Đề tài Mở rộng cho vay phát triển làng nghề tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hà Tây

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 1

LỜI MỞ ĐẦU 2

CHƯƠNG I. LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CHO VAY ĐỐI VỚI LÀNG NGHỀ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI. 4

1.1. KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 4

1.1.1. Khái niệm cho vay trong NHTM 4

1.1.2. Vai trò của hoạt động cho vay 6

1.1.3. Phân loại cho vay trong Ngân hàng Thương mại: 10

1.2. HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI LÀNG NGHỂ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI. 15

1.2.1. Tổng quan về làng nghề: 15

1.2.2. Sự cần thiết cho vay của Ngân hàng thương mại đối với sự phát triển làng nghề: 21

1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại đối với làng nghề: 22

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CHO VAY ĐỐI VỚI LÀNG NGHỀ TẠI CHI NHÁNH NHNO & PTNT HÀ TÂY TRONG THỜI GIAN QUA 29

2.1. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CHI NHÁNH NHNO & PTNT TỈNH HÀ TÂY TRONG THỜI GIAN QUA. 29

2.1.1. Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Hà Tây 29

2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của chi nhánh NHNo & PTNT Hà Tây. 30

2.1.3. Khái quát hoạt động của chi nhánh NHNo & PTNT tỉnh Hà Tây trong thời gian qua. 34

2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỂ TẠI CHI NHÁNH NHNO & PTNT TỈNH HÀ TÂY TRONG THỜI GIAN QUA. 43

2.2.1.Khái quát về làng nghề Hà Tây: 43

2.2.2. Quy trình tín dụng đối với làng nghề tại chi nhánh NHNo & PTNT tỉnh Hà Tây: 46

2.2.3. Phương thức cho vay đối với làng nghề. 50

2.2.4. Tình hình cho vay làng nghề tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Hà Tây trong thời gian qua. 51

2.2.5. Thị phần tín dụng của chi nhánh NHNo & PTNT trong hoạt động cho vay làng nghề: 59

2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI LÀNG NGHỀ TẠI CHI NHÁNH NHNO & PTNT TỈNH HÀ TÂY TRONG THỜI GIAN QUA. 60

2.3.1. Kết quả đạt được: 60

2.3.2.Hạn chế và nguyên nhân: 61

CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP MỞ RỘNG CHO VAY PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TẠI CHI NHÁNH NHNO & PTNT TỈNH HÀ TÂY. 66

3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH DOANH CỦA CHI NHÁNH NHNO& PTNT TỈNH HÀ TÂY TRONG THỜI GIAN TỚI 66

3.1.1. Định hướng phát triển kinh doanh của chi nhánh NHNo & PTNT tỉnh Hà Tây trong thời gian tới 66

3.1.2. Định hướng cho vay đối với làng nghề tại chi nhánh NHNo & PTNT tỉnh Hà Tây trong thời gian tới: 68

3.2. GIẢI PHÁP MỞ RỘNG CHO VAY PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TẠI CHI NHÁNH NHNO & PTNT TỈNH HÀ TÂY. 69

3.2.1. Hoàn thiện chính sách tín dụng đối với làng nghề 69

3.2.2. Đa dạng hoá các hình thức cho vay: 72

3.2.3. Mở rộng cho vay trung và dài hạn để đổi mới trang thiết bị kỹ thuật công nghệ: 75

3.2.4. Hoàn thiện quy trình tín dụng đối với làng nghề. 75

3.2.5. Tăng cường biện pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng: 77

3.2.6. Đổi mới công nghệ, đa dạng hoá dịch vụ ngân hàng: 77

3.2.7. Nâng cao trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ tín dụng trong lĩnh vực cho vay làng nghề: 79

3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ: 80

3.3.1. Kiến nghị với NHNo & PTNT Việt Nam: 80

3.3.2. Kiến nghị với ngân hàng nhà nước: 81

3.3.3. Kiến nghị với Nhà nước và các cơ quan chức năng: 81

KẾT LUẬN 83

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 84

 

 

doc87 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1691 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Mở rộng cho vay phát triển làng nghề tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hà Tây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ợc thể hiện qua bảng sau: Bảng1. Cơ cấu nguồn vốn huy động của Chi nhánh NHNo & PTNT Hà Tây trong thời gian qua. Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Tốc độ Tăng trưởng Năm 2005 Tốc độ tăng trưởng Tổng nguồn vốn 3.348.173 3.924.792 17,22% 4.767.289 25,16% Cơ cấu phân theo loại tiền huy động VND 2.854.120 3.343.432 17,14% 4.075.255 21,89% Ngoại tệ qui đổi 494.053 581.360 17,67% 692.034 19,04% Cơ cấu phân theo tính chất nguồn vốn huy động Tiền gửi dân cư 2.177.468 2.231.129 2,5% 2.962.660 32,79% Tiền gửi TCKT- XH 368.000 511.949 39,12% 634.907 24,02% Tiền gửi TCTD 137.705 360.214 162% 239.522 - 33,51% Vốn uỷ thác đầu tư 665.000 821.500 23,53% 930.200 13,23% ( Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh NHNo & PTNT tỉnh Hà Tây năm 2003, 2004, 2005) Dựa vào bảng ta thấy: trong 3 năm qua hoạt động huy động vốn của chi nhánh tăng trưởng khá. Năm 2003, tổng nguồn vốn huy động của toàn chi nhánh đạt 3.348.173 triệu đồng. Năm 2004, tổng nguồn vốn huy động là 3.924.792 triệu đồng, tăng 576.619 triệu đồng so với năm 2003, tốc độ tăng trưởng là: 17,22%. Bước sang năm 2005 ngân hàng đã chỉ đạo thực hiện tốt các đợt huy động tiết kiệm dự thưởng bằng vàng 3 chữ A và chứng chỉ tiền gửi của Trung Ương. Đồng thời ngân hàng còn thường xuyên nắm bắt tâm lý khách hàng để đưa ra nhiều sản phẩm mới, hấp dẫn như: tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm gửi góp, phát hành hai đợt tiết kiệm quay số dự thưởng. Kết quả là tổng nguồn vốn huy động năm 2005 đạt 4.767.289 triệu đồng tăng so với năm 2004 là 842.497 triệu đồng với tốc độ tăng trưởng là: 21,47%. Như vậy tốc độ tăng trưởng đã cao hơn so với tốc độ tăng trưởng những năm trước đó. Trong tổng nguồn vốn huy động được trong những năm qua, huy động VND vẫn chiếm tỷ trọng lớn thường chiếm khoảng 80% - 85%. Huy động vốn bằng VND và USD đều tăng qua 3 năm cả về số tương đối và số tuyệt đối. Đặc biệt là tiền gửi bằng ngoại tệ trong đó chủ yếu là USD cũng liên tục tăng qua các năm tạo điều kiện cho ngân hàng có đủ ngoại tệ để thực hiện các nghiệp vụ thanh toán quốc tế cũng như cho vay. Có được điều đó là qua các năm kim ngạch xuất khẩu của toàn tỉnh tăng đặc biệt là các sản phẩm thủ công mỹ nghệ. Trong tổng nguồn huy động thì tiền gửi dân cư luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn huy động và cũng liên tục tăng qua các năm. Năm 2003, tiền gửi dân cư là: 2.177.468 triệu đồng thì đến năm 2004 là: 2.231.129 triệu đồng, tăng 53.661 triệu đồng với tốc độ tăng trưởng là 2,46 %. Năm 2005, tiền gửi dân cư là 2.962.660 triệu đồng, tăng so với năm 2004 là 731.531 triệu đồng, tốc độ tăng trưởng là 32,79 % và cũng chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn huy động chiếm 62%. Đáng chú ý trong 3 năm qua tiền gửi TCTD năm 2004 có tốc độ tăng 162 % nhưng đến năm 2005 thì tốc độ này giảm xuống là 33,51 %. Tuy nhiên nhìn chung tiền gửi tổ chức kinh tế, tiền gửi uỷ thác đều tăng khá qua các năm. Có được kết quả như trên là do các cấp ngân hàng thường xuyên, tập trung chỉ đạo thực hiện có hiệu quả nhiều giải pháp thiết thực để tăng trưởng nguồn vốn. Ngân hàng đã chú trọng đến công tác Maketing nhằm thu hút khách hàng tham gia gửi tiền. Nếu phân theo thời hạn huy động thì tiền gửi có kì hạn trên 1 năm luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn huy động. Điều này được thể hiện ở bảng 2: Bảng 2. Cơ cấu phân theo thời hạn huy động Đơn vị : triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Tốc độ Tăng trưởng Năm 2005 Tốc độ Tăng trưởng Tiền gửi không kì hạn 483.017 537.890 11,36% 657.437 22,23% Tiền gửi kỳ hạn dưới 12 tháng 780.131 814.804 4,44% 809.309 - 0,67% Tiền gửi kỳ hạn trên 12 tháng 2.085.052 2.572.098 23,36% 3.300.543 28,32% Tổng cộng 3.348.173 3.924.792 17,22% 4.767.289 25,16% (Nguồn: Báo cáo tổng kết kinh doanh của NHNo & PTNT tỉnh Hà Tây năm 2003,2004,2005). Trong 3 năm tiền gửi không kỳ hạn đều tăng với tốc độ tăng trưởng khá năm 2004 là 11,36% so với năm 2003 thì năm 2005 tốc độ tăng trưởng đạt 22,23 % so với năm 2004. Tiền gửi không kỳ hạn thì tăng rất chậm với tốc độ là 4,44% cho đến năm 2005 thì giảm xuống 0,67 %. Tiền gửi kỳ hạn trên 12 tháng là có tốc độ tăng khá nhất trên 20 % qua cả 3 năm. Ngân hàng thường xuyên nghiên cứu thị trường lãi suất của các TCTD để có chính sách lãi suất linh hoạt phù hợp với quy luật cung cầu của thị trường vốn. Trong năm 2005 ngân hàng đã có 7 lần điều chỉnh lãi suất huy động vốn, kết hợp với tặng quà khuyến mại, có giải pháp chăm sóc khách hàng hợp lý. Ngân hàng cũng làm tốt công tác tuyên truyền sản phẩm, lãi suất, dịch vụ mới và quảng bá thương hiệu nên đã thu hút nhiều khách hàng mới đến với ngân hàng nhờ đó mà trong 3 năm tổng nguồn huy động của ngân hàng luôn tăng đạt mức tăng trưởng khá. b. Hoạt động cho vay : Hoạt động chính của ngân hàng thương mại là huy động vốn để sử dụng nhằm thu được lợi nhuận. Việc sử dụng vốn chính là quá trình tạo lên các khoản tài sản khác nhau của ngân hàng, trong đó cho vay là khoản mục tài sản lớn và quan trọng nhất. Trong những năm qua NHNo & PTNT Hà Tây đã mở rộng đầu tư đi đôi với nâng cao chất lượng tín dụng. Các cấp ngân hàng thực hiện việc lựa chọn thị trường, lựa chọn khách hàng, lấy thị trường nông nghiệp nông thôn là chính đẩy mạnh đầu tư vào các làng nghề, kinh tế trang trại và kinh tế hộ sản xuất kết quả là trong năm 2005, trên 13 vạn hộ có dư nợ 2.647 tỷ tăng 482 tỷ so với đầu năm, chiếm 62,45 tổng dư nợ. Mặt khác ngân hàng cũng chú trọng đầu tư vào doanh nghiệp ngoài quốc doanh, HTX. Kết quả bảng 3 cho thấy tình hình cho vay qua các năm 2003 – 2005 như sau: Bảng 3. Tình hình cho vay qua các năm 2003 – 2005 tại NHNo & PTNT tỉnh Hà Tây . Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Tốc độ tăng trưởng Năm 2005 Tốc độ tăng trưởng DSCV 3.918 5.441 38,87 % 6.299 15,77 % DSTN 2.957 4.929 66,69 % 5.706 15,76 % Dư nợ 3.137 3.649 16,32 % 4.242 16,25 % Nợ quá hạn 27 33 22, 22% 123 273% Tỷ lệ nợ quá hạn 0,86% 0,90% 2,90% (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh NHNo & PTNT tỉnh Hà Tây năm 2003 – 2005) Về doanh số cho vay: qua biểu 2 ta thấy doanh số cho vay của chi nhánh tăng trưởng đều qua các năm. Năm 2003, doanh số cho vay đạt 3.918 tỷ năm 2004, doanh số cho vay là 5.441 tỷ đồng, tăng so với năm 2003 là 1.523 tỷ đồng, tăng trưởng 38,87%. Đến năm 2005 thì doanh số cho vay đạt 6.299 tỷ đồng tăng 858 tỷ đồng so với năm 2004, tăng trưởng là: 15,77% như vậy tốc độ tăng đã giảm hơn so với năm trước đó. Doanh số cho vay liên tục tăng là do trong 3 năm các doanh nghiệp vừa và nhỏ ngày càng tăng cả về quy mô và số lượng nên nhu cầu vay vốn để mở rộng, phát triển sản xuất kinh doanh ngày càng lớn. Về doanh số thu nợ: do mục tiêu của hoạt động tín dụng là an toàn vốn và có lợi nhuận, do vậy phải đảm bảo thu được gốc và lãi. Cụ thể, năm 2003 doanh số thu nợ là 2.957 tỷ đồng đến năm 2004 doanh số thu nợ là 4.929 tỷ đồng, tăng so với năm 2003 là 1.972 tỷ đồng tốc độ thu nợ tăng 66,69% . Năm 2005 doanh số thu nợ là 5.706 tỷ đồng tăng 777 tỷ đồng, tốc độ tăng thu nợ là 15,76%. Trong những năm qua nền kinh tế của tỉnh tăng trưởng khá, các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả luôn trả nợ đúng hạn. Đồng thời công tác thu nợ luôn được chi nhánh quan tâm một cách đúng mức ngân hàng thường xuyên kiểm tra, đôn đốc giám sát các khoản nợ để thu hồi nợ đúng thời hạn. Do vậy mà doanh số thu nợ trong những năm qua tăng lên tương ứng với doanh số cho vay điều này đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng của chi nhánh. Về dư nợ : NHNo & PTNT Hà Tây luôn xác định mở rộng tín dụng đi đôi với nâng cao chất lượng tín dụng là vấn đề hết sức cần thiết trong kinh doanh do đó chi nhánh đã đưa ra các biện pháp chỉ đạo thực hiện đầu tư tín dụng có hiệu quả, tiến hành khảo sát thị trường tìm kiếm khách hàng, đề ra định hướng cho vay phù hợp với sự phát triển của từng vùng, từng đối tượng vay. Trên cơ sở đó giúp cho hoạt động tín dụng đi đúng hướng và đem lại hiệu quả. Kết quả đó được thể hiện ở biểu 4 như sau: Bảng 4. Tình hình dư nợ qua các năm 2003 – 2005 tại NHNo & PTNT tỉnh hà Tây. Đơn vị: tỷ đồng Chi tiết Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Tổng dư nợ 3137 3649 4.242 Phân theo thành phần kinh tế Doanh nghiệp & HTX 1.164 1.484 1.595 Hộ sản xuất 1.973 2.165 2.647 Phân theo thời gian Ngắn hạn 1.813 2.214 2.822 Trung và dài hạn 1.324 1.435 1.420 (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của chi nhánh NHNo & PTNT tỉnh Hà Tây năm 2003, 2004, 2005). Dựa vào biểu 4: tổng dư nợ qua 3 năm đều tăng. Năm 2003 tổng dư nợ là 3.137 tỷ đồng thì năm 2004 tổng dư nợ là 3.649 tỷ đồng, tăng 512 tỷ đồng so với năm 2003, tốc độ tăng là 16,32%. Đến năm 2005 ngân hàng đã tổ chức thực hiện phân loại cho 100% khách hàng có dư nợ 10 triệu đồng trở lên, áp dụng vào xét duyệt cho vay, từng bước loại dần khách hàng sản xuất kinh doanh kém hiệu quả, mở rộng cho vay khách hàng có uy tín. Vận dụng chính sách ưu tiên mức cho vay, lãi suất cho vay, khuyến khích khách hàng làm ăn có hiệu quả và chấp hành tốt chính sách tín dụng ban hành. Tổng dư nợ đạt 4.242 tỷ đồng, tăng so với 2004 là: 593 tỷ đồng, tốc độ tăng là 16,25%. Tốc độ tăng trưởng dư nợ năm 2004 so với tốc độ tăng trưởng dư nợ năm 2005 tương đối đồng đều. Năm 2004 tốc độ tăng dư nợ thấp là do tốc độ thu nợ năm 2004 tăng khá lớn (66,69 %) so với tốc độ cho vay (38,87 %). Đến năm 2005 tốc độ tăng trưởng dư nợ có tăng về số tuyệt đối nhưng tốc độ tăng trưởng vẫn tương đương với năm 2004 là do tốc độ tăng trưởng cho vay và tốc độ tăng trưởng thu nợ là như nhau. Sự thay đổi về DSCV, DSTN, dư nợ qua ba năm sẽ được thể hiện trong rõ hơn trong biểu đồ dưới đây: Biểu đồ 03. Tình hình về DSCV, DSTN, dư nợ của chi nhánh NHNo & PTNT tỉnh Hà Tây trong thời gian qua. Tỷ đồng Nếu phân theo thành phần kinh tế: thì dư nợ hộ sản xuất vẫn luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ. Năm 2003 là 62,89% ; năm 2004 dư nợ hộ sản chiếm 59,33%. Đặc biệt trong năm 2005 ngân hàng đã thực hiện chỉ đạo cho vay hộ sản xuất: nắm bắt nhu cầu vay vốn tớí từng khách hàng chi nhánh cấp I, cấp III giảm dư nợ của doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả, hoặc loại hình kinh doanh độ an toàn thấp để có vốn cho hộ sản xuất vay, điều hoà vốn kịp thời cho các đơn vị có nhu cầu vay kinh tế hộ. Hàng quý đánh giá khen thưởng kịp thời các đơn vị có dư nợ cho vay hộ sản xuất cao, không khất hoãn mọi nhu cầu vay vốn khu vực kinh tế hộ. Từ đó đưa dư nợ kinh tế hộ sản xuất lên 2.647 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 64,6 % so tổng dư nợ cho vay. Không chỉ có dư nợ của hộ sản xuất tăng mà dư nợ của các doanh nghiệp và HTX cũng tăng cụ thể: năm 2003 đạt 1.164 tỷ đồng, năm 2004 là 1.484 tỷ đồng tăng tuyệt đối so với năm 2003 là: 320 tỷ với tốc độ tăng 27,49 %. Đến năm 2005 dư nợ của doanh nghiệp và HTX là: 1.595 tỷ đồng, tăng 111 tỷ đồng so với năm 2005, tốc độ tăng trưởng có giảm đi khá lớn nhưng vẫn đạt 7,45 %. Nếu phân theo thời gian cho vay: dư nợ ngắn hạn vẫn luôn chiếm tỷ trọng lớn hơn so với dư nợ trung và dài hạn vẫn còn hạn chế, đặc biệt năm 2005 dư nợ trung và dài hạn còn giảm 15 tỷ đồng. Nguyên nhân của tình trạng trên là ngân hàng còn e dè trong việc cho vay dài hạn do rủi ro cao, mặt khác khách hàng thường không có đủ điều kiện để được vay vốn dài hạn. Nợ quá hạn : cùng với việc tăng cường mở rộng qui mô tín dụng, chuyển dịch cơ cấu tín dụng cho hợp lý. Công tác nâng cao chất lượng được toàn chi nhánh hết sức quan tâm, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt trong quá trình kinh doanh. Kết quả là nợ quá hạn các năm thấp. Năm 2003, nợ quá hạn là 27 tỷ đồng chiếm 0,86% tổng dư nợ, năm 2004 nợ quá hạn là 33 tỷ đồng, chiếm 0,9% tổng dư nợ. Đến năm 2005 nợ quá hạn là 123 tỷ đồng, chiếm 2,90%. Như vậy nợ quá hạn tuy thấp nhưng lại tăng qua các năm. Nợ quá hạn qua phân tích cho thấy nguyên nhân chuyển nợ quá hạn phần lớn do nguyên nhân khách quan, nguyên nhân bất khả kháng và đều có khả năng xử lý và thu hồi nợ. Quá trình cho vay, chi nhánh thực hiện tốt các bước cho vay, thường xuyên phân tích nợ, xử lý thu hồi nợ đến hạn, nợ quá hạn kịp thời, tổ chức đổi miền cán bộ, thực hiện đối chiếu nợ qua thư ; c. Nghiệp vụ kinh doanh đối ngoại: Nghiệp vụ thanh toán quốc tế năm 2005 đã được tăng cường đầu tư trang bị cơ sở vật chất kĩ thuật và bổ sung thêm cán bộ đủ điều kiện để nâng cao chất lượng dịch vụ và thanh toán, từng bước đáp ứng yêu cầu hội nhập khu vực và quốc tế. Năm 2005 thanh toán quốc tế tăng mạnh, tổng doanh số thanh toán quốc tế 42.6 triệu USD tăng so với năm 2004 là 8,5 triệu USD doanh số thanh toán hàng xuất, nhập khẩu trị giá 23.8 triệu USD, doanh số mua bán ngoại tệ đạt 50,7 triệu USD. Doanh số chỉ trả kiều hối 18,7 triệu USD tăng 5,2 triệu USD so năm 2004, thực hiện chi trả qua dịch vụ Western union tại 16 ngân hàng cấp 2 và hội sở Ngân hàng tỉnh, tổng số tiền 3 triệu USD cho vay 3,5 triệu USD. Đến nay đã có trên 10.000 khách hàng mở tài khoản giao dịch với NHNo tăng 1,5 lần so với năm 2004. Toàn chi nhánh chủ động tự cân đối được ngoại tệ đáp ứng nhu cầu khách hàng, tạo thêm tiện ích thu hút khách hàng, tăng uy tín của NHNo. d. Nghiệp vụ bảo lãnh: Trong năm 2005 ngân hàng đã thực hiện bảo lãnh 173 tỷ trong đó: Doanh số bảo lãnh thanh toán: 20 tỷ 142 triệu đồng. Doanh số bảo lãnh thực hiện hợp đồng: 40 tỷ 425 triệu đồng. Doanh số bảo lãnh dự thầu: 15 tỷ 273 triệu đồng. Doanh số bảo lãnh mở L/C: 95 tỷ 273 triệu đồng Doanh số bảo lãnh khác: 1tỷ 782 triệu đồng. Sau một năm hoạt động bảo lãnh tăng trưởng nhanh: doanh số bảo lãnh tăng 120 tỷ, phí bảo lãnh thu 600 triệu góp phần nâng cao thu dịch vụ, đa dạng hoá sản phẩm trong kinh doanh. e. Công tác tài chính : Năm 2005 NHNo & PTNT tỉnh tăng cường chỉ đạo sát sao các cấp Ngân hàng chấn chỉnh thực hiện tốt công tác khoán tài chính đến đơn vị, nhóm và người lao động, với phương châm thích tự huy động vốn và tiết kiệm chi phí có chính sách đơn giá tiền lương phù hợp, áp dụng cơ chế lãi suất huy động vốn linh hoạt, kịp thời phù hợp với thực tế, thực hiện lãi suất cho vay không phân biệt thành phần kinh tế, gia hạn, điều chỉnh kì hạn nợ áp dụng lãi suất hiện hành, mở rộng kinh doanh dịch vụ, nhằm tăng năng lực tài chính toàn tỉnh. Mặt khác, ngân hàng cũng đẩy mạnh thu lãi mặt bằng, lãi đọng, thu nợ, tăng thu dịch vụ, cụ thể : Tổng doanh thu: 745 tỷ tăng 327 tỷ so với năm 2004, tốc độ tăng trưởng 79.5%. Tổng doanh chi: 634 tỷ tăng 303 tỷ so với năm 2004, tốc độ tăng trưởng 91%. Chênh lệch thu – chi: (chưa có lương) 111 tỷ tăng 24 tỷ so với năm 2004. Thu ngoài tín dụng: chiếm 3,6 % / tổng thu nhập ròng. Lãi suất bình quân đầu vào : 0,65% . Lãi suất bình quân đầu ra: 1,08%. Chênh lệch lãi suất đầu ra – đầu vào: 0,43% 2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỂ TẠI CHI NHÁNH NHNO & PTNT TỈNH HÀ TÂY TRONG THỜI GIAN QUA. 2.2.1.Khái quát về làng nghề Hà Tây: Hiện nay Hà Tây có 1.146 làng nghề trong đó có 219 làng nghề được công nhận, là một trong những tỉnh có nhiều làng nghề nhất trong cả nước. Một số làng nghề truyền thống nổi tiếng khắp cả nước như: làng nghề bánh giày Thượng Đình, làng nghề đồ mộc thôn Hữu Bằng, làng nghề bánh kẹo, dệt may La Phù…Tất cả các huyện trong tỉnh đều có làng nghề, huyện có nhiều làng nghề nhất là Thanh Oai (44 làng), huyện ít nhất là Hà Đông (2 làng). Sự phát triển của làng nghề đã làm cho bộ mặt nông thôn của tỉnh thay đổi: Giá trị sản lượng tiểu thủ công nghiệp chiếm gần 60 % trong giá trị sản lượng sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp (năm 2005). Sản phẩm của làng nghề ngày càng đa dạng, phong phú về chủng loại. Nhiều sản phẩm truyền thống và một số sản phẩm mới sản xuất gia tăng góp phần phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu. Các sản phẩm mang tính truyền thống với sự khéo léo của các nghệ nhân như: khảm trai (huyện Phú Xuyên), lụa ( Hà Đông), điêu khắc mỹ nghệ ( Hoài Đức)… đã được xuất khẩu và được người tiêu dùng nước ngoài yêu thích. Làng nghề phát triển đã thu hút nhiều lao động ở nông thôn, tạo việc làm xoá đói giảm nghèo, làm bộ mặt nông thôn có nhiều đổi mới. Năm 2005 tổng số hộ làm nghề trong toàn tỉnh là 88.670 hộ chiếm 27,8% tổng số hộ của toàn tỉnh, thu hút gần 160000 người lao động trong làng nghề. Đây là những kết quả đáng ghi nhận tuy nhiên làng nghề Hà Tây đang gặp phải những khó khăn sau đây: Về công nghệ sản xuất: Hiện nay công nghệ sản xuất của làng nghề chủ yếu là sản xuất thủ công chưa được cơ giới hoá. Một số làng nghề đã có sự áp dụng kỹ thuật vào sản xuất nhưng đều là những thiết bị cũ mua lại của các công ty nhà nước hoặc mua lại thiết bị cũ của nước ngoài. Chẳng hạn: làng nghề mây tre đan trước đây sử dụng chủ yếu là thủ công đốt bằng dầu, hiện nay đã sử dụng máy chẻ vuốt, đèn băng ga… Với những thiết bị đó thì vẫn chưa đảm bảo về năng suất chất lượng sản phẩm. Tính chất thủ công của ngành nghề đang cản trở làng nghề phát triển trong thương mại quốc tế. Khi có hợp đồng xuất khẩu lớn làng nghề thường khó đáp ứng kịp về thời gian, về tính chất đồng đều của sản phẩm. Trong xu thế hội nhập quốc tế của đất nước thì tất yếu các làng nghề phải hiện đại hoá công nghệ kỹ thuật nhằm tăng năng suất lao động, giảm thiểu tính chất nặng nhọc của sức lao động, hạn chế nhược điểm của sản phẩm thủ công nhưng vẫn phải đảm bảo tính độc đáo tinh xảo đối với các sản phẩm truyền thống. Về thị trường: gồm có thị trường đầu vào và thị trường đầu ra. Thị trường đầu vào: nguyên liệu cung cấp cho các làng nghề ở Hà Tây phần lớn là mua ngoài tỉnh bởi nguồn cung cấp trong tỉnh là có hạn. Các làng nghề phải mua nguyên liệu như: gỗ, gạo, mây tre, vải vóc, sợi len.. trừ điện và nước. Do phải phụ thuộc nguồn nguyên liệu cung cấp ở ngoài tỉnh nên hầu hết các làng nghề không chủ động được về nguyên liệu do thị trường luôn biến động, thường xuyên ở trong tình trạng thiếu nguyên liệu gây ảnh hưởng đến sản xuất. Thị trường đầu ra: Thị trường tiêu thụ sản phẩm là chưa ổn định. Các làng nghề hầu hết không trực tiếp tiếp xúc với khách hàng mà sản phẩm bán được chủ yếu là nhờ những đơn đặt hàng của các doanh nghiệp thu mua sản phẩm. Có đến 70% sản phẩm sản xuất ra được xuất khẩu sang các nước như: Nhật, Tây Âu…nhưng các làng nghề chưa thâm nhập sâu được vào thị trường các nước này. Do vậy mà các chủ hộ, chủ cơ sở sản xuất vẫn chưa chủ động được thị trường tiêu thụ sản phẩm. Bên cạnh đó, các sản phẩm của làng nghề phần lớn là chưa có thương hiệu sản phẩm. Trong thời gian tới thị trường tiêu thụ sản phẩm của các làng nghề Hà Tây cần đặt ra phương hướng phát triển sản xuất không chỉ là thị trường nội địa mà tiếp tục mở rộng thị trường xuất khẩu. Đồng thời cũng khuyến khích hình thành tua du lịch làng nghề, đó là cơ hội để tiếp cận thị trường thế giới. Về diện tích mặt bằng: hiện nay quy hoạch cho làng nghề còn gặp nhiều khó khăn. Công tác giải phóng mặt bằng còn chậm trễ, những tranh chấp về đất đai gây cản trở cho làng nghề mở rộng quy mô sản xuất. Trình độ người lao động: người lao động ở các làng nghề có trình độ thấp, không được đào tạo qua trường lớp. Hình thức đào tạo chủ yếu là truyền nghề chiếm 70-80% số lao động của làng nghề, khoảng 10% lao động là được đào tạo chính quy qua trường lớp, còn lại là tự làm qua thực tế tiếp thu. Cho đến nay tại các hộ sản xuất, cơ sở sản xuất việc sử dụng lao động thủ công là chủ yếu, sử dụng máy móc còn hạn chế. Các chủ hộ sản xuất còn yếu kém trong quản lý do không được đào tạo qua trường lớp. Mô hình tổ chức của làng nghề chủ yếu là tư nhân nên sản xuất chỉ dừng lại ở quy mô nhỏ, khả năng hiểu biết của chủ hộ về luật kinh tế, về thông tin thị trường thế giới còn rất hạn chế. Trong quá trình hội nhập các làng nghề cần phải nâng cao trình độ hiểu biết về pháp luật, kỹ thuật, thông tin thị trường trong và ngoài nước. Về vốn đầu tư: Đây là vấn đề khó khăn nhất đối với các làng nghề hiện nay. Trong xu hướng phát triển các hộ, cơ sở sản xuất có nhu cầu vốn lớn để đổi mới kỹ thuật, mở rộng sản xuất. Hiện tại vốn đầu tư của các làng nghề chủ yếu là vốn tự có, hoặc vay mượn bạn bè người thân. Vốn vay ngân hàng còn ít do hầu hết các chủ hộ, chủ cơ sở sản xuất không đủ điều kiện vay vốn. Giải quyết được khó khăn này sẽ giúp làng nghề giải quyết được khó khăn khác. 2.2.2. Quy trình tín dụng đối với làng nghề tại chi nhánh NHNo & PTNT tỉnh Hà Tây: Quy trình tín dụng được bắt đầu từ khi CBTD tiếp nhận hồ sơ khách hàng và kết thúc khi kế toán viên tất toán thanh lý hợp đồng tín dụng. Hiện nay quy trình tín dụng đối với làng nghề tại chi nhánh NHNo & PTNT tỉnh Hà Tây là quy trình áp dụng chung cho mọi đối tượng khách hàng mà không có văn bản nào quy định riêng cho vay đối với làng nghề. Căn cứ cho vay đối với làng nghề dựa vào quyết định 1627/2001/QĐ- NHNN và Quyết định số 72/QĐ – HĐQT – TD của chủ tịch hội đồng quản trị NHNo & PTNT Việt Nam. Quy trình cho vay đối với làng nghề được tiến hành theo 3 bước: Thẩm định trước khi cho vay. Kiểm tra, giám sát trong khi cho vay. Kiểm tra, giám sát, tổ chức thu hồi nợ sau khi cho vay. Ba bước trong quy trình tín dụng được cụ thể thành 22 bước như sau: Bước 1.Tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng về điều kiện tín dụng và hồ sơ vay vốn: Đối với khách hàng đã có quan hệ tín dụng CBTD kiểm tra sơ bộ các điều kiện vay vốn, hồ sơ vay, hướng dẫn khách hàng hoàn thiện hồ sơ, kiểm tra tính đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ. Đối với khách hàng có quan hệ tín dụng lần đầu, CBTD hướng dẫn khách hàng đăng ký những thông tin về khách hàng, các điều kiện vay vốn và tư vấn thiết lập hồ sơ vay. Bước 2. Kiểm tra hồ sơ và mục đích vay vốn a/ Kiểm tra hồ sơ vay vốn: kiểm tra qua cơ quan phát hành ra chúng hoặc kênh thông tin khác. Kiểm tra hồ sơ pháp lý. Kiểm tra hồ sơ vay vốn và hồ sơ đảm bảo tiền vay. b/ Kiểm tra mục đích vay vốn: CBTD kiểm tra mục đích vay có phù hợp với đăng ký kinh doanh, tính hợp pháp của mục đích vay vốn đảm bảo phù hợp với quy định quản lý ngoại hối hiện hành. Bước 3. Điều tra, thu thập, tổng hợp thông tin về khách hàng và phương án vay vốn. a/Về khách hàng vay vốn: CBTD cần có những thông tin sau: gia đình của khách hàng; mục đích vay vốn; nguồn thu nhập thường xuyên; tình trạng nhà xưởng, máy móc thiết bị, kỹ thuật, quy trình công nghệ; tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh; đánh giá về tài sản đảm bảo (nếu có). b/ Về phương án sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư: CBTD có thể đi thực tế để tìm hiểu về giá cả, cung cầu thị trường đối với sản phẩm. Tìm hiểu qua các nhà cung cấp thiết bị, nguyên vật liệu, nhà tiêu thụ sản phẩm. Từ đó đánh giá tình hình đầu vào đầu ra. Tìm hiểu từ các thông tin đại chúng. Tìm hiểu qua các báo cáo nghiên cứu hội thảo. Tìm hiểu qua các phương án sản xuất kinh doanh/ dự án đầu tư cùng loại. Bước 4. Kiểm tra, xác minh thông tin thông qua: Hồ sơ vay vốn trước đây của khách hàng nếu khách hàng đã có quan hệ tín dụng với ngân hàng. Thông qua trung tâm thông tin tín dụng. Các bạn hàng đối tác làm ăn. Các cơ quan quản lý trực tiếp khách hàng. Bước 5. Phân tích ngành: Xu hướng phát triển ngành. Các vấn đề liên quan đến kỹ thuật. Sản phẩm và khả năng cạnh tranh. Những thay đổi về điều kiện lao động. Phương pháp sản xuất. Vị thế của công ty. Bước 6. Phân tích, thẩm định khách hàng vay vốn: a/ Tìm hiểu và phân tích khách hàng, tư cách và năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự, năng lực điều hành quản lý, năng lực quản lý sản xuất kinh doanh, mô hình tổ chức, bố trí lao động. b/ Phân tích đánh giá khả năng tài chính: Kiểm tra tính chính xác của các báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh. Phân tích đánh giá tình hình hoạt động và khả năng tài chính. c/ Tình hình quan hệ với ngân hàng: khách hàng đã có quan hệ với ngân hàng. Bước 7. Dự kiến lợi ích cho ngân hàng nếu khoản vay được duyệt. CBTD tiến hành tính toán lãi và chi phí có thể thu được nếu khoản vay được phê duyệt. Cơ sở tính toán dựa trên đơn xin vay của khách hàng (số tiền giải ngân, thời hạn và lãi suất dự tính). Cũng cần lưu ý phải xem xét tổng thể các lợi ích khác khi thiết lập quan hệ tín dụng với khách hàng. Bước 8. Phân tích thẩm định phương án vay vốn, dự án đầu tư. Mục tiêu của quá trình này nhằm: Đưa ra các kết luận khả thi, hiệu quả về mặt tài chính của phương án sản xuất kinh doanh, khả năng trả nợ và những rủi ro có thể xảy ra. Làm cơ sở tham gia góp ý tư vấn cho khách hàng tạo tiền đề đảm bảo hiệu quả cho vay, thu được nợ gốc đúng hạn, hạn chế phòng ngừa rủi ro. Làm cơ sở để xác định số tiền cho vay, thời gian cho vay, dự kiến tiến độ giải ngân, mức thu nợ hợp lý. Bước 9. Thẩm định các biện pháp bảo đảm tiền vay: Tài sản bảo đảm là cơ sở xác lập trách nhiệm người vay, giảm thấp rủi ro tín dụng. Quá trình này gồm có: Kiểm tra tình trạng thực tế của tài sản đảm bảo tiền vay. Phân tích, thẩm định tài sản đảm bảo tiền vay. Bước 10. Lập báo cáo thẩm định cho vay: Chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng. Tổng hợp nội dung thẩm định và báo cáo thẩm định cho vay. Bước 11. Tái thẩm định khoản vay: Tổng giám đốc NHNo qui định cụ thể quy định giá trị khoản vay bắt buộc phải tái thẩm định theo từng thời kỳ. Mọi sự khác biệt giữa kết quả thẩm định và tái thẩm định mà có thể dẫn đến quyết định khác nhau đều phải trình lên giám đốc. Bước 12. Xác định phương thức và nhu cầu cho vay. Tuỳ theo yêu cầu v

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc36398.doc
Tài liệu liên quan