Đề tài Một số giải pháp đột phá phát triển du lịch vùng biển và ven biển Việt Nam

MỤC LỤC

1. Sự cần thiết của giải pháp

2. Căn cứ xây dựng giải pháp

3. Phạm vi, giới hạn nghiên cứu

3.1. Về không gian

3.2. Về thời gian

4. Mục tiêu và nội dung chủ yếu

4.1. Mục tiêu

4.2. Nội dung nghiên cứu

4.2.1. Giới hạn nghiên cứu

4.2.2. Nội dung nghiên cứu chủ yếu

PHẦN I

THỰC TRẠNG, NGUỒN LỰC PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG BIỂN VÀ VEN BIỂN

I. XÁC ĐỊNH GIỚI HẠN KHÔNG GIAN DU LỊCH BIỂN VÀ VEN BIỂN

1. Nguyên tắc xác định ranh giới

2. Tiêu chí xác định không gian

II. HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG BIỂN VÀ VEN BIỂN VIỆT NAM

1. Thị trường khách du lịch

1.1. Khách du lịch quốc tế

1.2. Thị trường khách du lịch nội địa

2. Thu nhập du lịch

3. Sản phẩm du lịch

4. Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch

4.1. Cơ sở lưu trú:

4.2. Các cơ sở dịch vụ ăn uống

4.3. Các dịch vụ du lịch khác

5. Lao động trong ngành du lịch vùng biển và ven biển

6. Về phát triển không gian du lịch biển và vùng ven biển

7. Công tác xúc tiến quảng bá du lịch

8. Đầu tư phát triển du lịch

9. Quản lý Nhà nước về du lịch

10. Đánh giá chung

8.2. Những hạn chế và nguyên nhân

8.2.1. Tồn tại

8.2.2. Những nguyên nhân

III. TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG BIỂN VÀ VEN BIỂN

1. Tài nguyên du lịch tự nhiên

1.1. Cảnh quan danh thắng

1.2. Các bãi biển

1.3. Tài nguyên du lịch địa chất

1.4. Tài nguyên nước khoáng

1.5. Hệ sinh thái biển và ven bờ

2. Tài nguyên du lịch nhân văn

4. Đánh giá chung về tài nguyên du lịch

5. Các nguồn lực kinh tế - xã hội

5.1. Cơ sở hạ tầng vùng biển và ven biển

5.2. Hệ thống đô thị, khu dân cư

5.3. Cơ sở hạ tầng xã hội

6. Đánh giá những cơ hội và thách thức phát triển du lịch vùng biển và ven biển Việt Nam

6.1. Những cơ hội

6.2. Những khó khăn và thách thức

PHẦN II

CÁC GIẢI PHÁP ĐỘT PHÁ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG BIỂN VÀ VEN BIỂN

VIỆT NAM

I. NỘI DUNG CỦA CHIẾN LƯỢC VÀ ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN DU

LỊCH VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2010 ĐỐI VỚI VÙNG BIỂN VÀ VEN BIỂN

1. Quan điểm phát triển

2. Mục tiêu phát triển

3. Phát triển các loại hình, sản phẩm du lịch đặc trưng

4. Tổ chức không gian du lịch vùng

II. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG BIỂN VÀ VEN BIỂN VIỆT NAM

1. Quan điểm phát triển

2. Mục tiêu

2.1. Mục tiêu tổng quát

2.2. Mục tiêu cụ thể

III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG BIỂN VÀ VEN

BIỂN VIỆT NAM

1. Tập trung ưu tiên công tác lập Quy hoạch phát triển du lịch

2. Phát triển sản phẩm du lịch

3. Phát triển thị trường

4.1. Thị trường trọng điểm

4. Phát triển không gian du lịch

4.1. Phân vùng không gian phát triển du lịch

4.2. Trọng điểm phát triển du lịch

4.3. Các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch

5. Giải pháp về đầu tư phát triển du lịch

5.1. Mục tiêu

5.2. Quan điểm đầu tư

5.3. Các lĩnh vực đầu tư

5.4. Ưu tiên đầu tư

5.4.1. Các khu vực ưu tiên đầu tư

5.4.2. Ưu tiên phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch

5.4.2. Một số khu du lịch, điểm du lịch ưu tiên đầu tư

6. Tăng cường công tác xúc tiến quảng bá du lịch

7. Giải pháp về chính sách

7.1. Cơ chế, chính sách đầu tư phát triển du lịch

7.2. Chính sách về tài chính

7.3. Chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch

7.4. Tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động kinh doanh du lịch

7.5. Chính sách quản lý nhà nước các tiềm năng du lịch biển có giá trị đặc biệt

8. Giải pháp bảo vệ và tôn tạo tài nguyên, môi trường du lịch

9. Phát triển nguồn nhân lực

10. Đảm bảo an ninh, quốc phòng và trật tự an toàn xã hội vùng biển và ven biển

11. Giải pháp nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về du lịch

PHẦN III

KIẾN NGHỊ VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP ĐỘT PHÁ PHÁT

TRIỂN DU LỊCH VÙNG BIỂN VÀ VEN BIỂN VIỆT NAM

I. KI ẾN NGHỊ

1. Kiến nghị Thủ tướng Chính phủ

2. Kiến nghị với các Bộ, ngành, UBND tỉnh, th ành phố trực thuộc Trung ương

2.1. Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư:

2.2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư

2.3. Bộ Tài chính:

2.4. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

2.5. Bộ công an

2.6. Bộ Tài nguyên- Môi trường

2.7. Bộ Văn hoá - Thông tin

2.8. Bộ giao thông vận tải

2.9. Bộ Giáo dục và Đào tạo

2.10. Bộ Nội vụ

II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Tổng cục Du lịch

2. Các Bộ, các cơ quan liên quan

3. Các UBND tỉnh, thành phố trực thu ộc Trung ương vùng ven biển

TÀI LIỆU THAM KHẢO

pdf58 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3876 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp đột phá phát triển du lịch vùng biển và ven biển Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ướng tích cực; nhu cầu du lịch tăng nhanh. Việt Nam có chế độ chính trị ổn định, an ninh đảm bảo; đất nước, con người Việt Nam mến khách; là điểm đến an toàn, thân thiện đối với khách du lịch quốc tế. Hệ thống pháp luật đang từng bước được hoàn thiện; chính sách đổi mới, mở cửa và hội nhập với việc gia nhập các tổ chức kinh tế khu vực và thế giới đã và đang tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế đối ngoại, trong đó có du lịch phát triển. Ngoài ra, việc bỏ chế độ VISA đơn phương đối với công dân một số nước ASEAN và Nhật Bản, việc mở thêm các đường bay Việt Nam – Hoa Kỳ, Việt Nam – Hàn Quốc.v.v..cũng góp phần thu hút thêm khách du lịch các nước nói trên đến Việt Nam. Phát triển du lịch biển có được sự quan tâm của Đảng và nhà nước. Điều này được thể hiện ngay trong tư tưởng chỉ đạo của Đảng, nhà nước đối với phát triển kinh tế biển, trong du lịch biển được xác định là 1 trong 4 ngành kinh tế biển chủ đạo (Giao thông vận tải- Dịch vụ, Thuỷ sản, Dầu khí và Du lịch biển) và được làm rõ trong Nghị quyết 03/NQ-TW của Bộ Chính trị, các Chỉ thị 339/TTg và 171/TTg của Thủ tướng Chính phủ. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, đất nước đã phát triển trong môi trường an ninh, chính trị ổn định. Gần đây Hiệp định phân định ranh giới trên biển trong Vịnh Bắc Bộ và hợp tác khai thác hải sản giữa Việt nam và Trung Quốc đã được ký kết góp phần tích cực tạo sự ổn định ở khu vực Biển Đông. Đây là điều kiện hết sức quan trọng để du lịch nói chung, du lịch biển nói riêng, ở Việt Nam phát triển. Điều này đặc biệt có ý nghĩa trong bối cảnh khu vực và quốc tế có nhiều yếu tố thiếu ổn định. Hầu hết những nguồn tài nguyên du lịch biển nước ta còn nằm trong dạng nguyên sơ chưa được khai thác. Do vậy trong quá trình quy hoạch phát triển, chúng ta có thể học hỏi được những bài học kinh nghiệm từ các nước láng giềng để tránh lặp lại những sai lầm các nước này đã gặp phải, nhằm khai thác và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên, bảo đảm môi trường và phát triển bền vững. Sự phát triển mạnh mẽ của một số ngành kinh tế khác như Giao thông vận tải, Bưu chính viễn thông, v.v. dẫn đến sự phát triển nhanh chóng cơ sở hạ tầng và vật chất kỹ thuật, cũng đã tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho việc triển khai thực hiện chương trình phát triển du lịch biển. Chính sách của Đảng và Nhà nước ta đã có tác động khuyến khích các nhà đầu tư quốc tế đầu tư vào phát triển những khu du lịch biển cao cấp. TS.KTS.Lê Trọng Bình /2007 27 - Luật Du lịch đã được ban hành với hệ thống các Nghị định và văn bản hướng dẫn thực hiện đã tạo hành lang pháp lý, nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước về du lịch tạo điều kiện thuận lợi cho du lịch, trong đó có du lịch biển phát triển. Ban chỉ đạo Nhà nước về Du lịch đã được thành lập. Đây là thuận lợi cơ bản nhằm tạo nên sự chỉ đạo thống nhất và sự phối kết hợp giữa các Bộ ngành và địa phương trong việc thực hiện những mục tiêu chiến lược trong phát triển du lịch. 6.2. Những khó khăn và thách thức Du lịch phát triển trong môi trường nhiều biến động khó lường của tình hình thế giới, cạnh tranh quốc tế ngày càng gay gắt; trình độ phát triển kinh tế của đất nước, mức sống của người dân nhìn chung còn thấp so với nhiều nước trong khu vực, ảnh hưởng đến việc phát triển thị trường du lịch trong nước và quốc tế. Phát triển du lịch biển hiện đang đứng trước nguy cơ suy giảm tài nguyên và sự xuống cấp của môi trường ở vùng ven biển do sự phát triển thiếu đồng bộ, sự bất cập giữa quy hoạch ngành và quy hoạch lãnh thổ dẫn đến tình trạng chồng chéo trong khai thác sử dụng tài nguyên biển; sự bất cập của công tác quản lý trong phát triển kinh tế - xã hội ở khu vực này. Cơ sở hạ tầng những năm gần đây đã được cải thiện đáng kể, tuy nhiên nhìn chung vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của phát triển du lịch, chưa tạo được thuận lợi cho du khách, vì vậy làm giảm sức hấp dẫn du lịch đối với khách, ảnh hưởng đến khả năng khách quay lại nhiều lần. Việc đầu tư phát triển du lịch còn manh mún, thiếu vốn, chưa hiệu quả; chính sách về đầu tư chưa huy động và khai thác mọi nguồn lực xã hội vào đầu tư phát triển du lịch. Vốn đầu tư cho du lịch còn hạn chế, đặc biệt vốn đầu tư từ ngân sách cho nâng cấp hạ tầng du lịch, tạo điều kiện tiếp cận các điểm tiềm năng, các địa điểm thăm quan du lịch hấp dẫn ở vùng ven biển, đặc biệt ở hệ thống đảo ven bờ. Hệ thống chính sách về phát triển du lịch nói chung, du lịch biển nói riêng, còn chưa đồng bộ, chưa khuyến khích được đầu tư phát triển, đặc biệt đối với những sản phẩm du lịch biển chất lượng cao. Công tác quản lý của ngành chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển du lịch biển, phối hợp liên ngành còn chồng chéo. Công tác xây dựng, chỉ đạo, quản lý và thực hiện quy hoạch phát triển du lịch còn chồng chéo; hệ thống các chính sách, quy định pháp luật liên quan đến phát triển du lịch thiếu đồng bộ; kinh nghiệm quản lý, kinh doanh, và trình độ nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ, người lao động trong lĩnh vực du lịch còn nhiều hạn chế. PHẦN II CÁC GIẢI PHÁP ĐỘT PHÁ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG BIỂN VÀ VEN BIỂN VIỆT NAM I. NỘI DUNG CỦA CHIẾN LƯỢC VÀ ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2010 ĐỐI VỚI VÙNG BIỂN VÀ VEN BIỂN 1. Quan điểm phát triển - Phát triển du lịch theo hướng văn hoá, sinh thái để khai thác tối đa các tiềm năng, nội lực trong nước. TS.KTS.Lê Trọng Bình /2007 28 - Phát triển du lịch có trọng tâm, trọng điểm để tạo ra bước đột phá nhưng phải bảo đảm bền vững. - Phát triển du lịch trên cơ sở toàn diện du lịch quốc tế và du lịch nội địa, trong đó lấy phát triển du lịch quốc tế là hướng chiến lược. - Phát triển du lịch phải bảo đảm tính tổng hợp liên ngành, liên vùng và xã hội hoá cao trên cơ sở khai thác mọi nguồn lực trong và ngoài nước, phát huy sức mạnh của các thành phần kinh tế, nâng cao chất lượng và đa dạng hoá sản phẩm. - Phát triển du lịch phải gắn với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, bảo vệ môi trường, an ninh quốc phòng, trật tự và an toàn xã hội. 2. Mục tiêu phát triển 2.1. Mục tiêu chung - Phát triển du lịch là một ngành kinh tế mũi nhọn đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế đất nước, từng bước đưa nước ta thành một trung tâm du lịch có tầm cỡ của khu vực, phấn đấu đến năm 2020 đưa du lịch Việt Nam vào nhóm nước có ngành du lịch phát triển hàng đầu trong khu vực. - Phát triển du lịch góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị bản sắc văn hoá dân tộc, nâng cao vị thế Việt Nam trên trường quốc tế; cải tạo cảnh quan môi trường; nâng cao trình độ dân trí; thúc đẩy tiêu dùng và phát triển nhiều dịch vụ; trở thành “đầu tàu” lôi kéo nhiều ngành kinh tế khác phát triển; tạo việc làm, góp phần xoá đói giảm nghèo ở các vùng nông thôn và miền núi còn nhiều khó khăn. 2.2. Mục tiêu cụ thể: - Khách du lịch: phấn đấu năm 2005 đón khoảng 3,2 triệu lượt khách quốc tế và 16 triệu lượt khách nội địa; năm 2010 đón 6 triệu lượt khách quốc tế và 25 triệu lượt khách nội địa, bảo đảm nhịp độ tăng trưởng bình quân 11%/năm đối với khách du lịch quốc tế và 8,4% đối với khách du lịch nội địa. - Thu nhập từ du lịch: năm 2005 thu nhập du lịch đạt hơn 2,1 tỷ USD, năm 2010 gần 4,6 tỷ USD; đưa tổng giá trị GDP du lịch năm 2005 đạt gần 1,5 tỷ USD (chiếm tỷ lệ 4,3% GDP cả nước) và 2010 đạt 3,0 tỷ USD (chiếm 6,3% tổng GDP cả nước); tốc độ tăng trưởng GDP Du lịch bình quân thời kỳ 2001 - 2005 đạt 12,83%; giai đoạn 2006 - 2010: 15,65%. - Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch: đầu tư xây dựng mới, nâng cấp hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch; đảm bảo đến năm 2005 có khoảng 108.400 phòng khách sạn, năm 2010 là 212.000 phòng khách sạn; nhu cầu vốn đầu tư đến năm 2005 đạt xấp xỉ 1,2 tỷ USD, trong đó đầu tư cho kết cấu hạ tầng du lịch khoảng 0,43 tỷ USD (chiếm 25%), năm 2010 đạt khoảng 5,5 tỷ USD, trong đó đầu tư cho kết cấu hạ tầng du lịch hơn 1,5 tỷ USD (chiếm 28%). - Lao động và việc làm: Tạo thêm nhiều việc làm cho xã hội; đến năm 2005 có gần 625.000 lao động (trong đó có 195.000 lao động trực tiếp và gần 430.000 lao động gián tiếp), năm 2010 đảm bảo hơn 1.220.000 lao động (trong đó có 380.000 lao động trực tiếp, 840.000 lao động gián tiếp). 3. Phát triển các loại hình, sản phẩm du lịch đặc trưng TS.KTS.Lê Trọng Bình /2007 29 Chú trọng phát triển các sản phẩm thuộc loại hình du lịch sinh thái văn hóa, và một số loại hình du lịch mới bao gồm: - Du lịch nghỉ dưỡng, tham quan văn hoá - lịch sử, du lịch nghỉ biển, du lịch chữa bệnh, trang trại đồng quê, tham quan di sản thế giới, tham quan các làng nghề truyền thống. - Du lịch đặc thù như du lịch sinh thái, du lịch mạo hiểm, du lịch tàu biển. - Du lịch thương mại, công vụ: du lịch đô thị, du lịch MICE (tour du lịch hội nghị, hội họp và khuyến thưởng, và hội chợ) và du lịch kèm theo những sự kiện đặc biệt. 4. Tổ chức không gian du lịch vùng Tổ chức không gian lãnh thổ du lịch Việt Nam theo hệ thống phân vị 5 cấp, gồm các vùng du lịch, á vùng du lịch, tiểu vùng du lịch và trung tâm du lịch: - Hệ thống khu, điểm du lịch: phát triển các điểm du lịch tại các nơi có di sản văn hoá, vườn quốc gia, khu dự trữ sinh quyển, di tích lịch sử văn hoá, cảnh quan thiên nhiên được nâng cấp, xếp hạng, trong đó có khu vực biển đảo và ven biển. - Phát triển các khu du lịch quốc gia, bao gồm 4 khu du lịch tổng hợp, 34 khu du lịch chuyên đề quốc gia. - Phát triển các tuyến du lịch: + Tuyến du lịch xuyên Á, theo đưòng sắt xuyên Á sau đó theo đường sắt Bắc Nam là tuyến du lịch quốc tế đường bộ liên kết các vùng, điểm du lịch quan trọng của cả nước. + Tuyến du lịch quốc tế bằng đường biển qua các cảng nối kết các trọng điểm du lịch quốc gia: Hạ Long (Vùng Du lịch Bắc Bộ), Đà Nẵng, Huế (Vùng du lịch Bắc Trung Bộ), Khánh Hoà và TP. Hồ Chí Minh (Vùng du lịch Nam Trung Bộ và Nam Bộ). + Tuyến du lịch quốc tế hành lang Đông Tây từ các tỉnh thuộc vùng du lịch ven biển Bắc Trung Bộ qua cửa khẩu quốc tế Lao Bảo sang Lào, Thái Lan và các nước thuộc khối ASEAN; + Tuyến du lịch quốc tế Vân Nam - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh; - Tuyến du lịch bổ trợ, gồm tuyến du lịch duyên hải Bắc Bộ theo quốc lộ 10 nối các điểm du lịch thuộc tiểu vùng du lịch Nam Bắc Bộ với các điểm du lịch thuộc tiểu vùng du lịch duyên hải Đông Bắc. II. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG BIỂN VÀ VEN BIỂN VIỆT NAM 1. Quan điểm phát triển Phát triển du lịch biển theo hướng du lịch cảnh quan, văn hoá, thể thao kết hợp với nghỉ dưỡng, vui chơi. Chú trọng cải thiện môi trường du lịch, nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch đi đôi với công tác bảo vệ môi trường cảnh quan, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của các nước. 2. Mục tiêu TS.KTS.Lê Trọng Bình /2007 30 2.1. Mục tiêu tổng quát: Phấn đấu đưa ngành du lịch biển trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của kinh tế biển vào năm 2010 Nhiệm vụ của phát triển du lịch biển theo tinh thần Nghị quyết 03NQ/TW là "Cần có quy hoạch, kế hoạch đầu tư đồng bộ, hợp tác liên doanh với nước ngoài, hình thành các quần thể du lịch, kết hợp nhiều mặt : nghỉ ngơi, giải trí, thăm quan, điều dưỡng" 2.2. Mục tiêu cụ thể + Khách du lịch: Căn cứ Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam và Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2010 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đến năm 2005 toàn vùng ven biển đón gần 4,4 triệu lượt khách du lịch quốc tế đi lại giữa các tỉnh trong vùng với 12,5 triệu ngày khách; năm 2010 là 7,4 triệu lượt với hơn 24 triệu ngày khách. Nếu so với toàn quốc thì tổng ngày khách quốc tế ở vùng ven biển năm 2005 chiếm tới 66% tổng ngày khách quốc tế của toàn quốc, năm 2010 là 63%. Đối với khách du lịch nội địa các con số tương ứng sẽ là 13,8 triệu lượt khách với hơn 19,8 triệu ngày khách vào năm 2005; 17,8 triệu lượt khách với hơn 30,7 triệu ngày khách vào năm 2010; bằng 71% (2005) và 76% (2010) so với toàn quốc ( theo BC tổng kết kinh tế biển của TCDL, năm 2004). + Thu nhập du lịch: Đến năm 2005, thu nhập từ du lịch biển dự kiến đạt 1,45 tỷ USD bằng 69,5% thu nhập du lịch toàn quốc. Tương ứng vào năm 2010 là 3,2 tỷ bằng 77,1% ( theo BC tổng kết kinh tế biển của TCDL, năm 2004). + Cơ sở lưu trú: Nhu cầu phòng khách sạn cho hoạt động du lịch biển vào năm 2005 gần 56,8 ngàn phòng, chiếm 63% nhu cầu phòng khách sạn của toàn quốc; năm 2010 sẽ là 90,9 ngàn phòng, chiếm khoảng 60% nhu cầu phòng nghỉ của toàn quốc (theo BC tổng kết kinh tế biển của TCDL, năm 2004). + Về lao động: Để đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch biển sẽ cần hơn 362 ngàn lao động trong ngành du lịch vào năm 2005 và khoảng hơn 582 ngàn lao động năm 2010 (cả lao động trực tiếp và gián tiếp); chiếm tương ứng 63% và 60% tổng lao động trong ngành du lịch cả nước vào năm 2005 và 2010 (theo BC tổng kết kinh tế biển của TCDL, năm 2004).. III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG BIỂN VÀ VEN BIỂN VIỆT NAM Nhằm tạo động lực thúc đẩy phát triển du lịch có tính đột phá, đạt được những mục tiêu đã nêu ở trên đối với vùng biển và ven biển Việt Nam, cần có giải pháp tổng hợp để triển khai thực hiện nội dung của chiến lược và điều chỉnh quy hoạch phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2010. Cụ thể gồm: 1. Tập trung ưu tiên công tác lập Quy hoạch phát triển du lịch TS.KTS.Lê Trọng Bình /2007 31 Quy hoạch phát triển du lịch cần đi trước một bước làm cơ sở để quản lý và đầu tư phát triển, kinh doanh du lịch, sử dụng hợp lý tài nguyên du lịch, căn cứ quy định của Luật Du lịch, Chiến lược, Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 tổ chức lập, điều chỉnh quy hoạch phát triển du lịch đối với các vùng, lãnh thổ du lịch ven biển như: tiểu vùng du lịch duyên hải Bắc Bộ, tiểu vùng du lịch Nam Bắc Bộ, vùng du lịch Bắc Trung Bộ, tiểu vùng du lịch duyên hải Nam Trung Bộ, tiểu vùng du lịch Đông, Tây Nam Bộ; quy hoạch tổng thể phát triển du lịch các trọng điểm du lịch, các khu vực ven biển, biển đảo, các khu du lịch, điểm du lịch. 2. Phát triển sản phẩm du lịch 2.1. Căn cứ đặc điểm thị trường và tài nguyên du lịch, những sản phẩm du lịch biển cần tập trung phát triển đã được xác định theo hướng các sản phẩm đặc thù, có sức cạnh tranh cao trong vùng và khu vực. Bao gồm: - Sản phẩm du lịch gắn với khai thác giá trị văn hoá, tài nguyên nhân văn: Tập trung khai thác các di tích lịch sử văn hoá, đặc biệt là các di sản văn hoá thế giới; tạo điều kiện cho khách tham quan làng nghề truyền thống, tìm hiểu lối sống cộng đồng (tập tục văn hoá, thưởng thức âm nhạc, ẩm thực..) đặc trưng của các dân tộc còn giữ gìn được bản sắc. - Đẩy mạnh việc bán hàng lưu niệm cho khách du lịch, đồng thời, gắn kết xây dựng được hệ thống các làng nghề truyền thống với các tuyến du lịch nhằm đa dạng hoá sản phẩm và nâng cao chất lượng hàng lưu niệm bán cho khách du lịch. Theo đó, các hàng lưu niệm phải gắn với đặc trưng nổi bật của văn hoá mỗi địa phương của vùng biển và ven biển. - Sản phẩm du lịch gắn với thể thao, giải trí, nghỉ dưỡng biển: Giữ gìn sự đa dạng và phong phú của các bãi biển, tránh sự trùng lặp và đơn điệu của các bãi biển; quan tâm tới các loại hình vui chơi giải trí gắn với biển (lướt ván, đua thuyền, lặn biển..), đặc biệt lưu ý các bãi biển có khả năng thu hút khách du lịch quốc tế và khách nghỉ cuối tuần từ các đô thị lớn. Hình thành các bãi tắm có thương hiệu lớn như Thiên Cầm (Hà Tĩnh), Đồng Hới( Quảng Bình); Mỹ Khê (Đà Nẵng), Lăng Cô (Huế), Mũi Né (Bình Thuận), Phương Mai - Núi Bà (Bình Định), Ninh Chữ (Ninh Thuận), Nha Trang, Đại Lãnh (Khánh Hoà), Phú Quốc.. - Sản phẩm du lịch- tham quan, nghiên cứu về sinh thái: Tạo điều kiện cho khách du lịch tham quan, nghiên cứu những điểm du lịch sinh thái nổi trội như vườn quốc gia gắn với hang động Phong Nha - Kẻ Bàng, hệ thống hồ, đầm phá, vùng ngập mặn, các khu bảo tàng biển, san hô,.. các rừng tự nhiên..thông qua việc tổ chức các tuyến du lịch sinh thái . - Sản phẩm du lịch - tham quan di tích lịch sử: Chọn lọc và bảo tồn các di tích có giá trị lịch sử của dân tộc khu vực ven biển và vùng biển như khu di tích Bãi cọc Bạch Đằng, Đường mòn Hồ Chí Minh trên biển và đất liền, khu giới tuyến quân sự (du lịch DMZ), địa đạo Vịnh Mốc, Thành cổ Quảng Trị, Nghĩa Trang Trường Sơn, di tích Sơn Mỹ, quần đảo Trường Sa.. - Sản phẩm du lịch gắn với các sự kiện đặc biệt: TS.KTS.Lê Trọng Bình /2007 32 Khu vực biển và ven biển có nhiều điều kiện thuận lợi, không chỉ thu hút khách đến tham quan mà tham gia các sự kiện quan trọng của cả nước, khu vực và quốc tế như các hội nghị quốc tế, sự kiện thể thao quốc tế (thể thao biển, mạo hiểm, các cuộc đua thuyền,..) và vùng, đặc biệt các lễ hội lớn mang đặc thù bản sắc của mỗi địa phương. Những sự kiện này có thể tổ chức ở các vùng từ Quảng Ninh, Thanh Hoá, TT Huế, Quảng Nam, Khánh Hoà đến Bình Thuận, Phú Quốc... 2.2. Đặc điểm một số sản phẩm du lịch biển và ven biển: - Du lịch nghỉ dưỡng, tham quan: Du lịch nghỉ dưỡng, nghỉ ngơi là hình thức du lịch quan trọng nhất ở hầu hết các điểm du lịch. Du lịch nghỉ dưỡng thường phát triển nhờ sự phát triển đồng bộ của cơ sở hạ tầng du lịch, các tiện nghi, dịch vụ, chịu sự chi phối của việc xúc tiến quảng bá, và những chương trình tiếp thị: + Du lịch thành phố: Những thành phố lớn như Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng là mối quan tâm đặc biệt của một số thị trường nhất định do những nơi đây tạo cơ hội cho khách mua sắm hàng hoá và giải trí. Nhiều khách Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc lựa chọn các chuyến đi ngắn đến Việt Nam để mua sắm hàng hoá. Những loại khách này có thể ghép các chuyến tham quan đến những điểm du lịch lân cận hoặc những nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn, nhưng họ hiếm khi kết hợp một chuyến đi mua sắm với tour dài ở Việt Nam. Các tour du lịch cho khách Trung Quốc hay kết hợp chuyến đi mua sắm với nghỉ dừng chân tại các điểm du lịch quanh khu vực Hạ Long, Hải Phòng. Những khách du lịch này thường có sức tiêu thụ hàng hoá ngoài những chi tiêu cơ bản tương đối mạnh, đem lại thu nhập cho các dịch vụ thương mại, kinh tế tiểu thương ở các địa phương. - Du lịch văn hoá và lịch sử: Tính đa dạng phong phú của các di tích và di sản, của những nền văn minh xa xưa, và của các dân tộc tạo ra sức hấp dẫn độc đáo. Dựa trên những mối quan tâm của khách châu á, châu Mỹ và Tây Âu có thể tạo ra nhiều tour du lịch đa dạng phục vụ khách. Các tour du lịch có thể được xây dựng quanh năm. Nhiều lễ hội có thể được đưa vào trong những tour đó để tạo nét đặc biệt. Đa số những tour này thu hút các thị trường khách du lịch có mức chi cao. Các di tích cách mạng cũng thu hút nhiều đối tượng khách là những cựu chiến binh cũ ở Việt Nam và những người thân của họ đến tham quan. Những nền văn hoá khác nhau vùng ven biển thu hút các khách du lịch có khả năng chi tiêu. Các điểm di tích lịch sử có thể gắn trong các tour chuyên đề; - Du lịch nghỉ dưỡng/ nghỉ mát: Du lịch nghỉ biển đóng vai trò quan trọng ở Đông Nam á và cũng là thị trường du lịch chính ở Malaysia và Thái Lan. Du lịch nghỉ biển luôn luôn hướng tới thị trường khách du lịch đại trà mặc dù thị trường này vẫn có thể là những thị trường chi tiêu cao. Nếu xây dựng tốt các cơ sở tiện nghi vui chơi giải trí, khách sạn, và tiết kiệm chi phí đi lại trong nước thì sẽ thu hút được các khách du lịch nghỉ biển tiềm năng. Các tiện nghi vui chơi giải trí phục vụ cho khách du lịch nghỉ dưỡng là một điều đáng chú ý. - Du lịch sinh thái vùng biển: Sự hấp dẫn của thiên nhiên vùng biển và ven biển tạo ra một loại thị trường mới, du lịch sinh thái và hướng thiên nhiên. Mối quan tâm về thế giới thiên nhiên, loài chim, cá, san hô, động vật, đất đai, biển và cảnh quang vùng ven biển, vùng biển đem lại những cơ hội cho du lịch để thu lợi kể cả ở những nơi xa xôi hẻo lánh nhất. Thu nhập do du lịch sinh thái đem lại không phải là nhiều nhưng ngược lại nó giúp cho việc bảo tồn thiên nhiên và tài nguyên môi trường dẫn đến tính bền vững của du lịch. TS.KTS.Lê Trọng Bình /2007 33 Với khách du lịch sinh thái, hướng thiên nhiên thì tiện nghi cơ sở vật chất không phải là yếu tố hàng đầu mà các dịch vụ hướng dẫn, thông tin chuyên nghiệp mới là quan trọng. Nhiều khách sẽ đến theo những tour được đặt trước, nhưng cũng không loại bỏ khả năng khách du lịch đi lẻ chiếm tỷ lệ lớn. - Du lịch mạo hiểm vùng biển: Du lịch mạo hiểm mềm dẻo chưa được phát triển nhiều ở Việt Nam mặc dù có nhiều cơ hội để phát triển. Đây là loại du lịch khá hấp dẫn khách Tây Âu, khách Bắc Mỹ. Nó có thể là lặn biển, các loại thể thao nước, leo núi và xem hang động. Để thu hút khách du lịch mạo hiểm thì cần nâng cấp giao thông đến một số nơi nhất định, nâng cao chất lượng hướng dẫn, phát triển các tiện nghi dịch vụ bổ trợ cho các họat động mạo hiểm đảm bảo an toàn, vệ sinh môi trường. Cần thiết kế xây dựng các tiêu chuẩn phù hợp với từng loại hình du lịch nhỏ và xây dựng các trung tâm huấn luyện hướng dẫn khách. Các họat động du lịch này phù hợp với nhiều loại khách, nhiều loại lứa tuổi. - Du lịch tàu biển: hiện đang phát triển mạnh ở khu vực Đông Nam á và ở Việt Nam. Số lượng các chuyến tàu biển vận chuyển khách đã tăng nhiều trong những năm gần đây. Các cảng biển ở Hạ Long, Đà Nẵng, Khánh Hoà, Vũng Tàu, TP Hồ Chí Minh là nơi đón khách du lịch tàu biển hàng năm. Những tuyến đường vận hành chính của tàu biển đến Việt Nam có Star Line, Orrient Line, Radission Seven Seas, Norwegian Line và Royal Caribbean. Một vài hãng gồm Star Line có các hàng trình ngắn thường xuyên hàng tuần cập bến các cảng như Đà Nẵng, Hồng Kông, Haikou (Trung Quốc) và Vịnh Hạ Long. Các hãng khác gồm Cunard, P & O và Radission có hành trình dài hơn nhưng không thường xuyên mà có thể thỉnh thoảng cập bến như một phần trong chương trình tàu biển hàng năm. Giá trị kinh tế của du lịch tàu biển có thể bị hạn chế do khách du lịch ít tiêu thụ dịch vụ trên đất liền. Do vậy để tăng thu nhập từ khách tàu biển thì cần tạo những tour tham quan ngắn hấp dẫn và tạo nhiều hàng hoá sản phẩm đồ lưu niệm, dịch vụ phụ tại khu vực lân cận cảng. - MICE (du lịch hội nghị, hội họp và khuyến thưởng, và hội chợ):Các chương trình hội nghị, hội họp, hội chợ và khuyến thưởng là hình thái du lịch độc đáo nhưng đóng góp đáng kể cho kinh tế của đất nước. Không chỉ với du lịch quốc tế mà với cả du lịch nội địa thì loại hình này cũng khá phát triển. Việt Nam đã có thể cung cấp các tiện nghi hội họp chất lượng đảm bảo tốt, gắn với các cơ sở lưu trú có sức chứa phục vụ cho hàng ngàn đaị biểu. Những yêu cầu chủ yếu cho các loại thị trường khách này bao gồm những khách sạn hạng sang, những điểm du lịch hấp dẫn và việc thu xếp điều hành tour du lịch hiệu quả. - Du lịch gắn với những sự kiện đặc biệt: Những thể thao, lễ hội và những sự kiện quốc gia, sự kiện đặc biệt cũng khá quan trọng để thu hút khách du lịch, ảnh hưởng đến lượng khách du lịch quốc tế và nội địa, cả khách thương mại và nghỉ dưỡng đi du lịch. Đối với loại thị trường khách này thì cần có sự chuẩn bị và tổ chức cụ thể để phục vụ các nhu cầu ăn, ở, đi lại, giải trí của khách kèm theo các sự kiện. 2.3. Phân vùng sản phẩm du lịch: Căn cứ đặc điểm giá trị tài nguyên nổi trội và các điều kiện có liên quan theo lãnh thổ, các sản phẩm du lịch biển đặc thù sẽ khác nhau theo từng vùng: - Vùng ven biển phía Bắc (từ Quảng Ninh đến Thừa Thiên - Huế) : du lịch thăm quan, du lịch thể thao - mạo hiểm. TS.KTS.Lê Trọng Bình /2007 34 - Vùng ven biển miền Trung (từ Đà Nẵng đến Bà Rịa - Vũng Tàu) : du lịch nghỉ dưỡng biển, du lịch văn hoá (du lịch di sản). - Vùng ven biển phía Nam (Từ TP. HCM đến Kiên Giang) : du lịch sinh thái. Cụ thể như sau: - Tiểu vùng du lịch duyên hải Bắc Bộ, tiểu vùng du lịch Nam Bắc Bộ: du lịch văn hoá, lịch sử cách mạng; du lịch thành phố, MICE; dịch vụ du lịch trên đất liền ở cảng biển (Hạ Long); du lịch biển (Hạ Long Cát Bà và một số nơi khác); du lịch sinh thái vùng biển và ven biển; du lịch làng quê, nông thôn; du lịch nghỉ dưỡng biển, núi, đô thị du lịch; du lịch lễ hội; du lịch chữa bệnh. - Vùng du lịch Bắc Trung Bộ: du lịch văn hoá lịch sử (trung tâm là Huế); tham quan di tích chiến tranh, di tích cách mạng; du lịch sinh thái (Bạch Mã - Huế); dịch vụ trên đất liền khu vực cảng biển (Chân Mây, Đà Nẵng); du lịch thành phố, trung tâm thương mại dịch vụ du lịch, MICE (Đà Nẵng); du lịch nghỉ biển và nghỉ núi; du lịch sinh thái vùng đầm phá ven biển. - Tiểu vùng du lịch duyên hải Nam Trung Bộ: Du lịch nghỉ biển, du lịch mạo hiểm, lặn biển; du lịch nghỉ dưỡng chữa bệnh (Khánh Hoà, Bình Thuận); tham quan tìm hiểu văn hoá dân tộc. - Tiểu vùng du lịch Đông, Tây Nam Bộ: du lịch MICE, du lịch thành phố, du lịch mua sắm (Tp Hồ Chí Minh); du lịch tàu biển và dịch vụ cảng biển (Tp.Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Kiên Giang); du lịch sinh thái vùng ngập mặn ven biển phía Nam; du lịch lễ hội; 3. Phát triển th

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfM7896T S7888 GI7842I PHP 2727896T PH PHT TRI7874N DU Lamp7882.pdf
Tài liệu liên quan