Đề tài Một số giải pháp cơ bản nhằm thực hiện chiến lược phát triển công ty Bưu chính-phát hành báo chí Hà Nội đến năm 2010

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG I : LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN. 3

I. NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN 3

1. Chiến lược phát triển 3

2. Nội dung chủ yếu của một chiến lược phát triển 10

II/ VAI TRÒ CỦA VIỆC XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN 13

1. Cơ sở để xây dựng chiến lược 13

2. Tại sao phải xây dựng chiến lựơc 14

III. VAI TRÒ NGÀNH BƯU CHÍNH VÀ PHÁT HÀNH BÁO CHÍ TRONG ĐỜI SỐNG KINH TẾ XÃ HỘI 15

IV. KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ ĐỐI THỦ CẠNH TRANH VÀ QUAN ĐIỂM CỦA CÔNG TY 17

1. Kinh nghiệm của một số đối thủ cạnh tranh 17

2. Quan điểm cạnh tranh của công ty 20

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY BƯU CHÍNH VÀ PHÁT HÀNH BÁO CHÍ HÀ NỘI TỪ NĂM 1996-2000 VÀ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY ĐẾN NĂM 2010. 22

I. GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY BƯU CHÍNH VÀ PHÁT HÀNH BÁO CHÍ HÀ NỘI 22

1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty Bưu chính và PHBC Hà Nội 22

2. Cơ cấu tổ chức và đặc điểm đội ngũ lao động của công ty Bưu chính và PHBC Hà nội. 24

3. Các loại hình dịch vụ của công ty 27

4. Các hoạt động khác của công ty bưu chính và phát hành báo chí Hà Nội 32

II. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY BC- PHBC HÀ NỘI 32

1. Sự cần thiết của việc phân tích, đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty Bưu chính- PHBC Hà Nội 32

2. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty năm 1996-2000 35

3. Những tồn tại ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh dịch vụ của công ty Bưu chính và phát hành báo chí Hà Nội 51

III. PHƯƠNG HƯỚNG, THỜI CƠ, THÁCH THỨC PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY BƯU CHÍNH VÀ PHBC HÀ NỘI 53

1. Phương hướng phát triển của các dịch vụ Bưu chính -PHBC 53

2. Thời cơ và thách thức chủ yếu đối với công ty Bưu chính và PHBC Hà Nội 57

IV. CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY BƯU CHÍNH VÀ PHÁT HÀNH BÁO CHÍ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2010 58

1. Mục tiêu phát triển của ngành Bưu chính đến năm 2010 58

2. Nội dung cụ thể chiến lược phát triển của công ty Bưu chính và phát hành báo chí Hà nội đến năm 2010 61

CHƯƠNG III : MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY BƯU CHÍNH & PHBC HÀ NỘI 66

I. XÁC ĐỊNH CÁC ĐIỀU KIỆN CƠ BẢN ĐỂ THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC 66

II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU 67

1. Tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, cùng với toàn ngành tham gia hội nhập và cạnh tranh 67

2. Giải pháp huy động và sử dụng hợp lý các nguồn vốn 68

3. Giải pháp về việc phát triển các dịch vụ mới 72

4. Giải pháp về đào tạo và quản lý nguồn nhân lực của công ty 73

5. Giải pháp về cơ chế định giá và cước phí các dịch vụ bưu chính 78

6. Giải pháp về định hướng khách hàng và marketting 80

III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 81

1. Đối với nhà nước 81

2. Đối với tổng công ty Bưu chính - Viễn thông VN 81

KẾT LUẬN CHUNG 82

TÀI LIỆU THAM KHẢO 84

PHỤ LỤC 85

 

doc87 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1515 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp cơ bản nhằm thực hiện chiến lược phát triển công ty Bưu chính-phát hành báo chí Hà Nội đến năm 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đầu tư mua sắm tài sản cố định, nâng cao đời sống người lao động, thực hiện tốt nghĩa vụ với ngân sách nhà nước. Việc phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh là việc phân chia các hiện tượng, các quá trình và các kết quả SXKD thành nhiều bộ phận cấu thành. Trên cơ sở đó, dùng các phương pháp liên hệ, so sánh, đối chiếu và tổng hợp lại nhằm rút ra tính qui luật và xu hướng phát triểncủa các dịch vụ Bưu chính. Thông qua việc phân tích tổng thể các chỉ tiêu kết quả kinh doanh như số lượng sản phẩm, chất lượng sản phẩm, doanh thu, chi phí, lợi nhuận dưới tác động của các nhân tố ảnh hưởng. Các chỉ tiêu kết quả kinh doanh được phân tích trong mối liên hệ với các chỉ tiêu về điều kiện của quá trình sản xuất kinh doanh như lao động, vốn, tài sản, vật tư, vật liệu, xác định được nguyên nhân ảnh hưởng đến sự biến động của các quá trình kinh và mối liên hệ giữa kết quả kinh doanh với các yếu tố sản xuất của doanh nghiệp. Nhận biết được nguyên nhân ảnh hưởng đến qui mô sản xuất kinh doanh, trên cơ sở đó để tìm ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu qủa trong hoạt động sản xuất kinh doanh. 2. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty năm 1996-2000 Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, ngành bưu điện nói chung và công ty Bưu chính - PHBC Hà Nội nói riêng đã đạt được những thành tựu quan trọng. Với phương châm tận dụng tối đa năng lực mạng lưới hiện có, đổi mới công nghệ,không ngừng phát triển mạng lưới Bưu chính với nhiều loại hình dịch vụ, chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu thông tin xã hội, mở rộng sản xuất kinh doanh có hiệu qủa, công ty Bưu chính- PHBC Hà Nội đã không ngừng mở rộng diện phục vụ, đưa các dịch vụ Bưu chính đến gần người tiêu dùng bằng phương pháp tăng số lượng các bưu cục nhằm rút ngắn bán kính phục vụ, tạo điều kiện thuận lợi đáp ứng các nhu cầu thông tin của khách hàng. 2.1. Doanh thu các dịch vụ của công ty thời kỳ 1996-2000 Trong những năm gần đây, ngoài việc phát triển các dịch vụ truyền thống như Bưu phẩm, bưu kiện, thư chuyển tiền, điện thoại công cộng...Công ty đã không ngừng đổi mới đưa các dịch vụ Bưu chính mới, chất lượng cao đi vào hoạt động như chuyển tiền nhanh, dịch vụ PTN, Bưu chính uỷ thác, Bưu phẩm không địa chỉ, các dịch vụ viễn thông như internet, điện thoại di động, điện thoại dùng thẻ...Vì vậy kết quả kinh doanh dịch vụ Bưu chính - PHBC- Viễn thông của công ty đã đạt mức tăng trưởng nhanh và được thể hiện qua bảng sau: Năm Năm 1996 Năm 1997 Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000 Doanh thu ( tr đồng ) 51.406 57.600 68.094 72.321 88.000 Tốc độ tăng ( % ) 12,05 18,22 6,21 21,68 Bảng 2: Tốc độ tăng doanh thu các dịch vụ BC- PHBC- Viễn thông(1996-2000) Nguồn: Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh của công ty Qua số liệu báo cáo đã tổng hợp ở biểu 2,có thể thấy rằng: tổng doanh thu các dịch vụ Bưu chính -PHBC- Viễn thông của công ty có mức tăng trưởng khá mạnh nhưng không đều. Những năm 1996, 1997, 1998 do được sự tập trung đầu tư tương đối lớn về vốn, về công nghệ, về lao động của Bưu điện Hà Nội nên công ty đã đạt được tốc độ tăng trưởng lần lượt là: 12,05% và 18,22%. Thời gian này việc đưa một số các loại hình dịch vụ mới như thẻ điện thoại, thư chuyển tiền, điện chuyển tiền… cùng với sự thay đổi về thái độ phục vụ của nhân viên đối với khách hàng đã thực sự đem lại những khoản doanh thu và tạo dựng cho công ty nhiều hình ảnh mới. Và công ty được đánh giá là một điểm sáng trong những doanh nghiệp thủ đô biết kinh doanh và có qui trình khai thác hợp lý. Nhưng sang đến năm 1999, tốc độ tăng trưởng của công ty bị chậm lại, chỉ đạt có 6,21%. Lý do chính của vấn đề này là việc hàng loạt các đối thủ cạnh tranh bắt đầu xuất hiện. Tuy vẫn còn non trẻ nhưng do áp dụng công Ngay lập tức để thay đổi tình hình, để khẳng định lại vị thế của mình công ty Bưu chính và PHBC Hà nội đã có hàng loạt các chính sách mới về giá cả, về thời gian, về địa điểm và hình thức phục vụ… đều có ưu đãi đối với khách hàng và khách hàng được quyền tự do lựa chọn. Kết quả của việc làm này là tốc độ tăng trưởng năm 2000 của công ty đạt 21,68%. Đời sống cán bộ công nhân viên được cải thiện, chất lượng phục vụ ngày càng cao, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty thực sự có hiệu quả. Không chỉ dừng lại ở đó vào cuối năm 2000, công ty còn đưa ra chiến lược phát triển 10 năm, dựa trên chiến lược phát triển của ngành để xứng đáng là một đơn vị kinh tế mũi nhọn của thủ đô. Như vậy tổng doanh thu các dịch vụ qua các năm của công ty nhìn chung là tăng. Tuy nhiên, để hiểu rõ hơn về hoạt động kinh doanh của công ty, cần phân tích, đi sâu vào từng loại hình dịch vụ cụ thể. 2.1.1.Kết cấu doanh thu dịch vụ Bưu chính -PHBC - Viễn thông (1998-2000) Bước đầu tiên để thực hiện chiến lược phát triển của công ty là việc nâng cao kết cấu doanh thu của các dịch vụ đem lại lợi nhuận cao và giảm chi phí cho những dịch vụ không có lợi nhuận hoặc lợi nhuận thấp. Nhưng trước đó phải phân tích được kết cấu doanh thu các dịch vụ của công ty như thế nào để đưa ra những giải pháp cụ thể. Kết cấu này được thể hiện trong bảng sau: Bảng 3: Kết cấu doanh thu các loại hình dịch vụ của công ty Bưu chính và PHBC Hà Nội. Đơn vị tính: Triệu đồng Năm Năm 1996 Năm 1997 Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000 Tổng doanh thu(1) 51.406 57.600 68.094 72.321 88.000 DT Bưu chính(2) Tốc độ TT 19.316 20.213 4,6 24.610 21,76 27.250 10,7 30.410 11,6 DT PHBC(3) Tốc độ TT 5.734 5.304 -7,5 6.126 15,5 6.103 0,4 6.008 1,6 DT VT(4) Tốc độ TT 26.356 32.083 21,7 37.358 16,4 38.968 4,3 51.582 29,1 Nguồn: Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh của công ty Qua số liệu bảng 3 ta thấy về số tuyệt đối, doanh thu dịch vụ bưu chính, phát hành báo chí, cũng như dịch vụ viễn thông qua các năm đều có sự gia tăng, cụ thể như sau: * Các dịch vụ Bưu chính Trong những năm qua, do việc mở rộng các loại hình dịch vụ mới như dịch vụ lai ghép giữa Bưu chính với Viễn thông, dịch vụ tiết kiệm bưu điện, tài chính bưu điện nên doanh thu dịch vụ Bưu chính không ngừng tăng qua các năm. Tuy nhiên tốc độ tăng doanh thu của các dịch vụ không đều nhau. Năm 1997 do ảnh hưởng ít nhiều của cuộc khủng hoảng tài chính khu vực, tốc độ tăng doanh thu chỉ đạt 4,6%. Sang năm 1998 , khi những sự kiện đã bắt đầu lắng xuống, công ty đã hoàn toàn tập trung vào việc sản xuất kinh doanh và nâng cao lợi nhuận nên trong năm này đã đạt tốc độ tăng trưởng khá cao: 21,76%. Năm 1999, 2000 việc tăng trưởng sản xuất của công ty đã ổn định hơn với tốc độ tăng trưởng lần lượt là: 10,7% và 11,6%. Nhưng để thực hiện được chiến lược phát triển đến năm 2010, công ty cần đầu tư hơn nữa vào nhóm dịch vụ này. * Dịch vụ PHBC Qua sự phân tích ở trên, có thể thấy rằng hoạt động kinh doanh nhóm dịch vụ PHBC là không có hiệu quả, chỉ có năm 1998 là doanh thu nhóm này tăng còn lại các năm khác đều giảm. Nhưng đây là một hình thức nhằm đưa các chính sách của Đảng và nhà nước đến với người dân nên dịch vụ này vẫn phải được duy trì dù kinh doanh không có lãi. Hơn nữa việc các toà soạn tham gia phát hành báo chí cũng gây không ít khó khăn cho qúa trình kinh doanh loại hình dịch vụ này của công ty. Trong chiến lược phát triển 10 năm, công ty đã có những chính sách cụ thể để khắc phục tình trạng này và thực hiện thu lãi cũng chính từ các dịch vụ này. * Dịch vụ viễn thông Có thể khẳng định rằng đây là loại hình dịch vụ đem lại cho công ty một nguồn lợi nhuận lớn. Doanh thu nhóm dịch vụ này liên tục tăng qua các năm, nhưng tốc độ tăng vẫn không đều. Năm 1999, do có thêm rất nhiều đơn vị tham gia cung cấp các dịch vụ viễn thông nên tốc độ tăng trưởng của dịch vụ này chỉ đạt 4,3%. Nhưng đến năm 2000 , do cơ sở vật chất kỹ thuật được xây dựng từ nhiều năm đã giúp cho công ty có thể cập nhật được nhanh chóng những tiến bộ của nhân loại về viễn thông, một phần làm tăng doanh thu ( tốc độ tăng trưởng đạt 29,1%), phần khác để tham gia vào quá trình tái sản xuất. Và đây thực sự là một loại hình dịch vụ có tiềm năng lớn. * Nói tóm lại, về tốc độ tăng trưởng doanh thu của các dịch vụ bưu chính- PHBC- viễn thông năm 1996, 1997, 1998, 1999, 2000 đều tăng tuy nhiên xu hướng tăng của các dịch vụ bưu chính, PHBC thấp hơn xu hướng tăng của các dịch vụ viễn thông nói riêng và của tổng các dịch vụ bưu chính- Viễn thông nói chung thậm chí có những năm doanh thu dịch vụ PHBC còn giảm (1997, 1999, 2000). - Về cơ cấu dịch vụ Bưu chính- PHBC đã có biến đổi theo hướng tăng dần dịch vụ viễn thông, giảm dần dịch vụ Bưu chính- PHBC: năm 1996 doanh thu dịch vụ Bưu chính chiếm 37,5% giảm xuống chỉ còn 34,6% vào năm 2000, doanh thu dịch vụ PHBC chiếm 11,2 năm 1996 giảm xuống chỉ còn 6,8% năm 2000; đến năm 2000 doanh thu dịch vụ viễn thông tăng lên là 58,6% trong khi năm 1996 là 51,3%. Đây cũng là xu hướng chung của ngành bưu chính trên thế giới. Các dịch vụ viễn thông giúp con người tiết kiệm được thời gian, tiếp cận khoa học kỹ thuật và đáp ứng được đầy đủ nhất yêu cầu của mức sống hiện đại. Trong chiến lược 10 năm, công ty đã đặt ra những mục tiêu cụ thể để tăng được tối đa cơ cấu dịch vụ viễn thông , góp phần đa dạng hoá hiện đại hoá nền công nghiệp thông tin nước nhà. 2.1.2. Kết cấu sản lượng, doanh thu dịch vụ bưu chính Bưu chính là nhóm dịch vụ góp một phần đáng kể vào việc tăng doanh thu kinh doanh các loại hình dịch vụ của công ty trong giai đoạn 1996-2000 . Nhưng để hiểu hơn về dịch vụ này cần phân tích bảng số liệu sau: Bảng 4: Sản lượng, doanh thu các dịch vụ Bưu chính năm 1996-2000 stt nhóm d vụ năm 1996 năm 1997 năm 1998 năm 1999 năm 2000 SL DT (tr.Đ) SL DT (tr.Đ) SL DT (tr.Đ) SL DT (tr.Đ) SL DT (tr.Đ) Dịch vụ bưu chinh 998.238 19.316 1.133.214 20.213 1.373.244 24.610 1.434.898 27.250 2.019.384 30.410 I Nhóm I 767.284 8.439 823.427 8.737 920.690 9.560 944.947 9.618 1.426.184 10.608 II Nhóm II 180.012 9.758 241.256 10.252 380.596 13.586 401.056 15.893 492.917 17.806 III Nhóm III 50.842 1.119 38.561 1.224 71.958 1.464 88.895 1.739 100.283 1.994 Nguồn: Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh của công ty - Từ năm 1998 đến nay, do tốc độ phát triển kinh tế chung của cả nước có phần chậm lại nên nhu cầu dịch vụ Bưu điện cũng giảm tương ứng. Công ty Bưu chính- PHBC Hà Nội đã chuyển dần sang chiều sâu, phát triển các dịch vụ Bưu chính đòi hỏi đầu tư lớn nhưng chất lượng dịch vụ cao, doanh thu lớn như dịch vụ chuyển phát nhanh, chuyển tiền nhanh... nhờ đó doanh thu dịch vụ bưu chính mỗi năm một tăng. Thực tế cho thấy,các dịch vụ mới chất lượng cao đã đáp ứng được nhu cầu của thị trường nên thu hút nhiều khách hàng, ngày một đứng vững trên thị trường và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu dịch vụ BC-PHBC. - Căn cứ vào tính chất, đặc điểm của các dịch vụ ta phân loại thành 3 nhóm dịch vụ bưu chính: * Nhóm I: Gồm các dịch vụ thư,ấn phẩm. bưu thiếp, bưu phẩm A, bưu phẩm ghi số. Doanh thu các dịch vụ này chính là doanh thu bán tem thư của công ty. Năm 1996 doanh thu dịch vụ nhóm I chiếm 43,7% tổng doanh thu Năm 1997 chiến 43,2%; năm 1998 chiếm 38,8%, năm 1999 chiếm 35,3% và năm 2000 chiếm 34,9% tổng doanh thu dịch vụ bưu chính. - Về sản lượng: tốc độ tăng giảm sản lượng của các dịch vụ thuộc nhóm I không đều. - Về doanh thu: tốc độ tăng doanh thu của các dịch vụ thuộc nhóm I không lớn( lớn nhất là 10,3%) * Nhóm II: Gồm các dịch vụ chuyển phát nhanh, bưu kiện, bưu phẩm uỷ thác,bưu phẩm không điạ chỉ, bưu phẩm phát trong ngày. Đây là nhóm dịch vụ tập trung chủ yếu các dịch vụ mới, chất lượng cao. Doanh thu dịch vụ nhóm II chiếm tỷ trọng trung bình trên 50%doanh thu dịch vụ bưu chính và có xu hướng tăng : năm 1996 chiếm 50,5%, năm 1997 chiếm 50,7%, năm 1998 chiếm 55,2%, năm 1999 chiếm 58,3%, năm 2000 chiếm 58,6% chứng tỏ các dịch vụ thuộc nhóm này còn rất nhiều tiềm năng. Đặc biệt là dịch vụ phát chuyển nhanh có doanh thu chiếm trên 84% doanh thu dịch vụ nhóm II và chiếm trên 50% tổng doanh thu dịch vụ bưu chính. -Về sản lượng:Hầu hết sản lượng các dịch vụ thuộc nhóm II đều tăng mạnh. - Về doanh thu: nhóm II có tốc độ tăng doanh thu lớn nhất trong ba nhóm. Do nhóm II đạt được doanh thu lớn trong phần giao dịch quốc tế, cước để thực hiện chuyển phát nhanh lại khá cao nên đây là loại hình dịch vụ mang tính chất hết sức quan trọng trong nhóm II. Trong chiến lược phát triển công ty, ban lãnh đạo đã đề ra những biện pháp tích cực để phát huy hơn nữa loại hình dịch vụ này. *Nhóm III: Gồm các dịch vụ chuyển tiền: thư chuyển tiền, điện chuyển tiền, chuyển tiền nhanh. Doanh thu các dịch vụ nhóm III năm 1996 chiếm 5,8%: năm 1997 chiếm 6,1%; năm 1998 chiếm 6%; năm 1999 chiếm 6,4% và năm 2000 chiếm 6,5% doanh thu dịch vụ bưu chính.Mặc dù doanh thu dịch vụ nhóm III chiếm tỷ trọng không lớn nhưng tốc độ tăng trưởng đều.. Trong đó dịch vụ chuyển tiền nhanh là dịch vụ mới chiếm 69,01% doanh thu dịch vụ nhóm III. - Về sản lượng: hầu hết sản lượng các dịch vụ thuộc nhóm III đều có sự tăng trưởng mạnh và khá đồng đều, đặc biệt là dịch vụ chuyển tiền nhanh. - Về doanh thu: Tốc độ tăng sản lượng và doanh thu dịch vụ thuộc nhóm III tương đương nhau. Tuy nhiên tốc độ tăng doanh thu lớn hơn tốc độ tăng sản lượng do tốc độ doanh thu của dịch vụ chuyển tiền nhanh( tốc độ tăng doanh thu dịch vụ CTN trung bình khoảng 27,28%). Có thể thấy rằng đây là nhóm dịch vụ có sự tăng trưởng ổn định nhất trong ba nhóm dịch vụ.Tuy doanh thu chưa phải là cao nhưng nếu duy trì và phát triển sự hoạt động của nhóm III trong 10 năm tới thì tốc độ tăng trưởng của dịch vụ này chắc chắn không dừng ở mức18,8%. Qua phân tích ở trên ta thấy: Nhóm II và Nhóm III có tốc độ tăng đều hơn so với nhóm I. Nhóm I là một trong những nhóm chiếm tỷ trọng lớn trong doanh thu dịch vụ bưu chính và PHBC của công ty nhưng tốc độ tăng doanh thu dịch vụ nhóm I không đều ( doanh thu năm 1999 giảm 3,47% so với năm 1998). 2.1.3.Sản lượng doanh thu dịch vụ PHBC Không thể không nói đến dịch vụ PHBC, một loại hình dịch vụ mang tính chất truyền thống nhưng hiện nay đang gặp rất nhiều khó khăn. Bảng 5: Kết cấu doanh thu dịch vụ PHBC đơn vị tính: SL- tờ, cuốn. DT- tr.đ STT Nhóm dịch vụ Năm 1996 Năm 1997 Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000 SL DT SL DT SL DT SL DT SL DT 1 Nhóm 4 15.243.126 5.734 14.135.131 5.304 12.371.772 6.126 11.054.054 6.103 10.892.195 6.008 Tốc độ tăng(%) -7,3 -7,5 -12,5 15,5 -10,1 -0,4 -1,5 -1,56 1.1 -Dài hạn 10.309.811 4..203 10..211.712 4.013 9.076.829 5.101 8327.124 4.989 7.896.435 4.785 Tốc độ tăng(%) -1 -4,5 11,1 27,1 -8,2 2,2 -5,1 -4,1 1.2 -Bán lẻ 4.933.315 1.531 3.923.419 1..291 3..294.943 1.025 2.726.930 1.114 2.995.760 1.223 Tốc độ tăng(%) -20,4 -15,6 -16,1 -29,6 -17,2 8,7 9,9 9,8 Nguồn: Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh của công ty Dịch vụ PHBC được kinh doanh dưới 2 hình thức là phát hành báo chí dài hạn và bán lẻ. Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường rất nhiều các cá nhân tổ chức cùng tham gia phát hành báo chí do đó kinh doanh dịch vụ PHBC của Công ty Bưu chính - PHBC Hà nội gặp rất nhiều khó khăn. Tốc độ tăng sản lượng, doanh thu dịch vụ thấp. Giai đoạn 1996- 2000 là giai đoạn đầy thử thách đối với loại hình dịch vụ này. Doanh thu và sản lượng liên tục giảm, công ty phải tự bù lỗ để duy trì hoạt động dịch vụ PHBC . Nguyên nhân chính là do công ty đã và đang thực hiện thuế thu nhập doanh nghiệp đối với những độc giả dài hạn và đại lý bán lẻ PHBC, việc áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp đòi hỏi các đại lý phải có hợp đồng đại lý và hoá đơn bán hàng đã gây khó khăn cho độc giả dài hạn và đại lý bán lẻ khi nhận tiền hoa hồng. Nhiều đại lý bán lẻ của công ty đã chuyển sang lấy báo trực tiếp từ toà soạn. Nhận thấy tình hình phức tạp đó, lãnh đạo công ty đã có chính sách cụ thể hơn với các đại lý, giảm bớt các thủ tục rườm rà và để đại lý được hưởng ưu đãi hơn. Với nỗ lực không ngừng, đến năm 2000 tốc độ giảm sản lượng dịch vụ PHBC chỉ còn 1,46% và tốc độ giảm doanh thu đã ở mức 1,56%. 2.1.4. Kết cấu sản lượng dịch vụ viễn thông từ 1996-2000 Bảng 6: Kết cấu sản lượng dịch vụ viễn thông từ 1996-2000 Đơn vị tính: sl- cuộc; dt- triệu đồng Nhóm dv Viễn thông Trong nước Quốc tế SL DT Tăng trưởng dt SL DT Tăng trưởng dt SL DT Tăng trưởng dt Năm 1996 30.257.847 26.356 19.029.314 9.467 11.228.553 16.889 Năm 1997 41.105.259 32.083 21,73 30.636.485 12.015 26,9 10.468.774 20.068 18,8 Năm 1998 48.066.232 37.358 16,44 32.454.552 16.481 37,2 15.611.680 20.877 4,1 Năm 1999 49.388.306 38.968 4,31 49.388.306 38.968 4,3 15.063.432 23.044 10,4 Năm 2000 74.505.950 51.582 32,37 74.505.950 51.582 28,47 28.549.164 31.124 35,1 Nguồn: Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh của công ty Qua các bảng số liệu ở trên, thực tế cho thấy doanh thu từ các dịch vụ viễn thông đem lại lợi nhuận lớn cho công ty Bưu chính và PHBC Hà Nội. Hơn nữa nhóm dịch vụ này có tốc độ tăng sản lượng rất lớn và đều. Còn tốc độ tăng doanh thu được biểu thị qua các năm như sau: Năm 1997 tăng 21,73% so với năm 1996; năm 1998 tăng 16,44% so với năm 1997; năm 1999 tăng 4,31% so với năm 1998 và năm 2000 tăng 32,37% so với năm 1999. Đây thực sự là một thị trường có tiềm năng rất lớn, công ty Bưu chính và PHBC Hà Nội cần có sự đầu tư lớn để phát triển các loại hình dịch vụ này. * Các dịch vụ viễn thông bao gồm các dịch vụ điện thoại , các hình thức dùng thể như thẻ internet, thẻ điện thoại có thể chia làm hai mảng là viễn thông trong nước, viễn thông quốc tế. Theo số liệu ở trên, doanh thu từ viễn thông quốc tế chiếm tỷ trọng lớn: trên 55% so với tổng doanh thu các dịch vụ viễn thông , các hình thức dịch vụ viễn thông trong nước tuy có sản lượng lớn nhưng doanh thu chỉ chiếm lớn nhất là 44% so với tổng doanh thu các dịch vụ viễn thông. Có thể qua đó nhìn ra những điểm mạnh cần phát triển ở dịch vụ viễn thông quốc tế và những vấn đề cần khắc phục để viễn thông trong nước đạt doanh thu cao hơn nữa. 2.1.5. Các nhân tố quyết định doanh thu Bảng 7 : Phân tích nhân tố quyết định doanh thu Khoản mục Chênh lệch Năm trước bằng 100 1997/1996 Chênh lệch 1998/1997 Chênh lệch 1999/1998 Chênh lệch 2000/1999 Mức ( tr. đ) % Mức ( tr. đ) % Mức ( tr. đ) % Mức ( tr. đ) % Tổng doanh thu 6.194 112.05 10.494 118.22 4.227 106.21 15.679 121.68 Nhóm I 298 103.53 823 109.42 58 100.61 990 110.29 Nhóm II 494 105.06 3.334 132.52 2.307 116.98 1.913 112.04 Nhóm III 105 109.38 240 119.61 275 118.78 165 109.49 Nhóm IV -430 92.50 822 115.50 -23 99.62 -95 98.44 Viễn thông 5.727 121.73 5.275 116.44 1.610 104.31 12.614 132.37 Nguồn : Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh của công ty Kết quả kinh doanh dịch vụ Bưu chính-PHBC- viễn thông năm nay so với năm trước liên tục tăng: Năm 1997: + 6.194 triệu đồng Năm 1998: + 10.494 triệu đồng Năm 1999: + 4.227 triệu đồng Năm 2000: + 15.679 triệu đồng Doanh thu tăng là do nguyên nhân sau: - Năm 1997: + Do doanh thu các dịch vụ nhóm I, II, III, tăng : +897 triệu đồng + Do doanh thu dịch vụ viễn thông tăng: + 5.727 triệu đồng. - Năm 1998: Do doanh thu các dịch vụ nhóm I, II, III, IV và viễn thông đều tăng. - Năm 1999: + Do doanh thu các nhóm dịch vụ I, II, III đều tăng: + 2.640 triệu đồng. + Do doanh thu dịch vụ viễn thông tăng: 1,610 triệu đồng. - Năm 2000: + Do doanh thu các nhóm dịch vụ I, II, III đều tăng: +3.068 triệu đồng. + Do doanh thu dịch vụ viễn thông tăng:12.614 triệu đồng. Như vậy thông qua việc phân tích các nhân tố quyết định kinh doanh ở trên, có thể thấy rằng việc kinh doanh các dịch vụ PHBC ở công ty Bưu chính và PHBC Hà Nội là không có lãi, những doanh thu đạt được phần lớn là dựa vào việc kinh doanh các dịch vụ Bưu chính- Viễn thông đặc biệt là dịch vụ viễn thông. Để xem xét đánh giá công ty Bưu chính và PHBC Hà nội đã khai thác khả năng tiềm tàng, tăng doanh thu các dịch vụ BC-PHBC- Viễn thông trên cơ sở đạt lợi nhuận cao chưa, cần đi sâu vào phân tích cụ thể tình hình thực hiện chi phí sản xuất và lợi nhuận. 2.1.6. Kết quả kinh doanh dịch vụ BC-PHBC-VT trong mối liên hệ với kết quả chung Thực hiện chủ trương của Đảng và nhà nước về việc các doanh nghiệp quốc doanh hoạt động có hiệu quả, trong những năm qua lợi nhuận các dịch vụ của công ty được thể hiện như sau: Bảng 8 : Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh các dịch vụ của công ty BC-PHBC HN từ 1996-2000. Đơn vị: triệu đồng. Nhóm dv Bưu chính PHBC Viễn thông 1996 -1.258 -1.629 5.999 1997 -114 -1.052 6.976 1998 456 -97 8.345 1999 -514 -894 9.545 2000 1.296 311 12.33 Nguồn: Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh của công ty (1996-2000) Như vậy kinh doanh dịch vụ PHBC những năm qua không có hiệu quả. Sở dĩ có hiện tượng trên là do một số nguyên nhân sau: - Bưu chính -PHBC Hà Nội trong những năm qua không đơn thuần là hoạt động kinh doanh mà còn mang cả tính phục vụ cao với nhiệm vụ chính trị quan trọng. Vì công ty nằm ở giữa thủ đô Hà Nội, là địa bàn có rất nhiều cơ quan của tổng cục, tổng công ty và các đơn vị trong ngành hoạt động. Mặt khác Hà Nội cũng là nơi có nhiều cơ quan của Đảng, của thành phố đóng trên địa bàn, do vậy lượng công văn, bưu phẩm sự vụ mà công ty phải phục vụ rất lớn. Chính vì vậy doanh thu của các dịch vụ Bưu chính -PHBC Hà Nội chưa phản ánh được thực tế hoạt động đầu vào trong lĩnh vực kinh doanh bưu chính -PHBC của công ty. - So với các công ty ở các tỉnh, thành phố khác trên đất nước, bưu chính Hà Nội có sản lượng chiều đến tương đối lớn. Hiện nay theo qui định của ngành Bưu điện, các sản phẩm của công ty được hạch toán chung toàn ngành. Bên cạnh đó, với những sản phẩm chiều đến, Bưu Điện Hà Nội không được tính vào doanh thu cước của đơn vị (chỉ tính doanh thu ở những sản phẩm chiều đi). Do đó số liệu chi thu trên đây chỉ mang tính chất tương đối, không phản ánh được chính xác tình hình kinh doanh của đơn vị. Để giảm thiểu tình trạng mức chênh lệch thu chi những năm gần đây và đưa kinh doanh dịch vụ bưu chính- viễn thông có hiệu quả cần nâng cao tỷ trọng kinh doanh dịch vụ bưu chính, viễn thông và giảm tỷ trọng kinh doanh dịch vụ PHBC đồng thời cần phân tích các chi phí của dịch vụ. 2.2. Phân tích chi phí kinh doanh dịch vụ BC-PHBC(1996-2000) Doanh thu chưa thể phản ánh được tình hình sản xuất kinh doanh và khả năng thực sự của công ty. Những vấn đề đó sẽ được hiểu đầy đủ khi phân tích chênh lệch giữa thu và chi hay nói cách khác đây chính là lợi nhuận. Bảng 9: Kết quả chênh lệch thu chi của công ty BC- PHBC HN từ 1996-2000 Đơn vị : triệu đồng Năm 1996 1997 1998 1999 2000 Doanh thu 51.406 57.600 68.094 72.321 88.000 Chi phí 48.514 51.799 59.979 63.184 78.063 Lợi nhuận 2.712 5.801 8.114 9.137 9.937 Nguồn: Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh của công ty. Qua bảng tổng hợp số liệu có thể đưa ra nhận xét rằng: lợi nhuận của công ty trong giai đoạn 96-2000 có nhiều đột biến. Từ 2.712 tỷ năm 1996 đã tăng tới 9.937 tỷ năm 2000. Kết quả này là nỗ lực không ngừng của toàn bộ ban lãnh đạo, cán bộ công nhân viên của công ty Bưu chính và PHBC Hà Nội. Giai đoạn này, ban giám đốc công ty thấy cần phải thay đổi lại cơ cấu tổ chức thật gọn nhẹ và đồng bộ như đã nêu ở trên, đồng thời việc học hỏi kinh nghiệm làm việc, cung cấp các dịch vụ của các nước bạn nhưng phải áp dụng phù hợp với điều kiện của Việt Nam là hết sức cấp bách. Sự cạnh tranh trên thị trường đã khiến công ty phải nghiêm khắc đánh giá lại mình, tìm ra những khiếm khuyết để hoàn thiện hơn nữa , phục vụ với chất lượng ngày càng vượt trội. Và để thực hiện mục tiêu đề ra trong chiến lược phát triển là phải trở thành một mũi nhọn trong nền kinh tế đất nước, công ty Bưu chính và PHBC Hà Nội cần cố gắng sử dụng hết những năng lực vốn có của mình. 3. Những tồn tại ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh dịch vụ của công ty Bưu chính và phát hành báo chí Hà Nội 3.1. Những đặc điểm của đội ngũ lao động Lao động bưu chính hiện nay chủ yếu là lao động thủ công, việc chia chọn các sản phẩm toàn làm bằng tay, việc đầu tư về công nghệ hiệ đại cho bưu chính còn rất hạn chế, do đó dẫn đến chất lượng không đảm bảo, chỉ tiêu thời gian của sản phẩm bị kéo dài, không đáp ứng được yêu cầu về tốc độ tối đa với đa số khách hàng. Chi phí cho lao động cao nhưng hiệu quả thấp. Qua kết cấu trình độ cán bộ công nhân viên làm công tác bưu chính cho thấy số lao động có trình độ trung cấp, đại học, cao đẳng không nhiều, nhất là số lao động có trình độ trung cấp đại học Bưu điện còn thấp. Trình độ công nhân được đào tạo tay nghề chuyên môn chưa cao do thời gian đào tạo ngắn dẫn đến ít nhiều chưa đáp ứng được cơ chế thị trường trong khi công tác phục vụ khách hàng đòi hỏi ngày càng cao hơn. Ngoài ra do đặc điểm sản xuất kinh doanh dịch vụ bưu chính, lực lượng sản xuất phần lớn là nữ chiếm khoảng 75% tổng số cán bộ công nhân viên, điều đó ít nhiều ảnh hưởng đến việc phân công bố trí lao động tại các đơn vị. Bên cạnh đó trong những năm gần đây, sự bùng nổ trong công nghệ Bưu chính -Viễn thông đã tạo ra sự phát triển mạnh mẽ trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Điều này đã dẫn đến sự xuất hiện của nhiều sản phẩm mới, nhiều loại hình dịch vụ mới, điều đó cũng đò

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThực trạng và giải pháp hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Bưu chính và PHBC Hà nội từ năm 1998-2000 và chiến lược phát triển của công ty đến n.DOC
Tài liệu liên quan