Đề tài Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất – Khảo sát tại xí nghiệp 26.1-Bộ Quốc Phòng

Phần I Cơ sở chung về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất.

1-Sự cần thiết của tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.

2-Tập hợp Chi phí sản xuất.

2.1-Khái niệm chi phí sản xuất của doanh nghiệp sản xuất.

2.2-Phân loại chi phí sản xuất

3-Giá thành sản phẩm.

3.1-Khái niệm giá thành.

3.2-Phân loại giá thành.

4-So sánh chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.

4.1-Phân biệt chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.

4.2-Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.

5-Tổ chức tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất.

5.1-Tổ chức tập hợp chi phí sản xuất.

5.1.1-Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất

5.1.2-Tổ chức hệ thống chứng từ và trình tự tập hợp chi phí sản xuất.

5.1.3-Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất.

5.1.4-Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ.

5.2-Tổ chức tính giá thành sản phẩm.

5.2.1-Đối tượng tính giá thành.

5.2.2-Kỳ tính giá thành.

5.2.3-Phương pháp tính giá thành.

Phần II Thực trạng về tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp 26.1-Công ty 26-Bộ Quốc Phòng.

I-Giới thiệu khái quát về công ty 26.

1-Quá trình hình thành và phát triển của công ty 26

2-Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty.

2.1-Thực trạng tình hình sản xuất kinh doanh của công ty 26

2.2-Mô hình cơ cấu và tổ chức , chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận trong bộ máy tổ chức của công ty.

2.3-Tình hình tổ chức kế toán của công ty.

II-Thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp 26.1

1-Đặc điểm chi phí sản xuất.

2-Trình tự tập hợp chi phí sản xuất.

2.1-Đối tượng tập hợp CPSX.

2.2-Phương pháp tập hợp CPSX.

2.3-Tổ chức tập hợp CPSX.

3-Trình tự hạch toán giá thành.

3.1-Đối tượng tính giá thành.

3.2-Kỳ tính giá thành.

3.3-Phương pháp tính giá thành.

Phần III Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp 26.1- Bộ Quốc Phòng.

I-Đánh giá tình hình tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp 26.1

1-Ưu điểm.

2-Nhược điểm.

II-Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp CPSX và tính giá thành tại xí nghiệp 26.1

 

 

 

 

 

 

doc57 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1043 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất – Khảo sát tại xí nghiệp 26.1-Bộ Quốc Phòng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh sản phẩm tại xí nghiệp 26.1-công ty 26- Bộ Quốc Phòng. I-Giới thiệu khái quát về xí nghiệp 26.1- công ty 26- Bộ Quốc Phòng. Quá trình hình thành và phát triển của xí nghiệp 26.1-công ty 26-bộ quốc phòng. Quá trình hình thành công ty 26, Xí nghiệp 26.1 là một trong 4 thành viên của công ty 26 – Bộ Quốc Phòng. Năm 1996 đứng trước yêu cầu nhiệm vụ của việc đổi mới và phát triển của nền kinh tế đất nước nói chung và các doanh nghiệp công nghiệp trong quốc phòng nói riêng. Thực hiện chủ trương đổi mới của Đảng và Nhà nước Công ty 26 – Bộ Quốc Phòng được thành lập theo Nghị định 388 trên cơ sở sáp nhập từ 2 xí nghiệp: Xí nghiệp 26- Tổng cục hậu cần, được thành lập theo quyết định số 890 ngày 7/7/1978 do Cục Quân Nhu _ Tổng cục hậu cần phê duyệt.Với nhiệm vụ là chuyên sản xuất hàng quân trang phục vụ quốc phòng như các sản phẩm: Giầy vải, giầy da, mũ cứng, quân hàm, quân hiệu, mũ kê pi và các tạp trang khác. Xí nghiệp 804- Tổng cục hậu cần được thành lập theo quyết định số 334 ngày 26/10/1967 do Cục kiến thiết cơ bản- Tổng cục hậu cần- Bộ quốc phòng phê duyệt. Với nhiệm vụ là chuyên sản xuất hàng dụng cụ phục vụ cho quốc phòng như bàn, ghế, giường tủ bằng các loại vật tư như sắt, thép, gỗ. Qua 10 năm đổi mới (1896-1996) đánh giá lại những thành quả đã đạt được, để tiếp tục phát huy được những thành quả đó và thực hiện chủ trương đổi mới của Đảng và Nhà nước tiếp tục đổi mới một lần nữa trên cơ sở sáp nhập- giải thể các xí nghiệp làm ăn kém hiệu quả, thua lỗ triền miên không phát triển được, với các xí nghiệp làm ăn phát triển để tiếp tục ổn định nền kinh tế đất nước, Bộ Quốc Phòng đã có quyết định số 472/QĐQP ngày 17/4/1996 về việc thành lập công ty 26. Số đăng ký kinh doanh :101772. Ngành nghề kinh doanh: - Sản xuất, kinh doanh hàng may mặc. - Sản xuất giầy vải, giầy da, dép nhựa, mũ cứng, áo đi mưa các loại. - Chế biến gỗ, sản xuất kinh doanh bao bì. - Xuất nhập khâu sản phẩm, vật tư thiết bị phục vụ sản xuất các mặt hàng Công ty được phép sản xuất. Vốn pháp định: 11.764 triệu đồng. Giấy phép đăng ký kinh doanh: Ngày 03/6/1996. Tên công ty: Công ty 26 – Bộ Quốc Phòng. Trụ sở giao dịch: Xã Thạch Bàn – Huyện Gia Lâm – Hà Nội. Cơ quan chủ quản: Tổng Cục Hậu Cần – Bộ Quốc Phòng. Công ty 26 là một doanh nghiệp nhà nước thực hiện theo quyết định 388 có tư cách pháp nhân hạch toán kinh tế đầy đủ, có tài khoản tiền gửi ngân hàng VNĐ, tài khoản tiền gửi ngoại tệ tại ngân hàng, có con dấu riêng để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Công ty có 4 xí nghiệp thành viên: XN26.1, XN26.2, XN26.3, XN26.4. Trong đó, xí nghiệp 26.1 nằm trên địa bàn xã Ngọc Thụy, huyện Gia Lâm-Hà nội chuyên sản xuất mũ cứng, hàng may mặc, hàng nhựa. Trong quá trình sản xuất kinh doanh với doanh thu hàng năm là: -Từ 65 -70% là hàng quốc phòng. -Từ 30-35%là hàng kinh tế (sản xuất bán ra ngoài thị trường nội địa và xuất khẩu). Như vậy, Công ty26 sản xuất ra các sản phẩm cung cấp, phục vụ cho quốc phòng là nhiệm vụ chính trị hàng đầu của Công ty, do đó luôn phải hoàn thành với bất cứ thời gian và điều kiện nào khi đã được tổng cục và Bộ phê duyệt. 1.2- Quá trình phát triển của Công ty 26- Bộ Quốc Phòng. Bảng 1: Quá trình phát triển Công ty. Giai đoạn Đặc điểm cơ bản 1978-1985 -Nhiệm vụ: sản xuất mũ cứng theo QĐ 890-KH -Sản xuất thêm quần đùi, ba lô, màn, mũ kê pi, phù hiệu -Chủ yếu sản xuất theo kế hoạch. Thành tích: *Huân chương Lao động hạng Ba năm 1973. *Huân chương chiến công hạng Ba năm 1983. *Huân chương chiến công hạng Nhì năm 1985. *Cờ do Hội đồng Bộ trưởng tặng hai năm 1984 và 1985 1986-1990 -Về cơ bản giống giai đoạn 1 nhưng có nhiều khó khăn hơn. -1988: Khủng hoảng, công nhân không có việc làm, nguy cơ giải thể. -Nhà nước xoá bỏ bao cấp chuyển sang cơ chế thị trường. Thành tích: *Huân chương Lao động hạng Nhì năm 1987. 1991-1995 -xí nghiệp đổi mới Công nghệ, đa dạng hoá, nâng cao chất lượng sản phẩm -Thu nhập của người lao động ổn định, doanh thu tăng trưởng . Thành tích: *Huân chương Lao động hạng Ba năm 1993 *Huân chương Lao động hạng Nhì năm 1995. 1996-2000 -xí nghiệp 804 được sáp nhập vào XN26 -Tiếp tục đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm. -Đẩy mạnh sản xuất hàng kinh tế phục vụ thị trường ngoài Quân đội. -Tốc độ tăng trưởng mạnh, doanh thu và thu nhập của người lao động từng bước được nâng cao. 1.3 Các sản phẩm chủ yếu Công ty 26 sản xuất. Bảng 2: Các sản phẩm phục vụ thị trường Quân đội 1-Mũ cứng cuốn viền. 7-Nhà bạt quân đội 2-Mũ Kê pi các loại 8-Ba lô các loại 3-Phù cấp hiệu các loại 9-Dép nhựa các loại 4-Giày da các loại 10-Bát nhựa, ghế nhựa, lồng bàn 5-Giày vải các loại 11-Hòm đạn 6-áo vinilon các loại 12-Bàn ăn. Ngoài ra, do nhu cầu của thị trường và người lao động công ty cũng sản xuất một số sản phẩm phụ vụ thị trường tự do. Bảng 3: Các sản phẩm phục vụ thị trường ngoài Quân đội 1-Quần áo các loại. 2-Giày da các loại. 3-May tạp trang 4-Dép nhựa 5-Giấy cacton lạnh 6-Hàng mộc các loại. Sản phẩm do công ty 26 sản xuất ra rất đa dạng và phông phú, một số trong đó do yêu cầu của BQP đã bị cắt giảm tuỳ từng năm nên việc thông kê chi tiết sản lượng của từng mặt hàng để tính toán đầy đủ các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế cuả CT gặp nhiều khó khăn. Chính vì vậy, trong khuân khổ của chuyên đề này, chúng ta chỉ tập chung phân tích và đánh giá một cách tổng quát về Chi phí sản xuất trong năm của xí nghiệp. 2 Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty 2.1 Thực trạng tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty 26.BQP Tình hình thực hiện kế hoạch doanh thu và nộp Ngân sách nhà nước. Bảng 4: Tình hình thực hiện kế hoạch doanh thu. Chỉ tiêu ĐVT 1998 1999 2000 Tổng Doanh thu kế hoạch Tr.đ 63.500 66000 70300 Tổng doanh thu thực tế Tr.đ 65000 68000 72000 Tỷ lệ hoàn thành KH % 102,36 103,03 102,41 Tốc độ tăng doanh thu % 103,17 104,61 105,88 Số liệu trên cho tháy ba năm qua Công ty đều vượt mức kế hoạch doanh thu, tốc độ Dt tăng tương đối đều đặn. Điều này, cho thấy công ty đang phát triển tốt. Hàng năm công ty nộp các khoản về ngân sách như thuế, bảo hiểm, kinh phí công đoàn... Bảng 5: Tình hình nộp Ngân sách Nhà nước của công ty 26-Bộ Quốc Phòng. Chỉ tiêu ĐVT 1998 1999 2000 Nộp BQP Tr.đ 3949 4316,2 4192 Nộp Nhà nước Tr.đ 150 330,85 854,85 Tổng cộng Tr.đ 4099,2 4647.05 4946,85 Các khoản thu Ngân sách Nhà nước nộp đều đặn hàng năm, trung bình 9,9%, đây là một tỷ lệ tương đối cao. Là một đợn vị trực thuộc Bộ Quốc Phòng nên công ty chủ yếu nộp về Bộ Quốc Phòng ( hơn 80%), còn lại, là nộp cho cơ quan Nhà nước. Kết quả trên cho thấy, công ty đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. 2.2 Mô hình cơ cấu và tổ chức, chức năng, nhiệm vụ cuả các bộ phận trong bộ máy tổ chức của công ty. Là một mô hình doanh nghiệp có các xí nghiệp thành viên, bao gồm:Ban lãnh đạo, 05 phòng chức năng và 4 xí nghiệp thành viên, mỗi xí nghiệp thnàh viên lại có Ban giám đóc và các ban nghiệp vụ riêng Bảng 6: Cơ cấu vai trò, chức năng và nhiệm vụ các bộ phận trong công ty. Phòng,ban Vai trò, chức năng, nhiệm vụ SL Trình độ Giám đốc Phó GĐ Kế toán trưởng Đại diện cho công ty chịu trách nhiệm trước TCHC ,BQP Và Nhà nước về mọi hoạt động của công ty Giúp giám đốc điều hanhg công ty, thực hiện nhiệm vụ quyền hạn theo uỷ quyền. Tham mưu cho Gđ điều hành, giám sát, kiểm tra mọi hoạt động tài chính trong công ty 01 03 01 Đại học 3/3 Đại học Đại học Phòng chính trị Giúp đảng uỷ, GĐ tiến hành công tác Đảng và chính trị, vận động quần chúng trong công ty 05 5/5 Đại học Các phòng, ban Phòng Tổ chức sản xuất Tham mưu cho GĐ về công tác kế hoạch, giá thành, lao động, tiền lương, quản lý thiết bị kỹ thuật 06 Đại học Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu Giúp GĐ công ty trong lĩnh vực XNK, toạ nguồn vật tư phục vụ SXKD, quản lý của hàng, kho và phương tiện vận chuyển hàng hoá, vật tư. 13 6 Đại học 7 Trung cấp Phòng kế toán- thống kê Thực hiện chức năng giấm đốc đồng tiền trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty 05 5/5 Đại học Phòng hành chính quản trị Tham mưu giúp GĐ thực hiện công tác hành chính Quản trị trong xí nghiệp 11 11/11Đại học Là một DNNN nhưng công ty sắp xếp mô hình tổ chức khá hợp lý, các mối quan hệ ngang và dọc rất hài hoà, cơ cấu gọn nhẹ, không chồng chéo, mỗi phòng ban có nhiệm vụ, chức năng cụ thể giúp hoạt động điều hành, quản lý, giám sát được thông suốt. Tuy nhiên theo đuổi định hướng phát triển mở rộng thị phần và vươn ra thị trường quốc tế thì hiện tại công ty vẫn chưa có phòng nghiên cứu thị trường, thiếu bộ phận này, mục tiêu của công ty sẽ khó trở thành hiện thực. Công ty 26 gồm 4 xí nghiệp thành viên – XN26.1, XN26.2, XN26.3, XN26.4 - đều nằm ở các huyện ngoại thành Hà nội và rất gần với trục đường giao thông chính (Quốc lộ 1A và đường 5A). Mỗi xí nghiệp thành viên đều có nhiệm vụ chức năng riêng, không những quản lý, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ sản xuất kinh doanh đạt kết quả và hiệu quả trên cơ sở tự hạch toán, mà còn phải chủ động tìm nguồn hàng và tạo việc làm cho người lao động. 2.3 Tình hình tổ chức kế toán của công ty. Bộ máy kế toán được tổ chức đúng quy định của Bộ tài chính, phù hợp với quy mô sản xuất kinh doanh cũng như yêu cầu quản lý của công ty. Để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ kế toán, bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo hình thức vừa tập chung, vừa phân tán, theo dõi hạch toán tập trung trên công ty, dưới các xí nghiệp thành viên theo dõi và hạch toán chi phí theo quy chế của công ty. Phòng kế toán của công ty gồm có: -Kế toán trưởng: là người chịu trách nhiệm chính về số liệu báo cáo, tổ chức bộ máy kế toán trong toàn công ty, tổ chức bảo quản lưu trữ tài liệu kế toán, chịu trách nhiệm trước pháp luật. -Dưới kế toán trưởng có các nhân viên kế toán, mỗi người phụ trách một lĩnh vực kế toán riêng: +Kế toán thanh toán. +Kế toán tài sản cố định kiêm thủ quỹ. +Kế toán vật liệu, thống kê vật liệu +Kế toán tập họp chi phí, tính giá thành. +Kế toán tổng hợp: Kế toán trưởng trực tiếp kiêm tra rà soát lại chứng từ. Dưới các xí nghiệp thành viên được bố trí từ hai đến bốn người làm việc ở ban tài chính kế toán. Trưởng ban tài chính chịu trách mhiệm về số liệu, chứng từ ghi chép ban đầu trước kế toán trưởng công ty, Phòng tài chính công ty và Giám đốc xí nghiệp. Các nhân viên kết toán, thống kê dưới trưởng ban tài chính làm công tác thu thập, xử lý chứng từ ban đầu, viết phiếu xuất-nhập-tồn nguyên vật liệu, thành phẩm, ghi chép cập nhật vào sổ chi tiết tổng hợp gửi về phòng tài chính công ty. Do đặc điểm của hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty tương đối đa dạng nên công ty hiện nay,kế toán công ty thống nhất với kế toán của các xí nghiệp thành viên áp dụng hình thức sổ kế toán theo hình thức “chứng từ ghi sổ”. Hình thức này rất thuận lợi cho việc áp dụng chương trình kế toán vi tính. Trên cơ sở chứng từ gốc của tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đã được xét duyệt, kế toán máy cập nhật số liệu hàng ngày theo chứng từ gốc. Cuối tháng, kế toán in sổ kế toán chi tiết và sổ kế toán tổng hợp. Căn cứ vào số liệu tháng, quý, năm kế toán tổng hợp lập báo cáo tài chính phân tích hoạt động của xí nghiệp (tương tự đối với công tác kế toán công ty) qua một số chỉ tiêu cơ bản. Sơ đồ sổ kế toán theo hình thức “Chứng từ ghi sổ” xin xem sơ đồ 3. Sơ đồ 1: Mô hình tổ chức bộ máy của công ty 26-Bộ Quốc Phòng. Giám đốc Công ty Phó giám đốc Phó giám đốc Phó giám đốc kinh doanh sản xuất chính trị Phòng Kinh doanh Phòng Tổ chức Phòng Tài chính Phòng hành chính Phòng xuất nhập khẩu sản xuất kế toán quản trị Chính trị Cửa hàng giới thiệu sản phẩm Giám đốc XN26.1 Giám đốc XN26.2 Giám đốc XN26.3 Giám đốc XN26.4 PGĐ PGĐ. PGĐ PGĐ. PGĐ PGĐ. PGĐ PGĐ. Kinh kỹ thuật Kinh kỹ thuật Kinh kỹ thuật Kinh kỹ thuật doanh sản xuất doanh sản xuất doanh sản xuất doanh sản xuất Ban Ban Ban Ban Ban Ban Ban Ban Ban Ban Ban Ban Tổ tài hành Tổ tài hành Tổ tài hành Tổ tài hành chức chính chính chức chính chính chức chính chính chức chính chính sản kế quản sản kế quản sản kế quản sản kế quản xuất toán trị xuất toán trị xuất toán trị xuất toán trị Các PX 1,2..n Các PX 1,2..n Các PX 1,2..n Các PX 1,2..n Sơ đồ 2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của công ty. Kế toán trưởng Kế toán thanh toán Kế toán TSCĐ, lương Kế toán vật liệu Kế toán giá thành Ban tài chính XN26.1 Ban tài chính XN26.2 Ban tài chính XN26.3 Ban tài chính XN26.4 Kế toán Lương Kế toán thanh toán Kế toán vật liệu kế toán giá thành Sơ đồ 3 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ Chứng từ gốc Sổ quỹ sổ kế toán chi tiết Chứng từ ghi sổ Sổ đăng ký Ctgs sổ cái Bảng cân đối số phát sinh Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Quan hệ đối chiếu Bảng tồng hợp số liệu chi tiết Báo cáo kế toán II Thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp 26.1 thuộc công ty 26 – Bộ Quốc Phòng. Xí nghiệp 26 - 1 là đơn vị sản xuất trực thuộc công ty 26 –Bộ Quốc Phòng có nhiệm vụ tổ chức, thực hiện sản xuất kinh doanh được công ty phân cấp dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc công ty thông qua cơ quan chức năng. -Căn cứ vào nghị quyết Đảng uỷ Công ty 26 tháng 7/2000 chuyên đề về công tác tổ chức sắp xếp lại mô hình các Xí nghiệp thành viên -Căn cứ vào chức trách nhiệm vụ, quyền hạn của giám đốc xí nghiệp -Căn cứ vào bộ quy chế tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty ban hành ngày 22/9/1999. -Căn cứ vào nguyên tắc tập chung và dân chủ trên cơ sở phát huy dân chủ đối với người lao động cần phải tập chung thống nhất theo một đầu mối. -Căn cứ vào mối quan hệ trên cơ sở được phân công quản lý ở từng cấp để đảm bảo tính đa dạng hoá, chuyên môn hoá và hiệp tác hoá lao động ngày càng cao để thúc đẩy sản xuất phát triển, tăng hiệu quả kinh doanh. Công ty ra quyết định quy định quyền hạn của Xí nghiệp 26 - 1 như sau: Được chủ động xây dụng bộ máy quản lý xí nghiệp trình giám đốc công ty phê duyệt. Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh tháng, quý, năm phù hợp với nhiệm vụ Công ty giao và năng lực sản xuất của Xí nghiệp 26 - 1 để giám đốc Công ty xem xét và phê duyệt. Hàng quốc phòng thực hiện nghiêm chỉnh theo quy chế ct. Hàng kinh tế Xí nghiệp tự khai thác được quyền chủ động tìm kiếm khách hàng, thoả thuận trực tiếp và tham gia ký hợp đồng theo quy chế quản lý hợp đồng. Công tác lao động tiền lương thực hiện theo quy chế lao động tiền lương, đảm bảo thu nhập cho người lao động theo nghị quyết đại hội công nhân viên chức đã đề ra. Chủ động tổ chức, triển khai thực hiện sản xuất theo nhiệm vụ đảm bảo hoàn thành tốt đúng số lượng, chất lượng và tiến độ.Đảm bảo trích nộp đầy đủ các khoản nghĩa vụ theo quy định của công ty . Năm 2000, xí nghiệp đã tiến hành sản xuất 41 mặt hàng gồm có: quần áo các loại, mũ kêpi, mũ cứng, phù cấp hiệu các loại, đồ nhựa các loại, dép nhựa các loại, túi lót ba lô, caravat, nhà bạt các loại,...gồm cả hàng kinh tế và hàng quốc phòng do công ty giao. Kết quả sản xuất năm 2000 của xí nghiệp đã đạt được thể hiện trong biểu số 7. Bảng số 7: Kết quả sản xuất kinh doanh của XN26.1 năm 2000 STT Chỉ tiêu ĐVT Giá trị 1 Doanh thu bán hàng Đồng 10.632.285.900 2 Giá vốn bán hàng Đồng 8.584.944.000 3 Thuế và các khoản phải nộp Đồng 9.664.318 4 Nộp công ty Đồng 550.615.931 5 Thu nhập bình quân Đồng 997.277 6 Lợi nhuận thuần Đồng 440.078.240 1-Đặc điểm chi phí sản xuất. Chi phí sản xuất trong xí nghiệp 26.1 được tập hợp theo ba khoản mục: Chi phí nguyên vật liệu: Chi phí vật liệu trong xí nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm của xí nghiệp. Là một xí nghiệp thành viên của công ty 26, nên đối với những loại sản phẩm do công ty đặt kế hoạch sản xuất, thì lượng nguyên vật liệu để sản xuất sản phẩm do công ty cung ứng. Đối với những mặt hàng kinh tế do xí nghiệp tự khai thác nguồn hàng và nơi tiêu thụ, thì xí nghiệp phải tự mua bán vật tư, nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất. Nguyên vật liệu do xí nghiệp khai thác chủ yếu gồm những mặt hàng sau: -Các loại vải. -Cao su khô loại 1 và cao su dạng nước -Gỗ các loại, -Một số loại vật tư phải nhập từ nước ngoài: Bột nhựa Melamin, vải vinilon tráng PU -Hoá chất các loại... Số lượng vật tư đều được tính toán đảm bảo cho từng đơn hàng tuỳ thuộc vào tính chất, đặc thù của từng loại sản phẩm để bộ phận cung tiêu mua và dự trữ, đáp ứng cho sản xuất thường xuyên, liên tục, đồng bộ. Chi phí nhân công. Là những khoản tiền phải trả, phải thanh toán cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm, bao gồm các khoản: Lương chính, phụ cấp, tiền trích bảo hiểm, kinh phí công đoàn...Căn cứ vào nhiệm vụ hàng năm , công ty có giao kế hoạch tuyển dụng lao động cho từng xí nghiệp. Đối với lao động hợp đồng thời hạn (6 tháng, 1 năm, 2 năm...) thì sau khi hết hạn hợp đồng, căn cứ vào tay nghề, nguyện vọng của người lao động, cũng như nhu cầu của xí nghiệp, mà người lao động có thể ký lại hợp đồng tiếp tục làm việc.Công tác đào tạo nâng cao tay nghề cho cán bộ công nhân viênngười cũng được xí nghiệp đặc biệt quan tâm bằng nhiều hình thức khác nhau, nhằm hướng đào tạo đội ngũ cán bộ trẻ để kế cận lớp người đi trước, phục vụ và xây dựng công ty lâu dài. * Hình thức trả lương theo đơn giá sản phẩm được áp dụng cho khối công nhân lao động trực tiếp sản xuất * Hình thức trả lương theo thời gian được trả cho nhân viên phòng ban, căn cứ vào 9 bậc lương do công ty quy định trên cơ sở khối lượng công việc và cấp bậc của từng vị trí, để trả lương khoản cho người lao động. Theo hình thức này, kết quả thực hiện nhiệm vụ, hiệu quả công tác sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập. Với cách trả lương như trên, xí nghiệp đã thúc đẩy cán bộ công nhân viên toàn công ty không ngừng củng cố và cố gắng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Vấn đề tiền thưởng: xí nghiệp áp dụng trả thẳng vào lương. Chi phí sản xuất chung: Là những khoản chi phí cho quản lý, phục vụ phân xưởng sản xuất và những khoản chi phí khác ngoài 2 khoản mục chi phí trên phát sinh ở các phân xưởng sản xuất. Chi phí sản xuất chung bao gồm các loại: -Chi phí vật liệu, công cụ, dụng cụ. -Chi phí khấu hao TSCĐ. -Chi phí tiền lương nhân viên quản lý, BHXH, BHYT, KPCĐ ... -Chi phí bằng tiền khác. Cuối tháng, Chi phí sản xuất đã tập hợp được kết chuyển để tính giá thành sản phẩm. Do một phân xưởng của xí nghiệp sản xuất ra nhiều loại sản phẩm nên việc phân bổ chi phí sản xuất chung cho các loại sản phẩm được phân bổ theo định mức chi phí sản xuất chung. 2.Trình tự tập hợp chi phí sản xuất. 2.1 Đối tượng tập hợp Chi phí sản xuất. Do tính chât phức tạp của nhiều loại sản phẩm,qua nhiều giai đoạn khác nhau, với nhiều loại nguyên vật liệu khác nhau, tính đa dạng về chủng loại sản phẩm nên tập hợp chi phí sản xuất tại xí nghiệp được tiến hành tại các phân xưởng sản xuất. Như vây – nơi phát sinh chi phí là phân xưởng sản xuất, nơi chịu chi phí là sản phẩm ở từng giai đoạn sản xuất. Với yêu cầu quản lý của xí nghiệp là quản lý sản xuất theo phân xưởng, do vậy, việc kế toán xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất như vậy là hợp lý, và còn phù hợp với cả loại hình sản xuất của xí nghiệp, tạo thuận lợi cho mục tiêu giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm. 2.2 Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất . Để phù hợp với đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, xí nghiệp đã chọn cách tập hợp chi phí theo giai đoạn sản xuất.Cụ thể, các chi phí phát sinh đước tập hợp và phân loại theo từng phân xưởng ở mối giai đoạn sản xuất, sau đó tổng chi phí sản xuất của phân xưởng nào sẽ được phân bổ cho số lượng sản phẩm sản xuất ra của từng loại sản phẩm để kết chuyển tính giá thành cho sản phẩm đó theo phương pháp kê khai thường xuyên. 2.3 Tổ chức tập hợp chi phí sản xuất. Để tập hợp chi phí sản xuất, kế toán sử dụng hệ thống Tài khoản theo quyết định số 1141-TC/QĐ/CĐKT ngày 1/11/1995 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính. Tài khoản dùng để tập hợp chi phí sản xuất gồm các TK621, TK622, TK627 và một số Tài khoản liên quan khác. Tất cả các Tài khoản này đều được chi tiết cho từng phân xưởng sản xuất, với ký hiệu phân xưởng: X1-Xưởng mũ, X2-Tổ chuẩn bị, X4-Xưởng may, X6-Tồ nhựa, X8-Tổ nhựa Hoàng sơn, X12 Giầy xuất khẩu. Việc tập hợp chi phí sản xuất được tiến hành theo phương pháp kê khai thường xuyên nên tất cả các khoản chi phí cuối mỗi tháng sẽ được tập hợp vào Tài khoản 154 và cũng được chi tiết thứ tự như trên. 2.3.1Tổ chức tập hợp chi phí Nguyên vật liệu. Với đặc điểm Nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ sử dụng trong xí nghiệp rất nhiều nên mỗi loại nguyên vật liệu đều có mã số riêng theo thứ tự từ 1-n, công tác tập hợp chi phí nguyên vật liệu được tập hợp trên hai Tài khoản. Tài khoản 152 Nguyên vật liệu Tài khoản 153 Công cụ, dụng cụ. Toàn bộ chi phí nguyên vật liệu xuất dùng cho sản xuất trong kỳ sẽ được tập hợp vào TK621 (nếu dùng cho sản xuất) và TK627 (nếu dùng cho quản lý phân xưởng) Quá trình tập hợp chi phí được tiến hành như sau: Đối với hàng quốc phòng: căn cứ vào kế hoạch sản xuất và tình hình sản xuất, xét thấy nhu cầu xin lĩnh vật tư, kế toán sẽ báo số lượng vật tư tồn kho, làm căn cứ cho ban tổ chức lập nhu cầu xin lĩnh vật tư tại kho công ty, bộ phân cung tiêu của công ty sẽ có trách nhiệm chuyển vật tư theo đúng nhu cầu về kho của xí nghiệp. Đối với hàng kinh tế do xí nghiệp tự khai thác: căn cứ vào đặc điểm chủng loại hàng theo đúng yêu cầu của bên đặt hàng, ban tổ chức sẽ lập nhu cầu vật tư, định mức vật tư cho từng sản phẩm và bộ phận cung tiêu có nhiệm vụ tìm nguồn cung ứng vật tư hiệu quả nhất. Hàng tháng, ban tổ chức nhận được kế hoạch sản xuất trong tháng và tính ra số lượng nguyên vật liệu cần thiết dùng cho sản xuất, sẽ lập bảng nhu cầu vật tư theo kế hoạch: Số vật tư cần dùng = Số tồn tháng trước + số cần dùng trong tháng. Nếu trong quá trình sản xuất có thêm đơn đặt hàng bổ sung thì lại lập nhu cầu vật tư bổ sung. Bảng 8-Bảng nhu cầu vật tư. Trích bảng nhu cầu vật tư tháng 12- sản phẩm mũ cứng. STT Tên vật tư ĐVT Định mức Số lượng Nhu cầu Ghi chú 1 Mủ cao su 6% Kg 0.05 27000 1350 2 Vải bộ + chỏm Bộ 01 27000 27000 3 Quai da Cái 01 27000 27000 4 Má + Bộ cầu Bộ 01 27000 27000 5 Keo Kg 0.055 27000 1485 6 Sơn mau khô Kg 0.037 27000 999 7 Nhãn mũ cứng Cái 01 27000 27000 8 Giấy chống ẩm Cái 01 27000 27000 9 Ô dê 6 ly Cái 4.01 27000 108270 10 Ô dê 9 ly Cái 1.005 27000 27135 11 Đinh đồng Cái 02 27000 54000 12 Đinh nhôm Cái 01 27000 27000 13 Khoá quai Cái 01 27000 27000 14 Gỗ diêm Kg 0.42 27000 11340 15 Phê nol Kg 0.025 27000 675 16 Foóc mol Kg 0.035 27000 945 17 Phèn đơn Kg 0.04 27000 1080 18 Xút tinh Kg 0.026 27000 720 19 Xi len Kg 0.04 27000 1080 20 Bột đá Kg 0.01 27000 270 21 Amôniác Kg 0.002 27000 54 22 Xăng A92 Lít 0.017 27000 459 23 Hòm gỗ Cái 30/hòm 27000 900 Căn cứ vào bảng nhu cầu vật tư, bộ phận cung tiêu nhập kho vật tư hàng hoá mua về, kế toán vật tư kiểm tra chất lượng, số lượng, mẫu mã, chủng loại vật tư sau đó viết phiếu nhập kho. Khi phân xưởng sản xuất thực hiện sản xuất, xưởng trưởng theo kế hoạch sản xuất đến ban tài chính xin lĩnh vật tư, kế toán đối chiếu lượng vật tư tháng trước và nhu cầu vật tư tháng này, viết phiếu xuất kho. Phiếu xuất kho được lập riêng cho từng loại vật tư hoặc nhiều loại nguyên vật liệu cùng loại, cg một kho. Phiếu được lập làm 3 liên: 1 liên lưu lại trên cuốn phiếu xuất kho, 1liên thủ kho giữ để ghi sổ và chuyển lên ban tài chính để kế toán vật liệu ghi sổ, 1 liên còn lại để cuối tháng gửi cùng với tệp “Bảng kê chứng từ nhập-xuất vật liệu” để thủ kho đối chiếu với thẻ kho và gửi xuống cho các phân xưởng đối chiếu. Phiếu Xuất kho Số 03 Nợ TK621 Có TK152 (Nguyên vật liệu) Có TK153 (Công cụ, dụng cụ) Ngày / Tháng/ Năm Họ tên người nhận hàng:.................................................................. Địa chỉ:........................................................................... Xuất tại kho:................................................................................... STT Tên, nhãn hiệu,quy cách, phẩm chất hàng hoá Mã số ĐVT Số lượng Giá Thành tiền Yêu cầu Thực nhập Tổng cộng Cộng thành tiền( bằng chữ)................................. Xuất ngày / tháng/ năm 2000 Thủ trưởng đơn vị Kế toán trưởng Phụ trách cung tiêu Người nhận hàng Thủ kho. Hàng ngày, khi nhận được chứng từ xuất, nhập, kế toán nguyên vật liệu kiểm tra lại chứng từ, định khoản cho từng chứng từ, rồi nhập số liệu vào máy vi tính, máy sẽ tự động tính giá cho các phiếu xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền cho từng loại nguyên vật liệu. Đối với nguyên vật liệu xuất dùng trong kỳ, dùng phương pháp giá đơn vị bình quân tức là giá thực tế vật liệu xuất dùng trong kỳ được tính theo giá trị bình quân sau mỗi lần nhập. Giá thực tế vật liệu tồn trước khi nhập cộng số nhập Giá đơn vị bình quân sau mỗi lần nhập= Lượng thực tế vật liệu tồn trứơc khi nhập cộng số nhập Mặc dù sử dụng phương pháp này tốn rất nhiều t hời gian, công sức, phải tính toán nhiều lần song bù lại, xí nghiệp lại

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docK0239.doc
Tài liệu liên quan