Đề tài Một số biện pháp hoàn thiện hình thức trả lương tại công ty cổ phần dụng cụ cơ khí xuất khẩu

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, các doanh nghiệp luôn phải cạnh tranh gay gắt với nhau để tồn tại và phát triển. Vì vậy các doanh nghiệp luôn luôn phải mở rộng thị trường hoạt động của mình không những chỉ hoạt động trên thị trường trong nước mà còn phải thâm nhập để nghiên cứu cả thị trường ngoài nước. Có như thế thì các Doanh nghiệp mới khẳng định được vị trí của mình và chiếm được lòng tin từ phía khách hàng. Để đạt được mục tiêu này, thì việc hoàn thiện các hình thức trả lương đóng vai trò vô cùng quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh để từ đó nâng cao mức thu nhập cho toàn bộ công nhân viên trong toàn Công ty.

 Đất nước ta đang trong thời kỳ đổi mới nền kinh tế đã có những bước phát triển mạnh mẽ theo cơ chế thị trường dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp. Điều đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải tự vận động và đi lên bằng chính thực lực của mình để đứng vững, phát triển và hoà mình với sự thay đổi của nền kinh tế trong nước, khu vực và thế giới. Thực tế cho thấy doanh nghiệp nào xây dựng được hình thức trả lương phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình sẽ góp phần không nhỏ nâng cao hiệu quả kinh doanh tạo điều kiện cho doanh nghiệp tồn tại và phát triển.

doc57 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1059 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số biện pháp hoàn thiện hình thức trả lương tại công ty cổ phần dụng cụ cơ khí xuất khẩu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g nghệ và ứng dụng kỹ thuật công nghệ mới. Định mức chi phí vật tư, nhiên liệu, năng lượng cho từng đơn vị sản phẩm. Phó giám đốc sản xuất: Là người phụ trách công tác sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm và toàn bộ công việc kinh doanh của công ty. Được giám đốc uỷ quyền ký toàn bộ các phiếu thu, phiếu chi dưới 10 triệu đồng và ký các phiếu xuất vật tư hàng hoá mang bán. Chỉ đạo trực tiếp các đơn vị như: đội xây dựng, các phân xưởng cơ khí 1,2,3, PX mạ, PX rèn dập, PX dụng cụ. Phòng kế hoạch vật tư: Có nhiệm vụ lập kế hoạch sản xuất kinh doanh trong toàn công ty. Chỉ đạo kế hoạch mua bán vật tư, định mực tiêu hao cho từng đơn vị sản phẩm. Tổ chức hoạt động hạch toán thống kê. Phòng kinh doanh: Nhiệm vụ chính là nghiên cứu mở rộng thị trường nhằm tiêu thụ sản phẩm. Quản lý theo dõi việc tiêu thụ sản phẩm. Phòng kế toán tài vụ: Là nơi cung cấp số liệu chủ yếu để giúp lãnh đạo công ty phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Giám sát về tài chính nhằm theo dõi mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty dưới hình thái tiền tệ. Hạch toán các khoản chi phí, xác định kết quả kinh doanh, lập các báo cáo tài chính và các báo cáo tài chính và các báo cáo quản trị theo quy định. Phòng tổ chức lao động tiền lương: Trực tiếp chịu sự lãnh đạo của giám đốc. Có nhiệm vụ sắp xếp và quản lý lao động, giải quyết các chế độp chính sách liên quan đến người lao động. Xây dựng và quản lý định mức lao động, kế hoạch lao động và tiền lương. Thanh toán tiền lương, thưởng, phụ cấp, bảo hiểm cho cán bộ công nhân trong công ty. Phòng hành chính: Có nhiệm vụ quản lý các công văn giấy tờ. Chịu trách nhiệm về công tác văn thư, in ấn và phát hành các văn bản . Lập kế hoạch mua sắm và cấp phát văn phòng phẩm cho công ty, chăm sóc sức khoe cho toàn thể cacnd bộ công nhân viên trong công ty. Phòng kỹ thuật: Chịu sự điều hành của phó giám đốc kỹ thuật, có nhiệm vụ: Thiết kế , hoàn thiện các qui trình công nghệ sản xuất sản phẩm. Theo dõi chế thử sản phẩm mới, cải tiến mẫu mã sản phẩm. Xây dựng các định mức về lao động, các định mức về vật tư. Quản lý tài liêụ kỹ thuật, hồ sơ bản vẽ và công tác cải tiến kỹ thuật trong sản xuất. Quản lý chất lượng sản phẩm trong công ty như kiểm tra chất lượng sản phẩm, bán thành phẩm theo các qui trình công nghệ, các nguyên nhiên vật liệu mua về kho dự phòng. Các phân xưởng: Phân xưởng rèn, dập: Chịu trách nhiệm tạo phôi cho các sản phẩm cơ khí, quản lý hệ thống cung cấp khí nén và các thiết bị đột dập phục vụ cho việc chế tạo phôi bằng các phương pháp cán, kéo, rèn, dập, nóng, nguội. Phân xưởng cơ khí 1: Chuyên sản xuất kìm điện 160, 180, kìm KB 30 đùi đĩa xe đạp, phụ tùng xe máy các loại. Phân xưởng cơ khí 2: Sản xuất mỏlết các loại, kìm điện có điều chỉnh các loại, phụ tùng xe máy các loại, đồ gia dụng bằng INOX. Phân xưởng cơ khí 3: Sản xuất kìm điện 210, đùi đĩa xe đạp, đồ gia dụng INOX và quản lý các thiết bị nhiệt luyện có tần số cao. Đồng thời tiến hành gia công thìa, đĩa cho Nhật Bản. Phân xưởng mạ: Chịu trách nhiệm trang trí bề mặt sản phẩm bằng các phương tiện hoá học, đánh bóng bề mặt kim loại, điện hoá các sản phẩm bằng INOX. Phân xưởng dụng cụ: Chủ yếu sản xuất các loại dụng cụ cắt gọt cho ngành cơ khí khuân mẫu các loại và quản lý khu vực nhiệt luyện bằng các phương tiện điện tử. Phân xưởng cơ điện: Đảm bảo công tác sửa chữa các máy công cụ trong công ty, lắp đặt, chạy thử các thiết bịo mới, quản lý hệ thống điện nước trong công ty, chế tạo các chi tiết phụ tùng thay thế, nhận gia công sản phẩm theo đơn đặt hàng 3. Đặc điểm ảnh hưởng đến vấn đề nghiên cứu: 3.1. Đặc điểm về nguyên vật liệu: Hàng năm công ty sử dụng một khối lượng lớn vật tư vào quá trình sản xuất gồm vật tư chính và vật tư phụ cho sản xuất. Nguyên vật liệu của công ty chủ yếu là sắt thép, INOX, các loại hoá chất, nhiên liệu chủ yếu là điện, than đá, xăng dầu. Với đặc tính là có trọng lượng lớn và cồng kềnh, khó chuyên chở và bảo quản. Chi phí dành cho nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất sản phẩm (60-70%). Chỉ cần có sự biến động nhỏ của giá cả nguyên vật liệu cũng ảnh hưởng rất lớn đến giá thành sản phẩm Các loại nguyên liệu và khối lượng ước tính trong 1 năm được liệt kê trong bảng: Bảng : Nhu cầu về nguyên vật liệu chủ yếu trong năm Stt Nguyên vật liệu chủ yếu Số lượng ước tính 1 Sắt thép các loại (C45, CT3, Inox.) 500 tấn / năm 2 Axit cromic 300g/l 3, 6 tấn/ năm 3 Niken sunfat 180g/l 3, 0 tấn/ năm 4 Axit clohidric 30% 36 tấn / năm 5 Axit clohidric 10% 2, 4 tấn/ năm 6 Xút 1.2 tấn / năm 7 Natri cacbonat 600 kg / năm 8 Phốtphát Natri 480 kg / năm 9 Axit Bonic 480 kg / năm 10 Natri sunphát 360 kg / năm 11 Axit phốtphoric 240 kg / năm (Nguồn: Phòng kế toán vật tư) Từ bảng trên ta nhận thấy nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu của công ty là khá lớn, hoá chất được sử dụng chủ yếu trong quá trình mạ và đánh bong bề mặt sản phẩm. Để đáp ứng được nhu cầu sản xuất đúng thời điểm, thì nguyên vật liệu phải luôn đảm bảo kịp thời về mặt số lượng và chất lượng. Về mặt năng lượng công ty chủ yếu sử dụng năng lượng từ than đá, xăng và điện. Quản lý nguyên vật liệu: Mua nguyên vật liệu: công ty tổ chức đội ngũ tiếp liệu do phòng kinh doanh quản lý, đội ngũ này có nhiệm vụ tìm hiểu thăm dò các nguồn hàng hoá, vật tư mà công ty đang cần và lập kế hoạch ký kết hợp đồng đặt hàng với số lượng và chất lượng đầy đủ kịp thời cho sản xuất. Thị trường cung ứng: công ty có ký kết hợp đồng dài hạn với những công ty hoá chất và vật tư trong nước đồng thời cũng nhập trực tiếp nguyên vật liệu chính ở nước ngoài (Hàn Quốc, Nhật Bản) Dự trữ và bảo quản : Công ty có kế hoạch nhập nguyên vật liệu trước một tháng sau khi đã có kế hoạch sản xuất để tiết kiệm chi phí lưu kho. Số lượng nguyên vật liệu thường tăng thêm 5% tổng số nguyên vật liệu ước tính để đưa vào dự trữ. Với cách nhập kho này đôi khi công ty cũng gặp những khó khăn vì thiếu nguyên vật liệu, nhưng do điều kiện về vốn lưu động nên rất khó khắc phục khó khăn này. Sử dụng: Phòng kế hoạch vật tư xây dựng định mức tiêu hao hợp lý nguyên vật liệu nhằm sử dụng tiết kiệmvà quản lý tốt nguyên vật liệu góp phần giảm giá thành sản phẩm. Định mức này thông thường được thay đổi 2 năm một lần, ngoài ra phòng kế toán tập hợp tổng giá trị nguyên vật liệu xuất, nhập trong kỳ để tính vào giá thành sản phẩm và những biện pháp quản lý chặt chẽ hợp lệ khác nhằm giảm thiểu tối đa chi phí phát sinh. 3.2. Đặc điểm về lao động: Lao động là một yếu tố quan trọng không thể thiếu trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong những năm vừa qua công ty không ngừng nâng cao tay nghề cho đội ngũ cán bộ, công nhân viên trong công ty do đó trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tay nghề của cán bộ công nhân viên trong công ty ngày một cải thiện nhằm đáp ứng tốt nhất kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty. Cơ cấu lao động của công ty được thể hiện qua bảng sau: Bảng : Sự phân bổ đội ngũ cán bộ công nhân viên trong công ty theo đơn vị chức năng: Chỉ tiêu 2002 2003 2004 2005 2006 SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL 1. Tổng số LĐ 610 100,0 632 100,0 655 100,0 685 100,0 720 100,0 2. Bộ phận gián tiếp 108 17,7 110 17,4 115 17,6 117 17,1 118 16,4 Phòng hành chính Y tế 32 5,2 33 5,2 34 5,2 34 5,0 34 4,7 Phòng kinh doanh 10 1,6 11 1,7 12 1,8 12 1,8 13 1,8 Phòng kế hoạch vật tư 22 3,6 22 3,5 24 3,7 24 3,5 24 3,3 Phòng kỹ thuật 19 3,1 19 3,0 20 3,1 21 3,1 21 2,9 Phòng kế toán tài vụ 7 1,1 7 1,1 7 1,1 7 1,0 7 1,0 Phòng TC LĐ tiền lương 18 3,0 18 2,8 18 2,7 19 2,8 19 2,6 3. Bộ phận trực tiếp SX 502 82,3 522 82,6 540 82,4 568 82,9 602 83,6 Phân xưởng cơ khí 1 75 12,3 80 12,7 81 12,4 90 13,1 100 13,9 Phân xưởng cơ khí 2 115 18,9 120 19,0 124 18,9 124 18,1 128 17,8 Phân xưởng cơ khí 3 55 9,0 60 9,5 63 9,6 65 9,5 75 10,4 Phân xưởng mạ 81 13,3 86 13,6 96 14,7 103 15,0 105 14,6 Phân xưởng cơ điện 60 9,8 60 9,5 60 9,2 65 9,5 70 9,7 Phân xưởng dụng cụ 34 5,6 34 5,4 34 5,2 34 5,0 34 4,7 Phân xưởng rèn dập 70 11,5 70 11,1 70 10,7 71 10,4 71 9,9 Tổ nhiệt luyện 12 2,0 12 1,9 12 1,8 12 1,8 15 2,1 ( Nguồn: Phòng tổ chức lao động tiền lương) Cơ cấu lao động theo giới tính: Giới Tính 2002 2003 2004 2005 2006 SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL Nam 460 75,41 467 73,89 480 73,28 503 73,43 525 72,92 Nữ 150 24,59 165 26,11 175 26,72 182 26,57 195 27,08 Tổng 610 100,00 632 100,00 655 100,00 685 100,00 720 100,00 ( Nguồn: Phòng tổ chức lao động tiền lương) Như vậy: cơ cấu lao động của công ty, nam giới chiếm đa số tới hơn 2/3 số lao động với tỷ lệ từ 70% đến 75% đây cũng là điều dễ hiểu đặc điểm của công ty là ngành cơ khí, công việc tương đối nặng nhọc, vất vả và độc hại do phải tiếp xúc với các hoá chất nên cơ cấu như vậy là phù hợp. Lao động nữ đa số làm các công việc ở bộ phận gián tiếp còn lại làm ở bộ phận hoàn thiện sản phẩm như : mạ, đánh bóng. Cơ cấu lao động theo độ tuổi: Độ tuổi 2002 2003 2004 2005 2006 SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL Dưới 30 tuổi 155 25.4 159 25.2 170 26.0 173 25.3 190 26.4 Từ 30-50 tuổi 310 50.8 325 51.4 330 50.4 350 51.1 362 50.3 Trên 50tuổi 145 23.8 148 23.4 155 23.7 162 23.6 168 23.3 Tổng 610 100.0 632 100.0 655 100.0 685 100.0 720 100.0 ( Nguồn: Phòng tổ chức lao động tiền lương) Trong phân công lao động, sự khác biệt về đặc điểm tự nhiên giữa các độ tuổi là một tiêu chí để tổ chức sắp xếp cho phù hợp với tiến trình phát triển. Cơ cấu lao động theo độ tuổi của Công ty Cổ Phần Xuất Khẩu Dụng Cụ cơ khí được chia thành ba nhóm: Nhóm thứ nhất (dưới 30 tuổi) là những lao động trẻ, còn thiếu nhiều kinh nghiệm làm việc song lại ham học hỏi, năng động, sức khoẻ tốt, có tinh thần sáng tạo, hăng say làm việc. Nhóm lao động trẻ này hàng năm chiếm tỷ lệ từ 25% đến 26,5% trong cơ cấu lao động của công ty. Ngày nay với sự phát triển mạnh mẽ của nền tri thức cùng với sự xâm nhập của khoa học công nghệ tiên tiến, đội ngũ trẻ là rất cần thiết trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh vì họ năng động, có khả năng tiếp thu nhanh những kỹ thuật tiến bộ khi đội ngũ già hạn chế về năng lực, trình độ, sức khoẻ. Trong nền kinh tế thị trường sôi động “ Sự chọn lọc tự nhiên trong xã hội đã dạy cho lớp cônh nhân tri thức trẻ biết phải làm gì để vươn lên, để được chấp nhận trong sự cạnh tranh nghiệt ngã này. Với khoảng 1/4 số lao động đang ở độ tuổi trẻ như vậy là một nhân tố quan trọng tạo nên sự phát triển của công ty trong tương lai. Nhóm thứ hai có độ tuổi từ 30-50 tuổi, đây là độ tuổi đang có khả năng cống hiến lớn về cả trình độ chuyên môn cũng như kinh nghiệm làm việc vì đã được rèn luyện trong thực tế sản xuất. Nhóm lao động này chiếm tới hơn một nửa số lao động dao động từ 50,3% đến 51,4% năm. ở độ tuổi này kinh nghiệm và tay nghề của người công nhân đang ở độ chín. Đó là một thuận lợi cho sự phát triển của công ty, bởi họ đang có sức cống hiến lớn, công ty không phải đầu tư quá nhiều kinh phí cho việc nâng cao bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ. Mặt khác bên cạnh việc làm tốt, những lao động này có khả năng kèm kặp, giúp đỡ, chỉ bảo cho những lao động trẻ và là tấm gương cho lớp trẻ phấn đấu. Nhóm thứ ba từ 50 tuổi trở lên, Nhóm lao động này tuy thể lực suy giảm nhưng họ lại là những công nhân bậc cao và rất lành nghề. Nhóm lao động này hàng năm chiếm từ 23,3% đến 23,8% tức là khoảng gần 1/4 số lao động, với đội ngũ đông đảo như vậy cũng là một khó khăn cho công ty trong việc đào tạo lực lượng kế cận. Qua phân tích sự phân bố lao động theo các độ tuổi ở công ty ta thấy: Sự phân bố lao động trong công ty là tương đối đồng đều vì vậy lực lượng lao động trong công ty có xu hướng già hoá : Phần trăm cộng dồn của hai nhóm tuổi từ 30-50 và trên 50 tuổi chiếm tỷ lệ hàng năm từ 73,6% đến 75,2%. Thực tế già hoá đội ngũ lao động trong công ty hiện tại là một lợi thế để đưa công ty đến sự thành công trong sản xuất kinh doanh( Vì có lực lượng lớn những thợ lành nghề, có nhiều kinh nghiệm sản xuất). Nhưng với xu hướng này trong những năm tới, công ty sẽ có một đội ngũ lao động ở độ tuổi bình quân cao, sẽ là một trở ngại cho việc áp dụng khoa học công nghệ mới vào sản xuất . Cơ cấu lao động theo trình độ học vấn, chuyên môn kỹ thuật: Học vấn,CMKT 2002 2003 2004 2005 2006 SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL ĐH-CĐ - trên ĐH 85 13.9 85 13.4 90 13.7 92 13.4 100 13.9 Trung cấp 60 9.8 65 10.3 70 10.7 75 10.9 75 10.4 Công nhân kỹ thuật 280 45.9 288 45.6 295 45.0 310 45.3 325 45.1 Lao động phổ thông 185 30.3 194 30.7 200 30.5 208 30.4 220 30.6 Tổng 610 100.0 632 100.0 655 100.0 685 100.0 720 100.0 ( Nguồn: Phòng tổ chức lao động tiền lương) Nguồn lao động của công ty được chia làm hai loại cơ bản: Lao động chưa qua đào tạo( Lao động phổ thông) Lao động đã qua đào tạo ở các trình độ: Đại học - Cao đẳng – Trên ĐH Trung cấp Công nhân kỹ thuật Từ số liệu ở bảng trên ta thấy chiếm tỷ lệ lớn nhất trong cơ cấu lao động của công ty là lực lượng công nhân kỹ thuật: Hàng năm chiếm hơn 45% . Số lượng lao động có trình độ Đại học – Cao đẳng – Trên ĐH hàng năm chiếm tỷ lệ từ 13,4% đến 13,9% . Còn một lực lượng khá đông những người trong công ty chưa qua đào tạo( Lao động phổ thông) hàng năm chiếm tỷ lệ từ 30,3% đến 30,7%. Số lao động này phần lớn làm những công việc như lau chùi, đánh bóng nên cũng không yêu cầu trình độ học vấn chuyên môn kỹ thuật cao. 3.3. Đặc điểm về quy trình công nghệ, máy móc trang thiết bị: Thuyết minh dây chuyền sản xuất sản phẩm: Loại hình sản xuất của doanh nghiệp là Sản xuất hàng loạt theo đơn đặt hàng. Qui trình công nghệ sản xuất sản phẩm của công ty theo kiểu chế biến song song. Qui trình đó gồm nhiều giai đoạn, giữa các giai đoạn có thể gián đoạn về mặt kỹ thuật, nhiều bộ phận có qui trình công nghệ riêng được chế tạo đồng thời và lắp ráp thành sản phẩm hoàn chỉnh. Sơ đồ: NVL ban đầu Nhập kho bán thành phẩm Chế tạo phôi:cắt đoạn, dèn, dập Gia công cơ khí: Tiện, phay, bào Nhiệt luyện Gia công nguội để hoàn thiện SP Mạ sản phẩm Lắp ráp hoàn chỉnh Nhập kho thành phẩm Thuyết minh sơ đồ dây chuyền : Bước 1:Từ các kim loại màu, sắt thép được đưa vào phân xưởng rèn, dập để tạo phôi sản phẩm bao gồm các bước sau: Cắt đoạn sản phẩm, rèn sơ bộ trên búa máy 75 – 150 tấn. Dập hình sản phẩm trên máy dập 160 - 250 - 340 tấn. Dập cắt Bavia trên máy dập 100 – 125 tấn. Nắn thẳng trên máy 63 tấn. ủ non phôi phẩm trên lò X75 sau đó làm sạch phôi và nhập kho bán thành phẩm. Bước 2: Chuyển phôi từ kho bán thành phẩm xuống phân xưởng cơ khí để tiến hành các bước: khoan, tiện, phay , mài rồi nhập kho bán thành phẩm. Bước 3: Bán thành phẩm ở phân xưởng cơ khí được chuyển xuống phân xưởng mạ để đánh bóng, nhuộm, trang trí bề mặt sản phẩm để bảo vệ độ bền và làm đẹp sản phẩm. Bước 4: Sản phẩm được chuyển sang phân xưởng lắp ráp hoàn chỉnh sau đó nhậm kho thành phẩm. Đặc điểm về máy móc , trang thiết bị: Máy móc, trang thiết bị của công ty hầu hết được nhập từ những nước phát triển, nó đã tạo điều kiện cho công ty hoàn thành tốt nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và sản xuất không ngừng được mở rộng cả về số lượng lẫn chất lượng so với những năm trước đây. Tuy nhiên do một số máy móc được sản xuất cách đây khá lâu ,hao mòn lớn (cả hao mòn hữu hình lẫn hao mòn vô hình) điều đó dẫn đến khả năng làm việc của chúng bị hạn chế, năng suất không cao. Đây là một thách thức lớn đối với công ty bởi muốn đổi mới thiết bị đòi hỏi một nguồn vốn tương đối lớn, do vậy làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng và giá thành sản phẩm của công ty. Cụ thể được thể hiện qua bản số liệu thống kê sau: Bảng : Số lượng máy móc, trang thiết bị của công ty. Stt Loại máy Số lượng Năm sản xuất Nước sản xuất 1 Máy khoan 5 1969 Hungari 2 Máy tiện 10 1970 Liên xô 3 Máy dập 6 1972 Ba lan 4 Máy phay 2 1972 Liên xô 5 Máy tiện 6 1972 Tiệp khắc 6 Máy bào 1 1974 Liên xô 7 Máy búa 3 1975 Tiệp khắc 8 Máy khoan 4 1976 Liên xô 9 Máy dập 5 1980 Việt Nam 10 Máy mài 10 1982 Ba lan 11 Máy mài 9 1983 Ba lan 12 Máy dập 2 1988 Trung Quốc 13 Máy phay 7 1989 Ba lan 14 Máy dập trục khuỷu 20 tấn 5 1990 Nhật Bản 15 Máy dập trục khuỷu 45 tấn 1 1990 Việt Nam 16 Dây truyền mạ 1 1992 Việt Nam 17 Lò tần sóng 1 1992 Liên xô 18 Máy phun bi 1 1992 Ba lan 19 Máy dập trục khuỷu 160 tấn 1 1992 Trung Quốc 20 Máy cưa 2 1994 Ba Lan 21 Máy mạ Inox 1 1995 Đài Loan 22 Máy hàn Inox 1 1995 Nhật Bản 23 Máy cán thép 1 1995 Liên xô 24 Máy hàn điểm 3 1995 Việt Nam 25 Máy cán ren 1 1996 Đài loan 26 Máy hàn dây AR 1 1996 Nhật Bản 27 Máy hàn dây Co2 1 1996 Nhật Bản 28 Máy nén khí 1 1996 Nhật Bản (Nguồn: Phòng Kỹ thuật) Nhận xét chung: Với những gì đã phân tích ở trên ta thấy: Về mặt Nguyên vật liệu đã đảm bảo tương đối tốt nhu cầu góp phần đáng kể trong việc thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, là một trong những nhân tố tích cực góp phần làm tiền lương thực tế của từng cán bộ công nhân viên,cũng như quỹ lương của toàn công ty tăng lên. Về yếu tố lao động: Lao động ở công ty được phân bố hợp lý theo từng chức năng bộ phận, từng tính chất công việc đảm bảo việc đan xen, hỗ trợ hợp lý từ lao động phổ thông đến công nhân kỹ thuật đến cán bộ quản lý lên cũng thuận lợi cho công tác tính và chi trả lương góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển. Tuy nhiên một mặt lao động của công ty chủ yếu là công nhân kỹ thuật lành nghề chiếm hơn 45% tổng số lao động là nhân tố tích cực mang lại những thành công nhất định cho công ty trong vài năm gần đây đóng góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển làm thu nhập của cán bộ công nhân viên ngày càng tăng. Mặt khác thì lao động quản lý của công ty ở trình độ cao chưa nhiều sẽ là một trở ngại trong việc phát triển của công ty trong tương lai và đặc biệt là lao động phổ thông chiếm một tỷ lệ tương đối cao hàng năm vào khoảng hơn 30% là nhân tố kìm hãm sự phát triển của công ty, làm giảm sức cạnh tranh so với các doanh nghiệp cùng ngành khác, làm giảm tiền lương thực tế của mỗi người do đó công ty nên giảm bớt số lượng đội ngũ lao động này. Về yếu tố máy móc, trang thiết bị kỹ thuật: Hầu hết máy móc trang thiết bị của công ty đều được nhập khẩu từ các nước công nghiệp phát triển, tuy nhiên rất nhiều máy móc của công ty đã lạc hậu và có sự hao hòn hữu hình và vô hình tương đối lớn điều này có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của công ty trong tương lai, làm giảm đáng kể thu nhập thực tế của người lao động cho nên công ty nên từng bước thay thế những loại máy móc trang thiết bị lạc hậu này góp phần làm tăng thu nhập của người lao động cũng như tăng sự cạnh tranh so với các đối thủ cùng ngành khác. 4. Thực trạng các hình thức trả lương tại Công ty cổ phần Dụng Cụ Cơ Khí Xuất khẩu. 4.1 Thực trạng hình thức trả lương sản phẩm tại Công ty cổ phần Dụng Cụ Cơ Khí Xuất khẩu. Trả lương sản phẩm là một hình thức được áp dụng với các phân xưởng sản xuất trực tiếp. Hình thức trả lương sản phẩm trực tiếp: Đây là hình thức áp dụng với các phâm xưởng trực tiếp đó là: Phân xưởng cơ khí, phân mạ, phân xưởng rèn dập. Trong đó căn cứ vào tính chất công việc công ty có hình thức trả lương cá nhân hay tập thể cụ thể được tính như sau: Trả lương sản phẩm cá nhân: Trả lương sản phẩm cá nhân được áp dụng với công nhân trực tiếp sản xuất trong điều kiện lao động mang tính độc lập có hệ thống định mức và nghịêm thu một cách cụ thể. Căn cứ vào bảng tổng hợp định mức để tính đơn giá sản phẩm từ bảng tổng hợp sản lượng để trả lương để lương để trả lương cho công nhân viên theo công thức sau: FCN = Q1x ĐGSpi Trong đó : FCN: Tiền lương sản phẩm của công nhân Q1: Sản lượng của sản phẩm ĐGSPi: Đơn giá sản phẩm i LCBCV ĐGSPi = -------------------- Mức Sản Lượng Ví dụ: Bảng tổng kết kết quả sản xuất tháng 3 năm 2007 của tổ SX Số 1, PX cơ khí 1 như sau: STT Họ và tên Đùi xe đạp Trục giảm xóc Bọc phanh Cấp bậc 1 Nguyễn minh Hằng 1.750 800 900 3 2 Đào như Hoa 1.116 832 786 3 3 Phạm thu thuỷ 1.120 946 963 4 4 Lương trung Tuấn 1.820 900 750 4 5 Hà anh Trung 1.850 920 750 4 4 Mức sản lượng 1.629 1.069 3.050 5 Hệ số CBCV 2,73 2,56 3,07 Lương tối thiểu Công ty áp dụng là: 450.000 đồng/tháng. Đơn giá sản phẩm được tính như sau: + LCBCV 450.000 x 2,73 ĐGĐùi xe Đạp = --------------- = ------------------ = 754,14 (đ/SP) MSản Lượng 1.629 LCBCV 450.000 x 2,65 + ĐGTrục giảm sóc = ----------- = ------------------ = 1.115,5(đ/SP) MSản Lượng 1.069 LCBCV 450.000 x 3,07 + ĐGBoc Phanh = ----------- = ------------------ = 452,95 (đ/SP) MSản Lượng 3.050 Tiền lương sản phẩm của các công nhân Hằng, Hoa, Thuỷ,Tuấn, Trung được tính như sau: FCN = Q1xĐGSPi TL Công nhân Hằng là: (1.750 x 754,14) + (800 x 1.115,5) + (900 x452,95) = 2.619.800(đ/tháng) TL công nhân Hoa là: (1.116 x 754,14)+ (832 x) +(786 x 452,95) = 1.293.734,9(đ/tháng) TL công nhân Thuỷ là: (1120 x +(946 x 1.115,5) +(963 x) = 2.336.090,6(đ/tháng) TL công nhân Tuấn: (1.820 x 754,14)+( 900 x 1.115,5)+( 750x 452,95) = 2.716.197,3(đ/tháng) TL công nhân Trung: (1.850 x754,14) + (920 x1.115,5) +(750 x452,95) = 2.761.131,5(đ/tháng) Trả lương sản phẩm tập thể (TLSPTT): Hình thức: Công ty áp dụng hình thức này đối với các công việc đòi hỏi sản xuất tập thể hoặc sản phẩm là hàng khối. Ví dụ như lắp ráp xe máy sau đó chia lương sản phẩm cho cá nhân. Cách tính: TLSPTT = (Sản lượng thực tế) x (ĐGSP) LCBCV ĐGSP = -------------------- Mức Sản Lượng Chia lương sản phẩm: Quy đổi ngày công sản phẩm của mỗi công nhân: TQĐCNi =( Hệ Số LươngCni) x ( TLVTTCNi ) Tiền lương cho một ngày công sản phẩm: Tiền lương của tổ TLi = --------------------------------- Tổng số ngày công quy đổi (TLTừng CN) = (NCquy đổi mỗi CN) x ( TLcho 1 ngày công SP mỗi CN đó) Ví dụ: Trong tháng 3 năm 2007 kết quả sản xuất của tổ SX Số 2 phân xưởng cơ khí 1: STT Họ và tên Bậc thợ Hệ số Ngày công 1 Trần Tuấn Anh 2 1,83 24 2 Mai Thu Hà 3 2,16 26 3 TRần Thị Mai Loan 5 3,01 26 4 Nguyễn Thu Vân 5 3,01 24 5 Phạm Thị Thu 6 3,56 25 Công ty áp dụng tiền lương tối thiểu là 450.000 đồng/ tháng, mức sản lượng giao là 460 sản phẩm tháng. sản lượng hoàn thành là 455 sản phẩm. Công ty trả lương như sau: LCBCV 450.000(1,83 + 2,16 + 3,01 + 3,01 + 3,56) ĐGSP = ------- = --------------------------------------------------- = 13.275 (đ/sp) MSL 460 1) Tiền lương sản phẩm tập thể: TL tổ = ( Sản lượng thực tế) x ( ĐGsp) = 455 X 13.275 = 6. 040.125(đ) 2) Chia lương sản phẩm: Quy đổi ngày công ra công sản phẩm của mỗi công nhân: Anh = 24 x 1,83 = 43,92 Hà = 26 x 2,16 = 56,16 Loan = 26 x 3,01 = 78,26 Vân = 24 x 3,01 = 72,24 Thu = 25 x 3,56 = 89 Tổng số ngày công quy đổi của tổ = 339,58 (ngày công) Tiền lương cho một ngày công sản phẩm Tiền lương của tổ TLi = ------------------------- Tổng số NC quy đổi 6. 040.125 TLi = ------------- = 17. 787.045( đ/ngày) 339,58 Tiền lương của từng công nhân: Anh = 43,92 x 17. 787.045 = 781.207.016 (đồng) Hà = 56,16 x 17. 787.045 = 998.920.447 (đồng) Loan = 78,26 x 17. 787.045 = 1.392.014 (đồng) Vân = 72,24 x 17. 787.045 = 1.284.936 (đồng) Thu = 89 x 17. 787.045 = 1.583.047 (đồng) Hình thức trả lương sản phẩm gián tiếp: Do tính chất công việc, công ty áp dụng trả lương sản phẩm gián tiếp với hai phân xưởng phục vụ là dụng cụ và cơ điện với cùng khối lượng. Trong đó: phân xưởng cơ điện được thanh toán theo sản phẩm của phân xưởng rèn, dập, mạ, cơ khí. Phân xưởng dụng cụ thanh toán theo phân xưởng cơ khí, rèn, và ngoài kế hoạch. Tỷ lệ phân bổ tiền lương theo các phòng như sau: Phân xưởng trực tiếp sản xuất Dụng cụ Cơ điện Cơ khí 50% 50% Mạ 10% Rèn dập 35% 30% Phát sinh 15% 10% Từ tỷ lệ phân bổ tiền lương theo các phân xưởng xác định tỷ lệ tiền lương của phân xưởng phục vụ theo quỹ lương phân xưởng theo công thức: ( Tỷ lệ phân bổ ) x (Quỹ lương SP của từng PX) TLTiền Lương = -------------------------------------------------------- ( Quỹ lương SP của PX sản xuất ) Trong đó: Quỹ lương phân xưởng sản xuất được xác định như sau: ( Quỹ lương phân xưởng phục vụ ) = ( Tiền lương bình quân của phân xưởng sản xuất ) x 105% x ( Số lao động ) Ví dụ: Kết quả sản xuất tháng 3 năm 2007 của phân xưởng rèn dập và phân xưởng cơ khí là: STT Chỉ tiêu PX Rèn dập PX Cơ khí 1 Tổng lương sản phẩm nhập kho 65.000.000 195.000.000 2 Lương bình quân 1.200.000 1.200.000 Xác định lương sản phẩm cho phân xưởng Dụng Cụ biết số lao động của phân Xưởng là 40 người. Quỹ lương sản phẩm phân xưởng Dụng Cụ là: 1.200.000 x 105% x 40 = 50.400.000(đồng) Tỷ lệ tiền lương theo các phân xưởng là: 35% x 50.400.000 - TL Theo PX Rèn dập = ----------------------- x 100% = 27,138% 65.000.000 50% x 50.400.000 - T

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docQ0063.doc
Tài liệu liên quan