Đề tài Hiện trạng môi trường đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

Việc áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp ở Việt Nam được tiến hành vào năm 1990 trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường. Vào năm 1995, hệ thống kế toán Việt Nam (VAS) được ban hành. Hệ thống này từng bước áp dụng cho các doanh nghiệp ĐTNN và doanh nghiệp trong nước. Ban đầu VAS có vài điểm khác biệt so với tiêu chuẩn kế toán quốc tế (IAS) và các doanh nghiệp FDI cảm thấy không thuận tiện trong việc áp dung VAS.

Năm 1999, để giới thiệu khái niệm của IAS vào VAS, Uỷ ban xây dựng tiêu chuẩn kế toán Việt Nam được thành lập. Các tiêu chuẩn kế toán theo quan niệm IAS được xây dựng và dần áp dụng.

Quy định và phổ cấp Tiêu chuẩn kế toán được công nhận là cần thiết không chỉ đối với các doanh nghiệp ĐTNN mà đối với cả các cơ quan chính phủ, doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân. Điều này tạo ra cơ sở đáng tin cậy trong hoạt động ngân sách tài chính và trong các nhà đầu tư, cũng như cơ sở cho việc đưa ra quyết định và thu thuế công bằng. Vì vậy, chính phủ đã xây dựng Luật kế toán năm 2003 sau khi xem xét chế độ kế toán của các nước khác. Đồng thời một điều cũng quan trọng là phát triển Kế toán công được xác nhận (CPA) và chuyên gia kế toán cũng như các Tiêu chuẩn kiểm toán để kiểm soát hoạt động kế toán. Liên quan đến vấn đề này, Trung Quốc đã thay đổi cơ bản hệ thống kế toán của họ trong năm 2002 rất gần với IAS.

 

doc93 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1491 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hiện trạng môi trường đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thi hành Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp trong năm 2004. [MOF: WT7] 15. Xóa bỏ nghĩa vụ đấu thầu khi mua sắm thiết bị, nhà xưởng... của các liên doanh mà phía Việt Nam góp vốn từ 30% trở lên bằng giá trị quyền sử dụng đất. 1) Hiện trạng Vấn đề này có liên quan đến quy định tại điều 100 Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, nguồn gốc của Điều 100 xuất phát từ các quy chế đấu thầu như sau: Khoản 2-b điều 2 “các dự án liên doanh, hợp đồng hợp tác kinh doanh, hoặc góp vốn trong đó phần vốn đóng góp của tổ chức kinh tế nhà nước (doanh nghiệp nhà nước) chiếm ít nhất 30% vốn pháp định, vốn kinh doanh hay cổ phần.” hoản 8 điều 10 “các nhà thầu tham gia đấu thầu ở Việt Nam phải cam kết mua và sử dụng nguyên vật liệu, thiết bị phù hợp về mặt chất lượng và giá cả và được sản xuất, gia công hay có bán tại Việt Nam.” khoản 8 điều 10 ”trong trường hợp đấu thầu quốc tế được tổ chức tại Việt Nam cho các dự án quy định tại khoản 2 điều 2 của quy chế này, các nhà thầu và sản phẩm sản xuất trong nước sẽ được ưu tiên” 2) Các vấn đề từ nhìn phía doanh nghiệp Nhằm thúc đẩy hoạt động của các liên doanh, các đối tác Nhật Bản gợi ý là việc áp dụng hệ thống đấu thầu nên để cho liên doanh được tự quyết định. Thay đổi này không chống lại quyền lợi của Chính phủ vác các đối tác Việt Nam. 3) Quan điểm của các cơ quan liên quan của Chính phủ Việt Nam Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, doanh nghiệp liên doanh có trên 30% vốn góp của doanh nghiệp nhà nước thì bắt buộc phải tổ chức đấu thầu khi mua máy móc thiết bị. Đây là quy định nhằm bảo vệ tài sản của Chính phủ Việt Nam. Nói một cách khác, chính phủ Việt Nam không chỉ coi trọng mặt quản lý doanh nghiệp mà còn coi trọng cả mặt sở hữu doanh nghiệp. 4) Các giải pháp cụ thể Chính phủ Việt Nam sẽ giao các Bộ có liên quan sửa Pháp lệnh về đấu thầu để trình lên Uỷ ban thường vụ Quốc hội để xóa bỏ nghĩa vụ đấu thầu trong việc mua sắm thiết bị nhà xưởng trong các doanh nghiệp liên doanh mà phía Việt Nam góp vốn hơn 30% bằng quyền sử dụng đất trong thời gian sớm nhất có thể. [MPI: WT1] 16. Quy định về các quỹ hoạt động ở nước ngoài của chi nhánh ngân hàng nước ngoài và công ty bảo hiểm 1) Hiện trạng Giới hạn trần của vốn sử dụng tại nước ngoài của các chi nhánh ngân hàng nước ngoài là 30% tổng số vốn huy động, trong khi các công ty bảo hiểm chỉ được sử dụng các nguồn vốn nhàn rỗi của mình để đầu tư tại Việt Nam. Luật và quy định Thông tư của Ngân hàng Nhà nước 08/2000/ TT-NHNN, Luật Bảo hiểm khoản 2 điều 98 2) Các vấn đề nhìn từ phía doanh nghiệp Nhiều khách hàng của các chi nhánh ngân hàng nước ngoài là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mới thành lập. Các chi nhánh ngân hàng nước ngoài có một lượng vốn huy động và tiền thu được từ xuất khẩu ngày càng tăng, trong khi không có nhiều cơ hội đầu tư tại Việt Nam do rủi ro cao. Trong các trường hợp này, các chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải tìm kiếm cơ hội đầu tư ở nước ngoài. Việc bãi bỏ quy định hạn chế sử dụng vốn ở nước ngoài này sẽ giúp các chi nhánh ngân hàng nước ngoài được khuyến khích phát triển, dẫn tới việc gián tiếp xúc tiến ĐTNN. Người ta cũng khuyến cáo rằng không nên cấm các công ty bảo hiểm sử dụng nguồn vốn nhàn rỗi bằng việc đầu tư ra nước ngoài để tăng sức sống cho thị trường bảo hiểm Việt Nam. 3) Quan điểm của cCc cơ quan lian quan của Chính phủ Việt Nam Chính sách của Ngân hàng Nhà nước là khuyến khích các ngân hàng nước ngoài đầu tư tại Việt Nam. Về các công ty bảo hiểm, luật bảo hiểm mới có hiệu lực hai năm trước đây, quy định vốn huy động của công ty bảo hiểm sử dụng để đầu tư tại Việt Nam theo quy định là phù hợp. Các cơ quan có liên quan: Ngân hàng nhà nước, đối với các ngân hàng BTC đối với các công ty bảo hiể 4) Các giải pháp cụ thể Chính phủ Việt Nam nhanh chóng xoá bỏ các hạn chế về việc sử dụng vốn và tài sản của các ngân hàng nước ngoài và các công ty bảo hiểm theo các cam kết quốc tế. [SBV: WT8] 17. Xoá bỏ yêu cầu về vốn đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư nước ngoài 1) Hiện trạng Diều 16 Luật đầu tư nước ngoài không cho phép giảm vốn đầu tư. Tuy nhiên, theo Luật Đầu tư nước ngoài sửa đổi tháng 7 năm 2000, vấn đề này sẽ do Thủ tướng quyết định. Mặt khác, theo điều 43 và điều 50 Luật Doanh nghiệp, các doanh nghiệp tư nhân của Việt Nam có thể giảm vốn đầu tư. 2) Các vấn đề nhìn từ phía doanh nghiệp Có không ít doanh nghiệp Nhật Bản có nguyện vọng giảm vốn đầu tư vì lý do hợp lý hoá quy mô hoặc vì cho đó là quyền quyết định chính đáng của bản thân doanh nghiệp. 3) Quan điểm của các cơ quan liên quan của Chính phủ Việt Nam Luật Đầu tư nước ngoài hiện hành không cho phép giảm vốn đầu tư. 4) Các giải pháp cụ thể 1. Với mục đích đảm bảo sự mềm dẻo của các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, Chính phủ Việt Nam sẽ đề xuất với Quốc hội sửa Luật Đầu tư nước ngoài để cho phép các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài được giảm vốn đầu tư trong những điều kiện nhất định tại lần sửa đổi Luật đầu tư nước ngoài tới đây. [MPI: WT1] (Ghi chú: hiện nay việc giảm vốn đầu tư không được cho phép) 2. Chính phủ Việt Nam sẽ đề xuất với Quốc hội xoá bỏ hạn chế giới hạn sàn về vốn pháp định trong tổng vốn đầu tư (hiện nay quy định ít nhất bằng 30% vốn đầu tư) tại lần sửa đổi Luật đầu tư nước ngoài tới đây. [MPI: WT1] 18. Vấn đề về định nghĩa tổng vốn đầu tư liên quan đến nhập khẩu tài sản cố định 1) Hiện trạng Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hiện nay đang được miễn thuế nhập khẩu đối với tài sản cố định theo một số điều kiện nhất định. Để được hưởng chế độ miễn thuế này cần có giấy phép của Sở Thương mại nằm trong Uỷ ban nhân dân nơi cấp miễn thuế nhập khẩu. Sở Thương mại sẽ kiểm tra giấy phép đầu tư/báo cáo nghiên cứu khả thi và cấp giấy phép nhập khẩu trong phạm vi giá trị tổng vốn đầu tư quy định tại giấy phép đầu tư. Vấn đề phát sinh khi một công ty sản xuất nhập khẩu tài sản cố định cho thời gian gia hạn. Sở Thương mại sau đó có thể yêu cầu điều chỉnh giấy phép đầu tư để tăng tổng vốn đầu tư và vốn pháp định, vì họ cho rằng tổng cộng dồn tài sản cố định sẽ vượt quá tổng vốn đầu tư quy định tại giấy phép đầu tư. Sở Thương mại có thể không coi đây là khấu hao tài sản cổ định trong các trường hợp này. Luật và quy định có liên quan đến vấn đề này Luật ĐTNN 18/2000/QH10, Nghị định 24/2000/NĐ-CP, Nghị định 27/2003/NĐ-CP 2) Các vấn đề nhìn từ phía doanh nghiệp Doanh nghiệp không lý giải được việc tăng tổng vốn đầu tư ghi trên giấy phép đầu tư trong trường hợp nhập khẩu tài sản cố định để gia hạn đầu tư. Việc nhập khẩu tài sản cố định nên được coi là khấu hao nhiều hơn là mở rộng đầu tư. Khoản khấu hao nên được khấu trừ từ tổng tài sản cố định nhập khẩu. 3) Quan điểm của các cơ quan liên quan của Chính phủ Việt Nam Chính phủ cũng nhận thức được rằng tổng giá trị nhập khẩu tài sản cố định cần phải tính đến khấu hao. Chúng tôi sẽ thảo luận vấn đề này với các bộ ngành có liên quan. 4) Các giải pháp cụ thể Chính phủ Việt Nam sẽ ban hành văn bản để làm rõ việc cần phải tính đến giá trị khấu hao luỹ kế trong tính toán nhập khẩu tài sản cố định (thực hiện trong vòng nửa năm). [MOT: WT9] 2) Nâng cao năng lực của các cơ quan thực thi 19. Đảm bảo tính minh bạch, độ tin cậy, tính đồng bộ, tốc độ và đơn giản hoá nghiệp vụ hải quan 1) Hiện trạng Những năm gần đây, chính phủ Việt Nam đang cố gắng hoàn thiện hệ thống pháp luật đẻ đẩy mạnh hoạt động thương mại, xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài và thực hiện các cam kết quốc tế. Vì vậy, cần hiện đại hoá bộ máy hải quan trên cơ sở “15 lĩnh vực cần phải hiện đại hoá nghiệp vụ hải quan (năm 1999-2004)” của ASEAN và Kế hoạch hành động chung của hải quan APEC. Ngoài ra, Việt nam cũng đang chuẩn bị phê chuẩn công ước sửa đổi về “đơn giản hoá và đồng bộ hoá thủ tục hải quan” (công ước Kyoto sửa đổi). Nhưng công tác cải cách này vừa quyết liệt lại vừa đa dạng nên dù cho Việt Nam có xây dựng được khung pháp lý cơ bản thì việc thực thi, áp dụng vẫn có thể bị chậm trễ. Ngoài ra, nếu cơ cấu tổ chức mới chưa nâng cao trình độ nghiệp vụ của tất cả các cán bộ hải quan, thì có thể xuất hiện những vấn đề trong quản lý cán bộ hải quan. Hơn nữa, việc đào tạo bồi dưỡng cán bộ để có thể áp dụng hiệu quả chế độ mới, thủ tục mới còn rất chậm, thực tế là năng lực phẩm chất của cán bộ làm công tác thông quan xuất nhập khẩu chưa đạt đến trình độ quốc tế. 2) Các vấn đề nhìn từ phía doanh nghiệp Không có sự thống nhất trong thực hiện các nghiệp vụ của các cán bộ và đơn vị hải quan, nảy sinh vấn đề quyết định của cán bộ hải quan mang tính chủ quan. Ngoài ra, các doanh nghiệp Nhật bản phàn nàn thủ tục thông quan xuất nhập khẩu rất phức tạp. 3) Quan điểm của các cơ quan liên quan của Chính phủ Việt Nam Trước đây, thủ tục hải quan cần tới khoảng 10 loại giấy tờ, nhưng vì có nhiều phàn nàn cho rằng như vậy quá phiền toái nên thủ tục cũng đã được đơn giản hoá khá nhiều. Người sử dụng cũng đã nắm khá vững thông tin về các thủ tục khai báo. Hiện nay, Chính phủ Việt Nam đang đã có kế hoạch xây dựng hệ thống khai báo hải quan qua mạng Internet song cụ thể vẫn chưa có tiến triển. Đã tiến hành thử nghiệm hệ thống trao đổi thông tin với các cảng và kết quả cho thấy thủ tục tiến hành có nhanh chóng hơn, nhưng kết nối giữa hãng vận tải và ga cảng còn kém và thủ tục vẫn đòi hỏi giấy tờ chính thức. Mặc dù Tổng cục Hải quan đã có kế hoạch máy tính hoá thủ tục hải quan trong giai đoạn từ 2001-2005, nhưng đã bị chậm lại nên dự kiến sẽ hoàn thành từ 2003-2006. Tổng cục Hải quan Việt Nam xử phạt các cán bộ của mình căn cứ vào sáu luật như Luật công chức, Luật chống tham nhũng, Luật chống lãng phí nếu cán bộ hải quan nhận hối lộ. Đây là vấn đề xã hội nhạy cảm, Tổng cục đang thực hiện một chiến dịch rộng rãi giáo dục trách nhiệm cho cán bộ hải quan. 4) Các giải pháp cụ thể Chính phủ Việt Nam sẽ thực hiện các biện pháp dưới đây: 1. Nhanh chóng xúc tiến phê chuẩn Công ước Kyoto sửa đổi 2. Thực hiện một cách nhanh chóng các quy trình nghiệp vụ hải quan mới 3. Triệt để thực hiện quá trình hợp lý hoá công tác thông quan 4. Xây dựng chế độ, chế tài và phương pháp kiểm tra liên quan đến gian lận thương mại 5. Xúc tiến xây dựng cơ cấu phối hợp giữa các cơ quan hành chính 6. Nâng cao năng lực của các cán bộ hải quan 7. Công khai hoá các thông tin liên quan đến thủ tục hải quan 8. Từng bước xây dựng các định nghĩa định giá thuế XNK dựa trên GATT và WTO (từng bước giảm các mặt hàng áp dụng giá tối thiểu) 9. Nghiên cứu và ban hành các quy định về thủ tục hải quan liên quan tới việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ tại biên giới. 10. Thực hiện quy tắc áp mã hàng trước khi hàng đến Chính phủ Nhật Bản sẽ xem xét việc hợp tác hỗ trợ Việt Nam thực hiện các hoạt động trên 20. Hệ thống quản lý thuế 1) Hiện trạng Công tác thuế vụ đã được cải thiện trong những năm gần đây. Nhưng vẫn còn nhiều trường hợp không nhất quán trong áp dụng thuế và thu thuế. ở đây có hai vấn đề là sửa đổi pháp luật và vấn đề thực hiện. Dưới đây là một số trường hợp từ báo cáo của Nhóm công tác Thương mại và Đầu tư Việt Nam – Nhật Bản và Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam. - Hệ thống hoàn thuế VAT đã được cải tiến. Nhưng vẫn có những trường hợp bị chậm chễ đặc biệt trong trường hợp liên quan đến các dự án ODA. - Mọi người có cách giải thích khác nhau về các hiệp định thuế quan và có thể không phù hợp với thông lệ quốc tế. - Có sự chồng chéo giữa các quy định, ví dụ Thông tư số 18 và Thông tư số 13 - Kiểm toán thuế nhiều lần một năm. - Hướng dẫn và thực hiện không rõ ràng đối với thuế đánh vào nhà thầu nước ngoài, thuế VAT đối với xuất khẩu dịch vụ Việc hoàn thuế VAT đối với các dự án vay nợ tiền Yen không được tiến hành đúng hạn. Tổng cục Thuế và JBIC tuân theo quy trình hướng dẫn. Bộ Tài chính và JBIC giải quyết vấn đề theo từng trường hợp cụ thể. 2) Các vấn đề nhìn từ phía doanh nghiệp Việc thu thuế đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được tiến hành thông qua các chi cục thuế địa phương. Có những nguồn tin rằng việc giải thích và áp dụng khác nhau giữa những cán bộ thuế phụ thuộc vào mối quan hệ đối với doanh nghiệp. Hướng dẫn của Bộ Tài chính không đến được địa phương đúng hạn. Một doanh nghiệp ĐTNN không thể khiếu nại tất cả các trường hợp tới Bộ Tài chính, cho dù Bộ Tài chính có ý định và có thể giúp đỡ các doanh nghiệp ĐTNN. Việc thực hiện tốt việc quản lý hệ thống thuế ở địa phương là vấn đề lớn nhất sau khi luật pháp được ban hành. 3) Quan điểm của các cơ quan liên quan của Chính phủ Việt Nam Nhìn chung, hệ thống hoàn thuế VAT được cải thiện qua từng năm. Chúng tôi đang từng bước thực hiện các biện pháp cần thiết nhằm cải tiến công tác quản lý thuế. 4) Các giải pháp cụ thể 1. Chính phủ Việt Nam sẽ tiếp tục nỗ lực hợp lý hoá các công tác về thuế vụ (tăng cường và hợp lý hoá hệ thống thu thuế nhằm tạo một sân chơi bình đẳng về mặt thuế cho các doanh nghiệp trong nước và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài). Chính phủ Việt Nam sẽ phối hợp với các chuyên gia ODA của Nhật Bản tháo gỡ các vướng mắc phát sinh giữa cơ quan thuế và nhà đầu tư. [MOF: WT7] 2. Chính phủ Việt Nam sẽ thiết lập các "điểm tư vấn công cộng" tại các Bộ có liên quan nhằm giải quyết các vấn đề như lĩnh vực ODA, hoàn thuế VAT và các mức thuế áp dụng. [MOF: WT7] Chính phủ Nhật Bản sẽ xem xét khả năng hỗ trợ công tác hiện đại hóa nghiệp vụ thuế (như việc tăng cường năng lực cho các cán bộ thuế vụ, các hoạt động tư vấn thuế, điều tra thuế). 21. Cải thiện hoạt động quản lý về quyền sở hữu trí tuệ 1) Hiện trạng Đối với Việt Nam, bảo hộ và quản lý quyền sở hữu trí tuệ là một vấn đề quan trọng để gia nhập WTO, đòi hỏi phải hoàn thiện hệ thống pháp luật, tăng cường thể chế thực thi. Cục sở hữu trí tuệ (NOIP) trực thuộc Bộ Khoa học Công nghệ (MOST), là cơ quan duy nhất tiếp nhận đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ, giám định và đăng ký về Quyền sở hữu trí tuệ bao gồm Sáng chế, Giải pháp hữu ích, Kiểu dáng, Nhãn hiệu hàng hoá. Nhiệm vụ chính của cơ quan này là: - Trên cơ sở đơn yêu cầu của người nộp đơn (cá nhân hoặc pháp nhân) cấp chứng chỉ về quyền sở hữu công nghiệp - Trên cơ sở đơn yêu cầu của người nộp đơn, làm thủ tục đăng ký gia hạn, chuyển nhượng, khiếu nại và xác định phạm vi quyền lợi liên quan đến quyền sở hữu công nghiệp - Quản lý và bảo vệ quyền lợi của chủ sở hữu trí tuệ như quyền lợi chính đáng được pháp luật thừa nhận - Xây dựng dự thảo luật liên quan sở hữu trí tuệ và lập kế hoạch chính sách về sở hữu trí tuệ - Để hội nhập với quốc tế, phối hợp chặt chẽ với Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới và các tổ chức sở hữu trí tuệ nước ngoài . - Phổ biến rộng rãi về hoạt động sở hữu trí tuệ tới cơ quan liên quan và công chúng để tăng cường hiệu quả hoạt động của hệ thống sở hữu trí tuệ. Mặc dù, số đơn yêu cầu đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp mà NOIP tiếp nhận ngày càng tăng (trong năm 2001 khoảng 9.000 đơn, năm 2002 là hơn 1 vạn đơn, trong đó đơn xin đăng ký nhãn hiệu hàng hoá khoảng 1 vạn đơn), công tác đăng ký vẫn chưa được tự động hoá nên hiệu quả thấp, dẫn đến thủ tục đăng ký mất nhiều thời gian. Để giải quyết khó khăn này, "Dự án hiện đại hoá nghiệp vụ quyền sở hữu công nghiệp MOIPA", đang được thực hiện từ tháng 4 năm 2000 với sự hỗ trợ kỹ thuật của JICA. Dự án MOIPA thúc đẩy hiện đại hoá quá trình quản lý quyền sở hữu trí tuệ để làm cho NOIP cấp quyền sở hữu trí tuệ nhanh và chính xác hơn. Đây là dự án chuyển giao công nghệ, phát triển và hoạt động của Hệ thống Quản lý Sở hữu Công nghiệp (IPAS). Theo dự kiến, bắt đầu từ cuối tháng 9 năm 2003, IPAS sẽ hoạt động chính thức và thúc đẩy tiêu chuẩn hoá, tăng hiệu quả cho công tác quản lý quyền sở hữu công nghiệp. Văn bản pháp luật liên quan Luật Dân sự, Phần 6 (Quyền tác giả ở Chương 1, mục 745-779, Quyền sở hữu công nghiệp ở Chương II, mục 780-805). Nghị định số 76/CP ngày 24/10/1996 Nghị định số 63/CP ngày 24/10/1996 Thông tư số 3055/TT/SHCN, có hiệu lực từ ngày 15/01/1997 Nghị định số 12//1999/ND-CP ngày 06/03/1999 Nghị định số 54/2000/ND-CP ngày 03/10/2000 Nghị định số 06/2001/ND-CP ngày 15/02/2001 Vấn đề thay đổi cơ quan quản lý nhãn hiệu hàng hoá Theo Nghị định số 54/2003/ND-CP ngày 19/05/2003, có hiệu lực từ ngày 22/06/2003, tên trụ sở của NOIP được đổi từ "Cục sở hữu công nghiệp" thành "Cục sở hữu trí tuệ", đồng thời chịu trách nhiệm quản lý "Quyền sở hữu trí tuệ ngoại trừ quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật và nhãn hiệu hàng hoá". Nói một cách khác, bộ phận quan trọng trong Quyền sở hữu công nghiệp là nhãn hiệu hàng hoá sẽ không thuộc trách nhiệm quản lý của NOIP. Cơ quan quản lý mới có thể là Cục quản lý thị trường của Bộ Thương mại nhưng hiện nay quyết định chính thức vẫn chưa được ban hành. Theo chỉ thị của Thủ tướng chính phủ, bắt đầu từ ngày 22 tháng 6, NOIP vẫn tiếp tục tiếp nhận đơn đăng ký nhãn hiệu hàng hoá bao gồm khâu thẩm định sơ bộ, không bao gồm quyết định thẩm định chính thức và thông báo, vì vậy hiện nay còn tồn đọng rất nhiều đơn đăng ký nhãn hiệu hàng hoá chưa được giải quyết. Tính từ đầu tháng 8 cho đến nay, con số này đã lên tới hàng trăm đơn. Hơn nữa, việc chuyển giao trách nhiệm nêu trên cũng sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả của quá trình chuyển giao công nghệ của dự án hiện đại hoá quyền sở hữu công nghiệp nói trên. Về vấn đề này, Nhật Bản và các nước khác cũng đã bày tỏ mối lo ngại trước sự xáo trộn về tổ chức hành chính quản lý nhãn hiệu hàng hoá của Việt Nam. Ngày 15 tháng 7 năm 2003, trong cuộc họp của Nhóm công tác thương mại đầu tư Nhật Việt, vấn đề này đã được xác nhận nhưng như trình bày ở trên, đến nay vẫn chưa biết cơ quan nào sẽ quản lý lĩnh vực này. Quyền sở hữu công nghiệp Mục đích Định nghĩa Văn bằng bảo hộ Thời hạn bảo hộ Sáng chế Là giải pháp kỹ thuật mới so với trình độ kỹ thuật trên thế giới, có trình độ sáng tạo, và khả năng áp dụng trong các lĩnh vực kinh tế xã hội Bằng sángchế 20 năm kể từ ngày nộp đơn Giải pháp hữu ích Là giải pháp kỹ thuật mới so với trình độ kỹ thuật trên thế giới, và có khả năng áp dụng trong các lĩnh vực kinh tế xã hội Bằng giải pháp hữu ích 10 năm kể từ ngày nộp đơn Kiểu dáng công nghiệp Là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng đường nét, hình khối, màu sắc hoặc sự kết hợp của những yếu tố đó và có tính mới đối với thế giới, có khả năng dùng làm mẫu để chế tạo sản phẩm công nghiệp và thủ công nghiệp Bằng kiểu dáng 5 năm kể từ ngày nộp đơn. Mỗi 5 năm, được đăng ký mới 2 lần Nhãn hiệu hàng hoá Là những dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ cùng loại của các cơ sở sản xuất kinh doanh khác nhau. Nhãn hiệu hàng hoá có thể là từ ngữ, hình ảnh, màu sắc hoặc sự kết hợp các yếu tố đó. Bằng nhãn hiệu hàng hoá 10 năm kể từ ngày nộp đơn. Trong 10 năm, có thể xin cấp mới tuỳ ý 2) Các vấn đề nhìn từ phía doanh nghiệp Thời gian kể từ khi nộp đơn đăng ký kiểu dáng và nhãn hiệu hàng hoá cho đến khi nhận được thông báo chấp thuận, hoặc từ chối còn dài. Đối với một nhà sản xuất xe máy, thời gian để đăng ký một kiểu dáng công nghiệp tổng cộng kéo dài 20 tháng, gây ra thiệt hại cho nhà sản xuất. Một trong những nguyên nhân của hiện tượng này là thủ tục đăng ký phức tạp và do đó cần phải được đơn giản hoá. Đối với nhãn hiệu hàng hoá, trước hết phải giải quyết nhanh vấn đề chuyển giao trách nhiệm quản lý và sau đó cần rút ngắn thời gian thẩm định. Việt Nam nên nhanh chóng tham gia vào Nghị định thư Madrid hoặc “Nghị định thư liên quan đến Hiệp định Madrid về Đăng ký Quốc tế Nhãn hiệu Hàng hoá” càng sớm càng tốt. Mặc dù, Việt Nam đã tham gia Hiệp định Madrid năm 1949 nhưng lại chưa tham gia vào Nghị định thư của Hiệp định này, do vậy doanh nghiệp Nhật Bản không thể đăng ký nhãn hiệu hàng hoá theo Nghị định thư tại Việt Nam. 3) Quan điểm của các cơ quan liên quan của Chính phủ Việt Nam Về vấn đề đơn giản hoá thủ tục đăng ký quyền sở hữu trí tuệ (IP), Dự thảo sửa đổi Thông tư 3055 về Sở hữu trí tuệ đã được xây dựng, song do vấn đề chuyển đổi cơ quan quản lý nhãn hiệu hàng hoá, nên vẫn đang được sửa đổi. Nhìn chung, luật pháp liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ của Việt nam đều dựa theo Hiệp định TRIPS của WTO. Tuy nhiên, việc thực thi luật vẫn chưa hoàn thiện. Với sự giúp đỡ của phía Nhật Bản qua dự án đang tiến hành, hệ thống xử lý đơn yêu cầu trong hệ thống quản lý quyền sở hữu trí tuệ đang được cải tiến. 4) Các giải pháp cụ thể Chính phủ Việt Nam tiếp tục đơn giản hoá các thủ tục liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ. Chính phủ Việt Nam xây dựng một hệ thống có thể cho phép tìm kiếm và cung cấp các thông tin có liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ trên Internet (trong vòng 2 năm). Chính phủ Việt Nam sẽ tăng cường chức năng và năng lực của Cục Sở hữu trí tuệ, với tư cách là cơ quan đầu mối sẽ đáp ứng một cách nhanh chóng những thắc mắc của các nhà đầu tư đã hoặc sẽ đầu tư vào Việt Nam về quyền sở hữu trí tuệ (thực hiện trong vòng nửa năm tới). [MOST, MPI: WT5]. Chính phủ Nhật Bản sẽ xem xét việc hợp tác hỗ trợ xây dựng hệ thống quản lý dữ liệu về quyền sở hữu trí tuệ. Chính phủ Việt Nam sẽ sửa đổi Nghị định 54/2003/NĐ-CP để thẩm quyền quản lý Nhà nước về nhãn hiệu hàng hoá thuộc về Cục sở hữu trí tuệ. [MOST: WT5]. Chính phủ Việt Nam sẽ tham gia Nghị định thư Madrid trên cơ sở cân nhắc mức độ ưu tiên của các cam kết mang tính quốc tế trong đó có WTO (hiệp định TRIPS). [MOST: WT5]. Chính phủ Nhật Bản sẽ xem xét hợp tác hỗ trợ Việt Nam tham gia nghị định thư Madrid. 22. Thực hiện và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ 1) Hiện trạng Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là một điều kiện để gia nhập WTO, như được quy định tại TRIPS, Việt Nam buộc phải hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan và củng cố hệ thống thực thi. Tuy vậy, nhận thức chung về vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ (viết tắt là IP), bao gồm bảo hộ Sáng chế, Giải pháp hữu ích, Kiểu dáng, Nhãn hiệu hàng hoá và Quyền tác giả chưa đầy đủ, do vậy có hiện tượng hàng giả hàng nhái xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ vẫn đang tràn lan trên thị trường. Ngược lại, các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam vẫn chưa quan tâm thích đáng đến việc bảo vệ nhãn hiệu hàng hoá, dẫn đến trường hợp nhãn hiệu thực phẩm đặc sản, gia vị, cà phê của Việt nam bị doanh nghiệp nước ngoài lợi dụng đăng ký ở một nước thứ ba và kết quả là các doanh nghiệp của Việt Nam không xuất khẩu được ngay chính sản phẩm mang nhãn hiệu của mình. Đây là lý do tại sao Chính phủ Việt Nam và các hiệp hội đang nỗ lực triển khai rộng rãi các hoạt động nâng cao nhận thức về bảo hộ và quản lý nhãn hiệu thương mại cho các doanh nghiệp trong nước. Về xử lý vi phạm liên quan sản xuất và buôn bán hàng giả hàng nhái, các cơ quan liên quan bao gồm Cục quản lý thị trường thuộc Bộ Thương mại, Công an kinh tế, cơ quan thanh tra trực thuộc Bộ Khoa học Công nghệ, Cục hải quan cùng Uỷ ban nhân dân các cấp. Biện pháp xử lý hành chính bao gồm phạt tiền, bồi thường thiệt hại, tịch thu và nghiêm cấm sản xuất buôn bán hàng giả hàng nhái, thu hồi giấy phép kinh doanh. Cho dù, Cục sở hữu trí tuệ (NOIP) không có chức năng phát hiện và trực tiếp bắt giữ hàng giả, nhưng có quyền, nhiệm vụ tiếp nhận và trả lời đơn thư khiếu nại. Tuy có rất nhiều cơ quan chính phủ cùng quản lý bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ song việc phối hợp giải quyết giữa các cơ quan này là chưa đồng bộ và phát huy được hiệu quả. Điều này đòi hỏi cần phải củng cố hệ thống, nâng cao năng lực ban ngành bao gồm năng lực chuyên môn của cán bộ và phải làm rõ chức năng nhiệm vụ của các bên liên quan. Văn bản pháp luật tham khảo Nghị định số 31/1999/CT CT-TTg, ngày 27/10/1999 Thông tư liên tịch 10/2000/TTLT-BTM-BTC-BCA-BKHCNMT, ngày 27/04/2000 2) Các vấn đề nhìn từ phía doanh nghiệp Số lượng lớn hàng nhái được tìm thấy ở thị trường Việt Nam, rõ ràng đã vi phạm quyền IP. Các nhãn hiệu xe máy nổi tiếng là mục tiêu chính, gây ra thiệt hại không xác định được; các sản phẩm điện tử và gia vị cũng là những nạn nhân. Công tác bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, điều tra và đấu tranh chống hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ tiến hành chưa triệt để và chưa công bằng nghiêm minh. Mặc dù có rất nhiều các cơ quan có nhiệm vụ điều tra, đấu tranh việc xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ nhưng công tác xử lý của các cơ quan này chưa triệt để (xem bảng dưới). Bộ Khoa học và Công nghệ nên chủ động liên kết các cơ quan hữu quan để tiến hành điều tra đấu tranh. Điều quan trọng là phải xây dựng cơ chế hành động nhanh chóng khi có đề nghị từ phía người có quyền sở hữu. Hơn nữa, NOIP (Cục sở hữu trí tuệ) có trách nhiệm nhận và giải đáp yêu cầu đánh giá mức độ xâm phạm sở hữu trí tuệ nhưng phương pháp thực hiện còn nhiều điều chưa thoả đáng và cần được cải tiến. Các cơ quan liên quan đến bảo vệ IP: trách nhiệm và hiện trạng (đánh giá bởi khu vực tư nhân) Các cơ quan Nhiệm vụ Thực tế MOST NOIP - Cấp chứng nhận - Xác định vi phạm - Thường xuyên cấp các văn bản “không vi phạm” mà không có sự thẩm định chính xác, thận trọng. - Không có những hành động hiệu quả để đưa ra kết luận “vi phạm”, dẫn tới kết quả hành vi vi phạm vẫn tiếp diễn Cơ quan thanh tra Kiểm tra & xử phạt các vi phạm về sở hữu trí tuệ Rất ít các vụ việc được thanh tra và chỉ với một số ít nhân viên ở các thành phố chính. Cục quản lý thị trường Kiểm tra và xử phạt các hành vi gian lận thươn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc1010726.DOC