Đề tài Hoạt động tiêu thụ sản phẩm dệt may của tổng công ty dệt may Việt nam: Thực trạng và giải pháp

Lời mở đầu.

CHƯƠNG 1: HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM Ở CÁC DOANH NGHIỆP.

I. Tổng quan về tiêu thụ sản phẩm.

1. Quan niệm về tiêu thụ sản phẩm.

2. Tính tất yếu của công tác tiêu thụ sản phẩm.

3. Vai trò vị trí của tiêu thụ sản phẩm.

4. Kinh tế thị trường và những yêu cầu đặt ra cho hoạt động tiêu thụ sản phẩm.

II. Nội dung tiêu thụ sản phẩm.

1. Điều tra nghiên cứu thị trường.

2. Lựa chọn sản phẩm thích ứng, tiến hành tổ chức sản xuất.

3. Tổ chức hoàn chỉnh sản phẩm và đưa hàng hoá về kho thành phẩm để chuẩn bị tiêu thụ.

4. Giá bán và thông báo giá.

5. Phương án phân phối và lựa chọn kênh phân phối.

6. Xúc tiến bán.

7. Kĩ thuật nghiệp vụ bán hàng và đánh giá kết quả tiêu thụ sản phẩm.

III. Các nhân tố ảnh hưởng tới tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất nói chung và sản phẩm dệt may nói riêng.

 

doc47 trang | Chia sẻ: NguyễnHương | Lượt xem: 766 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoạt động tiêu thụ sản phẩm dệt may của tổng công ty dệt may Việt nam: Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u tư chủ yếu là Hàn Quốc, Malayxia, Đài Loan. Máy móc thiết bị của ngành dệt may hầu hết là những thiết bị lạc hậu cần được sửa chữa thay thế. Tuy nhiên thiết bị bị trong ngành may được đánh giá là hiện đại hơn. Năng suất lao động trong ngành dệt may Việt Nam được tính bằng giá trị gia tăng theo lao động là rất thấp nhưng gần đây đã có tiến bộ theo kịp Trung Quốc. Từ khi tiến hành công cuộc đổi mới giá trị xuất khẩu của ngành dệt may tăng lên mạnh mẽ, điều này cho thấy mối liên quan chặt chẽ cải cách với kết quả xuất khẩu. Kim ngạch xuất khẩu tăng từ 43triệu USD trong năm 1988 lên 1,3 tỉ USD vào năm 1996, và 1,45 tỉ USD vào năm 1998. May mặc là ngành quan trọng hơn, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt khoảng 6 lần trong những năm 1990. tuy nhiên kim ngạch xuất khẩu hàng dệt cũng đã tăng đặc biệt từ những năm 91. Ngành dệt may vẫn chiếm một vị trí quan trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu : năm 1996 chiếm 1/5 tổng kim ngạch, năm 1998 chiếm 15,5%,. Hiện nay hàng dệt may là mặt có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất trong các mặt hàng của Việt Nam. Xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam chủ yếu là sang thị trường Châu Âu và Nhật Bản, hai thị trường này chiếm tới 43% và 42%tổng kim ngạch xuất khẩu năm 1996. Mĩ là thị trường rộng lớn, có thể tiêu thụ hàng hoá với khối lượng lớn, đó là thị trường mở không phức tạp. năm 1997xuất khẩu hàng dệt may sang Nhật chiếm 24%, năm 1998 là 22%. Ngoài ra còn có Đài Loan, Hàn Quốc, úc, Cộng hoà liên bang Nga, Thuỵ Sĩ, BaLan, Na Uy, Canađa. dự báo có sự chuyển dịch sang các nước Âu Mỹ, Châu Phi, Tây á, Nam á. Thị trường tiêu thụ nội địa: Những thành tựu đạt được . Theo đánh giá của Tổng công ty dệt may Việt Nam trong suốt chặng đường dài phát triển của mình ngành dệt may đã đóng góp không nhỏ vào sự phát triển kinh tế nói chung. Bước đầu nghành đã thực hiện đổi mới để thích nghi với cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Tình hình sản xuất và tiêu thụ ngành dệt may những năm gần đây có nhiều thuận lợi (giá bông trên thị trường thế giới xuống thấp, giá sợi giảm không tương xứng. Theo đánh giá của tổng công ty dệt may Việt Nam trong suốt chặng đường dài phát triển của mình, ngành dệt may Việt Nam đã đóng góp không nhỏ vào sự nghiệp phát triển kinh tế nói chung. Bước đầu, ngành đã thực hiện đổi mới để thích nghi với cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong những năm gần đây nhờ các hoạt động xúc tiến thươmg mại củng cố mạng lưới tiêu thụ nội địa đã mang lại kết quả tốt doanh thu bán nội địa của các Doanh nghiệp may năm 1999tăng 42,3% so với năm 1998. Tổng công ty đã có chủ trương chính sách khai thác thị trường nội địa, coi đây là yếu tố đáng quan tâm khai thác đồng thời với việc mở rộng thị trường xuất khẩu. Tổ chức tốt công tác hội chợ triển lãm hàng dệt may và thiết bị dệt may tại các thành phố trong nước như ở Thủ đô Hà nội và thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra Tổng công ty còn tổ chức hội nghị bàn về công tác thị trường, tiến hành triển khai từng bước các biện pháp đề ra tại hội nghị để nắm bắt tình hình thị trường nội bộ, nhằm xây dựng qui chế thị trường trong Tổng công ty. Hiện nay, chúng ta đã mở rộng mạng lưới tiêu thụ nội địa tại hầu khắp các thành phố, thị xã trong cả nước để bán hàng, quảng cáo sản phẩm. Theo tổng công ty dệt may Việt nam khu vực thị trường nội địa đã được chú trọng qua các con đường tiếp thị, quảng cáo, triển lãm, tiêu thụ sản phẩm. Các doanh nghiệp hiện mở hàng trăm cửa hàng và đại lý bán giới thiệu sản phẩm ở hầu hết các tỉnh thành trong cả nước như: Việt thắng 65 cửa hàng và đại lý; Nhà Bè 50 cửa hàng và đại lý; May 10 có 50 cửa hàng và đại lý... liên kết các chợ đầu mối để tiêu thụ và tăng doanh thu. Doanh thu nội địa năm 98 của các công ty dệt là 2909 tỷ đồng, các công ty may là 87 tỷ đồng, năm 99 doanh thu xuất khẩu may tăng 17,5% so với năm 98, doanh thu bán nội địa của các doanh nghiệp may tăng 42,3% so với năm 98. Nhìn chung, sản phẩm của các doanh nghiệp dệt chủ yếu tiêu thụ tại thị trường nội địa( khoảng trên 70% tổng doanh thu) dưới dạng nguyên liệu như sợi vải. Trong năm 1999, viện mẫu thời trang đã sáng tạo nhiều mẫu mã mới, trong đó có nhiều mẫu mã trên nền vải nội địa được người tiêu dùng ưa thích và chấp nhận. 2. Những hạn chế còn tồn tại: Tuy nhiên, sản phẩm dệt may chưa thành công trên thị trường nội địa. Tiêu thụ nội địa đang gặp khó khăn do sức mua suy giảm. Ngành dệt may chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường trong nước. Thị trường trong nước bị bỏ trống và thả nổi. Thị trường trong nước với số dân hơn 70 triệu và khoảng 100 triệu vào năm 2010,là một thị trường đầy tiềm năng cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam. Nhưng hiện tại, nước ta vẫn phải nhập khẩu một số lượng tương đối lớn bao gồm vải và quần áo may sẵn, trong tương lai, xu hướng này ngày tăng. Trong khi đó, sản phẩm dệt may của ta sản xuất ra tiêu thụ vẫn chậm. Theo số liệu cơ quan nhà nước năm 1994 cả đường mậu dịch và phi mậu dịch ta đã nhập khẩu 56,5 triệu mét vải,8 triệu sản phẩm quần áo may sẵn và khoảng 200 triệu mét vải cho may xuất khẩu. Năm 98 kim ngạch nhập khẩu hàng dệt với số lượng lớn vẫn chẩy đều vào Việt Nam . Tính đến 20/6/98 lượng bông vải nhập khẩu trị giá 364 triệu USD, đng lưu ý là trị giá vải nhập khẩu cho gia công là 226 triệu USD gấp 17,8 lần trị giá vải nhập khẩu trong kinh doanh. Theo Tổng công ty dệt may Việt Nam tiêu thụ nội địa năm 1996 chỉ đạt 53 tỉ khoảng 8,2% ngành may còn ngành dệt đạt khoảng 1700 tỉ. Theo ước tính thì doanh số phục vụ thị trường nội địa 1700tỉ thì sản xuất trong nước chỉ đáp ứng được 40% nhu cầu. Rõ ràng phần thiếu hụt này sẽ được bù đắp bằng phần nhập khẩu. Trên thị trường dệt may nội địa hiện nay có sự cạnh tranh quyết liệt do có sự tham gia của hàng ngàn doanh nghiệp lớn nhỏ thuộc đủ các thành phần kinh tế. Đặc biệt là hàng nhập từ Trung Quốc (chủ yếu là nhập lậu với giá rẻ phù hợp với sức mua của đại bộ phận người dân sống ở nông thôn) đang tràn ngập thị trường là bài toán nan giải cho các doanh nghiệp đang muốn mở rộng và phát triển thị phần tại thị trường Việt Nam. Ngịch lí buồn cho sản phẩm dệt may Việt Nam là hầu hết các mặt hàng dệt tiêu thụ nội địa đều mang nhãn ngoại mặc dù chất lượng không thua kém gì hàng ngoại. Lý giải chuyện này chỉ có thể do người tiêu dùng sính hàng ngoại, một phần do các nhà sản xuất chưa tin vào những sản phẩm do mình làm ra, chưa xây dựng được nhãn hiệu thương phẩm có uy tín và thuyết phục trên thị trường. Trước đây trong cơ chế bao cấp việc tiêu thụ dệt may nội địa được thực hiện thông qua chế độ mua bán tem phiếu, nhưng đến nay với chính sách kinh tế mở cửa, hầu hết sản phẩm hàng dệt may đều được sản xuất ra nhằm mục đích xuất khẩu nên thị trường trong nước bị bỏ trống. Hai nguồn cung cấp chủ yếu và lớn nhất cho nhu cầu may mặc trong nước của thời bao cấp nay sang kinh tế thị trường thì một đã hướng ngoại, một thì bị thu hẹp, giảm hẳn khả năng cung ứng cho người tiêu dùng. Từ đây thị trường may mặc nội địa bắt đầu sắp xếp lại mọt cách tự phát. Có thể nói trên một bình diện lớn, trên thị trường hàng vải sợi may mặc trong nước có sự phân hoá rõ rệt khu vực nông thôn miền núi bị bỏ không, quyền lợi mua sắm tiêu dùng bị vi phạm. bên cạnh đó, thị trường thành thị có sức mua phát triển song không thể nói là lành mạnh. Thị trường vải sợi – may mặc ở thành thị không bị bỏ trống như ở nông thôn, miền núi nhưng lại bị bỏ vào một thái cực khác, bị thả nổi. Trên thị trường nội địa hàng dệt may mặc ngoại tràn ngập thị trường, cạnh tranh với sản phẩm nội địa về chất lượng, kiểu dáng, đặc biệt là giá cả làm cho khó khăn của toàn ngành tăng lên gấp bội. Đến thời điểm này chưa có một doanh nghiệp nào coi đây là một thị trường ổn định. Các công ty đầu đàn trong ngành đều tập trung vào việc gia công xuất khẩu còn hàng dành cho thị trường nội địa có chăng chỉ là sản phẩm xuất khẩu tồn dư với kích cỡ không phù hợp với người Việt Nam. Mặt khác khi các doanh nghiệp tham gia vào hội chợ triển lãm đều nhằm giải quyết hàng tồn kho lạc mốt gây tâm lý không tót cho người tiêu dùng. Thống kê với tỉ lệ hàng dành cho thị trường nội địa, càng các công ty danh tiếng thì tỉ lệ này càng nhỏ : Công ty Tỉ lệ (so với doanh thu %) May Hữu Nghị May Bình Minh May Phương Đông May Đồng Nai May Đức Giang May Hưng Yên May Chiến Thắng May Nam Định 1,95 1,52 3,55 4,91 6,75 7,21 7,48 12,48 Doanh thu tiêu thụ nội địa năm 1996 của các công ty may theo biểu đồ như sau (đơn vị : tỉ đồng) Lý giải điều trên chỉ có thể một phần do người tiêu dùng còn sính ngoại, một phần do sản phẩm chưa có chất lượng giá cả phù hợp. Tiêu thụ nội bộ chỉ đạt 8,7% doanh thu công nghiệp năm 1998 còn năm 1999 đạt khoảng 9,5%. 3. Nguyên nhân: Sở dĩ doanh thu của ngành may đạt hiệu quả thấp có nhiều nguyên nhân: Thứ nhất, ngành may hướng vào xuất khẩu, máy móc thiết bị đầu tư tương đối hiện đại, đồng bộ nếu tập trung khai thác thị trường nội địa sẽ không đảm bảo hiệu quả kinh tế. Như thế có nghĩa là các doanh nghiệp dệt may không những không có tích luỹ mà còn rơi vào tình trạng thua lỗ. Thứ hai, do chính sách thuế của nhà nước hiện tại chỉ ưu tiên các cơ sở gia công công đoạn cuối cùng của sản phẩm xuất khẩu tức là các doanh nghiệp dệt may. Các công ty dệt phải chịu thuế nhập khẩu bông vải sợi ngay cả trong trường hợp cung cấp cho may xuất khẩu vì vạy khó có thẻ sản xuất ra vải có giá thấp phục vụ cho ngành may cũng như cho thị trường tiêu thụ nội địa. Trong khi đó nếu nhập khẩu vải cho may xuất khẩu họ sẽ phải chịu thuế nhập khẩu nên một số doanh nghiệp may có khuynh hướng ngại phục vụ thị trường nội địa. Thứ ba, hầu hết mẫu mã của ngành chủ yếu dựa vào nước ngoài,cơ cấu sản phẩm nghèo nàn hầu hết là sản phẩm truyền thống không đáp ứng được thị hiếu của người tiêu dùng. Ngoài ra, thâm nhập thị trường kém, ngại quảng cáo, tiếp thị thiếu chính sách hậu mãi, không hỗ trợ tốt được cho quá trình tiêu thụ sản phẩm. Thứ tư, các công ty còn thiếu thông tin so sánh về năng lực sản xuất, thị phần, trình độ thiết bị, khả năng cạnh tranh của công ty để xác định vị thế của công ty. Thứ năm, ngành dệt vẫn chưa đủ khả năng cung cấp vải cho ngành may. Sản phẩm sản xuất ra vẫn gắn nhãn mác ngoại để tiêu thụ, không cạnh tranh được với thị trường sản phẩm của hàng nhập lậu. Xây dựng một chiến lược thị trường thích hợp không bỏ trống sân nhà, tăng cường hướng nội cùng với hướng ngoại để thị trường dệt may phát riển rộng mở cả trong và ngoài nước là điều đặc biệt quan tâm của ngành và của Tổng công ty dệt may Việt Nam. Thị trường xuất khẩu : 1. Thành tựu đạt được: Ngành dệt may của nước ta phát triển từ rất lâu nhưng cho đến những năm 90 trở lại đay mới thực sự chiéem vị trí quan trọng trong nền kinh tế nói chung và đối với hoạt động ngoại thương nói riêng. Trong suốt 4 năm qua xuất khẩu hàng dệt may luôn đạt mức trên 1 tỉ USD/năm và là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. 1.1. Kim ngạch xuất khẩu Trong những năm gần đây kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may nước ta không ngừng tăng lên. năm 1991 tổng kim ngạch xuất khẩu hành dệt may đạt 158 triệu USD, đến năm 1998 đạt 1,48 tỉ USD gấp 9,18 lần, đén năm 1999 đạt 1,65tỉ USD tương đương với tốc độ tăng trưởng bình quân là 43,5% khoảng 160 triệu USD/ năm. tương ứng với đó là tỉ trọng của hàng dệt may xuất khẩu trong tổng kim ngạch xuất khẩu luôn tăng từ 7,6%năm 1991 lên 155 năm 1998. Đến nay hàng dệt may xuất khẩu là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, đứng đàu trong số 10 mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam. Tình hình xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam trong 10 năm qua thể hiện trong biểu đồ sau : (đơn vị triệu USD) Trong điều kiện hiện nay có sự cạnh tranh khốc liệt nhưng tốc độ tăng trưởng của ngành dệt may 2 năm qua đã chuững lại, cần có sự phân tích điều chỉnh hợp lí. Hàng dệt may xuất khẩu là hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam nhưng so với trong khu vực và tiềm năng của nó tthì kim ngạch đạt được vẫn còn thấp. Năm 1994 Trung Quốc đạt 15 tỉ USD hàng dệt may, ấn Độ 5,9 tỉ USDvà Thái Lan 4,2 tỉ USD. 1.2. Cơ cấu hàng dệt may xuất khẩu : Cơ cấu hàng dệt may xuất khẩu của nước ta còn hạn chế nên mặc dù kim ngạch xuất khẩu khá cao nhưng lợi nhuận đạt được vẫn thấp. Hỗu hết,ta hiện nay là gia công, giá trị gia công chiếm 70%-80% kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc. Hơn nữa, các hợp đồng gia công không ổn định, giá gia công thấp và phụ thuộc vào nguyên vật liệu nhập,nên không ít doanh nghiệp gặp khó khăn trong hoạt động xuất khẩu. Ngành dệt của ta chưa đáp ứng đợc vải cho ngành may nên sự phối hợp giữa hai ngành còn lỏng lẻo dẫn đến ngành may phụ thuọc nhiều vào nguyên liệu từ ngoài. Mặt hàng xuất khẩu truyền thống của ngành dệt may Việt Nam chủ yếu là áo jacket, áo váy, áo sơ mi đơn giản, cá mặt hàng xuất khẩu khó làm như quần âu, áo vectonchiếm một tỉ lệ nhỏ, những măt hàng cao cấp đòi hỏi công nhân lành nghề, máy móc hiện đại. còn nhiều hạn ngach nhưng chỉ có số ít các doanh nghiệp có khả năng thực hiện. như vậy các doanh nghiệp còn lỗ hổng về mặt kĩ thuật và tay nghề, cần phải cải tiến nâng cao tay nghề nếu không sẽ tự mình làm mất đi một thị trường tiềm năng cho ngành dệt nước ta. 1.3. Thị trường xuất khẩu : Hiện nay phần lớn hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu sang các thị trường có hạn ngạch như EU, Thổ Nhĩ Kì, Canada...trong đó thị trường EU là thị trường trọng điểm. Đây là thị trường đày tiềm năng để ta khai thác với hơn 360 triệu dâ, với mức tiêu dùng vải cao hàng đầu thế giới (17kg/người /năm). Tuy nhiên, thị trường này đòi hỏi về chất lượng mẫu mã rất cao mà ta vẫn còn yếu. Trong thời gian tới,nhờ một số thay đỏi trong hiệp định buôn bán hàng dệt may EU_VN giai đoạn 1998-2000, kí ngày 17/11/97, ngành may mặc của nước ta có nhiều cơ hội để mở rộng thị trường tiêu thụ sang EU. Theo hiệp định này, Việt Nam được phép chuyển đổi quota giữa các mặt hàng tự do rộng rãi hơn (17% so với trước kia là 12% ). Hơn nữa, Việt Nam còn được hưởng qui chế tối huệ quốc và qui chế ưu đãi phổ cập của EU. Như vậy, một số mặt hàng của Việt Nam được hưởng thuế suất nhập khẩu là 0%, làm tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm nước ta nói chung và hàng dệt may nói riêng. Hàng dệt may có hạn ngạch xuất khẩu vào thị trường EU chiếm 34,5% (năm 1996), 34% (năm 1997 )và 50% (năm 1998). Hàng dệt may không hạn ngạch chủ yếu xuất sang thị trường Nhật Bản, Singapỏevà Đông Âu...Trong đó, thị trường Nhật Bản là thị trường lớn nhất với dân cư hơn 125 triệu người mức tiêu thụ sản phẩm may mặc cao (27kg/người/năm). năm 1997 Việt Nam là nước đứng thứ 7 rong ssó các nước xuất khẩu hàng dệt may lớn vào Nhật Bản với thị phần hàng dẹet thoi 3,6%, dệt kim 2,3%...Năm 1997xuất khẩu hàng dệt may sang Nhật chiếm 24%, năm 1998 còn 22%. Tuy nhiên,Việt Nam mới chỉ đáp ứng được nhu cầu may mặc bình dâncủa người dân Nhật Bản, với các mặt hàng chủ yếu là áo gió nam,quần áo lao động, một số loại áo sơ mi, quần âu đơn giản. kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào Nhật Bản giảm 150 triệu USD một phần là do cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu, nên sức mua của thị trường Nhật Bản giảm sút. Mỹ là thị trường nhập khẩu hàng dệt may không hạn ngạch có tiềm năng lớn của Việt Nam. Tuy dân số chỉ bằng 2/3 dân số thị trường EU nhưng mức tiêu thụ vải cao (26,5kg/người/năm) gấp 1,5 lần EU. Đây là thị trường hấp dẫn mà hầu hết các doanh nghiệp đều muốn làm bạ hàng với Mỹ. Hiện nay, Mỹ chưa cho Việt Nam được hưởng qui chế tối huệ quốcnen hàng xuất khẩu của ta sang Mỹ phải chịu nhiều loại thuế cao làm giảm khả năng cạnh tranh của sản phẩm Việt Nam. Thực tế kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang Mỹ rất nhỏ bé, chiếm 0,06% kim ngạch hàng dệt may của Mỹ. Trong những năm tới Mỹ vẫn được coi là thị trường có tiềm năng lớn của Việt Nam. Ngoài ra thị trường hàng dệt may còn có Đài Loan,Hàn Quốc, úc, Cộng hoà liên bang Nga, Na Uy, Canada (hàng hạn ngạch)... Dự báo cơ cấu hàng dệt may vẫn như những năm trước, khả năng xuất sang thị trường Châu á Thái Bình Dương là khoảng 45-46%, các nước Âu Mỹ 52-53%, các nước Châu phi, Tây á, Nam á chiếm phần còn lại. Về khả năng cạnh tranh của sản phẩm dệt may xuất khẩu : Việt Nam nằm ở vị trí thuận lợi cho giao dịch thương mại quốc tế nói chung và buôn bán hàng dệt may nói riêng giúp các doanh nghiệp Việt Nam giảm chi phi vận tải và nâng cao khả năng cạnh tranh. Việt Nam có nguồn nhân công dồi dào cần mẫn sáng tạo, giá nhân công rẻ lá nhân tố lợi thu hút nhiều hợp đồng gia công may mặc.giá nhân công rẻ giúp các doanh nghiệp giảm chi phí nâng cao khả năng cạnh tranh về giá cả. Song khi khoa học kĩ thuật phát triển thì đó không còn là nhân tố thuận lợi thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Hơn nữa, nước ta ở khu vực vành đai khí hậu nhiệt đới, gió mùa nóng ẩm, thuận lợi cho việc phát triển nghề trồng bông đaynên chúng ta có ưu thế lớn về nguồn nguyên liệu đàu vào rẻ và ổn định góp phần giảm giá thành sản xuất nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường thế giơí. Nhà nước ta cũng đã có một số chính sách hỗ trợ cho ngành dệt may song do hạn chế về mặt kĩ thuật, thông tin thị trường, tay nghề nên các doanh nghiệp dệt may Việt Nam vẫn chưa có chỗ đứng trên thị trường. Về cơ bản hàng dệt may xuất khẩu của ta mới chỉ có khả năng đáp ứng những nhu cầu tiêu dùng bình thường nên giá trị xuất khẩu chưa cao. Năm 1999, mặc dù các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu như hàng may mặc, tăng trên 10%, dệt kim tăng 20%, khăn bông tăng 15% nhưng do giá xuất khẩu hàng may mặc giảm bình quân 10-15%, thị trường EU có sự thay đổi, hạn ngạch thiếu nên mức tăng kim ngạch xuất khẩu không đạt mục tiêu phấn đấu Tổng công ty đề ra. Tuy nhiên kim ngạch xuất khẩu (FOB) năm 1999 đạt 489,6 triệu USD và mức tăng so với năm 1998 là 8,5%cũng thể hiện sự cố gắng lớn, trong đó kim ngạch xuất khẩu thanh toán đạt 176,6 triệu USD tăng 6,6%. 2. Những hạn chế, tồn tại : Ngành dệt may đóng góp không nhỏ vào sự phát triển kinh tế xã hội cũng như hoạt động ngoại thương,song nó vẫn còn một số ách tắc khó khăn trong hoạt động xuất khẩu. Trước hết, đó là sự phối hợp không ăn khớp giữa ngành dệt và ngành may, kìm hãm sự phát triển ngành dệt may. Hàng năm để đảm bảo hoạt động xuất khẩu, ngành may phải nhập khẩu khoảng 80% nguyên phụ liệu, chủ là vải vóc. Hơn nữa, nếu dùng nguyên liệu của ngành dệt trong nước cung cấp sẽ không đáp ứng được nhu cầu về mặt chất lượng của bên đặt hàng xuất khẩu. Thực tế, dệt may chưa có sự gắn kết chặt chẽ giữa các khâu và thiếu sự hợp tác vì mục tiêu chung. Sản xuất phụ liệu chưa chú ý phát triển đúng mức nên ngành dệt còn phải nhập nhiều nguyên liệu phụ phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu, làm tăng giá thành sản phẩm, giảm khả năng cạnh tranh ucả sản phẩm trên thị trường thế giới. Với ngành may cũng vậy phải nhaapj một lượng lớn vải phục vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu nên khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường bị giảm sút. Số sản phẩm có nhãn hiệu doanh nghiệp Việt Nam đưa ra thị trường thế giới còn rất ít ỏi, phần lớn may gia công mang nhãn hiệu của người đặt hàng. Cơ cấu mặt hàng cũng hẹp, chỉ có một số nhóm sản phẩm phục vụ cho mặc là chính, còn dùng cho trang trí nội thất,.. chưa có là bao. Ngành mốt Việt Nam còn quá non trẻ, sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam nghèo nàn về mốt nên chênh lệch giá bán sản phẩm với giá thành không cao. Kết quả là lợi ích thu được từ xuất khẩu là thấp, chủ yếu được xem là “lấy công làm lãi“. Tới nay có khoảng 90% doanh nghiệp may mặc vẫn thực hiện hợp đồng gia công xuất khẩu cho nước ngoài. Thực tế năm 1998 cho thấy quí I số đơn hàng dệt may xuất khẩu sang thị trường phi quota giảm 20%,còn thị trường EU tuy đơn hàng có tăng nhưng sức cạnh tranh giảm sút đáng kể. Bạn hàng trước đây kí hợp đồng dài hạn nay chỉ kí hợp đồng theo quí tháng và mẫu mã thay đổi. Hạn ngạch xuất khẩu vào EU năm 1998 tăng thêm 30% so với năm 1997 nhưng thực tế các doanh nghiệp chỉ nhận được chỉ tiêu bằng 60% so với năm 1997 do thị trường EU bị dàn mỏng. Tuy đơn hàng có tăng chút ít so với năm trước song gí gia công lại bị cạnh tranh làm giảm sút đáng kể. Với thị trường phi hạn ngạch như Nhật Bản có nhu nhập khẩu hàng dệt may cao cũng trở nên khó khăn hơn. nhất là gần đây tình hình kinh tế Nhật lâm vào tình trạng suy thoái, sức mua giảm sút và do sự mất giá của đồng Yên nên họ giảm nhập khẩu. Thị trường Hàn Quốc cũng không sáng sủa hơn khi có rất nhiều công ty ở Hàn Quốc bị phá sản. phần lớn các công ty trong nước đều mất đi một số lượng đáng kể các hợp đồng từ thị trường này. trong khi đó thị trường Mỹ được coi là đầy tiềm năm với mức tiêu thụ hàng dệt may lớn nhất thế giới 95 tỉ USD/năm chúng ta chưa khai thác được. Trở ngại lớn nhất đó là qui chế tối huệ quốc nên hàng Việt Nam nhập vào bị đánh thuế cao không thể cạnh tranh đối với hàng nước khác. Thị trường Nga ổn định hơn, sức mua ngày một gia tăng nhưng hàng của ta không cạnh tranh được do giá cả cao, sản phẩm chưa hấp dẫn, phương thức thanh toán chưa phù hợp. Thị trường hàng xuất khẩu sang Nhật giảm 15%,Đài Loan 20% (năm 1997). sức cạnh tranh của sản phẩm may mặc, dệt may trên thị trường quốc tế của Việt Nam là thấp một phần do năng suất lao động thấp (chỉ bằng 2/3 Nhật) chất lượng sản phẩm chưa được đảm bảo, vẫn còn lỗi đường khâu. Thực tế đã làm nhiều công ty tiêu thụ hàng hết sức khó khăn, lượng hàng tồn kho khá lớn. Chúng ta không có hệ thống máy vi tính, thiết kế mẫu, máy may và máy chuyên dùng may mẫu, công việc thiết kế mẫu được làm thủ công. Sự hiểu biết thị hiếu, mẫu mốt nước ngoài quá ít, cán bộ nghiên cứu giờ trở nên kém năng động và lạc hậu. 3. Nguyên nhân : Để lí giải những điều kiện Tổng công ty dệt may đưa ra các lí do thuộc cả lí do chủ quan và lí do khách quan. Để đạt được những thành tựu như trên đó là sự cố gắng lớn của ngành dệt may cũng như Tổng công ty dệt may Việt Nam. Một phần là do điều kiện Việt Nam có nhiều thuận lợi như vị trí địa lí, tài nguyên thiên nhiên, khí hậu, nguồn lao động... một phần là do gần đây chúng ta có sự thay đổi công nghệ, sử dụng những loại nguyên liệu và vải phù hợp với xu thế thời trang, chất lượng hàng Việt Nam ngày càng được cải thiện, đạt tiêu chuẩn quốc tế. Hàng loạt các tập đoàn dệt may nổi tiếng thế giới đã vào Việt Nam đặt hàng như Nike, Adidas, Seidenshker... Lí giải cho những ách tắc còn tồn đọng trong ngành dệt may chúng ta có thể xem xét một số nguyên nhân sau đây: Thứ nhất, các doanh nghiệp Việt Nam chưa có tên tuổi danh tiếng để tự xâm nhập vào thị trường mới xa lạ, thị trường lớn. Hơn nữa các doanh nghiệp Việt Nam không đủ thông tin cũng nhưủnh năng tài chính, khả năng phân tích đánh giá thị trường để chấp nhận rủi ro cao khi tự mình tìm kiếm thị trường mới. Hầu hết chúng ta đều phải dựa vào những hãng nổi tiếng để từng bước đưa sản phẩm của mình vào thị trường thế giới. Thứ hai, chúng ta hầu hết là thực hiện hợp đồng gia cong xuất khẩu, xuất khẩu qua nước thứ ba mang lại lợi ích kinh tế thấp.nhưbg nó lại giải quyết vấn đề xã hội đó là giải quyết việc làm cho nhân dân, cho người lao động. Vấn đề lao động, việc làm là áp lực lớn đối với nước ta. Thứ ba, trong quan hệ thương mại với nước ngoài Việt Nam chưa được bình đẳng với các nước tron khu vực cùng khối ASIAN nên tỉ lệ hàng Việt Nam được giảm thuế nhập khẩu theo GSP thực tế rất thấp. Mặc dù là Việt Nam có được hưởng qui chế tối huệ quốc và chế độ ưu đãiphổ cập của EU nhưng những điều kiện về xuất xứ hàng hoá mà EU áp dụng với Việt Nam là rất hạn chế. Thứ tư, sức cạnh tranh của hàng hoá ta vẫn còn thấp đối với cả hàng dệt may. Nguyên nhân chính của nó là năng lực sản xuất công nghệ của ta còn lạc hậu chưa đồng bộ, nguyên vật liệu để sản xuất hàng hoá xuất khẩu vẫn còn phải nhập ngoại nên giá thành cao, mẫu mã chư theo kịp yêu cầu của khách hàng... Thứ năm, cơ chế quản lí nói chung và cơ chế quản lí nhập khẩu nói riêng còn nhiều bất cập gây khó khăn không nhỏ cho các doanh nghiệp qui định thủ tục phiền hà thiếu nhất quán, đặc biệt là thủ tục miễn giảm thuế quan và thủ tục hoàn thuế nhập khẩu. Hàng dệt may xuất khẩu của ta chủ yếu theo hạn ngạch nhưng cơ chế phân bổ hạn ngạch hiện nay còn nhiều bất hợp lí. Cơ chế phân bổ hạn ngạch đồng đều tuy giải quyết được những vấn đề xã hội song về phương diện kinh tế còn nhiều hạn chế. Thứ sáu,” may làm lối ra cho dệt “ là một phương châm, là một trong mhững lí do khi nêu ra quyết định thành lập Tổng công ty dệt may Việt Nam nhưng cho đến nay sự phối hợp giữa hai ngành này vẫn còn lỏng lẻo chưa có hiệu quả. Trên tực tế, vải trong nước cung cấp cho may công nghiệp chỉ có rất ít doanh nghiệp đáp ứng được về mặt chất lượng, về giá cả nên chưa đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Một nguyên nhân nữa chúng ta đáng quan tâm là các doanh nghiệp thiếu vốn, các doanh nghiệp mua nguyên liệu của nước ngoài được trả chậm trong khi đó các doanh nghiệp của Việt Nam không cho trả chậm. Hơn nữa, lãi suất vay ngân hàng, hàng năm ngành dệt may phải trả rất lớn góp phần làm tăng giá đáng kể. Ngoài ra, cần kể đến môi trường kinh doanh, môi trường cạnh tranh không lành mạnh cũng là một nguyên nhân tác động đến tình hình tiêu thụ của ngành. Chương 3 Một số biện pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm dệt may. Phương hướng và mục tiêu của Tổng công ty dệt may : Triển vọng thị trường trong những năm tới : Mặc dù có những kho khăn về vốn công nghệ,

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLVV418.doc
Tài liệu liên quan