Đề tài Một số giải pháp để dạy tốt hoạt động làm quen với chữ cái cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi

Qua thực tế trực tiếp giảng dạy tôi nhận thấy, các cháu đều có chung đặc điểm tâm sinh lý độ tuổi bên cạnh đó tôi cũng hiểu rằng mỗi trẻ là một cá thể là một nét tính cách riêng, nên cũng có những biểu hiện tình cảm, nhận thức khác nhau, đa số trẻ có biểu hiện hiếu kì ham hiểu biết chỉ cần một gợi ý nhỏ hay đồ chơi bắt mắt là trẻ đã dò hỏi hay tìm cách tiếp cận . Nhưng cũng có ít trẻ lại lầm lì, ít nói, ít thể hiện cảm xúc . Vì vậy tôi thường xuyên tìm cách gần gũi trẻ tìm hiểu nguyên nhân từ đó tìm ra cách tạo sự mạnh dạn tự tin cho trẻ, lôi cuốn trẻ tham gia hoạt động như các bạn.

Ví dụ: Cháu Yến vì mới đến lớp lần đầu tiên nên thường ngồi một mình ít chơi, hỏi ít nói. Tôi đã dành thời gian trò chuyên, chơi với cháu kết hợp rủ các bạn cùng tham gia chơi, mới đầu thì một cháu dần dần nhiều cháu cùng chơi. Sau nửa tháng cháu đã hòa đồng với các bạn.

Những trẻ như bé Yến thường hay thụ động trong các trò chơi hay phát âm rụt rè không rõ tiếng cô cần động viên khuyến khích trẻ như “cố lên nào” hay những tràng pháo tay cổ vũ của các bạn khi trẻ thực hiện.

Với trẻ nói ngọng nói lắp cô đến bên trẻ và phát âm cùng trẻ .

Với những trẻ cầm bút chưa được cô đến bên cầm tay trẻ tô dần dần thả tay ra và động viên trẻ bằng những câu cổ vũ khích lệ và gương bạn giỏi .

 

doc19 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6886 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Một số giải pháp để dạy tốt hoạt động làm quen với chữ cái cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tính ưu của tiết dạy và bổ sung khiếm khuyết sao cho cho phù hợp với đồ dùng đã chuẩn bị, đặc điểm của trẻ hiện tại. Vào thời điểm hoàn cảnh cho phép tôi thiết kế bài giảng điện tử để thay đổi tâm thế học của trẻ cũng như tạo cơ hội cho trẻ được tiếp cận với công nghệ tin học. Những bài giảng điện tử luôn làm trẻ thích thú và chú ý cao độ bởi những hình ảnh sống động, thực tế chính xác các biểu tượng cho trẻ khi được tiếp xúc. Với hoạt động làm quen với chữ cái thì bài giảng điện tử rất tiện ích bởi các chữ cái sẽ được tô diểm các màu sắc đẹp bắt mắt thu hút sự chú ý của trẻ, các nét chữ khi được phân tích thì rõ ràng các nét, hơn nữa là trẻ còn được nghe các giọng phát âm chuẩn các chữ cái tiếng việt…. * Với sự chuẩn bị như trên đã giúp tôi luôn tự tin vững vàng trước trẻ ít xảy ra các tình huống lúng túng, trẻ luôn được kích thích lôi cuốn vào các hoạt động đặc biệt tôi nhận thấy sự hào hứng tỏ vẻ tự hào nhất là mỗi khi trẻ được hoạt động với những đồ dùng có sự tham gia của trẻ “tủm tỉm” cười khi thấy những chiếc xe, máy bay… trẻ nói với nhau “ô tô, máy bay hôm trước chúng mình cùng làm nhỉ”. Hay những lúc trẻ được hoạt động với bài giảng điện tử thì sự tập trung chú ý của trẻ rất cao, rất phù hợp với yêu cầu của hoạt động làm quen chữ cái. Nhìn sự hạnh phúc của trẻ làm cho tôi thêm phấn chấn tự tin, gần gũi với trẻ hơn. -Từ chuẩn bị lên kế hoạch đến chuẩn bị đồ dùng và hiệu quả của việc tạo cơ hội hoạt động độc lập ở trẻ tôi đã xây dựng môi trường chữ viết phong phú : Theo phong trào thi đua thì chúng ta đã biết. Xây dựng môi trường thân thiện là để phục vụ tốt việc chăm sóc giáo dục trẻ tốt nhất trong hoàn cảnh cho phép. Xu hướng giáo dục mầm non dựa trên việc thiết kế môi trường cho trẻ tự học và khám phá một cách chủ động tích cực. Tôi đã vận dụng vào việc trang trí lớp học khác hẳn với cách trang trí ở lớp mẫu giáo bé và nhỡ như trên mỗi bức tranh hay các góc nhỏ đều có chữ viết để trẻ có thể nhìn thấy, đọc những chữ đã biết “ôn”, khám phá những chữ chưa biết hay đọc, kể theo tranh, hình tượng “tò mò” (đọc theo cách của trẻ) Ví dụ : Dưới bức tranh trang trí nhân tết trung thu có dòng chữ “Múa sư tử, mừng tết trung thu” hoặc ở góc nhỏ có bảng chữ “góc xây dựng, góc bán hàng, góc thiên nhiên …”. Vấn đề không phải là trẻ biết đọc được các dòng chữ đó, mà ngày càng kích thích trẻ quan sát và tìm các chữ cái để liên hệ với các chữ đã học dòng chữ cho trẻ làm quen, lần sau đọc đúng như vậy. -Việc làm quen chữ viết được diễn ra ở mọi lúc mọi nơi, tự nhiên và hứng thú cho trẻ. Ví dụ: Trong buổi hoạt động ngoài trời có thể cho trẻ tìm và làm quen với chữ bằng cách quan sát, tìm kiếm các chữ cái trên tấm bảng trang trí ở trường, hay các bảng nội quy, bảng tên của các công trình hay cây cối, panô áp phích được treo bên ngoài. Cô đọc cho trẻ nghe nguyên câu và cho trẻ tìm chữ cái đã học trong từ đó. -Treo tranh có chữ cái hoặc cụm từ theo nội dung chủ đề. Ví dụ: Chủ đề “ Phương tiện giao thông” Tranh các phương tiện giao thông, dán từ “Phương tiện giao thông”, hay viết tên trẻ vào nhãn và dán vào các dụng cụ học tập: hộp bút màu, đất nặn, hồ dán,... Viết tên trẻ vào bên trái các bức tranh mà trẻ vẽ…. -Treo những bức tranh chữ của các bài thơ, câu chuyện xung quanh lớp cho trẻ chỉ và đọc. -Tạo góc thư viện theo nội dung chủ đề. Với những cuốn truyện tranh, báo họa mi, họa báo, tạp chí. Những trang giấy trắng, bút chì, bảng con, phấn, thẻ chữ cái….thời gian đầu cô chơi cùng trẻ cô đọc cho trẻ nghe họăc kể chuyện từ những cuốn sách đó giúp trẻ học cầm sách, xem tranh, xem chữ trên sách, biết đưa mắt từ trái qua phải khi đọc, biết cách lật từng trang sách xem thứ tự từ hàng trên xuống hàng dưới, trang trước đến trang sau, ghép các thẻ chữ hoặc viết các chữ cạnh nhau tạo thành tên mình hoặc tên bạn hay những tiếng mà trẻ thích, kể chuyện sáng tạo…..dần dần cô để trẻ tự chơi với nhau chơi theo cách của trẻ cô bao quát động viên giúp trẻ khi trẻ gặp khó khăn. -Những đồ dùng, đồ chơi, sản phẩm vẽ nặn của trẻ đều được vết tên vào vị trí thích hợp, dễ nhìn thấy đảm bảo tính khoa học, thẩm mỹ. Ví dụ: In tên trẻ lên khăn mặt, viết tên các đồ chơi trong góc phân vai, cô giúp trẻ viết tên tiêu đề bức tranh, tên trẻ lên sản phẩm vẽ, nặn, đồ chơi, cặp…. của trẻ. -Khi xây dựng môi trường lớp học tôi tổ chức cho trẻ tích cực tham gia vào hoạt động trang trí lớp theo từng chủ đề cùng cô. Ví dụ: Chủ đề “Thế giới thực vật” cô dùng giấy bìa để làm những cây to còn trẻ sư tầm hình lá, hoa, trái từ họa báo để cắt dán lên cây và gắn chữ tương ứng như lá gắn chữ “l’, quả na gắn chữ “n’…. -Vào các ngày lễ tết như ngày 8/3, sinh nhật bạn trong lớp hay năm mới cô tổ chức cho trẻ làm thiệp chúc mừng. Cô sẽ khơi gợi cho trẻ nói về cảm xúc của trẻ những lời chúc tốt đẹp và trẻ mong muốn được tạo ra những dòng chữ yêu thương như những tấm thiệp mừng của người lớn . Từ những cảm xúc đó cô hướng dẫn trẻ trang trí thiệp và giúp trẻ được tự mình ghép chữ theo cô tạo thành những lời chúc yêu thương bằng chữ lên thiệp của trẻ. -Trong quá trình trẻ tiếp cận với chữ cái một cách tự nhiên như vậy tôi thường chú ý khen trẻ kịp thời khi trẻ nhớ, phát âm đúng chữ cái, động viên sự lạc quan, tự tin vào bản thân khi trẻ phát âm sai cô sẽ động viên trẻ cố gắng hơn bằng những lời động viên như: “Con đọc gần đúng rồi đấy”, “Con đọc lại nào” hay khi trẻ không nhớ mặt chữ đã học cô có thể dùng hình ảnh, sự kiện gần gũi để động viên trẻ nhớ lại nếu như thế mà trẻ vẫn không thể nhớ cô mới nhắc lại tên chữ cái đó cho trẻ nhớ và phát âm lại. *Việc xây dựng môi trường chữ cái mọi lúc mọi nơi như trên đã tạo cơ hội cho trẻ được tham gia tiếp cận đọc viết 29 chữ cái một cách tự nguyện tích cực và thích thú, bởi trẻ rất thích làm người lớn nhất là thích được giống cô giáo nên khi tham gia chơi trẻ được đọc đọc, viết viết giống người lớn (giống cô) vì thế mà góc chơi thư viện bao giờ cũng thu hút sự tham gia đáng kể của trẻ. Đặc biệt trẻ rất thích được cùng cô trang trí lớp học, làm đồ dùng, làm thiệp chúc mừng….. ØTận dụng môi trường hoạt động mọi lúc mọi nơi hay những hoạt động mà trẻ thích như vui chơi, dạo chơi hay các hoạt động có chủ đích yêu thích của trẻ như: khám phá khoa học, hoạt động tạo hình, âm nhạc, làm quen với tác phẩm văn học….. cô luôn chon thời điểm thích hợp để cho trẻ tiếp cân với các chữ cái một cách tự nguyện vừa tạo không khí mới cho hoạt động mà lại cho trẻ tri giác chữ cái, phát âm chữ cái một cách vui vẻ thích thú vậy là trẻ nhớ chữ cái mọi lúc mọi nơi, tạo thói quen hiểu biết thể giới quan thông qua chữ viết mà khi trẻ lớn hơn chúng ta sẽ thấy đó là: Thay cho những câu hỏi tranh vẽ gì, đây là cái gì? thì trẻ ở trường phổ thông sẽ lẩm nhẩm đọc để tự biết về chúng......Từ nhận thức này và vân dụng phương pháp tổ chức hoạt động tích hợp tôi đã tích hợp nhuần nhuyễn các hoạt động khác vào hoạt động làm quen chữ cái và ngược lại tích hợp hoạt động làm quen chữ cái vào các hoạt trong các hoạt động khác đó chính là: @ Giải pháp 2: Lồng ghép tích hợp các môn học khác vào hoạt động làm quen chữ cái và ngược lại. -Cô giáo là người xác định chủ đề lên kế hoạch tổ chức lồng ghép tích hợp các môn học một cách hợp lý để trẻ phát huy hứng thú khuyến khích trẻ tích cực chủ động say mê trong tiết học. Ngoài việc dẫn dắt bằng ngôn ngữ thì sự linh hoạt sáng tạo ứng xử nhanh của cô giáo trong một tiết dạy mang lại sự chú ý cho trẻ. Từ đặc điểm này tôi đã lồng ghép tích hợp đưa hoạt động làm quen với chữ cái vào các hoạt động khác một cách thích hợp và nhẹ nhàng trẻ được tiếp xúc nhìn, đọc, tô viết các chữ một cách nhẹ nhàng nhưng trẻ lại phát âm rõ và nhớ rất lâu. Cách học này còn giúp trẻ bước đầu biết cách sắp xếp các chữ cái ở cạch nhau để tạo thành tiếng. 2.1/ Tích hợp với hoạt động làm quen với tác phẩm văn học: -Khi vào một tiết học làm quen chữ cái tôi thường tích hợp với một tác phẩm văn học vì nó phù hợp với hoạt động làm quen với chữ cái. Đây là hoạt động mà Bộ Giáo Dục đã chọn làm chuyên đề cùng với hoạt động làm quen chữ cái. Khi tích hợp với một câu chuyện hay một bài thơ có các nhân vật, sự vật, con vật có tên gọi trong đó có chứa chữ cái mà cô định cho trẻ làm quen. Ví dụ: Câu chuyện “Chú Dê Đen” cô kể chuyện sau đó cho trẻ xem tranh Dê Đen, Dê Trắng có từ dưới tranh “dê đen, dê trắng” cô cho trẻ rút các chữ cái đã học và giới thiệu làm quen chữ với chữ cái d,đ. -Và các chữ cái khác cũng vậy tùy từng nhóm chữ và chủ đề tôi lưạ chọ bài thơ, câu chuyên với những nhân vật trẻ ưa thích, câu đố, ca dao, đồng dao….. gần gũi với trẻ với chủ đề và có chứa nhóm chữ cái cần cho trẻ làm quen để gây sự hứng thú ở trẻ. Ví dụ: Câu đố với chữ “n”: Bình thường em đọc chữ u Khi em quay ngược em ra chữ gì? Hay với chủ đề “Quê hương – Đất nước – Bác Hồ” cho trẻ làm quen với chữ “s” cô cho trẻ đọc bài ca dao “Tháp mười đẹp nhất bông sen Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ”…… -Và ngược lại với hoạt động Làm quen văn học bao giờ cũng được tôi lồng ghép tích hợp cho trẻ được tiếp xúc với chữ cái nhiều trong hoạt động này. Bởi các tác phẩm văn học bao giờ cũng được trình bày bằng chữ viết chính vì vậy ngoài đọc, kể cho trẻ nghe, thì tôi đã cho trẻ được đọc kể với tranh chữ to. Tuy trẻ chưa thể đọc được những dòng chữ đó nhưng bước đầu qua cách dạy này đã tăng sự thích thú ở trẻ vì trẻ được đọc đọc chỉ chỉ chữ cái như người lớn, hơn nữa là qua cách dạy này phần nào cho trẻ hiểu được quy trình đọc sách từ trái qua phải, từ trên xuống dưới. Qua nhiều lần tiếp xúc trẻ cũng dần dần hiểu được rằng các chữ cái khi được xếp ở cạch nhau thì tạo thành tiếng. Nhất là khi cô cho trẻ chơi điền chữ cái còn thiếu trong tiếng chỉ tên nhân vật, sự vật trong các tác phẩm văn học. Ví dụ: Khi cô cho trẻ làm quen với truyện “Sự tích bánh chưng bánh dày” cô cho trẻ quan sát tranh nhân vật “Lang Liêu”, tranh “Bánh chưng”, “bánh dày” và đọc từ dưới tranh. Sau đó cô đã bớt đi trong các từ dưới những tranh này những chữ cái trẻ đã học “Lang ….iêu”, “bánh ch….ng”, “b…nh dày” và cho trẻ thi đua phát hiện ra chữ cái còn thiếu và tìm chữ cái đó để gắn thêm vào hoặc đến giai đoạn cuối năm học cô có thể cho trẻ cầm bút viết thêm cho đủ chữ cái trong tiếng…… 2.2/ Tích hợp với hoạt động giáo dục âm nhạc: -Như chúng ta đã biết âm nhạc tác động đến đời sống rất mạnh mẽ nhất là với trẻ thơ thì các khái niệm khi được chuyển đến trẻ qua âm nhạc thì được trẻ đón nhận rất nhanh và hào hứng. Chính vì vậy mà giáo viên thường mở đầu cho các hoạt động bằng một bài hát để tạo không khí nhẹ nhàng vui tươi gây sự chú ý ở trẻ. Bằng cách lựa chọn bài hát phù hợp với chủ đề và yêu cầu của hoạt động từ đó mà dẫn dắt trẻ vào bài một cách nhẹ nhàng. Ví dụ: Khi thực hiện chủ đề “Thực vật” cho trẻ làm quen với chữ l,m,n. Cô cho trẻ hát bài “Lá xanh” từ bài hát cô dẫn dắt trẻ đến với từ “Lá non mơn mởn”……. -Hay giữa các hoạt động để thay đổi tâm thế cô cũng đưa âm nhạc vào như: cho trẻ hát vận động bài “Chữ o tròn” khi cho trẻ làm quen nhóm chữ o,ô,ô…….. -Và khi tổ chức hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ cô cũng cho trẻ cơ hội được tiếp xúc với chữ cái như đọc tên tác phẩm, tên tác giả, nếu là bài giảng điện tử cô còn cho trẻ được tiếp xúc với cách trình bày một tác phẩm âm nhạc bằng ngôn ngữ viết đan xen giưã những lời bài hát là những nốt nhạc thật đáng yêu từ đó tác phẩm âm nhạc không những được trẻ cảm nhận bằng giai điêu và nội dung mà còn được trẻ cảm nhận qua cách trình bày này. Cũng như tác phẩm văn học tác phẩm âm nhạc được trẻ yêu thích thì những chữ cái gắn liền với những tác phẩm này cũng được trẻ dễ dàng đón nhận và ghi nhớ. 2.3/ Tích hợp với hoạt động khám phá khoa học: Hoạt động này thường gặp ở mọi hoạt động ở trường mầm non. Với hoạt động làm quen chữ cái muốn cho trẻ làm quen một cách hiệu quả và gây được sự tò mò hứng thú ở trẻ thì phải có tranh ảnh, mô hình, vật thật….có chứa các chữ cái mà cô định cho trẻ làm quen. Vậy đó chính là môi trường xung quanh trẻ. Ví dụ: Khi cho trẻ làm quen với chữ “r” trong chủ đề “Quê hương – Đất nước – Bác Hồ” cô cho trẻ làm quen từ tranh “Tháp Rùa” có chứa từ “tháp rùa”. Hay hấp dẫn trẻ hơn cho trẻ quan sát con rùa …. Thì sẽ kích thích lôi cuốn trẻ vào hoạt động và từ những tri giác ấn tuợng trẻ dễ dàng ghi nhớ chữ “r” hơn khi được làm quen. -Và ngược lại khi tổ chức cho trẻ hoạt động khám phá khoa học thì bao giờ dưới các bức tranh, hình ảnh, đồ vật ….cô cũng chú giải tên chúng bằng chữ viết và cho trẻ đọc tên chúng vào thời điểm thích hợp. 2.4/ Tích hợp với hoạt động tạo hình: Sau những hoạt động sôi nổi với lồng ghép các hoạt động trên thì hoạt động tạo hình rất phù hợp với trạng thái tĩnh giúp trẻ củng cố bài học một cách nhẹ nhàng và hứng thú. Không những thế với những giờ hoạt động tạo hình cô cũng lồng ghép tích hợp làm quen với chữ cái vào như cô khuyến khích trẻ đặt tên cho tác phẩm của mình. Sau đó cô giúp trẻ viết tên tác phẩm và tên trẻ lên tác phẩm đó ở một vị trí thích hợp nhất. Ví dụ: Cô cho trẻ tô màu tranh, tô màu chữ in rỗng những chữ cái vừa làm quen, hay trẻ được tìm cắt chữ cái đó ra từ họa báo, những bức tranh vẽ hay hình ảnh mà trẻ sư tầm được cô giúp trẻ viết tên mình lên góc tranh rồi mang trang trí lớp…… 2.5/ Tích hợp với hoạt động làm quen với toán: Thường thì hoạt động này được đưa vào trò chơi chữ cái để kích thích trẻ thi đua và hứng thú hơn trong hoạt động. Như cô cho trẻ chơi trong thời gian nghe hết một lần giai điệu bài hát “Em yêu cây xanh” - Thi tổ nào tìm được nhiều chữ cái h,k hơn trong bài thơ “Hoa kết trái”. ØNgoài ra vào những giờ ngoại khóa tôi thường cho trẻ xem tranh ảnh về trường tiểu học và hướng trẻ chú ý vào các tranh chỉ tư thế ngồi học, tư thế cầm bút, tư thế mở sách vở…. của anh chị lớp 1. Chỉ như thế thôi thì trẻ chưa thể phát âm, ghi nhớ được 29 chữ cái một cách chính xác được. Mà cần phải tổ chức tốt hoạt động làm quen chữ cái sao cho hiệu quả mà không gò ép áp đặt trẻ. @ Giải pháp 3: Gây hứng thú cho cho trẻ khi tổ chức hoạt động làm quen với chữ cái: Hoạt động này hình thức là một tiết học, những chữ cái thì đòi hỏi phải chính xác không được linh hoạt thay đổi. Bên cạnh đó là những mong muốn của phụ huynh thích trẻ học chữ như lớp 1. Nên giáo viên rất dễ bị cuốn vào hình thức dạy rập khuôn, áp đặt làm cho trẻ uể oải trong giờ học, phân tán sự chú ý, tiếp thu bài hạn chế và trẻ sợ học chữ. Điều này không phù hợp với xu hướng giáo dục mới lấy người học làm trung tâm cũng như đặc điểm nhận thức và tâm sinh lý độ tuổi. Nên tôi đã thay đổi cách hướng dẫn trẻ làm quen với chữ cái bằng cách gây sự hứng thú của trẻ lôi kéo trẻ vào hoạt động một cách tự nguyện bằng những đồ dùng trực quan sinh động được thay đổi theo chủ đề chủ điểm để tạo ra những mới lạ bắt mắt kích thích hứng thú ở trẻ. 3.1/ Cách vào bài: Tôi cho trẻ đọc một bài thơ, hát một bài hát hay nghe một câu vè câu đố .... gắn liền với đồ dùng, tranh ảnh theo chủ đề có chứa chữ mà cô định cho trẻ tri giác. Cùng một cụm chữ cái thì cô tạo sự liên kết từ tiết làm quen đến tiết tô viết chữ. Ví dụ: Cho trẻ làm quen chữ v, r theo chủ điểm “Quê hương đất nước – Bác Hồ”. -Với tiết 1 (làm quen): Vào bài cô cho trẻ hát theo nhạc bài hát “Yêu Hà Nội” sau đó hỏi trẻ bài hát nói đến nơi nào? (Thủ đô Hà Nội) vậy Hà Nội có những thắng cảnh gì? (Lăng Bác Hồ, Hồ Tây, Tháp Rùa,….) và cô cho trẻ xem tranh có từ dưới tranh: Tháp Rùa, Viếng lăng Bác Hồ (tô đậm màu nổi chữ r,v) cho trẻ cùng cô đọc từ dưới tranh. Cho trẻ tìm chữ cái nào đã học? (trẻ phát hiện) có thể trẻ thắc mắc vì sao chữ v,r lại đẹp hơn hoặc cô sẽ hỏi trẻ để gây sự tò mò muốn biết ở trẻ. -Với tiết 2 (trò chơi) tôi có thể vào bài từ một vòng dạo xem tranh phong cảnh quê hương, đất nước Bác Hồ và thi xem ai tìm được nhiều chữ v,r trong các từ dưới tranh. -Với tiết 3(tô viết) tôi cho trẻ bắt đầu từ trò chơi tạo dáng chữ v,r….. *Cách dẫn dắt có liên kết phù hợp với sự hiểu biết của trẻ như trên sẽ luôn thôi thúc sự tò mò của trẻ và tạo tâm thế thích được tiếp tục cho những hoạt động kế tiếp của đề tài. 3.2/ Cách dạy trẻ làm quen với chữ cái: -Sau khi đã khơi được sự tò mò của trẻ ở bước giới thiệu cô cùng trẻ khám phá các chữ cái. Cô tận dụng tối đa đồ dùng đã chuẩn bị và phối hợp bằng lời dẫn, câu hỏi, câu đố, cử chỉ hay trò chơi để cho trẻ được tri giác, phát âm, nhận ra đặc điểm rõ nét của chữ cái không thể tùy ý thay đổi. Ví dụ: Từ chữ “r” trong từ “ Tháp Rùa” cô cho trẻ so sánh với thẻ chữ “r” Hai chữ này giống như thế nào? (trẻ phát hiện) đây là cách cô để trẻ tự khám phá những đặc điểm riêng của chữ “r” mà cô không phải thuyết trình khó hiểu về chữ “r”. Cô lại hỏi trẻ vậy phát âm chữ “r” thế nào ấy nhỉ? (trẻ sẽ thi nhau phát âm) cô đã gây sự ham muốn được thể hiên ở trẻ. Cô tạo tình huống: Các con phát âm như thế nào vậy, nhìn xem cô phát âm nhé! Tập trung sự chú ý vào mình cô phát âm chữ “r” 1,2 lần và phân tích cùng điệu bộ thể hiện cách dùng đầu lưỡi, mở môi, hàm răng, lấy hơi để phát âm chữ ‘r’ cho trẻ xem. Nào chúng ta cùng phát âm “r” giống như cô nhé! (lớp, thi tổ cá nhân) tại đây cô sử dụng nghệ thật khuyến khích để sửa sai cho trẻ như “thử lại nhé” “cháu phát âm gần đúng rồi cố lên nào”..... *Tất cả các hoạt động trên đều gắn liên với việc tri giác, phát âm chữ ‘r’. -Một hoạt động mới một tâm thế mới. Cô cho trẻ đứng vẽ chữ cái trên không, tạo dáng chữ cái, xếp hình chữ cái,… Cách này trẻ rất thích và dễ dàng nhớ được đặc điểm riêng biệt của chữ cái. Ví dụ: Cho trẻ vẽ chữ “r’ trên không cô vừa vẽ cùng trẻ vừa giới thiệu “ từ dưới kéo lên- tạo thắt vòng từ phải qua trái- kéo ngang qua phải hơi chếch xuống – kéo hạ xuống và hất móc lên qua phải. *Qua giải pháp này tôi nhận thấy những chữ cái đã được trẻ lĩnh hội chính xác mà vẫn rất nhẹ nhàng nhưng để thực hiện những bước này không dễ bởi đòi hỏi giáo viên phải luôn sáng tạo đầu tư về đồ dùng đồ chơi bởi 29 chữ cái là 29 đặc điểm khác biệt, được hướng dẫn vào các thời điểm khác nhau (chủ đề) vì vậy chúng ta phải biết lựa chọn đồ dùng đồ chơi sao cho ấn tượng mới mẻ và nhất là có liên hệ mật thiết với chữ cái đó. Ví dụ: Khi chơi với trẻ cô chỉ vào chữ ‘r’ hỏi trẻ đây là chữ gì? Nếu là trẻ thông minh nhớ lâu có thể trả lời được ngay nhưng với trẻ chậm hơn thì sẽ lúng túng, lúc này cô sẽ hỏi trẻ vây trong từ “tháp rùa” có chữ gì? Thì trẻ đã vui vẻ tự tin trả lời cô là chữ “r”. -Với tư duy trực quan của trẻ. Trẻ hay nhầm lẫn giữa các chữ p-q;; n-m; x-s; s-r; u-ư; e-e; d-đ….. Có một thuận tiện cho giáo viên khi hướng dẫn đó là chương trình đã sắp xếp các chữ này vào một nhóm nên khi hướng dẫn những nhóm chữ này tôi thường cho trẻ phân biệt nhiều hơn bằng cách đưa ra những trò chơi luyện phát âm với chữ x-s; l-n.... hay trò chơi tạo giáng với chữ u-ư; e-ê; p-q..... -Đối với tiết những trò chơi với chữ cái thì hoàn toàn phù hợp với đặc điểm phát triển của trẻ và tôi đã xác định khi tổ chức cho trẻ chơi trò chơi với chữ cái cô phải đạt được hai mục đích: +Củng cố sự nhận biết và phát âm chính xác các âm của chữ cái đã học qua các trò chơi. +Biết cách hướng dẫn và lựa chọn các trò chơi xen kẽ dưới hình thức trò chơi động- tĩnh. Lôgic hình tượng của tiết trước với tiết sau theo chủ đề để giúp trẻ chơi sinh động, hấp dẫn, tạo cho trẻ tâm thế tự tin, dễ chịu thoải mái trong trò chơi. Ví dụ: Sau dạo chơi tìm chữ cái như trên cô cho trẻ chơi luyện phát âm: cho trẻ ngồi thành chữ đội hình chữ U cùng xem tranh chữ to có hình ảnh “Tháp Rùa” (hình tượng cũ) bên cạch là những con rùa ngoi lên (hình tượng mới) đọc thơ“ rì rà rì rà……” -Đối với tiết tập tô tập, viết. Cái đã có ở tiết này là trẻ rất ‘thích’ được làm những việc như người lớn nhất là giống cô ngồi cầm bút viết viết đọc đọc ( hứng thú, mong muốn của trẻ) và trẻ đã từng được tập cầm bút và ngồi vẽ ở các tiết tạo hình. Trẻ đã biết các chữ cái ở tiết trước. Nhưng cũng có những yêu cầu khó hơn với trẻ đó là tư thế vào lớp 1, cùng với yêu cầu của phụ huynh. Giáo viên rất dễ làm mất đi sự hứng thú của trẻ và gò ép trẻ. Tôi đã lồng ghép nhịp nhàng yếu tố ‘thích’ và ‘đã có’ ở trẻ để từ đó cho trẻ bước đầu làm quen với tư thế lớp một. Ví dụ: Tiếp theo bước vào bài bằng trò chơi để trẻ nhớ chữ v,r. cô gợi sự ham muốn ở trẻ như: Các con có thích tập tô, viết chữ v,r không? Vậy tô chữ như thế nào thì đẹp? ( trùng khít nét mờ). Làm sao để tô chữ đẹp? (Ngồi, cầm bút đúng tư thế). Là ngồi như thế nào, các con có ngồi được không? Đối với nhưng bài đầu như o,ô,ơ hay a,ă,â thì cô bằng lời ngắn gọi và hình ảnh trực quan (xem tranh ảnh trường tiểu học) để hướng sự mong muốn của trẻ vào việc tập tô, viết, ngồi đúng tư thế. *Để đảm bảo tính vừa sức với trẻ và tạo tư thế học lớp một. Tôi luôn giữ một nguyên tắc đó là sau khi khơi gợi được ý thích của trẻ cô lập tức cho trẻ tô, viết chữ cái đó và luôn chú ý quan sát động viên trẻ giữ đúng tư thế cầm bút, tư thế ngồi khi tô viết chữ cái, tô từ dòng trên xuống dòng dưới, tô từ bên trái sang bên phải. Nhưng chỉ trong thời gian ngắn khoảng 5 phút (tô xong 1 trang trong vở bé tập tô theo chương trình) với giai đoạn đầu. Dần dần khi những kỹ năng cầm bút, ngồi, tô viết của trẻ thành thạo hơn cô có thể tăng thời gian lên 8 phút (tô xong 2 trang trong vở bé tập tô theo chương trình) và bao giờ cũng cho trẻ thay đổi tâm thế bằng một trò chơi nhẹ hoặc một vài động tác theo nhạc phù hợp theo chủ điểm và chữ cái đang học sau đó chuyển sang hoạt động khác như nối chữ, đếm chữ, tìm chữ….Với những chữ chưa tô kịp cô cho trẻ tô vào giờ ôn chiều. ØSẽ không thể mềm mại hay thu hút, kích thích được sự chú ý của trẻ. Nếu một giáo viên không hiểu gì về trẻ chính vì thế ngoài nghiên cứu chương trình, sáng tạo làm đồ dùng dạy học..... bên tôi luôn có một danh sách học sinh của lớp đó chính là: @ Giải pháp 4: Tạo niềm tin với từng trẻ: Qua thực tế trực tiếp giảng dạy tôi nhận thấy, các cháu đều có chung đặc điểm tâm sinh lý độ tuổi bên cạnh đó tôi cũng hiểu rằng mỗi trẻ là một cá thể là một nét tính cách riêng, nên cũng có những biểu hiện tình cảm, nhận thức khác nhau, đa số trẻ có biểu hiện hiếu kì ham hiểu biết chỉ cần một gợi ý nhỏ hay đồ chơi bắt mắt là trẻ đã dò hỏi hay tìm cách tiếp cận…. Nhưng cũng có ít trẻ lại lầm lì, ít nói, ít thể hiện cảm xúc….. Vì vậy tôi thường xuyên tìm cách gần gũi trẻ tìm hiểu nguyên nhân từ đó tìm ra cách tạo sự mạnh dạn tự tin cho trẻ, lôi cuốn trẻ tham gia hoạt động như các bạn. Ví dụ: Cháu Yến vì mới đến lớp lần đầu tiên nên thường ngồi một mình ít chơi, hỏi ít nói. Tôi đã dành thời gian trò chuyên, chơi với cháu kết hợp rủ các bạn cùng tham gia chơi, mới đầu thì một cháu dần dần nhiều cháu cùng chơi. Sau nửa tháng cháu đã hòa đồng với các bạn. Những trẻ như bé Yến thường hay thụ động trong các trò chơi hay phát âm rụt rè không rõ tiếng cô cần động viên khuyến khích trẻ như “cố lên nào” hay những tràng pháo tay cổ vũ của các bạn khi trẻ thực hiện. Với trẻ nói ngọng nói lắp cô đến bên trẻ và phát âm cùng trẻ….. Với những trẻ cầm bút chưa được cô đến bên cầm tay trẻ tô dần dần thả tay ra và động viên trẻ bằng những câu cổ vũ khích lệ và gương bạn giỏi…... Bên cạnh những trẻ còn khiếm khuyết như trên thì đa số trẻ tiếp can nhanh với hoạt động làm quen chữ cái. Thì cô luôn động viên khích lệ trẻ bằng lời khen ngợi chân thành đồng thời vận dụng việc khích lệ trẻ để động viên những trẻ còn nhút nhát rụt rè cố gắng noi gương bạn. Ví dụ: Bạn Nhân phát âm chữ “x” đúng rồi bạn “Yến” phát âm như bạn nào!....... Hay những chữ dễ phát âm, nhận biết như o,ô,ơ,a,ă,â….thì cô gọi trẻ còn yếu hơn đọc phát âm trước để có cơ hội khen ngợi trẻ khơi niềm tự hòa trong trẻ. còn những chữ khó phát âm, nhận biết như x,s,r,m,n,e,ê….thì cô gọi những trẻ mạnh dạn tự tin trước để kích thích sự cố gắng ở trẻ. Và điều quan trọng đạt được ở đây là tạo sự cân bằng sự tự tin của trẻ trong lớp học. Chính sự quan tâm của cô đến từng trẻ trong lớp đã đảm bảo cho mỗi trẻ đều có cơ hội phát triển kỹ năng học đọc, học viết 29 chữ cái và hình thành những tiềm năng sẵn có để hình thành những kỹ năng cần thiết cho cuộc sống và trẻ luôn cảm thấy được cô yêu thương và được đối xử công bằng. ØCông tác giáo dục không chỉ thầy giỏi trò ngoan ở trường là được mà đòi hỏi phải có sự phối kết hợp 3 bên gia đình nhà trường và xã hội. Vậy để những cố gắng và thành công của cô và trẻ ở trường không trở nên vô nghĩa với gia đình. Đặc biệt là với phụ huynh của lớp tôi chủ nhiệm khi mà khái niệm “Học mầm non chỉ là hát múa và nên dành thời gian cho trẻ viết thật nhiều thì hơn”. Tôi đã mạnh giạn thực hiện giải pháp sau: @ Giải pháp 5: Phối kết hợp cùng phụ huynh: Tao dựng mối quan hệ thân thiện với cha mẹ trẻ: Nắm bắt được ý nguyện không phù hợp của phụ huynh với giáo dục mầm non. Ngay từ buổi đầu đến nhận lớp chiêu sinh trẻ, tôi đã thể hiện mình là một giáo viên mầm non có phong cách, có trình độ về chuyên môn và hiểu biết về đặc điểm tâm sinh lý trẻ như: Chuẩn bị trang phục lịch sự giản dị. Cô đến sớm và chuẩn bị bàn ghế phòng học sạch sẽ. Khi phụ huynh đến đăng ký cho con vào lớp cô luôn chào hỏi ân cần từng người một và nhờ phụ huynh cung cấp thông tin về trẻ như ngày tháng năm sinh,cân nặng, chiều cao, đã từng học xong lớp nào và họ tên cha mẹ, tuổi, nghề nghiệp hoàn cảnh gia đình. Những phụ huynh xởi lởi cô hỏi về một số sở thích

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLe Thi Ngoc MG Thang Loikrongpak.doc
Tài liệu liên quan