Đề tài Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác Quản lý Nhà nước về Thương mại

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THƯƠNG MẠI 3

I. HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI TRONG NỀN KINH TẾ 3

1. Khái niệm về hoạt động thương mại 3

2. Vai trò của thương mại trong nền kinh tế 4

3. Tính tất yếu tồn tại và phát triển thương mại. 7

II. NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THƯƠNG MẠI 8

1. Khái niệm vai trò quản lý Nhà nước về thương mại 8

1.1. Khái niệm quản lý Nhà nước về thương mại 8

1.2. Vai trò quản lý Nhà nước về thương mại ở nước ta 9

1.2.1.Một số đặc điểm chi phối quản lý Nhà nước ở nước ta hiện nay 9

1.2.2. Vai trò quản lý Nhà nước về thương mại ở nước ta 10

2. Nội dung cơ bản của quản lý Nhà nước về thương mại ở nước ta hiện nay. 11

3. Hệ thống tổ chức cơ quan quản lý Nhà nước về thương mại 15

3.1. Tổ chức hệ thống cơ quan quản lý Nhà nước ta về thương mại 15

3.1.1. Chức năng quản lý Nhà nước trung ương. 16

3.1.2.Hệ thống cơ quan quản lý Nhà nước ở địa phương 18

3.2.Yêu cầu khách quan của quản lý Nhà nước về thương mại hiện nay 21

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THƯƠNG MẠI 22

I.THỰC TRẠNG KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ THƯƠNG MẠI TRONG NƯỚC 22

1. Khái quát đặc điểm tự nhiên và tình hình kinh tế của Việt Nam 22

1.1. Một số đặc trưng của Việt Nam 22

1.2. Tình hình chung về thương mại 22

2. Thực trạng các thành phần kinh tế trong ngành Thương mại 24

2.1. Khối Thương mại Nhà nước (DNNN trong lĩnh vực Thương mại) 24

2.2. Khối hợp tác xã Thương mại 25

2.3. Các thành phần kinh tế khác 26

3. Thực trạng hoạt động Thương mại qua các thời kỳ từ năm 1991 đến nay 26

3.1. Tình hình thực hiện mục tiêu kế hoạch Thương mại-Dịch vụ 1991- 1999 26

3.1.1. Hoạt động thương mại dịch vụ 26

3.1.2. Hoạt động xuất nhập khẩu 27

3.2. Tình hình thực hiện mục tiêu kế hoạch Thương mại dịch vụ 1996 - 1999 31

3.2.1 Hoạt động thương mại - dịch vụ 31

3.2.2. Hoạt động xuất nhập khẩu 33

3.3. Tình hình Thương mại dịch vụ năm 2000 và mục tiêu kế hoạch năm 2001 36

3.3.1. Hoạt động thương mại - dịch vụ 36

3.3.2. Hoạt động xuất nhập khẩu 36

II. BỘ MÁY QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THƯƠNG MẠI 39

1. Quá trình hình thành của bộ máy Thương mại. 39

2. Tổ chức bộ máy Bộ Thương mại gồm 40

III. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI 43

1. Những kết quả đã đạt được trong 10 năm đổi mới 43

1.1. Cơ quan quản lý Thương mại trung ương 43

1.2. Quản lý Nhà nước về thương mại ở địa phương 49

2. Những hạn chế còn tồn tại 52

2.1. Đối với cơ quan quản lý Nhà nước về thương mại Trung ương 52

2.2. Đối với cơ quan quản lý Nhà nước về thương mại ở địa phương 53

3. Nguyên nhân hạn chế công tác quản lý Nhà nước về Thương mại ở nước ta hiện nay 54

3.1. Nguyên nhân khách quan 54

3.2. Nguyên nhân chủ quan 55

4. Những vấn đề đặt ra từ công tác quản lý Nhà nước đối với lĩnh vực thương mại 57

4.1. Về tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước về Thương mại 57

4.2. Về kế hoạch quy hoạch mạng lưới 58

4.3. Quản lý chất lượng hàng hoá. 58

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TIẾP TỤC HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THƯƠNG MẠI 60

I . ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGÀNH THƯƠNG MẠI 60

1. Mục tiêu phát triển ngành thương mại 60

1.1. Mục tiêu 60

1.2. Nhiệm vụ 61

1.3. Định hướng tăng cường quản lý Nhà nước đối với Thương mại 65

II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THƯƠNG MẠI. 66

1. Hoàn thiện công tác kế hoạch quy hoạch phát triển thương mại và dịch vụ ở tất cả các ngành hàng, các vùng, các khu vực trên toàn quốc 66

1.1. Củng cố, mở rộng mạng lưới và phát triển thị trường 66

1.2. Nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp 69

4.3. Quy hoạch phát triển mạng lưới Thương mại dịch vụ 72

2. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường để điều tiết bằng kinh tế đúng mức, đúng pháp luật tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế trong lĩnh vực thương mại 73

3. Rà soát thường xuyên luật lệ, chính sách đối với hoạt động thương mại dịch vụ góp phần hoàn thiện cơ chế quản lý ngành thương mại của nước ta 74

3.1. Hoàn thiện chính sách thị trường 75

3.2. Tiếp tục nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước đối với hoạt động Thương mại 76

4. Tăng cường củng cố và hoàn thiện bộ máy quản lý Nhà nước từ Thương mại 77

4.1. Bộ Thương mại 77

4.2. Sở Thương mại 78

4.3. Phòng Thương mại huyện 80

5. Đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ quản lý thương mại nói chung, quản lý Nhà nước về Thương mại 80

6. Hoàn thiện, đổi mới công tác thông tin Thương mại và hoạt động xúc tiến Thương mại 81

7. Quản lí chặt chẽ chất lượng hàng hoá kinh doanh Thương mại, tăng cường công tác đấu tranh chống gian lận thươngmại 81

MỤC LỤC 82

 

 

doc100 trang | Chia sẻ: Huong.duong | Lượt xem: 1154 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác Quản lý Nhà nước về Thương mại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uyên liệu hàng tiêu dùng thiết yếu cho phát triển kinh tế. Hàng hoá phong phú đa dạng đáp ứng. Kim ngạch xuất khẩu năm 1996 là 11.143 triệu USD đến năm 1999 là 11.622 triệu USD. Tốc độ tăng của kim ngạch xuất khẩu không cao trung bình 0.14%. Nhưng có cấu hàng nhập khẩu thì thay đổ. Năm 1996 hàng tiêu dùng chiếm 13.3% tổng kim ngạch nhập khẩu thì đến năm 1999 chỉ còn 5.2% trong tổng kim ngạch. Trong khi đó hàng nguyên nhiên vật liệu năm 96 chiếm tỷ trọng 59.1% thì đến năm 99 tăng lên 65.8%, còn về mặt hàng máy móc thiết bị thì có sự thay đổi không đáng kể. BIỂU V: TÌNH HÌNH THỰC HIỆN MỤC TIÊU KẾ HOẠCH NHẬP KHẨU 1996-1999 Nguồn: Báo cáo tình hình thương mại 1990-2000 (Bộ Thương mại) Danh mục Đơn vị tính 1996 1997 1998 1999 Tốc độ PTBQ (%) Kim ngạch NK Triệu USD 11,143 11,592 11,527 11,622 0.14 * Phân theo vốn đầu tư DN có vốn ĐTTN Triệu USD 9,100 8,390 8,859 8,240 -2.55 Tỷ trọng % DN có vốn ĐTNN Triệu USD 2,043 3,196 2,668 3,382 18.3 * Phân theo cơ cấu mặt hàng Máy móc - thiết bị - phụ tùng Triệu USD 3,075 3,512 3,607 3,372 0.3 Tỷ trọng % 27.6 30.3 31.3 29 Nguyên NVLiệu Triệu USD 6,585 6,910 7,070 7,650 0,51 Tỷ trọng % 59.1 59.6 61.3 65.8 Hàng tiêu dùng Triệu USD 1,483 1,170 850 600 -26 Tỷ trọng % 13.3 10.1 7.4 5.2 Các doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước vẫn chiếm chủ yếu trong tổng kim ngạch nhập khẩu song năm 1996 doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước chiếm 82% tổng kim ngạch nhập khẩu thì đến năm 99 tỷ trọng này chỉ còn 70.9%. Như vậy nhập khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước giảm cả về số lượng tuyệt đối và cả về tỷ trọng. 3.3. Tình hình Thương mại dịch vụ năm 2000 và mục tiêu kế hoạch năm 2001 3.3.1. Hoạt động thương mại - dịch vụ Các doanh nghiệp Nhà nước tổ chức kinh doanh tương đối ổn định, bảo đảm cung ứng đầy đủ hàng hoá thiết yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng và kinh doanh thường xuyên điển hỉnh đó là một số mặt hàng chính như xăng dầu, phân bón. Từ khi áp dụng 2 luật thuế mới là thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp, các doanh nghiệp Nhà nước gặp phải không ít khó khăn nhưng đã từng bước khắc phục và đi vào ổn định. Các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh tốc độ tăng về số lượng. Nhìn chung có xu hướng giảm và đi vào ổn định. Mục tiêu đặt ra cho năm 2000 là tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ đạt 205 nghìn tỷ. So năm 1999 là 19,500 tỷ tăng 5.3%. Chỉ số lạm phát giữ ở mức 6% so với năm 1999. Năm 2001 dự kiến tổng mức luân chuyển hàng hoá bán lẻ và tiêu dùng xuất khẩu là 225,500 tỷ đồng. 3.3.2. Hoạt động xuất nhập khẩu Kim ngạch xuất nhập khẩu thực hiện năm 2000 đạt 26000 triệu USD tăng 11.5% so với năm 1999, năm 2001 đạt 29,250 triệu USd tăngp 13.37% so với năm 2000. Kim ngạch xuất khẩu thực hiện 13000 triệu USD tăng so với năm 1999 là 10.9%, năm 2001 là 14,560 triệu tăng 13.75% so với năm 2000. Trong đó doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước ước đạt 9,800 triệu USD tăng 9.5% so với năm trước. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ước đạt 3,000 triệu USD tăng 15.8% so với năm trước. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu bao gồm 15 mặt hàng đó là cao su, cà phê, chè, gạo, nhân điều, hạt tiêu, lạc nhân, than đá, dầu thô, rau quả, thuỷ sản, hàng dệt may, giầy dép, thủ công mỹ nghệ, điện tử và linh kiện máy tính. Trong đó một số mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu như gạo, dầu thô, thuỷ sản, hàng dệt may. Cơ cấu hàng xuất khẩu có xu hướng thay đổi chút ít. Tỷ trong trong tổng kim ngạch xuất khẩu của nông, lâm, thủy, hải sản dự kiến chiếm 35.6% so với năm 1999 chiếm 33.6% tỷ trọng của ngành công nghiệp nhẹ. Tiểu thủ công nghiệp dự kiến là 37.9% so với năm chiếm 36.1%. Đối với ngành công nghiệp nặng và khoáng sản thì kim ngạch tuyệt đối cũng tăng những tỷ trọng thì dự kiến sẽ chiếm 28.5% so với năm trước là chiếm 31% nguyên nhan là do tốc độ tăng chậm hơn so với 2 lĩnh vực trên. + Nhập khẩu Kim ngạch nhập khẩu ước thực hiện năm 2000 là 13.000 triệu USD tăng 11.9% so với năm trước, trong đó: Doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước dự kiến đạt 9,400 triệu USD chiếm tỷ trọng 72.3% tổng kim ngạch nhập khẩu so với năm 1999 đạt 70.9% tổng kim ngạch, như vậy dự kiến năm 2000 này các doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước có xu hướng tăng trọng nhanh hơn khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Dự kiến năm 2000 tốc độ tăng về kim ngạch nhập khẩu của doanh nghiệp có vốn trong nước là 14.1% trong khi đó dự kiến khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 6.4%. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu cũng có sự thay đổi. Xu hướng mặt hàng nguyên nhiên vật liệu có tỷ trọng từng dự kiến năm 2001 chiếm tỷ trọng 68.5% so với 65.8% năm 1999, trong khi đó hai loại hàng máy móc thiết bị phụ tùng và hàng tiêu dùng có xu hướng giảm dự kiến năm 2000 chiếm tỷ trọng là 26.9% và 4.6% so với năm 99 chiếm tỷ trọng 29% và 5,2%. BIỂU VI: TÌNH HÌNH MỤC TIÊU KẾ HOẠCH 2000 - 2001 Nguồn: Phương án xuất nhập khẩu năm 2000 - 2001 (Bộ Thương mại) Danh mục ĐVT 2000 2001 Tốc độ PTBQ (%) I. Tổng kim ngạch xuất khẩu Triệu $ 13,000 14,560 112.00 * Phân theo nguồn vốn đầu tư DN có vốn ĐTTN Triệu $ 10,000 11,000 110.8 Tỷ trọng % 76.9 75.5 DN có vốn ĐTNN Triệu $ 3,000 3.560 117.2 Tỷ trọng % 23.1 24.5 * Phân theo cơ cấu Cao su Triệu $ 153 242 8 Cà phê " 600 630 5 Chè " 48 58 8 Gạo " 1024 1250 10 Nhân điều " 100 110 10 Hạt tiêu " 160 154 -3.75 Lạc nhân " 45 53 17 Than đá " 105 120 14.3 Dầu thô " 2,520 2,700 7 Rau quả " 80 91 13 Thuỷ sản " 1,100 1,240 33 Dệt may " 1,950 2,525 15 Giầy dép " 1650 1,860 13 Thủ công mỹ nghệ " 180 221 23 Điện tử và linh kiện máy tính " 700 903 29 Hàng cơ khí " 30 38 27 SP phần mềm " 5 9 22 II. Tổng kim ngạch nhập khẩu 13,000 14,690 13 * Phân theo cơ cấu mặt hàng Thiết bị PTMM Triệu $ 3,500 4,148 10.86 Tỷ trọng % 26.9 28.25 Nguyên NVL Triệu $ 8,900 9,879 13.6 Tỷ trọng % 68.46 67.25 Hàng tiêu dùng Triệu $ 600 663 2.5 Tỷ trọng % 4.64 4.5 * Phân theo vốn ĐT DN có vốn ĐTTN Triệu $ 9,400 10,434 20 Tỷ trọng % 72.3 71.03 DN có vốn ĐTNN Triệu $ 3,600 4,256 12.1 Tỷ trọng % 27.7 28.97 II. BỘ MÁY QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THƯƠNG MẠI 1. Quá trình hình thành của bộ máy Thương mại. Ngày 26/11/1946 Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh số 220/SL quy định tổ chức bộ máy của Bộ Kinh tế. Ngày 14/05/1951 Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh số 21/SL chuyển Bộ Kinh tế thành Bộ Công thương và sắc lệnh số 22/SL thành lập sổ mậu dịch Trung ương. Ngày 20/09/1955 Quốc hội khoá I kỳ họp thứ 5 quyết định tách Bộ Công thương thành 2 Bộ Công nghiệp và Bộ Thương nghiệp. Ngày 21/04/1958 Quốchội khoá I kỳ họp thứ 8 quy định tách Bộ Thương mại thành 2 bộ. Bộ Nội thương và Ngoại thương. Ngày 1/08/1969 Ban Thường vụ Quốc hội phê chuẩn thành lập Bộ Vật tư. Ngày 23/03/1988 Hội đồng Bộ trưởng ra quyết dịnh thành lập Bộ Kinh tế Đối ngoại trên cơ sở sát nhập Bộ Nội thương với Uỷ ban hợp tác Kinh tế - Khoa học - Kỹ thuật với Lào và Campuchia. Ngày 31/01/1990 Hội đồng Nhà nước quyết định số 224/NQ thành lập Bộ Thương nghiệp trên cơ sở sát nhập 3 bộ: Bộ Kinh tế Đối ngoại, Bộ Nội thương và Bộ Vật tư. Quốc hội khoá 88 kỳ họp thứ 9 từ 27/07/1991 đến 12/08 quyết định đổi tên Bộ Thương nghiệp thành Bộ Thương mại và Du lịch trong đó chuyển chức năng tổ chức và quản lý du lịch từ Bộ Văn hoá Thông tin sang Bộ Thương mại và Du Lịch. Ngày 17/10/1992 Hội đồng Nhà nước quyết định thay đổi một số tổ chức bộ trong đó Bộ Thương mại và Du lịch thành Tổng cục Du lịch và Bộ Thương mại cho đến nay. 2. Tổ chức bộ máy Bộ Thương mại gồm Vụ Kế hoạch Thống kê Vụ Xuất nhập khẩu Vụ Đầu tư Vụ Phát triển Thương nghiệp Miền núi Vụ Chính sách Thương nghiệp trong nước Vụ chính sách Thị trường các nước khu vực Châu á Thái Bình Dương Vụ Chính sách Thị trường các nước khu Cận Châu Mỹ và tổ chức KT quốc dân. Vụ Chính sách Thị trường các nước Châu Phi, Tây nam á và trung Cận Đông. Vụ Chính sách Thương mại đa biên Vụ Khoa học Vụ Pháp chế Vụ Tài chính Kế toán Vụ Tổ chức Cán bộ Thanh tra Bộ Văn phòng Bộ Cục Quản lý Thị trường Cục Quản lý chất trong hàng hoá đo lường Phòng quản lý Xuất nhập khẩu khu vực (Hà Nội, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh) 40 đại diện Thương mại Việt Nam ở nước ngoài. Tổ chức bộ máy Thương mại ở địa phương theo TT - 36TTLT/2000 + Cơ quan tham mưu: Phòng Tổ chức Hành chính và Thanh tra Phòng Quản lý Thương mại Riêng cơ Sở Thương mại và du lịch thành lập thêm phòng quản lý du lịch trực thuộc Sở. Đối với các thành phố trực thuộc Trung ương ngoài các cơ quan tham mưu trên căn cứ vào yêu cầu nội dung và phương án có thể thành lập các phòng độc lập như: Phòng Quản lý Văn phòng đại diện; Chi nhánh của Thương nhân Việt Nam và Thương nhân nước ngoài ; phòng quản lý xuất nhập khẩu; Trung tâm Thông tin và xúc tiến Thương mại. + Cơ quan kiểm tra kiểm soát thị trường Chi cục quản lý thị trường trực thuộc Sở (Sau này chuyển thành thanh tra chuyên ngành Thương Mại) Phòng Thương mại tuỳ thuộc tình hình thực tế thành lập phòng Thương mại. III. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI 1. Những kết quả đã đạt được trong 10 năm đổi mới Bước sang thời kỳ đổi mới, trên cơ sở nhận thức mới về kinh tế thị trường "Mọi Nhà nước đều có thể sử dụng nó theo quan điểm của mình để thực hiện những mục tiêu đề ra" nên việc thực hiện theo cơ chế thị trường có nhiều thành phần kinh tế cùng tham gia dưới sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa có kết quả bước đầu. Nước ta cũng đã tổ chức quản lý Nhà nước đối với lĩnh vực Thương mại, đây là công việc vô cùng mới mẻ, chưa có tiền lệ trong lịch sử. Nhưng xuất phát từ quan niệm mới "Trong Chủ nghĩa xã hội nền kinh tế thị trường đặt dưới sự quản lý của Nhà nước Xã hội chủ nghĩa nhằm phục vụ lợi ích của nhân dân, góp phần thực hiện mục tiêu giải phóng con người" vì con người hoạt động Thương mại đã có nhiều bước tiến lớn. Về chức năng nhiệm vụ của bộ máy quản lý Nhà nước được thống nhất quán triệt từ trung ương đến điạ phương thành một hệ thóng gắn kết chặt chẽ với nhau chịu sự chi phối lẫn nhau. Nghị định số 95/CP ngày 2/3/1993 và Thông tư liên bộ 09/TTLB ngày 14/4/1995 đã quy định rõ chức năng nhiệm vụ của hệ thống quản lý Nhà nước về Thương mại như đã nêu ở phần trước khẳng định rằng Bộ Thương mại là cơ quan thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về Thương mại trên phạm vi cả nước, có trách nhiệm hoàn thiện hệ thống tổ chức quản lý Nhà nước về Thương mại từ trung ương đến địa phương, là cho bộ máy đó thích ứng với những điều kiện mới, phục vụ tốt hơn nữa và thúc đẩu sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước, đặc biệt trong điều kiện nền kinh tế nước ta đang bước vào thời kỳ mới- thời kỳ Công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, hội nhập quốc tế và khu vực. Nghị định 95/CP ngày 2/3/1993 là Nghị định đầu tiên quy định rõ chức năng quản lý Nhà nước đối với hoạt động Thương mại (bao gồm xuất nhập khẩu, kinh doanh vật tư, hàng tiêu dùng, dịch vụ Thương mại thuộc mọi thành phần kinh tế trong phạm vi cả nước, kể cả hoạt động Thương mại của các tổ chức và cá nhân nước ngoài hoạt động tại Việt Nam). 1.1. Cơ quan quản lý Thương mại trung ương Trên cơ sở thực hiện chức năng nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của Bộ Thương mại được xác định theo Nghị định 95/CP ngày 2/3/1993, Bộ Thương mại đã thực hiện chức năng nhiệm vụ của một cơ quan Chính phủ chịu trách nhiệm trước Chính phủ quản lý Nhà nước về Thương mại. Trong những năm qua đã xây dựng, hoàn thiện chính sách, cơ chế quản lý Thương mại. Đặc biệt là xây dựng và trình Quốc hội thông qua luật Thương mại, tạo ra khung pháp lý để điều chỉnh các hoạt động xuất nhập khẩu, lưu thông hàng hoá và dịch vụ Thương mại trên thị trường nội địa. Nhờ đó đã phát huy được tiềm năng của các thành phần kinh tế trong sản xuất kinh doanh. Kim ngạch xuất khẩu các năm 91-97 tăng 25%, hàng hoá trên thị trường trong nước phong phú, giá cả ổn định, đáp ứng được các yêu cầu của sản xuất, đời sống. Các cơ chế chính sách Thương mại được xây dựng, ban hành thời gian qua đã thể hiện đường lối, quan điểm của Đảng trong việc đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ kinh tế đối ngoại, từng bước đưa nền nền kinh tế nước ta hội nhập quốc tế và khu vực. Ngoài ra bộ máy của Bộ góp phần quan trọng vào việc tổ chức thị trường điều hành lưu thông bảo đảm cân đối tiền hàng trước hết là các mặt hàng thiết yếu. Trên đây là những kết quả mà cơ quan quản lý Nhà nước về Thương mại ở Trung ương đã làm được theo chức năng nhiệm vụ của Nghị định 95/CP 2/3/1993. Song nền kinh tế Việt Nam không ngừng phát triển. Điều đó cũng có nghĩa là ngành thương mại cũng đang trên đà phát triển. Chính vì thế mà các chức năng nhiệm vụ về quản lý Nhà nước về Thương mại ở Trung ương nhiều phần không còn phù hợp nữa, đặc biệt là khi luật Thương mại ra đời, có hiệu lực năm 1998. Quy định rõ 12 nội dung quản lý Nhà nước về Thương mại. Thì quản lý Nhà nước về Thương mại ở Trung ương được giao thêm nhiệm vụ mới mà Nghị định 95/CP không có. Thành lập Cục xúc tiến Thương mại: Trong giai đoạn hiện nay nền kinh tế nước ta là nền kinh té mở. Chúng ta quan hệ ngoại giao với hơn 100 quốc gia trên thế giới, có quan hệ ngoại thương với rất nhiều nước và khu vực kinh tế trên thế giới. Việc mở rộng quan hệ ngoại thương, tìm kiếm thị trường xuất khẩu cho hàng hoá Việt Nam là một mục tiêu và công việc đang đặt ra cho ngành Thương mại Việt Nam phải tìm cách thực hiện. Những năm qua Ban xúc tiến Thương mại là tổ chức thuộc Bộ Thương mại đảm đương nhiệm vụ này. Song trong những năm qua do chức năng nhiệm vụ cũng như tổ chức bộ máy trong Nghị định 95/CP 2/3/1993 chưa thể hiện đầy đủ yêu cầu của chức năng tổ chức thị trường và xúc tiến thương mại, một chức năng mà một bộ máy quản lý Nhà nước về Thương mại của bất kỳ nước nào có nền kinh tế thị trường cũng rất coi trọng. Đặc biệt là đối với nước ta khi mà hầu hết các doanh nghiệp đều có quy mô nhỏ, lại mới tham gia vào thị trường quốc tế chính vì vậy mà kiến thức, kinh nghiệm về hoạt động ngoại thương còn yếu, chưa am hiểu được thị trường thế giới. Thiếu thông tin về các đối tác kinh doanh không cập nhật tình hình biến động trên thị trường quốc tế. Đứng trước yêu cầu cấp bách đó thì Bộ Thương mại đã lập tờ trình trình Chính phủ xin phép được thành lập cục xúc tiến Thương mại để đáp ứng được những nhiệm vụ quan trọng và cần thiết cho hoạt động ngoại thương cũng như thương mại của nước ta trong giai đoạn quốc tế hoá này. Trong những năm qua cơ quan quản lý Nhà nước trung ương đã có những cơ chế chính sách thiết thực trong việc quản lý. · Những chính sách về quản lý thị trường Thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về hoạt động Thương mại Bộ Thương mại đã ban hành một số chinhs sách quản lý thị trường. Nhằm điều tiết thị trường, vận động theo hướng phát triển kinh tế xã hội của Nhà nước, theo quy định của pháp luật. Tạo hành lang pháp lý thuận tiện cho các doanh nghiệp hoạt động, sản xuất kinh doanh theo đúng pháp luật. Đảm bảo quyền lợi của nhà sản xuất, người tiêu dùng, làm lành mạnh hoá các hoạt động thương mại trên thị trường. Từ năm 1991 đến nay đã ban hành hàng loạt chính sách thị trường. Chỉ thị 701-TTg của chính phủ ngày 28/10/1995 về những biện pháp chống buôn lậu trên biển, văn bản số 3703 TM/QLTT ngày 20/10/1995 về việc kiểm tra hàng nhập lậu đang lưu thông trên thị trường nội địa, văn bản số 2245/TM/QLTT ngày 24/10/1995 về kiểm tra chấp hành chế độ đăng ký kinh doanh, thông tư số 213-TM/QLTT ngày 27/03/1996 về phối hợp giữa cục quản lý thị trường và cục quản lý chất lượng hàng hoá trong công tác kiểm tra, đo lường chất lượng và chống hàng giả: quy chế quản lý hoạt động của công tác quản lý thị trường, quyết định 55-TM/QLTT ngày 5/1/1996 ban hành mẫu ấn chỉ sử dụng thống nhất trong hoạt động kiểm tra và xử lý vi phạm hành chính lực lượng quản lý thị trường. Thực hiện Nghị định số 35/CP ngày 25/04/1994 của Chính phủ về tổ chức lại công tác quản lý thị trường, Bộ Thương mại sau khi tiếp nhận bộ máy làm việc của Ban chỉ đạo quản lý thị trường Trung ương, đã trình Chính phủ ban hành Nghị định 10/CP ngày 23/01/1993 về tổ chức nhiệm vụ quyền hạn của quản lý thị trường các cấp. Bộ Thương mại đã ra quyết định cụ thể hoá chức năng, nhiệm vụ quyền hạn, tổ chức quản lý bộ máy của Cục quản lý thị trường, ra thông tư hướng dẫn địa phương tổ chức Chi cục quản lý thị trường thay cho ban chỉ đạo quản lý thị trường được lập ra trước đây. Đồng thời ban hành một loạt các văn bản hướng dẫn các địa phương thực hiện một nội dung công tác có liên quan đến việc đổi mới tổ chức, củng cố lực lượng quản lý thị trường các cấp. Triển khai thực hiện chỉ thị 675/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý các cơ sở sản xuất kinh doanh công thương nghiệp và dịch vụ ngoài quốc doanh làm cơ sở cho việc tăng cường chống buôn lậu và kinh doanh trái phép đến nay đã hoàn thành về cơ bản Trong quá trình triển khai, theo sự chỉ đạo của Bộ Thương mại, lực lượng quản lý thị trường đã kết hợp kiểm tra việc chấp hành chế độ đăng ký kinh doanh theo nội dung đã đăng ký, đã phát hiện và xử lý hàng ngàn trường hợp vi phạm. Chỉ đạo lực lượng quản lý thị trường địa phương duy trì phối hợp với lực lượng thanh tra chuyên ngành văn hoá -thông tin. Với sự chỉ đạo chặt chẽ của Thủ tướng Chính phủ của liên bộ và cấp uỷ, Uỷ ban Nhân dân các cấp, việc thực hiện các biện phá chống buôn lậu và gian lậu thương mại trên thị trường đã được tiến hành đồng bộ, đồng loạt, nhất quán từ Trung ương đến địa phương. Thông qua thực hiện chỉ thị 853/CT-TTg dần dần thiết lập lại trật tự trong kinh doanh xuất nhập khẩu và kinh doanh thương mại trên thị trường, góp phần làm lành mạnh hoá thị trường, tăng hiệu lực của cơ chế, chính sách của Nhà nước đối với doanh nghiệp. Đặc biệt thông qua biện pháp dán tem hàng nhập khẩu của 4 đợt vừa qua các cơ quan chức năng đã đánh giá tương đối chính xác tình hình buôn lậu, có thêm căn cứ để xác định cơ cấu mặt hàng tiêu dùng, xác định tỷ trọng hàng nhập khẩu của từng chủng loại hàng hoá. Qua kê khai, xác nhận, xử lý các vi phạm của các đợt dán tem cơ quan thuế nắm được lượng hàng tồn kho để quản lý thu thuế của các đối tượng kinh doanh chính xác hơn. · Chính sách lưu thông hàng hoá và dịch vụ thương mại Chính sách lưu thông hàng hoá, dịch vụ thương mại không ngừng được bổ sung hoàn thiện theo hướng Nhà nước khuyến khích tạo điều kiện mở rộng giao lưu hàng hoá, phát triển dịch vụ thương mại mà luật phát không hạn chế, không cấm. Nguyên tắc chung của chính sách này, trừ các mặt hàng cấm mua bán, các mặt hàng tác động lớn đến sản xuất đời sống mà Nhà nước phải quản lý bằng kế hoạch định hướng, các hàng hoá còn lại được mua bán, xuất nhập khẩu và lưu thông tự do trong cả nước. Chính sách này đã được khẳng định nhiều lần trong các chỉ thị, nghị quyết của Chính phủ và hiện nay vẫn đang được thực hiện. Chính sách lưu thông hàng hoá và dịch vụ. thương mại có tác động tích cực tới quan hệ cung cầu hàng hoá trên thị trường, tiếp tục thúc đẩy quá trình tự do hoá thương mại nhằm phát huy khả năng tự điều tiết của thị trường, Để đảm bảo an ninh trật tự và an toàn xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, phục vụ lợi ích xã hội- Chính sách mặt hàng phân loại mặt hàng lưu thông thành 4 loại để quản lý. Chính sách lưu thông hàng hoá và dịch vụ theo hướng trên đã được công bố trong các quyết định, Nghị định của Chính phủ và các Thông tư của Bộ hoặc liên bộ. Tạo cơ sở pháp lý để quản lý hoạt động thương mại. Chính sách này luôn được bổ xung, sửa đổi để hoàn thiện phù hợp với thực tiễn, mang tính hệ thống, nhất quán nhằm phát huy khả năng tự điều tiết của thị trường trong việc xác lập cân đối cung cầu ổn định giá cả. Giai đoạn 1991-1999 đánh dấu bước chuyển biến tích cực trong quá trình hoàn thiện chính sách lưu thông hàng hoá địch vụ Thương mại. Chính sách mặt hàng đã có những thay đổi phù hợp hơn, cụ thể hơn với thực tiễn hoạt động kinh doanh thương mại đang diễn ra trên thị trường nội địa. Những nội dung cơ bản những thay đổi chủ yếu của chính sách lưu thông hàng hoá và dịch vụ thương mại tại Nghị định 02 ngày 5/1/1995 và Nghị định 11/CP ngày 3/3/1999. Nghị định số 02/CP 5/1/1995 của Chính phủ quy định về hàng hoá, dịch vụ cấm kinh doanh thương mại, hàng hoá, địch vụ kinh doanh thương mại có điều kiện ở thị trường trường trong nước áp dụng cho mọi tổ chức, cá nhân khi hoạt động kinh doanh thương mại. Không phân biệt thành phần kinh tế đều phải thực hiện quy định này. Song đến ngày 3/3/99 Chính phủ ban hành Nghị định số 11/CP "về hàng hoá cấm lưu thông, địch vụ thương mại cấm thực hiện, hàng hàng dịch vụ thương mại hạn chế kinh doanh, kinh doanh có điều kiện". Đây chính là văn bản hướng dẫn thi hành Luật Thương mại thay thế NĐ 02/CP 5/1/1995. · Chính sách phát triển thị trường * Thị trường đô thị Thị trường đô thị là trung tâm đầu mối giao dịch thương mại bán buôn phát luồng hàng hoá cho cả nước. Một vùng hay tiểu vùng thậm chí còn là trung tâm giao dịch thương mại và đầu tư với các nước khác trên thế giới. Tại các đô thị hàng hoá tham gia lưu thông rất đa dạng, phong phú cả về chủng loại lẫn phẩm cấp. Loại hình kinh doanh được tổ chức dưới nhiều hình thức và quy mô khác nhau. Đây cũng là nơi tập trung khối lượng tiền tệ lớn trong xã hội, có quỹ mua và sức mua của dân cư cao, là nơi hình thành chủ yếu cho nguồn thu ngân sách Nhà nước. Từ năm 1990 đến nay, khi nước ta chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Thị trường đô thị có thay đổi hẳn cùng với những chuyển biến mới trong toàn bộ hoạt động thương mại của cả nước. Tính đến năm 1998 mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ thành phần kinh tế ngoài quốc doanh trên thị trường đô thị chiếm 70% tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ toàn xã hội. Thị trường đô thị không chỉ tập trung cao độ về lượng hàng hoá lưu thông phong phú về cơ cấu chủng loại mà ngày càng hiện đại về phương thúc kinh doanh và cơ sở hạ tầng, văn minh hiện đại trong việc cung cấp hàng hoá dịch vụ. Nhiều trung tâm thương mại xuất hiện (các siêu thị, các trung tâm kinh doanh ngân hàng, các chợ tập trung). Đến nay riêng Hà Nội có nhiều siêu thị, nhiều trung tâm thương mại cùng với mạng liên chợ lớn nhỏ phục vụ cho người tiêu dùng. * Thị trường nông thôn và miền núi Đối với thị trường nông thôn nhờ khoán 10 và giao đất lâu dài trong nông nghiệp. Từ chỗ thiếu lương thực đã trở thành nước xuất khẩu gạo thứ 2 thế giới sau Thái lan. Đã hình thành các vùng cây công nghiệp, cây ăn trái mang tính hàng hoá lớn. Nhưng sức mua của thị trường nông thôn thấp chỉ bằng 1/7 sức mua của thị trường đô thị. Thương mại Nhà nước ở thị trường nông thôn chưa có mô hình tổ chức thích hợp với cơ chế thị trường. Hợp tác còn ít và hiệu quả hoạt động chưa cao. Đối với thị trường miền núi, Đảng và Chính phủ đã ban hành nhiều chính sác ưu đãi cho miền núi, vùng sâu, vùng xa. Từ các Nghị định và quyết định của Chính phủ, Bộ Thương mại, Ban Vật giá Chính phủ thực hiện các chương trình 327, 120, V06 định canh định cư mà đời sống đồng bào các dân tộc được cải thiện, bước đầu hình thành quá trình sản xuất hàng hoá. Nhờ chính sách trợ cước, trợ giá, thương mại Nhà nước đã đảm bảo cung cấp đầy đủ các mặt hàng thuộc diện chính sách xã hội cho miền núi. Năm 1998 Chính phủ đã ra Nghị định 20/NĐ-CP về việc phát triển thương mại miền núi, hải đảo và vùng đồng bào dân tộc. Chương trình 135 về phát triển kinh tế - xã hội, chương trình xoá đói giảm nghèo đối với các xã đặc biệt khó khăn để giành cho miền núi sự ưu đãi hơn. 1.2. Quản lý Nhà nước về thương mại ở địa phương Căn cứ vào các quy định của Nghị định 95/CP ngày 4/12/1993 và Nghị định số 10/CP ngày 23/10/1994 Bộ Thương mại đã phối hợp với ban tổ chức cán bộ Chính phủ ban hành Thông tư liên tịch số 09/TT- LB ngày 14/41/995 hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước về Thương mại ở địa phương. Có thể nói rằng Thông tư 09/TTLB về cơ bản bước đầu đã xác lập được chức năng, nhiệm vụ chính cho Sở Thương mại (hoặc Sở Thương mại - du lịch) là cơ quan quản lý Nhà nước về Thương mại trên địa bàn - tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, định hình được cơ quan quản lý Nhà nước về thương mại xuyên suốt, thống nhất ở các cấp góp phần quan trọng trong việc tăng cường năng lực quản lý Nhà nước của Sở Thương mại, tạo điều kiện cho các Sở Thương mại thực hiện tốt chức năng tham mưu cho Tỉnh uỷ. Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong lĩnh vực phát triển thương mại, quản lý thị trường trên địa bàn. Qua 5 năm triển khai thực hiện Thông tư 09 tại các Sở Thương mại đã thu được những kết quả nhất định 60/61 tỉnh. Sở Thương mại của các tỉnh được UBND tỉnh giao thực hiện cả hai nhiệm vụ quản lý Nhà nước về các hoạt động thương mại và quản lý thị trường trên địa bàn. Các Sở Thương mại đã thực hiện khá tốt các nhiệm vụ của mình. · Về công tác tổ chức thực hiện pháp luật cơ chế sách. Sau khi Nhà nước: Bộ Thương mại và cán bộ ngành ban hành các văn bản pháp luật, cơ chế chính sách liên quan đến hoạt động thương mại, các c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc5640.doc
Tài liệu liên quan