Đề tài Giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác xuất khẩu gốm xây dựng của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Viglacera

Lời mở đầu 1

Chương I:Những vấn đề cơ bản của hoạt động xuất khẩu hàng hoá 3

1. Khái niệm về xuất khẩu 3

2. Đặc điểm 3

3. Vai trò của hoạt động xuất khẩu hàng hoá. 4

4. Các phương thức xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam thường áp dụng. 5

4.1. Xuất khẩu trực tiếp 5

4.2. Xuất khẩu gián tiếp 5

4.3. Xuất khẩu uỷ thác. 6

4.4. Gia công xuất khẩu. 7

4.5. Hoạt động tái xuất. 7

5. Đánh giá hiệu quả xuất khẩu 8

5.1. Chỉ tiêu định tính 8

5.2. Các chỉ tiêu định lượng 9

6. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu hàng hoá 10

6.1. Các nhân tố thuộc về doanh nghiệp 10

6.2. Các nhân tố không thuộc bản thân doanh nghiệp 12

6.3. Các nhân tố khác 13

Chương II: Tình hình kinh doanh và xuất khẩu gốm xây dựng của công ty cổ phần xuất nhập khẩu Viglacera 14

I. Giới thiệu chung về Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Viglacera 14

1. Quá trình hình thành và phát triển 15

2. Chức năng nhiệm vụ 16

3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý 17

4. Kết quả hoạt động kinh doanh 20

II. Thực trạng xuất khẩu gốm xây dựng của công ty . 22

1. Hoạt động xuất khẩu hàng hoá của công ty 22

2. Tình hình xuất khẩu gốm xây dựng của công ty 24

2.2. Thị trường kinh doanh của Công ty 28

2.3. Các phương thức xuất khẩu gốm xây dựng của Công ty. 32

3. Đánh giá hoạt động xuất khẩu Gốm xây dựng hiện nay của Công ty. 32

Chương III: Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng gốm xây dựng của công ty 37

1. Căn cứ đề ra giải pháp 37

1.1. Chính sách của nhà nước về xuất khẩu. 37

1.2. Sự cần thiết của công tác xuất khẩu đối với Viglacera nói chung, Công ty CP XNK Viglacera nói riêng. 38

2. Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng gốm xây dựng ở Công ty 39

2.1. Đẩy mạnh công tác điều tra nghiên cứu thị trường 39

2.2. Xây dựng chính sách sản phẩm phù hợp 42

2.3. Nâng cao nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ công nhân viên 43

2.4.Hoàn thiện phương thức kinh doanh 44

2.5. Xây dựng hệ thống đại lý và văn phòng đại diện tại nước ngoài 45

2.6. Công tác nhân sự 45

3. Kiến nghị với nhà nước. 46

Kết luận 48

Danh mục tài liệu tham khảo

 

doc52 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1087 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác xuất khẩu gốm xây dựng của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Viglacera, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Tham mưu cho Ban Giám đốc tìm hiểu thị trường trong nước và nước ngoài để thực hiện ký kết các hợp đồng sao cho hiệu quả, tránh xảy ra thất thoát vốn. - Đáp ứng cung cấp đầy đủ NVL, vật tư, máy móc cho các đơn vị trong Tổng công ty. - Chủ động khai thác các nguồn hàng xuất nhập khẩu nhằm đem lại nhiều lợi nhuận cho Công ty. ăPhòng xuất khẩu lao động. - Tổ chức tìm kiếm thị trường lao động, nguồn lao động, đào tạo tập huấn người lao động trước khi ra nước ngoài làm việc. - Thường xuyên duy trì mối quan hệ với các tổ chức môi giới của nước bạn để có thêm nhiều thông tin, nhiều thị trường, hợp tác chặt chẽ với các công ty, tổ chức tuyển dụng người đi lao động nhằm hoàn thành chỉ tiêu ban giám đốc giao cho. 4. Kết quả hoạt động kinh doanh Được thành lập từ tháng 5/1998, Công ty còn gặp rất nhiều khó khăn trong những ngày đầu thành lập như bị hạn chế trong chức năng kinh doanh, cơ sở vật chất còn nghèo nàn, lạc hậu, cán bộ công nhân viên lại mới tiếp xúc với thị trường trong một thời gian ngắn nên có rất ít kinh nghiệm. Trong khi đó, cơ chế chính sách của Nhà nước thì thường xuyên thay đổi. Nhưng vượt lên trên những khó khăn cùng với ban lãnh đạo, đội ngũ công nhân viên trong Công ty đã nỗ lực không ngừng để tìm ra cách thức kinh doanh hiệu quả nhất. Trên thực tế những kết quả mà Công ty đạt được là rất đáng khích lệ. Từ năm 2004 - 2006 Công ty đã đạt được những thành công nhất định (Xem bảng 1). Bảng 1 : Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty giai đoạn 2004-2006 Đơn vị: Triệu đồng TT Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 I. Tổng doanh thu 251878,92 265320,94 267402,53 II. Tổng chi phí 248430,67 261677,74 264127,99 1. Giá vốn hàng bán 232063,03 244147,05 244163,69 2. Các loại thuế 696,09 719,5 714,37 3. Chi phí bán hàng, Chi phí QLDN 12781,99 13752,63 15465,36 Lợi nhuận thực hiện 3448,25 3643,2 3274,54 Nguồn: Phòng Kế toán – Công ty CP XNK Viglacera Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty mấy năm qua đều đạt hiệu quả cao với mức lợi nhuận hàng năm tăng. Năm 2004, lợi nhuận mà Công ty đạt được là 3448,25 triệu đồng, năm 2005 lợi nhuận là 3643,2 triệu đồng tăng 5,65% so với năm 2004. Năm 2006 lợi nhuận là 3274,54 triệu đồng giảm 10,12% so với năm 2005. Trong các năm từ 2004 - 2006, doanh thu hàng năm luôn tăng, trong đó năm 2004 doanh thu đạt 251878,92 triệu đồng, năm 2005 doanh thu là 265320,94 triệu đồng tăng 5,34% so với năm 2004. Trong năm 2006 doanh thu là 267402,53 triệu đồng mặc dù lợi nhuận giảm nhưng doanh thu vẫn tăng so với năm 2005 là 0,78%. Do năm 2006 là năm Công ty chuyển sang doanh nghiệp cổ phần hoá, thay đổi cơ cấu tổ chức, bên cạnh đó Công ty không còn quản lý chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh và Nhà máy sản xuất gương nên làm ảnh hưởng không nhỏ đến dòng tiền luân chuyển của đơn vị. Bảng 2: Một số chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh Đơn vị: % TT Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 1 Tốc độ tăng của lợi nhuận 7,56 8,23 13,5 2 Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí 1,39 1,39 1,42 3 Hiệu suất sử dụng vốn 493,5 294,7 185,7 Nguồn: Số liệu tính toán trên cơ sở bảng 1 Có thể thấy tốc độ tăng lợi nhuận của năm 2004 là 7,56%, tốc độ tăng lợi nhuận của năm 2006 tăng gần gấp đôi so với năm 2004. Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí cho thấy một đồng chi phí bỏ ra thu về bao nhiêu lợi nhuận. Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí tăng cho thấy việc quản lý chi mua của Công ty có hiệu quả hơn. Hiệu suất sử dụng vốn cho biết một đồng vốn thì tạo bao nhiêu đồng doanh thu. Chỉ tiêu này cao chứng tỏ Công ty làm ăn có hiệu quả. Chỉ tiêu này tăng chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn của Công ty tăng. Tuy nhiên, chỉ tiêu này ở Công ty có xu hướng giảm xuống, điều này chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn của Công ty giảm do vốn cố định tăng lên. II. Thực trạng xuất khẩu gốm xây dựng của công ty . 1. Hoạt động xuất khẩu hàng hoá của công ty 1.1. Đặc điểm ngành hàng của Công ty CP XNK Viglacera. Các sản phẩm thuỷ tinh và gốm xây dựng là các vật liệu đặc biệt quan trọng đối với ngành xây dựng. Sử dụng những sản phẩm này không những mang lại những tiện ích nhất định mà còn mang lại tính thẩm mỹ cao. Chúng có một đặc điểm chung là trọng lượng nặng, thể tích lớn, khó đóng gói bảo quản và vận chuyển trong khi giá trị sản phẩm lại không cao. Chính do đặc điểm đó nên việc sản xuất và kinh doanh các sản phẩm thuỷ tinh và gốm xây dựng gặp rất nhiều khó khăn vì chi phí vận chuyển thường chiếm một tỷ trọng khá cao trong giá thành sản phẩm. Mặt khác để có được các sản phẩm tốt đáp ứng được nhu cầu thị trường thì việc sản xuất các VLXD này không những đòi hỏi công nghệ kỹ thuật hiện đại mà còn cần nhiều nguồn nguyên vật liệu như cát trắng cho sản xuất thuỷ tinh, đất sét, kaolin cho sản xuất gốm sứ và các vật liệu phụ trợ khác. Dó có nhiều đặc điểm riêng nên ngành sản xuất thuỷ tinh và gốm xây dựng phụ thuộc rất nhiều vào nguyên vật liệu. Vì vậy, hiện nay công tác phát triển lĩnh vực khai thác chế biến nguyên vật liệu phục vụ cho ngành rất được coi trọng. Thông thường để giảm giá thành sản phẩm, giảm chi phí vận chuyển các thành phẩm, tránh các rủi ro vỡ hỏng khi vận chuyển nên các nhà máy thuỷ tinh và gốm xây dựng được bố trí gần nơi tiêu thụ và nguồn nguyên liệu sản xuất. 1.2. Tình hình xuất khẩu của công ty trong những năm vừa qua Các mặt hàng xuất khẩu chính của Công ty là kính xây dựng, sứ vệ sinh, gạch ngói xây dựng, gạch Ceramic, gạch Granit và một số loại khác. Việc xuất khẩu những mặt hàng này đóng góp một phần lớn trong sự phát triển chung của Công ty. Mặc dù trong hoạt động xuất khẩu của mình Công ty cũng gặp nhiều khó khăn do những nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau, nhưng ban lãnh đạo cùng tập thể cán bộ công nhân viên trong Công ty vẫn nỗ lực phấn đấu nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu, tăng kim ngạch xuất khẩu, nâng cao chất lượng và mở rộng thị trường. Trong các mặt hàng xuất khẩu thì gốm xây dựng luôn là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Công ty. Xuất khẩu gốm xây dựng đã góp phần chủ yếu vào việc tăng kim ngạch xuất khẩu chung của công ty trong thời gian qua (xem bảng 3). Bảng 3 : Kim ngạch xuất khẩu theo mặt hàng Đơn vị: 1000 USD Năm Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2005/2004 2006/2005 KNXK Tỷ trọng % KNXK Tỷ trọng % KNXK Tỷ trọng % Tuyệt đối % Tuyệt đối % Gốm xây dựng 1407,01 78,4 2463,0 78,10 2893,1 77,52 1055,92 75,04 430,1 17,46 Kính xây dựng 290,73 16,2 511,8 16,23 598,3 16,48 221,07 76,04 77,5 15,14 Các loại khác 96,91 5,4 178,9 5,67 217,64 6 81,99 84,6 38,74 21,65 Tổng số 1794,66 100,0 3153,7 100,0 3629,8 100,0 1359,04 75,73 476,1 15,1 Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh Công ty CP XNK Viglacera Nhìn chung, các mặt hàng đều tăng về số tuyệt đối trong các năm qua, trong đó mặt hàng gốm xây dựng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các mặt hàng xuất khẩu của Công ty. Năm 2004 tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 1794,66 nghìn USD, trong đó kim ngạch xuất khẩu gốm xây dựng đạt 1407,01 nghìn USD chiếm tỷ trọng 78,4% tổng kim ngạch xuất khẩu. Kính xây dựng đạt 290,73 nghìn USD chiếm 16,2% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu. Các mặt hàng khác đạt 96,91 nghìn USD chiếm 5,4% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu. Năm 2005 tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 3153,7 nghìn USD, trong đó kim ngạch xuất khẩu gốm xây dựng đạt 2463,0 nghìn USD chiếm 78,10% kim ngạch xuất khẩu. Kính xây dựng đạt 511,8,nghìn USD, chiếm 16,23% tổng kim ngạch xuất khẩu. Các mặt hàng khác đạt 178,9 nghìn USD, chiếm 5,67% tổng kim ngạch xuất khẩu. Năm 2006, tổng kim ngạch xuất khẩu là 3629,8 nghìn USD, trong đó kim ngạch xuất khẩu gốm xây dựng đạt 2893,1 nghìn USD chiếm 77,52% tổng kim ngạch xuất khẩu. Kính xây dựng đạt 598,3 nghìn USD chiếm 16,48% tổng kim ngạch xuất khẩu. Các loại khác đạt 217,64 nghìn USD chiếm 6% tổng kim ngạch xuất khẩu. Xem cột so sánh giữa các năm ta thấy, năm 2005 lượng hàng xuất khẩu tăng nhanh đột ngột, tăng 75,73% so với năm 2006 là năm có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất trong tất cả các năm. Ta thấy tỷ trọng xuất khẩu gốm xây dựng giảm dần tuy giá trị xuất khẩu gốm xây dựng vẫn tăng qua các năm qua. Giá trị xuất khẩu kính xây dựng tăng qua các năm cả về tuyệt đối lẫn tỷ trọng trong kim ngạch xuất khẩu. Các mặt hàng khác cũng tăng nhanh cả về giá trị tuyệt đối lẫn tỷ trọng trong doanh thu xuất khẩu của Công ty. Kết quả này cho thấy Công ty luôn coi xuất khẩu là biện pháp khả nhất để phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm khi mà thị trường VLXD nội địa đang bước vào giai đoạn cung lớn hơn cầu. 2. Tình hình xuất khẩu gốm xây dựng của công ty 2.1. Cơ cấu, quy mô và tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu gốm xây dựng Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng khốc liệt trên thị trường thế giới, tuy gặp nhiều khó khăn để tăng kim ngạch xuất khẩu nhưng những năm qua mặt hàng gốm xây dựng của Công ty đã có những bước tiến vượt bậc, kim ngạch xuất khẩu không ngừng tăng. Trong các mặt hàng xuất khẩu của Công ty thì gốm xây dựng luôn là mặt hàng xuất khẩu chủ lực. Chính xuất khẩu gốm xây dựng đã góp phần chủ yếu vào việc tăng kim ngạch xuất khẩu nói chung của Công ty trong thời gian qua(xem bảng 4) Bảng 4 : Cơ cấu, quy mô và tốc độ xuất khẩu gốm xây dựng theo mặt hàng. Đơn vị: 1000 USD Năm Mặt hàng Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 So sánh 2005/2004 So sánh 2006/2005 KNXK Tỷ trọng% KNXK Tỷ trọng% KNXK Tỷ trọng% Tuyệt đối Tốc độ tăng (%) Tuyệt đối Tốc độ tăng (%) Sứ vệ sinh 707,44 50,28 994,81 40,39 1020,4 35,27 287,37 40,62 25,59 2,7 Gạch Granit 479,37 34,07 864,51 35,1 1048,2 36,23 385,14 80,34 183,69 21,25 Gạch Ceramic 147,17 10,46 309,85 12,58 518,44 17,92 162,68 110,54 208,59 67,32 Gạch, ngói 55,15 3,92 148,27 6,02 212,64 7,35 93,12 168,85 64,37 43,41 Các loại khác 17,87 1,27 145,56 5,91 93,44 3,23 129,69 725,74 -52,12 -35,81 Tổng số 1407 100 2463 100 2893,1 100 1056 75,05 430,1 17,46 Nguồn: Phòng xuất nhập khẩu – Công ty cổ phẩn XNK Viglacera. Ghi chú: (*) là gạch chịu lửa, gạch cách nhiệt, gạch chịu tính kiềm, gạch chống nóng, ngói lợp. +Về cơ cấu mặt hàng Gốm xây dựng Cơ cấu mặt hàng gốm xây dựng của Công ty bao gồm 5 nhóm mặt hàng chính chiếm tỷ trọng từ cao xuống thấp. Sứ vệ sinh vẫn là mặt hàng chiếm tỷ trọng xuất khẩu lớn nhất trong nhóm các mặt hàng gốm xây dựng, tiếp đến là gạch Granit, gạch Ceramic, sau đó là nhóm mặt hàng gạch ngói và cuối cùng là các sản phẩm khác như gạch chịu lửa, gạch cách nhiệt, …(xem bảng 4). +Về quy mô và tốc độ xuất khẩu Gốm xây dựng Trong các năm qua, mặt hàng sứ vệ sinh là mặt hàng có giá trị xuất khẩu lớn nhất, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các mặt hàng xuất khẩu. Nhìn chung sản phẩm này có giá trị xuất khẩu ngày càng tăng tuy có tỷ trọng giảm dần qua các năm. Năm 2004 giá trị xuất khẩu mặt hàng sứ vệ sinh là 707,44 nghìn USD chiếm tỷ trọng 50,28% trong tổng KNXK gốm xây dựng. Năm 2005 giá trị xuất khẩu mặt hàng này là 994,81 nghìn USD nhưng lại chỉ chiếm tỷ trọng 40,39% trong tổng KNXK gốm xây dựng. Năm 2006 giá trị xuất khẩu mặt hàng này đã tăng lên 1020,4 nghìn USD nhưng tỷ trọng mặt hàng này trong tổng KNXK gốm xây dựng chỉ là 35,27%. Để thấy rõ mức tăng giảm KNXK sứ vệ sinh, ta so sánh mức chênh lệch tăng giảm mặt hàng này qua các năm. Năm 2005 giá trị xuất khẩu mặt hàng này tăng 287,37 nghìn USD tương đương với mức tăng tốc độ xuất khẩu là 40,62% so với năm 2004. Tuy nhiên vào năm 2006, mức tăng giá trị xuất khẩu mặt hàng này so với năm 2005 chỉ là 25,59 nghìn USD tương đương với mức tăng tốc độ xuất khẩu là 2,7%. Sở dĩ mặt hàng sứ vệ sinh có giá trị KNXK tăng cao và chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng giá trị KNXK là do có chất lượng cao, tiêu chuẩn ISO 9002, kiểu dáng đa dạng, mẫu mã đẹp và bảo hành 10 năm, tuy nhiên tốc độ xuất khẩu mặt hàng này trong 3 năm gần đây(2004-2006) lại giảm xuống, Công ty cần xem xét để tìm ra biện pháp khắc phục tình trạng đã nêu trên. Đứng thứ hai về giá trị xuất khẩu và tỷ trọng là mặt hàng Gạch Granit. Năm 2004, giá trị KNXK mặt hàng này là 479,37 nghìn USD chiếm tỷ trọng 34,07% trong tổng giá trị KNXK mặt hàng gốm xây dựng. Năm 2005 giá trị KNXK mặt hàng này là 864,51 nghìn USD chiếm tỷ trọng 35,1% và năm 2006 giá trị KNXK mặt hàng này là cao nhất, vượt cả giá trị KNXK mặt hàng Sứ vệ sinh, chiếm 1048,2 nghìn USD với tỷ trọng 36,23% trong tổng giá trị KNXK. Rõ ràng giá trị KNXK mặt hàng này đang có xu hướng gia tăng. Tuy nhiên, khi xét về tốc độ xuất khẩu mặt hàng này, có thể nhận thấy xu hướng gia tăng giá trị, tỷ trọng và tốc độ xuất khẩu mặt hàng này không ổn định. Năm 2005 giá trị KNXK mặt hàng này tăng 385,14 nghìn USD tương đương mức tăng tốc độ xuất khẩu là 80,34% so với năm 2004. Nhưng tốc độ tăng xuất khẩu mặt hàng này vào năm 2006 chỉ là 21,25% với giá trị KNXK là 183,69 nghìn USD. Nhìn chung mặt hàng Granit có thể coi là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực trong cơ cấu sản phẩm Gốm xây dựng của Công ty. Sở dĩ mặt hàng này có giá trị xuất khẩu tăng cao là vì đây là sản phẩm Granit nhân tạo có chất lượng cao, mẫu mã đẹp. Mặt khác gạch Granit nhân tạo chỉ mới xuất hiện trong một vài năm gần đây và chủ yếu là do các nước có công nghệ VLXD hiện đại sản xuất, xuất khẩu. Đây là sản phẩm đang dần được thị trường chấp nhận và ưa chuộng. Vì vậy Công ty cần xem xét xây dựng chiến lược đúng đắn trong hoạt động xuất khẩu mặt hàng này. Gạch Ceramic là một trong những mặt hàng thông dụng nhưng có chất lượng khá tốt và đảm bảo, mẫu mã đa dạng nên được xuất khẩu sang nhiều nước. Có thể thấy giá trị xuất khẩu của mặt hàng này liên tục tăng qua các năm. Năm 2004 giá trị xuất khẩu mặt hàng này là 147,17 nghìn USD chiếm tỷ trọng 10,46% tổng giá trị xuất khẩu gốm xây dựng. Năm 2005, giá trị xuất khẩu mặt hàng này đã tăng lên mức 309,85 nghìn USD với tỷ trọng là 12,58% và năm 2006 tỷ trọng xuất khẩu mặt hàng này là 17,92% tương đương với giá trị xuất khẩu là 518,44 nghìn USD. Xét về quy mô và tốc độ xuất khẩu mặt hàng này có thể thấy năm 2005 giá trị xuất khẩu tăng 162,68 nghìn USD tương ứng với mức tăng tốc độ xuất khẩu là 110,54% so với năm 2004. Năm 2006, giá trị và tốc độ xuất khẩu tăng so với năm 2005 lần lượt là 208,59 nghìn USD và 67,32%. Mặt hàng gạch Ceramic nhìn chung có giá trị xuất khẩu không cao so với mặt hàng khác do mặt hàng này tuy có mẫu mã đa dạng nhưng nó khá phổ biến trên thị trường, sản phẩm không có sự khác biệt lớn so với sản phẩm của các hãng khác. Do đó để có thể tăng khả năng xuất khẩu sản phẩm này cần phải có sự nghiên cứu kỹ nhu cầu thị trường, phát triển thêm nhiều mẫu mã, kiểu dáng khác nhau. Đối với các sản phẩm gạch, ngói, năm 2004 giá trị xuất khẩu là 55,15 nghìn USD chiếm tỷ trọng 3,92% trong tổng giá trị KNXK. Năm 2005 giá trị xuất khẩu mặt hàng này là 148,27 nghìn USD chiếm tỷ trọng 6,02% và năm 2006 giá trị xuất khẩu đạt cao nhất so với các năm, đạt 212,64 nghìn USD với tỷ trọng lên đến 7,35%. Tuy giá trị xuất khẩu mặt hàng này không cao nhưng có thể thấy quy mô và tốc độ xuất khẩu mặt hàng này cũng tăng mạnh trong vòng 3 năm qua. Năm 2005, quy mô xuất khẩu mặt hàng này tăng 93,12 nghìn USD với tốc độ xuất khẩu lên đến 168,85% so với năm 2004. Năm 2006 giá trị xuất khẩu mặt hàng này tăng so với năm 2005 là 64,37 nghìn USD và tốc độ xuất khẩu là 43,41%. Cuối cùng là các sản phẩm khác nằm trong nhóm các sản phẩm gốm xây dựng của Công ty. Đây không phải là sản phẩm xuất khẩu chính của Công ty, đồng thời nhu cầu sản phẩm loại này không thường xuyên và ổn định. Năm 2004 giá trị xuất khẩu các mặt hàng này đạt 17,87 nghìn USD, chiếm 1,27% kim ngạch xuất khẩu. Năm 2005 giá trị xuất khẩu lên tới 145,56 nghìn USD và tỷ trọng là 5,91%. Năm 2006 mặt hàng này có giá trị xuất khẩu là 93,44 nghìn USC chiếm tỷ trọng 3,23%. So sánh giữa các năm có thể thấy năm 2005 là năm đột biến tăng nhu cầu về loại sản phẩm này với giá trị xuất khẩu tăng 129,69 nghìn USD tương đương với mức tăng tốc độ xuất khẩu rất cao là 725,74% so với năm 2004. Năm 2006 mặt hàng này có chiều hướng giảm xuống, giảm 35,81% về tốc độ xuất khẩu và 52,12 nghìn USD so với năm 2005, tức là quy mô xuất khẩu mặt hàng này cũng đã đi vào ổn định hơn. Nhìn chung, giá trị xuất khẩu của hai mặt hàng sứ vệ sinh và gạch Granit thường chiếm khoảng 80% kim ngạch xuất khẩu nhưng tốc độ xuất khẩu hai mặt hàng này lại giảm dần qua các năm. Vì vậy Công ty cần có chương trình phù hợp để thúc đẩy xuất khẩu hai mặt hàng này. Bên cạnh đó, Công ty cần có những chiến lược xuất khẩu gạch Ceramic trong dài hạn vì mặt hàng này đang có xu hướng gia tăng giá trị xuất khẩu đều qua các năm. Mặt khác, những sản phẩm như gạch, ngói và một số loại khác cũng có giá trị xuất khẩu tăng mạnh nhưng còn chưa ổn định, tuy đây không phải là sản phẩm xuất khẩu chủ lực nhưng trong dài hạn Công ty cần nắm bắt thị hiếu để nâng cao chất lượng, mẫu mã cũng như tạo được nhu cầu tiêu dùng ổn định mặt hàng này. 2.2. Thị trường kinh doanh của Công ty Cùng với chiến lược đa dạng hoá, đa phương hoá các mối quan hệ kinh tế quốc tế của đất nước, Công ty chủ trương phát triển phương châm đa dạng hoá quan hệ thị trường song vẫn phải xây dựng thị trường trọng điểm và bạn hàng chủ yếu. Mục tiêu là đẩy mạn công tác xuất khẩu các sản phẩm của đơn vị trong và ngoài ngành nhằm thu ngoại tệ và tăng cao doanh số xuất khẩu. Công ty xác định và phân chia thị trường có tiềm năng và cần tập trung đẩy mạnh xuất khẩu. Qua quá trình tìm hiểu nghiên cứu thông qua rất nhiều tài liệu, đặc biệt qua đối tác, bạn hàng, Công ty nhận thấy thị trường thế giới có thể phân thành 5 khu vực chính (Xem bảng 6) Bảng 6: Cơ cấu kim ngạch xuất khẩu gốm xây dựng theo thị trường Đơn vị: 1000 USD Năm Thị trường Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 2005/2004 2006/2005 Trị giá % Trị giá % Trị giá % Tuyệt đối % Tuyệt đối % Nga, Đông Âu 634,56 45,1 1056,63 42,9 1139,9 39,4 422,07 66,51 83,27 7,88 ASEAN 487,11 34,62 426,1 34,2 949,14 32,81 -61,01 -12,52 523,09 122,76 EU, Bắc Mỹ, Nhật 58,01 11,23 307,875 12,5 382,76 13,23 149,865 94,85 74,885 24,32 Trung Đông, Tây á, Nam á 99,89 7,1 222,66 9,04 345,15 11,93 122,77 122,91 122,49 55,01 Các nước khác 27,44 1,95 33,497 1,36 76,09 2,63 6,057 22,07 42,593 127,15 Tổng số 1407 100 2463 100 2893,1 100 1056 75,05 430,1 17,46 Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty CP XNK Viglacera Như vậy thị trường chủ yếu của Công ty là Nga và Đông Âu, sau đó là ASIAN. Nga và Đông Âu là các nước XHCN cũ vì vậy có mối quan hệ tốt với Việt Nam. Quan hệ chính trị tốt đẹp đã tạo điều kiện thuận lợi cho các quan hệ kinh tế phát triển. - Thị trường Nga và Đông Âu (Ukraina, Rumani, Ba Lan): Đây là khu vực thị trường mà Công ty có giá trị xuất khẩu lớn nhất. Kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này liên tục tăng qua các năm gần đây tuy tỷ trọng giảm dần so với tổng giá trị xuất khẩu. Có thể thấy đây là thị trường tiềm năng trong giai đoạn tới. Mục tiêu của Công ty là tiến hành đẩy mạnh hơn nữa trong việc phát triển đa dạng hoá mặt hàng, đặc biệt là việc xuất khẩu sản phẩm Ceramic và Granit sang thị trường này thông qua Phòng thương mại của các nước này tại Việt Nam, văn phòng đại diện của Tổng công ty tại Nga và một số đối tác nước ngoài có quan hệ với Tổng công ty. - Thị trường ASIAN: Bao gồm Campuchia, Lào, Malaysia, Mianma, Philippin… Đây là thị trường có quan hệ gần gũi và lâu năm với Việt Nam và có vị trí địa lý gần với Việt Nam nên có nhiều nét tương đồng về thị hiếu tiêu dùng, đồng thời hàng hoá Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này có nhiều điều kiện thuận lợi như: chi phí vận chuyển thấp, mặt khác các nước ASIAN trong đó có Việt Nam đã ký hiệp định ưu đãi thuế quan chung ASIAN (CEPT) nên hàng hoá Việt Nam xuất khẩu được hưởng mức thuế quan ưu đãi hơn rất nhiều so với hàng hoá của các nước khác ngoài ASIAN. Những thị trường này có triển vọng xuất khẩu các sản phẩm VLXD như gạch Granit, gạch Ceramic, sứ vệ sinh, kính xây dựng… và có thể coi là một trong những khu vực thị trường trọng điểm nhất trong thời gian tới. Tuy nhiên, hàng gốm sứ Việt Nam sẽ phải chấp nhận cạnh tranh gay gắt với gốm sứ Inđônêxia và Thái Lan. Đối với thị trường này Công ty sẽ tìm kiếm các đối tác để xuất khẩu gạch Ceramic. Năm 2004 và 2005 kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này đạt trên 34% tổng kim ngạch xuất khẩu. Tuy nhiên giá trị xuất khẩu sang thị trường này năm 2005 giảm 12,52% so với năm 2004. Đến năm 2006 tuy tỷ trọng xuất khẩu sang thị trường này giảm nhưng giá trị xuất khẩu lại tăng gần như gấp đôi so với năm 2005 với giá trị xuất khẩu đạt 949,14 nghìn USD. - Thị trường EU, Bắc Mỹ, Nhật: Đây cũng là thị trường có tiềm năng lớn. Tuy nhiên xuất khẩu sang thị trường này còn thấp, chỉ chiếm khoảng trên dưới 10% tổng kim ngạch xuất khẩu mặc dù đã tăng dần qua các năm. Kế hoạch của Công ty là sẽ thiết lập các đại lý tại thị trường các nước này. - Thị trường Trung Đông, Tây á, Nam á và một số nước khác: Đây là nhóm thị trường còn chiếm tỷ trọng nhỏ. Công ty đang tìm cách xâm nhập và khai thác thị trường này. Bên cạnh đó, Công ty cần chú trọng tới việc chăm sóc khách hàng thông qua những khách hàng lớn của công ty để mở rộng thị trường xuất khẩu Cho tới thời điểm hiện nay, những sản phẩm có triển vọng và được xuất khẩu sang khu vực thị trường này là kính xây dựng, sứ vệ sinh, gạch đỏ… Đặc biệt đối với một số thị trường Trung Đông như Iraq, Iran, Pakistan… các sản phẩm sứ vệ sinh, gạch ốp lát Ceramic, gạch chịu lửa cũng có nhiều khả năng thâm nhập bởi đây là thị trường có nhiều lợi thế trong bán hàng như: chi phí bán hàng, thuế nhập khẩu với mức tương đối, tỷ trọng nhập khẩu lơn… Tuy nhiên, đây cũng là khu vực thiếu tính ổn định và an toàn về tài chính thương mại do ảnh hưởng của nhiều biến động về chính trị xã hội như: Cấm vận, chiến tranh, khủng bố… nên việc nghiên cứu, tiếp cận thị trường cần hết sức thận trọng. Đặc biệt, Hàn Quốc là thị trường đầy tiềm năng thực tế với tiềm lực kinh tế phát triển và nhu cầu xây dựng rất lớn. Thời gian gần đây số lượng khách hàng quan tâm đến sản phẩm gạch Ceramic, gạch Granit, kính xây dựng của Viglacera từ Hàn Quốc tăng khá nhanh. Thị trường Iraq và Trung cận đông cũng là thị trường rất có tiềm năng. Hiện công ty vẫn đang xem xét khả năng thiết lập văn phòng đại diện tại Iraq, tăng cường tiếp cận các đối tác tại Iraq chủ động nắm lấy cơ hội kinh doanh (thay vì phụ thuộc quá nhiều vào tham tán thương mại Việt Nam tại Iraq như trước đây), đưa các sản phẩm của Công ty vào chương trình đổi dầu lấy lương thực của Liên hợp quốc cho Iraq. Ngoài ra, Công ty còn đang nghiên cứu mở rộng thị trường sang các khu vực tiềm năng khác: - Thị trường Hoa Kỳ, Canada và các nước Trung Nam Mỹ: Đây là thị trường có tiềm năng rất lớn, có tốc độ xây dựng tương đối cao. Trong thời gian tới Hoa Kỳ và Châu Mỹ La Tinh sẽ được coi là khu vực thị trường quan trọng nhất trong chiến lược mở rộng thị trường của Tổng công ty Viglacera nói chung và của Công ty cổ phần XNK Viglacera nói riêng. Đối với thị trường Hoa Kỳ, việc hiệp định thương mại Việt – Mỹ đang đi vào thực thi sẽ tạo cơ hội cho các sản phẩm VLXD Viglacera được cạnh tranh một cách tương đối bình đẳng với các nhà xuất khẩu Châu á khác trong một phạm vi thị trường rất lớn với dung lượng tiêu thụ hàng nhập khẩu được xếp vào loại hàng đầu trên thế giới. Châu Mỹ Latinh cũng là khu vực thị trường rất nhiều tiềm năng do phần lớn các sản phẩm VLXD như gạch ốp lát Ceramic, Granit, sứ vệ sinh đều được nhập khẩu từ nước ngoài. Tuy vậy cũng tồn tại một số khó khăn khách quan như: Chi phí vận chuyển cao, thời gian vận chuyển đường biển tương đối dài, thông tin thị trường còn nhiều hạn chế… - Khu vực Trung và Tây Phi: Châu Phi được đánh giá là khu vực nhiều tiềm năng trở thành khu vực tiêu thụ và sản xuất VLXD rất tốt vì hiện nay nền công nghiệp sản xuất VLXD tại đây hầu như chưa phát triển. Mặc dù còn một số trở ngại như: Thuế nhập khẩu và thuế tiêu thụ cao, chi phí vận tải lớn, nhưng với một cơ chế giá bán hợp lý thì đây cũng sẽ là một thị trường rất khả quan cho công tác xuất khẩu sản phẩm Viglacera về lâu dài. - Khu vực Châu úc Nước Oxtralia hiện nay được coi là hấp dẫn đối với hầu hết các nhà xuất khẩu VLXD trên thế giới. Do vậy trong thời gian tới, việc tìm hiểu và tiếp cận thị trường này được chú trọng hơn nữa nhằm khai thác các nguồn tiêu thụ sản phẩm cũng như các đối tác tiềm năng trong lĩnh vực kinh doanh và phân phối VLXD. 2.3. Các phương thức xuất khẩu gốm xây dựng của Công ty. Hiện nay phương thức xuất khẩu chủ yếu được công ty áp dụng là hình thức xuất khẩu trực tiếp và xuất khẩu uỷ thác, trong đó có xuất khẩu uỷ thác các sản phẩm của các đơn vị thành viên trong Tổng công ty chiếm khoảng 70% đến 75% giá trị xuất khẩu của Công ty (xem bảng 7). Bảng 7: Cơ cấu kim ngạch xuất khẩu gốm xây dựng theo phương thức Đơn vị: 1000USD Năm Mặt hàng Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 2005/2004 2006/2005 Trị giá % Trị giá % Trị giá % Tuyệt đối % Tuyệt đối % KNXK 1407,01 100 2463 100 2893,1 100 1055,99 75,05 430,1 17,46 XK trực tiếp 325,3 23,1 610,53 24,8 795,6 27,5 285,23 87,7 165,07 20,74 XK uỷ thác 1081,71 76,9 1852,47 75,2 2097,5 72,5 770,76 71,3 265,03 12,64 Nguồn: Phòng xuất nhậ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docA0562.doc
Tài liệu liên quan