Đề tài Lịch sử hệ thống ngân hàng thế giới

 

LỊCH SỬ HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THẾ GIỚI 1

A.LỊCH SỬ HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THẾ GIỚI: 1

I. Thời kỳ tiền sử và thượng cổ: 1

II. Thời kỳ trung cổ (thế kỷ V-XV SCN): 4

III. Thời kì phục hưng (Thế kỉ XV-XVIII): 7

1. Hoàn thiện những phương pháp chi trả mà không dùng tiền , thực hiện việc chi trả qua trung gian của thương phiếu hoặc bằng phương pháp bù trừ , nghiệp vụ bảo lãnh cũng được áp dụng trong thời gian này 7

2. Thực hiện nghiệp vụ hối đoái, chuyển ngân, tín dụng, bù trừ 7

IV.Thế kỷ XVIII-XX (giai đoạn đương đại): 9

V. Thế kỷ XX đến nay(giai đoạn hiện đại): 13

B.LỊCH SỬ HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM: 20

1.Thời kỳ 1951 - 1954: Trong thời kỳ này, Ngân hàng quốc gia Việt Nam được thành lập và hoạt động độc lập tương đối trong hệ thống tài chính, thực hiện trọng trách đầu tiên theo chủ trương của Đảng và nhà nước là: Phát hành giấy bạc ngân hàng, thu hồi giấy bạc tài chính; Thực hiện quản lý Kho bạc Nhà nước góp phần tăng thu, tiết kiệm chi, thống nhất quản lý thu chi ngân sách;Phát triển tín dụng ngân hàng phục vụ sản xuất, lưu thông hàng hoá, tăng cường lực lượng kinh tế quốc doanh và đấu tranh tiền tệ với địch. 2.Thời kỳ 1955 - 1975: 22

- Phát triển công tác tín dụng nhằm phát triển sản xuất lương thực, đẩy mạnh khôi phục và phát triển nông, công, thương nghiệp, góp phần thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa Miền Bắc và giải phóng Miền Nam. 3. Thời kỳ 1975 - 1985: Là giai đoạn 10 năm khôi phục kinh tế sau chiến tranh giải phóng và thống nhất nước nhà, là thời kỳ xây dựng hệ thống ngân hàng mới của chính quyền cách mạng; tiến hành thiết lập hệ thống ngân hàng thống nhất trong cả nước và thanh lý hệ thống ngân hàng của chế độ cũ ở miền Nam. 22

4. Thời kỳ 1986 đến nay: Từ năm 1986 đến nay đã diễn ra nhiều sự kiện quan trọng, đánh dấu sự chuyển biến căn bản của hệ thống Ngân hàng Việt Nam thể hiện qua một số "cột môc" có tính đột phá sau đây: 22

C/TỔNG KẾT 24

 

 

doc26 trang | Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 2105 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Lịch sử hệ thống ngân hàng thế giới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ảm bảo cho số lượng tiền – chứng thư tự do nói trên. Hơn nữa, lúc đầu loại chứng thư này được đưa ra rất dè dặt và nhanh chóng được thu hồi. Mỗi khi người dân cần đổi ra tiền vàng, các ngân hàng đều đáp ứng rất mau lẹ. Vì thế, người ta bắt đầu quen dần với ý nghĩ tiền chứng thư do các ngân hàng phát ra cũng chẳng khác nào những đồng tiền vàng. Khi đại đa số nhân dân đã quen dần với ý nghĩ đó và chấp nhận chứng thư một cách tin tưởng, không do dự, các ngân hàng vì nhu cầu hoạt động của mình dần phát ra nhiều hơn loại tiền này, vào thời kỳ đó được gọi là “tiền ngân hàng” và nghiệp vụ phát ra các loại tiền ngân hàng ngày nay được gọi là nghiệp vụ phát hành. Đến đầu thế kỷ XVIII, gần như mọi ngân hàng lớn đều thi hành những “công việc tổng hợp”, bao gồm nhận tiền gởi từ công chúng, cho vay và phát hành tiền ngân hàng. Tình trạng được phép phát hành tiền ngân hàng chẳng bao lâu đã bị lạm dụng. Năm 1837, ở tiểu bang Massachusetts của Mĩ, một ngân hàng tư nhân đã phát hành ra 500.000 USD tiền ngân hàng trong khi chỉ có dự trữ 86,48 USD vàng trong kho của mình để bảo chứng. Và đến trước cuộc nội chiến năm 1861, ở Hoa Kỳ có tất cả 7000 loại tiền ngân hàng khác nhau cùng lưu thông, trong đó chỉ có 5000 loại có đảm bảo thực sự bằng vàng. Khi ấy, các ngân hàng tư nhân (trong đó chỉ có một số rất ít có cổ phần của Nhà nước) đua nhau phát hành tiền không có đảm bảo, bất chấp khả năng mà một lúc nào đó, nhân dân cùng nhau đến ngân hàng đổi giấy lấy tiền vàng. Tình huống này có khả năng dẫn đến sụp đổ tài chính và hoảng loạn, gây tác hại nặng nề đến các công dân gởi tiền, tình hình kinh tế, thương mại và sản xuất trong một khoảng thời gian dài. Mặt khác, trong trường hợp giả định các ngân hàng đều có lượng vàng trong kho đủ để bảo đảm cho lượng tiền giấy họ phát hành thì việc mọi ngân hàng đều có quyền phát hành tiền sẽ làm cho lượng tiền trong lưu thông có lúc quá thừa, có lúc quá thiếu, không ổn định và không thống nhất, dẫn đến kết quả là nên sản xuất, thương mại và giá cả thay đổi bấp bênh. Đến năm 1819, sau ảnh hưởng từ sự sụp đổ của Ngân hàng Amsterdam (Hà Lan), chính quyền các nước và ngay cả giới ngân hàng đều ý thức được rằng việc giới hạn quyền phát hành rõ ràng là một việc làm cần thiết. Chính phủ nhiều nước đã ban hành các đạo luật để hạn chế số lượng ngân hàng được phép phát hành giấy bạc và dần dần giữ cho các ngân hàng trung tâm độc quyền phát hành tiền, quyền kiểm soát dự trữ vàng, kiểm soát tín dụng và thực hiện việc điều hòa thanh toán cho cả hệ thống ngân hàng trong nước. Lúc này, hệ thống ngân hàng được chia ra thành 2 nhóm ngân hàng với các nghiệp vụ khác nhau: - Thứ nhất, nhóm các ngân hàng được phép phát hành tiền gọi là ngân hàng phát hành. - Thứ hai, nhóm các ngân hàng không được phép phát hành tiền và chỉ thực hiện các nghiệp vụ cho vay chiết khấu nhận tiền gửi, thực hiện các nghiệp vụ thanh toán, gọi là ngân hàng trung gian. Không phải bỗng nhiên người ta đi đến việc thành lập ngay một ngân hàng phát hành. Thật ra, ngân hàng phát hành thường thoát thai từ một ngân hàng thương mại. Khởi đầu, một ngân hàng thương mại nào đó chiếm một địa vị quan trọng trong hệ thống ngân hàng, được Nhà nước giao cho nhiệm vụ phát hành tiền tệ. Mô hình ngân hàng quốc gia lần đầu xuất hiện tại Venice đầu thế kỷ 17. Trong lịch sử, ngân hàng đầu tiên phát hành tiền theo nghĩa hiện đại là ngân hàng Riskbank của Thụy Điển thiết lập từ năm 1656 và được cải tổ vào năm 1670 được phát hành tiền. Mặc dầu vậy, các nhà ngân hàng vẫn xem Ngân hàng Anh Quốc (Bank of England) là ngân hàng phát hành đầu tiên vì đã áp dụng những kỹ thuật và thi hành những nghiệp vụ được coi như là những nguyên tắc cơ bản của một ngân hàng ương hiện đại, là ngân hàng phát hành kiểu mẫu, có ảnh hưởng sâu rộng đến các ngân hàng phát hành sau này. Ngân hàng Anh quốc (Bank of England) được thiết lập vào năm 1694 nhằm mục đích ứng tiền cho chính phủ. Lúc khởi đầu nó là một công ty do các tư nhân góp vốn lên tới 1.200.000 bảng Anh. Tổng số tiền này đều cho chính phủ Anh vay để được đổi lại đặc quyền phát hành tiền tệ trong một giới hạn nhất định do chính phủ Anh ban cho. Lúc bấy giờ nhiều ngân hàng khác của Anh cũng được đặc quyền phát hành tiền tệ. Tuy nhiên, đặc quyền của các ngân hàng này lần lượt bị giảm bớt trong khi đặc quyền của Ngân hàng Anh quốc lần lần được nới rộng. Năm 1826, ngân hàng cổ phần tư nhân Anh quốc (BOE) được độc quyền phát hành tiền trong phạm vi Luân Đôn với bán kính 65 dặm (miles). Những ngân hàng khác muốn được quyền phát hành phải nằm ngoài khu vực nói trên. Năm 1833, ngân hàng Anh quốc được độc quyền phát hành tiền pháp định trên toàn xứ Anh (chính quốc nước Anh lúc ấy có 4 vùng England, Scotland, Wales, Irelands), trong khi các ngân hàng khác không được phát hành thêm nữa ngoài số lượng đã phát hành. Năm 1844, Luật ngân hàng (đạo luật Peel) bắt đầu áp đặt mức giới hạn tối đa cho quyền phát hành tiền của các ngân hàng khác. Theo đó, ngân hàng Anh quốc có thể phát hành tiền tệ vô giới hạn, miễn là số tiền đó được đảm bảo 100% bằng vàng. Tuy nhiên, với tính cách ngoại lệ, ngân hàng có thể phát hành một số lượng tiền tệ không đảm bảo như vậy lên tới mức tối đa là 14 triệu Anh kim. Chính đạo luật Peel đã dọn đường độc quyền phát hành cho Ngân hàng Anh quốc sau này. Trong những cuộc khủng hoảng tài chính năm 1847, 1857 và 1866, chính quyền đã cho phép ngân hàng Anh quốc phát hành số lượng tiền vượt quá mức tối đa do đạo luật Peel ấn định. Ngày 1/8/1914, ngân hàng này lại một lần nữa được phép phát hành quá mức tối đa ấn định. Đến năm 1923, ngân hàng Anh quốc được độc quyền phát hành tiền hoàn toàn. Lúc bấy giờ có khoảng 300 ngân hàng phát hành, nhưng ở vào địa vị thứ yếu so với Ngân hàng Anh quốc. Khi bắt đầu thế chiến thứ 1, 300 ngân hàng này rút xuống còn khoảng 30. Với việc được độc quyền phát hành, Ngân hàng Anh đã trở thành nơi cung cấp tài chính cho các hoạt động của chính phủ hoàng gia và là nơi gửi tiền thuế của chính phủ. Một cách tự phát, Ngân hàng Anh tiến thêm bước nữa, làm đại lý cho chính phủ Anh trong các giao dịch với nước ngoài. Từ năm 1854, Ngân hàng Anh bắt đầu trở thành trung tâm thanh toán của các ngân hàng, đưa ra các quy định về lãi suất chiết khấu, tỉ lệ dự trữ bắt buộc nhằm tăng cường kiểm soát hoạt động các ngân hàng còn lại. Ngân hàng Anh trở thành thủ lĩnh của mọi ngân hàng. Theo kinh nghiệm của nước Anh, trong cùng khoảng thời gian nói trên, nhiều nước lần lượt giao cho các ngân hàng độc quyền phát hành các quyền kiểm soát dự trữ vàng, kiểm soát tín dụng và thực hiện điều hòa thanh toán cho cả hệ thống ngân hàng trong nước. Đây là bước chuyển tiếp từ ngân hàng phát hành trở thành ngân hàng trung ương. Hệ thống ngân hàng Mỹ Ngân hàng thương mại đầu tiên ở nước Mỹ cũng được thiết kế trở thành ngân hàng trung ương đầu tiên. Ngân hàng Bắc Mỹ (Bank of North America) được Robert Morris lập ra vào mùa xuân 1781. Morris là một thương nhân giàu có tại Philadenphia và Nghị sĩ Quốc hội, rất có thế lực trong cuộc chiến giành độc lập của Hoa Kỳ. Bằng ảnh hưởng cá nhân, Morris nhanh chóng thuyết phục được Quốc hội thông qua điều lệ Ngân hàng Bắc Mỹ theo mô hình Ngân hàng Anh. Nước Mỹ có ngân hàng trung ương đầu tiên. Nhưng một năm sau, vai trò chính trị của Morris sụt giảm nhanh chóng nên Ngân hàng Bắc Mỹ nhanh chóng chuyển sang hoạt động như một ngân hàng thương mại thuần túy. Đến năm 1783, các loại chứng khoán chính phủ, chiếm khoảng 5/8 nguồn vốn của ngân hàng, được bán cho các cá nhân và mọi khoản nợ của chính phủ với Ngân hàng Bắc Mỹ được thanh toán hết. Thử nghiệm ngân hàng trung ương đầu tiên tại Hoa Kỳ kết thúc. Đến năm 1791, Alexander Hamilton (Theo Hitchcock, A. Hamilton là người đại diện cho quyền lợi của gia tộc Rothschild) trình lên quốc hội phương án thành lập First Bank of the United States để giải quyết tình trạng “thiếu tiền”. Chính quyền liên bang nắm quyền sở hữu 1/5 ngân hàng trung ương này, 80% cổ phần còn lại, lẽ dĩ nhiên, thuộc về các đại gia tộc ngân hàng. Ngân hàng mới sẽ có quyền phát hành tiền và đầu tư vào các khoản nợ công và tài trợ tín dụng giá rẻ cho các nhà công nghiệp. Chính quyền liên bang cũng trao cho ngân hàng quyền được lưu ký quĩ và tài sản của chính phủ. Thời gian hoạt động được qui định là 20 năm. First Bank of the United States, BUS được vận hành theo đúng mô hình của Ngân hàng Bắc Mỹ. Thomas Willing, chủ tịch Ngân hàng Bắc Mỹ được mời giữ chức chủ tịch ngân hàng mới. BUS nhanh chóng phát hành nhiều triệu đô-la tiền giấy và khoảng 2 triệu đôla tiền đúc. Tới năm 1796, BUS đã cho chính phủ vay một lượng lớn tiền, 8,2 triệu đô-la. Kết quả là chỉ số giá cả chung tăng gần 72%, từ 85 (1791) lên 146 (1796). Theo sau hoạt động của BUS là làn sóng thành lập các ngân hàng thương mại. Trước khi Hiến pháp được công bố, nước Mỹ có 3 ngân hàng thương mại. Đến thời gian thành lập BUS, số ngân hàng thương mại là 4. Nhưng có tới 8 ngân hàng thương mại nhanh chóng được thành lập trong 2 năm 1791 và 1792, và thêm 10 ngân hàng nữa vào năm 1796. Bản điều lệ thành lập ngân hàng đã được cả hai đảng Dân chủ và Cộng Hòa thông qua và hoạt động của BUS tiếp tục cho tới năm 1811. Số ngân hàng và tổ chức tín dụng tiếp tục tăng lên trong 20 năm này. Năm 1800, nước Mỹ có 28 ngân hàng. Số này tăng gấp 4 lần vào năm 1811: 117 ngân hàng. Khi hết kỳ hạn hoạt động, bản đệ trình xin gia hạn của BUS đã bị bác bỏ do Hạ viện có 65 chiếu chống và 64 phiếu thuận. Nước Mỹ một lần nữa không có ngân hàng trung ương. Hamilton lập ra Ngân hàng New York (Bank of New York) năm 1792, sau này trở thành Ngân hàng Chase Manhattan và sáp nhập với J.P. Morgan thành J.P. Morgan, Chase & Co. Khi các tài sản của BUS được đem bán để giải thể ngân hàng, người ta biết được rằng 18.000 trong tổng số 25.000 cổ phần của ngân hàng thuộc về các nhà ngân hàng Anh và Hà Lan. Thời gian nền kinh tế Mỹ không có ngân hàng trung ương không dài. Năm 1812, cuộc chiến giữa Hoa Kỳ và Anh quốc nổ ra. Theo nghiên cứu của Hitchcock thì với tiền của gia tộc Rothschild và mệnh lệnh trực tiếp từ Nathan Rothschild, quân đội Anh đã được điều động đến nước Mỹ. Chính phủ Hoa Kỳ phải phát hành rất nhiều nợ để tài trợ cho các hoạt động quân sự cực kỳ tốn kém. Đây là cơ hội thuận lợi cho ngành kinh doanh ngân hàng phát triển. Từ 1811 đến 1815, số ngân hàng đã tăng 117 lên 246. Tổng số tiền kim loại các ngân hàng đã phát hành rơi vào khoảng từ 14,9 triệu đô-la (1811) đến 13,5 triệu đô-la (1815). Trong khi đó, tổng lượng tiền giấy và tiền gửi là 42,2 triệu đô-la (1811) đã tăng gần 90% sau 4 năm, đạt con số 79 triệu đô-la (1815). Việc phát hành quá nhiều tiền và tài trợ các khoản chi phí chiến tranh không lồ đẩy các ngân hàng vào tình trạng khó khăn và mất khả năng thanh toán. Chính quyền Hoa Kỳ đã có một quyết định rất khó hiểu là cho phép các ngân hàng có quyền từ chối thực hiện nghĩa vụ thanh toán bằng tiền đúc thay vì chấp nhận phá sản khi không thực hiện được nghĩa vụ thanh toán. Hiển nhiên, việc này không thể kéo dài mãi. Để giải quyết vấn đề trên, cuối cùng nước Mỹ một lần nữa lại lựa chọn việc thành lập ngân hàng trung ương. Mô hình lần này cũng giống như First Bank of the United States, chỉ khác một chữ trong tên gọi: Second Bank of the United States. Cuộc chiến Anh-Pháp kết thúc cùng năm 1816. Và 80% sở hữu của ngân hàng trung ương Hoa Kỳ ``mới'' thuộc về gia đình Rothschild và những người đại diện. Ngân hàng này có thời hạn 20 năm để thực hiện các chức năng tạo ra một đồng tiền giấy thống nhất trên toàn lãnh thổ Hoa Kỳ, mua phần lớn nợ của chính phủ, và nhận tiền gửi của Bộ Tài chính. Kể từ khi ra đời, BUS2 không ngừng mở rộng lạm phát tiền tệ và tín dụng. Không tuân thủ chặt chẽ yêu cầu đảm bảo thanh toán bằng tiền đúc, ngân hàng đã không huy động đủ 7 triệu đôla tiền đúc để đảm bảo theo luật định. Trong hai năm 1817 và 1818, ngân hàng chưa bao giờ có quá 2,5 triệu đôla tiền đúc mặc dù theo qui định với lượng tiền đã phát hành, BUS2 phải có lượng tiền đúc đảm bảo là 21,8 triệu đôla. Như vậy, trong một năm rưỡi, BUS2 đã bổ sung vào nguồn cung tiền tệ một lượng tiền nhỏ giọt là 19,3 triệu đôla! BUS2 cũng nỗ lực tạo ra một đồng tiền giấy thống nhất giữa các ngân hàng trên toàn quốc. Năm 1832, BUS2 yêu cầu quốc hội thông qua đề xuất gia hạn thời gian hoạt động 4 năm trước khi hết hạn theo giấy phép đã cấp năm 1816. Quốc hội đã thông qua nhưng Tổng thống Jackson cương quyết không chấp thuận. Năm 1936, Second Bank of United States giải tán sau khi điều lệ của ngân hàng không được gia hạn. Tại các quốc gia khác, các Chính phủ cũng lần lượt giao quyền độc quyền phát hành cho các ngân hàng quan trọng. Ở Pháp, năm 1848, với sự rút quyền phát hành của 9 ngân hàng tư nhân lớn khác về các chi nhánh của Ngân hàng Pháp (Banque de France), Ngân hàng Pháp được độc quyền phát hành tiền trên toàn lãnh thổ nước Pháp. Năm 1882, chính phủ Nhật Bản chính thức giao cho Ngân hàng Nhật Bản độc quyền này. Năm 1870, Ngân hành Nga (Bank of Russia) cũng được chính phủ Nga Hoàng giao cho độc quyền phát hành. Năm 1875, Reichsbank và các chi nhánh của nó là ngân hàng duy nhất được quyền tạo tiền trên toàn lãnh thổ nước Đức. Sau đấy một thời gian, chính phủ Hoàng gia Thụy Điển cũng giới hạn quyền phát hành về duy nhất cho Ngân hàng Thụy Điển năm 1897. Đến năm 1913, Quốc hội Hoa Kỳ chính thức nhập 12 ngân hàng lớn nhất của Mỹ thành Hệ thống dự trữ liên bang (FED) và giao cho nó được độc quyền phát hành. Với việc hạn chế quyền phát hành tiền về một ngân hàng duy nhất, những ngân hàng còn lại chỉ còn được hưởng một quyền đó là vay và cho vay tiền tệ. Thế nhưng, cho đến lúc ấy một vài ngân hàng được hưởng quyền độc quyền phát hành vẫn còn tiếp tục tham gia vào hoạt động cho vay và vay trực tiếp với nhân dân như các ngân hàng còn lại. Điều này dẫn đến xung đột và một số mâu thuẫn giữa các ngân hàng phát hành và các ngân hàng còn lại. Do vậy, để sắp xếp một cách tốt hơn cho hệ thống ngân hàng, đầu thế kỷ XX, các chình phủ tiến thêm một bước, không cho các ngân hàng phát hành tiền tiếp xúc với công chúng nữa. Ngân hàng này trở thành ngân hàng trung tâm của các ngân hàng còn lại. Đấy là sự bắt đầu của việc tách rời các bộ phận quan trọng trong lĩnh vực ngân hàng, báo hiệu cho sự phát triển sang giai đoạn mới của hoạt động này, Giai đoạn hiện đại. V. Thế kỷ XX đến nay(giai đoạn hiện đại): Hai trận chiến tranh thế giới (1914-1918 và 1939-1945), cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933) đã cung cấp nhiều bài học về phát hành tiền, việc quản lý tài chính và tác động của chính sách tiền tệ đến các động thái của nền kinh tế vĩ mô như tăng trưởng và suy thoái, thất nghiệp và toàn dụng, ổn định giá cả vá lạm phát Tiền mỗi ngày trở nên quan trọng, khiến cho các chính phủ đều nhận thấy cần phải nắm chắc nó và nắm quyền kiêm soát các ngân hàng trung tâm, cơ quan phát hành tiền. Nhiều nước lần lượt giao cho các ngân hàng trung tâm độc quyền phát hành tiền, quyền kiểm soát dự trữ vàng, kiểm soát tín dụng và điều hoà thanh toán cho cả hệ thống ngân hàng trong nước. Quan niệm về ngân hàng trung ương đã manh nha từ cuối thế ki 19, mãi cho tới gần thế kỉ 20 mới trở nên rõ rệt.Quan niệm đó bắt đầu ra đời từ quan niệm ngân hàng phát hành, rồi những bước phát triển tiếp theo dựa trên nhu cầu điếu hoà khối lượng tiền tệ, điều khiển hệ thống tiền tệ và tín dụng, nhu cầu kiểm soát hệ thống ngân hàng. Tiến trình hình thành ngân hàng trung ương trải qua hai giai đoạn: giai đoạn ngân hàng phát hành và giai đoạn ngân hành phát hành biến thành ngân hàng trung ương. ` Cho đến năm 1945, hầu như tất cả các ngân hàng trung ương vẫn là ngân hàng cổ phần tư nhân. Như vậy có thể hiểu là quyền phát hành tiền, điều tiết cung ứng tiền, quản lý lưu thông tiền tệ, đại diện về tài chính cho chính phủ ở trong nước và nước ngoaì vẫn nằm trong tay tư nhân. Lẽ thường, nhiều khi quyền lợi của cơ quan tư nhân tương phản với quyền lợi quốc gia và họ thường hành động vì quyền lơi cá nhân. Chỉ có chính phủ mới phải nghĩ đến toàn cục, cả nước, đến nhân dân. Các ngân hàng phát hành chỉ có chức năng phát hành tiền mà thôi không thể giúp nhà nước điều hoà thị trường tiền tệ, kiểm soát hoạt động của các ngân hàng trung gian, can thiệp trên thị trường tín dụng, điều khiển hoạt động kinh tế hữu hiệu. Do vậy, phải cải biến ngân hàng phát hành thành ngân hàng trung ương để được giao phó những nhiệm vụ và quyền hạn mới như: Điều hoà thị trường tiền tệ. Thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng cho chính phủ. Lưu giữ các dự trữ tiền tệ của các ngận hàng. Cung cấp tín dụng cho các ngân hàng khác hoặc các tổ chức tài chính. Kiêm soát số lượng tín dung ngân hàng sao cho phù hợp với nhu cầu thực tế nền kinh tế. v.v... Các nhiệm vụ quan trong đó không thể giao cho một ngân hàng tư hay nhiều ngân hàng tư, vì lẽ đó là điều nguy hiểm, nó làm cho chính phủ không thể điều tiết cung tiền hoàn toàn theo ý mình và hậu quả khó điều tiết nền kinh tế vận động và phát triển đúng hướng. Chính vì vậy sau chiến tranh thế giới thứ hai các chính phủ lần lượt quốc hữu hoá các ngân hàng phát hành, các ngân hàng trung ương, đưa bộ phận đầu não của các ngân hàng này về sở hữu công cộng. Từ nay các ngân hàng trung ương là một định chế công cộng, có nhiêm vụ in và phát hành tiền giấy pháp định, là ngân hàng của chính phủ và ngân hàng của các ngân hàng,quản lý và điều tiêt những vấn đề liên quan đến cung tiền và cùng với chính phủ điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Ngân hàng trung ương không giao dịch trực tiếp với nhân dân về các nghiệp vụ ngân hàng. Ngày nay, ở các nước đều có hệ thống ngân hàng gồm nhiều loại với chức năng và hoạt động khác nhau, Phương thức tổ chức và hoạt động của hệ thống ngân hàng ở mỗi nước khác nhau, nhưng có thể chia các ngân hàng trong hệ thống thành hai loại chính: ngân hàng trung ương và các ngân hàng trung gian, ở một số nước ngân hàng trung gian còn được gọi là ngân hàng thành viên. Thế kỷ 20 mở ra bước ngoặt lớn trong lich sử ngân hàng: hình thành hệ thống ngân hàng hai cấp, các ngân hàng không còn hoạt động riêng lẻ, mà đã tạo nên một hệ thống, trong đó ngân hàng trung ương là cơ quan quản lý về tiển tệ, tin dụng, là ngân hàng của các ngân hàng. Các ngân hàng còn lại chuyên kinh doanh tiển tệ, làm những nghiệp vụ một mặt trực tiếp với công chúng, một mặt trực tiếp với ngân hàng trung ương. Ngày nay hệ thống ngân hàng ngày càng được tổ chức thành hệ thống chặt chẽ hơn với sự ra đời của các ngân hàng trung ương độc lập hơn với hoạt động hành chính của chính phù mà còn hình thành các tổ chức quốc tế để giúp hệ thống ngân hàng thương mại hoạt động lành mạnh hơn. Trong các tổ chức này quan trọng nhất là Ngân Hàng Thế Giới(World Bank) và tổ chức Tiền Tệ Quốc Tế(IMF) chúng ta cũng không thể không nhắc tới Cục Dự Trữ Liên Bang Mỹ, nơi tập trung hầu hết lượng vàng trên thế giới. Ngân hàng thế giới(WB) Nhóm Ngân hàng Thế giới bao gồm năm tổ chức tài chính thành viên, đó là Ngân hàng Quốc tế Tái thiết và Phát triển, Hội Phát triển Quốc tế, Công ty Tài chính Quốc tế, Trung tâm Quốc tế Giải quyết Mâu thuẫn Đầu tư, và Cơ quan Đảm bảo Đa phương. • Ngân hàng Quốc tế Tái thiết và Phát triển (IBRD): được chính thức thành lập ngày 27/12/1945 với trách nhiệm chính là cấp tài chính cho các nước Tây Âu để họ tái thiết kinh tế sau Chiến tranh thế giới II và sau này là cho phát triển kinh tế ở các nước nghèo. Sau khi các nước này khôi phục được nền kinh tế, IBRD cấp tài chính cho các nước đang phát triển không nghèo. • Hội Phát triển Quốc tế (IDA): được thành lập năm 1960 chuyên cấp tài chính cho các nước nghèo. • Công ty Tài chính Quốc tế (IFC): thành lập năm 1956 chuyên thúc đẩy đầu tư tư nhân ở các nước nghèo. • Trung tâm Quốc tế giải quyết mâu thuẫn đầu tư (ICSID): thành lập năm 1966 như một diễn đàn phân xử hoặc trung gian hòa giải các mâu thuẫn giữa nhà đầu tư nước ngoài với nước nhận đầu tư. • Cơ quan bảo lãnh đầu tư đa phương (MIGA): thành lập năm 1988 nhằm thúc đẩy FDI vào các nước đang phát triển. Chức năng của WB được phân công cho các tổ chức thành viên thực hiện. IBRD và IDA đi vay (phát hành trái phiếu) và cho các nước thành viên vay lại (hiện WB có 184 nước thành viên). Không phải nước thành viên nào cũng được vay WB. - Cá nhân và công ty không được WB cho vay. - Chính phủ của những nước đang phát triển nhưng có thu nhập quốc dân trên đầu người trên 1305 USD/năm được vay của IBRD. Các khoản vay này có lãi suất chỉ cao hơn lãi suất mà WB đã đi vay một chút. - Chính phủ của các nước nghèo, có thu nhập quốc dân trên đầu người dưới 1305 USD/năm (trong thực tế là dưới 805USD/năm) được vay của IDA.Các khoản vay sẽ không đòi lãi suất và có thời hạn lên tới 35-40 năm. Trong hai thập kỳ đầu kể từ khi được thành lập, IBRD đã dành hơn 2/3 tổng giá trị các khoản cho vay của mình cho các dự án phát triển năng lượng và giao thông vận tải. Trong hai thập niên 1960 và 1970, các dự án phát triển cơ sở hạ tầng vẫn quan trọng nhất, song hoạt động của IBRD và IDA đã rất đa dạng, từ hỗ trợ giáo dục, y tế, dinh dưỡng, kế hoạch hóa gia đình, đến hỗ trợ phát triển nông thôn và hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ. Các hoạt động của IBRD và IDA đều trực tiếp liên quan đến giúp đỡ người nghèo và mang hình thức hỗ trợ tài chính lẫn kỹ thuật. Từ thập niên 1980, ngoài đầu tư vào vốn vật chất và vốn con người, IBRD và IDA bắt đầu cho vay để cải cách cơ cấu kinh tế và điều chỉnh chính sách ở các nước đang phát triển.Phản ứng nhạy bén và chú trọng xóa nghèo là các mục tiêu hiện này của IBRD và IDA. IFC cho các dự án tư nhân ở các nước đang phát triển vay theo giá thị trường nhưng là vay dài hạn hoặc cấp vốn cho họ. Sự tham gia của IFC như một sự bảo đảm đối với các nhà đầu tư khác quan tâm tới dự án và khuyến khích họ đầu tư vào dự án. MIGA cung cấp những bảo đảm trước các rủi ro chính trị (rủi ro phi thương mại) để các nhà đầu tư nước ngoài yên tâm đầu tư trực tiếp vào các nước đang phát triển. Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) Cuối chiến tranh thế giới thứ hai, các nước đồng minh bắt đầu nghiên cứu việc trợ giúp các nước phục hồi kinh tế sau chiến tranh, 44 nước (trong đó có Liên xô cũ) đã tham dự Hội nghị tài chính và tiền tệ của Hội quốc liên tổ chức tại Bretton Woods (Mỹ) từ 1-22/7/1944 để soạn thảo điều lệ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Ngày 27/12/1945, điều lệ thành lập IMF đã được 29 nước ký kết. Ngày 1/3/1947 IMF bắt đầu hoạt động và tiến hành cho vay khoản đầu tiên ngày 8/5/1947. Tổng số nước hội viên của IMF cho tới nay là 184 nước, Cộng hòa Đông Timor là nước mới được chấp nhận là thành viên của IMF.         Tôn chỉ hoạt động: Thúc đẩy sự hợp tác tiền tệ quốc tế; tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng và tăng trưởng thương mại quốc tế một cách cân đối; tăng cường ổn định tỷ giá; hỗ trợ cho việc thành lập hệ thống thanh toán đa phương; cho các nước hội viên tạm thời sử dụng các nguồn vốn chung của Quỹ với những đảm bảo thích hợp; và rút ngắn thời gian và giảm bớt mức độ mất cân bằng trong cán cân thanh toán quốc tế của các nước hội viên. Nguồn vốn của IMF: chủ yếu là vốn cổ phần của các nước thành viên và tích luỹ của IMF. Ban đầu, mức cổ phần đóng góp phụ thuộc vào tỷ trọng kim ngạch xuất nhập khẩu của nước đó so với kim ngạch xuất nhập khẩu của thế giới. Ngoài ra, trong trường hợp cần thiết, IMF cũng có thể vay vốn trên thị trường tài chính quốc tế để phục vụ cho các hoạt động của mình. Đến ngày 31/8/2004, tổng vốn cổ phần của IMF là 311 tỷ USD . Cổ phần: Các nước thành viên có cổ phần lớn trong IMF là Mỹ (17,46%), Đức (6,11%), Nhật bản (6,26%), Anh (5,05%) và Pháp (5,05%). Cơ cấu tổ chức Cơ cấu hiện hành của IMF gồm có Hội đồng Thống đốc, Ban Giám đốc Điều hành, Tổng Giám đốc, các Phó Tổng Giám đốc và các cán bộ Quỹ.  -  Hội đồng Thống đốc: Bộ phận ra quyết định cao nhất tại IMF. Hội đồng Thống đốc bao gồm các Thống đốc (thường là Thống đốc Ngân hàng Trung ương hoặc Bộ trưởng Tài chính) và một Thống đốc phụ khuyết do từng nước hội viên IMF bổ nhiệm. Hội đồng thống đốc có một số các quyền hạn cụ thể, chẳng hạn như kết nạp hội viên mới, quyết định cổ phần, và phân bổ đồng SDR cũng như các quyền hạn khác không phân cấp cho Ban Giám đốc Điều hành hoặc Tổng Giám đốc. Hội đồng Thống đốc IMF họp Hội nghị thường niên kết hợp với Hội nghị thường niên của Hội đồng Thống đốc Ngân hàng Thế giới. -  Ủy ban Tài chính Tiền tệ Quốc tế: Trước đây gọi là Ủy ban Lâm thời, do Hội đồng Thống đốc IMF thành lập vào tháng 10/1974 với chức năng là để tư vấn cho các Thống đốc về các vấn đề tiền tệ quốc tế. Mỗi thành viên trong số 24 thành viên của Ủy ban Tài chính Tiền tệ Quốc tế cũng là Thống đốc tại IMF, một Bộ trưởng hay một quan chức có chức vụ tương đương. -  Ban Giám đốc Điều hành: gồm 1 Tổng Giám đốc điều hành và 24 Giám đốc điều hành, trong đó 5 Giám đốc điều hành đại diện cho 5 nước có cổ phần lớn nhất tại Quỹ (Mỹ, Nhật, Đức, Anh, Pháp) và 19 Giám đốc điều hành đại diện cho các nhóm nước có đặc điểm giống nhau về kinh tế địa lý, văn hóa, trừ Nga và Trung quốc có Giám đốc điều hành riêng. -  Tổng Giám đốc: do Ban Giám đốc Điều hành lựa chọn, với nhiệm kỳ đầu tiên là 5 năm. Tổng Giám đốc tham gia vào các buổi họp của Hội đồng Thống đốc, Ủy ban Tài chính Tiền tệ Quốc tế và Ủy ban Phát triển. Ngoài ra, Tổng Giám đốc còn phụ trách

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc8000.doc
Tài liệu liên quan