Đề tài Hoạt đông cho vay tiền để học đối với các sinh viên nghèo - Những khó khăn của Ngân hàng và sự phát triển đối với các khách hàng tiềm năng cho tương lai

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 8

CHƯƠNG I : ĐẶT VẤN ĐỀ 8

1. Lý do chọn đề tài 8

2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu hoạt động cho vay 9

2.1. Đối tượng cho vay 9

2.2. Phạm vi cho vay 10

3. Mục đích hoạt động cho vay 10

4. Phương pháp lý luận của hoạt động cho vay 10

4.1. Phương pháp trực quan 10

4.2. Phương pháp lý luận 10

4.3. Phương pháp diều tra 10

5. Kết cấu đề tài 11

PHẦN NỘI DUNG 12

CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIỀN ĐỂ HỌC ĐỐI VỚI SINH VIÊN NGHÈO 12

1. khái niệm 12

1.1. khái niệm cho vay 12

Cho vay là một hình thức cấp tín dụng, theo đó ngân hàng giao cho đối tượng khách hàng cá nhân một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời gian nhất định theo thỏa thuận, với nguyên tắc hoàn trả cả gốc và lãi. 12

1.2. Định nghĩa khách hàng tiềm năng 12

1.3. khái niệm đối tượng vay 12

1.4. Phạm vi vay 12

2. Khảo sát tình hình hoạt động cho sinh viên nghèo vay 12

CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIỀN ĐỂ HỌC ĐỐI VỚI SINH VIÊN NGHÈO 15

1. Sơ lược về phương pháp nghiên cứu 15

1.1 Đối tượng nghiên cứu 15

1.2. Phạm vi nghiên cứu 15

1.3. Phương pháp nghiên cứu 16

1.3.1. Phương pháp trực quan 16

1.3.2. Phương pháp lý luận 16

1.3.3. Phương pháp diều tra 16

1.4. Kế hoạch nghiên cứu 16

CHƯƠNG IV: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIỀN ĐỂ HỌC ĐỐI VỚI SINH VIÊN NGHÈO-NHỮNG KHÓ KHĂN CỦA NGHÂN HÀNG VÀ SỰ PHÁT TRIỂN ĐÔI VỚI QUÝ KHÁCH HÀNG TIỀM NĂNG CHO TƯƠNG LAI 17

2.1 Khái quát về NHNo&PTNT huyện Văn Quan 17

2.1.1 Sự ra đời và phát triển của NHNo&PTNT huyện Văn Quan 17

2.1.2 Mô hình tổ chức của NHNo&PTNT huyện Văn Quan 18

3. Thực trạng hoạt động của Ngân hàng 19

3.1. Tình hình hoạt động cho vay 19

3.1.2 Phương thức hoạt động cho vay 19

3.1.3. Tình hình hoạt động cho vay 19

3.2. Sự cần thiết của cho vay trong hoạt động của chi nhánh ngân hàng 27

3.2.1 Những văn bản qui định về việc trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro cho vay 28

3.2.2 Sự cần thiết cho vay ưu đãi đối với sinh viên ngheo. 29

3.2.2.1 Kết quả đạt được của hoạt động cho sinh viên nghèo vay. 30

3.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng cho vay ưu đãi đối với sinh viên nghèo 30

3.2.4 Những khó khăn của ngân hàng khi cho vay đối với sinh viên nghèo 31

3.2.4.1 Từ phía nhà trường 32

3.2.4.2 Một số mặt còn tồn tai của hoạt động cho vay 33

4. Kế hoạch nghiên cứu của Ngân hàng 33

4.1. Định hướng phát triển Ngân hàng Agribank trong thời gian tới 33

5. Giải pháp 36

5.1. Giải pháp hoạt động cho vay 36

5.2. Nâng cao nhận thức của Ban lãnh đạo ngân hàng 37

5.3. Tăng cường tính chủ động trong sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro 38

5.4 Nâng cao trình độ cán bộ ngân hàng 39

6. Khách hàng tiềm năng cho tương lai 39

CHƯƠNG V 41

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 41

1. Kết luận 41

2. Kiến nghị của hoạt động 42

2.1. Kiến nghị với nhà nước 42

2.2 Kiến nghị đối với NHNo&PTNT Việt Nam 42

Em xin chân thành cảm ơn! 44

 

 

doc50 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3492 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoạt đông cho vay tiền để học đối với các sinh viên nghèo - Những khó khăn của Ngân hàng và sự phát triển đối với các khách hàng tiềm năng cho tương lai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hững thông tin hoạt động của Ngân hàng trên sách báo, trang web Lần thứ hai: Thời gian từ ngày 16/3/2011 đến 26/5/2011 thu thập số liệu hoạt động kinh doanh tại NHNo&PTNT huyện Văn Quan. Thu thập tài liệu có liên quan đến hoạt động phân tích tài chính của Ngân hàng sau đó lấy kết quả hoạt động cho vay của Ngân hàng từ những bảng số liệu hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Kết luận, đánh giá: Hoàn thiện nghiệp vụ cho vay và trích lập quĩ dự phòng và nâng cao hiệu quả cho vay trong NHNo&PTNT huyện Văn Quan CHƯƠNG IV: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIỀN ĐỂ HỌC ĐỐI VỚI SINH VIÊN NGHÈO-NHỮNG KHÓ KHĂN CỦA NGHÂN HÀNG VÀ SỰ PHÁT TRIỂN ĐÔI VỚI QUÝ KHÁCH HÀNG TIỀM NĂNG CHO TƯƠNG LAI TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN VĂN QUAN 1. Khái quát về NHNo&PTNT huyện Văn Quan 1.1 Sự ra đời và phát triển của NHNo&PTNT huyện Văn Quan Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Văn Quan được thành lập theo quyết định số 39/QĐ-HĐQT ngày 14/1/2003 của chủ tịch Hội đồng quản trị NHNo&PTNT VN, với chức năng, nhiệm vụ là tiếp nhận, quản lý nguồn vốn tín dụng ưu đãi của chính phủ, chính quyền địa phương chuyển tải đến tay người nghèo, đối tượng chính sách trên địa bàn, nhăm mục tiêu xoá đói, giảm nghèo, việc làm, ổn định xã hội. Đến 30/4/2011 toàn chi nhánh có tổng số 56 CBVC, Mạng lưới hoạt động: Hội sở tỉnh: Ban giám đốc, 6 phòng CMNV: phòng kế hoạch nghiệp vụ, phòng kế toán ngân quỹ, phòng kiểm tra- kiểm soát nội bộ, phòng tin học; phòng hành chính- tổ chức và các phòng giao dịch. Điểm giao dịch công khai đầy đủ các chính sách tín dụng ưu đãi, qui trình tiếp cân tiền vay, thủ tục cho vay thu nợ; danh sách hộ đã vay, chỉ tiêu tin dụng… Phiên giao dịch thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng: cho vay, thu nợ, xử lý nợ, hướng dân các thủ tuc tín dụng khác… BAN GIÁM ĐỐC CÁC PHÒNG CHUYÊN MÔN NGHIỆP VỤ Kế hoạch nghiệp vụ Kế toán ngân quỹ Kiểm soát nội bộ Các phòng giao dịch Hành chính tổ chức Tin học 1.1.2. Mô hình tổ chức của NHNo&PTNT huyện Văn Quan Tổ chức bộ máy kế toán của ngân hàng Phòng kế toán: Có nhiệm vụ tổng kêt hoạt động của Ngân hàng. Kiểm toán viên: Có nhiệm vụ ghi chép và vào sổ kế toán cuối các kỳ. Phòng giao dịch- Giao dịch: Có nhiệm vụ hướng dẫn khách hàng khi làm thủ tục vay hoặc trả tiền. 2. Tình hình hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp huyện Văn Quan Qua nhiều năm xây dựng và trưởng thành trong điều kiện khó khăn song dưới sự chỉ đạo của Ngân hàng cấp trên, sự đoàn kết phấn đấu nỗ lực của tập thể ban lãnh đạo CBCNV, với việc thực hiện huy động vốn tại địa phương năm 2007 là 190,360 tỷ và tổng dư nợ là 387,330 tỷ. Năm 2008 vốn huy động là 272,212 tỷ và tổng dư nợ là 450,175 tỷ. Năm 2009 là 315,405 tỷ và tổng dư nợ là 576,263 tỷ. NHNo & PTNT huyện Văn Quan luôn hoàn thành xuất sắc chỉ tiêu nhiệm vụ được giao. Chương trình hoạt động đến nay đã có hơn 2 nghìn học sinh, sinh viên thuộc 1,8 nghìn hộ gia đình đã được vay vốn với doanh số cho vay tín dụng học sinh sinh viên đạt18.049 tỷ đồng. Trong 3 năm qua, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định điều chỉnh mức cho vay tối đa đối với học sinh sinh viên tăng từ mức 800.000 đồng/tháng lên 860.000 đồng tháng và lên 900.000 đồng/tháng. Mức lãi suất cho vay học sinh sinh viên là 0,5%/tháng, thấp hơn so với mức lãi suất cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác (0,65%/tháng). tính đến cuối năm 2007 dư nợ cho vay học sinh, sinh viên đạt 2.803 tỷ đồng với 630.159 sinh viên đang vay. Trong đó, doanh số cho vay từ 1/10/2007 theo quyết định mới của Thủ tướng Chính phủ đạt 2.604,6 tỷ đồng với 696.354 học sinh - sinh viên đang vay vốn.Cơ cấu nợ cụ thể là, đại học và cao đẳng 1.960 tỷ đồng với 525.313 học sinh viên vay, Trung cấp chuyên nghiệp 780 tỷ đồng với 167.447 học sinh, sinh viên được vay; học nghề (thời hạn học trên một năm) 1.790 tỷ đồng. ( e nên đưa hẳn bảng kết quả kinh doanh ra rồi mới phân tích chứ) 3. Thực trạng hoạt động cho sinh viên nghèo vay tại Ngân hàng Nông nghiệp huyện Văn Quan 3.1. Tình hình hoạt động cho vay 3.1.2 Phương thức hoạt động cho vay Việc cho vay đối với học sinh, sinh viên được thực hiện theo phương thức cho vay thông qua hộ gia đình. Đại diện hộ gia đình là người trực tiếp vay vốn và có trách nhiệm trả nợ Ngân hàng. Trường hợp học sinh, sinh viên mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc chỉ mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại không có khả năng lao động, được trực tiếp vay vốn tại Ngân hàng nơi nhà trường đóng trụ sở Điều kiện vay vốn Học sinh, sinh viên đang sinh sống trong hộ gia đình cư trú hợp pháp tại địa phương nơi cho vay có đủ các tiêu chuẩn quy định tại Điều 2 Quyết định này. Đối với học sinh, sinh viên năm thứ nhất phải có giấy báo trúng tuyển hoặc giấy xác nhận được vào học của nhà trường. Đối với học sinh, sinh viên năm thứ hai trở đi phải có xác nhận của nhà trường về việc đang theo học tại trường và không bị xử phạt hành chính trở lên về các hành vi: cờ bạc, nghiện hút, trộm cắp, buôn lậu. Mức vay vốn Mức vốn cho vay tối đa là 800.000 đồng/tháng/học sinh. Ngân hàng quy định mức cho vay cụ thể đối với học sinh, sinh viên căn cứ vào mức thu học phí của từng trường và sinh hoạt phí theo vùng nhưng không vượt quá mức cho vay quy định tại khoản 1 Điều này. Khi chính sách học phí thay đổi của Nhà nước có thay đổi và giá cả sinh hoạt có biến động, Ngân hàng thống nhất với Bộ trưởng Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định điều chỉnh mức vốn cho vay Thời hạn vay Thời hạn cho vay là khoảng thời gian được tính từ ngày đối tượng được vay vốn bắt đầu nhận vốn vay cho đến ngày trả hết nợ (gốc và lãi) được ghi trong hợp đồng tín dụng. Thời hạn cho vay bao gồm thời hạn phát tiền vay và thời hạn trả nợ. Thời hạn phát tiền vay là khoảng thời gian tính từ ngày đối tượng được vay vốn nhận món vay đầu tiên cho đến ngày học sinh, sinh viên kết thúc khoá học, kể cả thời gian hóc sinh, sinh viên được các trường cho phép nghỉ học có thời hạn và được bảo lưu kết quả học tập (nếu có). Thời hạn phát tiền vay được chia thành các kỳ hạn phát tiền vay do Ngân hàng quy định hoặc thoả thuận với đối tượng được vay vốn. Thời hạn trả nợ là khoảng thời gian tính từ ngày đối tượng được vay vốn trả món nợ đầu tiên đến ngày trả hết nợ (gốc và lãi). Đối với các chương trình đào tạo có thời gian đào tạo không quá một năm, thời hạn trả nợ tối đa bằng 2 lần thời hạn phát tiền vay, đối với các chương trình đào tạo khác, thời hạn trả nợ tối đa bằng thời hạn phát tiền vay. Thời hạn trả nợ được chia thành các kỳ hạn trả nợ do Ngân hàng quy định. Lãi xuất cho vay Lãi suất cho vay ưu đãi đối với học sinh, sinh viên là 0,5%/tháng. Lãi suất nợ qúa hạn được tính bằng 130% lãi suất khi cho vay. Trả gốc và lãi tiền vay Trong thời hạn phát tiền vay đối tượng được vay vốn chưa phải trừ nợ gốc và lãi; lãi tiền vay được tính kế từ ngày đối tượng được vay vốn nhận món vay đầu tiên đến ngày trả hết nợ gốc. Đối tượng được vay vốn phải trả nợ gốc và lãi tiền vay lần đầu tiên ngay sau khi học sinh, sinh viên có việc làm, có thu nhập nhưng không quá 12 tháng kể từ ngày học sinh, sinh viên kết thúc khoá học. Mức trả nợ mỗi lần do Ngân hàng hướng dẫn và được thống nhất trong hợp đồng tín dụng. Thủ tục và quy trình cho vay Đối với HSSV mồ côi vay trực tiếp tại Ngân hàng Hồ sơ cho vay: Giấy đề nghị vay vốn kiêm khế ước nhận nợ(mẫu số 01/TD) kèm Giấy xác nhận của nhà trường (bản chính) hoặc Giấy báo nhập học (bản chính hoặc bản photo có công chứng). Quy trình cho vay Người vay viết Giấy đề nghị vay vốn (mẫu số 01/TD) có xác nhận của nhà trường đang theo học tại trường và là Học sinh, sinh viên mồ côi có hoàn cảnh khó khăn gửi Ngân hàng nơi nhà trường đóng trụ sở. Nhận được hồ sơ xin vay, Ngân hàng xem xét cho vay, thu hồi nợ (gốc, lãi) và thực hiện các nội dung khác theo quy định tại văn bản này. Đối với Học sinh, sinh viên và hộ gia đình đã được vay vốn nhưng đang theo học và đang thực hiện các Khế ước nhận nợ dở dang, nếu có nhu cầu xin vay theo mức cho vay mới, thì kể từ ngày 01/10/2007 được điều chỉnh theo mức cho vay mới và lãi suất mới theo Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Hồ sơ cho vay: Người vay tiếp tục sử dụng hồ sơ cho vay cũ đã nhận nợ trước đây để tiếp tục nhận nợ vay theo mức mới ở Ngân hàng nơi đã cho vay. Đối với cho vay thông qua hộ gia đình: Người vay mang Khế ước nhận nợ đã ký trước đây gửi Tổ TK&VV và nêu đề nghị nhu cầu điều chỉnh mức vay theo mức cho vay mới. Tổ TK&VV tập hợp Khế ước nhận nợ của các thành viên trong Tổ và gửi Ngân hàng. Đối với cho vay trực tiếp Học sinh, sinh viên: Người vay mang Khế ước nhận nợ đã ký trước đây đến Ngân hàng. Sau khi nhận được Khế ước nhận nợ (liên lưu người vay), Giám đốc Ngân hàng nơi cho vay thực hiện việc điều chỉnh mức cho vay mới hàng tháng và lãi suất cho vay mới theo quy định tại văn bản này vào Khế ước nhận nợ cả liên lưu Ngân hàng và liên lưu người vay (Phương pháp ghi chép trên Khế ước nhận nợ được thực hiện theo phụ lục hướng dẫn đính kèm). Ngân hàng thực hiện việc giải ngân, thu hồi nợ theo quy định tại văn bản này. Chính sách cho vay Đây là trương trình của chính phủ dành riêng cho các sinh viên có hoàn cảnh khó khăn vì vậy Ngân hàng chỉ áp dụng chính sách cho vay đối với các sinh viên nghèo có hoàn cảnh khó khăn không đủ tiền đi học. Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn trả nợ và chuyển nợ quá hạn Đến kỳ hạn trả nợ cuối cùng, người vay có khó khăn chưa trả được nợ, phải có văn bản đề nghị gia hạn nợ thì được Ngân hàng sem xét cho gia hạn nợ cho đối tượng vay vốn, thời gian gia hạn nợ tối đa bằng 1/2 thời hạn trả nợ. Trường hợp đối tượng được vay vốn không trả nợ đúng thời hạn theo kỳ hạn trả nợ cuối cùng và không được phép ra hạn nợ, Ngân hàng trở thành nợ quá hạn. Ngân hàng phối hợp với chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội có biện pháp thu hồi nợ. Ngân hàng quy định cụ thể việc điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn trả nợ và chuyển nợ quá hạn. Công tác huy động vốn Kể từ khi ra đời và hoạt động Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn (No&PTNT) huyện luôn khẳng định và giữ vững "Thương hiệu uy tín về chất lượng” của mình trong lĩnh vực đầu tư vốn phát triển nông nghiệp, nông thôn, gánh vác sứ mệnh mà Đảng và Nhà nước giao phó, góp phần kiềm chế lạm phát, dẫn dắt lãi suất thị trường... xứng đáng là thành viên của Ngân hàng No&PTNT Việt Nam - đơn vị vừa nhận giải thưởng “Sao Vàng đất Việt năm 2008”. Mặc dù trong vài năm trở lại đây trên địa bàn huyện đã có thêm một số Ngân hàng thương mại ra đời và hoạt động khá tích cực nhưng do chi nhánh đã xây dựng chiến lược huy động vốn giai đoạn 2007- 2009, lãi suất linh hoạt các hình thức huy động hấp dẫn, phù hợp với thị trường và chiến lược khách hàng, nên không những thị phần của Ngân hàng No&PTNT không bị thu hẹp mà nguồn vốn huy động vẫn liên tục tăng trưởng. Tính đến hết tháng 11 năm 2008, nguồn vốn đạt 3.690 tỷ đồng. Về nguồn vốn, nguồn vốn huy động đạt 2.692 tỷ đồng, tăng 219 tỷ đồng so với đầu năm, bằng 8,8%. Nguồn vốn huy động bình quân/người đạt 4,5 tỷ đồng. Trong đó, tiền gửi từ dân cư 2.198 tỷ đồng, tăng 15% so với đầu năm, chiếm tỷ trọng 81,8% nguồn vốn huy động, còn lại là tiền gửi tổ chức kinh tế và tiền gửi tổ chức tín dụng. Đáng chú ý, trong tổng số vốn huy động nói trên thì vốn huy động bằng Việt Nam đồng và ngoại tệ đều tăng. Nguồn vốn huy động nội tệ 2.498 tỷ đồng, tăng 238 tỷ đồng so với đầu năm, đạt 104% kế hoạch, chiếm tỷ trọng 92,8% nguồn vốn huy động. Nguồn vốn nội tệ 194 tỷ đồng, đạt 101% kế hoạch, chiếm tỷ trọng 7,2% nguồn vốn huy động. Tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng 1.016 tỷ đồng, tăng 558 tỷ đồng so với đầu năm, bằng 22%, chiếm tỷ trọng 37,7% nguồn vốn huy động... Bảng kết quả hoạt động Trong những năm qua từ một đơn vị luôn luôn thiếu vốn đến nay không những đủ vốn đáp ứng cho nhu cầu tín dụng tại địa phương mà có lúc còn thừa vốn. Từ đã có tác động rất lớn đến kết quả kinh doanh của NHNo & PTNT Huyện Văn Quan được thể hiện ở các bảng dưới đây: Bảng 1: Cơ cấu dư nợ tín dụng cho vay Đơn vị triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Tỷ trọng (%) Chênh lệch 2007 2008 2009 08/07 09/08 Tổng % Tổng % Dư nợ ngắn hạn 228.375 240.687 314.238 59 53,5 54,5 12.312 5,4 73.551 30,6 Dư nợ trung- dài hạn 158.85 209.20 262.02 41 46,5 45,5 50.353 31,7 52.817 25,2 Tổng dư nợ 387.230 450.075 576.263 100 100 100 17.845 4,6 126.188 28 (Nguồn: báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng Nông nghiêp huyên Văn Quan 2007,2008,2009) Ta thấy tỷ trọng cho vay những năm gần đây có xu thế tăng còn tỷ lệ cho vay ngắn hạn thì lại giảm. Tuy nhiên tỷ trọng cho vay ngắn hạn vẫn chiếm phần lớn trong tổng dư nợ. Chủ yếu là do chi nhánh cho vay chủ yếu là cho vay tiêu dùng nên có thời hạn ngắn. Chi nhánh cần phải cân đối giữa cho vay để tránh sử dụng vốn không hiệu quả. Bảng 2: Cơ cấu cho vay theo ngành kinh tế. Đơn vị triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Tỷ trọng (%) Chênh lệch 2007 2008 2009 08/07 09/08 Tổng % Tổng % Công nghiệp 106.90 153.76 199.13 67,3 73,5 76 46.85 43 45.371 29 Thương mại 32.724 45.962 60.266 20,6 22 23 13.23 40 14.304 31 Ngành khác 19.222 9.478 2.620 12,1 4,5 1 -9.74 -51 -6.858 -72 ∑nợ trung- dài hạn 158.85 209.20 262.02 100 100 100 50.35 31 52.817 25 (Nguồn: báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng Nông nghiệp huyên Văn Quan 2007, 2008, 2009) Qua bảng trên ta thấy ngân hàng tập trung cho vay chủ yếu là hai ngành công nghiệp và thương mại. Hai ngành này chiếm tỷ trọng khá cao (hơn 90% trên tổng dư nợ trung- dài hạn). Dư nợ của ngành công nghiệp tăng trưởng một cách ổn định và chiếm tỷ trọng tương đối cao trong tổng dư nợ trung- dài hạn. Dư nợ của ngành thương mại vẫn tăng ổn định tuy nhiên chưa có sự đột phá. Tình hình nợ xấu( quá hạn) Chỉ tiêu nợ quá hạn là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá các khoản cho vay có chất lượng hay không. Về tình hình nợ quá hạn được thực hiện qua bảng sau: Bảng 3: Cơ cấu dư nợ quá hạn Đơn vị: Triệu đông Năm Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Tỷ trọng (%) Chênh lệch 2007 2008 2009 08/07 09/08 Tổng % Tổng % Dư nợ quá hạn 2.951 3.322 3.952 76,5 73,4 71,7 371 12,5 630 19 Dư nợ quá hạn 908 1.204 1.558 23,4 26,6 28,3 295 32,5 354 29,4 ∑nợ quá hạn 3.860 4.526 5.510 100 100 100 666 17,3 984 21,7 (Nguồn: báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng Nông nghiệp huyện Văn Quan 2007, 2008, 2009) Qua bảng trên ta thấy nợ quá hạn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nợ quá hạn so với nợ quá hạn ngắn hạn. Khả năng kiểm soát các khoản nợ quá hạn là tương đối tốt. Tuy nhiên nợ quá hạn trung- dài hạn vẫn tăng nhẹ qua các năm. Năm 2007 nợ quá hạn trung- dài hạn là 908 triệu đồng, chiếm 23,4% tổng dư nợ quá hạn. Đến năm 2008 nợ quá hạn trung dài hạn đã đạt 1204 triệu đồng tăng 32% so với năm 2007. Nợ quá hạn trung- dài hạn trong năm 2009 có xu hướng tăng so với năm trước là 354 triệu đồng và chiếm 28,3% trong tổng dư nợ quá hạn. Bảng 4: tình hình nợ quá hạn tại chi nhánh Đơn vị triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Chênh lệch 08/07 09/08 Nợ quá hạn 3.860 4.526 5.510 666 984 Nợ quá hạn trung- dài hạn 909 1.204 1.558 295 354 Tổng dư nợ 387.230 450.075 576.263 17.845 126.188 Tỷ lệ NQH/Tổng dư nợ 1% 1,01% 0,96% 0,01% -0,05% Tỷ lệ NQH TDH/tổng dư nợ 0,23% 0,27% 0,27% 0,04% 0 ( Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng Nông nghiệp huyên Văn Quan 2007, 2008, 2009 ) Qua biểu trên ta thấy tỷ trọng NQH/tổng dư nợ chi nhánh ngân hàng No&PTNT huyện Văn Quan đạt chỉ tiêu khống chế theo qui định của NHNo&PTNT Việt Nam là <2%. Xét tỷ trọng nợ quá hạn trên tổng dư nợ 31/12/2007 là 1%, đến 31/12/2008 là 1,01 % tăng 0,01%. Mặc dù nợ quá hạn tăng so với cùng thời điểm năm trước nhưng không đáng kể, vẫn cho thấy ngân hàng đang hoạt động rất tốt, ngân hàng đã có biện pháp đôn đốc thu nợ một cách có hiệu quả, tiến hành việc khoanh nợ, hạch toán chờ xử lý … Mặc dù có tăng nhưng vẫn thấp hơn chỉ tiêu định hướng của Chủ tịch HĐQT- NHNo Việt Nam. Tuy nhiên, vẫn phải tìm mọi biện pháp giảm tỷ lệ này xuống mức tối thiểu để giảm tối đa rủi ro cho hoạt động của ngân hàng, thúc đẩy quá trình phát triển 3.2. Sự cần thiết của cho vay trong hoạt động của chi nhánh ngân hàng Các biện pháp để nâng cao chất lượng cho vay của các NHTM vẫn gặp một số trở ngại: Qui chế cho vay mới nhất của Ngân hàng Nhà nước ban hành kèm theo quyết định số 1627/2001/QĐ - NHNN ngày 31/12/2001 đã tạo nhiều thuận lợi cho các ngân hàng trong việc cấp tín dụng. Một nguyên tắc đối với bất kì một khoản vay nào là ngân hàng yêu cầu phải có bảo đảm tín dụng. Đó có thể là bảo đảm đối vật hoặc bảo đảm đối nhân. ở Việt Nam, bảo đảm đối nhân chưa thực sự phổ biến. Còn đối với bảo đảm đối vật, thì ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn khi xử lý. Đối với nợ không có tài sản đảm bảo và con nợ không còn thì việc hoàn chỉnh hồ sơ để trình chính phủ cho xoá nợ cũng gặp một số vướng mắc: một số đơn vị đã giải thể hoặc tự tan rã từ lâu rất khó lấy xác nhận của cấp có thẩm quyền, một số doanh nghiệp thực chất đã ngừng hoạt động và không có khả năng trả nợ ngân hàng song chưa đủ thủ tục để tuyên bố phá sản hoặc giải thể... Xuất phát từ các nguyên nhân khách quan và chủ quan nói trên, việc ngân hàng sử dụng nguồn quỹ dự phòng để hạn chế những ảnh hưởng của việc mất vốn trở nên rất quan trọng. Dự phòng rủi ro được trích lập dựa trên việc phân loại tài sản Có của ngân hàng trở thành một nguồn quỹ cần thiết và chủ động của ngân hàng nhằm đảm bảo sự an toàn trong hoạt động kinh doanh. 3.2.2 Sự cần thiết cho vay ưu đãi đối với sinh viên ngheo. Để thực hiện nhất quán chính sách của Đảng và Nhà nước, tạo điều kiện cho tất cả học sinh, sinh viên đã trúng tuyển vào các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề trong cả nước, nhưng có hoàn cảnh gia đình khó khăn, có thể học cho đến khi tốt nghiệp, ngày 4/9, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành chỉ thị số 21/2007/CT-TTg về thực hiện chế độ cho vay ưu đãi để học đại học, cao đẳng. Ngân hàng xây dựng phương án về mức cho mỗi sinh viên vay, điều kiện và phương thức cho vay, phương thức thanh toán sau khi đã tốt nghiệp đại học, cao đẳng và công bố trước ngày 30/9/2007. Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các trường đại học, cao đẳng trong cả nước rà soát, lập danh sách các sinh viên thuộc diện gia đình có hoàn cảnh khó khăn có nhu cầu vay vốn, làm việc với Ngân hàng để thực hiện cho vay ưu đãi theo quy định; không yêu cầu phải đóng học phí ngay trong ít nhất hai tháng đầu tiên nếu học sinh thuộc gia đình có hoàn cảnh khó khăn, để có thời gian làm thủ tục theo quy định để đăng ký sẽ đóng học phí từ việc vay Ngân hàng. Phải rà soát danh sách các sinh viên đã trúng tuyển đại học, hoặc đang học đại học, cao đẳng mà gia đình khó khăn, có biện pháp hỗ trợ kịp thời, không để một học sinh nào đã trúng tuyển mà phải bỏ học vì không đủ tiền tầu xe đến trường và ăn, ở trong hai tháng đầu tiên của năm học thứ nhất. 3.2.2.1 Kết quả đạt được của hoạt động cho sinh viên nghèo vay. Chương trình hoạt động đến nay đã có hơn 2 nghìn học sinh, sinh viên thuộc 1,8 nghìn hộ gia đình đã được vay vốn với doanh số cho vay tín dụng học sinh sinh viên đạt18.049 tỷ đồng. Trong 3 năm qua, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định điều chỉnh mức cho vay tối đa đối với học sinh sinh viên tăng từ mức 800.000 đồng/tháng lên 860.000 đồng tháng và lên 900.000 đồng/tháng. Mức lãi suất cho vay học sinh sinh viên là 0,5%/tháng, thấp hơn so với mức lãi suất cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác (0,65%/tháng). 3.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng cho vay ưu đãi đối với sinh viên nghèo Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư bố trí nguồn vốn Nhà nước để cho học sinh, sinh viên vay và kinh phí cấp bù chênh lệch lãi suất, phí quản lý để Ngân hàng thực hiện tốt việc cho học sinh, sinh viên vay vốn. Bộ Giáo dục và đào tạo, Bộ Lao động thương binh và xã hội, các Bộ ngành: Chỉ đạo các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và các cơ sở đào tạo nghề thuộc quyền quản lý phối hợp với Uỷ ban nhân dân địa phương và Ngân hàng tổ chức thực hiện chính sách tín dụng học sinh, sinh viên. Chỉ đạo các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và các cơ sở đào tạo nghề thực hiện xác nhận việc học sinh, sinh viên đang theo học tại trường có đủ điều kiện vay vốn quy định tại các khoản 2, 3 Điều 4 Quyết định này. Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các cơ quan chức năng và Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện chính sách tín dụng đối với học sinh, sinh viên theo đúng quy định của pháp luật và Quyết định này. Ngân hàng chịu trách nhiệm hướng dẫn hồ sơ xin vay vốn, trình tự và thủ tục cho vay, kỳ hạn trả nợ, mức trả nợ, gia hạn trả nợ, chuyển nợ quá hạn đối vưói học sinh, sinh viên theo quy định. Tổ chức huy động vốn để bổ sung ngùôn vốn cho vay đối với học sinh, sinh viên. Phối hợp chặt chẽ, thường xuyên với các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và các cơ sở đào tạo nghề trong qúa trình cho vay để vốn vay sử dụng đúng mục đích, tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh, sinh viên trong việc nhận tiền vay và đóng học phí. Tổ chức, cá nhân sử dụng lao động là học sinh, sinh viên đã được vay vốn nhà nước theo quy định tại Quyết định này có trách nhiệm đôn đốc học sinh, sinh viên chuyển tiền về gia đình để trả nợ hoặc trực triếp trả nợ Ngân hàng. 3.2.4 Những khó khăn của ngân hàng khi cho vay đối với sinh viên nghèo Nhu cầu được vay vốn đang gia tăng bởi mỗi năm có hơn một nghìn sinh viên mới được tuyển vào các trường ĐH, CĐ, chưa kể số học sinh ở các trường trung cấp chuyên nghiệp. Số tiền đã phát ra rất khó thu hồi. Lãi suất cho học sinh, sinh viên vay theo quy định mới chỉ có 0,5%, giảm so với mức cho vay trước đây (0,65%/tháng). Mức lãi suất này tương đương 50% lãi suất cho vay thương mại. Cộng với thủ tục cho vay không quá khắt khe, không cần thế chấp nhà cửa... khiến cho việc vay vốn trở nên hấp dẫn với các gia đình, đặc biệt là những người có mức thu nhập trung bình thấp ở các vùng nông thôn cũng có những gia đình do thấy khoản vay hấp dẫn nên cứ làm thủ tục vay mà không phải để chi cho học tập của con cái: “Họ cứ vay để đấy hay làm việc khác. Điều này cho thấy việc cho học sinh, sinh viên vay vốn cũng chưa hẳn đã đến được đúng những đối tượng cần vay”. để đòi hỏi sinh viên trả lại số vốn được vay cộng với lãi suất trong 4 năm sau khi ra trường một năm là không dễ. “Nhờ bố mẹ vay để trả nợ 32 triệu đồng cộng lãi suất liệu có khó khăn không” theo số liệu tháng 7-2007 đã có 144.335 người vay vốn. Tuy nhiên mới có 27.191 người trả được nợ. Số sinh viên đang dư nợ là trên 17.000 người với tổng số dư nợ là 67 tỷ đồng. Điều này cho thấy, thực tế vay thì dễ những để trả nợ lại là chuyện rất nan giải. thực tế, chương trình cho học sinh, sinh viên vay vốn nhiều nước đã làm nhưng cũng gặp khó khăn vì không thu được nợ. Trong khi đó, tiền cho vay không phải là tiền của ngân hàng nào mà là tiền từ ngân sách Nhà nước. Nhà nước có trách nhiệm sử dụng đồng tiền của người dân hiệu quả và có trách nhiệm thu hồi lại. Để làm được việc này cần phải phát huy cuộc vận động sáng kiến giúp Nhà nước thu nợ. Sinh viên vay tiền đi học thì phải khẳng định trách nhiệm với Nhà nước. Trả lại tiền để cho người sau còn được đi học bởi đó là tiền xoay vòng. 3.2.4.1 Từ phía nhà trường Về phía nhà trường cũng gặp những khó khăn như việc theo dõi đánh giá sử dụng vốn vay còn gặp nhiều khó khăn do chủ yếu sử dụng hình thức phỏng vấn trực tiếp. Nhà trường chỉ là nơi xác nhận nhu cầu còn vốn vay lại ở địa phương nên việc xác nhận sử dụng vốn thể nào là vấn đề cần được làm rõ. Vì vậy, cần có sự phối hợp tốt hơn giữa nhà trường và địa phương trong thực hiện chính sách này. 3.2.4.2 Một số mặt còn tồn tai của hoạt động cho vay Thứ nhât: Ngân hàng còn gặp nhiều khó khăn khi cho vay cung như thu hồi lại vôn. Thứ hai: Công tác quản lý chưa chặt, nhiều đối tượng không phai nghèo cũng được vay. Thứ ba: Ngân hàng cho vay kịp thời đối với nhiều sinh viên có hoàn cảnh khó khăn. Thứ tư: Công tác đào tạo cán bộ vấn còn gặp nhiều khó khăn. Thứ năm: Ngân hầng cần chân trọng công tác dự báo các rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động cho vay. 4. Nguyên nhân Các biện pháp để nâng cao chất lượng cho vay của Ngân hàng vẫn gặp một số trở ngại: Qui chế cho vay mới nhất của Ngân hàng Nhà nước ban hành kèm theo quyết định số 1627/2001/QĐ - NHNN ngày 31/12/2001 đã tạo nhiều thuận lợi cho các ngân hàng trong việc cấp tín dụng. Một nguyên tắc đối với bất kì một khoản vay nào là ngân hàng yêu cầu phải có bảo đảm tín dụng. Đó có thể là bảo đảm đối vật hoặc bảo đảm đối nhân. ở Việt Nam, bảo đảm đối nhân chưa thực sự phổ biến. Còn đối với bảo đảm đối vật, thì ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn khi xử lý. Xuất phát từ các nguyên nhân khách quan và chủ quan này, việc ngân hàng sử dụng nguồn quỹ dự phòng để hạn chế những ảnh hưởng của việc mất vốn trở nên rất quan trọng. Dự phòng rủi ro được trích lập dựa trên việc p

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docHoạt đông cho vay tiền để học đối với các sinh viên nghèo-những khó khăn của Ngân hàng và sự phát triển đối với các khách hàng tiềm năng cho tương lai.doc
Tài liệu liên quan