Đề tài Một số giải pháp góp phần phát triển hoạt động cung cấp dịch vụ Ngân hàng nhằm tăng thêm thu nhập tạI ngân hàng công thương HBT

Điểm qua thực tế tại Ngân hàng ACB_SG qua 3 năm hoạt động có một lượng tiền, vàng rất lớn được thanh toán qua Ngân hàng.Chứng tỏ dịch vụ này đang có sức hút mạnh mẽ đối với khách hàng có nhu cầu mua bán nhà. Đặc biệt khi triển khai dịch vụ này thì các hoạt động không chỉ bó hẹp trong việc thanh toàn hộ mà còn phát sinh thêm nhiều yêu cầu khác có liên quan đến việc mua bán nhà : người mua còn thiếu một phần tiền, hay người bán cần ứng trước một khoản tiền để thanh toán nợ đến hạn. Do đó Ngân hàng có thể bổ sung và thực hiện thêm nghiệp vụ khác.

 

 

doc80 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 975 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp góp phần phát triển hoạt động cung cấp dịch vụ Ngân hàng nhằm tăng thêm thu nhập tạI ngân hàng công thương HBT, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lập đến nay NHCT _ HBT luôn là một trong những Ngân hàng lớn mạnh, kinh doanh có lãi đó là do Ngân hàng luôn bám sát và thực hiện những định hướng của ngành. Đặc biệt từ khi ngành Ngân hàng nước ta chuyển từ Ngân hàng một cấp sang hai cấp đòi hỏi các Ngân hàng thương mại phải tự phấn đấu tồn tại và phát triển. Để đứng vững trong cơ chế thị trường NHCT _HBT đã luôn tự đổi mới mình gắn liền với sự đổi mới của NHCT Việt nam và của nền kinh tế. Thể hiện ở chỗ NHCT thường xuyên củng cố và xây dựng hệ thống tổ chức phù hợp với mục tiêu kinh doanh trong từng giai đoạn khác nhau. Hiện nay với tổng số cán bộ công nhân viên 335 người được bố trí sắp xếp thành những phòng ban sau : 9 phòng nghiệp vụ : Phòng tổ chức thành lập năm 1988 Phòng kế toán thành lập năm 1988 Phòng kinh doanh thành lập năm 1988 Phòng kho quỹ thành lập năm 1988 Phòng nguồn vốn thành lập năm 1988 Phòng tiếp dân thành lập năm 1988 Phòng kiểm soát thành lập năm 1995 Tổ thông tin điện toán thành lập năm 1995 đến năm 1996 nâng cấp thành phòng thông tin điện toán Tổ kinh doanh đối ngoại thành lập năm 1995 đến năm 1998 nâng cấp thành phòng kinh doanh đối ngoại Tổ cân đối tổng hợp thành lập năm 1999 Hai phòng giao dịch Chợ Hôm và Trương Định thành lập năm 1995 Một cửa hàng vàng và 12 quỹ tiết kiệm đặt tại 12 phường trên địa bàn quận. Điều hành hoạt động Ngân hàng là ban giám đốc gồm 1 giám đốc và 3 phó giám đốc. Các bộ phận được chuyên môn hoá theo nghiệp vụ Ngân hàng và phân định rõ chức năng, nhiệm vụ cụ thể. Các phòng ban có quan hệ mật thiết với nhau cùng phối hợp chặt chẽ tạo thành guồng máy hoạt động trôi chảy, nhanh chóng đáp ứng nhu cầu khách hàng. Nằm trên địa bàn kinh doanh thuận lợi đa dạng phong phú về các thành phần kinh tế trong khu vực là một lợi thế để Ngân hàng mở rộng lĩnh vực kinh doanh của mình không chỉ giới hạn trong các nghiệp vụ nhận gửi và cho vay truyền thống mà còn tạo khả năng đa dạng hoá các dịch vụ Ngân hàng đặc biệt là mở rộng thanh toán qua Ngân hàng. Bên cạnh đó Ngân hàng cũng vấp phải một số khó khăn như trong những năm gần đây kinh tế ngoài quốc doanh gặp nhiều khó khăn do việc kinh doanh không ổn định, dự án đầu tư không khả thi. Điều này dẫn đến dư nợ ngoài quốc doanh giảm xuống, cụ thể trước đây chi nhánh cho vay đối với thành phần này lớn hơn 20% tổng dư nợ nay giảm xuống còn dưới 10% tổng dư nợ. Qua đó ta thấy sự biến động của nền kinh tế sẽ ảnh hưởng sâu sắc đến kết quả kinh doanh của Ngân hàng. Mặt khác với địa bàn rộng và tiềm năng như quận Hai Bà Trưng thì NHCT_HBT không tránh khỏi sự cạnh tranh gay gắt của các Ngân hàng khác như Ngân hàng Sài gòn công thương,ADB,Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển.v.v. Ngoài ra Ngân hàng còn chịu sức ép từ nhiều phía như chế độ chính sách, yêu cầu thị trường. Nhưng do nắm bắt được tính phức tạp của địa bàn hoạt động NHCT_HBT đã có những chính sách điều hành linh hoạt, đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Một mặt duy trì tốt các quan hệ sẵn có một mặt tích cực tìm kiếm khách hàng mới nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh, khai thác lợi thế một cách có hiệu quả. Tiếp tục thực hiện đa dạng hoá các nghiệp vụ, các dịch vụ Ngân hàng đi đôi với nâng cao chất lượng và phong cách phục vụ của cán bộ công nhân viên trong Ngân hàng. Mọi hoạt động của NHCT_HBT đều tuân thủ đúng pháp luật nhà nước các thông lệ điều ước quốc tế về lĩnh vực Ngân hàng.Từ đó tạo tiền đề cho những bước tiến xa hơn trong những năm tới. 2. Kết quả kinh doanh của NHCT_HBT T rong những năm gần đây hoạt động của chi nhánh gặp nhiều khó khăn như biến động kinh tế, sự cạnh tranh gay gắt giữa các Ngân hàng, số lượng nhân viên tương đối lớn trình độ bất cập với với thông tin thị trường, cơ sở vật chất còn hạn hẹp, công nghệ hoá tin học Ngân hàng còn thấp. Mặc dù vậy chi nhánh NHCT_HBT đã phát huy sức mạnh nội lực, thực hiện nghiêm túc sự chỉ định sát sao của NHCT VN và Ngân hàng nhà nước thành phố Hà Nội.Tranh thủ sự giúp đỡ của Quận uỷ,UBND quận Hai Bà Trưng đã thực hiện tốt các mục tiêu nhiệm vụ, kế hoạch đề ra, từ đó khẳng định vị thế vai trò của mình trong hoạt động kinh doanh. Chính vì vậy đến nay chi nhánh NHCT_HBT đã thu hút được số khách hàng đến giao dịch với chi nhánh tương đối lớn. Đến cuối năm 2001 số khách hàng có quan hệ giao dịch tiền gửi là 2470 tài khoản bằng VNĐ và ngoại tệ, 1201 tài khoản tiền vay. Khách hàng có quan hệ tín dụng, thanh toán là khoảng 2000 doanh nghiệp, cơ quan đơn vị trung ương, thành phố và cấp quận. Có thể nói đây là thành công đáng kể của Ngân hàng. Song để thấy rõ tình hình kinh doanh của Ngân hàng ta cần xem xét từng mặt hoạt động của nó. 2.1 Hoạt động huy động vốn : V ốn trong kinh doanh của Ngân hàng không những quyết định về quy mô hoạt động của Ngân hàng thương mại mà còn quyết định năng lực cạnh tranh, vị thế, uy tín cũng như khả năng thanh toán chi trả trong hoạt kinh doanh của mỗi Ngân hàng thương mại. Nhận thức được tầm quan trọng của vốn đối với hoạt động của một Ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường đang phát triển như vậy. Để đảm bảo thắng lợi trong cạnh tranh chi nhánh NHCT_HBT luôn coi trọng hoạt động, coi chiến lược huy động vốn là hoạt động mở đầu trong việc kinh doanh tiền tệ. Bằng sự nhạy bén trong công tác tiếp thị đổi mới phong cách giao dịch mở rộng mạng lưới huy động một cách hợp lý đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tích cực quan tâm phát triển công tác huy động vốn dưới mọi hình thức như nhận tiền gửi có kì hạn, không kì hạn, phát hành kì phiếu bằng VNĐvà ngoại tệ với lãi suất hợp lý. NHCT_HBT đã thu hút được nguồn tiền gửi rất lớn của các tầng lớp dân cư, tổ chức kinh tế. Không những đảm bảo nguồn vốn cho nhu cầu tín dụng của khách hàng trên địa bàn mà còn thực hiện tốt việc gửi vốn hỗ trợ cho toàn hệ thống. Để thấy rõ kết quả trên ta xem xét các số liệu cụ thể sau : Bảng 1 : Tỷ trọng vốn hoạt động trong tổng nguồn. Đơn vị : tỷ đồng (Trích nguồn báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh 1999-2000-2001) Tổng số vốn năm 1999 : 968 Tỷ đồng Tổng số vốn năm 2000 : 1244 Tỷ đồng Tổng số vốn năm 2001 : 1443 Tỷ đồng Qua số liệu trên cho thấy NHCT_HBT rất quan tâm đến công tác huy động vốn. Do đó làm cho nguồn vốn luôn tăng trưởng. Năm 1999 tổng vốn Ngân hàng huy động tại chỗ là 932 tỷ đồng.Năm 2000 chi nhánh huy động được 1211 tỷ đồng tăng 297 tỷ đồng so với năm 1999 bằng130%. Đến năm 2001 tổng số vốn huy động đã nên tới 1363 tỷ đồng tăng so với năm 2000 là 152 tỷ đồng bằng 113%. Nhưng để hoạt động kinh doanh có hiệu quả thì Ngân hàng phải kiểm soát được chi phí của các nguồn vốn huy động để có chính sách cho vay và đầu tư hợp lý từ đó mang lại lợi nhuận cao cho Ngân hàng Điều đó thể hiện qua cơ cấu nguồn vốn huy động của chi nhánh. Xét cơ cấu nguồn vốn của chi nhánh ta thấy vốn tiền gửi là chủ yếu (tiền gửi của các tổ chức tín dụng,tiền gửi tiết kiệm ) chiếm đến 95% tổng nguồn vốn huy động. Trong đó vốn tiền gửi tiết kiệm chiếm tỷ trọng rất lớn Năm 1999 chiếm 53%/ tổng nguồn vốn. Năm 2000 chiếm 57%/ tổng nguồn vốn. Năm 2001 chiếm 67%/ tổng nguồn vốn. Đây là nguồn vốn quan trọng và tương đối ổn định mặc dù lãi suất phải trả cho nguồn này tương đối cao. Nhưng nguồn vốn này vẫn gia tăng hàng năm với con số tuyệt đối. Năm 2000 nguồn tiền gửi tiết kiệm là 712 tỷ đồng tăng 200 tỷ đồng so với năm 1999. Đến năm 2001 vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm là 966 tỷ đồng tăng 254 tỷ đồng so với năm 2000 (bằng 136%). Điều đó chứng tỏ chi nhánh đã thực hiện tốt chiến lược khách hàng và đã thu hút được một lượng tiền nhàn rỗi rất lớn trong dân cư vào Ngân hàng. Bên cạnh đó chi nhánh còn đặc biệt quan tâm đến những khách hàng truyền thống có uy tín và doanh số bán hàng bằng tiền mặt cao. Các cán bộ Ngân hàng luôn bám sát hoạt động kinh doanh của các đơn vị tổ chức có quan hệ với Ngân hàng. Vì vậy chi nhánh luôn giữ được mối quan hệ tốt với khách hàng. Cho nên Ngân hàng luôn có số dư tiền gửi của các tổ chức kinh tế lớn và ổn định. Số dư tiền gửi của các tổ chức kinh tế năm 2000 là 416 tỷ chiếm 33% tổng nguồn vốn huy động tăng 74 tỷ so với năm 1999.Tuy năm 2001 số dư tiền gửi của các tổ chức kinh tế có giảm nhưng vẫn chiếm 27,5% tổng nguồn vốn huy động được của Ngân hàng. Đây là nguồn vốn đem lại hiệu quả khá cao cho Ngân hàng tuy không mang tính ổn định nhưng chi phí huy động thấp hơn so với tiền tiết kiệm. Nằm trên địa bàn có nhiều doanh nghiệp quốc doanh hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau NHCT - HBT nên có những biện pháp khai thác tốt nguồn vốn rẻ này góp phần tăng thu nhập. Bên cạnh sự thông suốt trong huy động vốn bằng VNĐ, việc huy động vốn bằng ngoại tệ cũng có những chuyển biến khả quan. Đơn vị :tỷ đồng Chỉ tiêu Số dư đến 31/12/1999 Số dư đến 31/12/2000 Số dư đến 31/12/2001 I. Tiền gửi bằng VNĐ 870 993 1.105 II. Tiền gửi bằng ngoại tệ (quy đổi) 62 218 258 Số liệu trên cho thấy mặc dù trong thời gian qua tuy tỷ giá ngoại tệ luôn biến đổi nhưng tiền gửi tại chi nhánh NHCT HBT vẫn tăng nhanh từ 62 tỷ năm 1999 thì năm 2000 là 218 tỷ. Đến năm 2001 là 258 tỷ tăng so với 2000 là 40 tỷ. Đây là cố gắng lớn của chi nhánh trong việc tạo lập nguồn vốn ngoại tệ để đầu tư cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu đáp ứng quan hệ kinh tế quốc tế. Qua phân tích trên ta thấy tình hình huy động vốn của NHCT HBT có nhiều chuyển biến tích cực, không ngừng tăng nhanh về số lượng đặc biệt là nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư. Tuynhiên trong thời gian tới Ngân hàng cần có kế hoạch đẩy mạnh nguồn tiền gửi từ các tổ chức kinh tế nhằm đạt tới một cơ cấu vốn hợp lý hơn. 2.2 Hoạt động sử dụng vốn. N HCT - HBT cũng như các Ngân hàng thương mại khác đều hoạt động trên nguyên tắc “đi vay để cho vay “. Vì vậy để hoạt động kinh doanh đem lại hiệu quả cao chi nhánh không những chú trọng đến công tác huy động vốn mà phải đặc biệt quan tâm đến việc sử dụng vốn của Ngân hàng. Bởi hoạt động sử dụng vốn đem lại thu nhập chính cho Ngân hàng. Trong công tác sử dụng vốn NHCT - HBT đã đặt ra phương châm “ ổn định - an toàn - hiệu quả -phát triển". Trong những năm qua Ngân hàng đã chú trọng đến việc nâng cao chất lượng công tác tín dụng. Kết quả hoạt cho vay của chi nhánh có nhiều khởi sắc, nhịp độ tín dụng tăng trưởng lành mạnh, chất lượng tín dụng nâng lên. Tìm hiểu tình hình sử dụng vốn của Ngân hàng sẽ có cái nhìn thấu đáo về hoạt động Ngân hàng, biết được Ngân hàng đang ở tình trạng nào và thực sự nguồn vốn huy động được sử dụng vào mục đích gì. Bảng 2: Bảng cơ cấu dư nợ (trích nguồn báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh 2000, 2001) Đơn vị : Tỷ đồng Cơ cấu dư nợ phân theo thành phần kinh tế Năm 2000 : 336 tỷ đồng Năm 2001 : 413 tỷ đồng Cơ cấu dư nợ phân theo kỳ hạn Năm 2000 : 336 tỷ đồng Năm 2001 : 413 tỷ đồng Cơ cấu dư nợ phân theo nội tệ và ngoại tệ Năm 2000 : 336 tỷ đồng Năm 2001 : 413 tỷ đồng Phân tích cơ cấu dư nợ cho thấy NHCT - HBT đã theo đúng định hướng của NHCT VN là đảm bảo tăng trưởng dư nợ. Tổng dư nợ của chi nhánh đến 31/12/2001 đạt 413 tỷ đồng tăng so với năm 2000 là 76 tỷ tốc độ tăng 22,7 %. Trong đó NHCT - HBT chú trọng mở rộng cho vay đầu tư vào thành phần kinh tế quốc doanh chiếm >90% tổng dư nợ. Kinh tế ngoài quốc doanh chỉ chiếm 10% nhưng so vói năm 2000 cũng có chiều hướng tăng. Tuy tỷ trọng dư nợ ở thành phần này thấp song nhìn chung an toàn và hiệu quả. Trong cơ cấu dư nợ Ngân hàng vẫn tập trung chủ yếu vào cho vay ngắn hạn năm 2001 dư nợ ngắn hạn là 329 tỷ chiếm 80% trong tổng dư nợ. Đặc biệt có sự chuyển dịch về cơ cấu đầu tư tín dụng trung và dài hạn thực hiện đến 31/12/2001 là 83,424 tỷ đồng chiếm 20,2% tổng dư nợ tăng 53,064 tỷ đồng so với năm 2000 bằng 169% Cho vay bằng ngoại tệ dư nợ 121,524 tỷ đồng tăng so với năm 2000 là 62,106 tỷ đồng chiếm 29% trong tổng dư nợ.Chủ yếu là cho vay các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Với doanh số cho vay tăng trưởng kết hợp hài hoà giữa nguồn vốn VNĐ và ngoại tệ góp phần giúp các doanh nghiệp tăng năng lực sản xuất kinh doanh có hiệu quả đảm bảo sản phẩm đủ sức cạnh tranh với hàng ngoại nhập. Ngoài ra chi nhánh còn mở rộng chương trình cho vay sinh viên theo chủ trương đúng đắn của nhà nước. Doanh số cho vay 722,4 triệu Thu nợ 105,3 triệu Dư nợ 940,9 triệu đồng so với 2000 là 634 triệu đồng Để xem xét một cách toàn diện chất lượng tín dụng của Ngân hàng còn phải đề cập đến vấn đề nợ quá hạn ( NQH). Qua chỉ tiêu này Ngân hàng có thể nhận biết được hướng đi của mình có hiệu quả không. Để thấy được tình hình NQH ở NHCT_HBT ta xem xét số liệu sau: Bảng 3: Tình hình NQH tại NHCT_HBT (trích báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh 2000,2001) Đơn vị : triệu đồng Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Tổng dư NQH 21370 6,1 15018 4,66 15016 3,6 Phân theo thời gian _NQH dưới 6 tháng 3255 15 1627 11 867 5,8 _NQH từ 6-12 tháng 3587 17 1936 13 1047 7 _NQH trên 12 tháng 14528 68 11455 76 13102 87,2 Phân theo nguyên nhân _nguyên nhân khách quan 1349 6,3 2062 14 1907 13 _nguyên nhân từ phía khách hàng 20021 93,7 12956 86 13109 87 Qua số liệu trên ta thấy tình hình NQH của chi nhánh có những tiến bộ rõ rệt. NQH năm 1999 là 21.370 triệu đồng chiếm 6,1% trong tổng dư nợ. Năm 2000 NQH giảm xuống còn 15.018 triệu đồng chiếm 4,46% tổng dư nợ. Và đến năm 2001 tỷ trọng NQH/ tổng dư nợ còn 3,6%. Có nghĩa là NHCT-HBT đã giảm thấp được NQH xuống dưới 5% theo qui định của nhà nước. Điều đó chứng tỏ sự tăng trưởng dư nợ của chi nhánh là lành mạnh. Nhưng cũng qua số liệu trên cho thấy NQH trên 12 tháng càng ngày càng tăng. Chi nhánh nên có biện pháp đôn đốc thu nợ nếu không Ngân hàng sẽ bị rủi ro mất vốn rất cao. Mà nguyên nhân chủ yếu do khách hàng, chứng tỏ khi cho vay Ngân hàng không tìm hiểu kiểm tra chặt chẽ khách hàng cũng như quá trình sử dụng vốn của họ. Tuy nhiên trong quá trình cho vay của Ngân hàng thì vấn đề NQH vẫn là mối hiểm hoạ đe doạ hoạt động kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại thì với tỷ trọng NQH của chi nhánh như trên rất đáng được khích lệ. Chi nhánh nên có những biện pháp tích cực hơn trong quá trình xử lý NQH để hoạt động của chi nhánh ngày càng có hiệu quả và phát triển. Chiến lược huy động vốn và chiến lược sử dụng vốn là hai mặt hữu cơ không thể tách rời trong hoạt động Ngân hàng.NHCT_HBT với chiến lược huy động vốn có thể nói đã đạt sự tăng trưởng rất lớn. Cuối năm 2001 tổng vốn huy động của Ngân hàng lên tới 1363 tỷ đồng. Chi nhánh được đánh giá là một trong số Ngân hàng có vốn huy động tiết kiệm lớn nhất trên địa bàn Hà Nội. Thế nhưng công tác sử dụng vốn của Ngân hàng như đã phân tích ở trên tuy có những bước tăng trưởng nhưng vấn đề tồn tại là vốn huy động nhiều nhưng khả năng cho vay của Ngân hàng vẫn còn có hạn.Thực tế cho thấy nghiệp vụ cho vay của chi nhánh thực sự chưa có hiệu quả. Doanh số cho vay đến 31/12/2001 là 413 tỷ đồng chỉ chiếm 30% tổng vốn huy động. NHCT_HBT phải điều chuyển 950 tỷ đồng lên cấp trên. Vấn đề đặt ra là tại sao chi nhánh lại không cho vay được. Phải chăng các tổ chức kinh tế có nhu cầu vay vốn thấp ? Chắc chắn không phải vậy vì trong những năm gần đây dưới sự chuyển dịch của nền kinh tế theo hướng CNH_HĐH từng bước hội nhập nền kinh tế khu vực và thế giới thì vốn là một yếu tố quyết định ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tái sản xuất của mỗi doanh nghiệp. Hầu hết các doanh nghiệp đều cần đến vốn vay Ngân hàng để đầu tư sản xuất, hiện đại hoá công nghệ vì không phải doanh nghiệp nào cũng tự trang trải được vốn. Chứng tỏ ở đây “cung” đã không gặp được “cầu “. Qua đó chi nhánh nên nhanh chóng phát hiện những mặt còn tồn tại và tìm biện pháp xử lý để chất lượng tín dụng tăng trưởng, doanh số cho vay ngày càng cao.Vì cho đến nay hoạt động sử dụng vốn của chi nhánh vẫn là hoạt động mang lại nguồn thu chính cho Ngân hàng. 2.3 Công tác kế toán thanh toán : V ới quy mô hoạt động mức độ hiện đại hoá công nghệ Ngân hàng công tác kế toán đổi mới theo chương trình kĩ thuật mới đã đi vào ổn định. Nâng cao trách nhiệm phục vụ kịp thời chính xác mọi nhu cầu thanh toán. Bảng 4: Tình hình thanh toán của NHCT_HBT Đơn vị :triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Số món Số tiền Số món Số tiền Thanh toán bằng tiền mặt 41.147 3.365,314 43.325 7.561,069 Thanh toán không dùng tiền mặt 130.303 10.927,822 156.232 17.848,832 Thông qua thanh toán liên hàng điện tử và thanh toán bù trừ chi nhánh đã thực hiện 100% qua mạng vi tính đảm bảo cho khách hàng thực hiện thanh toán qua Ngân hàng ngày một tăng. Đặc biệt là thanh toán không dùng tiền mặt chiếm tỷ trọng lớn. Năm 2000 là 75%, năm 2001 là 70,2% góp phần giúp các doanh nghiệp thúc đẩy luân chuyển hàng hoá, vật tư, tăng nhanh vòng quay của vốn. Bên cạnh quá trình thanh toán qua Ngân hàng diễn ra thuận lợi NHCT_HBT còn đáp ứng kịp thời nhu cầu thu chi tiền mặt, ngân phiếu, ngoại tệ. Tổ chức màng lưới thu chi nhanh chóng cho khách hàng. Cụ thể năm 2001. *Tổng thu tiền mặt là :1830 tỷ đồng tăng so với 2000 là 35% * Tổng chi tiền mặt là :1640 tỷđồng giảm so với 2000 là 1,8% *Thu ngoại tệ là 13,838,062 USD Thực tốt công tác kế toán thanh toán không những giúp cho quá trình luân chuyển vốn vào nền kinh tế đạt hiệu quả mà từ đó còn nâng cao vị thế uy tín của Ngân hàng đối với khách hàng. 2.4 Thu nhập, chi phí và lợi nhuận của NHCT_HBT T rong hoạt động kinh doanh cũng như trong công tác kế toán tài chính NHCT_HBT luôn chấp hành đúng chế độ quy định của nhà nước và chế độ của ngành, phối hợp chặt chẽ giữa các phòng nghiệp vụ đảm bảo thu nợ gốc kịp thời, hạch toán chính xác, thực hiện tiết kiệm chi tiêu theo nội dung kế hoạch của NHCT VN. Bảng 5: Bảng kết quả chi phí và lợi nhuận của NHCT_HBT ( trích nguồn báo cáo tổng kết kinh doanh 1999,2000,2001) Đơn vị :triệu đồng Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Tổng lợi nhuận 87.400 101.033 111.466 Tổng chi phí 73.300 87.033 96.435 Tổng lợi nhuận 14100 14.001 15.037 Nhìn vào kết quả kinh doanh đạt được của NHCT_HBT cho thấy đây là một Ngân hàng làm ăn có lãi, với kết quả kinh doanh khá ổn định và có chiều hướng gia tăng lợi nhuận trên 14 tỷ qua các năm. Cụ thể thu nhập năm 2000 tăng 13.637 triệu đồng so với năm 1999. Năm 2001 thu nhập đạt 111.466 triệu tăng 10.429 triệu bằng 110% so với năm 2000. Điều đó đã kích thích tính năng động tích cực của người lao động, đẩy mạnh hoạt động kinh doanh, thu nhập của cán bộ công nhân viên tăng lên cùng với kết quả kinh doanh. Nhưng để có cái nhìn đúng đắn về kết quả kinh doanh của chi nhánh ta phân tích tốc độ tăng thu nhập và chi phí.Ta thấy tốc độ tăng thu nhập năm 2000 so với năm 1999 là 15,60% tốc độ tăng chi phí là 18,70%. Năm 2001 so với 2000 thí tốc độ tăng thu nhập là 10,32% trong khi đó tốc độ tăng chi phí là 10,80%. Thực tế cho thấy trong những năm qua thu nhập của chi nhánh luôn gia tăng nhưng chi phí cũng gia tăng. Nhưng tốc độ tăng thu nhập và chi phí chênh lệch nhau không lớn dẫn đến lợi nhuận năm 2000 chỉ giảm 0,7% so với 1999 và năm 2001 lợi nhuận tăng so với 2000 là 7,3%. Vấn đề đặt ra cho chi nhánh là phải có biện pháp giảm thiểu chi phí. Bên cạnh đó tìm nguồn thu nhập bằng cách đa dạng hoá nghiệp vụ kinh doanh, mở rộng thanh toán qua Ngân hàng và cung cấp tốt các các dịch vụ Ngân hàng để lợi nhuận của chi nhánh đạt được cao hơn. Qua phân tích trên ta đã có cái nhìn khá toàn diện cả về những thuận lợi và khó khăn trong công tác huy động vốn và tín dụng _ hai lĩnh vực truyền thống của chi nhánh. Tuy nhiên trong lĩnh vực kinh doanh Ngân hàng còn một lĩnh vực nữa rất quan trọng góp phần tăng thu nhập cho Ngân hàng _đó là các dịch vụ Ngân hàng. Vậy tình hình thực hiện các dịch vụ Ngân hàng tại NHCT_HBT thì như thế nào ? II. hoạt động cung cấp dịch vụ tại NHCT_HBT : Đ ối với Ngân hàng thương mại Việt Nam thì phần lớn lợi nhuận thu được là nhờ thực hiện các nghiệp vụ tín dụng. Bên cạnh đó hoạt động đầu tư đảm bảo cho Ngân hàng một khoản thu nhập bổ sung và cho phép hạn chế rủi ro.Ngoài ra còn một loại sản phẩm cũng mang lại lợi nhuận cao cho Ngân hàng mà chứa đựng rất ít rủi ro đó là dịch vụ Ngân hàng. Trong cơ chế thị trường và xu hướng hoạt động của các Ngân hàng hiện đại thì các dịch vụ Ngân hàng được xem như là một hoạt động kinh doanh thu lãi cao nhất. Nó là lĩnh vực kinh doanh giành giật thu nhập qua sự phục vụ tận tình chu đáo và không ngừng đề cao chữ tín. Đối với các Ngân hàng thương mại hiện đại trên thế giới thì hoạt động dịch vụ rất phát triển đem lại nguồn thu chủ yếu cho Ngân hàng như hệ thống Ngân hàng thương mại ở Anh thu từ dịch vụ Ngân hàng chiếm 40-60% tổng thu nhập. Nhận thức được tầm quan trọng của dịch vụ Ngân hàng trong việc thu hút khách hàng mở rộng thu nhập cho Ngân hàng. NHCT _HBT đã cố gắng đa dạng hoá các dịch vụ của mình. Trong nội dung hoạt động của chi nhánh gồm các dịch vụ chủ yếu sau : Dịch vụ Năm triển khai Đơn vị thực hiện 1. Kinh doanh ngoại tệ vàng bạc đá quý, mua bán chuyển đổi ngoại tệ 1990 Phòng kinh doanh đối ngoại 2. Dịch vụ chuyển tiền cho khách hàng ở các nước trên thế giới 1995 Phòng kinh doanh đối ngoại 3. Dịch vụ chi trả kiều hối cho mọi đối tượng 1995 Phòng kinh doanh đối ngoại 4. Thanh toán séc du lịch 1998 Phòng kinh doânh đối ngoại 5. Chuyển tiền cá nhân 1990 Phòng tài chính kế toán 6. Dịch vụ cầm cố bất động sản 1996 Phòng tài chính kế toán Để có một danh mục các dịch vụ như trên đó là một cố gắng rất lớn của chi nhánh. Trong những năm qua NHCT_HBT đã cung cấp cho khách hàng một khối lượng lớn dịch vụ đem lại thu nhập đáng kể cho Ngân hàng. Để có cái nhìn tổng quát về “bức tranh dịch vụ “ của NHCT_HBT ta đi phân tích kết quả đạt được của các dịch vụ mà chi nhánh đang thực hiện. 1. Thực trạng tình hình cung cấp dịch vụ trong NHCT_HBT 1.1 Chi trả kiều hối: T iền kiều hối chỉ số tiền của người Việt Nam hiện đang sinh sống và làm việc ở nước ngoài gửi về cho thân nhân ở Việt nam. Đây là nguồn vốn rất ít được khai thác vào Ngân hàng hiện nay. Ước tính số lượng người Việt nam đang sống ở nước ngoài lên đến 2,7 triệu người và có thu nhập từ 15 – 30 tỷ USD/năm Nếu chỉ chuyển 10% số thu nhập thì đã lên tới con số 1,5 tỷ đến 3 tỷ USD tạo ra sự chu chuyển tư bản ngoại tệ có lợi cho nền kinh tế trong nước. Nhận thức được vai trò quan trọng của kiều hối đối với sự phát triển kinh tế nên ngay từ năm 1997 NHCT_HBT đã triển khai thực hiện dịch vụ này và được thực hiện bởi phòng kinh doanh đối ngoại. Bằng nhiều biện pháp hợp lý chi nhánh đã liên tục nâng cao số tiền kiều hối được chi trả. Năm 2000 doanh số thực hiện tăng 21,06% so với năm 1999 với con số cụ thể. *266 m ón USD trị giá 842,057.75 *372 món DEM trị giá 113,058.56 *01 món CHF trị giá 747,07 Năm 2001 doanh số chi trả kiều hối đạt 105% so với 2000 cụ thể : *237món USD trị giá 697,761.71 *438 món DEM trị giá 1,283,759.76 *20 món EUR trị giá 58,172.89 *0,1 món GBP trị giá 5,000.00 Có được kết quả như trên chi nhánh đã có nhiều cố gắng trong công tác chi trả cho khách hàng nhanh chóng, chính xác,an toàn, tận tình hướng dẫn khách hàng khi có yêu cầu hướng dẫn thủ tục để người thân ở nước ngoài gửi tiền về. Khi nhận được báo có chi nhánh sẽ báo báo ngay cho người nhận thông qua bưu điện hoặc điện thoại hay nhập vào tài khoản nếu có. Để khuyến khích lượng kiều hối gửi về Ngân hàng chi nhánh đã cố gắng trong việc mở rộng quan hệ với các Ngân hàng nước ngoài. Hiện nay chi nhánh đã duy trì quan hệ với các Ngân hàng quốc tế sau : Stt Địa điểm Ngân hàng giao dịch Đồng tiền giao dịch 1 anh Standard chartered (london) gbp 2 Đức Kreiss ag frankfurt Dem,usd 3 úc Common wealth bank (sydney) Aud 4 Pháp Banque indosuez (paris) frp 5 Nhật Tokai bank (tokyo) Jpy 6 Mỹ Corestates bank (newyork) Usd và các đồng tiền khác Bên cạnh việc mở rộng quan hệ với các Ngân hàng nước ngoài chi nhánh cũng cố gắng đơn giản hoá thủ tục, nâng cao chất lượng dịch vụ với mức phí hợp lý. Người lĩnh tiền chỉ phải trả một khoản lệ phí 0,1% trên số tiền chuyển nếu rút VNĐ thấp nhất là 2USD quy đổi. Nếu lĩnh bằng ngoại tệ khách hàng phải trả mức phí là 0,3% thấp nhất là 4USD quy đổi. Thêm nữa Ngân hàng cũng chấp nhận chi trả tất cả các loại tiền theo yêu cầu của khách hàng.Với ngoại tệ mạnh chi nhánh sẽ trả trực tiếp cho người nhận còn với ngoại tệ khó chuyển đổi nếu khách hàng có yêu cầu Ngân hàng sẽ chuyển đổi sang VND. Đây cũng là điểm mới trong quy định của Ngân hàng bởi lẽ trước năm 2000 người dân khi lĩnh tiền kiều hối buộc phải chuyển ngoại tệ sang VND theo tỷ giá Ngân hàng quy định mà tỷ giá này luôn thấp hơn tỷ giá trên thị trường tự do tại cùng thời điểm. Với nỗ lực kể trên có thể nói hoạt động chi trả kiều hối của chi nhánh đã đạt được những kết quả đáng khích lệ.Tuy nhiên lĩnh vực này còn gặp nhiều khó khăn chủ quan cũng như khách quan gây ảnh hưởng đến doanh số thực hiện. Khó khăn thứ nhất : Đó là “sự rò rỉ ” của lượng kiều hối vào Việt Nam qua các đơn vị không chính thức. Theo UB người Việt Nam ở nước ngoài thì số lượng kiều hối có thể vào khoảng 1,2 tỷ USD trong toàn quốc nhưng các Ngân hàng chỉ mới kiểm soát được 50% hay vào khoảng 600 triệu USD/ năm.Nếu tính tổng số kiều hối chuyển về của hơn 2,7 triệu kiều bào Việt Nam sinh sống ở nước ngoài gửi về thì con số kiều

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docL0375.doc
Tài liệu liên quan