Đề tài Phân tích tình hình tài chính thông qua hệ thống Báo cáo tài chính tại công ty cơ khí Quang Trung

Lời nói đầu

Phần I: Lý luận chung về phân tích tình hình tài chính thông qua hệ thống báo cáo tài chính trong doanh nghiệp 1

I. Hoạt động tài chính doanh nghiệp và sự cần thiết phải phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp. 1

1. Nội dung và ý nghĩa của hoạt động tài chính doanh nghiệp. 1

1.1. Nội dung của hoạt động tài chính doanh nghiệp. 1

1.2. Nhiệm vụ của hoạt động tài chính. 1

1.3. Ý nghĩa của hoạt động tài chính. 2

2. Vai trò và sự cần thiết phải phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp. 3

II. Hệ thống báo cáo tài chính trong phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp. 4

1. Khái niệm và ý nghĩa. 4

1.1. Khái niệm. 4

1.2. Ý nghĩa. 4

2. Vai trò và mục đích của hệ thống báo cáo tài chính trong doanh nghiệp. 5

2.1. Vai trò. 5

2.2. Mục đích. 5

3. Các loại báo cáo trong hệ thống báo cáo tài chính kế toán của doanh nghiệp. 5

4. Bảng cân đối kế toán (Mẫu số B01-DN). 6

4.1. Khái niệm và ý nghĩa của bảng cân đối kế toán. 6

4.2. Nội dung và kết cấu của bảng cân đối kế toán. 6

5. Báo cáo kết quả kinh doanh(mẫu số B02-DN). 8

5.1. Khái niệm và ý nghĩa của BCKQKD. 8

5.2. Nội dung và kết cấu của BCKQKD. 8

III. Nội dung và phương pháp phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp. 8

1. Phương pháp phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp. 8

2. Nội dung phân tích tình hình tài chính thông qua hệ thống báo cáo tài chính của doanh nghiệp. 9

2.1. Đánh giá khái quát tình hình tài chính. 9

2.2. Phân tích tình hình bảo đảm nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh. 11

2.3. Phân tích bảng cân đối kế toán. 12

2.4. Phân tích tình hình và khả năng thanh toán của doanh nghiệp. 15

2.5. Phân tích hiệu quả kinh doanh. 19

 

Phần II: Phân tích thực trạng tài chính thông qua bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh tại Công ty cơ khí Quang Trung 23

I. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty cơ khí Quang Trung. 23

II. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý điều hành của công ty cơ khí Quang Trung. 24

Mô hình tổ chức bộ máy quản lý. 24

III. Đặc điểm về tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty cơ khí Quang Trung. 25

1. Đặc điểm sản phẩm sản xuất. 25

2. Đặc điểm phương thức tiêu thụ sản phẩm. 25

IV. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán. 26

1. Mô hình tổ chức bộ máy kế toán. 26

2. Tổ chức công tác kế toán tại công ty cơ khí Quang Trung 27

2.1. Chế độ chứng từ. 27

2.2. Chế độ tài khoản. 27

2.3. Chế độ sổ sách. 27

2.4. Chế độ báo cáo 29

B. Phân tích thực trạng tài chính thông qua bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty cơ khí Quang Trung 30

I. Đánh giá khái quát tình hình tài chính Công ty cơ khí Quang Trung 30

II. Phân tích tình hình bảo đảm nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh 31

III. Phân tích bảng cân đối kế toán 33

1. Phân tích mối quan hệ giữa các chỉ tiêu trong bảng CĐKT 33

2. Phân tích cơ cấu tài sản. 37

3. Phân tích cơ cấu nguồn vốn 42

IV. Phân tích tình hình và khả năng thanh toán của công ty cơ khí Quang Trung 44

1. Phân tích các khoản phải thu 44

2. Phân tích các khoản phải trả. 48

3. Phân tích khả năng thanh toán của Công ty. 49

V. Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh. 51

VI. Phân tích hiệu quả kinh doanh 52

1. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh 52

2. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định. 54

3. Phân tích hiệu quả sử dụng VLĐ 55

4. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu 58

 

Phần III: Một số kiến nghị và giải pháp đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công Ty cơ khí Quang Trung 61

I. Đánh giá chung về tình hình tài chính của công ty cơ khí Quang Trung. 61

II. Một số phương hướng và giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cơ khí Quang Trung. 64

1. Phương hướng nhằm cải thiện tình hình tài chính của Công ty. 64

2. Một số phương hướng và giải pháp góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn của Công ty. 68

2.1. Tăng cường huy động vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh 68

2.2. Nâng cao kết quả đầu ra. 69

2.3. Kiến nghị nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định 70

2.4. Kiến nghị nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động 72

2.5. Xác định trọng điểm chi nhánh kinh doanh. 73

 

doc91 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1176 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích tình hình tài chính thông qua hệ thống Báo cáo tài chính tại công ty cơ khí Quang Trung, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
gắn hạn của Công ty tăng quá nhanh, sở dĩ có sự tăng quá nhanh như vậy là do đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty. Công ty cơ khí Quang Trung chủ yếu sản xuất theo đơn đặt hàng, khi có đơn đặt hàng Công ty sẽ thiết kế tính toán giá trị của lô hàng, từ đó Công ty sẽ đi vay vốn để bắt đầu sản xuất. Cuối năm 2002 vừa qua Công ty đã nhận được nhiều đơn đặt hàng với giá trị lớn, do đó công ty đã phải huy động một số vốn lớn từ các khoản vay ngắn hạn, vì vậy tại thời điểm cuối năm số vốn Công ty huy động đã lên đến 51.636.721.240 đồng và làm cho số vốn công ty thừa là 49.382.586.350 đồng. Qua đây càng cho thấy mức độ độc lập về tài chính của công ty rất hạn chế, do vay quá nhiều vốn ngắn hạn nên Công ty phải trả một khoản chi phí lãi vay đáng kể. Số vốn thừa của công ty tất yếu sẽ bị chiếm dụng. Để xem số vốn Công ty bị chiếm dụng (hoặc đi chiếm dụng) là bao nhiêu và có hợp lý hay không, ta phải tiếp tục đi vào phân tích các cân đối (3) và (4) sau: Xét cân đối (3): B.NV+A.NV(I1+II)+A.NV(I2,3..8+III) = B.TS(I+II+III)+A.TS(I+II+IV+V2,3+VI)+ +A.TS(III+V1,4,5)+B.TS(IV) (3) Cân đối (3) thể hiện tổng nguồn vốn của doanh nghiệp bao gồm vốn chủ sở hữu,vốn vay và các khoản đi chiếm dụng đủ tài chợ cho toàn bộ tài sản hiện có và các khoản bị chiếm dụng của Công ty trên cùng một thời điểm. Để xem cân đối (3) trên thực tế có xảy ra không, thay số vào ta có : +Đầu năm: 10.022.147.510.+(16.580.757.925+400.000.000)+(10.087.188.974+50.000.000)= 8.260.441.717+6.249.568.343+(21.338.631.720+445.553.114+33.978.715+ +811.920.800)+ 0. 27.022.905.435+10.137.188.974=14.510.010.060+22.630.084.349 37.140.094.409 = 37.140.094.409 +Cuối năm: 11.061.860.793+(51.269.671.262+367.049.942)+(10.074.257.666+131.000.000)=7.863.560.514+5.452.435.133+(59.011.963.947+536.156.354+33.978.715+ +5.745.000)+ 0. 62.698.581.997+10.205.257.666=13.315.995.647+59.587.844.016 72.903.839.663=72.903.839.663 Như vậy trên thực tế cân đối (3) là chính xác. Biến đổi cân đối (3) ta được cân đối (4), cân đối này sẽ cho ta thấy số vốn mà doanh nghiệp bị chiếm dụng (hoặc đi chiếm dụng) đúng bằng số chênh lệch giữa các khoản phải thu và phải trả. xét cân đối (4) (A(I1,II)+B)NV - (A.(I,II,IV,V2,3,VI)+B(I,II,III))TS Nguồn vốn csh và vốn vay - Tài sản(không bao gồm các khoản phải thu) = (A(III,V1,4,5)+B(4))TS - A.NV(I2,3..8;III) (4) Các khoản phải thu - các khoản phải trả Thay số vào cân đối (4) ta được: +Đầu năm: 27.022.905.435-14.510.010.060=22.630.084.349-10.137.188.974 12.492.895.375=12.492.895.375 +cuối năm: 62.698.581.997-13.315.995.647=59.587.844.016-10.205.257.666 49.382.586.350=49.382.586.350 kết hợp cân đối (2) và cân đối (4) ta thấy số tiền chênh lệch trong cân đối (2) đúng bằng số tiền chênh lệch giữa các khoản phải thu so với các khoản phải trả trong cân đối (4). Đầu năm khoản chênh lệch này là 12.492.895.375 đồng, cuối năm là 49.382.586.350 đồng. Như vậy so với đầu năm số vốn mà Công ty bị chiếm dụng tăng thêm 36.889.690.975đồng, nguyên nhân là do đến cuối năm các khoản phải thu của Công ty tăng lên quá nhanh trong khi các khoản phải phải trả của Công ty hầu như không tăng. So với đầu năm các khoản phải thu cuối năm tăng 36.957.759.667đồng (59.587.844.016-22.630.084.349) trong khi các khoản phải trả chỉ tăng thêm 68.068.692 đồng(10.205.257.666-10.137.188.974). Tuy nhiên việc tăng nhanh các khoản phải thu cũng chứng tỏ rằng hoạt động tiêu thụ của Công ty đang phát triển tốt, doanh thu của Công ty tăng lên. Qua đánh gía sơ bộ BCĐKT của Công ty ta thấy nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty không đáp ứng đủ nhu cầu tài sản để có thể duy trì hoạt động kinh doanh của đơn vị, chính vì vậy Công ty đã phải huy động vốn từ bên ngoài thông qua các khoản đi vay và đi chiếm dụng. Do đó đến cuối năm quy mô vốn của Công ty tăng lên rõ rệt nhưng đồng thời số vốn Công ty bị chiếm dụng cũng tăng lên một cách nhanh chóng. Để có cái nhìn cụ thể hơn nữa về tình hình tài chính của Công ty, sau đây ta sẽ đi sâu vào phân tích và đánh giá cơ cấu tài sản, nguồn vốn thông qua BCĐKT của Công ty. 2. Phân tích cơ cấu tài sản. Phân tích cơ cấu tài sản sẽ giúp cho chúng ta có cái nhìn chính xác và cụ thể hơn về tình hình sử dụng tài sản và sự biến động của các khỏan mục tài sản, qua đó ta sẽ thấy được tính hợp lý của việc sử dụng tài sản và dự đoán được ảnh hưởng sự biến động tài sản đến tình hình tài chính công ty. Để tiến hành phân tích cơ cấu tài sản, căn cứ vào BCĐKT của Công ty ta lập bảng phân tích cơ cấu tài sản-Bảng 2.4 (trang sau). Qua bảng phân tích cơ cấu tài sản ta thấy tổng tài sản của Công ty cuối kỳ so với đầu năm tăng 35.763.745.254 đồng hay tăng 96,3%, nghĩa là tổng tài sản đã tăng cả về số tuyệt đối và số tương đối. Điều này chứng tỏ quy mô tài sản đã tăng lên, để biết được vì đâu quy mô tài sản tăng lên và sự tăng lên là hợp lý hay không ta cần phải đi sâu vào phân tích sự biến động các loại tài sản trong tổng tài sản của Công ty. *Về TSLĐ và ĐTNH : cuối kỳ so với đầu năm tăng 36.160.626.457đồng hay tăng 125,2% và tỷ trọng của nó trong tổng tài sản cũng tăng lên từ 77,8% vào đầu năm lên đến 89,2% vào cuối kỳ. Nguyên nhân là do: -Vốn bằng tiền : so với đầu năm vốn bằng tiền của Công ty cuối kỳ tăng 1.127.949.983% hay tăng 142,2%, tỷ trọng trong tổng tài sản cũng tăng từ 2,1% lên 2,6%. Nguyên nhân là do doanh thu của Công ty tăng cao vào cuối năm và Công ty cũng đã thu hồi được một số khoản phải thu bị chiếm dụng. Đây là một dấu hiệu tốt cho việc giải quyết nhu cầu thanh toán tức thời tại qũy của Công ty khi cần thiết như thanh toán lương, tạm ứng …mặc dù vậy như ở phầnI ta đã phân tích, tuy vốn bằng tiền có tăng nhưng tỷ lệ vốn bằng tiền so với tổng nợ ngắn hạn vẫn quá nhỏ chưa thể đáp ứng được nhu cầu thanh toán tức thời của Công ty. - Các khoản đầu tư TCNH của Công ty trong năm qua không tăng và chỉ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong tổng tài sản, chứng tỏ Công ty chủ yếu tập trung nguồn vốn vào sản xuất kinh doanh. - Các khoản phải thu: cuối kỳ tăng so với đầu năm một lượng là 37.673.332.227 đồng hay tăng 176,5%, đồng thời tỷ trọng trong tổng tài sản cũng tăng từ 57,4% lên 81%. Điều này ảnh hưởng không tốt trong quan hệ thanh toán, gây ứ đọng vốn và làm thiếu vốn sản xuất. Nguyên nhân là do ảnh hưởng của các nhân tố sau: +Khoản “phải thu khách hàng “ cuối kỳ tăng so với đầu năm là 37.852.482.589 đồng (56.593.563.191-18.741.080.602) hay tăng 202%, điều này chứng tỏ lượng vốn bị chiếm dụng của Công ty tăng lên một cách nhanh chóng, tuy nhiên điều này cũng chứng tỏ khả năng tiêu thụ sản phẩm hàng hóa của Công ty là rất tốt, thị phần của Công ty trên thị trường đã được mở rộng đáng kể. +Các khoản trả trước cho người bán cuối kỳ so với đầu năm tăng 805.853.980 đồng, nguyên nhân là do Công ty mua một số nguyên vật liệu của một số nhà cung cấp mới mà theo hợp đồng thì Công ty phải ứng trước một số tiền do đó mà các khoản trả trước cho người bán tăng lên, đây cũng có thể là do uy tín của công ty trên thị trường chưa cao, Công ty lên có những biện pháp làm tăng uy tín của mình như tích cực quảng cáo và giới thiệu sản phẩm của mình cho khách hàng và các nhà cung cấp. +Các khoản phải thu nội bộ khác vào cuối năm cũng tăng nhẹ tăng 34.084.513 đồng (1.028.052.194-993.967.681), nhưng điều đáng chú ý ở đây là tỷ trọng các khoản này lại tương đối cao trong tổng các khoản phải thu, chỉ nhỏ hơn khoản phải thu của khách hàng, công ty cần có ngay các biện pháp thích hợp để tránh bị chính nội bộ của mình chiếm dụng vốn làm giảm khả năng thanh toán của Công ty. +Ngoài các khoản làm tăng khoản phải thu ở trên, năm qua Công ty cũng cố gắng giảm bớt một số khoản phải thu như thuế GTGT được khấu trừ giảm 140.854.755 đồng, khoản phải thu nội bộ mà chủ yếu là thu lại vốn kinh doanh ở các đơn vị trực thuộc cũng giảm 878.234.100 đồng. Điều này đã một phần nào đó giúp cho qũy tiền mặt của Công ty tăng lên. -Khoản mục hàng tồn kho của Công ty cuối kỳ giảm so với đầu kỳ 1.930.221.193 đồng (4.839.152.691-2.908.931.498) hay giảm 40% đây là mức giảm tương đối cao, chủ yếu là do hàng hóa tồn kho giảm mạnh (giảm 1.594.104.944 đồng) và thành phẩm tồn kho giảm 194.820.140 đồng. Điều này càng chứng tỏ rằng mức độ tiêu thụ của Công ty tăng rất cao trong năm qua. Do đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty là sản xuất theo đơn đặt hàng nên công ty không cần phải dự trữ nhiều hàng tồn kho, vì vậy tỷ trọng hàng hóa tồn kho của Công ty tương đối nhỏ trong tổng tài sản và mức dự trữ này đối với Công ty là hợp lý. -Khoản mục TSLĐ khác cuối kỳ giảm so với đầu kỳ là 710.434.560 đồng và tỷ trọng cũng giảm từ 4% xuống còn 1%. Điều này có thể được đánh giá là tốt, khoản mục này giảm là do các khoản chi phí trả trước và các khoản cầm cố, ký cược, ký qũy ngắn hạn giảm. * Đối với TSCĐ và ĐTDH : cuối kỳ giảm so với đầu năm 396.881.203 đồng hay giảm 4,85%, tỷ trọng trong tổng tài sản cũng giảm mạnh từ 22,2% xuống còn 10,8%. Việc TSCĐ và ĐTDH của Công ty giảm là điều rất không tốt vì nó thể hiện mức độ đầu tư và quy mô sản xuất của công ty giảm. Nguyên nhân là do ảnh hưởng của các nhân tố sau: -TSCĐ : cuối kỳ so với đầu năm giảm 800.881.401 đồng hay giảm 13,5%, đồng thời tỷ trọng trong tổng tài sản cũng giảm từ 16% xuống còn 7,1%. TSCĐ của Công ty chỉ có TSCĐ hữu hình bao gồm nhà cửa, máy móc thiết bị, đất đai. Dựa vào báo cáo tăng giảm TSCĐ ta nhận thấy TSCĐ Công ty giảm là do nguyên giá TSCĐ của Công ty giảm 288.909.115 đồng (14.328.969.452-14.039.960.337) đồng thời giá trị hao mòn lũy kế của Công ty lại tăng 510.872.286 đồng (8.894.372.882-8.383.500.596). Nguyên nhân là do trong năm Công ty đã tiến hành thanh lý và nhượng bán một số TSCĐ kém phẩm chất, lạc hậu kỹ thuật trong khi Công ty không đầu tư mua sắm máy móc mới và chỉ mua một số dụng cụ cho văn phòng. Điều này cũng cho thấy Công ty chú trọng vào kinh doanh hơn. Đầu tư TCDH : Cuối kỳ so với đầu năm tăng 170.206.160 đồng là do vốn góp liên doanh của Công ty tăng từ 2.119.733.058 đồng lên 2.289.939.518 đồng. Như vậy mặc dù TSCĐ của Công ty có giảm nhưng bù lại Công ty vẫn đang dùy trì được một khoản vốn góp liên doanh tương đối. Chi phí XDCB : Cuối kỳ so với đầu năm tăng 232.793.738 đồng. Nguyên nhân là do Công ty đang xây dựng một số nhà xưởng ở khu đất trống nhưng chưa hoàn thành. Như vậy trong năm qua Công ty đã giảm việc mua sắm máy móc thiết bị để tập trung vốn vào mở rộng nhà xưởng, mở rộng quy mô sản xuất. Điều này rất có lợi cho Công ty khi công trình được hoàn thành. Việc đầu tư theo chiều sâu, mua sắm thiết bị và xây dựng mới cơ sở hạ tầng được đánh giá thông qua chỉ tiêu tỷ suất đầu tư : Tỷ suất đầu tư = Giá trị TSCĐ + ĐTTCDH + CPXDCB ´ 100 Tổng tài sản Đầu năm = 5.945.468.856 + 2.124.733.058 + 190.239.803 ´ 100 = 22% 37.140.094.409 Cuối năm = 7.863.560.514 ´ 100 = 11% 72.903.839.663 Như vậy tỷ suất đầu tư của Công ty cuối năm giảm một nửa so với đầu năm, tuy nhiên tính về số tuyệt đối mức giảm giá trị TSCĐ đã đang đầu tư của Công ty chỉ là 397.881.203 đồng nhưng giá trị tài sản đầu tư TCDH và XDCB dở dang lại tăng lên. Nguyên nhân chính khiến tỷ suất đầu tư của Công ty giảm mạnh là do tổng tài sản của Công ty tăng quá nhanh vào cuối năm và chủ yếu tăng về TSLĐ và ĐTNH. Điều này càng cho thấy trong năm qua Công ty chỉ tập trung vào kinh doanh hàng hóa nên không chú trọng vào đầu tư tài sản TSCĐ. Qua phân tích về cơ cấu tài sản của Công ty cơ khí Quang trung ta thấy điểm nổi bật trong cơ cấu tài sản của Công ty là khoản mục TSLĐ tăng mạnh nhưng TSCĐ lại giảm. Nguyên nhân là do TSCĐ của Công ty vẫn hoạt động có hiệu quả, cho sản phẩm đạt chất lượng theo yêu cầu và các hợp đồng sản xuất mặt hàng của Công ty trong năm qua đều là những mặt hàng mà Công ty có thể sản xuất và gia công được, không có mặt hàng nào cần phải yêu cầu máy móc mới mới sản xuất được, mặt hàng chủ yếu của Công ty trong năm qua là gia công thép. Do đó, Công ty đã không đầu tư thêm TSCĐ. TSLĐ của Công ty tăng mạnh, đó là một dấu hiệu tốt. Tuy nhiên, Công ty đã bị khách hàng chiếm dụng vốn quá nhiều. Công ty cần có ngay biện pháp để cải thiện khả năng thu hồi vốn của mình. Cơ cấu tài sản của Công ty được phân bổ như vậy chưa thật hợp lý, song điều đó chưa thể khẳng định được tình hình tài chính của Công ty là tốt hay không tốt. Do đó, ta cần phải kết hợp việc phân tích cơ cấu tài sản với việc phân tích cơ cấu nguồn vốn. 3. Phân tích cơ cấu nguồn vốn Phân tích cơ cấu nguồn vốn sẽ biết được khả năng chủ động về mặt tài chính, mức độ tự chủ trong sản xuất kinh doanh và các khó khăn doanh nghiệp đang gặp phải, từ đó có kế hoạch và phương hướng xử lý kịp thời. Để phân tích cơ cấu nguồn vốn trước hết ta cần tính ra các “Tỷ suất tự tài trợ”: +Đầu năm = 10.022.147.510 ì 100% = 27% 37.140.094.409 +Cuối kỳ = 11.061.860.793 ì 100% = 15% 72.903.839.663 Tại thời điểm đầu năm 2002, Công ty chỉ có thể đáp ứng được 27% nhu cấu tài sản bằng vốn chủ sở hữu, đến thời điểm cuối năm giảm xuống chỉ còn 15%. Tuy nhiên xét về số tuyệt đối cả nguồn vốn chủ sở hữu và tổng nguồn vốn đều tăng. Nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty tăng 1.039.713.283 đồng hay tăng 10,37%, song mức tăng này lại thấp hơn mức tăng công nợ phải trả (mức tăng công nợ phải trả là 128,05%) do đó làm cho tỷ suất tự tài trợ của Công ty giảm xuống. Như vậy, để đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành bình thường thì Công ty phải đi vay, đi chiếm dụng vốn ở đầu năm là 73% còn cuối năm là 85%. Tỷ lệ vốn vay và vốn chiếm dụng cao hơn rất nhiều so với tiêu chuẩn của ngành công nghiệp là nguồn vốn sở hữu phải đạt từ 50 á 60% thì hoạt động sản xuất kinh doanh mới an toàn và chủ động. Vì vậy, trên thực tế Công ty không chủ động về vốn, chi phí lãi vay lớn làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do Công ty đã trải qua một thời gian dài hoạt động kinh doanh thua lỗ kéo dài, hiện nay để mua sắm nguyên vật liệu, TSCĐ đầu tư phục vụ sản xuất kinh doanh Công ty đã vay vốn để trang trải cho khoản này. Tuy nhiên khi tỷ suất tự tài trợ thấp, tức là Công ty chỉ góp một phần vốn nhỏ trong tổng số vốn khi đó sự rủi ro trong kinh doanh được chuyển một phần sang chủ nợ gánh chịu và khi đó công ty công ty chỉ cần bỏ ra một lượng vốn nhỏ nhưng lại được sử dụng một lượng tài sản lớn. Nhưng nếu Công ty không sử dụng số vốn này có hiệu quả thì hậu quả cũng rất lớn, nó sẽ làm cán cân thanh toán của công ty mất cân bằng và sự rủi ro trong kinh doanh cao hơn, nguy cơ phá sản sẽ xuất hiện. Để hiểu rõ hơn tình hình biến động nguồn vốn của công ty, ta sẽ đi sâu vào phân tích các khoản mục trong cơ cấu nguồn vốn của công ty. Trước hết ta lập bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn – Bảng 2.5 (trang sau). Qua Bảng 2.5 cho ta thấy nguồn vốn chủ sở hữu tăng lên cả về số tuyệt đối (tăng1.039.713.283) và số tương đối (tăng 96,3%). Tuy nhiên tỷ trọng trong tổng nguồn vốn lại giảm từ 27% xuống còn 15,2% vào cuối kỳ. Điều này càng khẳng định rằng mức độ tự đảm bảo về mặt tài chính, tính chủ động trong kinh doanh của Công ty đã bị giảm xuống. Trong nguồn vốn chủ sở hữu thì Nguồn vốn –qũy chiếm tỷ trọng chủ yếu và tăng lên 1.039.713.283 đồng vào cuối năm. Còn nguồn kinh phí và qũy không tăng. Như vậy sự tăng lên của nguồn vốn chủ sở hữu là do sự tăng lên của nguồn vốn và qũy. Trong năm qua các khoản nợ của Công ty tăng lên đáng kể cả về số tuyệt đối (tăng 34.724.031.971 đồng) và số tương đối (tăng 128%). Đồng thời, tỷ trọng của nó trong tổng tài sảncũng tăng lên từ 73% lên 84,8%. Đây là một dấu hiệu khẳng định sự cố gắng của Công ty trong việc huy động vốn. Trong đó chủ yếu là do các khoản nợ ngắn hạn của Công ty tăng lên còn khoản nợ dài hạn giảm xuống Các khoản nợ ngắn hạn của Công ty tăng 34.675.982.029 đồng hay tăng 130%, chỉ tiêu này tăng là do Công ty đã dùng khoản vay này để đầu tư cho TSLĐ của Công ty. Các khoản nợ dài hạn của Công ty giảm xuống, nhưng điều đáng chú ý ở đây là tỷ trọng các khoản này chỉ chiếm rất nhỏ trong tổng nợ phải trả, điều này càng khẳng định rằng công ty chưa thật sự quan tâm vào sự đầu tư dài hạn, làm cho khoản mục TSCĐ và ĐTDH của Công ty giảm đi. Để đánh giá chính xác hơn nữa về các khoản mục trong cơ cấu nguồn vốn của công ty, ta sẽ phân tích vấn đề này trong phần “phân tích các khoản phải trả” sẽ được trình bày ở các phần tiếp sau. IV. Phân tích tình hình và khả năng thanh toán của công ty cơ khí Quang Trung Như đã phân tích ở phần trước, khoản nợ vay ngắn hạn là một trong những khoản bổ xung vốn lớn nhất giúp Công ty có thể bổ xung thêm vốn kinh doanh. Công ty đang nỗ lực tận dụngcác khoản tín dụng này sao cho có hiệu quả nhất. Để đánh giá sâu sắc vấn đề này, căn cứ vào số liệu trên BCĐKT ngày 31/12/2002 của công ty cơ khí Quang Trung ta đi sâu vào phân tích tình hình và khả năng thanh toán của công ty. Phân tích tình hình thanh toán gồm hai phần : phân tích các khoản phải thu và phân tích các khoản phải trả 1. Phân tích các khoản phải thu Ta lập bảng phân tích các khoản phải thu -Bảng 2.6 ĐVT:đồng Chỉ tiêu Đầu năm Cuối kỳ Cuối kỳ so với đầu năm Số tiền Số tiền Số tiền Tỷ lệ (%) Phải thu khách hàng 18.741.080.602 56.593.563.191 37.852.482.589 301 Trả trước người bán 148.605.943 954.459.923 805.853.980 Thuế GTGT được 143.842.795 2.988.040 -140.854.755 Phải thu nội bộ 1.311.134.699 432.900.599 -878.234.100 Phải thu khác 993.967.681 1.028.052.194 340.845.130 Tạm ứng 445.553.114 536.156.354 90.603.240 TS thiếu chờ xử lý 33.978.715 33.978.715 0 Cầm cố,ký cược… 811.920.800 5.745.000 -806.175.800 Tổng cộng 21.338.631.720 59.011.963.947 37.673.332.227 276 Từ số liệu ở bảng phân tích trên cho thấy so với đầu năm các khoản phải thu tăng lên 37.637.322.227 đồng hay tăng176,5%. Trong đó chủ yếu là khoản phải thu khách hàng tăng lên. So với đầu năm khoản phải thu khách hàng tăng 37.852.482.589đ hay tăng 202%. Như vậy công ty đã bị khách hàng của mình chiếm dụng vốn quá lớn. Mà như phần trước ta đã phân tích thì nguyên nhân chính là do phương thức kinh doanh và thanh toán của Công ty. Khách hàng chủ yếu của Công ty là khách hàng quen thuộc và lâu năm, khi khách đặt mua với số lượng lớn, Công ty sẽ đi vay vốn để sản xuất. Do đặc điểm mặt hàng là cơ khí hạng nặng nên thời gian hoàn thành thường vài tháng và khách hàng sẽ thanh toán cho Công ty khi đã nhận hàng đầy đủ. Vào thời điểm cuối năm công ty đã có nhiều đơn đặt hàng lớn dẫn đến tình trạng Công ty vẫn chưa được thanh toán vì công việc chưa hoàn thành. Mặc dù khoản phải thu khách hàng lớn nhưng khoản dự phòng phải thu khó đòi Công ty bằng 0, điều đó chứng tỏ khách hàng của Công ty là các đơn vị làm ăn có uy tín và Công ty có thể thu hồi hết hoàn toàn các khoản khách hàng nợ của mình. Các nhân tố làm tăng khoản phaỉ thu còn lại gồm nhân tố “ trả trước người bán “,” phải thu khác” và “ tạm ứng” trong đó nhân tố “trả trước người bán” tăng mạnh nhất với số tiền là 805.853.980đ khoản “tạm ứng” tăng 70.603.204 khoản phải thu khác tăng 34.084.513đ. Các nhân tố làm giảm giá trị các khoản phải thu bao gồm : Thuế GTGT được khấu trừ phải thu nội bộ và các khoản cầm cố, ký cước, quỹ ngắn hạn. Cụ thể: nhân tố thuế GTGT được khấu trừ giảm 140.854.755đ, khoản phải thu nội bộ giảm 878.234.100đ còn cac khoản cầm cố ký cước, ký quỹ ngắn hạn giảm 806.175.800đ. Nhờ các khoản này giảm mà công ty đã thu lại được một số tiền mặt tương đối. Điều này sẽ giúp rất nhiều cho Công ty trong việc thanh toán các khoản tức thời cho các giao dịch hàng ngày như : tiền lương, tạm ứng,thưởng …Để nghiên cứu kỹ hơn ảnh hưởng của các khoản phải thu đến tình hình tài chính của Công ty ta đi phân tích thêm chỉ tiêu “Tỷ lệ nợ phải thu so với nợ phải trả”: +Đầu năm = 22.630.084.349 ´ 100 = 83,4% 27.117.946.899 +Cuối năm = 59.587.844.016 ´ 100 = 96,3% 61.841.978.870 Như vậy cả đầu năm và cuối năm tỷ lệ này đều nhỏ hơn 100%, điều này cho thấy số vốn mà Công ty bị chiếm dụng nhỏ hơn số vốn mà Công ty đi chiếm dụng và số vốn này đã giảm đi vào cuối năm. Tỷ lệ này là khá cao, dao động từ 83,4% đến 96,3% do đó các khoản phải thu của Công ty vẫn có khả năng đáp ứng các khoản phải trả, doanh nghiệp không phải bù đắp nhiều bằng các tài sản khác như tiền, hàng tồn kho. Tuy nhiên nếu không tính các khoản vay ngắn hạn, nợ dài hạn thì như đã phân tích ở phần III số vốn mà Công ty bị chiếm dụng lớn hơn rất nhiều số vốn đi chiếm dụng. Để xem xét tốc chuyển đổi thành tiền các khoản phải thu ta phải tính “Số vòng quay các khoản phải thu” qua công thức Vòng quay của các khoản phải thu = Doanh thu thuần Số dư bình quân các khoản phải thu Trong đó: Số dư bình quân của các khoản phải thu = Số dư đầu năm + Số dư cuối năm 2 Thay số liệu từ BCĐKT năm 2001,2002 vào ta được : Số dư bình quân của các khoản phải thu năm 2001 = 7.428.186.346 + 22.360.084.349 =15.029.135.347,5 đồng 2 Số dư bình quân của các khoản phải thu năm 2002 = 22.630.084.349 + 59.587.844.016 =41.108.964.182,5 đồng 2 Từ đó ta có: Vòng quay của các khoản phải thu năm 2001 = 49.596.560.252 ằ 3,3 lần 15.029.135.347,5 Vòng quay của các khoản phải thu năm 2002 = 98.604.092.537 ằ 2,5 lần 41.108.964.182,5 Với số vòng quay đã tính được ở trên ta tính số ngày trung bình để thu được các khoản phải thu như sau: Số ngày trung bình để thu được các khoản phải thu = Thời gian kỳ phân tích Vòng quay các khoản phải thu Năm 2001 = 360 ằ 109 ngày 3,3 + Năm 2002 = 360 ằ 150 ngày 2,5 + Từ việc tính toán trên cho thấy so với năm 2001 số vòng quay các khoản phải thu năm 2002 giảm 0,9 lần(3.3-2.4) Do đó số ngày trung bình để thu các khoản phải thu 2002 dài hơn 41 ngày so với năm 2001. Như vậy tốc độ chuyển đổi thành tiền của các khoản phải thu năm 2002 thấp hơn năm 2001, Công ty đang co xu hướng bị chiếm dụng vốn nhiều hơn. Tuy nhiên với đặc thù kinh doanh của mình thì số vòng quay của công ty trong hai năm qua đã phản ánh đúng phương thức thanh toán của Công ty và là ở mức hợp lý. 2. Phân tích các khoản phải trả. Bảng 2.7: Bảng phân tích các khoản phải trả ĐVT:Đồng Chỉ tiêu Đầu năm Cuối kỳ Cuôi kỳ so với đầu năm Số tiền Tỷ lệ% Vay ngắn hạn 16.580.757.925 51.269.671.262 34.688.913.337 309,2 Vay dài hạn 400.000.000 367.049.942 -32.950.058 91,7 Nợ khác 50.000.000 131.000.000 81.000.000 262,2 Phải trả người bán 4.606.099.426 5.082.943.59 476.844.165 110,3 Người mua trả tiên trươc 1.437.691.642 591.139.808 -918.551.834 36,1 Thuế và các khoản phải nộp 385.111.450 382.719.170 -2.392.280 99,4 Phải trả công nhân viên 895.109.616 1.891.730.279 996.620.663 211,3 Phải trả cho đơn vị nội bộ 1.433.084.460 480.427.463 -952.656.997 33,5 Phải trả khác 1.330.092.380 1.717.297.355 387.204.975 129,1 Tổng 27.17.946.899 61.841.978.870 34.724.031.971 228 So với đầu năm tổng nợ phải trả cuối kỳ tăng 34.724.031.971đ hay tăng 128%. Căn cứ vào bảng phân tích ta thấy tổng nợ phải trả tăng chủ yếu là do khoản vay ngắn hạn tăng nhiều nhất: 34.688.913.337 (tăng 209,2%) sau đó đến các khoản phải trả công nhân viên tăng 996.620.663đ, khoản phải trả người bán tăng 476.844.165đ và phải trả khác tăng 387.204.975đ. Sở dĩ các khoản vay ngắn hạn tăng đột ngột là do cuối năm Công ty nhận được các hợp đồng sản xuất lớn. Tuy nhiên việc Công ty phụ thuộc quá nhiều vào nguồn vốn vay sẽ làm tăng rủi ro kinh doanh đồng thời những khoản chi phí lãi vay sẽ là một gánh nặng tài chính đối với doanh nghiệp. Các khoản phải trả công nhân viên và phải trả người bán tăng chứng tỏ Công ty chưa thực hiện tốt việc thanh toán với nhà cung cấp và CNV của mình. Điều này sẽ làm cán bộ công nhân viên gặp khó khăn vì không lĩnh được lương còn với nhà cung cấp Công ty cần có ngay biện pháp khẵc phục để gĩư chữ tín trong kinh doanh. Trong năm qua Công ty cũng cố gắng làm giảm phát sinh một số khoản mục: Người mua trả tiền trước giảm 981.551.834đ và phải trả các đơn vị nộI bộ giảm 952.656.997đ. Ngoài ra các khoản vay dài hạn, thuế và các khoản phải trả nhà nước giảm nhẹ. Điều này chứng tỏ Công ty đã cố gắng trong việc thanh toán với các đơn vị trực thuộc và các khoản vay dài hạn măc dù chưa đến hạn trả.. Như vậy với việc tăng nhanh các khoản vay ngắn hạn Công ty nên có ngay các biện pháp để thu hồi vốn để trang trải khoản nợ để làm giảm chi phí lãi vay, giảm bớt gánh nặng tài chính. Ngoài ra Công ty cũng cần có riêng những biện pháp để có thể thanh toán cho cán bộ công nhân viên tránh làm ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của họ 3. Phân tích khả năng thanh toán của Công ty. Dựa vào bảng BCĐKT năm 2002 của Công ty ta lâp bảng phân tích nhu cầu và khả năng thanh toán-Bảng 2.8(trang sau). Từ bảng phân tích trên ta thấy cả đầu năm và cuối kỳ Công ty đều có khả năng thanh toán các khoản nợ của mình. Đầu năm khả năng thanh toán lớn hơn nhu cầu thanh toán một lượng là 602.710.381đ(27.320.657.280-26.717.946.899), cuối năm là 2.716.789.369đ(64.191.718.297-61.474.928.928). Để có thể kết luận chính xác hơn điều này ta tính các chỉ tiêu sau : Hệ số khả năng thanh toán = Khả năng thanh toán Nhu cầu thanh toán Hệ số khả năng thanh toán đầu năm = 27.320.657.280 = 1,022 26.717.946.899 Hệ số khả năng thanh toán cuối năm = 64.191.718.297 = 1,047 61.474

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc37020.doc
Tài liệu liên quan