Đề tài Kinh nghiệm tổ chức các đợt thi đua trong liên đội

 

NỘI DUNG THI ĐUA

Thi đua lập thành tích kỷ niệm các ngày lễ lớn

Ngày Bác Hồ gửi thư cho Ngành giáo dục 15 tháng 10 năm 1968

Ngày thành lập Hội phụ nữ Việt Nam 20/10

Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

 

I. GIÁO DỤC LỐI SỐNG ĐẠO ĐỨC:

Toàn Liên đội tìm hiểu về truyền thống nhà trường

Thực hiện nói lời hay làm việc tốt, kính trọng lễ phép với người lớn tuổi, hoà nhã với bạn bè, gọi bạn xưng tôi, tham gia công tác Trần Quốc Toản.

- Hưởng ứng tháng an toàn giao thông, thực hiện tốt luật lệ an toàn giao thông.

II. HỌC TẬP:

- Thi đua học tốt ngay từ những ngày học đầu tiên. Mỗi học sinh có đầy đủ sách vở, đồ dùng học tập, giữ gìn cẩn thận và sử dụng có hiệu quả.

- Phấn đấu mỗi bạn có ít nhất từ 1 – 2 điểm giỏi để chào mừng các ngày lễ lớn.

- Thực hiện tuần học tốt, giờ học kiểu mẫu, mỗi bạn đội viên làm 10 việc tốt.

- Duy trì kết quả vở sạch chữ đẹp.

- Thành lập các đôi bạn cùng tiến giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.

III. CÁC HOẠT ĐÔNG KHÁC:

Toàn Liên đội xây dựng và củng cố nền nếp học tập: đầu giờ, giữa giờ, ra về.

- Giữ gìn trường lớp xanh – sạch - đẹp, sử dụng tốt không gian phòng học.

- Củng cố tổ chức Đội, tập huấn Ban chỉ huy Liên đội, chi đội. Đeo phù hiệu nhà trường.

- Tổ chức thi văn nghệ trong toàn Liên đội.

- Có ý thức tiết kiệm trong sinh hoạt, giữ gìn vệ sinh và cơ sở vật chất.

- Mỗi lớp ra một số báo tường chào mừng ngày 20/11.

- Tích cực chuẩn bị cho Đại hội các chi đội, Liên đội.

Phát động từ ngày 10 – 9 – 2009

Sơ kết vào ngày 20 – 11 – 2009

 

doc18 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4976 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Kinh nghiệm tổ chức các đợt thi đua trong liên đội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a học: Một số đặc trưng của hoạt động đội trong nhà trường THCS Trong quá trình làm Tổng phụ trách Đội từ năm 2007 đến nay, đôi nhận thấy hoạt động Đội trong trường học có một số đặc trưng như sau: 1. Hoạt động của Đội TNTP Hồ Chí Minh là hoạt động mang tính tập thể, nôi dung, chương tình hoạt động áp dụng với mọi thiếu niên trong Liên đội và cụ thể đến các chi đội, các lớp thiếu niên. Kết quả hoạt động của Liên đội có phần đóng góp rất lớn thành tích của các chi đội. 2. Hoạt động của Đội là hoạt động mang tính giáo dục sâu sắc, thông qua các chương trình hoạt động mỗi thiếu niên được bồi dưỡng về đạo đức lối sống, được hiểu biết thêm về lịch sử, truyền thống vẻ vang của quê hương, đất nước, về những gương anh hùng, những người tốt – việc tốt … Qua đó, các em cũng thấy được trách nhiệm và có ý thức rèn luyện mình. 3. Hoạt động của Đội là hoạt động của một tổ chức riêng biệt dành cho lứa tuổi từ 9 đến 15 – lứa tuổi thiếu niên do đó phải phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, phù hợp với sự phát triển về thể chất, trí tuệ của các em. 4. Hoạt động của Đội TNTP còn là sự kế thừa, tiếp nối truyền thống của các thế hệ đội viên đi trước, từ những hoạt động hôm nay các em có thể hiểu biết thêm về những gì các anh chị đi trước đã làm và thấy được trách nhiệm của mình là viết tiếp trang sử Đội. 5. Thông qua các hoạt động của Đội TNTP Hồ Chí Minh các em thiếu niên ngày càng phấn khởi, tự tin hơn, có tinh thần học tập tốt hơn từ đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường. B. Cơ sở thực tiễn: Thực tế hoạt động của Liên đội Trường Trung học cơ sở Xuất Hoá trong những năm qua 1. Vài nét về Liên đội Trường THCS Xuất Hoá Liên đội Trường THCS Xuất Hoá là một trong những Liên đội ra đời sớm nhất huyện Lạc Sơn, là một Liên đội có số lượng đội viên tương đối đông với số lượng 414 em, được biên chế thành 13 lớp, nhưng ngay từ khi mới thành lập Liên đội đã là một đơn vị có phong trào hoạt động Đội mạnh, có chất lượng. Chi bộ Đảng, Ban Giám hiệu nhà trường cũng rất chú trọng tới các hoạt động của Đội. Khi Liên đội được thành lập, Chi bộ Đảng, Ban Giám hiệu nhà trường đã hết sức quan tâm, đầu tư các điều kiện về cơ sở vật chất cho Đội hoạt động. Liên đội đã có tương đối đầy đủ những phương tiện để hoạt động như: Bộ trống, cờ, trang phục của đội danh dự và Đội cũng đã có một phòng riêng để sinh hoạt. Ngoài ra trong quá trình tổ chức hoạt động nhà trường đã thường xuyên đầu tư kinh phí hợp lý để Đội có thể tổ chức các cuộc thi các hoạt động lớn … Đáp ứng những yêu cầu trao đổi thông tin trong hoạt động, nhà trường đã bố trí sắp xếp cho Đội hệ thống bảng tin được đặt tại các vị trí dễ quan sát để mọi đội viên theo dõi, như bảng thông báo nội dung thi đua, bảng tuyên dương người tốt – việc tốt, bảng theo dõi thi đua… Cùng với sự hỗ trợ về điều kiện cơ sở vật chất, Chi bộ Đảng, Ban Giám hiệu nhà trường cũng luôn ủng hộ và khuyến khích Liên đội tổ chức các hoạt động ngoại khoá. Đội ngũ các đồng chí giáo viên phụ trách lớp cũng đã hết sức nỗ lực, nhiệt tình trong việc hưởng ứng các phong trào thi đua do Đội phát động, tổ chức cho lớp mình tham gia đầy đủ, đạt hiệu quả cao trong các đợt thi đua. Tuy nhiên bên cạnh đó cũng có những giáo viên chủ nhiệm lớp còn hạn chế về công tác chủ nhiệm lớp, thiếu kinh nghiệm trong khâu tổ chức cho lớp mình phụ trách hưởng ứng thi đua do đó dẫn đến kết quả thi đua của lớp đó không cao. 2. Sơ lược về hoạt động thi đua: Hoạt động của Đội TN được tổ chức ngay khi bắt đầu năm học mới, từ tuần học đầu tiên. Cùng với việc củng cố nền nếp học tập trên lớp, các em bắt đầu tham gia vào các hoạt động chung của trường, của lớp. Để có nền nếp học tập, sinh hoạt tốt, Liên đội luôn phải chú trọng xậy dựng kế hoạch hoạt động cụ thể, định hướng cho thiếu niên vui chơi, học tập theo quy định. Liên đội phải có những biện pháp thu hút, khuyến khích từng tập thể lớp, từng cá nhân học sinh tích cực tham gia vào mọi hoạt động. Điều này đòi hỏi người Tổng phụ trách Đội cần đưa ra những hình thức hoạt động hợp lý, những tác động thích hợp để mỗi tập thể lớp, mỗi cá nhân học sinh thấy được vai trò trách nhiệm của mình đối với các hoạt động của Liên đội. Nếu tinh thần tham gia của từng thành viên đó không tốt sẽ dẫn đến chất lượng hoạt động của Liên đội không cao. Ví dụ 1: Đôi với các hoạt động đầu giờ, giữa giờ, ra về là những hoạt động tập thể, mọi cá nhân đều phải thực hiện, thì việc chấp hành các yêu cầu chung là rất cần thiết. Cụ thể: + Với giờ thể dục: Liên đội yêu cầu: - Từng học sinh phải ra sân xếp hàng nhanh nhẹn, thẳng, đúng vị trí của lớp mình. - Thuộc các động tác của bài thể dục, tập đều, đúng, đẹp. Do đó đòi hỏi tất cả học sinh phải thực hiện yêu cầu trên một cách nghiêm túc, nhưng nếu chỉ một vài học sinh của một lớp nào đó thực hiện không đúng yêu cầu cũng dẫn đến nền nếp thể dục của Liên đội không tốt. + Đối với giờ múa hát tập thể cũng vậy, để có nền nếp múa hát giữa giờ tốt thì tất cả các lớp, các cá nhân cùng cố gắng. Tuy nhiên những hoạt động trên rất cần có thời gian và có sự thi đua giữa các lớp thì mới có nền nếp tốt. + Hoặc đối với việc trang trí sử dụng không gian phòng học: Đây là một trong rất nhiều những hoạt động của Đội nhằm xây dựng một môi trường học tập tốt, góp phần tạo cảnh quan trường lớp xanh – sạch - đẹp. Trong những năm học gần đây, việc trang trí phòng học đã trở thành một việc làm thường xuyên trong hoạt động của Liên đội trường THCS Xuất Hoá. Vậy nếu chỉ đề ra phong trào này và để các lớp tự làm mà không có sự kiểm tra, đánh giá của Liên đội thì cũng rất khó có những phòng học trang trí sử sụng đúng cách. Nhưng khi đã có những tiêu chuẩn cụ thể, có đánh giá xếp loại thì các lớp sẽ quan tâm hơn đến phong trào này và chắc chắn lớp nào cũng muốn phòng học của lớp mình được đánh giá là sạch đẹp nhất, ngăn nắp nhất, trang trí hợp lý nhất … Từ đó toàn Liên đội sẽ có những phòng học sạch đẹp sử dụng có hiệu quả, góp phần xây dựng môi trường học tập tốt. Ví dụ 2: Trong mỗi năm học hầu hết mỗi tháng đều có những ngày lễ lớn, những ngày lễ kỷ niệm trọng đại của dân tộc, nếu mỗi nhà trường chỉ giới thiệu một cách chung chung thì cũng chưa thực sự khắc sâu vào nhận thức cảu học sinh về ý nghĩa của những ngày lễ trọng đại, chưa đem lại hiệu quả thực sự về giáo dục truyền thống của quê hương đất nước đối với học sinh… Thực tế ở Liên đội trường THCS Xuất Hoá trong những năm qua đã thường xuyên tổ chức cho học sinh tìm hiểu về những ngày lễ lớn thông qua các đợt thi đua được phát động liên tiếp trong năm, qua đó, mỗi học sinh thấy được yêu cầu trọng tâm của đợt thi đua này là gì? Tập thể lớp mình phải làm gì? Cá nhân mình phải làm gì để xây dựng phong trào và hoàn thành các nội dung đã đề ra trong đợt thi đua? Cụ thể: Chuẩn bị tới ngày 8 – 3 và 26 -3: Liên đội dã phát động thi đua chào mừng ngày 8 – 3 và ngày 26 – 3, đợt thi đua này được phát động ngay sau khi kết thúc đợt thi đua kỷ niệm ngày 3 – 2. Sau khi Liên đội phát động thi đua các chi đội lại có hình thức triển khai nội dung tới từng cá nhân trong chi đội mình, có kế hoạch tổ chức thực hiện các nội dung đó. Về phía Liên đội cũng có kế hoạch tổ chức đánh giá, sơ kết hết sức cụ thể. c. Cách thức tổ chức các đợt thi đua trong liên đội Để xây dựng Liên đội ngày càng vững mạnh, tổ chức được nhiều hoạt động phong phú hấp dẫn thu hút sự tham gia của thiếu niên, nâng cao chất lượng hoạt động của Liên đội. Đặc biệt là khẳng định Liên đội trường THCS Xuất Hoá là một Liên đội mạnh trong huyện. Trong suốt những năm học vừa qua, để thực hiện tốt các chủ đề, các chương trình hoạt động do Hội đồng đội các cấp đề ra, thực hiện tốt các chương trình kế hoạch hành động của Liên đội, tôi đã hết sức chú trọng tới việc tổ chức các phong trào thi đua cho toàn thể học sinh trong Liên đội. Trong quá trình xây dựng nội dung, tổ chức phát động các đợt thi đua, tôi luôn quan tâm tới những vấn đề sau: 1. Một số căn cứ để xây dựng nội dung thi đua: Việc trước hết để tổ chức các đợt thi đua thì Tổng phụ trách phải chuẩn bị xây dựng một nội dung thi đua hợp lý, phù hợp với hoàn cảnh thực tế của Liên đội và bám sát vào những căn cứ sau: a. Căn cứ vào chủ đề năm học, chương trình kế hoạch hoạt động của Liên đội b. Căn cứ vào nhiệm vụ năm học của nhà trường. c. Căn cứ vào các sự kiện lịch sử trong năm. d. Căn cứ vào tình hình thực tiễn của Liên đội. 2. Mục tiêu của các đợt thi đua: Khi tổ chức phát động các đợt thi đua, Tổng phụ trách phải các định rõ được mục tiêu của đợt thi đua như sau: 2.1. Giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh: Qua các hoạt động của Liên đội của lớp giúp thiếu niên hiểu được ý nghĩa của các đợt thi đua, từ đó các em xác định được thái độ, tình cảm thích hợp trong học tập rèn luyện. 2.2. Học tập: Bằng việc phát động thi đua, thức đẩy tinh thần học tập hăng say trong toàn Liên đội, học sao cho đạt được nhiều thành tích cao nhất, đáp ứng được yêu cầu của các môn học. Cùng giúp nhau nỗ lực học tập tốt hơn, không ngừng rèn luyện ý thức học tập để vươn lên. 2.3. Các hoạt động khác: Bên cạnh việc học tập, rèn luyện đạo đức, thì từng chi đội, từng đội viên còn phải tham gia vào các hoạt động ngoại khoá của Liên đội. Vậy trong nội dung thi đua phải thúc đẩy Liên đội làm tốt các việc như sau: - Thúc đẩy Liên đội thực hiện tốt các hoạt động đầu giờ, giữa giờ, ra về. - Tham gia gữ gìn vệ sinh, làm đẹp cảnh quan trường lớp tạo môi trường học tập tốt. - Khuyến khích toàn Liên đội làm các sản phẩm của môn Mỹ thuật, Công nghệ theo chủ đề. - Tổ chức cho các lớp tập và thi văn nghệ, TDTT, tham gia các cuộc thi của Đội và của các cấp tổ chức. - Giáo dục về thói quen sinh hoạt, vui chơi sao cho thoải mái, lành mạnh giữ gìn sức khoẻ. - Trong đó chú trọng tới các hoạt động xây dựng Đội vững mạnh, tổ chức những hoạt động có chủ đề cho đội viên. 3. Cách thức xây dựng một nội dung thi đua: Căn cứ vào những mục tiêu cần đạt của một nội dung thi đua, người tổng phụ trách Đội có thể xây dựng một nội dung thi đua như sau: 3.1. các bước tiến hành: a. Xét điều kiện hoạt động và chương trình kế hoạch của Liên đội trong thời điểm định tổ chức thi đua xem có thể tổ chức đọt thi đua đó không. Thời gian bắt đầu và kết thúc của đợt thi đua như thế nào cho phù hợp. b. Xác định rõ nội dung trọng tâm, những hoạt động chủ yếu của đợt thi đua. c. Tham mưu đề xuất với Chi bộ Đảng, Ban Giám hiệu nhà trường về việc tổ chức đợt thi đua cho Liên đội. d. Xây dựng nội dung cụ thể. e. Xin ý kiến xét duyệt nội dung thi đua của Chi bộ Đảng, Ban Giám hiệu nhà trường trước khi phát động thi đua tới toàn Liên đội. g. Phát động thi đua trước toàn Liên đội. h. Sơ kết đánh giá thi đua 3. 2. Xây dựng nội dung thi đua: - Căn cứ vào những mục tiêu của đợt thi đua, người TPT có thể xây dựng một nội dung thi đua cụ thể như sau: Ví dụ: Ngay từ đầu năm học Liên đội trường THCS Xuất Hoá xây dựng kế hoạch phát động thi đua chào mừng ngày Bác Hồ gửi thư cho Ngành giáo dục ngày 15 tháng 10 và kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. Tôi đã xây dựng nội dung đọt thi đua như sau: Nội dung thi đua Thi đua lập thành tích kỷ niệm các ngày lễ lớn Ngày Bác Hồ gửi thư cho Ngành giáo dục 15 tháng 10 năm 1968 Ngày thành lập Hội phụ nữ Việt Nam 20/10 Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 I. Giáo dục lối sống đạo đức: Toàn Liên đội tìm hiểu về truyền thống nhà trường Thực hiện nói lời hay làm việc tốt, kính trọng lễ phép với người lớn tuổi, hoà nhã với bạn bè, gọi bạn xưng tôi, tham gia công tác Trần Quốc Toản. - Hưởng ứng tháng an toàn giao thông, thực hiện tốt luật lệ an toàn giao thông. II. Học tập: - Thi đua học tốt ngay từ những ngày học đầu tiên. Mỗi học sinh có đầy đủ sách vở, đồ dùng học tập, giữ gìn cẩn thận và sử dụng có hiệu quả. - Phấn đấu mỗi bạn có ít nhất từ 1 – 2 điểm giỏi để chào mừng các ngày lễ lớn. - Thực hiện tuần học tốt, giờ học kiểu mẫu, mỗi bạn đội viên làm 10 việc tốt. - Duy trì kết quả vở sạch chữ đẹp. - Thành lập các đôi bạn cùng tiến giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. III. Các hoạt đông khác: Toàn Liên đội xây dựng và củng cố nền nếp học tập: đầu giờ, giữa giờ, ra về. - Giữ gìn trường lớp xanh – sạch - đẹp, sử dụng tốt không gian phòng học. - Củng cố tổ chức Đội, tập huấn Ban chỉ huy Liên đội, chi đội. Đeo phù hiệu nhà trường. - Tổ chức thi văn nghệ trong toàn Liên đội. - Có ý thức tiết kiệm trong sinh hoạt, giữ gìn vệ sinh và cơ sở vật chất. - Mỗi lớp ra một số báo tường chào mừng ngày 20/11. - Tích cực chuẩn bị cho Đại hội các chi đội, Liên đội. Phát động từ ngày 10 – 9 – 2009 Sơ kết vào ngày 20 – 11 – 2009 4. Phát động và triển khai nội dung thi đua a. Phát động: - Nếu thời điểm phát động thi đua vào đầu năm học thì người TPT cần chuẩn bị để phát động thi đua vào giờ chào cờ đầu tiên của Liên đội. - Nếu là trong năm học thì cần phát động đợt thi đua tiếp theo ngay sau khi đợt thi đua trước kết thúc. (Cũng tổ chức vào giờ chào cờ) - Tổ chức phát động thi đua phải đảm bảo trang trọng để mọi đội viên thấy được tầm quan trọng của đợt thi đua. - Lễ phát động thi đua phải có đủ thành phần: Chi bộ Đảng, Ban giám hiệu, Đoàn thanh niên, giáo viên trong trường, toàn bộ Liên đội. b. Triển khai nội dung thi đua: - Ngay sau khi phát động, TPT phải triển khai cụ thể thi đua nội dung đến đội ngũ giáo viên phụ trách, giáo viên có liên quan đến các hoạt động trong đợt thi đua như: giáo viên dạy các môn Hát nhạc, Mỹ thuật … để mọi thành viên trong nhà trường nắm được những hoạt động chủ yếu của đợt thi đua. Yêu cầu các giáo viên chủ nhiệm nghiên cứu kỹ từng công việc để có hướng chuẩn bị triển khai tại lớp mình phụ trách. - Lắng nghe các ý kiến phản hồi của đội ngũ giáo viên xem trong quá trình thực hiện sẽ thấy có gì vướng mắc, có gì chưa thực sự hợp lý, từ đó TPT có hướng điều chỉnh kịp thời. Nếu mọi giáo viên đã hoàn toàn nhất trí thì cần có hình thức triển khai ngay các nội dung tại lớp mình phụ trách. - Thường xuyên theo dõi việc thực hiện nội dung thi đua của các tập thể lớp, đôn đốc nhắc nhở các lớp cùng tích cực thực hiện các công việc đã đề ra đã nhất trí. - Đối với những nội dung yêu cầu toàn Liên đội thực hiện, về phía TPT cần bắt vào việc thực hiện từng nội dung, thường xuyên đôn đốc, giám sát quá trình thực hiện của các lớp. Qua đó có thể nắm bắt được tinh thần thi đua của mỗi lớp. 5. Sơ kết đánh giá thi đua: Để phong trào thi đua thực sự có ý nghĩa thì việc đánh giá cũng là một khâu quan trọng trong quá trình tổ chức các phong trào thi đua của Liên đội. Muốn có phong trào thi đua tốt, TPT cùng với các đồng chí trong Ban thi đua của nhà trường cần thường xuyên theo dõi phong trào, thành lập các Ban Giám khảo chấm điểm các hoạt động đã đề ra thì TPt đều phải có kế hoạch cụ thể cho thời gian hoàn thành của từng việc. Ví dụ: - Báo tường hoàn thành vào ngày nào? - Thời gian chấm điểm phòng học là ngày nào? Hoặc Ban giám khảo chấm thi gồm những ai? Vậy để việc đánh giá thi đua của Liên đội được chính xác, đảm bảo công bằng, khách quan, nhằm động viên được phong trào thi đua trong toàn Liên đội thì TPT cần chuẩn bị tốt những việc sau: 1. Thống nhất thời gian hoàn thành các đầu việc một cách thật cụ thể, có thông báo rõ ràng đến các giáo viên chủ nhiệm lớp và toàn thể học sinh. 2. Thành lập Ban giám khảo chấm điểm các hoạt động. 3. Có lịch chấm thi cụ thể. Ví dụ: Ban giám khảo chấm văn nghệ gồm 3 giáo viên trong đó có giáo viên dạy Hát nhạc. Ban giám khảo chấm phòng học gồm 3 giáo viên trong đó có giáo viên dạy Mỹ thuật … Ban giám khảo nên mời đại diện Ban giám hiệu tham gia. 4. Tiến hành chấm điểm các nội dung. - Lên biểu điểm cụ thể cho từng nội dung, tham khảo ý kiến của Ban giám hiệu. Ví dụ: Biểu điểm chấm văn nghệ TT Lớp Tiết mục Điểm Phong cách (10đ) Trang phục (10đ) Nội dung (10đ) Tổng XL 1 ….. 2 ….. - Thông báo biểu điểm trên tới giáo viên chủ nhiệm để các lớp nắm rõ và chuẩn bị dự thi cho tốt. - Quá trình chấm điểm cần đảm bảo chính xác, công bằng, đánh giá đúng mức độ chuẩn bị của các lớp sao cho động viên khuyến khích được phong trào. 5. Tổng hợp điểm và xếp loại: Với tất cả các nội dung sau khi đã chấm điểm thi đua, Ban giám khảo rà soát kỹ, sau đó TPT có nhiệm vụ tổng hợp và đánh giá xếp loại chung thi đua của toàn Liên đội. Thực tế tôi đã có cách đánh giá như sau: Với các nội dung đã được chấm điểm riêng như: văn nghệ, báo tường, học tập hoặc các hoạt động khác (tuỳ thuộc vào nội dung thi đua) TPT sẽ lập bảng thi đua và chấm điểm chung toàn Liên đội như sau: TT Lớp Các hoạt động Nền nếp Học tập Báo tường Văn nghệ Phòng học Nghi thức Tổng điểm XL 1 2 - Sau khi đã tổng hợp điểm chia trung bình TPT căn cứ vào số điểm và xếp loại từ cao xuống thấp. Qua bảng điểm thi đua đó lớp đạt từ 9 điểm trở lê sẽ đạt loại Xuất sắc, lớp đạt từ 9 điểm trở xuống là lớp tiên tiến. 6. Sơ kết thi đua: Kết thúc thời gian của đợt thi đua, Liên đội phải tổ chức sơ kết dánh giá kết quả thi đua của toàn Liên dội. Trong lễ sơ kết, TPT cần có bản đánh giá quá trình tham gia thi đua của Liên đội thật cụ thể, với những đợt thi đua lớn nên tổ chức trao giải thưởng cho các mục thi đua như: Văn nghệ, Báo tường… cần nêu bật những tập thể lớp có thành tích cao trong từng nội dung. Ví dụ: Về học tập: - Lớp học tập sôi nổi, nhiều giờ học tốt, nhiều điểm tốt như: lớp 6A, 9A… - Lớp có văn nghệ xuất sắc như: lớp 7A, 8A… Đối với lớp xuất sắc nhất cần trao cờ luân lưu của Liên đội để các em thấy được thành tích của mình và động viên tinh thần chung cho cả Liên đội. Nếu kết thúc đợt thi đua lớn thì nên có phần thưởng cho những lớp có thành tích nổi bật trong các hoạt động, lớp xuất sắc nhất. 7. Hiệu quả của đợt tổ chức các đợt thi đua: Trong năm học vừa qua tôi đã thường xuyên tổ chức các đợt thi đua cho Liên đội, căn cứ vào tình hình thực tế để xây dựng một nội dung thi đua phù hợp. Trong năm Liên đội dã tổ chức các đợt thi đua kỷ niệm các ngày lễ lơn như ngày 15/10; ngày 20/11; ngày 22/12; ngày 3/2; ngày 8/3 … tuỳ theo các chủ đề của đợt thi đua tôi đã chọn các nội dung phù hợp để làm nổi bật các chủ đề đó như: Tổ chức thi Nghi thức Đội nhân dịp 22/12 để giáo dục tác phong nhanh nhẹn, ý thức kỷ luật của anh bộ đội đối với đội viên, tổ chức thi văn nghệ dịp 20/11 theo chủ đề ngày Nhà giáo Việt Nam. - Liên đội cũng đã tổ chức 3 buổi nói chuyện truyền thống, nói chuyện về chuyên đề giáo dục học sinh. - Tổ chức 5 đợt thi đua lớn với 2275 lượt học sinh tham gia tích cực, tổ chức 4 lần mít tinh kỷ niệm các ngày lễ lớn. - Số lớp đạt tiên tiến, tiên tiến xuất sắc là 75% trong đó lớp xuất sắc chiếm 45% không có lớp nào không được xếp loại thi đua. - Không có học sinh vi phạm nội quy trường lớp, không có học sinh bị kỷ luật. - 11/13 giáo viên chủ nhiệm lớp được đánh giá xếp loại A về công tác chủ nhiệm. - Hàng năm có 96% các em đội viên đạt hạnh kiểm tốt và khá, 95% học sinh được lên lớp thẳng, số học sinh giỏi và khá đạt 35%. - Liên đội liên tục đạt Liên đội mạnh, được Bằng khen của Tỉnh Đoàn Hoà Bình và Bằng khen của Trung ương Đoàn. Qua các phong trào thi đua đó đã thúc đẩy được phong trào học tập và rèn luyện cho toàn Liên đội. Với những kết quả đó Liên đội đã góp phần không nhỏ cùng với nhà trường phấn đấu trở thành trường chuẩn Quốc gia. III. Kết luận: 1. Kết luận chung: Có thể nói, việc tổ chức các đợt thi đua trong năm học cho Liên dội là việc làm không thể thiếu được như Bác Hồ kính yêu đã nói: “Yêu nước thì phải thi đua, những người thi đua là những người yêu nước nhất”. Tổ chức cho học sinh thi đua là góp phần thúc đẩy tinh thần học tập, rèn luyện cho các em, nhưng đồng thời cũng giáo dục các em ý thức tham gia vào các phong trào thi đua của nhà trường, coi đó là trách nhiệm và nghĩa vụ của người học sinh. Qua kinh nghiệm tổ chức thi đua kỷ niệm các ngày lễ lớn trong năm học tôi thấy đây là một hình thức giáo dục hết sức hiệu quả. Đặc biệt là giáo dục truyền thống yêu nước, yêu quê hương, lòng tự hào dân tộc, biết ơn đối với các thế hệ cha ông đã hy sinh trong các cuộc kháng chiến của đất nước qua các hoạt động tìm hiểu về ý nghĩa các ngày lễ lớn. Qua thực tế cho thấy tại Liên đội THCS Xuất Hoá các đợt thi đua được tổ chưc liên tiếp cho học sinh những thói quen tốt trong học tập và rèn luyện… hơn nữa qua các phong trào thi đua, đội ngũ giáo viên phụ trách lớp cũng thể hiện rõ nét hơn trách nhiệm của mình với các hạot dộng Đội của lớp mình phụ trách. Việc gắn thi đua vào các hoạt động có tác động tích cực đến tinh thần vươn lên của tất cả các lớp trong các phong trào. Lớp nào cũng muốn mình sẽ đạt kết quả nhất trong từng phong trào mà Liên đội đã đề ra trong nội dung thi đua. Bên cạnh đó việc đánh giá thi đua ken thưởng kịp thời, chính xác cũng là một động lực lớn để cá tập thể lớp và cá nhân giáo viên, học sinh phải quyết tâm cao trong mỗi đợt thi đua. Ngoài ra để đạt được những thành tích cao nhất trong đợt thi đua đã giúp cho đội ngũ giáo viên phụ trách lớp cũng như học sinh phát huy được khả năng sáng tạo khi thực hiện nội dung thi đua, tinh thần tự chủ tự quản của học sinh trong các hoạt động nền nếp được nâng lên rõ dệt. Cũng nhờ có thi đua với nhiều hoạt động phong phú mà các em học sinh cảm thấy yêu thích các hoạt động của đội hơn từ đó các em thấy việc tham gia hoạt động Đội là càn thiết và đó là cách để các em hoà nhập tốt nhất với bạn bè với tập thể. Từ những ưu điểm của việc tổ chức các phong trào thi đua trong Liên đội tôi thấy một Liên đội muốn trở thành Liên đội vững mạnh thì không thể thiếu các hoạt động, các phong trào thi đua sôi nổi. Đó là một hình thức triển khai, cụ thể hoá các hoạt động của Đội hiệu quả phù hợp nhất với tất cả các Liên đội. Bản thân TPT Đội khi tổ chức thi đua cho học sinh sẽ đúc rút được những kinh nghiệm quý báu cho kinh nghiệm của mình. Muốn hoàn thành nhiệm vụ một cách có hiệu quả nhất đòi hỏi TPT phải thực sự tâm huyết với công tác Đội, thực sự yêu quý trẻ em phải hiểu một cách đầy đủ nhất về trách nhiệm của mình đối với công tác giáo dục thiếu niên, từ đó mới có được những sáng kiến cần thiết khi xây dựng phong trào thi đua cho học sinh. Ta cần khẳng định vai trò của TPT trong việc tổ chức các đợt thi đua cho học sinh là yếu tố quyết định. Nếu tổ chức các đợt thi đua thường xuyên hiệu quả, đánh giá được chính xác chất lượng thi đua thì sẽ thực sự nâng cao được chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường, đồng thời sẽ góp phần xây dựng trường lớp thực sự là một môi trường giáo dục lý tưởng cho học sinh. 2. Kiến nghị: Qua mỗi đợt tổ chức thi đua tôi đã thu được những kết quả khả quan trong việc thu hút học sinh và tạo động lực để các em hăng say học tập và qua đó cũng thấy được những hạn chế trong công tác thi đua của Liên đội. Có thể khẳng định rằng, hoạt động của các em học sinh không thể tách rời thi đua, nó như một động lực thúc đẩy quá trình học tập rèn luyện, tích luỹ kiến thức, vốn sống, phát huy khả năng tiềm tàng trong mỗi học sinh. Để thi đua ngày càng có hiệu quả tôi thấy TPT cũng như đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp cần chú ý một số điểm sau: a. Đối với Tổng phụ trách Đội: Đối với người TPT thì việc tổ chức các hoạt động cho Liên đội của mình phụ trách là trách nhiệm, nghĩa vụ. Muốn Liên đội hoạt động có chất lượng, nội dung hoạt động phong phú, hấp dẫn tạo được sự hứng thú cho đội viên, đòi hỏi TPT trước hết: - Phải thực sự yêu thích công việc của mình, yêu thích các hoạt động của Đội. - Có tinh thần học hỏi, tiếp thu các ý kiến đóng góp của đồng nghiệp, học hỏi kinh nghiệm tổ chức của các đơn vị bạn. - Biết nắm bắt những điều kiện thuận lợi mà nhà trường dành cho Liên đội để tổ chức các hoạt động của Đội có hiệu quả. - Luôn sáng tạo trong việc xây dựng kế hoạch hoạt động cho Liên đội, vận dụng một cách linh hoạt các chương trình, kế hoạch hoạt động do Hội đồng đội cấp trên hướng dẫn sao cho phù hợp với các đặc điểm, thực tế của Liên đội. - Tránh lặp đi lặp lại những hình thức hoạt động dã quá quen thuộc với các em, gây nhàm chán dẫn đến việc đội viên không thích các hoạt động của Đội. b. Đối với đội ngũ giáo viên phụ trách lớp: * Sau TPT thì giáo viên phụ trách lớp là những người trực tiếp tổ chức cho đội viên thực hiện các nội dung hoạt động. Đây là đội ngũ những giáo viên đã được nhà trường lựa chọn, tin tưởng giao nhiêm vụ chủ nhiệm các lớp, do đó đa số là có kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm. Tuy nhiên trên thực tế tại trường THCS Xuất Hoá cũng vẫn có một vài giáo viên chưa thực sự có kinh nghiệm trong việc tổ chức các hoạt động cho lớp mình phụ trách, nên kết quả thi đua cảu lớp không cao. Vậy để các chi đội tích cực tham gia vào các hoạt động của Liên đội và đạt kết quả tốt thì đòi hỏi mỗi giáo viên phụ trách lớp cần: - Mỗi giáo viên phụ trách lớp cần thấy được trách nhiệm của mình trước lớp, trước các em học sinh khi được nhà trường phân công chủ nhiệm lớp. - Bản thân giáo viên phải coi trọng đến các hoạt động của Đội và đầu tư thời gian, công sưc hợp lý cho hoạt động Đội. - Luôn quan tâm sâu sắc, theo dõi hàng ngày đến việc thực hiện từng đầu việc trong nội dung thi đua. Ví dụ: + Hàng ngày cần theo dõi nhắc nhở học sinh tham gia thực hiện tốt các hoạt động tậpt thể của Liên đội. + Giao nhiệm vụ cụ thể cho từng nhóm học sinh làm các công việc như vệ sinh lớp, chăm sóc cây cảnh, ch

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKinh nghiệm tổ chức các đợt thi đua trong liên đội.doc