Đề tài Hoạt động phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại của ngành Hải quan - Thực trạng và giải pháp

Kho ngoại quan là khu vực kho bãi được ngăn cách với khu vực xung quanh để tạm lưu giữ, bảo quản hoặc thực hiện các dịch vụ đối với hàng hóa từ nước ngoài hoặc từ trong nước đưa vào kho theo hợp đồng thuê kho ngoại quan được ký giữa chủ kho ngoại quan và chủ hàng. Kho ngoại quan được phép thành lập ở các khu vực : Cảng biển quốc tế, cảng hàng không dân dụng quốc tế, cửa khẩu đường sắt và đường bộ quốc tế là đầu mối giao lưu hàng hóa giữa Việt Nam với nước ngoài, có điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa xuất, nhập khẩu; khu công nghiệp, khu công nghiệp cao, khu chế xuất, khu kinh tế đặc biệt khác.

Điều 25, Nghị định 154/2005/NĐ-CP quy định ".Hàng hóa các loại chờ xuất khẩu hoặc chờ nhập khẩu đều được chấp nhận đưa vào lưu giữ, bảo quản trong kho ngoại quan trừ trường hợp hàng hoá mang nhãn hiệu giả mạo xuất xứ Việt Nam, hàng hóa gây nguy hiểm cho người hoặc ô nhiễm môi trường, hàng hóa xuất khẩu, cấm nhập khẩu, trừ trường hợp được Thủ tướng Chính phủ cho phép". Cũng theo quy định tại điều 25, Nghị định 154/2005/NĐ-CP thì ".hàng hoá của doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu từ nước ngoài chờ đưa vào thị trường trong nước chưa nộp thuế nhập khẩu " [11, tr 18]. Từ quy định trên chủ hàng lợi dụng để đưa vào kho ngoại quan những lô hàng "có vấn đề" như hàng thuộc diện cấm nhập khẩu. Sau khi đã tổ chức móc nối được với một số cán bộ nhà nước có chức năng quản lý, kiểm tra hàng hoá xuất nhập khẩu khi hàng đến Việt Nam, vì lý do nào đó mà chưa đưa được hàng vào trong nội địa, nếu cứ làm thủ tục nhận hàng sẽ bị phát hiện và xử lý phạt tịch thu hàng hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Để giải quyết vấn đề này, chủ hàng chỉ cần ký hợp đồng gửi hàng vào kho ngoại quan, sau đó tìm phương thức mới để lô hàng vào nội địa một cách an toàn và lô hàng từ chỗ bất hợp pháp trở thành hợp pháp.

 

doc153 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3287 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoạt động phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại của ngành Hải quan - Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ục mà đi theo tuyến xa bờ, nên việc phát hiện và đấu tranh rất khó khăn. Ngoài ra, tình trạng vận chuyển, buôn bán thuốc lá ngoại, các đối tượng sử dụng tàu cao tốc chuyển hàng từ biên giới vào trong nội địa để tiêu thụ. Khi bị các lực lượng chức năng bắt giữ, các đối tượng sử dụng vũ khí chống trả quyết liệt. Năm 2007, Cục Điều tra chống buôn lậu phát hiện và xử lý 17 vụ vận chuyển trái phép than, quặng trái phép không có nguồn gốc, trị giá hơn 4,9 tỷ đồng: Điển hình là vụ xuất lậu 900 tấn quặng sắt của công ty trách nhiệm hữu hạn tổng hợp Vĩnh Nam; vụ xuất lậu hơn 200 tấn than cám không có nguồn gốc hợp pháp [25, tr 75]. Ngày 10/01/2008, Cục Hải quan Quảng Ninh đã phát hiện bắt giữ tầu biển số QN5569 của công ty INDEVICO có hành vi gian lận chủng loại 1.048 tấn than xuất khẩu dẫn đến thiếu tiền thuế, kết quả đã xử lý truy thu 113 triệu đồng tiền thuế và phạt vi phạm hành chính 11 triệu đồng; ngày 1/04/2008 Cục Điều tra chống buôn lậu phối hợp với Cục Hải quan Quảng Ninh bắt giữ tàu Hoàng Triệu 16 vận chuyển 816 tấn quặng Inmenite không đủ tiêu chuẩn xuất khẩu và không đủ giấy tờ hợp lệ, trong địa bàn hoạt động của hải quan, trị giá hàng vi phạm ước tính 900 triệu đồng [25, tr 90]. - Tại các cảng biển: Tình hình buôn lậu trong những năm gần đây cũng có chiều hướng gia tăng về số vụ cũng như giá trị hàng hoá vi phạm. Một số doanh nghiệp đã lợi dụng sự tạo thuận lợi, thông thoáng trong việc làm thủ tục hải quan tại các cảng biển thông qua việc áp dụng phương pháp quản lý mới - phương pháp quản lý rủi ro (như áp dụng chế độ miễn kiểm tra hoặc kiểm tra theo tỷ lệ hoặc việc tự khai báo và tự chịu trách nhiệm về khai báo của doanh nghiệp) tạo dựng hồ sơ, chứng từ giả, khai báo sai trị giá hàng nhập khẩu để trốn thuế. Các phương thức, thủ đoạn điển hình như: khai sai về tên hàng, chủng loại, số lượng, chất lượng, xuất xứ hàng hoá; gian lận giá, chính sách mặt hàng; nhập khẩu hàng thừa so với khai báo, không khai báo; nhập khẩu hàng hoá không đạt chất lượng theo quy định; xuất khẩu khai báo khống, không đúng mặt hàng. Đặc biệt, Việt Nam có vị trí thuận lợi trong việc thông thương với các cảng trong khu vực nên lượng hàng trung chuyển rất lớn, thông qua các loại hình như: chuyển khẩu, tạm nhập - tái xuất, gửi hàng ngoại quan để lợi dụng vận chuyển hàng cấm: Năm 2007, Cục Điều tra chống buôn lậu phối hợp với Phòng cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và chức vụ (PC15) thuộc Công an thành phố Hà Nội và Công an tỉnh Vĩnh Phúc kiểm tra 15 container khai là hạt nhựa HDPE có thuế suất 0% của Công ty trách nhiệm hữu hạn Hà Văn, quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng phát hiện trong 8/15 container là các loại phụ tùng, linh kiện và máy tổng thành ôtô đã qua sử dụng do Hàn Quốc sản xuất, trị giá lô hàng ước tính hơn 3,6 tỷ đồng [25, tr 74]. Tháng 01/2008, Cục Điều tra chống buôn lậu phối hợp với đội đặc nhiệm kiểm lâm, chi cục quản lý thị trường thành phố Hồ Chí Minh bắt giữ 2 container khai là bột củ mỳ của Công ty trách nhiệm hữu hạn Hoàng Thiện, địa chỉ 97 Lê Quý Đôn, thị xã Đồng xoài, Bình Phước, kiểm tra thực tế là 38 m3 gỗ sơn huyết không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc, không khai báo hải quan, trị giá hàng hoá ước tính 1 tỷ đồng. Tháng 04/2008 Cục Điều tra chống buôn lậu phối hợp với Cục Hải quan thành phố Hồ Chí Minh kiểm tra 21 container linh kiện xe ôtô tải nhập khẩu của Công ty trách nhiệm hữu hạn Sản xuất ôtô IKD Việt Nam, với hành vi vi phạm là không khai báo, áp mã sai, trị giá hàng hoá vi phạm ước tính 1 tỷ đồng [25, tr 90]. Tình trạng doanh nghiệp lợi dụng chính sách của nhà nước về khuyến khích đầu tư nước ngoài, ưu đãi về thuế đối với nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất trong nước… gian lận, trốn thuế diễn ra qua tuyến cảng biển hiện nay cũng khá phổ biến và có xu hướng gia tăng cả về số vụ và trị giá trốn thuế. Đặc biệt, thời gian gần đây, một số doanh nghiệp đã lợi dụng việc thay đổi cơ chế chính sách quản lý của Nhà nước để đáp ứng tiến trình hội nhập, trong khi một số Bộ, Ngành chưa ban hành kịp thời các thông tư hướng dẫn hoặc hướng dẫn nhưng không đồng bộ, không cụ thể, để nhập khẩu các loại hàng hóa kém chất lượng hoặc vi phạm các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm (các chế phẩm từ thịt bò bò điên, trứng, gia cầm, thịt lợn Trung Quốc…), hàng hóa thuộc diện độc hại, phế thải công nghiệp, ... gây ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường và sức khoẻ cộng đồng. Năm 2006, Cục Điều tra chống buôn lậu đã phối hợp Cục Hải quan Hải phòng và Cục cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và chức vụ (C15) - Bộ Công an phát hiện khoảng 500 container do 9 doanh nghiệp nhập khẩu, trị giá khoảng 50 tỷ đồng; Cục Điều tra chống buôn lậu đã phối hợp Cục Hải quan Hải phòng kiểm tra 46 container hàng thiết bị văn phòng đã qua sử dụng nhập khẩu và tồn đọng tại cảng Hải Phòng với trị giá vi phạm gần 5 tỷ đồng, đây là các mặt hàng cấm nhập khẩu [7, tr 53]. Năm 2007, Cục Điều tra chống buôn lậu phối hợp với Cục Hải quan thành phố Hồ Chí Minh khám 5 container hàng cấm nhập khẩu của Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại và dịch vụ giao nhận Q.Đ, phát hiện hàng hoá là xe máy, hàng điện lạnh đã qua sử dụng thuộc danh mục mặt hàng Nhà nước cấm nhập khẩu, trị giá gần 2 tỷ đồng; Cục Điều tra chống buôn lậu phát hiện công ty Trường Long nhập khẩu gần 40 tấn nhựa phế liệu đã qua sử dụng vi phạm quyết định 12/2006/QĐ-BTNMT của Bộ Tài nguyên môi trường. Ngày 31/05/2007, Cục Hải quan Thành phố Hồ Chí Minh đã kiểm tra lô hàng nhập khẩu của Công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất, thương mại Thiên Việt, toàn bộ là thép phế liệu trị giá khoảng 1,1 tỷ đồng thuộc danh mục hàng cấm nhập khẩu. Toàn bộ lô hàng đã buộc tái xuất ra khỏi lãnh thổ Việt Nam [25, tr 74 - 75]. Mặt hàng nhập lậu chủ yếu tại các cảng biển là: Gỗ, nguyên phụ liệu may mặc, giày dép, hàng kim khí điện máy, linh kiện điện tử, phụ tùng ôtô, các loại máy móc và hàng điện tử đã qua sử dụng, ôtô đã qua sử dụng, máy in công nghiệp, máy công cụ, kính xây dựng, giấy, thép và các sản phẩm của thép, thép phế liệu, thiết bị vệ sinh, gạch lót, đồ gốm sứ, đồ trang trí nội thất, phế liệu… hàng nông ngư (cũ) có xuất xứ Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc các mặt hàng thuộc diện cấm nhập khẩu hoặc mặt hàng thuộc quản lý chuyên ngành,... 2.2.2. Tình hình gian lận thương mại Cùng với tình hình buôn lậu như đã trình ở trên, hiện nay Ngành Hải quan cũng phải đối mặt với nhiều hình thức gian lận thương mại: * Lợi dụng chính sách thuế hiện hành của Nhà nước Chính sách thuế hiện nay vừa đánh thuế theo tính chất mặt hàng, vừa đánh thuế theo mục đích sử dụng mà chênh lệch thuế suất rất cao, có nhiều mặt hàng nếu thực hiện hành vi gian lận trót lọt thì coi như được miễn thuế (thuế suất 0%) hoặc giảm số thuế phải nộp mà thực tế mặt hàng đó phải chịu thuế suất cao hơn. Thủ đoạn gian lận của loại hình này thông thường đối với các mặt hàng như: xe ô tô du lịch 12 chỗ ngồi được “chế biến” thành xe cứu thương hoặc xe tải nhẹ; xe ô tô có trọng tải thấp khai xe ô tô có trọng tải cao;… để được giảm hoặc miễn thuế. Đặc biệt, hàng nguyên chiếc được tháo rời để hưởng thuế suất linh kiện… Trong năm 2007, có một số mặt hàng không thuộc phải khai tờ khai trị giá (ví dụ: hàng có thuế suất nhập khẩu = 0% như gỗ) thường bị các doanh nghiệp khai báo giá tính thuế thấp, làm giảm thuế giá trị gia tăng phải nộp. * Gian lận thông qua việc khai thấp trị giá hàng hoá Trị giá tính thuế hàng hóa xuất nhập khẩu là một trong những yếu tố cơ bản để xác định số thuế xuất khẩu, nhập khẩu (và các sắc thuế khác như: Tiêu thụ đặc biệt, giá trị gia tăng ) mà doanh nghiệp phải nộp cho nhà nước khi làm thủ tục Hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Hiện tại, việc xác định trị giá tính thuế hàng hoá xuất nhập khẩu tuân thủ theo Hiệp định trị giá GATT tức là căn cứ trên trị giá giao dịch, thực thanh toán của lô hàng (giá ghi trên hợp đồng thương mại, hoá đơn thương mại, chứng từ ngân hàng,..) vì vậy một số doanh nghiệp thông đồng với nước ngoài ghi giảm giá trên hợp đồng thương mại để trốn thuế, phổ biến là các hình thức sau: - Khai báo hàng cho tặng, không thanh toán, hàng hỗ trợ tiếp thị quảng cáo, khuyến mại. - Đánh đồng tên hàng nhưng thực chất chất lượng và phẩm cấp thương mại của hàng hóa cao hơn so với khai báo. - Phân bổ giá cho một lô hàng gồm nhiều loại hàng khác nhau: Khai cao giá đối với hàng hóa có thuế suất thấp, khai thấp giá đối với hàng hóa có thuế suất cao trong giá trị của lô hàng không đổi. - Nhập khẩu thử một lượng nhỏ hàng hóa mới để thăm dò (thông thường nhập qua đường hàng không hoặc chuyển phát nhanh), sau khi được Hải quan chấp nhận trị giá khai báo thì ngay lập tức nhập khẩu ồ ạt số lượng lớn hàng hóa cùng loại để hưởng chênh lệch thuế. Đặc biệt trong loại hình nhập khẩu hàng hóa phi mậu dịch, với đặc thù loại hình này là hàng hóa không cần hợp đồng mua bán, việc gian lận về giá tính thuế diễn ra rất phức tạp. dễ xảy ra móc nối tiêu cực giữa cán bộ hải quan làm thủ tục và doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp đã lợi dụng hình thức này để mua gom hàng hóa hàng hóa tại nước ngoài, sau đó thành lập doanh nghiệp giả để làm hợp đồng, hóa đơn để hạ thấp trị giá thực tế của hàng hóa. Đối với các loại hàng hóa đã qua sử dụng có giá trị lớn, được phép nhập khẩu như tô, máy móc thiết bị,... tình trạng gian lận qua giá cũng diễn ra hết sức phức tạp, ngoài ra còn có hiện tượng một số doanh nghiệp cấu kết với nhau khai báo giá giảm dần để gian lận vế thuế. hoặc móc nối với cơ quan giám định nhằm sai lệch giá trị thực tế để trốn thuế, hợp lý hóa các thủ tục giấy tờ để xuất khẩu, nhập khẩu. Vụ việc điển hình trong công tác đấu tranh chống gian lận qua giá là năm 2005, Cục Điều tra chống buôn lậu đã tiến hành điều tra và phát hiện hàng loạt doanh nghiệp nhập khẩu xe ôtô TOYOTA PRADO hạ thấp trị giá xe (down giá) thông qua việc hợp thức hồ sơ, chứng từ để trốn thuế. * Gian lận bằng thủ đoạn khai báo sai về số lượng, trọng lượng, tên hàng hoá xuất nhập khẩu Đây là hình thức gian lận khá phổ biến, lợi dụng sự sơ hở, thiếu sót trong khâu kiểm tra, kiểm soát ở cửa khẩu do thiếu lực lượng, trang thiết bị có hạn nên không thể cân, đo, đếm chi tiết. Đây là điểm yếu để các đối tượng khai giảm về số lượng, trọng lượng hoặc thay đổi bao bì, nhãn mác, khai sai tên hàng hóa, khai chung chung dẫn đến Hải quan áp mã hàng hóa (mã HS) sai dẫn đến thuế suất sai và số thuế thực nộp ít hơn số thuế phải nộp. Nhiều trường hợp, doanh nghiệp đồng loạt làm thủ tục Hải quan cho cùng một loại hàng hóa ở nhiều cửa khẩu khác nhau (cùng một địa bàn hoặc khác địa bàn), Chi cục Hải quan nào áp mã hàng có thuế suất thuế nhập khẩu cao (áp đúng) thì không đưa hàng về nữa mà đưa hàng về Chi cục Hải quan áp thuế suất thuế nhập khẩu thấp. Đối với hàng xuất khẩu, lợi dụng hàng có thuế suất 0%, hàng miễn kiểm tra nên các đối tượng lợi dụng ưu tiên nêu trên để khai sai về chủng loại hàng xuất khẩu, đối khi có cả hàng cấm để để trốn thuế. Điển hình năm 2007, Cục Điều tra chống buôn lậu phối hợp với Cục Hải quan thành phố Hồ Chí Minh phát hiện hơn 10 container hàng xuất khẩu của Công ty Nam Nguyên khai là xơ dừa trên thực tế kiểm tra lại là gỗ trắc, vụ việc này đã được chuyển cho cơ quan điều tra thụ lý. * Gian lận về xuất xứ hàng hoá (C/O) Xuất xứ hàng hóa là nước hoặc vùng lãnh thổ nơi sản xuất ra toàn bộ hàng hóa hoặc nơi thực hiện công đoạn chế biến cơ bản cuối cùng đối với hàng hóa trong trường hợp có nhiều nước hoặc vùng lãnh thổ tham gia vào quá trình sản xuất ra hàng hóa đó. Xuất xứ của hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu được xác định trên cơ sở thực tế hàng hoá, giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá (Certificate of Origin - C/O), tờ khai hải quan và các chứng từ thuộc bộ hồ sơ hải quan. Hàng hoá xuất khẩu cần có C/O trong các trường hợp sau: Hàng hóa xuất khẩu có liên quan đến cam kết quy định trong các Điều ước quốc tế với các nước hoặc các tổ chức quốc tế mà Việt nam đã ký kết hoặc tham gia; đối với hàng hóa khác, nếu trong hợp đồng thương mại có điều khoản quy định phải có C/O. Hàng hoá nhập khẩu phải có C/O trong các trường hợp sau: Hàng hoá có xuất xứ từ những nước được Việt Nam cho hưởng các ưu đãi về thuế nhập khẩu hay về các chế độ quản lý khác (ví dụ: Hàng hoá được cấp C/O Mẫu AK là hàng hoá đáp ứng được đầy đủ các điều kiện về xuất xứ theo quy định tại và thuộc Danh mục hàng hoá ban hành kèm theo quyết định của Bộ Tài chính quy định về hàng hoá thuộc chương trình ưu đãi thuế quan ASEAN - Hàn Quốc; giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa của Việt Nam- mẫu D để hưởng các ưu đãi theo “ Hiệp định về chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) để thành lập khu vực mậu dịch tự do ASEAN”…..); những loại hàng hoá thuộc diện Nhà nước hoặc các Tổ chức quốc tế thông báo đang ở trong thời điểm có nguy cơ gây nguy hại đến sức khoẻ của cộng đồng hoặc vệ sinh môi trường. Xuất xứ hàng hóa được sử dụng kết hợp với mã số hàng hóa (mã HS) để xác định thuế suất thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Hiện tại, Việt Nam đang áp dụng biểu thuế với thuế suất ưu đãi đối với hàng hóa của các nước, vùng lãnh thổ đã có thỏa thuận FTA (khu vực mậu dịch tự do) hoặc MFN (tối huệ quốc) hoặc ưu đãi đặc biệt đối với hàng hóa có xuất xứ từ các nước có quan hệ thương mại với Việt Nam, như vậy các nước khác chưa ký thỏa thuận về đối xử tối huệ quốc và ưu đãi đặc biệt trong quan hệ thương mại với Việt Nam thì hàng hóa của họ vào Việt Nam được áp dụng theo thuế suất thông thường. Việc xác định xuất xứ của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là vấn đề phức tạp và tương đối mới mẻ đối với ngành Hải quan nên dễ bị lợi dụng để được hưởng thuế suất ưu đãi nhằm trốn thuế. Một mặt hàng nhưng có xuất xứ ở hai khu vực khác nhau trong một số trường hợp có thuế suất khác nhau do có chính sách ưu đãi thuế quan như đã nêu ở trên. Hiện nay, hành vi gian lận xuất xứ Việt Nam đang trở nên đáng lo ngại, ảnh hưởng đến sản xuất trong nước, nhất là trong lĩnh vực nông sản, thủy sản. Các doanh nghiệp lợi dụng loại hình sản xuất xuất khẩu, gia công nhưng thực chất là nhập khẩu thành phẩm, sau đó làm thủ tục chuyển container hoặc làm thủ tục xuất khẩu luôn để làm thủ tục xin C/O Việt Nam hoặc có trường hợp doanh nghiệp mở song song hai tờ khai Hải quan (01 tờ khai Hải quan theo loại hình xuất gia công, 01 tờ khai Hải quan theo loại hình xuất kinh doanh) sau đó dùng bộ hồ sơ xuất kinh doanh để xin C/O, tẩy xóa số liệu chuyển cho nhà nhập khẩu hoặc trường hợp tạm nhập, sau đó mở tờ khai Hải quan tái xuất và giả mạo hồ sơ, mở 01 tờ khai xuất kinh doanh đúng số lượng để xin C/O Việt Nam. Cá biệt, thời gian vừa qua có một số doanh nghiệp có hành vi làm giả C/O để được hưởng thuế suất ưu đãi đặc biệt. Ngoài ra còn có tình trạng, nhiều loại hàng hóa của Trung Quốc vận chuyển qua nước thứ ba từ ASEAN để có giấy chứng nhận xuất xứ form D, sau đó mới làm thủ tục nhập vào Việt nam để hưởng ưu đãi thuế quan. * Gian lận thương mại trong lĩnh vực đầu tư gia công, sản xuất hàng xuất khẩu Gia công trong thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhận gia công sử dụng một phần hoặc toàn bộ nguyên liệu, vật liệu của bên đặt gia công để thực hiện một hoặc nhiều công đoạn trong quá trình sản xuất theo yêu cầu của bên đặt gia công để hưởng thù lao. Sản xuất hàng xuất khẩu là loại hình xuất nhập khẩu thương mại, theo đó doanh nghiệp làm thủ tục nhập khẩu nguyên liệu để tổ chức sản xuất hàng hóa, rồi xuất khẩu hàng hóa đó ra nước ngoài. Theo quy định hiện hành thì hàng hoá nhập khẩu để gia công cho nước ngoài rồi xuất khẩu hoặc hàng hoá xuất khẩu cho nước ngoài để gia công cho Việt Nam rồi tái nhập khẩu theo hợp đồng gia công được miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Hàng hoá nhập khẩu đã nộp thuế nhập khẩu để sản xuất hàng hoá xuất khẩu được hoàn thuế tương ứng với tỷ lệ sản phẩm thực tế xuất khẩu, ngoài ra nhà nước cũng tạo điều kiện về thời hạn nộp thuế đối với hàng hoá nhập khẩu đã nộp thuế nhập khẩu để sản xuất hàng hoá xuất khẩu 275 ngày, kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan đối với trường hợp người nộp thuế chấp hành tốt pháp luật thuế (một số trường hợp đặc biệt do chu kỳ sản xuất, dự trữ vật tư, nguyên liệu phải kéo dài hơn 275 ngày thì thời hạn nộp thuế có thể dài hơn 275 ngày). Hoạt động đầu tư gia công, sản xuất xuất khẩu là một trong những loại hình xuất khẩu cơ bản của các nước, đặc biệt là những nước chậm phát triển và đang phát triển. Hoạt động này không chỉ mang lại doanh số lớn mà còn là giải pháp việc làm góp phần ổn định công việc cho hàng triệu lao động xã hội. Hoạt động đầu tư gia công, sản xuất xuất khẩu của Việt Nam rất đa dạng phong phú về chủng loại hàng hóa: da giày, hàng công nghệ, điện tử dân dụng, vật liệu điện, dệt may... nhưng trong đó có 2 nhóm hàng dệt may và da giầy chiếm tỷ trọng lớn nhất. Qua thực tế quản lý hiện nay cho thấy nổi lên hiện tượng các doanh nghiệp lợi dụng sơ hở trong quy trình thủ tục hải quan bán nguyên phụ liệu, thành phẩm ra ngoài thị trường nội địa để trốn thuế với số lượng lớn và mang tính hệ thống và xảy ra chủ yếu tại một số tỉnh như Bình Dương, Đồng Nai, Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hưng Yên,....Năm 2007, qua các hoạt động điều tra, xác minh Cục Hải quan Đồng Nai đã ra quyết định xử phạt Công ty trách nhiệm hữu hạn All Super về hành vi tiêu thụ hàng hóa nhập khẩu gia công không khai báo hải quan nhằm mục đích trốn gian lận thuế, số tiền phạt là: 4.570.267.586 đồng và truy thu số tiền là: 2.285.153.793 đồng. Hiện tại, hệ thống các văn bản quy định của nhà nước cũng như quy trình nghiệp vụ của ngành Hải quan hướng dẫn việc thanh khoản hợp đồng trên cơ sở lấy sản phẩm xuất khẩu để cân đối với định mức do doanh nghiệp trình để trừ lùi nguyên vật liệu nhập khẩu, cơ quan Hải quan chỉ kiểm tra và xác định cụ thể. Bên cạnh đó hệ thống các văn bản trên chỉ hướng dẫn về nguyên liệu nhập khẩu thừa chứ chưa đề cập đến việc xử lý phế liệu, phế phẩm và không có tiêu chí nào quy định thế nào là phế liệu, phế phẩm. Lợi dụng sơ hở này, doanh nghiệp đã bán nguyên phụ liệu nhập khẩu và sản phẩm vào thị trường nội địa, sau đó lập hồ sơ với các hình thức sau: - Đưa nguyên phụ liệu nhập khẩu và sản phẩm vào diện phế liệu, phế phẩm sau đó móc nối với một số cán bộ hải quan để xác nhận tiêu hủy số phế liệu, phế phẩm đó. - Điều chỉnh định mức tiêu hao nguyên phụ liệu: Theo quy định, khi kết thúc hợp đồng đầu tư gia công, doanh nghiệp phải tiến hành thanh khoản tờ khai nhập khẩu, số nguyên liệu dư doanh nghiệp phải tái xuất hoặc nộp thuế nhập khẩu. Do vậy, nhiều doanh nghiệp khi đăng ký định mức đối với từng mã hàng thường đăng ký cao hơn mức tiêu hao nguyên phụ liệu trên thực tế nhằm để lại số lượng lớn nguyên phụ liệu (chủ yếu là vải, da, gỗ,..) để tiêu thụ trong nước, trốn thuế. - Lợi dụng sự thông thoáng trong thủ tục hải quan để xuất khống nguyên phụ liệu hoặc sản phẩm, có thể kể ra một số thủ đoạn sau: Theo yêu cầu của người thuê gia công, sản phẩm gia công được đóng vào các thùng carton với số lượng khác nhau nhưng khai báo đồng nhất theo có số lượng cao, do đó doanh nghiệp khai báo số lượng xuất nhiều hơn thực tế; hàng hóa (thành phẩm) thu gom trên thị trường nội địa để xuất cho thị trường Đông Âu, doanh nghiệp làm thủ tục xuất theo tên của mình để được khấu trừ thuế nguyên liệu nhập khẩu,…. Ngoài ra trên thực tế còn có các hình thức tráo nguyên phụ liệu, nhập hàng hóa thành phẩm hoặc bán thành phẩm để gian lận xuất xứ Việt Nam nhằm hưởng thuế suất ưu đãi. Nghiêm trọng hơn, thời gian qua đã nổi lên tình trạng đáng quan tâm là: + Làm giả hồ sơ hải quan và xuất khống hàng hoá để hợp thức hoá nguyên phụ liệu nhập khẩu. Tháng 02/2006, Cục Điều tra chống buôn lậu phối hợp với Cục Hải quan Bình Dương xác lập chuyên án, kết quả đấu tranh đã phát hiện, điều tra làm rõ những sai phạm của 02 doanh nghiệp, trị giá hàng vi phạm khoảng 8 tỷ đồng. Tháng 5/2006, Cục Điều tra chống buôn lậu phối hợp Cục Hải quan Hải Phòng đấu tranh làm rõ vi phạm của 1 Doanh nghiệp 100% vốn ngước ngoài tại Hải Dương đã bán nguyên liệu, sản phẩm sản xuất xuất khẩu và gia công giày dép xuất khẩu ra thị trường nội địa, trị giá vi phạm 12 tỷ đồng. + Thành lập doanh nghiệp, tiến hành làm thủ tục nhập khẩu nguyên phụ liệu ồ ạt đồng thời bán luôn các nguyên phụ liệu đã nhập nêu trên trong thị trường nội địa, sau đó bỏ trốn khỏi địa chỉ kinh doanh. Theo thống kê của ngành Hải quan, hiện nay trong số tồn 826 hợp đồng gia công, 5.097 tờ khai nhập khẩu chưa thanh khoản được có 186 hợp đồng gia công, 285 tờ khai nhập khẩu nhập nguyên liệu sản xuất xuất khẩu của các doanh nghiệp đã giải thể hoặc bỏ trốn khỏi địa chỉ kinh doanh [26, tr 19]. * Gian lận thông qua lợi dụng hàng hoá gửi kho ngoại quan Kho ngoại quan là khu vực kho bãi được ngăn cách với khu vực xung quanh để tạm lưu giữ, bảo quản hoặc thực hiện các dịch vụ đối với hàng hóa từ nước ngoài hoặc từ trong nước đưa vào kho theo hợp đồng thuê kho ngoại quan được ký giữa chủ kho ngoại quan và chủ hàng. Kho ngoại quan được phép thành lập ở các khu vực : Cảng biển quốc tế, cảng hàng không dân dụng quốc tế, cửa khẩu đường sắt và đường bộ quốc tế là đầu mối giao lưu hàng hóa giữa Việt Nam với nước ngoài, có điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa xuất, nhập khẩu; khu công nghiệp, khu công nghiệp cao, khu chế xuất, khu kinh tế đặc biệt khác. Điều 25, Nghị định 154/2005/NĐ-CP quy định "...Hàng hóa các loại chờ xuất khẩu hoặc chờ nhập khẩu đều được chấp nhận đưa vào lưu giữ, bảo quản trong kho ngoại quan trừ trường hợp hàng hoá mang nhãn hiệu giả mạo xuất xứ Việt Nam, hàng hóa gây nguy hiểm cho người hoặc ô nhiễm môi trường, hàng hóa xuất khẩu, cấm nhập khẩu, trừ trường hợp được Thủ tướng Chính phủ cho phép". Cũng theo quy định tại điều 25, Nghị định 154/2005/NĐ-CP thì "...hàng hoá của doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu từ nước ngoài chờ đưa vào thị trường trong nước chưa nộp thuế nhập khẩu…" [11, tr 18]. Từ quy định trên chủ hàng lợi dụng để đưa vào kho ngoại quan những lô hàng "có vấn đề" như hàng thuộc diện cấm nhập khẩu. Sau khi đã tổ chức móc nối được với một số cán bộ nhà nước có chức năng quản lý, kiểm tra hàng hoá xuất nhập khẩu khi hàng đến Việt Nam, vì lý do nào đó mà chưa đưa được hàng vào trong nội địa, nếu cứ làm thủ tục nhận hàng sẽ bị phát hiện và xử lý phạt tịch thu hàng hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Để giải quyết vấn đề này, chủ hàng chỉ cần ký hợp đồng gửi hàng vào kho ngoại quan, sau đó tìm phương thức mới để lô hàng vào nội địa một cách an toàn và lô hàng từ chỗ bất hợp pháp trở thành hợp pháp. * Gian lận thương mại trong lĩnh vực liên doanh đầu tư Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được miễn thuế nhập khẩu đối với thiết bị, máy móc, phụ tùng và các phương tiện sản xuất kinh doanh, bao gồm cả phương tiện vận tải và các vật tư nhập khẩu vào Việt Nam, nên cũng dễ nhập khẩu phương tiện vận tải nhập khẩu và sử dụng không đúng mục đích. Mặt khác, do được miễn thuế nên một số doanh nghiệp nước ngoài tìm cách góp vốn bằng máy móc, thiết bị cũ, lạc hậu về công nghệ nhưng khai tăng về giá trị để trốn thuế thu thập doanh nghiệp hoặc tạo lợi nhuận cho phía nước ngoài, đồng thời khai giảm giá nguyên liệu nhập khẩu để trốn thuế nhập khẩu. Đầu năm 2007, qua tin báo tố giác tội phạm của công dân, Cục Điều tra chống buôn lậu đã xác minh và phát hiện dấu hiệu vi phạm của Công ty liên doanh công nghiệp kẽm Việt Thái (tại tỉnh Bắc Kạn) đây là doanh nghiệp hoạt động dưới hình thức liên doanh đầu tư giữa Tập đoàn than - khoáng sản Việt Nam (TKV) và một đối tác tại Thái Lan để xây dựng nhà máy chế biến bột ô xít kẽm; nhà máy đang trong quá trình xây dựng, vận hành, chạy thử nhưng Công ty liên doanh công nghiệp kẽm Việt Thái đã làm thủ tục xuất khẩu sản phẩm với số lượng và giá trị lớn. Vụ việc đã được Cục Điều tra chống buôn lậu chuyển cho Công an tỉnh Bắc Kạn xử lý theo thẩm quyền. * Gian lận thương mại qua lợi dụng kinh doanh hàng chuyển khẩu, hàng tạm nhập - tái xuất Tạm nhập, tái xuất hàng hóa là việc hàng hoá được đưa từ nước ngoài hoặc từ các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật vào Việt Nam, có làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và làm thủ tục xuất khẩu chính hàng hoá đó ra khỏi Việt Nam. Hàng tạm nhập tái xuất phải làm thủ tục hải quan khi nhập khẩu vào Việt Nam và chịu sự giám sát của hải quan cho tới khi thực xuất khẩu ra khỏi Việt Nam. Chuyển khẩu hàng hóa là việc mua hàng từ một nước, vùng lãnh thổ để bán sang một nước, vùng lãnh thổ ngoài lãnh thổ Việt Nam mà không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam. Hàng hóa chuyển khẩu có qua cửa khẩu Việt Nam chịu sự giám sát của hải quan cho tới khi thực xuất khẩu ra khỏi Việt Nam. Hàng chuyển khẩu, hàng tạm nhập - tái xuất là những hàng hoá không chịu thuế xuất khẩu, nhập khẩu hoặc được hoàn lại thuế sau khi đã có xác nhận của Hải quan cửa khẩu chứng nhận hàng hoá thực xuất. Vì vậy, trong những năm qua nhà nước cho phép một số doanh nghiệp làm dịch vụ tạm nhập - tái xuất một số mặt hàng, trong đó có nhiều mặt hàng "nhạy cảm" đối với thị trường trong nước hoặc là những mặt hàng cấm nhập khẩu. Lợi dụng chính sách này, một số đối tượng sau khi nhập khẩu hàng hóa đã làm thủ tục tái xuất; nhưng thực tế số hàng trên đã không thực xuất khẩu mà quay ngược lại thị trường nội địa để tiêu t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docHoạt động phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại của ngành Hải quan - Thực trạng và giải pháp.DOC
Tài liệu liên quan