Đề tài Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cơ khí Hà Nội

Lời nói đầu .1

Chương1: Những vấn đề lý luận cơ bản về kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm . 3

 I. Bản chất của chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất .3

 1. Chi phí sản xuất và phân loại sản xuất .3

 a. Chi phí sản xuất .3

 b. Phân loại chi phí sản xuất .3

 2. giá thành sản phẩm và tính phân loại giá thành sản phẩm .5

 a. Giá thành sản phẩm .5

 b. Phân loại giá thành sản phẩm . 5

3. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm .6

4. Ý nghĩa của kế toán về việc tính chi phí sản xuất và xác định giá thành sản phẩm . .7

5. Nhiệm vụ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm .7

II. Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm .7

1. Đối tượng và phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất .7

 a. Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất . . .7

 b. Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất . .8

2. Đối tượng và phương pháp tính giá thành. .14

 a. Đối tượng tính giá thành . 14

 b. Kỳ tính giá thành 15

III. Sổ sách kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành .21

1. Hình thức kế toán nhật ký chứng từ 21

2. Hình thức kế toán nhật ký chung 22

3. Hình thức kế toán nhật ký sổ cái . .23

4. Hình thức kế toán nhật ký ghi sổ . .24

 

Chương 2: Thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cơ khí Hà Nội . .25

I. Khái quát về công ty cơ khí Hà Nội . 25

1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty cơ khí Hà Nội .25

2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty cơ khí Hà Nội .25

 a. Chức năng và nhiệm vụ của công ty cơ khí Hà Nội .26

 b. Quy trình công nghệ sản phẩm của công ty cơ khí Hà Nội . 26

 c. Đặc điểm bộ máy quản lý của công ty cơ khí Hà Nội . . 29

 d. Tổ chức công tác kế toán tại công ty cơ khí Hà Nội . .31

II. Thực trạng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cơ khí Hà Nội . .35

1. Tình hình thực tế công tác tập hợp chi phí sản xuất tại công ty cơ khí Hà Nội . 35

 a. Chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất . .35

 b. Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất . .35

 c. phương pháp tập hợp chi phí sản xuất . .36

2. kế toán tập hợp chi phí sản xuất cuối kỳ của công ty cơ khí Hà Nội .55

3. Đánh giá sản phẩm dỏ dang cuối kỳ tại công ty cơ khí Hà Nội .64

4. Tình hình thực tế công tác tính giá thành sản phẩm ở công ty cơ khí Hà Nội .64

 a. Đối tượng tính giá thành . 64

 b. phương pháp tính giá thành 65

 c. Kế hoạch tính giá thành sản phẩm tại công ty cơ khí Hà Nội .66

Chương 3: Một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cơ khí Hà Nội . 72

I. Đánh giá thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cơ khí Hà Nội . .72

1. Ưu điểm . .72

 a. Về bộ máy kế toán . .72

 b. Về việc sử dụng hệ thống tài khoản kế toán . .73

 c. Về việc phương pháp hạch toán kế toán . 73

 d. Về hệ thống chứng từ và sổ sách kế toán 73

 e. Về hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm .74

2. Một số tồn tại trong công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty cơ khí Hà Nội . .74

 a. Về việc sử dụng máy vi tính 74

 b. Về việc luân chuyển chứng từ . . .74

 c. Về việc hạch toán thiệt hại sản phẩm hỏng . 74

 d. Về việc hạch toán lương và các khoản trích theo lương . .75

 e. Về việc tính giá công cụ dụng cụ xuất dùng vào chi phí và giá thành sản phẩm trong kỳ . 75

 f. Về việc hạch toán chi phí sản xuất chung . .75

II. Sự cần thiết và phương hướng hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cơ khí Hà Nội.

1. Sự cần thiết phải hoàn thiện . .75

2. Phương hưóng hoàn thiện . 76

 a. Về việc sử dụng máy vi tính .76

 b. Về việc luân chuyển chứng từ . .76

 c. Về việc hạch toán thiệt hại sản phẩm hỏng . 76

 d. Về việc hạch toán lương và các khoản trích theo lương .77

 e. Về việc tính giá công cụ dụng cụ xuất dùng vào chi phí và giá thành sản phẩm trong kỳ . 77

 f. Về việc hạch toán chi phí sản xuất chung . .79

Kết luận .

 

doc78 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 2430 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cơ khí Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trưởng Kế toán vật tư Kế toán công cụ dụng cụ Kế toán TSCĐ Kế toán tiền mặt Kế toán TGNH Kế toán tiêu thụ Kế toán BH và công nợ Kế toán tiền lương Kế toán chi phí giá thành Phó phòng kế toán Nhân viên kế toán phân xưởng Hình thức kế toán áp dụng tại Công Ty Cơ Khí Hà Nội. Công Ty Cơ Khí Hà Nội áp dụng hình thức Nhật Ký Chứng Từ Theo hình thức Nhật ký chứng từ có 4 loại sổ kế toán sau: Nhật ký chứng từ: Gồm 10 nhật ký chứng từ, những nhật ký chứng từ này được mở hàng tháng cho một hoặc một số tài khoản giống nhau có quan hệ đối ứng mật thiết liên quan với nhau. Theo yêu cầu quản lý hết tháng phải khoá sổ nhật ký chứng từ cũ và mở cho tháng sau. Sổ cái: Mở cho từng tài khoản tổng hợp, mỗi tờ sổ dùng cho từng tài khoản và dùng cho cả năm. Sổ, thẻ kế toán chi tiết: Bảng phân bổ: Các chứng từ gốc tập trung vào bảng phân bổ cuối tháng chuyển vào bảng kê và nhật ký chứng từ có liên quan. Công ty áp dụng hình thức hạch toán hàng tháng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên Kỳ kế toán: Hàng tháng. Đơn vị tiền tệ áp dụng: VNĐ Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc ngày 31 tháng 12 hàng năm. Sơ đồ: Hình thức tổ chức kế toán của Công Ty Cơ Khí Hà Nội. NHẬT KÝ CHỨNG TỪ Bảng kê Đối chiếu kiểm tra Chứng từ gốc và các bảng phân bổ Nhật ký chứng từ Báo cáo tài chính Sổ cái Bảng tổng hợp chi tiết Thẻ và sổ kế toán chi tiết Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Ghi chú II. Thực trạng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công Ty Cơ Khí Hà Nội Tình hình thực tế công tác tập hợp chi phí sản xuất tại Công Ty Cơ Khí Hà Nội Chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất Do đặc điểm của Công Ty Cơ Khí Hà Nội là một doanh nghiệp thuộc ngành cơ khí chế tạo đối tưọng phục vụ thuộc nhiều ngành nghề khác nhau nên danh mục các mặt hàng sản xuất tại công ty lên tới con số vài trăm. Với những yêu cầu khác nhau về công tác quản lý. Bởi vạy cho nên để có thể thực hiện tốt công tác quản lý và hạch toán chi phí thì Công Ty Cơ Khí Hà Nội thực hiện phân loại chi phí sản xuất theo nội dung kinh tế bao gồm những yếu tố sau: + Yếu tố chi phí nguyên vật liệu: Bao gồm toàn bộ các chi phí về các loại đối tưọng lao động là nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nguyên liệu, phụ tùng thay thế. Tại Công Ty Cơ Khí Hà Nội chi phí nguyên vật liệu chính gồm các loại thép tròn Φ45, thép TC3, thép lục lăng, thép lò xo, thép ống, gang, đồng, nhôm, kim loại màu…. Chi phí về vật liệu phụ: Bao gồm các loại như dây điện, vôi cát, bìa cát tông, băng dính, ống cao su, sơn…. Nhiên liệu: Than, gỗ, dầu, xăng Chi phí phụ tùng thay thế: Chỉ có tại bộ phận vận tải dùng để sửa chữa bảo dưỡng máy. + Yếu tố chi phí nhân công: Gồm tiền lương phải trả cho người lao động và các khoản trích theo lương như: BHYT, BHXH, KPCĐ. Chi phí tiền lương và các khoản phụ cấp bao gồm: Tiền lương chính trả theo sản phẩm của công nhân sản xuất chính, tiền thanh toán thừa giờ, tiền bồi dưỡng độc hại… phải trả cho công nhân. Chi phí BHXH, BHYT, KPCĐ là các khoản trích theo tỷ lệ quy định về các yếu tố này. + Yếu tố chi phí khấu hao tài sản cố định: Gồm toàn bộ số tiền trích khấu hao của tài sản cố định sử dụng cho sản xuất của công ty. + Yếu tố chi phí dịch vụ mua ngoài: Gồm các chi phí mua ngoài, thuê ngoài phục vụ cho sản xuất như chi phí về điện, nước, chi phí thuê ngoài sửa chữa tài sản cố định. + Yếu tố chi phí khác bằng tiền: Phản ánh tất cả các khoản chi phíkhác ngoài các yếu tố trên như: Chi phí tiếp khách… Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất Việc xác định đối tưọng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là khâu đầu tiên quan trọng trong việc tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất ở công ty. Vì vậy phải căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất, đặc điểm quy trình công nghệ và yêu cầu công tác quản lý của nghiệp để xác định sao cho hợp lý và khoa học nhất. Công Ty Cơ Khí Hà Nội là một công ty có quy mô sản xuất kinh doanh tương đối lớn với 10 phân xưởng trực tiếp sản xuất,mỗi phân xưởng có chức năng nhiệm vụ riêng biệt,với quy trình công nghệ kiểu phức tạp, kiểu song song việc tổ chức sản xuất được tiến hành ở các phân xưởng sản xuất. Vì vậy căn cứ vào những đặc điểm kế toán, kế toán xác định đối tưọng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là từng phân xưởng sản xuất chi tiết theo từng sản phẩm. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất Đối với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Nguyên vật liệu nói chung là những đối tưọng lao động thể hiện dưới dạng lao động vật hoá, vật liệu chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất nhất định, giá trị chuyển dịch một lần toàn bộ vào giá trị sản phẩm. Với đặc điểm là một công ty cơ khí có cơ cấu sản phẩm đa dạng cả về số lượng đặc tính kỹ thuật nên nguyên vật liệu ở công ty rất phong phú. Căn cứ vào vai trò tác dụng của nguyên vật liệu để phân chia nguyên vật liệu của công ty thành các loại sau: + Nguyên vật liệu chính: Là những loại nguyên vật liệu trực tiếp cấu thành thực thể sản phẩm tại công ty, chi phí nguyên vật liệu chính thường chiếm khoảng 60% trong tổng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Tuỳ theo từng phân xưởng mà nguyên vật liệu được coi là chính cũng có sự khác nhau. Nhưng nói chung nguyên vật liệu chính gồm các loại chủ yếu sau: Các loại thép: Thép ống, thép lục lăng,thép tấm, thép lá… Các kim loại màu: Đồng đỏ, đồng thau,nhôm,thiêc. Ngoài ra tại công ty Cơ Khí Hà Nội còn có các phân xưởng tạo phôi chuyên tạo phôi thô cung cấp cho các phân xưởng khác da công, lắp ráp. Các phôi này được coi là nguyên vật liệu chính của các xưởng tiếp nhận và được gọi là bán thành phẩm. + Vật liệu phụ: Gồm có dây điện sơn, vôi cát, hoá chất,thùng phi. + Nhiên liệu: Gồm có các loại xăng, than, cốc, dầu. + Chi phí về công cụ dụng cụ : Cũng được coi là một yếu tố chi phí cấu thành nên chi phí nguyên vật liệu. Đó là những công cụ dụng cụ dùng để chế tạo các sản phẩm mà công ty đã xác định mức tiêu hao công cụ dụng cụ ( mũi khoan nối dài). Giá trị nguyên vật liệu xuất dùng được tính theo phương pháp bình quân gia quyền cố định cả kỳ như sau: Đơn giá bình quân = Giá trị tồn đk + Giá trị nhập trong kỳ Số lượng tồn đk + Số lượng nhập trong kỳ Giá thực tế vật liệu = Đơn giá bình quân * Số lượng vật liệu xuất dùng vật liệu xuất dùng xuất kkhấu hao Tài khoản sử dụng: Để tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp kế toán sử dụng tài khoản 621-CPNVLTT. Tài khoản này được mở chi tiết cho từng phân xưởng sản xuất. Kết cấu tài khoản 621: Bên nợ: Trị giá thực tế nguyên vật liệu trực tiếp sử dụng cho sản xuất sản phẩm. Bên có: Trị giá nguyên vật liệu sử dụng không hết nhập lại kho. Kết chuyển CPNVLTT để tính giá thành sản phẩm. TK 621 không có số dư cuối kỳ. Trình tự kế toán tập hợp CPNVLTT Hàng tháng căn cứ vào kế hoạch sản xuất và định mức vật tư do bộ phận kỹ thuật lập trình, trung tâm điều hành và quản lý sản xuất viết lệnh sản xuất. Các phân xưởng sản xuất theo lệnh này sẽ nhận vật tư về phục vụ sản xuất thông qua: “ Phiếu cấp vật tư” ( Biểu số 1 ) Biểu số 1: Phiếu cấp vật tư HA ME CO Phiếu xuất vật tư Mã số BM 0907 Số 614/090709 Ngày 04/02/2006 Người lĩnh vật tư: Trương Thanh Hải ĐVL: Xưởng máy công cụ Tên vật tư Tôn TC 3 Ngày cấp 04/02/2006 Ký hiệu quy cách B 01004 Cấp tại kho Vật liệu Đơn vị tính Kg SL thực cấp Tại kho 10.000 Số lượng duyệt 10.000 Tại đơn vị Người duyệt: (ghi tên) Kho còn nợ Còn nợ kho Hạch toán vào Sản phẩm Máy tiện T18A Người nhập(ghi tên) Hoá đơn Người xuất(ghi tên) Lần cấp thứ TCKT Số lượng vượt định mức Đơn giá 4.500 Lý do Thành tiền 4.500.000 Người xác nhận (ghi tên) Kế toán(ghi tên) Phiếu cấp vật tư do trung tâm điều hành và quản lý sản xuất lập, phó giám đốc phụ trách sản xuất ký duyệt, trên phiếu ghi rõ xuất dùng cho chi tiết sản phẩm. Tại kho khi giao vật tư thủ kho ghi rõ số liệu thực cấp vào phiếu cấp vật tư, định kỳ 10 ngày kế toán vật tư xuống kho, ký thẻ kho và nhận phiếu cấp vật tư một lần vào cuối tháng kế toán tiến hành đối chiếu, kiểm tra số tồn cuối kỳ, sau đó kế toán vật tư tính đơn giá vật tư xuất kho, giá thực tế vật tư xuất kho và ghi đầy đủ vào phiếu cấp vật tư. Trên cơ sở các phiếu cấp vật tư nhận được kế toán tiến hành tập hợp và phân loại phiếu cấp vật tư theo từng phân xưởng và sau đó lập: Bảng phân bổ chi tiết nguyên vật liệu cho từng phân xưởng ( Biểu số 2) Biểu số 2: Bảng phân bổ chi tiết nguyên vật liệu Xưởng máy công cụ Tháng: 02/2006 (Bảng trích) TK 152 TK 331 Tổng cộng TK 152.1 TK 152.2 TK 152.3 Tổng TK 152 1.TK 621 Máy tiện T14L 317.237 210.638 200.675 728.550 78.963 807.513 Máy T18A 51.253.427 4.442.965 170.693 55.867.085 12.560.000 68.427.085 Cộng TK 621 114.781.761 14.705.603 767.091 130.254.455 21.954.013 152.208.468 2.TK 627.2 862.029 9.945.816 10.807.845 10.807.845 Tổng cộng 115.643.790 24.651.419 767.091 141.062.300 21.954.013 232.250.911 Từ bảng kê trên kế toán lập bảng kê số 4 theo định khoản Nợ Tk 621: 152.208.468 Có TK 152: 130.254.455 Có TK 331: 21.954.013 Bảng này là căn cứ để lập bảng phân bổ nguyên vật liệu cho toàn doanh nghiệp. Vật liệu xuất dùng liên quan trực tiếp đến sản xuất nào thì tập hợp chi phí ngay trong sản phẩm đó, vật liệu xuất dùng cho quản lý phân xưởng thì tập hợp vào tài khoản 627. Cuối tháng căn cứ vào các số liệu về chi phí đã tập hợp và phân bổ chi tiết vật tư kế toán tiến hành lập bảng phân bổ nguyên vật liệu cho từng doanh nghiệp( Biểu số 3). Biểu số 3: Bảng phân bổ nguyên vật liệu toàn công ty Tháng 04 năm 2006 TK 152 TK 331 TK 153 Tổng cộng TK 152.1 TK 152.2 TK 152.3 Tổng TK 152 1.TK 621 964.285.485 84.976.306 58.790.370 1.108.052.161 1.213.652.000 1.735.846 2.323.440.007 PX bánh răng 114.781.761 14.705.603 767.091 130.254.455 21.954.013 927.135 153.135.603 PX rèn 540.940.121 60.303.699 71.192.080 672.435.900 962.700.000 321.786 1.635.457.686 …. … …. …. …. …. …. …. 2.TK 627.2 8.514.754 9.723.654 65.395.472 83.633.880 7.359.043 672.957 91.665.80 PX bánh răng 862.029 957.235 10.807.845 12.627.109 1.234.789 13.861.898 PX rèn 436.211 6.953.095 3.640.684 11.029.990 975.368 573.974 12.579.332 …. …. …. …. …. …. …. 3.TK 641 5.300.790 56.011.822 937.250 62.249.862 521.730 62.771.592 4.TK 642 630.785 736.979 1.367.764 1.367.764 5.TK 241.3 12.127.900 521.723 12.649.623 12.649.623 Tổng cộng 990.859.714 151.970.484 125.123.092 1.267.953.290 1.221.532.773 2.408.803 2.491.894.866 Bảng này cho toàn bộ chi phí về nguyên vật liệu theo từng phân xưởng.Số lượng của bảng này là cơ sở của kế toán lên bảng kê số 4 cho từng phân xưởng cũng như cho từng doanh nghiệp. Căn cứ vào bảng phân bổ nguyên vật liệu ( Biểu số 3) kế toán ghi vào bảng kê số 4 của từng phân xưởng theo định khoản sau: Nợ TK 621: 130.254.455 Có TK 152: 130.254.455 ( Số liệu phân xưởng bánh răng tháng 04 năm 2006) Trong trường hợp vật tư mua ngoài dùng ngay cho sản xuất mà không qua nhập kho thì căn cứ vào các nhật ký chứng từ số 1;2;5 kế toán tiến hành vào bảng kê số 4 của từng xưởng theo định khoản sau: Nợ TK 621: Có TK 331: Có TK 111 Ngoài ra ở công ty bên cạnh nguồn vật tư do mua ngoài thì công ty có nguồn tự chế. Tại công ty Cơ Khí Hà Nội có 3 phân xưởng chuyên làm nhiệm vụ tạo phôi, có nghĩa là chế tạo hoàn chỉnh một số chi tiết máy móc và chuyển đến các xưởng gia công lắp ráp, các chi tiết này được gọi là bán thành phẩm và trở thành nguyên vật liệu chính của các xưởng này. Các bán thành phẩm được theo dõi trên một tài khoản riêng gọi là tài khoản 154. Khi các xưỏng có nhu cầu về phôi bán thành phẩm thì trung tâm điều hành và quản lý sản xuất tiến hành nhập phiếu xuất kho bán thành phẩm trên đó ghi rõ đối tưọng sử dụng là phân xưởng nào và chi tiết cho từng sản phẩm. Cuối tháng kế toán tiến hành lập bảng kê xuất kho bán thành phẩm căn cứ vào các phiếu xuất kho bán thành phẩm theo mẫu sau (Biểu số 4) Biểu số 4: Bảng kê xuất kho Bán thành phẩm Đúc toàn Công Ty. Tháng 01 năm 2006 Ghi nợ TK 621-BTP, ghi có TK 154- BTP stt Sản phẩm Mác kim loại Trọng lượng (kg) Đơngiá (đ/kg) Thành tiền I Phân xưởng cơ khí chính xác 6.659.665.680 1 Máy T735A Gang 735.690 7.752 57.030.668.880 2 Máy T18A Gang 123.400 7.752 956.596.800 II Phân xưởng chế tạo 527.073 7.752 4.085.869.896 III Phân xưởng bánh răng 17.954 7.752 139.179.408 …… …… …… …… …… …… Tổng cộng 1.404.117 10.884.714.984 Ngày…..Tháng 01năm 2006 Người lập biểu Hồ Vân Anh Bảng kê xuất kho bán thành phẩm được dùng để lên bảng kê số 4 của từng phân xưởng trên cơ sở đó lập bảng kê số 4 của toàn doanh nghiệp và lập NKCT số 7. Kế toán ghi vào bảng kê số 4 của từng phân xưởng căn cứ vào bảng kê xuất kho bán thành phẩm theo định khoản sau: Nợ TK 621- BTP: 6.659.665.680 Có TK 154-BTP: 6.659.665.680 Cuối tháng căn cứ vào bảng kê số 4 của từng phân xưởng kế toán tiến hành lập bảng kê số 4 của toàn doanh nghiệp và NKCT số 7. Trên cơ sở đó vào sổ cái của TK 621 theo mẫu sau ( Biểu số 19). Đối với chi phí nhân công trực tiếp. Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm cả khoản phải trả công nhân trực tiếp sản xuất như lương chính, lương phụ, các khoản phụ cấp khác nếu có và các khoản trích nộp cho các quỹ BHYT, BHXH, KPCĐ theo một quy định nhất định. Tại công Ty Cơ Khí Hà Nội việc tính và trả lương được thực hiện tuỳ theo đặc điểm, tính chất công việc. Đối với công nhân trực tiếp sản xuất tại các phân xưởng, hình thức trả lương là theo sản phẩm cuối cùng. Theo hình thức này quỹ lương được lập trên cơ sở đơn giá tiền lương trên một giờ công sản xuất và tổng số giờ công thực tế sản xuất. Tiền lương sản phẩm = Đơn giá tiền lương * Tổng số giờ công của công nhân sản xuất một giờ công sản xuất thực tế sản xuất Trong đó: Tổng giờ công = Định mức giờ công * Số chi tiết thực tế thực tế sản xuất một chi tiết nhập kho Định mức giờ công để sản xuất một chi tiết được xác định dựa trên cơ sở yêu cầu kết cấu của sản phẩm do trung tâm kỹ thuật và điều hành sản xuất vạch ra cho từng bước công nghệ của từng sản phẩm, chi tiết. Tại Công Ty Cơ Khí Hà Nội tiền lương thanh toán cho các đơn vị sản xuất toàn công ty là 2500đ/ 1giờ sản phẩm. Trong đó phần trả cho công nhân trực tiếp sản xuất là 2000đ/ 1 giờ sản phẩm, phần còn lại là dành cho quản lý phân xưởng phục vụ sản xuất. Tiền lương nghỉ phép, nghỉ lễ tết được thanh toán dựa trên số ngày thực nghỉ và được tính bằng = lương cơ bản một ngày * số ngày thực nghỉ. Tiền phụ cấp bồi dưỡng độc hại được thanh toán theo chế độ quy định với ngành là 5% đến 7% trên số giờ sản xuất thực tế làm việc trong điều kiện độc hại. Ngoài ra hàng tháng căn cứ vào tình hình thi đua sản xuất thì hội đồng thi đua xét hệ số lương cho toàn đơn vị. Tiền lương hệ số tính theo công thức sau: Tiền lương hệ số = Tổng quỹ lương thanh toán * hệ số lương. Việc tính BHXH, BHYT, KPCĐ tính vào chi phí nhân công trực tiếp là thực hiện theo chế độ quy định. Hiện nay tại công ty: BHXH hàng kỳ được trích lập một tỷ lệ là 20% trên tiền lương cơ bản của công nhân sản xuất, trong đó tính giá thành 15% còn 5% trừ vào thu nhập của người lao động; BHYT 3% trên lương cơ bản của công nhân sản xuất, tính vào giá thành 2% còn 1% trừ vào thu nhập của công nhân viên; KPCĐ trích 2% trên tiền lương thực tế phải trả cho công nhân sản xuất và tính vào giá thành. Tài khoản sử dụng Tại Công Ty Cơ Khí Hà Nội kế toán sử dụng TK 622 để tập hợp CPNCTT. Tài khoản này được mở chi tiết cho từng phân xưởng. Kết cấu TK 622: Bên nợ: Chi phí nhân công trực tiếp phát sinh trong kỳ Bên có: Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp để tính giá thành sản phẩm. Tài khoản 622 không có số dư cuối kỳ * Trình tự kế toán tập hợp CPNCTT Cuối tháng kế toán sẽ căn cứ vào phiếu nhập kho chi tiết bán thành phẩm, phiếu nhập kho thành phẩm, phiếu theo dõi giờ công theo từng sản phẩm và phiếu giờ công nợ đã được duyệt toàn bộ theo từng giai đoạn công nghệ. Kế toán sẽ tiến hành lập bảng thanh toán lương từng phân xưởng. Trên cơ sở số liệu thanh toán lương và số liệu tính các khoản trích lập các quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ kế toán lương tiến hành lập bảng phân bổ lương cho từng phân xưởng theo đối tưọng sử dụng: Bảng phân bổ quỹ lương ( Biểu số 5). Biểu số 5: Bảng phân bổ quỹ lương phân xưởng lắp ráp Tháng 04 năm 2006 Tài khoản Đối tượng sử dụng Giờ thực tế TK 334 TK 338 Tổng cộng TK 622 Chi phí sản xuất chung 235.276 7.359.687 234.700 7.594.387 TK 627.1 Nhân viên phân xưởng 9.730.703 572.825 10.303.528 TK 627.7 Ghi lao vụ Cơ khí lớn 530 71.235 95.460 166.695 Bánh răng 725 82.537 73.567 156.104 Cộng lao vụ 153.772 169.027 322.799 Tổng cộng 17.244.162 976.552 18.220.714 Ngày…..tháng 04 năm 2006 Người lập biểu Hoàng Quỳnh Mai Để phục vụ công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm thì khoản mục chi phí nhân công trực tiếp cũng cần được tập hợp và phân bổ theo từng sản phẩm. Tiêu thức phân bổ được lựa chọn là: Số giờ công thực tế để sản xuất ra sản phẩm. CPNCTT một giờ sản phẩm: CPNCTT phân bổ = CPNCTT bình quân * Số giờ đã thanh toán cho từng sản phẩm một giờ sản phẩm cho sản phẩm đó Ví dụ: Tháng 04 năm 2006 xưởng lắp ráp Tổng số giờ công đã thanh toán 235.276 Tổng CPNCTT: 7.594.387 Tổng CPNCTT CPNCTT một giờ sản phẩm = ∑số giờ công đã thanh toán CPNCTT phân bổ = CPNCTT bình quân * Số giờ đã thanh toán cho từng sản phẩm một giờ sản phẩm cho sản phẩm đó Ví dụ: Tổng số giờ công đã thanh toán: 235.276 Tổng CPNCTT: 7.594.387 7.594.387 235.276 CPNCTT một giờ sản phẩm = = 32,28 Sau khi tính toán được đơn giá trên kế toán lập bảng chi tiết phân bổ TK 622 (Biểu số 6) Biểu số 6: Bảng chi tiết số phát sinh TK 622 Phân xưởng lắp ráp Tháng02năm 2006 Đơn giá: 2570đ Stt Tên sản phẩm Giờ thanh toán TK 334 và TK 338 1 Máy T18A 7.590 19.506.300 2 Máy tiện T14L 2.596 6.671.720 3 Máy bào B375 1.259 3.235.630 … …… …… …… Tổng cộng 15.275 39.267.030 Ngày ….. tháng 02 năm 2006 Người lập biểu Phạm Thị Thuý Việc phân bổ tiền lương thực trả vào các khoản chi phí có liên quan kế toán được tập hợp trên “ bảng phân bổ tiền lương và BHXH” cuối tháng căn cứ vào bảng phân bổ quỹ tiền lương của từng phân xưởng tiến hành thành lập: Bảng phân bổ số 1- Bảng phân bổ tiền lương và BHXH theo mẫu sau ( Biểu số 7) Biểu số 7: Bảng phân bổ tiền lương và BHXH Tháng 05 năm 2006( Bảng trích) TK 334 TK 338 Tổng cộng Tk 338..2 TK 338.3 TK 338.4 Tổng có TK 338 1.TK 622 1.996.756 5.672.964 965.738 952.731 7.591.433 9.588.189 PX cơ khí chế tạo 53.697 573.642 54.962 25.963 618.567 672.264 PX cơ khí chính xác 958.773 652.524 73.973 75.952 802.449 1.761.222 2.TK 627 3.175.674 3.567.890 6.521.397 712.900 10.802.087 13.977.761 PX cơ khí chế tạo 259.723 125.790 537.965 9.564 673.319 933.042 PX cơ khí chính xác 127.965 967.253 775.000 79.543 1.821.796 1.949.761 … …. …. …. …. …. …. 3.TK 641 1.352.797 725.111 532.756 113.114 1.370.981 2.723.778 4.TK 642 2.395.430 352.900 148.520 772.113 1.273.533 3.668.963 5.TK 241.3 157.009 170.070 925.702 915.659 2.011.431 2.168.440 Cộng tổng 9.077.666 10.488.935 9.094.113 3.466.417 23.049.465 32.127.131 Số liệu của bảng phân bổ tiền lương và BHXH là căn cứ để ghi vào bảng kê số 4 của từng phân xưởng phần ghi nợ TK 622, ghi có TK 334. Trên cơ sở đó lập bảng kê số 4 của toàn doanh nghiệp. Khoản mục CPNCTT được ghi vào bảng kê số 4v của từng phân xưởng theo định khoản sau: Nợ TK 622: 53.697 Có TK 334: 53.697 Nợ TK 622: 618.567 Có TK 338 618.567 (Số liệu phân xưởng cơ khí chế tạo) Cuối kỳ căn cứ vào bảng kê số 4 kế toán lập NKCT số 7 và trên cơ sở đó vào sổ cái TK 622 ( Biểu số 20). _ Đối với chi phísản xuất chung. Chi phí sản xuất chung là những chi phí có liên quan đến công tác quản lý phục vụ sản xuất ở phân xưởng và các khoản chi phí khác có liên quan mà chưa được phản ánh ở các khoản mục CPNVLTT, CPNCTT. Tại Công ty Cơ Khí Hà Nội chi phí sản xuất chung bao gồm: + Chi phí nhân viên( 627.1): Phản ánh chi phí vì lương chính, lương phụ và phụ cấp ( nếu có) trả cho nhân viên phân xưởng như lương công nhân phục vụ sản xuất và quản lý phân xưởng, lương bổ sung cho nhân viên phân xưởng, lương trả cho công nhân trong xưởng và các xưởng khác làm nhiệm vụ sửa chữa phục vụ sản xuất của phân xưởng đồng thời con bao gồm các khoản trích theo lương như: BHYT, BHXH, KPCĐ, các khoản bồi dưỡng độ hại… + Chi phí vật liệu( 627.2): Phản ánh các chi phí về vật liệu xuất dùng trong phạm vi phân xưởng như: Sửa chữa máy móc thiết bị, nhà cửa kho tàng… + Chi phí dụng cụ sản xuất ( 627.3): Là những chi phí về dụng cụ sản xuất dùng trong phạm vi các xưởng để góp phần chế tạo ra sản phẩm, thiết bị công nghệ gá lắp, chi phí dụng cụ đo đạc, dụng cụ bảo hộ lao động. + Chi phí khấu hao ( 627.4): Phản ánh những chi phí khấu hao tài sản cố định thuộc các xưởng sản xuất như khấu hao máy móc thiết bị, nhà cửa, kho tàng, nhà xưởng. + Chi phí dịch vụ mua ngoài (627.7): Phản ánh những chi phí về dịch vụ mua ngoài, thuê ngoài phục vụ cho sản xuất như: Sửa chữa tài sản cố định, chi phí điiện nước… + Chi phí khác bằng tiền ( 627.8): Phản ánh tất cả các chi phí khác của xưởng sản xuất như: Chi phí hội nghị, tiếp khách… Việc tập hợp chi phí sản xuất được tiến hành vào cuối tháng Tài khoản sử dụng : Công ty sử dụng TK 627 để tập hợp chi phí sản xuất chung TK này có 6 tài khoản cấp 2 và được mở cho từng phân xưởng. TK 627.1: Chi phí nhân viên phân xưởng TK 627.2: Chi phí vật liệu dùng cho phân xưởng. TK 627.3: Chi phí dụng cụ dùng cho phân xưởng TK 627.4: Chi phí khấu hao tài sản cố định thuộc phân xưởng TK 627.7: Chi phí dịch vụ mua ngoài TK 627.8: Chi phí bằng tiền khác Kết cấu TK 627 Bên nợ: Tập hợp chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ Bên có: Kết chuyển chi phí sản xuất chung để tính giá thành sản phẩm Tài khoản 627 không có số dư cuối kỳ Trình tự hạch toán + Chi phí nhân viên phân xưởng: Tiền lương và các khoản trích theo lương phải trả cho nhân viên phân xưởng được tập hợp trên bảng phân bổ số 1: Bảng phân bổ tiền lương và BHXH ( Biểu số 6) bảng phân bổ này đã trình bày ở phần chi phí nhân công trực tiếp.Việc tính lương cho nhân viên phân xưởng dựa vào thời gian làm việc, dựa vào cấp bậc kỹ thuật hoặc trình độ của từng người. Căn cứ vào bảng phân bổ tiền lương và BHXH kế toán vào bảng kê số 4: Từng phân xưởng theo định khoản sau: Nợ TK 627.1: 259.723 Có TK 334: 259.723 ( Số liệu ở phần TK 627 dòng phân xưởng cơ khí chế tạo) Đối với khoản BHXH, BHYT, KPCĐ kế toán ghi vào bảng kê số 4 căn cứ vào định khoản sau: Nợ TK 627.1: 673.319 Có TK 338: 673.319 ( Số liệu xưởng cơ khí chế tạo tháng 02 năm 2006) + Chi phí vật liệu. Giá trị vật liệu xuất dùng được thể hiện qua bảng phân bổ nguyên vật liệu ( Bảng số 3) kế toán căn cứ vào bảng phân bổ nguyên vật liệu để ghi vào bảng kê số 4 của từng phân xưởng theo định khoản: Nợ TK 627.2 12.627.109 Có TK 152: 12.627.109 ( Số liệu xưởng bánh răng tháng 02 năm 2006) Ngoài ra do đặc điểm của Công Ty Cơ Khí Hà Nội là không có bộ phận sản xuất phụ vì vậy các phân xưởng ngoài làm nhiệm vụ sản xuất chính ở phân xưởng mình còn thực hiện gia công phối hợp với các phân xưởng khác. Vì vậy căn cứ vào bảng tổng hợp và phân bổ lao vụ vật tư toàn công ty (Biểu số 8) thì kế toán sẽ biết được phần vật tư mà các xưởng đã dùng để phục vụ gia công sản xuất cho phân xưởng mình. Biểu số 8: Bảng phân bổ lao vụ vật tư Tháng 12 năm 2005 Ghi nợ TK 627.2 Ghi có TK 154 Số TT Đúc Dụng cụ Rèn Tổng cộng 1 Bánh răng 753.000 753.000 2 Cơ khí chính xác 963.250 963.250 3 Cơ khí chế tạo 943.224 943.224 Cộng 753.000 963.250 943.224 2.659.474 Ngày ….. tháng 12 năm 2005 Người lập bảng Phạm Mai Liên Kế toán ghi vào bảng kê số 4 của từng xưởng theo định khoản sau: Nợ TK 627.2: 753000 Có TK 154(Đúc) 753000 Đây là số dầu mà phòng cơ điện lĩnh về để đổ dầu vào máy cho xưởng lắp ráp. + Chi phí công cụ dụng cụ : Hàng tháng kế toán căn cứ vào tình hình xuất dùng công cụ dụng cụ cho công tác sản xuất tại phân xưởng để lập bảng phân bổ công cụ dụng cụ toàn doanh nghiệp ( Biểu số 9) Biểu số 9: Bảng phân bổ công cụ dụng cụ lao động toàn công ty Tháng 02 năm 2006 Ghi Nợ TK… Ghi Có TK 153 Số TT TK 153 1 TK 627.3 17.060.194 - Phân xưởng bánh răng 7.395.602 - Phân xưởng cơ khí lớn 915.659 - Phân xưởng cơ khí chính xác 772.113 … …. … 2 TK 641 557.689 3 TK 642 446.614 Cộng 18.064.497 Tại Công Ty Cơ Khí Hà Nội thì công cụ dụng cụ xuất dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh bất kể giá trị lớn hay nhỏ hoặc thời gian sử dụng dài hay ngắn kế toán đều tập hợp toàn bộ vào TK 627.3 mà không tiến hành phân bổ cho các kỳ sau Căn cứ vào số liệu bảng trên, kế toán vào bảng kê số 4 của từng phân xưởng theo định khoản: Nợ TK 627.3: 7.395.602 Có TK 153: 7.395.602 ( Số liệu trên lấy từ dòng xưởng bánh răng trên bảng phân bổ công cụ dụng cụ ) + Chi phí khấu hao tài sản cố định Do là một doanh ng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc36691.doc
Tài liệu liên quan