Đề tài Khái quát đánh giá sơ lược về tình hình sáng tác, sưu tầm câu đối, đại tự đặt tại nhà Thái học, di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám

Mục Lục

 

A. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI 3

PHẦN MỘT 3

GIỚI THIỆU CHUNG 3

1. VĂN MIẾU – QUỐC TỬ GIÁM 3

2. VUA LÝ THÁNH TÔNG 5

3. VUA LÝ NHÂN TÔNG 6

4. VUA LÊ THÁNH TÔNG 7

5. TƯ NGHIỆP QUỐC TỬ GIÁM CHU VĂN AN 8

PHẦN HAI 11

NỘI DUNG CHÍNH 11

1. ĐÁNH GIÁ VỀ ĐẠI TỰ 11

2.ĐÁNH GIÁ VỀ CÂU ĐỐI 20

3. TÌM HIỂU NHỮNG CÂU ĐỐI-ĐẠI TỰ ĐƯỢC CHỌN 31

4. TỔNG KẾT 39

 

 

doc53 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1739 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Khái quát đánh giá sơ lược về tình hình sáng tác, sưu tầm câu đối, đại tự đặt tại nhà Thái học, di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tính từ, động từ hoặc danh từ). Các đại tự ở cuộc vận động theo kiểu kết cấu này rất nhiều: Đại Việt quốc học Có nghĩa là Quốc học Đại Việt. Trong đó Quốc học (nền học của đất nước) là thành phần chính, đóng vai trò trung tâm ngữ, còn Đại Việt ( một niên hiệu nước ta) là một danh từ, đóng vai trò định ngữ làm rõ cho ý của Quốc học ( Quốc học của ai ?). Càn khôn anh khí Có nghĩa là Khí tinh anh của trời đất. Thì Anh khí (khí tinh anh) là danh từ làm thành phần trung tâm, còn Càn khôn (trời đất) là định ngữ cho Anh khí. Thái bình thịnh chủ Nghĩa là Vị vua hưng thịnh thời thái bình. Trung tâm ngữ ở đây là Thịnh chủ (vị vua hưng thịnh), định ngữ là tính từ Thái bình. Đường Ngu vũ trụ Dịch là (Như) trời đất thời đại Đường Ngu. Vũ trụ là trung tâm ngữ, Đường Ngu là định ngữ bổ nghĩa cho Vũ trụ. Đường Ngu là hai triều vua lý tưởng thời Thượng cổ Trung Quốc Đường Nghiêu và Ngu Thuấn. Vũ trụ theo định nghĩa trong Từ điển Hán Việt của Đào Duy Anh là :” bốn phương và trên dưới là vũ, xưa qua nay lại là trụ=không gian và thời gian=thế giới”. Thiên Nam sư biểu Nghĩa Bậc thầy mẫu mực của trời Nam . Đại tự này thì Sư biểu (bậc thầy mẫu mực) làm thành phần chính, Thiên Nam (trời Nam) làm thành phần phụ tức định ngữ... Kết cấu chủ vị là kiểu kết cấu C+V hoặc C-V+C-V, trong đó C là chủ ngữ, V là vị ngữ. Trong cuộc vận động, đại từ dạng này cũng thường hay gặp: Hà nhạc chung anh Nghĩa Non sông chung đúc nên bậc anh tài. Đây là theo hình thức C+V, Hà nhạc (non sông) làm chủ ngữ còn Chung anh làm vị ngữ. Bích Ung đỉnh lập Nghĩa là Nhà Bích Ung dựng sừng sững. Tương tự, Bích Ung là chủ ngữ, Đỉnh lập (dựng sừng sững) là vị ngữ. Văn hùng vũ lược Dịch nghĩa Văn hùng hồn, võ tài giỏi. Ở đây câu đại tự được xác lập theo hình thức C-V+C-V, trong đó vế trước Văn hùng (văn hùng hồn) thì danh từ Văn đóng vai trò chủ ngữ, tính từ Hùng đóng vai trò vị ngữ. Còn vế sau Vũ lược (võ tài giỏi) thì Vũ là thành phần chủ ngữ, Lược là thành phần vị ngữ. Từ hai vế đã tạo ra được một kết cấu hoàn chỉnh, chặt chẽ như vậy. Văn trạch vũ quang Có nghĩa là Văn để ân trạch đến muôn dân, võ làm rạng rỡ cho đất nước. Đại tự này cũng xác lập theo hình thức C-V+C-V, ở vế trước thì Văn là chủ, Trạch (để ân trạch) là vị. Vế tiếp thì Vũ là chủ ngữ, Quang (làm rạng rỡ) làm vị ngữ. Thái Sơn cao nghật Núi Thái Sơn cao vòi vọi. Tiếp theo hình thức C+V, chủ ngữ là Thái Sơn (tên một ngọn núi trong Ngũ nhạc ở tỉnh Sơn Đông Trung Quốc, thường được ví với người có học thuật cao siêu trong thiên hạ), vị ngữ là Cao nghật nghĩa là cao vòi vọi... Kết cấu động-bổ là kiểu kết cấu Đ+B hoặc Đ-B+Đ-B, trong đó Đ theo quy ước là động từ, B là bổ ngữ. Một số đại tự lần này cũng được thiết lập theo khuyng hướng ấy: Đại triển hồng đồ Dịch là Phát triển mạnh mẽ cơ đồ. Ở đây thì theo hình thức Đ+B, Đại triển (phát triển mạnh mẽ) là thành phần động từ, Hồng đồ (cơ nghiệp lớn lao) đóng vai trò là bổ ngữ cho Đại triển. Chấn bạt anh tài Nghĩa là Cất nhắc, tiến dùng bậc anh tài. Tương tự, ở đây vẫn theo hình thức Đ+B, với Chấn bạt (cất nhắc, tiến dùng) là động từ của câu, còn Anh tài (bậc tinh anh, tài giỏi) làm bổ ngữ. Ái dân cần chính Dịch nghĩa Thương yêu dân, chăm việc nước. Đại tự này được thiết lập theo hình thức Đ-B+Đ-B. Vế thứ nhất Ái dân (thương yêu dân) thì Ái là động từ, dân là bổ ngữ. Sang vế hai Cần chính (chăm chỉ việc nước) thì Cần làm động từ, bổ ngữ cho cần là Chính. Sùng Nho mẫn chính Có nghĩa là Sùng thượng đạo Nho, chăm lo việc chính sự. Đại tự này cũng được lập theo hình thức Đ-B+Đ-B. Trong vế đầu, Sùng là động từ, Nho là bổ ngữ. Trong vế sau, động từ là Mẫn và Chính là bổ ngữ. Về Tư nghiệp Quốc Tử Giám Chu Văn An có câu đại tự: Tạo tựu nhân tài Câu này có nghĩa Tác thành nhân tài. Được thiết lập theo hình thức Đ+B. Tạo tựu (tác thành) làm thành phần động từ chính, Nhân tài (người tài giỏi) làm thành phần phụ bổ ngữ. Mối hoà kết giữa các từ trong các câu này là rất mẫu mực... Từ một vài khảo nghiệm trên, có thể nói những đại tự trong cuộc vận động đã đi đúng theo quy tắc truyền thống, kết cấu chặt chẽ, cân xứng cấu trúc hài hoà, hợp lý. Bước đầu cho thấy trình độ của giới học thuật Hán Nôm hiện nay về cơ bàn là rất chắc chắn, vững vàng, có chiều sâu về phương cách sử dụng, tạo lập. Đây là điều rất đáng quý trọng, ghi nhận sự kế thừa và bảo tồn cho tri thức Hán Nôm trong thời đại hiện nay. Xét sang tiêu chí thứ hai, các đại tự cần phải tạo được sự biểu trưng trong âm ý, sao cho ngôn đã tận mà ý vẫn dư, câu hết mà âm chưa hết, tức đạt tới sự dư âm vượt ra ngoài hạn chế từ ngữ. Đây là yêu cầu rất khó đặt ra cho những người làm đại tự xưa nay, thiết nghĩ nếu không có khả năng thẩm thấu, cảm âm tinh tế thì khó mà vượt qua được rào cản này. Đáng mừng thay, những kẻ sĩ thời nay (tôi xin được kính cẩn gọi họ-những con người tài hoa đã tham gia trong cuộc vận động này như vậy) đều có thừa những tố chất đó. Viết về vua Lý Thánh Tông-người có công dựng nên Văn Miếu, khởi đầu cho nền giáo dục nước nhà thì các đại tự thường để lại những dư âm trầm hùng mà chan chứa lòng tự hào : Quốc học triệu cơ ( Mở nền Quốc học) Tư văn triệu khải ( Bắt đầu nền tư văn) Văn cơ triệu tạo ( Đặt nền móng cho nền văn hiến đất nước) ...... Hoặc tạo ra dư âm cảm khái, đầy kính nghưỡng : Càn khôn anh khí ( Khí tinh anh của trời đất) Thạc đức nan danh ( Đức lớn khó nói ) Thiện ư kế thừa ( Giỏi việc kế thừa) ... Viết về vua Lý Nhân Tông anh minh đảm lược, lập Quốc Tử Giám, khai Minh Kinh khoa thì âm vọng hứng khởi, ca vang: Thái bình thịnh chủ ( Vị vua hưng thịnh thời thái bình) Khuê Bích tư lãng ( Văn chương sáng tỏ từ đây) Trác nhĩ nguy công ( Công cao vòi vọi ) ...... Hay hào sảng, tươi tắn : Hưng học nhậm hiền ( Phát triển việc học, dùng bậc hiền tài) Kiến học di mưu ( Dựng nhà học-Quốc Tử Giám, mưu tính cho đời sau) Bích Ung đỉnh lập ( Bích Ung dựng sừng sững) ...... Ca ngợi Lê Thánh Tông, một ông vua Nho giáo nhất trong thời đại phong kiến Việt Nam với đầy đủ đức, nhân, trí, dũng thì hừng lên âm hưởng chói ngời, sáng rỡ : Hoán hồ hữu văn ( Có văn rực rỡ thay) Chấn cổ hữu quang ( Rạng rỡ vượt đời xưa ) Hàm hoằng quang đại ( Bao dung, rộng rãi, sáng láng, lớn lao ) ...... Có lúc lại trầm mặc, sâu xa : Văn giáo đản phu ( Nền văn giáo đã mở mang khắp chốn) Học tháo uyên nguyên ( Việc học đạt đến uyên nguyên) Thiện chính thiện giáo ( Nền chính sự yên, nền giáo dục đẹp ) ...... Ngợi ca về Chu Văn An, vị Tư nghiệp Quốc Tử Giám triều Trần đức cao vọng trọng, bác học danh thơm, tiết tháo trung liệt, dâng Thất trảm sớ, tác Tứ thư thuyết ước thì âm hưởng các đại tự trang nghiêm, kính cẩn : Trực tiết cao phong ( Cương trực, phong cách cao cả) Văn Trinh nghạnh trực ( Văn Trinh cứng thẳng) Nghiêm sư thuỳ phạm ( Nghiêm sư, mẫu mực lư để ) ...... Hoặc thán phục, tôn sùng: Truyền kinh chính học ( Chính học được thể hiện qua việc truyền thụ kinh điền) Thượng tường Sơn Đẩu ( Thái Sơn, Bắc Đẩu nơi nhà Thái học) Cực mục viễn sơn ( Non cao vút mắt ) Chu thiên sư biểu ( Bậc thầy mẫu mực ở Chu thiên-cõi Nam ) ...... Như vậy, với việc xét riêng hai tiêu chí đó, các đại tự tham gia trong cuộc vận động đã thể hiện được sự hoàn chỉnh trong cách thể cũng như âm vọng. Tuy nhiên vẫn còn có những hạn chế cần được khắc phục như : Đại tự có ý nghĩa quá chung chung, chưa bật được rõ mục đích cụ thể. Ví dụ: Minh tâm hằng đức Có nghĩa : Lòng trong sáng, giữ lâu được đức mình. Đây là đại tự nói về đức độ của vua Lý Thánh Tông, nhưng rõ ràng, ý này có thể áp dụng cho mọi bậc minh vương cũng như hiền sĩ, chưa thể làm thành nét đặc trưng cho một nhân vật nào đó. Hoặc như câu: Văn tứ thuỳ phong Nghĩa là: Văn tứ để lại dấu ấn trong văn hoá và phong tục đất nước. Thực sự thì hầu hết những triều đại phong kiến nào cũng đều để lại dấu ấn văn hoá của mình cả, nếu dùng ý đó cho triều đại Lý Thánh Tông, e chưa tạo được sự di ấn trong tâm khảm người tiếp nhận... Có những đại tự thì qúa mông lung, ý nghĩa mờ nhạt, như : Triệu văn môn cách Nghĩa là: Mở lối văn chương. Mở lối gì ? và mở lối như thế nào? Thật là khó giải thích. Hay : Văn hiển miếu tôn Dịch nghĩa: Văn hiến rực rỡ, miếu văn tôn nghiêm. Ý nghĩa quá mờ nhạt, chưa gợi lên được công lao dựng miếu khai văn của Lý Thánh Tông... Cá biệt có trường hợp còn phạm vào sử dụng những từ vốn dĩ chỉ được dùng tôn vinh những nhân vật đặc biệt : Vạn thế sư biểu Nghĩa: Người thầy tiêu biều của muôn đời. Đây là lời tôn vinh Khổng Tử-vị Thánh Nho- từ bao đời nay. Lấy ý này để ca ngợi Chu Văn An thì vô tình phạm đến Thánh Khổng, đây là điều mà kẻ sĩ xưa nay không bao giờ chấp nhận... Ngoài ra còn có một số đại tự mắc lỗi về ngữ pháp, tự dạng... Nhưng tất cả những hạn chế đó lẽ chăng chỉ là những sai sót có tính tạm thời, không làm ảnh hưởng đến chất lượng của cuộc vận động. Điều đáng nói ở đây là dù trong thời đại kinh thế thị trường, luôn phải đối mặt với những lo toan trong cuộc sống, vẫn còn có rất nhiều những trí thức mạnh dạn dành thời gian để nghiên cứu, học tập kế thừa theo nền học của ông cha. Minh chứng từ những yếu tố trên cho thấy mạch chảy của cội nguồn văn hoá không bao giờ dứt, thời đại nào cũng thế nó vẫn luôn trường tồn, được những lớp sau tiếp nối và phát triển lên đến tầm cao hơn. 2.ĐÁNH GIÁ VỀ CÂU ĐỐI Câu đối là một chỉnh thể gồm hai vế câu đối với nhau. Kẻ sĩ xưa nay vẫn thường ngâm ngợi lên để bày tỏ lòng kính phục của mình trước các anh hùng dân tộc. Trong cuộc vận động này, các câu đối được làm ra đều với khuynh hướng đó. Xét từ góc độ di tích, đền miếu câu đối được chia làm hai loại : câu đối dẫn và câu đối liễn. Câu đối dẫn là loại câu đối có vai trò dẫn dắt về khung cảnh không gian, về đối tượng thờ tự, về sự thành kính, có thể xem đây là bước dạo đầu về mặt tinh thần, tâm tưởng khi hướng đến chủ thể đón nhận. Câu đối liễn là loại câu đối đi kèm dưới (hoành phi) đại tự để tạo thành một phức thể thông tin, giới thiệu ngắn gọn và súc tích nhất cho công lao, sự nghiệp của các bậc tinh anh, kiệt xuất. Đây là loại câu đối được yêu cầu sử dụng trong cuộc vận động. Xét từ góc độ ngôn ngữ và tổ chức văn bản, so với đại tự ( thường chỉ tổ chức theo độ dài một, hai, ba hay bốn chữ ) thì câu đối được tổ chức cao hơn và dài hơn, nó không chỉ là một mệnh đề mà là câu hoàn chỉnh. Hơn thế nữa, có khi trong một vế đối lại bao gồm nhiều ý nghĩa, mỗi ý lại được biểu đạt bằng những ngôn ngữ mang sắc thái riêng, tiêu biểu cho từng mệnh đề hàm ẩn trong đó. Sự tương thích, tương hỗ hoặc tạo ra mặt đối lập so sánh về ngữ nghĩa để từ đó tạo nên sự gợi mở trong tiềm thức tiếp nhận của câu đối là rất quan trọng, không phải dễ dàng có thể lãnh hội và đạt tới. Nhưng cũng như đại tự, những câu đối trong cuộc vận động này đều rất xuất sắc, vượt lên được những đòi hỏi có tính quy phạm đó. Về mặt vần điệu, tuyệt đại đa số các câu đối đã thể hiện được tính mẫu mực truyền thống – quy luật hiệp vận với chữ cuối cùng của vế thứ nhất là vần trắc, chữ cuối cùng của vế thứ hai là vần bằng : Khai Quốc học, giáo Thi Thư, dân phong văn hiến Chiếu khuyến nông, quan canh chức, quốc vận phú cường (Mở Quốc học, dạy Thi Tư, tục dân văn hiến Xuống chiếu khuyến nông, xem cày ruộng dệt vải, vận nước mạnh giàu) Nhân quân, quan chế định, canh nông phòng thuỷ vi đệ nhất Tông đạo, Hàn lâm cử, sĩ tử thí trường thị vô song (Vua nhân từ, chế độ quan chức đủ, lo nghề nông trị thuỷ là công lao đệ nhất Theo đạo tổ tông, cử người vào Hàn lâm viện, mở trường thi sĩ tử thật không hai) Chí đức đại công, dữ càn khôn đồng kì đại Nhân chính thiện giáo, tịnh nhật nguyệt phỗi kỳ minh (Đức lớn công cao , to lớn sánh trời đất Chính trị nhân đức, giáo hoá tốt đẹp, hợp sáng với mặt trời mặt trăng ) Chí tại thế, nhuận Tứ thư, cần lao giảng đạo Tâm ư dân, điều trần Thất trảm, cương trực lưu danh (Chí ở đời, chỉnh lí Tứ thư, gắng công giảng đạo Tâm ở dân, đIều trần Thất trảm, cương trực lưu danh ) Và còn rất nhiều câu đối khác cũng đáp ứng được điều kiện này... Về mặt tổ chức, các câu đối tham gia đều có sự hoàn chỉnh cao trong bố cục ngôn ngữ : Thái Tổ kiến Thăng Long thành, mãn địa danh nhai thắng cảnh Thánh Tông khai Quốc Tử Giám, nhập triều hiền sĩ văn nhân Dịch nghĩa: Thái Tổ dựng thành Thăng Long, khắp nơi đều là thắng cảnh danh nhai – Thánh Tông mở Quốc Tử Giám, vào triều thảy là hiền sĩ văn nhân. Câu đối này bố cục phân thành hai mệnh đề so sánh thời gian ( Thời của vua Lý Thái Tổ và thời của vua Lý Thánh Tông). Tính hoàn chỉnh của nó thể hiện qua sự hỗ tương về nghĩa giữa sự tiếp nối trong hành động Kiến (dựng) và Khai (mở), Mãn (đầy khắp) và Nhập (thu vào) tạo ra được mạch chảy thời gian luân chuyển trong cả hai vế của câu đối. Như Nguyệt cổn cổn lãng hoa, dao tưởng đương niên truyền tiệp báo Quảng Nguyên sâm sâm cổ thụ, tảo kim nhật hoạch phong thu Dịch nghĩa: Sông Như Nguyệt cuồn cuộn sóng trào, nhớ lại năm xưa truyền tin thắng trận – Châu Quảng Nguyên cổ thụ sum suê, sớm biết ngày nay thu hoạch lớn. Ở đây bố cục hình thành theo không gian ( Nơi sông Như Nguyệt và nơi châu Quảng Nguyên ). Đây là hai vế câu độc lập về ý nhưng lại có sự nối kết về nghĩa, từ nơi sông nước Như Nguyệt dao vọng niềm vui thắng trận cho đến đất Quảng Nguyên tươi màu hoa lá, tất cả đều đang báo hiệu cho một niềm tin tươi đẹp vào ngày mai hưng thịnh, vững bền của đất nước. Đó là tính hoàn chỉnh được tạo ra trong tổng thể của câu đối này. Đại chấn văn phong, nghiệp mậu trung hưng tiêu vĩ tích Quảng phu vũ đức, tư cao thượng thánh ngưỡng hồng hi Có nghĩa là: Đại chấn văn phong, nghiệp thịnh trung hưng, tỏ công lao vĩ đại – rộng mở vũ đức, tư chất cao siêu vào bậc thượng thánh, ngưỡng trông ơn to lớn. Rõ ràng ở câu này bố cục hình thành theo sự ngẫu đối, trên dưới chia thành từng cặp hô ứng nhau. Trên Văn thì dưới Vũ, trên Vĩ thì dưới Hồng, Đại chấn (phấn phát lớn) ứng với Quảng phu (mở rộng ra), Tư cao (tư chất cao siêu) ứng với Nghiệp mậu (công nghiệp tốt thịnh). Từ đó tạo ra được tính hoà phối trong từng câu chữ , thể hiện sự hoàn chỉnh trong cấu tứ cũng như trong tổ chức câu. Vi ngọc luật vi kim khoa hi thánh hi hiền tiêu cổ học Ư giang hồ ư lang miếu ưu dân ưu quốc vị thì nhàn Nghĩa là: Làm thước ngọc, khuôn vàng , nêu cổ học hầu mong cho sĩ tử noi theo bậc thánh hiền – dù ở chốn giang hồ hay nơi lang miếu triều đình, chưa lúc nào không lo nỗi dân nỗi nước.Ở câu đối này ta thấy được sự dẫn dắt về ý giữa hai vế đối, đó không phải là sự đối lập, so sánh mà là sự bổ trợ về mặt ý nghĩa. Vế thứ nhất là sự biểu đạt cho tâm đức cao khiết của Chu Văn An, còn vế thứ hai lại là biểu hiện chí định trung trinh của người về dân về nước. Kết nối lại ta được một chỉnh thể con người Chu Văn An hoàn chỉnh nhất, ý chỉnh thì câu liền, đó chính là sự tổ chức câu một cách hoàn hảo... Qua một số nhận diện trên tôi xin được khẳng định lại một lần nữa, những người sáng tác câu đối trong cuộc vận động đã có sự tinh tế về phương cách tổ chức, xử lý, không chỉ vận dụng một mà bằng nhiều lối phép khác nhau, từ đó đã tạo nên được tính đa dạng về hình thức và loại câu.Họ đã góp phần vào sự thành công chung của cuộc vận động, tạo đà cho những chuyển biến tích cực trong cách nhìn nhận, sáng tác câu đối-đại tự trong những cuộc thi có thể sẽ được tổ chức với quy mô rộng lớn hơn về sau. Đặc biệt có một đặc điểm rất đáng lưu tâm trong cuộc vận động lần này là các câu đối đã tích cực khai thác những lời hay ý đẹp rút ra từ các kinh sách thánh hiền hoặc những chú lược của những bậc danh sĩ xưa để làm tôn lên giá trị biểu đạt. Điều đó cho thấy kẻ sĩ ngày nay không những giỏi về sử dụng luật phạm cổ mà còn tự mình trang bị được một nền tảng kinh điển cổ học vững chắc và biết cách ứng dụng nó một cách đầy sáng tạo. Thánh đạo chiêu hồi, bính đoán Khuê quang, nguyên khí thịnh Đế đồ củng cố, đãng bình hoàng cực, ý văn huy Dịch là: Đạo thánh-(đạo Nho)- sáng ngời, rực rỡ ánh sao Khuê, nguyên khí thịnh – Cơ đồ vua bền vững, khuôn phép đế vương phẳng bằng lồng lộng, toả rạng ý văn. Đây là câu đối có sử dụng rất nhiều chữ khó, có xuất xứ rộng. Thánh đạo chiêu hồi là bốn chữ được rút ra từ một đôi câu đối đã có từ trước ở khu di tích Văn Miếu: Thần công trác quán cổ kim, thiên địa do vi tiểu – Thánh đạo chiêu hồi vũ trụ, nhật nguyệt bất khả du ( Công thần cao vọi đứng đầu xưa nay, trời đát còn là nhỏ - đạo thánh sáng ngời trong vũ trụ, mặt trời mặt trăng cũng không thể hơn ). Nguyên khí thịnh là chữ lấy trong bài văn bia tiến sĩ nổi tiếng Đại Bảo tam niên Nhâm Tuất khoa tiến sĩ đề danh kí (Bài kí đề danh tiến sĩ khoa thi Nhâm Tuất niên hiệu Đại Bảo năm thứ ba-1442) do Thân Nhân Trung soạn. Trong bài kí có câu: ...Hiền tài quốc gia chi nguyên khí. Nguyên khí thịnh tắc quốc thế cường dĩ long, nguyên khí nỗi tắc quốc thế nhược dĩ ô. Thị dĩ thánh đế minh vương mạc bất dĩ dục tài thủ sĩ, bồi thực nguyên khí vi tiên vụ dã - Hiền tài là nguyên khí của quốc gia. Nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh mà hưng, nguyên khí kém thì thế nước nhược mà suy. Cho nên các bậc thánh đế minh vương không ai không coi việc nuôi dưỡng hiền tài chọn dùng kẻ sĩ, bồi đắp nguyên khí làm việc hàng đầu. Như vậy dùng ba chữ Nguyên khí thịnh ở đây nhằm chỉ hiền tài đông đúc và thế nước vững mạnh. Đãng bình hoàng cực là chữ lấy trong Kinh Thi, thiên Hồng phạm. Chữ Hồng phạm có nghĩa là khuôn phép lớn của đế vương trị nước, gồm có cửu trù(chín trù), trong đó Hoàng cực là trù quan trọng nhất, “Hoàng kiến kì hữu cực” người làm vua phải dựng nên khuôn phép chí trung chí cực cho thiên hạ noi theo. Đãng bình là chữ dùng để miêu tả những phẩm chất của Hoàng cực: Vô thiên vô đảng, vương đạo đãng đãng; vô đảng vô thiên, vương đạo bình bình – Không sai lệch không bè đảng, khuôn phép ấy lồng lộng; không bè đảng không sai lệch, khuôn phép ấy phẳng bằng. Bốn chữ Đãng bình hoàng cực là để ca ngợi chế độ vững bền thịnh vượng, đạo vua xác lập rõ ràng. Ý văn là chữ có trong Kinh Dịch, quẻ Tiểu Súc, Tượng truyện: Phong hành thiên thượng, Tiểu súc, quân tử dĩ ý văn đức – Gió đi trên trời lả quẻ Tiểu súc, quan tử theo đó mà làm tốt đẹp cho ý văn đức. Hay trong bài chiếu ngự chế truy phong cho Chu Công tước Văn Hiến Vương của Tống Chân Tông có câu: Sáng lễ nhạc chi ý văn, phối nhật nguyệt chi cửu chiếu – sáng chế ra ý văn lễ nhạc, sánh với mặt trăng mặt trời toả chiếu dài lâu. Chỉ với một câu đối hai mươi hai chữ đó mà có đến mười lăm chữ là từ trích ở các sách vở xưa thì thật là đáng ngưỡng vọng. Đoan bản trừng nguyên, thanh tiết nghiêm chương uy lẫm lẫm Truyền kinh chính học, phương hình kiều nhạc vọng nham nham Nghĩa là: Chính gốc trong nguồn, tiết tháo thanh cao, tấu chương nghiêm khắc, khí tượng oai nghiêm đáng sợ – truyền dạy kinh điển, chính sự học, khuôn phép tốt, danh vọng như núi cao vòi vọi. Với câu đối này từ ngữ tuy không thật khó nhưng đều rất huyền diệu sâu sắc do lấy ý trong những thư tịch cổ. Đoan bản trừng nguyên, đây là ý lấy ra từ việc Đại việt sử ký toàn thư có chép chuyện Chu Văn An dâng sớ Thất trảm xin chém bảy tên nịnh thần bên cạnh nhà vua để ổn định kỷ cương phép nước. Hàm ý phải làm trong sạch từ gốc rễ, phải xử lí từ nơi căn bản. Thanh tiết là chữ mượn trong bài vịnh Chu Văn An ở Thoát Hiên vịnh sử thi tập của Đặng Minh Khiêm: Thanh tu khổ tiết cao thiên cổ – Tu dưỡng thanh khiết, bền giữ tiết tháo cao vọi nghìn xưa. Uy lẫm lẫm là chữ lấy ý trong Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú, trong đó có đoạn nhận xét về Chu Văn An: “ ...Về tư cách làm thầy của tiên sinh-chỉ Chu Văn An-rất long trọng mà thái độ cứng cỏi, nghiêm trang. Ngay như Phạm Sư Mạnh, Lê Bá Quát đã làm chức Hành khiển cũng phải giữ lễ học trò, khi tới thăm hỏi còn lạy dưới giường, được cùng thầy nói chuyện thì rất vui mừng. Nếu học trò có điều không phải , ông trách mắng liền, có khi thét quở không cho vào, nghiêm nghị đáng sợ (uy lẫm lẫm) là như thế...”. Truyền kinh chính học thì truyền kinh chỉ việc Chu Văn An soạn bộ Tứ Thư thuyết ước dạy học trò được Đại Việt sử ký toàn thư ghi lại. Chính học là lấy ý từ bài thơ Hạ Tiều ẩn Chu tiên sinh bái Quốc Tử Giám Tư nghiệp của Trần Nguyên Đán: Học hải hồi lan tục tái thuần – Thượng tường Sơn Đẩu đắc tư nhân ( Bể học xoay lại sóng, phong tục lại trở về thuần hậu - Được người thầy như Thái sơn Bắc đẩu, nơi nhà học thế này đến dạy ). Ở đây chữ Học hải hồi lan (bể học xoay lại sóng) có ý nói chấn chỉnh cái đạo học đã suy đồi, tức là chính đạo học vậy. Kiều nhạc tức là núi cao, chỉ danh vọng lớn, vốn xuất phát từ Kinh Thi: Cao sơn ngưỡng chi – ngửa trông núi cao, ý nói ngưỡng mộ bậc có danh vọng, đạo đức lớn. Trong trường hợp này là để chỉ Chu Văn An. Vọng nham nham cũng là chữ dùng của Đặng Minh Khiêm ở Thoát hiên vịnh sử thi tập: Thất trảm chương thành tiện quải quan Chí Linh chung lão hữu dư nhàn Thanh tu khổ tiết cao thiên cổ Sĩ vọng nham nham ngưỡng Thái sơn ( Dịch nghĩa: Sớ thất trảm viết xong liền treo mũ từ quan Trọn tuổi già ở Chí Linh, nhàn hạ biết bao Tu dưỡng thanh khiết, giữ tiết tháo khắc khổ cao vọi nghìn xưa Kẻ sĩ ngửa trông núi Thái sơn cao chót vót. ) Với những vận dụng về ý nghĩa như thế câu đối đã thể hiện được sự ca ngợi Tư nghiệp Quốc Tử Giám Chu Văn An một cách sâu thâm, vi diệu. Văn tại tư hồ, nội cử ngoại dương, hải vũ thiếp nhiên, văn ích xiển Đạo tòng thử hỉ, học sùng chế định, cung tường ngật nhĩ, đạo di cao Dịch nghĩa: Văn ở đây chăng, bên trong thi hành văn trị, bên ngoàI biểu dương võ uy, bờ cõi lặng yên, văn thêm rộng mở - Đạo từ đây vậy, đạo học được tôn sùng, chế độ được định rõ, cung tường cao vòi vọi , đạo càng cao. Đây cũng là câu đối chứa đầy điển tích. Văn tại tư hồ là chữ được rút ra trong sách Luận ngũ, thiên Tử Hãn, chương năm: Văn Vương kí một, văn bất tại tư hồ? – Văn Vương nhà Chu đã mất, văn chẳng ở đây chăng? Và theo chú thích của Chu tử thì đạo hiển hiện gọi là “văn”, như là lễ nhạc hay chế độ. Có lẽ ở đây, chữ “văn” có dụng ý chỉ nền Nho học. Nội cử ngoại dương là chữ lấy trong Đại Việt sử ký toàn thư của Ngô Sĩ Liên khi bàn về vua Lý Thánh Tông: ...Sùng đạo học, minh chế độ, văn sự xâm xâm hồ nội cử hĩ. Nam bình Chiêm, bắc phạt Tống, vũ uy hách hách hồ ngoại dương hĩ... – Tôn sùng đạo học, định rõ chế độ, văn sự thi hành mau chóng bên trong. Phía nam bình giặc Chiêm, phía bắc đánh quân Tống, uy vũ biểu dương hiển hách bên ngoài. Bốn chữ này ý nói lên công lao của nhà vua đối việc trong và ngoài nước thảy đều to lớn, hiển hách. Hải vũ thiếp nhiên cũng là những chữ lấy ý trong Đại Việt sử ký toàn thư : “ Hải nội mật ninh”, đều có nghĩa là bờ cõi lặng yên. Học sùng chế định là chữ dùng của Ngô Sĩ Liên : Sùng đạo học, minh chế độ – Tôn sùng đạo học, định rõ chế độ. Cung tường ngật nhĩ thì Cung tường là chữ trong sách Luận ngữ, thiên Tử Trương, chương hai mươi ba, đoạn Tử Cống ca tụng đức của Khổng Tử : Phu tử chi tường sổ nhận, bất đắc kì môn nhi nhập, bất kiến tông miếu chi mĩ, bách quan chi phú... – Ví như tường cung, tường của phu tử cao mấy nhận, nếu không được cửa mà vào thì không thấy được vẻ đẹp của tông miếu, vẻ thịnh của trăm quan. Chữ Cung tường về sau thường dùng để chỉ nhà Văn miếu, nơi thờ tự Khổng Tử, nhà Thái Học, trương hợp trong câu đối này là để chỉ Lý Thánh Tông cho xây Văn Miếu, bắt đầu tôn sùng đạo học Nho giáo. Đạo di cao cũng là chữ lấy trong Luận ngữ, thiên Tử Hãn, chương mười một, Nhan Uyên nói về Khổng Tử là : Ngưỡng chi di cao, toản chi di kiên – Càng trông lên càng cao, càng khoan vào càng cứng. Ở đây dùng với hàm ý chỉ văn giáo Nho học ngày càng được đề cao, phát triển. Khuyến dĩ cửu ca, huyền đức thăng văn, duy thiện chính Cầu ư lí học, thánh mô hoằng áo, thực hiền quân Nghĩa : Khuyên lấy lời ca, đức thầm danh cao, tiến hành nề chính trị tốt lành – Tìm ở lí học Nho giáo, kế sâu mưu rộng của bậc thánh, thực đáng là vua hiền. Trong câu đối này Khuyến dĩ cửu ca là chữ trong Kinh Thư, Đại Vũ Mô : Cửu công duy tự, cửu tự duy ca, giới chi dụng hưu, đồng chi dụng uy, khuyến dĩ cửu ca, tỉ vật hoại – Chín công đã tu hoà, dân gian yên vui ca hát, ai chăm chỉ thì ngợi khen, ai lười biếng thì quở trách, lại theo lời vịnh ca mà hợp với âm âm nhạc để khuyến khích thành công, không huỷ hoại mà được lâu dài. Huyền đức thăng văn vốn chữ ở Kinh Thư, Thuấn điển : Huyền đức thăng văn, nãi mệnh dĩ vị - Đức thầm tấu lên mà nghe thấy, bèn nhường ngôi cho. Tương tự như vậy, Duy thiện chính cũng có xuất phát từ Kinh Thư, Đại Vũ mô : Đức duy thiện chính, chính tại dưỡng dân – Có đức trạch nên cần có chính sự hay, chính sự hay cốt ở nuôi dân no ấm. Sử dụng từ ngữ của Kinh Thư đã khiến cho câu đối có được sự trang trọng, thanh nhã trong cách chuyển tải nội dung, ý nghĩa tự nhiên mà không hề mất đi tính quy phạm vốn có... Tuy vậy cũng còn có một số hạn chế nhất định trong việc sáng tác câu đối lần này. Một số câu đối quá chú trọng vào chơi chữ, câu cú khiến cho người xem khó hiểu như : Bảo chi, hựu chi, thân chi, trọng chi, hoàng ân chí hĩ Cao dã, hậu dã, du dã, cửu dã, nho đạo đại tai Tạm dịch là : Giữ gìn, vừa giúp, tỏ bày, trân trọng, Hoàng ân hết mức – Cao quý, trọng hậu, lâu bền, mãi mãi, Nho đạo lớn thay. Sự không liền mạch trong ý câu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docVHDOCS 11.doc