Đề tài Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Nam Hà Nội

TÊN MỤC TRANG

Lời nói đầu 1

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TÍN DỤNG VÀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3

1.1. Tín dụng và các hình thức tín dụng ngân hàng 3

1.1.1. Sự cần thiết của tín dụng ngân hàng trong nền kinh tế quốc dân 3

1.1.2. Các hình thức tín dụng ngân hàng 5

1.2. Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với sự phát triển kinh tế 6

1.2.1. Tín dụng ngân hàng thúc đẩy quá trình tích tụ tập trung vốn nhàn rỗi trong xã hội và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn 7

1.2.2. Tín dụng ngân hàng góp phần đẩy nhanh quá trình tái sản xuất mở rộng, đẩy mạnh đầu tư phát triển 8

1.2.3. Tín dụng ngân hàng có vai trò quan trọng trong tổ chức điều hòa lưu thông tiền tệ 8

1.2.4. Tín dụng ngân hàng góp phần tăng cường việc chấp hành chế độ hạch toán trong các doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn 9

1.2.5. Tín dung ngân hàng là công cụ chủ yếu để đầu tư, tài trợ cho các ngành kinh tế then chốt và các ngành, vùng kinh tế kém phát triển 10

1.2.6. Tín dụng ngân hàng tạo điều kiện phát triển quan hệ đối ngoại 10

1.3. Chất lượng tín dụng ngân hàng 11

1.3.1. Khái niệm về chất lương tín dụng 11

1.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng ngân hàng 11

1.3.2.1. Chỉ tiêu về dư nợ 11

1.3.2.2. Hiệu suất sử dụng vốn vay 12

1.3.2.3. Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ 12

1.3.2.4. Vòng quay vốn tín dụng 13

1.3.2.5. Chỉ tiêu lợi nhuận 13

1.3.3. Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng tín dụng 14

1.3.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng ngân hàng 15

 

doc56 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1150 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Nam Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng tăng lên, khách hàng có thể dùng để mua hàng và dịch vụ. Trung gian thanh toán: thay mặt khách hàng, Ngân hàng thanh toán giá trị hàng hoá và dịch vụ. Bên cạnh đó còn thực hiện thanh toán bù trừ với nhau thông qua ngân hàng trung ương hoặc thông qua các trung tâm thanh toán Nhiệm vụ của ngân hàng là khai thác thị trường khu vực phía Nam Hà Nội và thực hiện những chương trình của NHNo&PTNT Việt Nam 2.1.2. Kết quả đạt được năm 2003 tại NHNo&PTNT chi nhánh Nam Hà Nội. Trong công tác đổi mới nền kinh tế Việt Nam thời gian qua đã thu được kết quả bước đầu rất khả quan, tạo được niềm tin trong dân chúng cũng như các nhà đầu tư. Năm 2003 nền kinh tế nước ta đã chuyển sang giai đoạn phát triển chiều sâu theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá, nhanh chóng hoà nhập vào nền kinh tế các nước ASEAN và quốc tế. Là một lĩnh vực đóng vai trò xương sống của nền kinh tế, hệ thống ngân hàng nói chung và chi nhánh nam Hà Nội nói riêng cần phải có những bước tiên phong trong quá trình đổi mới vừa phải khắc phục những tồn tại cũ vừa phải vươn lên để đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế trong tình hình mới. Trong năm 2003 chi nhánh đã đạt được kết quả trên các mặt hoạt động như: 2.1.2.1. Nguồn vốn huy động . Ngay từ khi thành lập, chi nhánh đã xác định công tác huy động vốn là hoạt động trọng tâm, với nhiều thuận lợi của Ngân hàng là đóng trên địa bàn thành phố Hà Nội, chi nhánh đã tăng cường tuyên truyền quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng quanh địa bàn, áp dụng khuyến mãi, tặng quà…để huy động tiền gửi dân cư. Do vậy trong thời gian ngắn qua chi nhánh đã huy động được số tiền đã đủ đáp ứng nhu cầu thanh toán. Tổng nguồn vốn đến thời điểm 31/12/2003 đạt 2.552 tỷđ tăng so với năm 2002 là 1414000 triệu đồng tương đương với tăng 124% so với năm 2002. Cơ cấu nguồn vốn như sau: Phân theo thời hạn huy động: + Nguồn vốn không kỳ hạn là 314 tỷ đồng chiếm 12% tổng nguồn vốn + Nguồn vốn kỳ hạn dưới 12 tháng là 640 tỷ đồng chiếm 25% tổng nguồn vốn + Nguồn vốn kỳ hạn trên 12 tháng là 596 tỷ đồng chiếm 24% tổng nguồn vốn + Huy động hộ trung ương: 486 tỷ đồng chiếm 19% tổng nguồn vốn + Nguồn ủy thác đầu tư: 516 tỷ đồng chiếm 20% tổng nguồn vốn Phân theo tính chất nguồn huy động: + Tiền gửi dân cư: 488 tỷ đồng chiếm 17,6% tổng nguồn vốn + Tiền gửi tổ chức kinh tế: 272 tỷ đồng chiếm 10,7% tổng nguồn vốn + Tiền gửi, tiền vay tổ chức tín dụng: 830 tỷ đồng 32,5% tổng nguồn vốn + Huy động hộ trung ương: 486 tỷ đồng chiếm 19% tổng nguồn vốn + Nguồn vốn ủy thác đầu tư: 516 tỷ đồng chiếm 20,2% tổng nguồn vốn Trong tiền gửi, tiền vay của các tổ chức tín dụng, tiền gửi của kho bạc nhà nước và tiền vay của quỹ hỗ trợ phát triển, bảo hiểm xã hội chiếm tỷ trọng khá lớn tại thời điểm đầu năm: 429 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 37,68% tổng nguồn vốn của toàn chi nhánh. Đến thời điểm 31/12/2003 là 1881 tỷ đồng, với tỷ trọng 75% cho thấy xu hướng đa dạng hóa các nguồn vốn huy động, nâng hệ số an toàn trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. 2.1.2.2. Tình hình sử dụng vốn tín dụng năm 2003. Doanh số cho vay 12 tháng là 2823 tỷ đồng tăng so với 2002 là 177 tỷ đồng tương đương với 169%. Doanh số thu nợ12 tháng là 1966 tỷ đồng tăng so với 2002 là 354 tỷ đồng tương đương với 22%. Tổng dư nợ đến 31/12/2003 là 1278 tỷ đồng tăng so với thời điểm đầu năm 810 tỷ đồng với tốc độ tăng 269%; Băng 167% so với kế hoạch cả năm. Trong cơ cấu tổng dư nợ, có 164 tỷ là dư nợ cho vay ủy thác đầu tư chiếm tỷ trọng 15,3%; Dư nợ cho vay thông thường chiếm 84,7%. Cơ cấu đầu tư như sau: Phân theo thời gian cho vay: + Dư nợ ngắn hạn: 418 tỷ đồng chiếm 32,7% tổng dư nợ + Dư nợ trung hạn: 31 tỷ đồng chiếm 2,4% tổng dư nợ + Dư nợ dài hạn: 829 tỷ đồng chiếm 64,8% tổng dư nợ Xét về giá trị tuyệt đối thì dư nợ ở cả ngắn hạn và trung hạn đều tăng (loại trừ dư nợ chỉ định của Trung ương về cho vay dài hạn Công ty chứng khoán NHNo và Công ty dịch vụ thương mại ngân hàng), đưa tỷ trọng dư nợ trung dài hạn chiếm 34,75%. Phân theo thành phần kinh tế: + Cho vay doanh nghiệp nhà nước: 541 tỷ chiếm 43% tổng dư nợ + Cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh: 708 tỷ chiếm 55% tổng dư nợ + Cho vay hộ gia đình cá thể: 30 tỷ chiếm 2% tổng dư nợ Hiện nay chi nhánh đang có 546 khách hàng còn dư nợ vay; trong đó 62 khách hàng là doanh nghiệp (41 doanh nghiệp nhà nước và công ty cổ phần, còn lại là doanh nghiệp ngoài quốc doanh) và 484 hộ gia đình cá nhân. So với thời điểm đầu năm tăng 17 doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp ngoài quốc doanh và 109 hộ gia đình (chủ yếu là vay cầm cố sổ tiết kiệm và vay tiêu dùng đối với CBCNV trong các doanh nghiệp nhà nước). Dư nợ theo ngành kinh tế: + Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp: 275 tỷ chiếm 25,7% tổng dư nợ + Thương nghiệp dịch vụ: 839 tỷ chiếm 58,9% tổng dư nợ + Dự án đầu tư: 164 tỷ chiếm 15,4% tổng dư nợ Trong năm chi nhánh đã được hội đồng tín dụng phê duyệt cho vay vượt hạn mức tín dụng đối với công ty Thực phẩm miền bắc số tiền 150 tỷ đồng. Thẩm định trình TW phê duyệt cho vay đồng tài trợ nhà máy Nhiệt điện Hải Phòng và đã được tổng giám đốc phê duyệt đầu tư số tiền 250 tỷ đồng, dự kiến giải ngân trong 2 năm 2004, 2005. Tóm lại công tác tín dụng năm 2003 của chi nhánh đã có nhiều cố gắng và thực sự đi vào chất lượng: Đối với những món vay mới thực hiện nghiêm túc thể lệ chế độ quy trình nghiệp vụ tín dụng, đảm bảo tất cả các món vay đều được kiểm tra trước, trong và sau khi phát tiền vay, thực hiện quy chế thế chấp tài sản, không tạo kẽ hở cho khách hàng lợi dụng, chiếm đoạt tài sản hoặc sử dụng vốn sai mục đích. Tiến hành phân loại khách hàng, chọn lựa các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, sản xuất kinh doanh đúng hướng, có tín nhiệm để tạo ra một đội ngũ khách hàng tin cậy và mang tính chiến lược lâu dài. 2.1.2.3. Các sản phẩm dịch vụ mới cung cấp. Như trên đã đề cập, trong năm 2003 chi nhánh đã triển khai, ứng dụng 1 số sản phẩm, dịch vụ ngân hàng như sau: Thực hiện thành công chương trình giao dịch 1 cửa (Ngân hàng bán lẻ) theo chủ trương của Hội đồng quản trị, Ban Tổng giám đốc. Tiếp cận chuẩn bị triển khai chương trình WB ở Hội sở và chương trình ngân hàng bán lẻ tới 100% chi nhánh, phòng giao dịch của chi nhánh. áp dụng thí điểm hình thức huy động tiết kiệm gửi góp để huy động nguồn tiên gửi nhàn rỗi của dân cư, Thực hiện thí điểm hợp đồng huy động vốn và cho vay đối với các tổ chức tài chính trên địa bàn. Tiếp tục thực hiện mô hình cho vay tiêu dùng đối với CBCNV thông qua tổ chức công đoàn tại các DNNN; Cung ứng dịch vụ giải ngân phục vụ các dự án đầu tư nước ngoài; Làm đầu mối triển khai tới các tỉnh trong phạm vi của dự án. 2.1.2.4. Kinh doanh đối ngoại. Năm 2003 cùng với đà tăng trưởng mạnh mẽ, vững chắc của mình hoạt động đối ngoại của NHNo&PTNT chi nhánh nam Hà Nội cũng đã đạt được những thành tựu rất đáng tự hào, hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu đề ra. Theo kế hoạch đề ra thì tốc độ tăng trưởng của 2003 là tăng 30% so với năm 2002, kế hoạch đặt ra đã được hoàn thành vượt mức. Đạt được thành quả này, trước hết phải kể đến sự chỉ đạo sát sao của ban lãnh đạo và sự nỗ lực, cố gắng của toàn thể cán bộ trong chi nhánh. Doanh số thanh toán hàng nhập khẩu đạt 34,912,701.64 USD, tăng hơn 17 triệu USD với tỷ lệ 98% so với năm 2002; vượt kế hoạch 9 triệu USD, tăng 36%. Doanh số hàng xuất khẩu đạt 32,019,552 USD, tăng hơn 22,8 triệu USD, 250% so với năm 2002; vượt mức kế hoạch 18,7 triệu USD, 141%. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ tiếp tục mức tăng trưởng cao. Doanh số mua đạt hơn 47,8 triệu USD, trong đó kết hối đạt hơn 32,3 triệu USD, chiếm tỷ lệ 68%; tăng hơn 24,7 triệu USD, 107% so với năm 2002; tăng 14,3 triệu USD, 43% so với kế hoạch. Doanh số bán ngoại tệ đạt hơn 49,5 triệu USD, tăng 26,5 triệu USD, tăng 115% so với năm 2002; tăng 16,2 triệu USD, 49% so với kế hoạch. Ngoài việc đảm bảo sự cân đối nguồn vốn ngoại tệ để đáp ứng nhu cầu thanh toán quốc tế còn bán cho Sở giao dịch hơn 19 triệu USD. Duy trì tốt mức ngoại tệ dự trữ bình quân trong ngày 150,000.00 USD. Đẩy mạnh công tác đào tạo và tự đào tạo cán bộ nhân viên trong hoạt động đối ngoại. 2.1.2.5. Kết quả tài chính. Tổng thu 946: 120.440 triệuđ, tăng so với năm 2002 là: 83.239 triệuđ, dạt 189% kế hoạch giao. Trong đó thu từ hoạt động tín dụng 46.667 triệuđ, 39% tổng thu 946 và 88% thu nội bảng; thu dịch vụ và thu khác chiếm 12% tổng thu nội bảng. Tổng chi 946: 89.599 triệuđ Chênh lệch thu nhập – chi phí: cả năm 2003 đạt là 30.841 triệu, tăng so kế hoạch giao năm 2003 là 20.034 triệu đ. Chênh lệch lãi suất bình quân: 0,335%/tháng Hệ số tiền lương cả năm là 2,06. Như vậy với rất nhiều hoạt động đa dạng NHNo&PTNT chi nhánh nam Hà Nội đã đáp ứng hầu hết các nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, nâng cao hiệu quả kinh doanh, tự khẳng định mình trên thị trường trong nước cũng như quốc tế, góp phần tăng trưởng và phát triển đất nước. 2.2. thực trạng chất lượng tín dụng tại nhno&ptnt chi nhánh nam hà nội trong những năm gần đây. Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước trong những năm qua, hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam cũng đã có những bước tiến mới từ hệ thống ngân hàng một cấp với hình thức cấp phát tín dụng sang hệ thống ngân hàng hai cấp: Quản lý nhà nước và kinh doanh đầu tư tín dụng theo đúng nghĩa của nó, đáp ứng được nhu cầu lớn về vốn phát triển cho nền kinh tế, đóng góp đáng kể vào ngân sách nhà nước. Bên cạnh những thành tựu đạt được các ngân hàng thương mại hiện nay cũng đang gặp một số khó khăn cần được khắc phục như : Chất lượng, hiệu quả đầu tư tín dụng còn thấp, tỷ lệ quá hạn đang ở mức cao. Các ngân hàng thương mại đang tiếp nhận và quản lý một khối lượng lớn tài sản gán nợ, xiết nợ và việc sử lý vô cùng khó khăn phức tạp... Vấn đề này sẽ được cụ thể hoá thông qua thực trạng chất lượng tín dụng tại nhno&ptnt chi nhánh Nam Hà Nội. 2.2.1. Tình hình hoạt động huy động vốn. Để đảm bảo đáp ứng vốn đầy đủ kịp thời cho nhu cầu thị trường và chủ động trong hoạt động kinh doanh thì công tác huy động vốn tại chỗ của NHNo&PTNT Nam Hà Nội cũng rất cần được coi trọng. Với địa bàn nằm trong thành phố, dân cư phát triển tình hình kinh tế chính trị xã hội những năm qua cơ bản là ổn định nên có thể nói vấn đề huy động vốn tại đây không gặp mấy kho khăn. Tuy nhiên do NHNN Việt Nam thay đổi cơ chế lãi suất đối với nền kinh tế từ chế độ lãi suất cơ bản sang cơ chế lãi suất thoả thuận mặt khác cạnh tranh lãi suất của các tổ chức tín dụng trên địa bàn, đặc biệt là tăng lãi suất huy động và giảm lãi suất cho vay đối với các doanh nghiệp lớn. Do đó chi nhánh đòi hỏi phải huy động được nguồn đầu vào với chi phí thấp nhất có thể được. Gần ba năm qua NHNo&PTNT Nam Hà Nội đã tích cực tìm mọi biện pháp khai thác các nguồn vốn như tuyên truyền hoạt động của mình , mở rộng các dịch vụ thanh toán, mở những bàn tiết kiệm di động để phục vụ khách hàng và đã đạt được một số kết quả sau: Bảng kết quả huy động vốn qua các năm : Đơn vị :Triệu đồng Chỉ tiêu 31/12/2002 31/12/2003 So sánh a b b-a (b-a)/a Tiền gửi dân cư 435 449 14 103% Tiền gửi TCKT 147 272 125 185% TG, TV TCTD 539 830 291 154% Huy động hộ TW 0 486 486 100% Nguồn vốn UTĐT 16 515 499 3.218% Tổng cộng 1.138 2.552 1.414 224% Nhìn vào số liệu nêu trên thì tính chất nguồn vốn ở thời điểm 31/12/2003 đã có những xu hướng biến động mạnh mẽ theo chiều hướng khá tích cực. Tỷ trọng tiền gửi dân cư đã tăng lên và đưa dần vào thế ổn định nguồn vốn. Bên cạnh đó, nguồn vốn tiền gửi của các TCKT cũng đã dần tăng lên cùng với tiền gửi của dân cư đã chiếm một tỷ trọng khá ưu thế trong cơ cấu nguồn của chi nhánh. Đạt được kết quả là do sự nỗ lực của tập thể lãnh đạo, các phòng chức năng và toàn thể CBNV của chi nhánh, chỉ đạo định hướng kinh doanh mở rộng mạng lưới hoạt động, hăng hái thu hút khách hàng, đổi mới phong cách phục vụ, không ngừng hoàn thiện và nâng cao các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng cung ưng cho các khách hàng . Trong tiền gửi, tiền vay của các TCTD, tiền gửi của KBNN và tiền vay của quỹ hỗ trợ phát triển, bảo hiểm xã hội chiếm tỷ trọng khá lớn tại thời điểm đầu năm : 429tỷ chiếm tỷ trọng 37.68% tổng nguồn vốn của toàn chi nhánh. Thực hiện đến thời điểm 31/12/2003 là 1.881tỷ đồng, với tỷ trọng 75% cho thấy xu hướng đa dạng hóa các nguồn vốn huy động, nâng hệ số an toàn trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. 2.2.2. Tình hình hoạt động cho vay. Để đứng vững và phát triển trong nền kinh tế đầy cạnh tranh như hiện nay các Ngân hàng buộc phải xây dựng cho mình một chiến lược kinh doanh một cách hợp lý và NHNo&PTNT chi nhánh Nam Hà Nội cũng vậy. Với hoạt động đa dạng của mình đặc biệt là hoạt động tín dụng vì vậy chi nhánh luôn luôn quan tâm tới vấn đề nâng cao chất lượng tín dụng. Trên cơ sở nguồn vốn huy động được chi nhánh tiến hành phân phối sử dụng vốn sao cho có hiệu quả bởi cho vay là khâu tiếp nối của hoạt động tạo vốn và là khâu cuối cùng quyết định chất lượng hiệu quả tín dụng. Đối tượng cho vay tại chi nhánh rất đa dạng: doanh nghiệp nhà nước, các công ty cổ phần, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, cả hộ gia đình, cá nhân… Điều này đã có tác dụng tích cực giúp cho các doanh nghiệp phát triển được sản xuất kinh doanh, tăng thu ngân sách góp phần đấu tranh hạn chế cho vay nặng lãi. Ngoài ra chi nhánh rất coi trọng tới việc thẩm định trước khi cho vay, tổ chức tín dụng xem xét, đánh giá khả thi hiệu quả dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh dịch vụ hoặc dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống và khả năng hoàn trả nợ vay của khách hàng để quyết định cho vay. Với phương thức cho vay đa dạng như: cho vay từng lần, cho vay theo hạn mức tín dụng, cho vay theo dự án đầu tư… Chi nhánh chủ động trong việc sử dụng vốn vay có tính đến nhu cầu và khả năng thực tế của từng cá nhân, đơn vị, phân loại doanh nghiệp, cho vay có chọn lọc và thường xuyên quan tâm tới công tác thu nợ nhằm tăng nhanh vòng quay vốn tín dụng. Thực chất vấn đề cho vay vốn của ngân hàng được đánh giá tốt hay xấu không phải căn cứ vào số dư nợ cho vay có tăng hay không mà phải xem xét chất lượng tín dụng như thế nào có nghĩa là phải xem xét vốn mà chi nhánh NHNo&PTNT Nam Hà Nội cho vay có mục đích hay không, khách hàng có trả được nợ hay không và trả nợ có đúng hạn không. Vì vậy việc đánh giá tình hình vốn vay của Ngân hàng phải được xem xét các chỉ tiêu như: tình hình cho vay, thu nợ, nợ quá hạn… và các biện pháp nhằm mở rộng tín dụng tại chi nhánh. Sau đây là số liệu cụ thể về tình hình tín dụng tại NHNo&PTNT chi nhánh Nam Hà Nội: (Nguồn: báo cáo tổng kết năm 2001, 2002, 2003) Biểu đồ so sánh các chỉ tiêu sử dụng vốn qua các năm Số tiền cho vay tại chi nhánh NHNo&PTNT Nam Hà Nội qua các năm 2001, 2002, 2003 có tăng lên đáng kể. Năm 2002 doanh số cho vay là 1050 tỷ đồng tăng so với 2001 là 700 tỷ đồng tương đương với 200%. Năm 2003 doanh số cho vay là 2823 tỷ đồng tăng so với 2002 là 1773 tỷ đồng tương đương với 169%. Như vậy ta thấy rằng khách hàng đến giao dịch tại chi nhánh ngày càng tăng lên chứng tỏ bằng sự cố gắng của ban lãnh đạo, cán bộ công nhân viên trong thời gian qua chi nhánh đã thu hút được nhiều khách hàng, bằng phương pháp nghiệp vụ và thái độ làm việc của mình chi nhánh đã tạo được uy tín trên thị trường đầy cạnh tranh như hiện nay. Về công tác thu nợ: Năm 2001 doanh số thu nợ là190 tỷ đồng bằng 54% doanh số cho vay Năm 2002 doanh số thu nợ là 1612 tỷ đồng bằng 154% doanh số cho vay Năm 2003 doanh số thu nợ là 1966 tỷ đồng bằng 72% doanh số cho vay Doanh số thu nợ năm 2001 chưa cao nhưng sang năm 2002 đã tăng lên đáng kể với sự làm việc hết mình của cán bộ nhân viên trong công tác kiểm tra, đôn đốc tình hình thu nợ và sự lãnh đạo sáng suốt của Ban giám đốc của chi nhánh. Sang năm 2003 doanh số thu nợ có tăng so với năm 2002 nhưng tỷ lệ thu nợ trên doanh số cho vay giảm. Đối với dư nợ có tăng lên so với các năm: Năm 2002 tổng dư nợ là 488 tỷ đồng tăng 328 tỷ so với 2001 tương đương với 205% Năm 2003 tổng dư nợ là 1278 tỷ đồ tăng so với 2002 là 790 tỷ tương đương với 161% Trong cơ cấu tổng dư nợ, có 164 tỷ là dư nợ cho vay ủy thác đầu tư chiếm tỷ trọng 15,3%, dư nợ cho vay thông thường chiếm 84,7% Trên cơ sở số liệu về huy động vốn và cho vay chúng ta nhận thấy rằng vốn huy động của NHNo&PTNT chi nhánh Nam Hà Nội đã được sử dụng để cho vay một cách có hiệu quả. Năm 2003 chi nhánh huy động được 2552 tỷ và tổng doanh số cho vay được 2823 tỷ đồng, chứng tỏ chi nhánh đã sử dụng được triệt để số vốn huy động của mình. 2.2.2.1. Dư nợ theo thời gian cho vay. Bảng 2: Phân tích dư nợ theo thời gian cho vay Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 2001 2002 2003 Tuyệt đối 2002-2001 Tương đối 2002-2001 Tuyệt đối 2003-2002 Tương đối 2003-2002 Ngắn hạn 156.759 300.000 418.000 143.241 91% 118.000 39% Trung hạn 3.269 17.000 31.000 13.731 420% 14.000 82% Dài hạn 0 161.000 829.000 161.000 100% 668.000 415% Tổng cộng 160.028 478.000 1.278.000 317.972 199% 800.000 167% Qua bảng số liệu ta thấy dư nợ qua các năm đều tăng. Năm 2002: Xét về giá trị tuyệt đối thì dư nợ ở cả ngắn hạn và trung hạn đều tăng; nhưng xét về tỷ trọng thì dư nợ ngắn hạn có xu hướng giảm dần và tỷ trọng nợ trung hạn đã tăng lên một cách nhanh chóng với tốc độ tăng trưởng đạt 58 lần. Đưa tỷ trọng nợ trung dài hạn chiếm 37,08% tổng dư nợ; vượt xa kế hoạch năm đặt ra là 10% và đã gần đạt tới mục tiêu của toàn ngành là 40% tổng dư nợ. Năm 2003: dư nợ ngắn hạn và trung hạn tăng (loại trừ dư nợ chỉ định của trung ương về cho vay dài hạn Công ty chứng khoán NHNo và Công ty dịch vụ thương mại ngân hàng); Đưa tỷ trọng dư nợ trung dài hạn chiếm 34,75%. 2.2.2.2. Dư nợ theo thành phần kinh tế. Bảng 3: Phân tích dư nợ theo thành phần kinh tế Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 2001 2002 2003 Tuyệt đối 2002-2001 Tương đối 2002-2001 Tuyệt đối 2003-2002 Tương đối 2003-2002 DNNN 132.060 389.000 541.000 265.940 201% 143.000 36% DNNQD 23.791 66.000 708.000 42.209 177% 642.000 973% Hộ gđ cá thể 4.177 14.000 30.000 9.823 43% 16.000 114% Tổng cộng 160.028 478.000 1.278.000 317.972 199% 800.000 167% Năm 2001- 2002: khách hàng là doanh nghiệp nhà nước tăng nhanh cả về số lượng khách hàng cũng như về dư nợ- tăng 10 doanh nghiệp, mức dư nợ tăng với tốc độ khá nhanh là 297.940 triệu đồng tương đương với 326%. Sang năm 2003 tăng thêm 17 doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp cổ phần hóa, mức dư nợ tăng 142 tỷ đồng với tốc độ tăng 35%. Về cơ cấu thì tập trung chủ yếu là dư nợ của các doanh nghiệp nhà nước, trong đó các khách hàng có dư nợ lớn nhất là: Công ty dịch vụ kỹ thuật dầu khí Công ty thực phẩm miền bắc Tổng công ty Sông Đà Công ty xuất nhập khẩu với Lào Công ty Ginexim Hà Nội Tổng công ty máy và thiết bị công nghiệp Tổng công ty xuất nhập khẩu máy… Bên cạnh đó, dư nợ của Doanh nghiệp ngoài quốc doanh cũng như dư nợ hộ tư nhân cá thể cũng tăng nhanh; Doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng chủ yếu của công ty chứng khoán NHNo Việt Nam (tăng ở dư nợ cho vay dài hạn, số dư đến 31/12/2003 là 668 tỷ đồng) kết quả này cũng khẳng định một cách chắc chắn đường lối chiến lược là phát triển theo xu hướng bình đẳng giữa các thành phần kinh tế; tăng cường, tập trung phát triển khu vực khách hàng là những Doanh nghiệp vừa và nhỏ. 2.2.2.3. Dư nợ theo ngành kinh tế. Bảng 4: Phân tích dư nợ theo ngành kinh tế Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 2001 2002 2003 Tuyệt đối 2002-2001 Tương đối 2002-2001 Tuyệt đối 2003-2002 Tương đối 2003-2002 CN và tiểu thủ CN 29.782 106.000 275.000 76.218 256% 169.000 160% Thương nghiệp DV 104.890 208.000 839.000 103.110 98% 631.000 303% Dự án đầu tư 25.357 164.000 164.000 138.643 547% 0 0 Tổng cộng 160.028 478.000 1.278.000 317.972 199% 800.000 167% Căn cứ cơ cấu ngành kinh tế cho thấy toàn chi nhánh đầu tư chủ yếu vào khu vực thương nghiệp và dịch vụ- với tỷ trọng khá cao: Sang năm 2002 tăng 98% so với năm 2001 Năm 2003 tăng 303% so với năm 2002 Tuy nhiên, dư nợ ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp lại tăng nhanh cả về số tuyệt đối cũng như về tốc độ; đặc biệt là tốc độ tăng trưởng: Năm 2002 tăng 256% so với 2001 Năm 2003 tăng 160% so với 2002 Phấn đấu thực hiện mục tiêu hiện đại hoá ngân hàng và cung ứng các sản phẩm dịch vụ của một ngân hàng hiện đại; chi nhánh đã thực hiện thành công mô hình giao dịch một cửa, tạo sự thông thoáng trong giao dịch đối với khách hàng. Ngoài ra, nó cũng đòi hỏi các thanh toán viên phải không ngừng hoàn thiện tất cả các nghiệp vụ: kế toán, thanh toán, ngân quỹ, … để đáp ứng được yêu cầu hoạt động, là động lực thúc đẩy mạnh mẽ trình độ của cán bộ ngân hàng. 2.2.2.4. Tình hình nợ quá hạn tại NHNo&PTNT chi nhánh Nam Hà Nội. Do chi nhánh mới đi vào hoạt động nên chi nhánh chưa phát sinh nhiều nợ quá hạn. Năm 2001 chi nhánh chưa phát sinh nợ quá hạn. Sau đây là tình hình nợ quá hạn tại chi nhánh năm 2002, 2003: Bảng 5: Tình hình nợ quá hạn của chi nhánh NHNo&PTNT Nam Hà Nội Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 2002 2003 Tổng dư nợ 478.000 1.278.000 Doanh số phát sinh 793.000 46.787 Doanh số thu nợ 793.000 44.523 Dư nợ quá hạn 0 2.263 Tỷ trọng NQH/Tổng dư nợ 0 0,17% Số liệu bảng 5 thể hiện nợ quá hạn tại chi nhánh trong 2 năm 2002, 2003; cụ thể như sau: Tính đến thời điểm cuối năm 2002 toàn chi nhánh NHNo&PTNT Nam Hà Nội không có nợ quá hạn. Nếu xét trong cả năm 2002 tổng doanh số phát sinh nợ quá hạn là 793 triệu đồng và thu hồi được hết số nợ quá hạn. Năm 2003 có doanh số phát sinh nợ quá hạn là 46.787 triệu đồng Doanh số thu nợ quá hạn là 44.523 triệu đồng. Đến 31/12/2003 toàn chi nhánh có số dư nợ quá hạn là 2.263 triệu đồng; chiếm 0,17% tổng dư nợ. Đây là con số có thể chấp nhận được đối tình hình nợ quá hạn của một ngân hàng. Nợ quá hạn phân theo thời gian cho vay: Năm 2002 chi nhánh không có nợ quá hạn, số nợ quá hạn phát sinh trong cả năm là 793 triệu đồng tập trung chủ yếu là nợ quá hạn trung hạn ( cho vay hộ tiêu dùng). Tính đến 31/12/2003 nợ quá hạn được phân theo thời gian cho vay như sau: Bảng 6: Nợ quá hạn phân theo thời gian cho vay tại chi nhánh năm 2003: Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 2003 Tỷ trọng (%) Ngắn hạn 992 44% Trung hạn 1.271 56% Dài hạn 0 0 Tổng cộng 2.263 100% Năm 2003 doanh số phát sinh nợ quá hạn là 46.787 triệu đồng; doanh số thu hồi nợ quá hạn là 44.523 triệu đồng chứng tỏ công tác thu hồi nợ quá hạn của chi nhánh khá hiệu quả. Chi nhánh vẫn chưa phát sinh nợ quá hạn dài hạn do mới đi vào hoạt động được 3 năm. Nợ quá hạn phân theo thành phần kinh tế: Năm 2002 số nợ quá hạn phát sinh trong năm chủ yếu là nợ quá hạn của các hộ vay tiêu dùng. Năm 2003 nợ quá hạn được phân theo thành phần kinh tế như sau: Bảng 7: Nợ quá hạn phân theo thành phần kinh tế tại chi nhánh năm 2003: Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 2003 Tỷ trọng (%) Doanh nghiệp nhà nước 0 0 Doanh nghiệp ngoài QD 992 44% Hộ gia đình, cá thể 1.271 56% Tổng cộng 2.263 100% Ta thấy nợ quá hạn năm 2003 có 992 triệu là nợ quá hạn của khách hàng các Doanh nghiệp ngoài quốc doanh do chưa thu hồi kịp tiền hàng; còn lại là cho vay hộ tiêu dùng. Nợ quá hạn phân theo ngành kinh tế: Năm 2003 nợ quá hạn được phân theo các ngành kinh tế như sau: Bảng 8: Nợ quá hạn phân theo ngành kinh tế tại chi nhánh năm 2003: Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 2003 Tỷ trọng (%) CN và tiểu thủ CN 0 0 Thương mại dịch vụ 992 44% Ngành khác 1.271 56% Tổng cộng 2.263 100% Đến ngày 31/12/2003 toàn chi nhánh vẫn chưa phát sinh nợ quá hạn ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. Ngành thương mại dịch vụ 992 triệu đồng chiếm 44% tổng số nợ quá hạn. Ngành khác là 1.271 triệu đồng chiếm 56% tổng nợ quá hạn trong đó chủ yếu cho vay hộ tiêu dùng. Nguyên nhân của các khoản nợ quá hạn của chi nhánh: Nợ quá hạn của chi nhánh Nam Hà Nội năm 2003 có 992 triệu của khách hàng là doanh nghiệp ngoài quốc doanh do chưa thu hồi kịp tiền hàng. Còn lại 1.271 triệu là cho vay hộ tiêu dùng nguyên nhân quá hạn là do đến kỳ trả nợ nhưng người vay thường là cán bộ công nhân viên đi công tác vắng nên không trả nợ kỳ hạn kịp, Ngân hàng chuyển toàn bộ số dư sang nợ quá hạn; xét về bản chất thì đây không phải phát sinh nợ quá hạn xấu, đảm bảo khả năng thu nợ. Về trích lập dự phòng: Trong năm 2003, toàn chi nhánh không có nợ quá hạn phải trích lập dự phòng rủi ro. Tuy nhiên, theo quy chế điều hành của Tổng giám đốc tại văn bản số 311/NHNo-TCK, trong năm chi nhánh đã thực hiện trích 0,3% trên tổng số dư nợ hữu hiệu với tổng giá trị trích lập dự phòng rủi ro là: 1.582 triệu, nộp phí bảo hiểm, bảo toàn tiền gửi của khách hàng 202 triệuđ. 2.2.3. Các chỉ tiêu khác. Vòng quay vốn tín dụng: Doanh số trả nợ Vòng quay vốn tín dụng = ---------------------------------- Dư nợ bình quân Vòng quay vốn tín dụng cho ta biết được ngân hàng cho vay khách hàng có thu hồi nợ nhanh được hay không. Vòng quay vốn tín dụng cao, chứng tỏ khách hàng trả nợ nhanh. Điều này là tốt cho ngân hàng vì nếu thu hồi được vốn nhanh thì ngân hàng có thể tiếp tục sử dụng ngay số vốn đó để cho vay và thu về nhiều lợi nhuận hơn cho ngân hàng; và tốt cho ngay cả bản thân khách hàng vì như

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docL0044.doc
Tài liệu liên quan