện tính chu kỳ rõ rệt cùng với tăng trưởng của GDP, chính vì vậy, năm 2008 kinh tế Yên Bái đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh 12,5% với hệ số của vốn đầu tư thấp 2,91. II.3.3. Đánh giá chất lượng tăng trưởng thông qua năng lực cạnh tranh II.3.3.1. Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong tỉnh Từ năm 2004 đến 2006, nhìn chung, chỉ số năng lực cạnh tranh của Yên Bái thấp và có xu thế đi xuống ở hầu hết các ngành kinh tế, tất nhiên mức độ có khác nhau, cụ thể xem bảng (10). Bảng 10: Tỷ suất lợi nhuận của các doanh nghiệp, 2004-2006 Đơn vị: % Tỷ suất lợi nhuận trên vốn XSKD Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu 2004 2005 2006 2004 2005 2006 Tổng số 1,67 1,46 3,42 1,48 1,84 3,68 Nông - lâm nghiệp 0,22 0,42 0,62 0,8 2,49 2,75 Thuỷ sản 3,9 6,74 2,95 22,22 23,33 4,03 Công nghiệp khai thác 1,59 4,28 2,83 2,13 5,33 4,12 Công nghiệp chế biến 1,24 1,52 1,5 1,36 2,07 1,72 Điện, nước, khí đốt 0,6 0,89 7,09 5,25 11,27 40,49 Xây dựng 2,84 2,65 2,04 3,48 3,78 2,66 Thương nghiệp, sửa chữa 1,52 1,93 3,99 0,53 0,75 1,57 Vận tải kho bãi, thông tin liên lạc 4,95 2,87 4,01 4,84 3,53 4,1 Nguồn: Niên giám thống kê Yên Bái Nếu phân theo nhóm ngành thì nhóm ngành, thuỷ sản có tỷ suất lợi nhuận đạt cao nhất, xếp sau đó là nhóm ngành dịch vụ và công nghiệp - xây dựng. Mức độ biến động về tỷ suất lợi nhuân so với vốn và với doanh thu của một số ngành không ổn định, cụ thể như ngành thuỷ sản, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu tăng đột biến so với vốn, cho thấy một thực tế là hiệu quả đầu tư thấp, trong khi vốn đầu tư cao nhưng doanh thu và lợi nhuận quá thấp, chỉ tiêu này giảm đột biến cuối năm 2006 là do doanh thu tăng nhưng lợi nhuận lại không tăng. Tuy nhiên, nếu không xét đến dịch vụ, thì nhóm ngành công nghiệp dường như lại có tỷ suất lợi nhuận thấp hơn nhóm ngành thuỷ sản. Điều này là dấu hiệu cảnh báo khả năng cạnh tranh thấp của các doanh nghiệp công nghiệp chế biến trong nền kinh tế. Tóm lại, tỷ suất lợi nhuận của các doanh nghiệp Yên Bái những năm qua đạt được còn ở mức thấp, nghĩa là ở một góc độ nào đó, khả năng cạnh tranh của nền kinh tế có những hạn chế nhất định. Tuy vậy, nhìn chung tỷ suất lợi nhuận ở các ngành đều có xu hướng tăng trong thời kỳ 2004-2006. II.3.3.2. Năng lực cạnh tranh chung Dựa vào đánh giá Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (viết tắt PCI) là chỉ số đánh giá và xếp hạng chính quyền các tỉnh, thành của Việt Nam trong việc xây dựng môi trường kinh doanh thuận lợi cho việc phát triển doanh nghiệp dân doanh. Bảng11: Xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2005-2008 Năm 2008 Năm 2007 Năm 2006 Năm 2005 Thứ tự/tỉnh Đánh giá Thứ tự/tỉnh Đánh giá Thứ tự/tỉnh Đánh giá Thứ tự/tỉnh Đánh giá 1. Đà Nẵng Rất tốt 1 Bình Dương Rất tốt 1.  Bình Dương Rất tốt 1.  Bình Dương Rất tốt 2. Bình Dương Rất tốt 2 Đà Nẵng Rất tốt 2.  Đà Nẵng Rất tốt 2.  Đà Nẵng Rất tốt 3. Vĩnh Phúc Rất tốt 3 Vĩnh Long Rất tốt 3.  Vĩnh Long Tốt 3.  Vĩnh Long Tốt 4. Vĩnh Long Tốt 4 Bình Định Rất tốt 4.  Bình Định Tốt 4.  Bến Tre Tốt 5. Đồng Tháp Tốt 5 Lào Cai Tốt 5.  Đồng Nai Tốt 5.  Vĩnh Phúc Tốt 6. Long An Tốt 6 An Giang Tốt 6.  Lào Cai Tốt 6.  Đồng Nai Tốt 7. Bến Tre Tốt 7 Vĩnh Phúc Tốt 7.  TP. HCM Tốt 7.  Quảng Ninh Tốt 8. Lào Cai Tốt 8 BRVT Tốt 8.  Vĩnh phúc Tốt 8.  Thái Bình Tốt 9.  An Giang Tốt 9 Đồng Tháp Tốt 9.  An Giang Tốt 9.  Cần Thơ Tốt 10. TT-Huế Tốt 10 TP.HCM Tốt 10. Cần Thơ Khá 10.  Kiên Giang Tốt 11. Bình Định Tốt 11 Sóc Trăng Tốt 11. Đồng Tháp Khá 11.  Quảng Trị Tốt 12. BR - VT Tốt 12 Tiền Giang Tốt 12. Yên Bái Khá 12.  Bình Định Tốt 13. Tp.HCM Tốt 13 Quảng Nam Tốt 13. Trà Vinh Khá 13.  Phú Yên Tốt 14. Quảng Nam Khá 14 Bến Tre Tốt 14. Quảng Nam Khá 14.  Hà Nội Tốt 15. Đồng Nai Khá 15 TT-Huế Tốt 15. Bắc Giang Khá 15.  Hưng Yên Tốt 16. Bắc Ninh Khá 16 Đồng Nai Tốt 16. Hưng Yên Khá 16.  Quảng Nam Khá 17. Bình Thuận Khá 17 Cần Thơ Tốt 17. BR-VT Khá 17.  Tp.HCM Khá 18. Cà Mau Khá 18 Yên Bái Khá 18. Ninh Bình Khá 18.  Nghệ An Khá 19. Yên Bái Khá 19 Hậu Giang Khá 19. Sóc Trăng Khá 19.  Hải Phòng Khá 20. Hưng Yên Khá 20 Bắc Ninh Khá 20. Khánh Hoà Khá 20. BR - VT Khá 21. Tiền Giang Khá 21 Long An Khá 21. Phú Yên Khá 21.  Đồng Tháp Khá 22. Cần Thơ Khá 22 Quảng Ninh Khá 22. Bắc Ninh Khá 22.  Long An Khá 23. Ninh Bình Khá 23 Phú Yên Khá 23. Nghệ An Khá 23.  Bắc Ninh Khá 24. Hậu Giang Khá 24 Ninh Bình Khá 24. Phú Thọ Khá 24.  Tây Ninh Khá 25.  Trà Vinh Khá 25 Bình Thuận Khá 25. Quảng Ninh Khá 25.  TT - Huế Khá 26. Hà Nam Khá 26 Hưng Yên Khá 26. Bến Tre Khá 26.  Trà Vinh Khá 27.  Quảng Ninh Khá 27 Hà Nội Khá 27. Gia Lai Khá 27.  Tiền Giang Khá 28. Thái Bình Khá 28 Trà Vinh Khá 28. Thái Nguyên Khá 28.  Sóc Trăng Khá 29. Sóc Trăng Khá 29 Cà Mau Khá 29. Hải Dương Khá 29.  Khánh Hòa Khá 30. Hải Dương Khá 30 Gia Lai Khá 30. Bình Thuận Khá 30.  Bình Thuận TB 31. Hà Nội TB 31 Thái Bình Khá 31. Hậu Giang Khá 31.  Hà Nam TB 32. Bình Phước TB 32 Phú Thọ Khá 32. Lâm Đồng Khá 32.  Quảng Bình TB 33. Đắc Lắk TB 33 Bắc Giang Khá 33. Tiền Giang TB 33.  Hà Tĩnh TB 34. Phú Thọ TB 34 Hà Giang TB 34. Quảng Trị TB 34.  An Giang TB 35. Kiên Giang TB 35 Tây Ninh TB 35. Đắc Lắc TB 35.  Thanh Hóa TB 36. Khánh Hòa TB 36 Hải Dương TB 36. Kiên Giang TB 36.  Quảng Ngãi TĐ thấp 37. Tuyên Quang TB 37 Hải Phòng TB 37. Thái Bình TB 37.  Bình Phước TĐ thấp 38. Gia Lai TB 38 Thanh Hóa TB 38. TT-Huế TB 38.  Nam Định TĐ thấp 39. Phú Yên TB 39 Kiên Giang TB 39. Long An TB 39.  Hải Dương TĐ thấp 40. Quảng Trị TB 40 Khánh Hòa TB 40. Hà Nội TB 40.  Ninh Thuận TĐ thấp 41. Quảng Ngãi TB 41 Hà Tây TB 41. Hoà Bình TB 41.  Ninh Bình Thấp 42. Nam Định TB 42 Tuyên Quang TB 42. Hải Phòng TB 42.  Hà Tây Thấp 43. Nghệ An TB 43 Thái Nguyên TB 43. Lạng Sơn TB 44. Hòa Bình TB 44 Nam Định TB 44. Nam Định TB 45. Hà Giang TB 45 Quảng Ngãi TB 45. Bắc Kạn TB 46. Lâm Đồng TB 46 Hà Nam TB 46. Hà Giang TB 47. Ninh Thuận TĐ thấp 47 Quảng Trị TB 47. Tây Ninh TB 48. Hải Phòng TĐ thấp 48 Đắk Lắk TB 48. Quảng Bình TĐ thấp 49. Hà Tĩnh TĐ thấp 49 Bình Phước TB 49. Hà Nam TĐ thấp 50. Bắc Giang TĐ thấp 50 Sơn La TB 50. Tuyên Quang TĐ thấp 51. Sơn La TĐ thấp 51 Hòa Bình TB 51. Cao Bằng TĐ thấp 52. Thanh Hóa TĐ thấp 52 Lâm Đồng TB 52. Bình Phước TĐ thấp 53. Thái Nguyên TĐ thấp 53. Nghệ An TB 53. Ninh Thuận TĐ thấp 54. Lạng Sơn TĐ thấp 54 Quảng Bình TB 54. Thanh Hoá TĐ thấp 55. Hà Tây (cũ) TĐ thấp 55 Ninh Thuận TĐ thấp 55. Sơn La TĐ thấp 56.Tây Ninh TĐ thấp 56 Bắc Kạn TĐ thấp 56. Quảng Ngãi TĐ thấp 57. Quảng Bình TĐ thấp 57 Hà Tĩnh TĐ thấp 57. Cà Mau TĐ thấp 58.Lai Châu TĐ thấp 58 Kon Tum TĐ thấp 58. Bạc Liêu TĐ thấp 59. Kon Tum Thấp 59 Lạng Sơn TĐ thấp 59. Hà Tĩnh TĐ thấp 60. Cao Bằng Thấp 60 Bạc Liêu Thấp 60. Điện Biên TĐ thấp 61. Đắk Nông Thấp 61 Điện Biên Thấp 61. Kon Tum Thấp 62. Bạc Liêu Thấp 62 Cao Bằng Thấp 62. Hà Tây Thấp 63. Bắc Cạn Thấp 63 Lai Châu Thấp 63. Đắc Nông Thấp 64. Điện Biên Thấp 64 Đắk Nông Thấp 64. Lai Châu Thấp Nguồn: www.vcci.com.vn Với năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và của sản phẩm còn rất thấp, nhưng năng lực cạnh tranh trên bình diện quốc gia của tỉnh Yên Bái so với 64 tỉnh thành trên cả nước đựơc xếp vào nhóm năng lực cạnh tranh khá (xếp thứ hạng 12; 18; 19), và luôn được xếp vào những tỉnh có số điểm xếp hạng đứng đầu trong tốp những tỉnh xếp loại khá về năng lực cạnh tranh. Mặc dù ổn định kinh tế vĩ mô, tỷ lệ tiết kiệm và đầu tư cao trong GDP, chính sách đối với FDI được cải thiện... là những yếu tố cơ bản tạo ra tính cạnh tranh cho toàn bộ nền kinh tế của Yên Bái, thế nhưng theo báo cáo của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, năng lực cạnh tranh của tỉnh Yên Bái đang giảm liên tục về thứ hạng trong 3 năm trở lại đây, mặc dù số điểm xếp hạng cao (tương ứng 56,85; 59,73; 57,79 trong năm 2006-2008), điều này chứng tỏ Yên Bái đang tụt hậu so với các tỉnh khác, hay nói cách khác là năng lực cạnh tranh của các tỉnh trong cả nước được nâng lên còn Yên Bái đang dậm chân tại chỗ và dự báo sẽ còn giảm trong những năm tới. Theo đánh giá của VCCI và VNCI, tuy Yên Bái đạt được nhiều thành tích trong việc duy trì ổn định kinh tế vĩ mô nhưng còn rất yếu kém về đổi mới công nghệ và chậm trễ trong cải cách thể chế và hành chính. Điều này là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thứ hạng PCI của Yên Bái giảm sút. VCCI đưa ra một loạt nhân tố gây cản trở kinh doanh ở chủ yếu các doanh nghiệp như: tham nhũng, bộ máy hành chính kém hiệu quả, kết cấu hạ tầng chưa thích hợp, lực lượng lao động chưa được đào tạo tương xứng, khả năng tiếp cận các nguồn tài chính yếu II.3.4. Đánh giá chất lượng tăng trưởng thông qua tiến bộ và công bằng xã hội II.3.4.1. Lao động, thất nghiệp Kinh tế của tỉnh Yên Bái tăng trưởng tốt, có tác động tích cực đến vấn đề giải quyết việc làm. Sự bùng phát của khu vực kinh tế tư nhân, nhất là trong những năm gần đây, đã tạo ra nhiều việc làm mới. Quy mô lao động làm việc trong các ngành kinh tế tăng cả về tương đối và tuyệt đối. Giai đoạn 2005-2008, bình quân hàng năm số lao động làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân tăng 1,47%, với lượng tuyệt đối tăng thêm là gần 17.500 người/năm, qua đó số lao động làm việc năm 2008 gấp 1,05 lần số lao động làm việc năm 2005 (trong khi GDP theo giá so sánh của đất nước tăng 1,38 lần trong cùng kỳ). Tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị giảm từ 4,05% năm 2005 xuống còn 3,66% năm 2008; tỷ lệ sử dụng thời gian lao động trong tuổi ở khu vực nông thôn tăng từ 80% năm 2005 lên 82% năm 2008. Bảng 12: Tỷ lệ thất nghiệp, thời gian lao động không được sử dụng ở nông thôn 2005 2006 2007 2008 Lao động 416.381 423.768 429.002 435.312 tỷ lệ thất nghiệp (%) 4,05 3,93 3,83 3,66 Tỷ lệ thời gian không được sử dụng ở nông thôn (%) 80 80,6 81,2 82 Nguồn: Sở Lao động và Thương binh xã hội tỉnh Yên Bái II.3.4.2. Xoá đói giảm nghèo a. Kết quả thực hiện mục tiêu giảm nghèo Xoá đói giảm nghèo được coi là một trong những thành công lớn nhất của quá trình phát triển xã hội ở tỉnh Yên Bái. Sự gia tăng thu nhập một cách khá vững chắc đã cho phép người dân nâng cao đáng kể mức chi tiêu cho cuộc sống, góp phần giảm mạnh tỷ lệ dân số sống dưới mức nghèo khổ. Nếu như năm 2005 tỷ lệ dân số sống dưới mức 1 USD/ngày và 2 USD/ngày (tính theo PPP) lần lượt là 58,8% và 87,0% thì đến năm 2008 các chỉ số này giảm xuống còn 30,6% và 53,4%, một thành tích khá ngoạn mục. Bảng 13: Tổng số và tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới (QĐ 170) của tỉnh Yên Bái Tên huyện, thị xã, thành phố 31/12/2005 31/12/2006 31/12/2007 31/12/2008 Tổng số hộ nghèo Tỷ lệ % Tổng số hộ nghèo Tỷ lệ % Tổng số hộ nghèo Tỷ lệ % Tổng số hộ nghèo Tỷ lệ % 1 Thành Phố Yên Bái 1.560 7,97 1.077 5,5 848 4,12 1.078 4,25 2 Thị Xã Nghĩa Lộ 1.928 31,74 1.640 27 1.366 20,85 1.138 16,95 3 Huyện Văn Yên 7.708 32,76 6.707 28,5 5.932 23,26 5.522 21,02 4 Huyện Trấn Yên 5.892 24,98 5.072 21,5 4.530 18,34 3.321 15,93 5 Huyện Lục Yên 9.917 47,69 8.526 41 6.381 29,07 5.872 26,26 6 Huyện Yên Bình 6.678 30,85 5.846 27 4.077 17,51 3.888 16,13 7 Huyện Văn Chấn 12.729 41,95 11.378 37,5 9.951 31,27 8.983 27,3 8 Huyện Trạm Tấu 2.601 70,93 2.384 65 2.363 57,61 2.369 55,43 9 Huyện Mù Cang Chải 5.130 75,83 4.668 69 4.595 63,2 4.176 54,21 Toàn tỉnh 54.143 34,71 47.297 30,7 40.043 24,16 36.347 20,16 Nguồn: Báo cáo kết quả rà soát hộ nghèo Yên Bái 2008 Nhờ áp dụng và thực hiện đồng bộ các cơ chế, chính sách giải pháp, nên qua 4 năm thực hiện công tác giảm nghèo 2005-2008 đã đạt được những kết quả rất khả quan. Toàn tỉnh trong 4 năm tổng số hộ nghèo từ 54.143 hộ đã giảm xuống còn 36.347 hộ năm 2008, bình quân mỗi năm giảm trên 4400 hộ. Đáng chú ý hơn cả là tỷ lệ hộ nghèo trong toàn tỉnh qua 4 năm đã giảm rất nhanh từ 34,71% năm 2005 xuống 20,16% năm 2008, bình quân mỗi năm tỷ lệ hộ nghèo giảm 3,64%. Hình 4: Biến đổi tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh và các huyện thị trong thời gian 4 năm Nguồn: Báo cáo kết quả rà soát hộ nghèo Yên Bái 2008 Nhìn trên hình (4), biến đổi tỷ lệ hộ nghèo của 9 huyện thị trong tỉnh có chuyển biến rõ rệt và theo chiều hướng tích cực. Tỷ lệ hộ nghèo ngày càng giảm, và đặc biệt giảm rất đồng bộ kể từ sau khi thực hiện chương trình 135 giai đoạn 2 bắt đầu năm 2006 đến nay. Đời sống vật chất, tinh thần của người nghèo tiếp tục được nâng lên một bước, cơ sở hạ tầng ở vùng cao, vùng sâu tiếp tục được cải thiện, tạo sự chuyển biến tích cực ở nông thôn miền núi. b. Tồn tại, hạn chế Mặc dù tăng trưởng kinh tế cao đã làm cho tỷ lệ nghèo đói ở tỉnh Yên Bái giảm đáng kể trong thời gian qua, nhưng tốc độ giảm nghèo ở nông thôn và thành thị không giống nhau, trong đó ở thành thị giảm tới 1,45 lần, từ 7,69% năm 2005 xuống còn 5,5% năm 2008, trong khi đó tốc độ giảm nghèo ở các huyện nghèo nhất trong tỉnh (như Mù Cang Chải, Trạm Tấu) chỉ giảm được 1,09 lần, từ 75,8% xuống 69%. Rõ ràng là tình trạng nghèo đói ở Yên Bái vẫn chủ yếu tập trung ở khu vực nông thôn, và những huyện nghèo nhất của tỉnh. Bảng 14: Thu nhập BQ/người/tháng của nhóm 20% dân số nghèo nhất và giàu nhất ở cả nước và các tỉnh vùng Đông Bắc năm 2006 Tỉnh Thu nhập BQ Các nhóm 20% Nhóm I (nghèo nhất) Nhóm II Nhóm III Nhóm IV Nhóm V (giàu nhất) TN nhóm V/I Cả nước 636 184 319 459 679 1542 8,4 Vùng Đông Bắc 511 169 262 370 551 1205 7,1 1 Quảng Ninh 867 234 476 723 1040 1861 7,9 2 Thái Nguyên 555 182 292 404 620 1277 7 3 Phú Thọ 520 182 283 384 551 1200 6,6 4 Bắc Giang 490 188 289 397 524 1052 5,6 5 Lạng Sơn 455 154 233 351 487 1050 6,8 6 Tuyên Quang 450 163 225 346 504 1011 6,2 7 Yên Bái 424 148 230 330 469 943 6,4 8 Lào Cai 400 139 193 254 400 1013 7,3 9 Cao Bằng 395 109 185 294 428 959 8,8 10 Bắc Cạn 388 129 196 281 404 929 7,2 11 Hà Giang 329 147 196 252 324 727 5 Nguồn: Tổng cục thống kê, niên giám thống kê 2007 Xem xét mức thu nhập của các nhóm 20% tổng số dân cư xếp theo mức thu nhập từ thấp nhất (nhóm I) đến cao nhất (nhóm V), có thể nhận thấy rằng mức thu nhập bình quân của nhóm đầu và một bộ phận thuộc nhóm II ở Yên Bái chưa vượt qua ngưỡng 200 nghìn đồng bảng (14). Điều này có nghĩa là trên 20% dân cư Yên Bái trong mẫu điều tra Mức sống hộ gia đình của Tổng cục thống kê năm 2006 vẫn có thu nhập dưới chuẩn nghèo quy định cho vùng nông thôn. Trong cả nước, chỉ có phần lớn nhóm I có thu nhập dưới 200 nghìn đồng. Thu nhập của nhóm nghèo nhất (nhóm I) ở Yên Bái xấp xỉ như phần lớn các tỉnh trong vùng, thấp hơn nhiều so với Quảng Ninh và cũng cao hơn rõ rệt so với Lào Cai, Cao Bằng, Bắc Cạn. Nhưng nhóm 5 (giàu nhất) ở Yên Bái chỉ có thu nhập bằng 58,9% so với nhóm 5 của cả nước và bằng 52,5% so với thu nhập nhóm 5 của Quảng Ninh. Có thể thấy, so với bình quân toàn vùng Đông Bắc, thì trong khi thu nhập bình quân chung của Yên Bái bằng 86,3% mức bình quân chung toàn vùng, thì nhóm 5 bằng 79,8% so với nhóm 5 toàn vùng. Điều này có nghĩa là nhóm người giàu ở Yên Bái không giàu bằng nhóm giàu bình quân cả nước và vùng Đông Bắc. Với mức thu nhập của nhóm giàu và nhóm nghèo như vậy, sự phân hoá về thu nhập ở tỉnh thuộc loại thấp so với cả nước và toàn vùng. Tuy nhiên so với 2 năm trước đó thì sự phân hoá thu nhập đã tăng lên đáng kể, từ 5,3 lần lên 6,4 lần. Cũng trong thời gian này, mức chênh lệch thu nhập ở quy mô cả nước và vùng Đông Bắc không có biến đổi đáng kể, chỉ tăng thêm 0,1 lần. Hình 5: Thay đổi tỷ lệ hộ nghèo khi chuẩn nghèo được nâng lên năm 2005 Nguồn: Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Yên Bái Mặc dù được xem là tỉnh có tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh, nhưng phải thừa nhận thành tựu xoá đói giảm nghèo vẫn chưa vững chắc. Nếu lấy chuẩn nghèo theo tiêu chí mới được nâng lên năm 2005, số hộ nghèo đã tăng từ 10.546 hộ lên 54.143 hộ và tỷ lệ nghèo đã tăng vọt từ 6,95% lên 34,71%. Lý do này được giải thích là vì số hộ nằm xung quanh chuẩn nghèo rất lớn, rất dễ tái nghèo cũng như rơi vào hộ nghèo nếu nâng chuẩn nghèo. Tại những huyện có số hộ cận nghèo đông, thì có tỷ lệ hộ nghèo thay đổi mạnh. Tính chung trong toàn tỉnh, việc thay đổi chuẩn nghèo đã dẫn đến tăng số hộ nghèo lên 5,1 lần. II.3.4.3. Những tiến bộ về phúc lợi xã hội (giáo dục - y tế) Giáo dục, đào tạo và chăm sóc sức khỏe được coi là nhiệm vụ trọng tâm của nâng cao chất lượng dân số, phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Các chính sách giáo dục, đào tạo và chăm sóc sức khỏe của tỉnh đã hướng tới mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng trên cơ sở "tiêu chuẩn hóa, hiện đại hóa và xã hội hóa", đảm bảo sự công bằng xã hội. a. Những tiến bộ về giáo dục - đào tạo Về giáo dục, trong 4 năm qua, tỉnh Yên Bái đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Đến nay toàn tỉnh có 580 trường, 7.004 lớp, nhóm lớp, gồm có 194.986 cháu mầm non, học sinh, học viên. Việc huy động học sinh ở các cấp học ra lớp đạt tỷ lệ cao so với năm học trước: mẫu giáo 63%; tiểu học là 98,82%; trung học cơ sở là 86,59%. Tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp lần I năm học 2007-2008 là 52,54%, tăng 25,44% so với năm học trước. Công tác CMC - PCGDTH được giữ vững và nâng cao chất lượng theo hướng PCGDTH đúng độ tuổi. Hiện toàn tỉnh có 136 xã, phường, thị trấn và 3 đơn vị (thành phố Yên Bái, thị xã Nghĩa Lộ, huyện Trấn Yên) đạt chuẩn PCGDTH đúng độ tuổi (tăng 3 xã so với năm 2007). Công tác phổ cập GDTHCS được củng cố và đẩy mạnh theo hướng đảm bảo chất lượng. Năm 2008 tỉnh Yên Bái đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục THCS với 172 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn và 9/9 huyện, thị xã, thành phố đạt chuẩn. Quy mô giáo dục tiếp tục được mở rộng và phát triển, chất lượng dạy và học đã được củng cố và nâng cao một bước. Phổ cập giáo dục Trung học cơ sở theo hướng đẩy nhanh tiến độ và đảm bảo chất lượng, năm 2005 có 161 xã, phường, thị trấn đạt PCTHCS, bằng 103,2% kế hoạch. Năm học 2006-2007 duy trì kết quả PCGDTH đúng độ tuổi 125 đơn vị xã, và 164 đơn vị đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở, tăng thêm 3 đơn vị so với năm 2005 và có 41 trường đạt chuẩn quốc gia. Các năm học tiếp theo của năm học 2007-2008, 2008-2009 số trường đạt chuẩn phổ cập trung học cơ sở tiếp tục tăng lên tương ứng là 168 và 172 trường, cùng với đó là số trường đạt chuẩn quốc gia cũng tăng lên 43 trường năm 2007. Số lượng trường lớp tăng lên và hoàn thành Chương trình kiên cố hóa trường lớp học. Bảng 15: Số sinh viên và học sinh trung học chuyên nghiệp của tỉnh Năm Cao đẳng và đại học Trung học chuyên nghiệp Công nhân kỹ thuật Số sinh viên Số sinh viên tốt nghiệp Số học sinh Số học sinh tốt nghiệp Số học sinh Số học sinh tốt nghiệp 2005 1.174 700 1.956 603 1.640 668 2006 1.105 565 2.143 1.064 1.735 763 2007 1.035 490 2.174 972 1.969 1.273 2008 978 586 2.100 1.893 1.469 660 Nguồn: Niên giám thống kê Yên Bái Đặc biệt, sự phát triển của các cơ sở giáo dục kỹ thuật, đào tạo cao đẳng, cùng với việc tăng chi ngân sách giáo dục và đào tạo cũng như chính sách và giải pháp hỗ trợ cho các địa phương nghèo, hộ nghèo và các đối tượng yếu thế đã tạo điều kiện cho lao động thành thị, nông thôn, người giàu và người nghèo đều có thể được tiếp cận các chương trình đào tạo, dạy nghề, hướng nghiệp. Nhờ vậy, sinh viên, học sinh đã tự xác định cho mình hướng đi đúng đắn và thích hợp sau khi tốt nghiệp THPT. Do đó, số lượng học sinh, sinh viên theo học các trường trung học chuyên nghiệp và trường công nhân kỹ thuật tăng lên nhanh chóng. Đến nay, toàn tỉnh đã có 8 trường (gồm cao đẳng, trung hoc chuyên nghiệp, trường công nhân kỹ thuật) với 352 giảng viên và 4547 sinh viên. Nhờ đó, lực lượng lao động sau khi qua đào tạo nghề đã trở thành nguồn lao động rất thiết thực phục vụ cho nhu cầu về lao động mới bổ sung có tay nghề của tỉnh. b. Những tiến bộ về y tế và chăm sóc sức khoẻ Những kết quả đã đạt được về tăng trưởng kinh tế cũng đã mang lại những thay đổi quan trọng đối với lĩnh vực y tế. Hệ thống y tế tạo điều kiện cho tất cả người dân có nhu cầu đều được thụ hưởng các dịch vụ khám, chữa bệnh ở các bệnh viện công và bệnh viện ngoài công lập. Bảng 16: Một số chỉ tiêu về hệ thống y tế tỉnh Yên Bái 2005 2006 2007 Số cơ sở y tế khám chữa bệnh 218 219 214 Số giường bệnh tính trên 1 vạn dân 30,02 30,45 30,93 Số bác sĩ bình quân trên 1 vạn dân 3,46 3,48 3,5 Nguồn: Niên giám thống kê Yên Bái Qua bảng (16), số giường bệnh và số bác sĩ tính trên 1 vạn dân qua 3 năm 2005-2007 tăng lên, từ 30 giường bệnh lên gần 40 giường bệnh năm 2007, tăng lên gần 3,5 bác sĩ (năm 2005 là 3,46). Nhờ đó, những chỉ tiêu về sức khoẻ người dân Yên Bái được nâng cao trong những năm qua, tuổi thọ bình quân tăng từ 68 tuổi năm 2005 lên 71,2 tuổi năm 2008. Tuổi thọ và sức khoẻ tăng do nhiều nguyên nhân, trong đó có những nguyên nhân quan trọng liên quan đến các thành tựu y tế và chăm sóc sức khoẻ. Nhiều mục tiêu đề ra đã đạt được hoặc vượt trội như tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm chỉ còn 24,34% (năm 2005 là 27%); giảm tỷ lệ người mắc bệnh bướu cổ xuống 8% (năm 2005 là 12%); tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ đạt 98,5%; tỷ lệ tử vong của trẻ sơ sinh đã giảm từ 25‰ xuống 20‰ trong 4 năm; tỷ lệ xã, phường có bác sĩ là 75,4%; đã thanh toán bệnh bại liệt, loại trừ uốn ván sơ sinh, thanh toán bệnh phong... Các chỉ số cơ bản về sức khỏe, dinh dưỡng và chăm sóc sức khoẻ đã nói lên một cách khá đầy đủ và cụ thể tác động tích cực về nhiều mặt của tăng trưởng kinh tế đến nâng cao sức khỏe, dinh dưỡng cho người dân. Tuy nhiên, trong lĩnh vực này hiện vẫn còn một số khó khăn và đứng trước nhiều thách thức. Số cơ sở y tế, số giường bệnh, số y tá, nữ hộ sinh... có năm còn bị giảm. Tình trạng quá tải của các cơ sở khám chữa bệnh, đặc biệt là ở các trung tâm, thành phố Yên Bái. Việc chăm sóc sức khoẻ cho người nghèo còn hạn chế, chi phí cho y tế còn cao, an toàn thực phẩm còn thấp, quản lý nhà nước đối với một số lĩnh vực y tế còn buông lỏng. II.3.5. Đánh giá thông qua các vấn đề môi trường Sự phát triển kinh tế trong thời gian qua của Yên Bái mang trong mình những hiểm họa về môi trường sinh thái. Do chú trọng vào tăng trưởng kinh tế ít chú ý tới bảo vệ môi trường, nên hiện tượng khai thác bừa bãi và sử dụng lãng phí tài nguyên thiên nhiên, gây nên suy thoái môi trường và làm mất cân đối các hệ sinh thái đang diễn ra phổ biến. Quá trình đô thị hoá tăng nhanh kéo theo sự khai thác quá mức nguồn nước ngầm, ô nhiễm nguồn nước mặt, không khí và ứ đọng chất thải rắn... Tuy các hoạt động bảo vệ môi trường đã có những tiến bộ đáng kể, chẳng hạn như mở rộng diện tích đất có rừng che phủ (từ 43,63% năm 2005 lên 60% năm 2008), bảo tồn thiên nhiên và bảo vệ đa dạng sinh học; tăng số hộ được sử dụng nước sạch (từ 50% năm 2005 lên 73,1% năm 2008); tăng tỷ lệ thu gom chất thải

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc2135.doc