Đề tài Một số tác động của lãi suất đến hoạt động của ngân hàng thương mại

Trong thời kỳ quan liêu trì trệ trước năm 1988, lãi suất của Việt nam không theo qui luật lãi suất thực nên lãi suất do Ngân hang trung ương áp đặt là một trong những nguyên nhân gây và kéo dài lạm phát phi mã. Đến tháng 3/1989 với quyết định 39/HĐBT qui luật lãi suất thực mới được công nhận nhưng tư tưởng “lãi suất ngân hàng phải áp sát lãi suất thị trường” đã dẫn đến lãi suất tiết kiệm cực kỳ cao 12%/ tháng dù tỷ lệ lạm phát nửa cuối năm 1988 chỉ còn 7%/ tháng và tháng 3 năm 1989 chỉ còn 5,56%/ tháng .sau đó Nhà nước không cho hạ tiếp, nhưng lãi suất cực kỳ cao vẫn còn ảnh hưởng tâm lý ngày nay, người gửi tiền đòi hỏi lãi suất cao.

Năm 1994 Ngân hàng Trung ương đã công bố chủ trương hạ lãi suất trong cuộc họp giám đốc đầu năm, nhưng chủ trương này không được thực hiện với lý do tỷ lệ lạm phát bị đẩy cao lên gấp đôi năm 1993 mặc dù lạm phát vẫn gần với một con số. Trong 3 năm chậm hạ lãi suất tiền gửi các ngân hàng chỉ sử dụng hết 1/2, cụ thể các NHTM cổ phần từ chỗ sử dụng nguồn vốn tiền gửi để cho vay tới 87,02% năm 1993 tụt xuống chỉ còn có 74,75% năm 1994 và 58,98% vào giữa năm 1996.

 

doc28 trang | Chia sẻ: NguyễnHương | Lượt xem: 768 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số tác động của lãi suất đến hoạt động của ngân hàng thương mại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. Nhân tố ảnh hưởng đến cung quĩ cho vay: Thu nhập tăng: cung quĩ cho vay tăng, lãi suất giảm và ngược lại. Tỷ suất lợi tức dự tính của các công cụ nợ tăng: cung quĩ cho vay tăng, lãi suất giảm và ngược lại. Tính lỏng của công cụ nợ tăng: làm cầu công cụ nợ tăng, cung quĩ cho vay tăng, lãi suất giảm và ngược lại. Trên thực tế các nhân tố ảnh hưởng đến cung và cầu quĩ cho vay tác động đến cả hai, không có tính riêng biệt hoàn toàn. Vì thế để dự đoán sự biến động của lãi suất cần nghiên cứu đầy đủ tác động qua lại này. Phương pháp nhìn từ góc độ cung cầu tiền: Cung - cầu tiền: Mức cung tiền mà Keynes đề cập đến trong mô hình là M1. Thành phần M1 bao gồm tiền mặt lưu thông ngoài hệ thống ngân hàng và tiền gửi không kỳ hạn có phát hành séc. M1 do ngân hàng Trung ương quyết định và được cố định cho mọi mức lãi suất. Vì mức cung tiền không thay đổi theo lãi suất nên đường cung tiền biểu diễn mối quan hệ giữâ lượng tiền và lãi suất là đường thẳng đứng. Mức cầu tiền là lượng tiền mà các doanh nghiệp, các tổ chức và cá nhân muốn nắm giữ để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng hiện tại và trong tương lai với giá cả và các biến số kinh tế khác cho trước. Như vậy cầu tiền tệ được tạo bởi nhu cầu tiền tệ của các doanh nghiệp, các tổ chức và các cá nhân. Lượng cầu tiền biến động ngược chiều với sự biến động của lãi suất vì vậy đường cầu về tiền là đường dốc xuống. Đường cung và cầu cắt nhau tại điểm cân bằng làm hình thành nên mức lãi suất trên thị trường tiền tệ. Các nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất trên thị trường tiền tệ: Các nhân tố ảnh hưởng đến cầu tiền : Thu nhập tăng: các chủ thể kinh tế muốn giữ thêm tiền làm nơi dự trữ giá trị đồng thời muốn chi tiền cho tiêu dùng nhiều hơn làm cầu tiền tăng, lãi suất tăng và ngược lại. Mức giá cả tăng: sức mua giảm, người ta muốn giữ lượng tiền nhiều hơn để đảm bảo vẫn mua được lượng hàng hoá dịch vụ như trước, cầu tiền tăng, lãi suất tăng và ngược lại. Các nhân tố ảnh hưởng đến cung tiền: Mức cung tiền MS: Sự thay đổi mức cung tiền do ngân hàng Trung ương quyết định biểu hiện khi ngân hàng Trung ương tăng cung ứng tiền thì lượng cung tiền tăng và ngược lại. Trong dài hạn, một sự tăng lên của lượng tiền cung ứng có thể dẫn đến lãi suất thị trường tăng. B/ Chính sách lãi suất của Việt nam: Chính sách lãi suất của việt nam trong thời gian qua: Giai đoạn trước năm 1992 là thời kỳ lãi suất âm: Chính sách lãi suất âm được duy trì trong suốt thời kỳ bao cấp và trong điều kiện mức lạm phát cao, mức lãi suất cho vay nhỏ hơn lãi suất tiền gửi, lãi suất danh nghĩa nhỏ hơn tỷ lệ lạm phát. Tình trạng này làm cho lãi suất không thể thực hiện được chức năng vốn có của nó. Lãi suất không còn là đòn bẩy kích thích nhu cầu gửi tiền của công chúng, phát huy tính hiệu quả trong quá trình sử dụng vốn và bảo đảm lợi nhuận cho ngân hàng. Trong giai đoạn này, mặc dù có nghị định 53/HĐBT ngày 26/3/1988 và hai pháp lệnh ngân hàng ngày 1/10/1990 tách hệ thống ngân hàng một cấp thành hai cấp, từng bước chuyển hoạt động ngân hàng sang cơ chế thị trường. Nhưng do lạm phát còn ở mức độ rất cao nên chính sách lãi suất chưa thực hiện được lãi suất dương mà vẫn theo lãi suất âm. Ngân hàng Nhà nước qui định cụ thể các loại lãi suất tiền gửi và tiền vay để các ngân hàng thương mại thực hiện. Giai đoạn cuối năm 1992 chuyển từ lãi suất âm sang lãi suất dương: Khi lạm phát đã được kiềm chế và đẩy lùi tương đối thấp, có điều kiện thực hiện chính sách lãi suất dương tức là lãi suất cho vay cao hơn lãi suất huy động và lãi suất tiền gửi cao hơn lạm phát. Tháng 10/1992 ngân hàng Nhà nước bắt đầu từng bước thực hiện lãi suất dương và đến tháng 3/1993 thì thực hiện lãi suất dương hoàn toàn, nhưng ngân hàng vẫn qui định các mức lãi suất tiền gửi và cho vay cụ thể có sự phân biệt lãi suất giữa các thành phần kinh tế cho vay đối với các doanh nghiệp nhà nước thấp hơn các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, lãi suất cho vay ngắn hạn còn cao hơn lãi suất cho vay trung và dài hạn, lãi suất tiền gửi tiết kiệm cao hơn lãi suất tiền gửi tiết kiệm các tổ chức kinh tế. Giai đoạn vừa qui định các mức lãi suất tiền gửi và cho vay cụ thê vừa cho vay theo lãi suất thoả thuận: Từ 1/10/1993 ngân hàng Nhà nước qui định các mức lãi suất tiền gửi và cho vay cụ thể vừa cho phép các tổ chức tín dụng cho vay theo lãi suất thoả thuận vượt mức lãi suất cho vay cụ thể (quyết định 184/QĐ-NH ngày 28/9/1993). Lãi suất giai đoạn này có 2 loại lãi suất cho vay doanh nghiệp Nhà nước 1,8%/tháng, lãi suất cho vay kinh tế ngoài quốc doanh cao nhất 2,1%/tháng. Từ cơ chế cho vay theo lãi suất thoả thuận, các ngân hàng đã cho vay theo lãi suất thoả thuận với tỷ lệ khá cao: từ 30% -60% dư nợ và đối tượng chịu lãi suất thoả thuận chủ yếu là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, hộ nông dân, chủ yếu là khu vực phía nam và đồng bằng sông Cửu long cho vay lãi suất theo nhu cầu vốn ở nông thôn lớn hơn và chi phí hoạt động ngân hàng ở nông thôn cao hơn thì lãi suất cho vay sẽ cao hơn các khu vực khác. Thời kỳ cho vay theo lãi suất thoả thuận, các ngân hàng đạt mức chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động rất cao phổ biến là từ 0,7%-1%/tháng, cho nên hầu hết các ngân hàng thương mại đều có mức lợi nhuận cao trong khi các doanh nghiệp lại gặp khó khăn về tài chính. Từ thực trạng này Quốc hội khoá IX kỳ họp thứ 8 đã thông qua nghị quyết bỏ thuế doanh thu hoạt động tín dụng ngân hàng đồng thời yêu cầu các ngân hàng thương mại phải tiết kiệm chi phí để giảm lãi suất cho vay, đồng thời khống chế chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động 0,35%/tháng. Đó là lý do chuyển sang giai đoạn thực hiện chính sách lãi suất trần. Từ 1/1/1996 là giai đoạn thực hiện chính sách trần lãi suất: Ngân hàng Nhà nước điều hành theo chính sách lãi suất theo trần lãi suất nhằm khống chế lãi suất cho vay tối đa của các ngân hàng thương mại. Trần lãi suất cho vay được qui định nhiều mức khác nhau, xuất phát từ đặc điểm có nhiều loại hình tổ chức tín dụng hoạt động trên các địa bàn khác nhau, nên qui định nhiều mức trần lãi suất cho vay khác nhau: ngắn hạn, trung hạn, dài hạn, cho vay trên địa bàn nông thôn, đến ngày 21/1/1998 chỉ còn 3 mức lãi suất bỏ mức lãi suất cho vay trên địa bàn nông thôn. Vấn đề điều hành lãi suất cơ bản theo luật ngân hàng Nhà nước: Luật ngân hàng Nhà nước được Quốc hội thông qua ngày 12/12/1997 và có hiệu lực thi hành từ 1/10/1998, tại điều 18 qui định “ngân hàng Nhà nước công bố lãi suất cơ bản và lãi suất tái cấp vốn”. Nhưng đến ngày 2/8/2000 Ngân hàng Nhà nước mới được công bố và điều hành lãi suất bằng lãi suất cơ bản. Vậy lãi suất cơ bản là lãi suất như thế nào, điều hành ra sao... Lãi suất cơ bản: Nội dung và yêu cầu của lãi suất cơ bản: Lãi suất cơ bản là lãi suất do ngân hàng Nhà nước công bố làm cơ sở cho các tổ chức tín dụng ấn định lãi suất kinh doanh. Nội dung lãi suất cơ bản bao gồm: Lãi suất thực. Tỷ lệ lạm phát. Tỷ lệ chi phí bình quân của các ngân hàngthương mại. Yêu cầu cho lãi suất cơ bản: Phải phản ánh được nhu cầu tín dụng trong toàn bộ nền kinh tế, trong đó phải phân biệt đâu là nhu cầu thực, đâu là nhu cầu đầu cơ để có khả năng chống đầu cơ ở thị trường tài chính đang là nguy cơ gây ra khủng hoảng tiền tệ kéo theo khủng hoảng kinh tế. Phải thể hiện được chính sách của nhà nước dùng lãi suất để tác độnh tới kinh tế nói chung và tình hình tiền tệ nói riêng. Nhưng không phải là chính sách nặng nề thắt chặt tiền tệ như thời gian qua. Phải tương thích với lãi suất các nước trong khu vực và rộng ra trên thế giới để vừa thu hút được vốn tín dụng từ bên ngoài, vừa không rơi vào những sai lầm chính sách như các nước bị khủng hoảng tiền tệ vào nanh vuốt của đầu cơ. Lựa chọn loại lãi suất làm lãi suất cơ bản: Chọn lãi suất vay tái cấp vốn (hoặc lãi suất tái chiết khấu) làm lãi suất cơ bản: Đây là lựa chọn chủ yếu của các nước có nền kinh tế thị trường phát triển. Tuy nhiên đối với Việt Nam hiện nay chưa được áp dụng vì một số lý do như: không phù hợp luật; nghiệp vụ tái chiết khấu của ngân hàng Nhà nước chưa phát triển; chưa có sự phôí hợp đồng bộ với các công cụ chính sách tiền tệ khác... Chọn lãi suất tiền gửi tối đa: các tổ chức tín dụng ấn định các mức lãi suất tiền gửi trong phạm vi mức khống chế lãi suất tiền gửi tối đa và ấn định các mức lãi suất tiền vay cụ thể với cung cầu về vốn. Thực chất của lãi cơ bản loại này là ngân hàng Nhà nước chỉ công bố và kiểm soát lãi suất tiền gửi tối đa và tự do hoá lãi suất cho vay, việc điều hành và kiểm soát lãi suất cho vay thông qua điều hành lãi suất tiền gửi tối đa và các công cụ gián tiếp của chính sách tiền tệ. Lãi suất cơ bản theo cách hiểu này có ưu điểm là tạo ra một bước tiến mới trong chính sách lãi suất, tiến tới tự do hoá lãi suất hoàn toàn, là cơ chế thị trường và thông lệ quốc tế , tạo ra khả năng cạnh tranh lớn hơn giữa các tổ chức tín dụng, giảm thiểu sự quản lý của Nhà nước bằng mệnh lệnh hành chính. Khống chế lãi suất tiền gửi tối đa sẽ không cho phép các tổ chức tín dụng huy động với bất kỳ lãi suất nào bảo đảm an toàn hệ thống và bảo vệ lợi ích của người gửi tiền. Đồng thời lãi suất cơ bản loại này thì chắc chắn sẽ hình thành nhiều khu vực lãi suất theo quan hệ cung cầu vốn và chi phí ngân hàng khác nhau như: lãi suất khu vực nông thôn sẽ cao hơn khu vực thành thị, lãi suất cho vay các tổ chức tín dụng cổ phần sẽ cao hơn các tổ chức tín dụng có qui mô và sức cạnh tranh lớn hơn như các ngân hàng thương mại quốc doanh và chi phí ngân hàng nước ngoài ở Việt Nam. Muốn điều hành lãi suất cho vay một cách có hiệu quả thông qua việc khống chế lãi suất tiền gửi tối đa thì ngân hàng nhà nước sẽ phải kết hợp cả hai phương pháp điều hành trực tiếp và gián tiếp: điều chỉnh lãi suất cho vay bằng việc trực tiếp quyết định nâng hoặc hạ lãi suất tiền gửi tối đa tương ứng. Muốn hạ lãi suất cho vay thì hạ lãi suất tiền gửi tối đa và ngược lại. Điều hành gián tiếp bằng việc dùng các công cụ gián tiếp của chính sách tiền tệ tác động vào khối lượn vốn trên thị trường như : Ngân hàng nhà nước mua bán các loại giấy tờ có giá ngắn hạn của các tổ chức tín dụng (nghiệp vụ thị trường mở) ngân hàng nhà nước tái chiết khấu các loại chứng từ có giá (cửa sổ chiết khấu ) thị trường liên ngân hàng hoạt động có hiệu quả nhằm thực hiện ngân hàng Trung ương là người cho vay cuối cùng. Muốn điều hành khối lượng tiền bằng các công cụ gián tiếp có hiệu quả thì việc mở và sử dụng tài khoản cá nhân ở mức độ khá phổ biến làm cho ngân hàng nhà nước kiểm soát được tổng phương tiện thanh toán ở mức độ cao. Tuy nhiên hiện nay các điều kiện trên ở nước ta chưa hội đủ, vì vậy khả năng kiểm soát và quản lý lãi suất cho vay sẽ rất hạn chế, chỉ còn mỗi một công cụ trực tiếp mà ngân hàng nhà nước có thể thực hiện được là nâng hạ lãi suất tiền gửi tối đa để theo đó mà nâng hoặc hạ lãi suất cho vay. Tuy nhiên, xét về cung cầu về vốn thì việc nâng hoặc hạ lãi suất tiền gửi tối đa trong điều kiện chưa có các công cụ gián tiếp phối hợp có thể tác động theo chiều nghịch, hạ lãiáuất tiền gửi cũng có thể làm cho vốn tín dụng huy động được ít, trở nên khan hiếm và lãi suất cho vay sẽ đắt lên và ngược lại. Vì vậy trong điều kiện hiện tại của nước ta khi chưa hội đủ các điều kiện như trên nếu thực hiện lãi suất cơ bản là lãi suất tiền gửi tối đa thì có thể dẫn đến tình trạng: các tổ chức tín dụng sẽ nâng lãi suất cho vay lên cao để đạt được lợi nhuận cao, vì bản chất của cơ chế thị trường là lợi nhuận tối đa. Dự kiến mức lãi suất cho vay có thể lên đến 2,5%/tháng hoặc cao hơn, khi đó muốn điều hành qua lãi suất tiền gửi tối đa có thể kém hiệu lực và lãi suất cho vay có thể vẫn không thể hạ được theo ý muón và lại phải quay trở lại với cơ chế lãi suất cho vay tối đa. Bài học về lãi suất cho vay thoả thuận trước đây đã chứng minh điều đó lãi suất cho vay thoả thuận lên đến 3,5%/tháng, trong khi lãi cụ thể qui định là 1,8%/tháng, các tổ chức tín dụng thì có lãi lớn nhưng doanh nghiệp gặp khó khăn nên Quốc hội đã yêu cầu chính phủ và ngành ngân hàng hạ lãi suất và chính sách lãi suất trần ra đời từ đó để khống chế các tổ chức tín dụng cho vay lãi suất quá cao. Lãi suất cao nhưng các doanh nghiệp và các hộ sản xuất vẫn phải vay vì thiếu vốn sản xuất và vay để bù đắp các khoản nợ cũ đến hạn do cung về vốn ở nước ta luôn nhỏ hơn cầu, lợi nhuận thấp hơn chi phí trả ngân hàng sẽ dẫn đến nguy cơ cả doanh nghiệp và ngân hàng đều khó khăn và sẽ đến chỗ cả hai đều mất khả năng thanh toán. Đồng thời, nếu thực hiện lãi suất này thì chắc chắn sẽ hình thành nhiều khu vực lãi suất theo cung cầu vốn và chi phí ngân hàng khác nhau như: lãi suất khu vực nông thôn sẽ cao hơn khu vực thành thị, lãi suất cho vay các tổ chức tín dụng cổ phần sẽ cao hơn các tổ chức tín dụng có qui mô và sức cạnh tranh lớn hơn như các ngân hàng thương mại quốc doanh, ngân hàng liên doanh và chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Và như vậy sẽ giảm bớt tính lành mạnh của cạnh tranh và trong sự cạnh tranh này chắc chắn các tổ chức tín dụng lớn, có nguồn vốn lớn là các ngân hàng thương mại quốc doanh ngân hàng liên doanh và chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần quĩ tín dụng nhân dân sẽ gặp không ít khó khăn. Việc thực hiện chính sách giảm lãi suất cho vay ở khu vực núi cao, hải đảo sẽ khó có cơ sở để thực hiện, trong khi các đối tượng vay vốn thuộc các khu vực này chưa được tách bạch là đối tượng chính sách được vay theo chính sách riêng của nhà nước. Vì hiện tại việc giảm lãi suất miền núi cao được qui định giảm 30% trần lãi suất cùng loại do NHNN công bố. Vì vậy, khi NHNN xây dựng và củng cố thị trường tiền tệ, chuyển từ điều hành chính sách tiền tệ bằng các công cụ trực tiếp sang kết hợp điều hành bằng công cụ trực tiếp với công cụ gián tiếp, đưa nghiệp vụ thị trường mở vào hoạt động để mua bán các chứng khoán ngắn hạn của tổ chức tín dụng, thực hiện tái chiết khấu các chứng từ của các tổ chức tín dụng, củng cố và kiểm soát thị trường liên ngân hàng để thực hiện vai trò của Ngân hàng Trung ương là người cho vay cuối cùng, tiếp tục củng cố và mở rộng việc mở và sử dụng tài khoản cá nhân, để trên cơ sở đó thực hiện một chính sách lãi suất cơ bản linh hoạt hơn trần lãi suất như công bố lãi suất cơ bản là lãi suất tiền gửi tối đa có sự kiểm soát của Nhà nước bằng cả trực tiếp hoặc gián tiếp. Và sau quá trình thực hiện thành công lãi suất cơ bản là lãi suất tiền gửi tối đa thì ta sẽ tiến hành thêm một bước nữa để tự do hoá lãi suất hoàn toàn khi đã có và chủ động về các công cụ điều hành chính sách tiền tệ và các điều kiện khác về kinh tế và tiền tệ ổn định Chọn lãi suất cho vay tối đa: Lãi suất cơ bản là lãi suất cho vay tối đa có thể có nhiều loại như sau: Lãi suất cơ bản là trần lãi suất cho vay: Lãi suất cơ bản là lãi suất cho vay trung bình của các tổ chức tín dụng trong điều kiện bình thường đủ bù đắp chi phí và có lợi nhuận và cộng hoặc trừ một biên độ dao động để các tổ chức tín dụng hoạt động trong điều kiện khó khăn hoặc thuận lợi hơn so với mức trung bình về chi phí và cung cầu về vốn để có điều kiện bù đắp chi phí và điều hoà cung cầu vốn huy động khi cần thiết. Lãi suất cơ bản là mức lãi suất cho vay tối thiểu đủ bù đắp các chi phí và có lợi nhuận của các tổ chức tín dụng và cộng biên dộ dao động để các tổ chức tín dụng ấn định các mức lãi suất tiền gửi và tiền vay cụ thể. Trong các loại lãi suất cơ bản lãi suất cho vay tối đa trên đây thì trần lãi suất vẫn là loại lãi suất có nhiều tính ưu việt hơn, các loại lãi suất cộng hoặc trừ một viên độ dao động nhất định, thực chất là khống chế lãi cho vay tối đa nhưng kém linh hoạt hơn trần lãi suất do vừa bị khống chế trần trên vừa khống chế sàn dưới về lãi suất cho vay hoặc lãi suất tiền gửi giống như khống chế chênh lệch lãi suất cho vay và tiền gửi bằng 0,35% tháng trước đây mà đã phải xoá bỏ từ đầu năm 1998. Trần lãi suất thể hiện được tính ưu việt so với các loại lãi suất khác có thể nhận biết như sau: Đối với các tổ chức tín dụng được tự do hoá lãi suất tiền gửi và cho vay trong phạm vi trần tói đa. Tuỳ theo đặc điểm điều kiện các loại hình tổ chức tín dụng về qui mô, chi phí khác nhau, cung cầu vốn của các vùng khác nhau mà ngân hàng nhà nước có thể qui định nhiều mức trần lãi suất cho phù hợp với điều kiện riêng có của loại hình tổ chức tín dụng và của các vùng khác nhau. Các tổ chức tín dụng căn cứ vào trần lãi suất của ngân hàng Nhà nước để ấn định các mức lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi cụ thể phù hợp với cung cầu về vốn, các vùng khác nhau mức chi phí và lợi nhuận...Đối với Nhà nước, việc kiểm soát được lãi suất cho vay của của tổ chức tín dụng bảo vệ được lợi ích của người vay nhất là các doanh nghiệp Nhà nước và hộ gia đình ở nông thôn là hai thành phần chiếm tỷ trọng vay vốn ngân hàng khoảng 70% tổng dư nợ vay ngân hàng, không phải vay với lãi suất quá cao, đồng thời điều hoà lợi nhuận giữa người vay và ngân hàng một cách hợp lý. Tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các tổ chức tín dụng trong khuôn khổ trần lãi suất tránh được tình trạng chạy đua theo lợi nhuận tối đa nên bảo đảm được an toàn hệ thống của các tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, lãi suất cơ bản theo trần lãi suất phải là một trần đủ rộng để đáp ứng được yêu cầu của chính phủ đã đề ra trong báo cáo tại kỳ họp thứ 4 Quốc hội khoá X là thực hiện một chính sách lãi suất linh hoạt tăng cường tính cạnh tranh của các tổ chức tín dụng, phù hợp với cơ chế thị trường và thông lệ quốc tế, thì trần lãi suất nên ở mức độ rộng và thông thoáng phản ánh được quan hệ cung cầu về vốn tín dụng và cạnh tranh lành mạnh giữa các tổ chức tín dụng. Trần lãi suất đó phải là trần lãi suất đủ rộng, đảm bảo được cho mọi tổ chức tín dụng và mọi khách hàng ở mọi vùng khác nhau, những nơi có nhu cầu vốn lớn chi phí cho vay thấp hơn trần. Và trần như vậy chỉ có nâng lên khi cung thấp hơn cầu về vốn do các yếu tố tỷ giá, lạm phát tăng lên làm cho trần bị “chật chội”, còn khi cầu thấp hơn cung về vốn thì các tổ chức tín dụng hạ lãi suất xuống dưới trần. Vì nếu khi các tổ chức tín dụng hạ lãi suất xuống dưới trần và NHNN cũng hạ trần lãi suất sát xuống theo, thì sẽ làm mất ý nghĩa của trần lãi suất không còn là một cơ chế lãi suất linh hoạt nữa, mất tính cạnh tranh không phản ánh đúng quan hệ cung cầu vốn trên thị trường và trở thành cơ chế lãi suất gò bó, thiếu linh hoạt như yêu cầu đặt ra. Chọn lãi suất trên thị trường liên ngân hàng: Lãi suất trên thị trường liên ngân hàng là lãi suất mà các ngân hàng thương mại cho nhau vay vốn. Nó phản ánh một cách tập trung quan hệ cung cầu về vốn trên thị trưòng. Như vậy cần phải lựa chọn loại lãi suất làm lãi suất cơ bản cho phù hợp với điều kiện nước ta hiện nay. Đối với ngoại tệ: có thể lấy lãi suất SIBOR của USD kỳ hạn 6 tháng hoặc 1 năm làm lãi suất cơ bản cho lãi suất ngoại tệ, tổ chức tín dụng được cộng thêm một biên độ dao động do NHNN qui định để ấn định lãi suất cho vay bằng USD. Lãi suất cho vay các đồng tiền khác cũng do tổ chức tín dụng ấn định. Khi xác định lãi suất cơ bản và biên độ dao động của lãi suất ngoại tệ cần căn cứ vào các yếu tố như: căn cứ vào lãi suất SIBOR của USD để công bố lãi suất cơ bản và điều chỉnh khi cần thiết; căn cứ xác định biên độ dao động của lãi suất ngoại tệ; quan hệ tỷ giá ngoại tệ trong nước; quan hệ cung cầu vốn ngoại tệ và nội tệ trong nước; chủ trương thu hút vốn trong nước và ngoài nước của Nhà nước. Điều hành lãi suất bằng lãi suất cơ bản: Những sai lầm cũ : Trong thời kỳ quan liêu trì trệ trước năm 1988, lãi suất của Việt nam không theo qui luật lãi suất thực nên lãi suất do Ngân hang trung ương áp đặt là một trong những nguyên nhân gây và kéo dài lạm phát phi mã. Đến tháng 3/1989 với quyết định 39/HĐBT qui luật lãi suất thực mới được công nhận nhưng tư tưởng “lãi suất ngân hàng phải áp sát lãi suất thị trường” đã dẫn đến lãi suất tiết kiệm cực kỳ cao 12%/ tháng dù tỷ lệ lạm phát nửa cuối năm 1988 chỉ còn 7%/ tháng và tháng 3 năm 1989 chỉ còn 5,56%/ tháng ...sau đó Nhà nước không cho hạ tiếp, nhưng lãi suất cực kỳ cao vẫn còn ảnh hưởng tâm lý ngày nay, người gửi tiền đòi hỏi lãi suất cao. Năm 1994 Ngân hàng Trung ương đã công bố chủ trương hạ lãi suất trong cuộc họp giám đốc đầu năm, nhưng chủ trương này không được thực hiện với lý do tỷ lệ lạm phát bị đẩy cao lên gấp đôi năm 1993 mặc dù lạm phát vẫn gần với một con số. Trong 3 năm chậm hạ lãi suất tiền gửi các ngân hàng chỉ sử dụng hết 1/2, cụ thể các NHTM cổ phần từ chỗ sử dụng nguồn vốn tiền gửi để cho vay tới 87,02% năm 1993 tụt xuống chỉ còn có 74,75% năm 1994 và 58,98% vào giữa năm 1996. Các doanh nghiệp vay vốn è cổ ra gánh một lãi suất cao để trả lãi cho người nước ngoài đem ngoại tệ vào đổi lấy VNĐ để gửi tiết kiệm với lãi suất cao gấp 4-5 lần lãi suất thế giới trong hàng loạt sổ tiết kiệm hàng tỷ đồng một sổ. Vì vậy khi dồn dập hạ lãi suất 4 lần trong năm 1996, số dư nguồn vốn tiền gửi đã giảm đột ngột vào quí IV năm đó, chuyển các NHTM từ vị thế thừa vốn sang thiếu vốn. Tình hình thừa vốn nửa đầu năm 1996 đã khiến các ngân hàng thi nhau hạ lãi suất loại tiền gửi 3 tháng từ 1,4%/tháng xuống còn 0,7% và có ngân hàng chỉ nhận tiền gửi không kỳ hạn lãi suất 0,3%/tháng để khỏi phải tăng lượng tiền gửi dư thừa phải trả lãi cao mà không đem cho vay được. Nhưng đến tháng 11/1996 các ngân hàng lại lâm vào tình trạng trái ngược là thiếu vốn vì lượng tiền gửi của người nước ngoài đã rút đi gần hết có ngân hàng số dư tiền gửi giảm tới 20%/tháng. Điều ngược lại đã xảy ra, các ngân hàng lại thi nhau nâng lãi suất tiền gửi để giữ cho số dư tiền gửi khỏi giảm sút, các ngân hàng nông thôn lãi suất tiền gửi loại 6 tháng được nâng lên phổ biến tới 1,5%-1,6% nà vẫn không đủ vốn cho vay ở đô thị có 1,25%. Cộng với cái vô lý là bắt các NHTM phải gánh chịu số lỗ do thực hiện chính sách hạ lãi suất và áp đặt chênh lệch lãi suất 0,35%, các NHTM và nhất là các ngân hàng cổ phần đã bị giảm lợi nhuận nặng nề. Tài chính vẫn duy trì mức thuế lợi tức 45% và cho rằng tỷ lệ đó vẫn phù hợp, cộng với việc tính thuế không cho ghi các khoản chi phí trích trước đã dồn các ngân hàng vào tình trạng hầu như không tích luỹ được vốn. Việc tăng vốn điều lệ hầu như không thực hiện được. Các NHTM đã yếu vì khuyết điểm để nợ quá hạn, nợ xấu tăng cao lại bị suy yếu thêm vì những chính sách dồn các NHTM vào chỗ lhông thể duy trì được tỷ suất lợi nhuận bình quân. Năm 1997 lãi suất cho vay trần lại được hạ xuống còn 1% để kích thích kinh tế phát triển, nhưng các ngân hàng cổ phần không tán thành vì các nước láng giềng phải nâng lãi suất tiền gửi lên để chống làn sóng rút tiền gửi ra mua USD. Để phòng ngừa cơn bão tiền tệ có thể lướt qua các ngân hàng trong nước cũng phải giữ lãi suất gần như cũ đến mức lãi suất tiền gửi có kỳ hạn chỉ còn chênh lệch với lãi suất cho vay từ 0,05% đến 0,1% gây lỗ về tín dụng. Cộng thêm vào đó tin tức các vụ Epco Minh Phụng làm cho một số người gửi tiền đổ xô vào rút tiền gửi ở các ngân hàng mà họ nghi là có cho 2 công ty này vay. Các ngân hàng này bị một phen hú vía phải vay cào vay cấu bên ngoài để đối phó kịp thời và khi đã giải thích làm dịu cơn sốt rút tiền thì đã phải tăng chi phí đến mức tỷ suất lợi nhuận giảm hẳn. NHNN đã không có loại tín dụng điều chỉnh như ở Mỹ để ứng phó cho vay tiếp quĩ kịp thời vào những lúc khó khăn như vậy, lại thờ ơ với tình trạng phải giảm mạnh lợi nhuận nên các NHTM đã phản ứng khá mạnh, vì vậy đầu năm 1998, NHNN đã phải nâng lãi suất trần lên 1,2% làm cho chênh lệch lãi suất tiền gửi và cho vay có được cải thiện hơn nhưng vẫn còn quá thấp không đủ đảm bảo tỷ suất lợi nhuận ngành ngân hàng xấp xỉ tỷ suất lợi nhuận bình quân và không hấp dẫn người mua cổ phiếu ngân hàng. Một ngân hàng quốc doanh nâng ngầm lãi suất bằng cách trả lãi suất trước lên đến 1,167% và 1,357% sát nút và vượt lãi suất trần cho vay trong một đợt lãi suất tiền gửi lên đến mức nguy hiểm. Điều hành lãi suất bằng lãi suất cơ bản: Ngày 2/8/2000 thông đốc ngân hàng nhà nước Việt Nam đã ban hành quyết định số 241/2000/QĐ-NHNN về việc thay đổi cơ chế điều hành lãi suất cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng. Theo quyết định này từ ngày 5/8/2000 các tổ chức tín dụng ấn định lãi suất cho vay bằng đồng Việt Nam đối với khách hàng trên cơ sở lãi suất cơ bản so NHNN công bố theo nguyên tắc lãi suất cho vay không vượt quá lãi suất cơ bản và biên độ do Thống đốc NHNN qui định từng thời kỳ. NHNN công bố lãi suất sơ bản trên cơ sở tham khảo mức lãi suất cho vay thương mại đối với khách hàng tốt nhất của nhóm các tổ chức tín dụng được lựa chọn theo quyết định của thống đốc NHNN trong từng thời kỳ. Lãi suất cơ bản và biên độ được công bố định kỳ hàng tháng. Các tổ chức tín dụng ấn định lãi suất cho vay bằng Đô la Mỹ theo nguyên tắc lãi suất cho vay không vượt quá lãi suất đô la Mỹ trên thị trường liên ngân hàng Sing ga po (lãi suất Sibor) kỳ hạn 3 tháng đối với cho vay ngắn hạn, kỳ hạn 6 tháng đối với cho vay trung hạn, dài hạn tại thời điểm cho vay và một biên độ do thống đốc NHNN qui định từng thời kỳ. Đối với việc cho vay trên cơ sở lãi suất thị trường quốc tế và cung cầu vốn trong nước của từng loại ngoại tệ. Lãi suất cho vay của quĩ tín dụng nhân dân cơ sở đối với các thành viên không quá 1,35%/tháng. Các loại lãi suất cho vay ưu đãi thực hiện theo qui định hiện hành của Chính phủ và Thống đốc NHNN. Tại các quyết

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLVV056.doc
Tài liệu liên quan