Đề tài Một số biện pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Công ty TNHH in bao bì Thái Lợi

 

 

 

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY TNHH IN BAO BÌ THÁI LỢI 2

1. Khái niệm về tiêu thụ sản phẩm 2

2. Vai trò của công tác tiêu thụ sản phẩm 3

3. Ý nghĩa của hoạt động thị trường sản phẩm 3

4. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác tiêu thụ sản phẩm. 4

4.1.1. Khối lượng sản phẩm hàng hóa. 4

4.1.2. Chất lượng sản phẩm hàng hóa. 4

4.1.3. Giá bán sản phẩm. 5

4.1.4. Tổ chức công tác tiêu thụ. 6

5. Nội dung của Công tác tiêu thụ sản phẩm 6

5.1. Nghiên cứu thị trường tiêu thụ sản phẩm 6

5.2. Xây dựng chiến lược tiêu thụ sản phẩm 7

5.3. Chính sách giá bán 7

5.4. Tổ chức các kênh tiêu thụ sản phẩm. 7

5.5. Các biện pháp hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm 8

6. Phân tích và Đánh giá kết quả hoạt động tiêu thụ 8

II. Thực trạng công tác tiêu thụ sản phẩm tại công ty tnhh in bao bì thái lợi 9

1. Lịch sử hình thành phát triển của Công ty Thái Lợi 9

2. Cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH In Bao bì Thái Lợi 9

3. Môi trường kinh doanh của Công ty Thái Lợi 11

3.1 Môi trường kinh doanh bên ngoài của Công ty 11

3.2 Môi trường kinh doanh bên trong của Công ty. 12

III. kết quả kinh doanh của Công ty 15

1. Tình hình chung về hoạt động kinh doanh của Công ty 15

2. Cơ sở vật chất trang thiết bị: 17

IV. Tình hình sản xuất và tiêu thụ của công ty 18

1. Quy trình sản xuất: 18

2. Về số lượng sản phẩm - tiêu thụ sản phẩm của Công ty TNHH In Bao bì Thái Lợi 19

3. Khả năng cạnh tranh của công ty . 20

4. Về mặt hàng tiêu thụ 21

5. Tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ 22

6. Về thị trường tiêu thụ 22

7. Mạng lưới tiêu thụ của Công ty 23

8. Về các chính sách giá cả của Công ty 25

IV. đánh giá thực trạng tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty 26

1/ Ưu điểm: 26

2. Nhược điểm 27

3. Nguyên nhân 28

CHƯƠNG II: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY TNHH IN BAO BÌ THÁI LỢI 29

1. Công ty luôn chú trọng giữ vững, xây dựng và phát triển hệ thống đại lý tiêu thụ sản phẩm. 29

2. Xây dựng các chính sách hoạt động Marketing thị trường 29

3. Hoàn thiện công tác tổ chức bán hàng: 30

4. Đẩy mạnh công tác điều tra nghiên cứu thị trường: 31

5. Hạ giá thành sản phẩm để đẩy mạnh tiêu thụ: 33

5.1 Hạ thấp chi phí quản lý doanh nghiệp: 33

5.2 Giảm chi phí cố định, chi phí điện nước: 33

KẾT LUẬN 35

TÀI LIỆU THAM KHẢO 36

 

 

doc38 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1226 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số biện pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Công ty TNHH in bao bì Thái Lợi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh, ký kết hợp đồng kinh tế, xây dựng các kế hoạch sản xuất kinh doanh dài hạn, ngắn hạn để thông qua các thành viên của Công ty, sau đó tổ chức thực hiện. Giám đốc được quyền quyết định tổ chức, điều hành bộ máy quản lý, các bộ phận cấp dưới. Ra quyết định bổ nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, nâng bậc lương, ký hợp đồng lao động với cán bộ công nhân viên của Công ty. Phó giám đốc là người giúp việc cho giám đốc về nghiệp vụ kinh doanh, nghiệp vụ tài chính, công tác thị trường...chịu trách nhiệm trước giám đốc và pháp luật về nhiệm vụ được phân công. Phó giám đốc kinh doanh quản lý phòng kế hoạch vật tư và phòng thị trường. Phó giám đốc kỹ thuật quản lý phòng kỹ thuật công nghệ. Văn phòng Công ty đảm nhận các chức năng như xây dựng kế hoạch lao động, định mức lao động, quản lý tham mưu về tiền lương và các công việc hành chính. Phòng kế toán tài chính thực hiện các nghiệp vụ hạch toán kế toán, hạch toán thống kê theo dõi tình hình biến động của các hoạt động sản xuất kinh doanh và bảo toàn vốn cho Công ty. Phòng thị trường chuyên thực hiện các công việc tiêu thụ sản phẩm, làm các công việc về Marketing, thu nhập thông tin gợi mở nhu cầu, quảng cáo, tiếp thị, cung cấp hàng hoá tối ưu đến tay khách hàng,... Ngoài ra phòng thị trường còn lên kế hoạch sản xuất và soạn thảo hợp đồng tiêu thụ sản phẩm. Phòng kế hoạch vật tư căn cứ vào hợp đồng tiêu thụ sản phẩm lập kế hoạch nhu cầu về vật tư, mua sắm vật tư, nhiên liệu nhập kho, tổ chức chế biến nguyên liệu, quản lý kho tàng và các phương tiện vận tải. Phòng kỹ thuật công nghệ, thực hiện kiểm tra chất lượng vật tư, bán thành phẩm, thành phẩm, nguyên vật liệu nhập kho, đảm bảo chất lượng sản phẩm, đào tạo công nhân kỹ thuật. 3. Môi trường kinh doanh của Công ty Thái Lợi Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiêu thụ của Công ty chính là các nhân tố tạo điều kiện hoặc gây khó khăn cho Công ty trong trong việc đáp ứng nhu cầu thị trường và sự cạnh tranh với các đối thủ khác. 3.1 Môi trường kinh doanh bên ngoài của Công ty Các nhân tố khách quan tác động đến khả năng tiêu thụ của Công ty chính là môi trường kinh doanh của Công ty. 3.1.1. Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Trong những năm gần đây, nền kinh tế nước ta tăng trưởng với tốc độ cao dẫn đến khả năng thanh toán của khách hàng cũng tăng và do đó sức mua cũng lớn hơn. Đây chính là cơ hội cho Công ty In Bao bì Thái Lợi có điều kiện đẩy mạnh sản xuất, mở rộng danh mục sản phẩm, thị trường tiêu thụ tăng, tăng doanh thu và tăng khả năng cạnh tranh. 3.1.2. Nhóm nhân tố về chính trị và pháp luật Sự ổn định về chính trị cùng với việc ban hành luật pháp, chính sách trong nước tạo ra khuôn khổ pháp lý hướng bước đi của xã hội. Đường lối kinh tế mở cho phép Công ty có điều kiện tiếp xúc với nước ngoài, tìm kiếm thị trường công nghệ kỹ thuật mới, thu thập thông tin mua bán trao đổi, học tập kinh nghiệm để áp dụng vào thực tiễn của Công ty. Trong thời gian qua Công ty có nhiều mối quan hệ mua bán nguyên vật liệu từ nhiều nước, nhờ có đường lối kinh tế mở đã giúp Công ty tránh bị ép giá, đảm bảo chất lượng sản phẩm. 3.1.3. Các nhân tố về khoa học công nghệ Nhờ áp dụng tiến bộ của công nghệ thông tin mà công việc thu thập, xử lý thông tin nhanh hơn, chính xác hơn. Công ty đã nắm bắt nhu cầu từ phía thị trường cũng như mọi biến động của môi trường kinh doanh từ đó vạch ra được những kế hoạch, những quyết định đúng đắn phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Mặt khác, do áp dụng tiến bộ của khoa học công nghệ mà chất lượng sản phẩm của Công ty được nâng cao, giá thành sản phẩm giảm từ đó Công ty sẽ có điều kiện hơn để nâng cao khả năng cạnh tranh. 3.2 Môi trường kinh doanh bên trong của Công ty. 3.2.1. Về nhân sự. Tổng số công nhân viên của Công ty là 50 người, trong đó lao động gián tiếp bao gồm lãnh đạo các xí nghiệp (giám đốc, phó giám đốc, trưởng phòng, phó phòng, các chuyên viên giúp việc) chiếm 20%. Lao động trực tiếp bao gồm các nhân viên trực tiếp sản xuất ra sản phẩm chiếm 80%. Trình độ lao động của công ty tính đến năm 2003 Chỉ tiêu Số lao động Tỷ lệ % Tổng số lao động 50 100 Trình độ Đại học 5 10% Trung cấp ngành in 10 20% Công nhân sản xuất 35 70% Đa số lao động gián tiếp đều có trình độ chuyên môn tốt nghiệp các trường đại học, trung cấp và công nhân đều qua quá trình đào tạo nghề có trình độ chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng với yêu cầu sản xuất kinh doanh của Công ty. Nói chung chất lượng đội ngũ lao động của công ty là đảm bảo nhưng chất lượng đội ngũ người lao động trong công ty là không cao, đây là tình trạng chung đối với các doanh nghiệp hiện nay. Quá trình sản xuất của Công ty in theo dây truyền tuy không phức tạp lắm nhưng đòi hỏi người lao động phải nắm bắt được những kỹ năng cơ bản của công việc. Để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, đảm bảo hiệu quả công việc và chất lượng sản phẩm, Công ty căn cứ vào độ phức tạp của công việc để phân công cho phù hợp với trình độ tay nghề của người lao động. Trình độ đại học chiếm 10%, trung cấp chiếm 20%. Đặc biệt số lao động là những người trẻ khoẻ chiếm 70%, điều này tạo điều kiện thuận lợi cho Công ty trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Mặc dù là một công ty TNHH, nhưng Công ty đã thực hiện tốt các chính sách bảo hiểm xã hội, chế độ khen thưởng cho các cán bộ công nhân viên. Trong những năm qua, thu nhập trung bình của người lao động trong Công ty đã không ngừng được nâng cao đều đạt mức trung bình khá so với nhiều doanh nghiệp cùng ngành khác và cải thiện đời sống ở mức trung bình hiện nay là 800.000 đồng/người/tháng. Tuy nhiên thu nhập của người lao động chưa cao vì một số nguyên nhân cơ bản sau: Số lượng lao động tương đối lớn so với yêu cầu của sản xuất cộng thêm tình trạng sử dụng người lao động chưa hợp lý dẫn đến năng suất lao động bình quân không cao. Thiết bị công nghệ sản xuất lạc hậu, công suất nhỏ dẫn đến các chỉ tiêu tiêu hao lớn, năng suất lao động và chất lượng sản phẩm thấp khó cạnh tranh. Những điều này dẫn đến tình trạng hoạt động kém hiệu quả ở Công ty. Biểu số 3 Số lượng lao động và thu nhập của người lao động của Công ty In bao bì thái lợi trong các năm qua Chỉ tiêu Đơn vị 2001 2002 2003 Số lao động bình quân Người 50 50 50 Thu nhập bình quân đ/ng/tháng 640.000 720.000 800.000 Công ty cũng đã bước đầu quan tâm đến công tác bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ cán bộ cán bộ và lao động. Công ty cũng đã đưa ra các chương trình khuyến khích để thu hút những người lao động có trình độ về làm việc. Hiện nay, ngoài những yếu tố sản xuất truyền thống như : thiết bị công nghệ, máy móc kỹ thuật, nguyên vật liệu, nơi làm việc nhân tố con người càng được coi trọng đặc biệt. Muốn sản xuất phát triển, lợi nhuận tăng doanh nghiệp cần phải có những chế độ chính sách nhằm kích thích cả về vật chất lẫn tinh thần cho công nhân viên. Cụ thể là doanh nghiệp phải có một hệ thống thu nhập hợp lý sao cho người lao động có thể thoả mãn những nhu cầu thiết yếu của mình trong hiện tại và có một phần nhỏ nhằm đảm bảo cho cuộc sống của họ sau này. Những hoạt động này nhằm chuẩn bị lực lượng lao động cho phù hợp với sự phát triển của công ty trong thời gian tới. 3.2.2. Tài chính Công ty nguồn vốn ban đầu là 8 tỷ đồng, khả năng vốn và huy động vốn của Công ty vững chắc phát triển với tiêu chí năm sau cao hơn năm trước. Đảm bảo tính tự chủ trong cơ cấu vốn và nguồn vốn. Khả năng cân đối thu chi tài chính luôn được cân bằng, điều này phản ánh trình độ an toàn trong thanh toán. Lợi nhuận hàng năm tăng, do vậy tích luỹ vào quỹ của Công ty hàng năm cũng tăng theo. 3.2.3. Mặt hàng sản xuất kinh doanh Mặt hàng sản xuất kinh doanh của Công ty đa ngành, đa lĩnh vực nên Công ty mở rộng từng mặt hàng, ngành hàng trên lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Thị trường kinh doanh chủ yếu của Công ty là thị trường Hà Nội. Sản phẩm chủ yếu của Công ty là sản phẩm in bao bì. III. kết quả kinh doanh của Công ty 1. Tình hình chung về hoạt động kinh doanh của Công ty Trong mấy năm gần đây, đất nước ta đang bước chuyển mình mạnh mẽ, tất cả đầu tư nhân lực, vật lực cho tiến trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Trong dòng chảy sôi sục đó, Công ty đã tung mình phát huy và thể hiện khả năng vốn có của mình trong phong trào SXKD ổn định và nâng cao đời sống xã hội. Hiện nay với đội ngũ công nhân viên là 50 người và tổng nguồn vốn trên 10 tỷ đồng Công ty đã tạo lập được cho mình một cơ sở vật chất kỹ thuật và đội ngũ lao động tương đối ổn định làm tiền đề cho những bước tiến trong tương lai. Khả năng về vốn là yếu tố vật chất nền tảng để Công ty đầu tư và nâng cao năng lực sản xuất, đáp ứng nhu cầu thị trường. Tình hình tài chính lành mạnh cho phép Công ty đẩy mạnh sản xuất, duy trì và mở rộng thị trường kinh doanh trong tương lai. Bảng 1: Bảng giá trị đầu tư máy móc thiết bị của Công ty TNHH In Bao bì Thái Lợi Đơn vị : triệu đồng Năm Nguyên giá Giá trị còn lại 2001 6.472,3 5.478,5 2002 7.995,3 4.579,9 2003 8.600,0 5.074,6 Bảng 2: Bảng nguồn vốn kinh doanh các năm Đơn vị : Triệu đồng Chỉ tiêu 2001 2002 2003 -Vốn Kinh doanh 799.815.230 859.472.923 887.152.990 -Vốn tự bổ sung 459.842.230 509.134.027 541.354.490 Như vậy có thể khẳng định rằng, việc đầu tư máy móc thiết bị và tăng vốn kinh doanh là yếu tố then chốt cho Công ty để nâng cao sản lượng sản phẩm, tức là Công ty đã thực hiện đầu tư theo chiều rộng. Qua bảng trên ta thấy: Để tạo vốn sản xuất kinh doanh, ngoài nguồn vốn tự có Công ty đã thực hiện nhiều hình thức huy động vốn khác nhau như vay ngắn hạn ngân hàng bổ sung vốn lưu động, vay dài hạn ngân hàng để đầu tư máy móc thiết bị. Với năng lực sản xuất trên kết hợp với đội ngũ kỹ thuật và công nhân lành nghề, Công ty đã thực hiện sản xuất cho những hợp đồng kinh tế lớn, đem lại doanh thu và lợi nhuận ngày càng cao. Riêng 3 năm trở lại đây, một điểm đáng chú ý là các chỉ tiêu trong SXKD đã đạt được mức tăng ổn định như dự kiến. Đây có thể coi là một tiến bộ đáng biểu dương của Công ty, là một cố gắng rất lớn của tập thể cán bộ công nhân viên. Bảng 3: Kết quả kinh doanh qua các năm 2001 – 2003 Đơn vị: Triệu đồng TT Chỉ tiêu 2001 2002 2003 1 Tổng doanh thu 6851,50 6969,90 7689,79 2 Chiết khấu bán hàng 30,00 38,10 37,90 3 Giảm giá bán hàng 55,30 67,00 80,00 4 Doanh thu thuần 6630,87 6727,51 6815,40 5 Giá vốn hàng bán 5504,40 5549,20 5603,60 6 Lợi nhuận gộp 1126,47 1178,31 1211,80 7 Chi phí quản lý doanh nghiệp 868,03 899,70 907,70 8 Lợi nhuận thuần HĐ SXKD 58,44 278,61 304,10 9 Tổng lợi nhuận trước thuế 278,30 299,20 330,80 10 Thuế thu nhập 89,04 955,76 105,80 11 Lợi nhuận sau thuế 189,20 203,44 225,00 Qua bảng báo cáo kết quả kinh doanh trên cho ta thấy : - Tổng doanh thu của Công ty tăng theo thời gian và tăng mạnh vào năm 2003, như ta thấy ở bảng trên tổng doanh thu tăng từ năm 2001 đến 2002 là 118.4 triệu đồng trong khi đó đến năm 2003 tổng doanh thu tăng 719.89 so với năm 2002, Đây là dấu hiệu tốt thể hiện khả năng tiêu thụ và tăng lợi nhuận của Công ty, cùng với sự tăng lên của tổng doanh thu, giá vốn hàng hoá bán cũng tăng lên, năm 2002 giá vốn hàng hoá tăng 44.8 triệu đồng so với năm 2001 và giá vốn hàng hoá tăng 54.41 triệu đồng phản ánh mức độ tăng đầu tư cho sản xuất kinh doanh. Đồng thời khi doanh thu tăng lên có kèm theo sự tăng lên của giá vốn hàng bán thì có nghĩa là việc doanh thu tăng lên một phần là do tăng mức đầu tư cho sản xuất kinh doanh. - Chi phí quản lý doanh nghiệp của Công ty cũng tăng lên theo thời gian từ năm 2001 đến năm 2002 tăng 31.67 triệu đồng và từ năm 2002 đến năm 2003 chi phí quản lý tăng 8 triệu đồng ta thấy mức độ tăng của khoản mục chi phí này giảm dần, tạo nên khả năng tiết kiệm chi phí của Công ty để tăng lợi nhuận. - Lợi nhuận của Công ty tăng lên qua các năm và mức tăng lớn dần. Từ năm 2001 đến năm 2002 tăng 14.24 triệu đồng, từ năm 2002 đến năm 2003 tăng 21.5 triệu đồng. Kết quả này phản ánh tốc độ tăng lên của chi phí thấp hơn tốc độ tăng lên của doanh thu qua các năm nên lợi nhuận tạo ra tăng dần. Qua đó ta có thể nhận định sơ bộ rằng hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đang trên đà phát triển, bộc lộ những khả năng mở rộng sản xuất kinh doanh tốt trong tương lai. Lợi nhuận của Công ty biến động tăng qua các năm thông qua việc tăng doanh thu và tiết kiệm chi phí kết hợp với tăng đầu tư cho quá trình sản xuất kinh doanh. 2. Cơ sở vật chất trang thiết bị: Hiện nay, quy mô và năng lực sản xuất của Công ty ngày càng phát triển theo hướng đa dạng hoá công nghệ, tự chủ trong sản xuất kinh doanh kết hợp đầu tư cho dịch vụ sau này: - Tổng diện tích mặt bằng nhà xưởng của công ty là 639 m2. - Các loại máy móc thiết bị mà công ty dùng để sản xuất ra sản phẩm là các hệ thống máy chuyên dùng cho ngành sản xuất bao bì màng ghép phức hợp, gồm có các hệ thống máy như sau: Hệ thống máy in ống đồng sản xuất tại Đài Loan theo công nghệ của Đức và Nhật: gồm có 7 bộ phận in, chỉnh và chồng màu tự động. Công suất 200m/phút. In được trên các màng OPP, MCPP, PE, AL... Hệ thống máy ghép được sản xuất tại Hàn Quốc theo công nghệ của Mỹ và Nhật có thể ghép được nhiều loại màng với nhau thành màng ghép phức hợp công suất 180m/phút. Hệ thống máy chia được sản xuất tại Hàn Quốc công suất 250m/phút dùng để chia các loại màng phức hợp thành cuộn nhỏ theo yêu cầu. Hệ thống máy làm thành phẩm túi bao bì: Làm được nhiều loại túi đa dạng như: túi ép 03 biên, túi dán lưng, dán hông, túi Ziper túi đứng với công suất 60 túi/phút cho mỗi máy. Hệ thống máy làm thành phẩm giấy: Gồm có máy bế hộp, máy tạo vân giấy và máy làm lịch, ép nhũ vàng. Nguyên vật liệu: Nguyên vật liệu chủ yếu cho công nghệ bao bì màng ghép phức hợp là các loại màng, hạt nhựa, keo. Dạng chủ yếu nguyên vật liệu đều là nhập khẩu từ các nước Châu Âu, á và Mỹ. Nguyên vật liệu chính gồm có: + Các loại màng: OPP, PE, MCPP..... + Các loại hạt nhựa: OPP, PE, MCPP.... + Các loại hạt nhựa: PP, PE, PVC + Các loại hoá chất dung môi: Toluen, Ea, Cồn, Keo + Các loại mực in: mực OPP, PE, PET IV. Tình hình sản xuất và tiêu thụ của công ty 1. Quy trình sản xuất: Sơ đồ quy trình sản xuất bao bì màng ghép phức hợp KHẮC TRỤC IN IN Ghép màng TẠO MẪU CHIA CUỘN Thành phẩm Làm túi Túi 3 biên Túi dán lưng 2. Về số lượng sản phẩm - tiêu thụ sản phẩm của Công ty TNHH In Bao bì Thái Lợi Ngày nay cùng với sự phát triển của ngành công nghiệp chế biến, sản phẩm chế biến ngày càng đa dạng do đó nhu cầu về sản phẩm bao bì cũng ngày càng tăng. Ngoài việc bảo quản sản phẩm tốt chế biến bên trong bao bì còn làm đẹp về mẫu mã bên ngoài của sản phẩm. Sản phẩm của Công ty tương đối đa dạng về kích thước, mẫu mã nhưng được chia thành các nhóm chính như sau: Nhóm thực phẩm ăn liền chủ yếu là màng ghép 2 lớp: Mì ăn liền, cháo... Nhóm bánh kẹo chủ yếu là màng ghép 2 và 3 lớp: Bảng 4: Số lượng sản phẩm tiêu thụ qua 3 năm từ năm 2001 – 2003 Đơn vị : Triệu m2 Stt Tên sản phẩm 2001 2002 2003 % tăng 02/01 03/02 01 Bao bì mì ăn liền 17 17,5 16 2,94 -8,57 02 Bao bì bánh kẹo 13 17 18 30,77 5,88 03 Bao bì trà cà phê 14 15 15 7,14 0 04 Các sản phẩm khác 5 6 6,5 20 8,33 Qua bảng ta thấy chỉ có sản phẩm bao bì mì ăn liền năm 2003 có giảm so với năm 2002 còn lại các sản phẩm khác năm sau đều bằng hoặc tăng hơn so với năm trước. Sản phẩm bao bì mì ăn liền tiêu thụ năm 2002 tăng 2,94% so với năm 2001, năm 2003 lại giảm 8,57% so với năm 2002. Sản phẩm bao bì bánh kẹo tiêu thụ năm 2002 tăng 30,77% so với năm 2001 và năm 2003 tăng 5,88% so với năm 2002. Sản phẩm bao bì trà cà phê tiêu thụ năm 2002 tăng 7,14% so với năm 2001 nhưng năm 2003 không tăng so với năm 2002. Còn sản phẩm các loại bao bì khác năm 2002 tiêu thụ tăng 20% so với 2001 và năm 2003 tăng 8,33% so với 2002. Trong các loại sản phẩm của công ty thì trong 2 năm 2001 và 2002 thì bao bì mì ăn liền chiếm số lượng lớn nhất, nhưng năm 2003 bao vì bánh kẹo chiếm số lượng lớn nhất. Điều này chứng tỏ chứng tỏ cơ cấu các sản phẩm tiêu thụ hàng năm có sự thay đổi. Mặt khác sản phẩm bao bì đối với mặt hàng bánh kẹo, trà và cà phê được tiêu thụ mạnh vào cuối năm để phục vụ các cơ sở sản xuất hàng cho dịp Tết Nguyên Đán. 3. Khả năng cạnh tranh của công ty. Nằm trên địa bàn Thủ đô Hà nội công ty phải cạnh tranh với một số cơ sở sản xuất lớn và các công ty TNHH. Đây là những đối thủ cạnh tranh rất lớn đối với công ty. Những sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh có kiểu dáng,màu sắc,chất lượng rất đẹp và tốt với chủng loại phong phú và đa dạng. Mặt khác họ có hệ thống cửa hàng trưng bày giới thiệu sản phẩm rất thuận tiện.Trong khi đó công ty chưa có hệ thống cửa hàng giới thiệu sản phẩm. Điều này dã làm cho thông tin về sản phẩm của công ty đến với người tiêu dùng rất hạn chế. Ngoài ra công ty còn có các đối thủ cạnh tranh là các sản phẩm của Trung Quốc. Hiện nay trên thị trường xuất hiện sản phẩm của Trung Quốc với kiểu dáng và mầu sắc rất phong phú, đa dạng nhiều chủng loại. Ta thấy rõ sản phẩm của công ty có sức cạnh tranh ở mức trung bình đối với các cơ sở sản xuất trong và ngoài nước.Với tình trạng này doanh nghiệp vừa phải đầu tư trang thiết bị hiện đại cho sản xuất vừa phải củng cố công tác tiêu thụ sản phẩm,tạo cho sản phẩm một vị trí cao trên thị trường. 4. Về mặt hàng tiêu thụ Hoạt động tiêu thụ là một khâu quan trọng trong quá trình tái sản xuất mở rộng của mỗi doanh nghiệp khi hoạt động trong nền kinh tế thị trường. Tiêu thụ tốt là điều kiện đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra một cách bình thường: liên tục, nhịp nhàng và đều đặn. Để hoạt động tiêu thụ được diễn ra trôi chảy, liên tục Công ty phải nhận định được rõ ràng từng loại sản phẩm nào chiếm ưu thế, chất lượng sản phẩm ra sao để từ đó có các kế hoạch & chiến lược cho sản xuất kinh doanh. Việc phân tích tình hình tiêu thụ theo mặt hàng sẽ giúp Công ty biết được mặt hàng nào bán được, mức cầu thị trường theo mặt hàng là bao nhiêu, mặt hàng nào không bán được đó tìm hướng kinh doanh có hiệu quả. Vì vậy, ta có thể xem xét tình hình tiêu thụ mặt hàng của Công ty trong 3 năm 2001 - 2003 qua bảng sau. Bảng 5: Doanh thu tiêu thụ theo sản phẩm 2001- 2003 Đơn vị tính: Triệu đồng Các chỉ tiêu 2001 2002 2003 % tăng 02/01 03/02 Tổng doanh thu 6.851,5 6.969,9 7.689,8 16,84 10,33 Bao bì mì ăn liền 2.195,4 2.256,3 2.084,2 2,77 -7,63 Bao bì bánh kẹo 1.772,3 1.823,7 2.014,4 2,9 10,46 Bao bì trà cà phê 1.918,9 2.094,5 2.454,2 9,15 17,17 Các sản phẩm khác 964,9 795,4 1.137 -17,57 42,95 Qua bảng trên ta thấy: Doanh thu của sản phẩm bao bì mì ăn liền năm 2002 tăng 2,77% so với năm 2001 nhưng năm 2003 giảm 7,63% so với năm 2002 do số lượng sản phẩm tiêu thụ giảm. Do biến động giá sản phẩm bao bì bánh kẹo nên mặc dù sản lượng tiêu thụ năm 2002 có tăng 30,77% so với năm 2001 nhưng doanh thu chỉ tăng 2,9% nhưng năm 2003 sản lượng tiêu thụ tăng 5,88% nhưng doanh thu lại tăng 10,46%. Tương tự như vậy doanh thu từ sản phẩm bao bì trà cà phê năm 2002 tăng 9,15% so với năm 2001 và năm 2003 tăng 17,17% so với năm 2002. 5. Tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ Tiêu thụ là giai đoạn cuối cùng của vòng chu chuyển vốn của Công ty. Sản phẩm hàng hóa chỉ được coi là tiêu thụ khi Công ty xuất kho sản phẩm gửi đi tiêu thụ và được thu tiền hoặc được khách hàng chấp nhận thanh toán. Công ty áp dụng phương pháp so sánh để phân tích, đánh giá khái quát tình hình tiêu thụ: so sánh doanh thu thực tế tính theo giá trị bán kế hoạch (giá bán cố định) với doanh thu kế hoạch tính theo giá bán kế hoạch (giá bán cố định). Bảng 6: Tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ Đơn vị: Triệu đồng 2001 2002 2003 KH T.Tế % KH KH T.Tế % KH KH T.Tế % KH 6.000 6.534 108,9 6.500 6.820 104,9 7.000 7.398 105,7 Qua bảng số liệu trên ta thấy công ty luôn thực hiện vượt mức kế hoạch đề ra. Cụ thể: + Năm 2001 kế hoạch tiêu thụ đặt ra là 6.000 triệu đồng, kết quả thực hiện là 6.534 triệu đồng vượt mức kế hoạch 8,9%. + Năm 2002 kế hoạch tiêu thụ đặt ra là 6.500 triệu đồng, kết quả thực hiện là 6.820 triệu đồng vượt 4,9% so kế hoạch. + Năm 2003 kế hoạch tiêu thụ đặt ra là 7.000 triệu đồng, nhưng đã thực hiện được là 7.398 triệu đồng tăng 5,7% so kế hoạch. Để đạt được kết quả trên là do Công ty đã tích cực thực hiện các biện pháp xúc tiến nhằm kích thích nhu cầu khách hàng như: Giảm giá đối với số lượng sản phẩm đặt in lớn, vận chuyển đến nơi yêu cầu của khách không tính cước vận chuyển.... Do những hoạt động như vậy nên doanh thu của công ty ngày một tăng cao. 6. Về thị trường tiêu thụ Nhân tố thị trường bao gồm cả thị trường đầu vào và thị trường đầu ra của Doanh nghiệp. Thị trường đầu vào (cung cấp các yếu tố cho quá trình sản xuất như nguyên vật liệu, máy móc thiết bị) có tác động trực tiếp đến giá thành sản phẩm, tính liên tục và hiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh. Còn đối với thị trường đầu ra quyết định doanh thu của doanh nghiệp trên cơ sở chấp nhận hàng hoá dịch vụ của doanh nghiệp; thị trường đầu ra sẽ quyết định tốc độ tiêu thụ sản phẩm, tạo vòng quay vốn nhanh hay chậm từ đó tác động đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Công ty đã chú trọng đến biểu mẫu của các loại loại sản phẩm, có hình thức giảm giá cho khách hàng mua số lượng nhiều. Các hoạt động sau bán hàng nhằm duy trì, củng cố và mở rộng hoạt động tiêu thụ sản phẩm cũng như thị trường cũng đã được quan tâm. Tuy nhiên hoạt động sau bán hàng của Công ty còn nhiều hạn chế như Công ty chỉ giảm giá cho khách hàng ký kết những hợp đồng lớn mà chưa có các chương trình khuyến khích khách hàng có hợp đồng nhỏ lẻ. Chủng loại sản phẩm của công ty vẫn còn hạn chế mới chỉ dừng lại ở 3 loại sản phẩm chính: bao bì mì ăn liền, bánh kẹo, trà và cà phê, các sản phẩm khác còn nhỏ lẻ. Chính vì vậy đã hạn chế việc công ty mở rộng thị trường, khai thác các thị trường tiềm năng. Từ trước đến nay thị trường truyền thống của công ty vẫn là thị trường trong Thành phố Hà nội, trong khi thị trường tại các tỉnh lân cận đầy tiềm năng mặc dù đã có sự mở rộng nhưng vẫn chưa được khai thác đúng mức. Nguyên nhân là do sản phẩm Công ty không cạnh tranh được với sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh tại các thị trường này. Một số cơ sở thường lôi kéo sự chú ý của khách hàng bằng hình thức tiêu cực thị trường, đối thủ cạnh tranh của Công ty thường có lợi thế về giá sản phẩm do họ có thể giảm bớt các chi phí sản xuất, như BHXH, các trang thiết bị an toàn lao động, thời gian lao động, chi phí kiểm tra chất lượng. Vì vậy để có thể cạnh tranh thắng lợi đòi hỏi Công ty phải không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí sản xuất nhằm hạ giá thành sản phẩm, thực hiện các biện pháp nhằm củng cố được thị trường truyền thống và khai thác thị trường mới. 7. Mạng lưới tiêu thụ của Công ty Việc lựa chọn các hình thức tiêu thụ thông qua các kênh phân phối là vấn đề quan trọng được Công ty luôn quan tâm. Bởi vì nếu Công ty xác định đúng đắn các kênh phân phối sẽ giúp cho quá trình tiêu thụ hàng hóa nhanh hơn, từ đó Công ty có điều kiện tiết kiệm chi phí bán hàng, góp phần làm tăng doanh thu tăng lợi nhuận. Hiện nay Công ty đang thực hiện việc tiêu thụ sản phẩm thông qua hai hình thức chủ yếu là: Hình thức 1: áp dụng kênh phân phối trực tiếp ngắn: Công ty Người tiêu dùng Hình 7: Kênh phân phối trực tiếp ngắn Hình thức 2: áp dụng kênh phân phối trực tiếp dài: Hình 7: Kênh phân p Đại lý Người tiêu dùng Công ty hối trực tiếp dài - Tiêu thụ sản phẩm thông qua kênh phân phối trực tiếp ngắn: Công ty áp dụng hình thức tiêu thụ sản phẩm qua kênh phân phối này nghĩa là sản phẩm mà Công ty sản xuất ra được bán trực tiếp cho người tiêu dùng mà không qua người trung gian. Kết quả tiêu thụ sản phẩm thông qua kênh phân phối trực tiếp ngắn. Đơn vị: triệu đồng Năm Doanh thu bán hàng Bán thẳng % 2001 6.851,5 575,53 8,4 2002 6.969,9 641,23 9,2 2003 7.689,8 907,40 11,8 Khách hàng liên hệ trực tiếp với Công ty, sau đó nhận hàng ở kho của Công ty (hoặc Công ty vận chuyển và giao trực tiếp tới tay người tiêu dùng). Với kênh trực tiếp này, Công ty dễ quản lý được lượng sản phẩm bán ra của mình, tiết kiệm được chi phí trung gian, nắm bắt được nhu cầu của khách hàng một cách nhanh chóng. Tuy nhiên nó có nhược điểm là thời gian thu hồi vốn chậm, Công ty khó mở rộng ra các thị trường ở các tỉnh khác ngoài khu vực hoạt động truyền thống của Công ty. Thông thường hình thức bán hàng này chỉ thực hiện khi khách hàng có nhu cầu đặt hàng với khối lượng lớn thông qua việc ký kết hợp đồng trực tiếp với công ty. Khách hàng của Công ty đặt hàng trực tiếp tại Công ty không nhiều, chủ yếu là các khách hàng truyền thống có quan hệ làm ăn lâu dài, còn các khách hàng nhỏ thì khó tiếp cận. Nhìn vào bảng trên ta thấy: tỷ lệ doanh thu trực tiếp so với tổng doanh thu của Công ty năm sau cao hơn năm trước. Điều đó chứng tỏ Công ty đã mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của mình. - Tiêu thụ sản phẩm thông qua kênh phân phối trực tiếp dài: Theo hình thức này, sản phẩm của Công ty tiêu thụ chiếm hơn 80%. Kết quả tiêu thụ sản phẩm của kênh phân phối trực tiếp dài. Đơn vị: 1000Đ Năm Doanh thu bán hàng Đại lý % 2001 6.851,5 6.275,97 91,6 2002

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docM0510.doc
Tài liệu liên quan