Đề tài Một số phương pháp dạy học thực hành, luyện tập toán 1

Trong quá trình thực hành luyện tập, giáo viên bao giờ cũng yêu cầu học sinh phải làm bài tập theo thứ tự đã sắp xếp, không tự ý lướt qua hoặc bỏ qua bài tập nào, kể cả các bài tập học sinh cho là dễ (câu a, b).

Học sinh làm xong bài 1, tự kiểm tra hay đổi chéo bài để kiểm tra lẫn nhau (hoặc nhờ giáo viên kiểm tra) thì chuyển sang làm bài tiếp sau. Không nên bắt học sinh chờ đợi nhau trong quá trình làm bài.

Khi cần thiết có thể cho học sinh trao đổi ý kiến trong nhóm nhỏ hoặc trong toàn lớp về cách giải hoặc các cách giải một bài tập. Giáo viên cần giúp những em làm bài chậm về cách làm bài; giúp các em giỏi làm các bài tập của tiết học và khai thác hết nội dung của từng bài tập.

 

doc8 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 11007 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Một số phương pháp dạy học thực hành, luyện tập toán 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÊN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Một số phương pháp dạy học thực hành, luyện tập toán 1 I. ĐẶT VẤN ĐỀ: Môn Toán có một vai trò hết sức quan trọng trong việc hình thành nhân cách con người lao động. Nó cần cho mọi người và được ứng dụng rộng rãi trong đời sống. Qua học toán góp phần hình thành và giáo dục con người về nhiều mặt như rèn luyện phương pháp luận, phát triển trí thông minh, cách suy nghĩ độc lập, linh hoạt, sáng tạo, tính cần cù chịu khó trong mỗi con người. Học xong chương trình toán lớp 1 sẽ hình thành và rèn luyện kỹ năng thực hành: Đọc, viết, đếm, so sánh các số trong phạm vi 100; cộng và trừ không nhớ trong phạm vi 100; đo và ước lượng độ dài đoạn thẳng (với các số đo là các số tự nhiên trong phạm vi 20 cm), nhận biết hình vuông, hình tam giác, hình tròn, điểm đoạn thẳng, giải toán có lời văn, kiến thức về tuần lễ, ngày trong tuần, đọc giờ đúng trên mặt đồng hồ. Sách giáo khoa toán 1 mới được biên soạn theo hướng thiết kế và các hoạt động học tập cho học sinh. Do đó giáo viên cần khai thác triệt để sách giáo khoa, sử dụng sáng tạo SGK, coi SGK như là đồ dùng dạy học toán để hướng dẫn học sinh thực hiện các hoạt động học tập. Mỗi bài trong SGK toán 1 gồm phần bài học và các bài thực hành: + Phần bài học nêu các tình huống (bằng hình ảnh) để học sinh hoạt động và tự phát hiện ra kiến thức mới theo sự hướng dẫn của giáo viên. + Phần thực hành là các bài luyện tập để củng cố kiến thức mới được sắp xếp từ dễ đến khó dần. Tuỳ theo khả năng của học sinh có thể hoàn thành toàn bộ hoặc một phần số bài thực hành ngay trong tiết học. Khi thực hiện các bài tập trong SGK, giáo viên cần hướng dẫn học sinh có thể trả lời miệng, viết vào bảng con, viết lời giải của bài tập vào vở. Như vậy, cần tiến hành phương pháp dạy học như thế nào để chất lượng dạy học toán đạt hiệu quả? Trong bài viết tôi xin đề cập đến: Một số phương pháp dạy học thực hành luyện tập toán 1 bước đầu có hiệu quả. II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: 1. Nhận thức mới: Nhiệm vụ chủ yếu của dạy học thực hành luyện tập (trong tiết dạy học bài mới và trong tiết luyện tập, luyện tập chung (ôn tập) là củng cố kiến thức mà học sinh mới chiếm lĩnh được. Để đạt được nhiệm vụ chủ yếu ở trên. Tiết dạy luyện tập thực hành cần được dạy như sau: a. Giúp học sinh nhận ra kiến thức mới trong các dạng bài tập khác nhau. b. Giúp học sinh tự thực hành, luyện tập theo khả năng của học sinh. c. Tạo ra sự hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa các đối tượng học sinh. d. Khuyến khích học sinh tự kiểm tra kết quả thực hành luyện tập. e. Tập cho học sinh thói quen không thoả mãn với bài làm của mình, với các cách giải đã có. Đặc biệt, giáo viên khi dạy học phần các bài thực hành cần tạo cơ hội để học sinh tự phát hiện, tự giải quyết vấn đề, tự chiếm lĩnh kiến thức và phát huy năng lực cá nhân. Giáo viên không nói nhiều, không làm thay mà là người tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh và hướng dẫn cho học sinh hoạt động. Đảm bảo dạy học toán luyện tập, thực hành một cách nhẹ nhàng, tự nhiên, chất lượng hiệu quả. Dạy đúng trình độ chuẩn, không dạy thêm kiến thức, cho thêm bài tập. Để giúp các em học sinh tự tin vào thành công trong học tập toán, giáo viên cần cố gắng giúp học sinh hoàn thành việc học và làm bài ngay trong tiết học; học sinh tự mình kiểm tra lại kết quả đã đạt được, cùng bạn bè rút kinh nghiệm về phương pháp giải. Đó là những cơ hội để rèn luyện ngôn ngữ toán học và tập dượt cho học sinh suy luận, hình thành phương pháp học tập và làm việc khoa học. Từ đó học sinh tham gia các hoạt động học tập tích cực, chủ động, sáng tạo trong tất cả các khâu của một tiết thực hành, luyện tập, luyện tập chung, ôn tập. Học sinh tự phát hiện, giải quyết vấn đề và tự chiếm lĩnh được tri thức một cách vững vàng. Học sinh cũng tự kiểm tra và khẳng định được tiến bộ của chính bản thân mình. 2. Giải pháp: A. DẠNG BÀI THỰC HÀNH, LUYỆN TẬP PHÉP CỘNG VÀ PHÉP TRỪ: + Đặc điểm: Các kiến thức được sắp xép từ đơn giản đến phức tạp, kiến thức học trước chuẩn bị cho kiến thức học sau, kiến thức học sau góp phần củng cố cho kiến thức học trước. Việc thực hành vận dụng các kiến thức về phép cộng, phép trừ rất được coi trọng trong toán 1 (mới) không chỉ thực hành khi luyện tập, củng cố mà thực hành ngay khi học bài mới để tự phát hiện, giải quyết vấn đề, tự tìm ra công thức cộng, trừ... Đặc biệt toán 1 (mới) nêu ra nhiều dạng bài tập cộng, trừ vừa củng cố các kỹ năng gây hứng thú học tập cho học sinh: Ví dụ 1: Cùng là phép cộng 3 + 2 . Nhưng toán 1 (mới) đã đưa ra các dạng như: a. Tính: 3 + 2 =... + b. Tính: 3 2 Số c. ? 3 + 2 d. Nối phép tính với số thích hợp: 2 + 1 1 + 3 3 + 2 e. Điền số thích hợp vào ô trống (theo mẫu) 5 1 2 4 Số g. ? 5 3 2 + 2 + 1 22 Số h. Như vậy, khi luyện tập nếu học sinh nhận ra các kiến thức đã học trong mỗi quan hệ mới thì học sinh sẽ làm được bài. Nếu học sinh không tự nhận ra kiến thức đã học trong các dạng bài tập khác nhau thì giáo viên gợi ý, hướng dẫn để học sinh nhớ lại kiến thức và cách làm, không nên vội vàng làm thay học sinh. Ở ví dụ 1, học sinh cách dễ dàng thực hiện câu a, b và tính được kết quả. a. 3 + 2 = 5 Vì thực hiện pháp cộng theo hàng + b. 3 ngang hay cột dọc chỉ là cách 2 viết khác nhau. 5 * Ở câu b) Học sinh được củng cố cách viết phép cộng theo cột dọc, cách làm tính theo cột dọc (chú ý các số viết thẳng cột) rồi làm phép tính. * Các câu c, d, e, g, h chỉ là dạng toán cộng trong phạm vi 5. Riêng câu h là dạng nâng cao của phép cộng trong phạm vi 5. 2 + 1 + 2 = ... Trong quá trình thực hành luyện tập, giáo viên bao giờ cũng yêu cầu học sinh phải làm bài tập theo thứ tự đã sắp xếp, không tự ý lướt qua hoặc bỏ qua bài tập nào, kể cả các bài tập học sinh cho là dễ (câu a, b). Học sinh làm xong bài 1, tự kiểm tra hay đổi chéo bài để kiểm tra lẫn nhau (hoặc nhờ giáo viên kiểm tra) thì chuyển sang làm bài tiếp sau. Không nên bắt học sinh chờ đợi nhau trong quá trình làm bài. Khi cần thiết có thể cho học sinh trao đổi ý kiến trong nhóm nhỏ hoặc trong toàn lớp về cách giải hoặc các cách giải một bài tập. Giáo viên cần giúp những em làm bài chậm về cách làm bài; giúp các em giỏi làm các bài tập của tiết học và khai thác hết nội dung của từng bài tập. Như vậy, Toán 1 (mới) đã sắp xếp lại nội dung phần cộng, trừ các số trong phạm vi 5 là để học sinh kỹ từng phép tính trước khi nhận ra quan hệ của hai phép tính cộng, trừ. Dạy học phép cộng, phép trừ (không nhớ) trong phạm vi 100 thực chất là sử dụng mở rộng bảng cộng, trừ trong phạm vi 10. Nhờ học kỹ thuật về cộng, trừ trong phạm vi 10 (gồm 41 tiết) và chủ động dạy học làm tính theo cột dọc, nên khi dạy học các số trong phạm 100 đã kết hợp dạy số với phép tính: + Dạy học các số đến 20 (11 số đầu tiên có hai chữ số gồm, 10, 11, 12,... 20) đã dạy cộng, trừ nhẩm hoặc viết các phép tính dạng 14 + 3; 17 - 3; 17- 7 (số có hai chữ số cộng hoặc trừ số có một chữ số). + Dạy học số tròn chục: (10, 20, 30... 90) đã dạy cộng trừ các số tròn chục (số có hai chữ số cộng hoặc trừ, số có một chữ số sang đơn giản). + Dạy học xong các số có hai chữ số (10, 11, 12... 99) đã có thể dạy học cộng trừ (không nhớ) các số có hai chữ số. Như thế việc dạy thực hành tính theo bảng cộng, trừ trong phạm vi 10 đã được mở rộng ra số có hai chữ số. Rõ ràng học sinh củng cố, ôn tập, thực hành nhiều mà không nhàm chán, lúc nào cũng được tiếp cận với kiến thức mới nhưng vẫn vừa sức tiếp thu của học sinh. Đây là ưu điểm của toán 1 (mới); học sinh được thực hành nhiều, củng cố nhiều, tiết kiệm thời gian mà vẫn không cảm thấy nặng nề, căng thẳng. B. DẠNG BÀI TẬP BẢNG CỘNG (HOẶC BẢNG TRỪ): Tôi đã sử dụng phương pháp dạy học qua bài này như sau: Quy trình tổ chức các hoạt động của học sinh gồm: a. Lập một công thức bảng cộng hoặc trừ: - Quan sát tranh, hình trong SGK để nêu vấn đề mà giải quyết vấn đề đó sẽ dẫn tới thực hiện phép cộng (hoặc phép trừ) (giáo viên giúp học sinh tự nêu được vấn đề). - Dùng vật thực hoặc hình tròn bằng bìa... (Có trong bộ đồ dùng Toán 1) để thể hiện vấn đề (bài toán) vừa nêu rồi giải quyết vấn đề đó (thực hiện phép tính và tìm được kết quả phép tính). - Viết rồi đọc toàn bộ phép tính (trong bảng tính), chẳng hạn: Viết: 3 + 2 = 5; đọc "ba cộng hai bằng năm" Cứ như vậy cho đến khi lập xong bảng tính. b. Tổ chức cho học sinh ghi nhớ bảng tính: - Cho học sinh đọc thành tiếng; đọc thầm bảng tiếng theo thứ tự khác nhau (lần lượt từ trên xuống hoặc từ dưới lên, hoặc theo thứ tự do giáo viên chọn). - Cho học sinh tái hiện số bị xoá (hoặc che lấp đi) trong một số công thức của bảng tính. n Chẳng hạn: Giáo viên che một số trong bảng tính 3 + 2 = 5 và yêu cầu học sinh nêu toàn bộ phép cộng kể cả số che lấp. + 2 = 5. Học sinh đọc "ba cộng hai bằng năm"... - Cho học sinh tái hiện một số phần của bảng tính: Giáo viên xoá toàn bộ kết quả tính hoặc một số trong vài công thức tính hoặc một số công thức tính trong bảng tính rồi gọi học sinh đọc phần bảng tính đã bị xoá. c. Tổ chức cho học sinh thực hành, vận dụng bảng tính để giải bài tập trong sách giáo khoa: Học sinh tự làm bài tập trong sách giáo khoa toán 1 (mới) theo thứ tự từ bài 1 đến bài cuối. Không nhất thiết phải làm hết các bài trong mỗi bài tập. Giáo viên nên chọn sẵn một số bài quan trọng để học sinh làm tại lớp; học sinh làm xong bài nào, giáo viên tổ chức cho học sinh chữa bài đó. Khi chữa bài tập nên yêu cầu học sinh nhắc lại một công thức, hoặc một số công thức trong bảng tính để củng cố việc ghi nhớ bảng tính. Nên chuyển một số bài tập (thường là bài tập thực hành có nội dung gắn với một trò chơi học tập) thành trò chơi học tập của từng học sinh (tức là mọi học sinh đều được tham gia trò chơi). III. BÀI HỌC KINH NGHIỆM: Để lựa chọn phương pháp thích hợp dạy học luyện tập thực hành trong toán 1 cho từng bài học trong một tiết học hay từng chủ đề. Giáo viên cần: - Đọc kỹ, nắm chắc mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học của từng bài học, từng mạch nội dung... - Soạn kế hoạch bài dạy theo mục tiêu bài học (hoặc chủ đề của từng nội dung) phù hợp với đặc điểm đối tượng học sinh và điều kiện từng nhà trường. Đối với kế hoạch dạy học từng bài cần xác định rõ, từng hoạt động dạy học chủ yếu để giúp học sinh đạt được mục tiêu của bài học. - Vận dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học thích hợp để tổ chức, hướng dẫn học sinh tham gia các hoạt động, học tập một cách tích cực, chủ động, sáng tạo, tự chiếm lĩnh kiến thức và giải quyết các vấn đề trong thực hành theo năng lực của từng học sinh. - Không được yêu cầu làm thêm bài tập, nhất là bài tập "nâng cao" cho học sinh cả lớp; không khuyến khích học sinh đã hoàn thành việc học tập tại trường phải học thêm hoặc làm bài thêm ở nhà. - Tạo ra sự hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa các đối tượng học sinh; khuyến khích học sinh tự kiểm tra kết quả thực hành rèn luyện và tập cho học sinh có thói quen không thoả mãn với bài làm của mình với các giải quyết đã có. Các "bài tập mở" trong toán 1 là phương tiện của giáo viên động viên học sinh tìm nhiều phương án giải quyết vấn đề và biết lựa chọn phương án hợp lý nhất. Đừng bao giờ "áp đặt" học sinh theo phương án có sẵn. Hãy động viên các em tìm và lựa chọn phương án tốt nhất. Trên đây là một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy học toán 1 (mới). Tuy nhiên bản thân đã có nhiều cố gắng, tìm tòi, áp dụng bước đầu có hiệu quả. Vì vậy, tôi rất mong được sự góp ý của hội đồng khoa học trường và ngành để hoàn thiện hơn bài viết và có khả năng thực thi hơn, hiệu quả hơn. Xin cảm ơn ! Hưng Lợi, ngày 25 tháng 4 năm 2005 NGƯỜI TRÌNH BÀY Trần Thị Tuyết Hoa

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docMột số phương pháp dạy học thực hành, luyện tập toán 1.doc
Tài liệu liên quan