Đề tài Nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh đông Hà Nội

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ CỦA NHTM. 9

1.1. PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ 9

1.1.1. Khái niệm: 9

1.1.2. Vai trò của TTQT theo phương thức L/C. 11

1.1.2.1.Ưu điểm 12

1.1.2.2. Rủi ro: 14

1.1.3. Phân loại thư tín dụng: 17

1.1.4. Nội dung của thư tín dụng 19

1.1.5. Quy trình thanh toán L/C 28

1.1.5.1. Các bên tham gia TTQT theo phương thức L/C: 28

1.1.5.2. Quy trình thanh toán L/C. 29

1.1.6. Quy trình nghiệp vụ của ngân hàng trong phương thức tín dụng chứng từ. 30

1.1.6.1. Đối với ngân hàng mở L/C phục vụ nhà nhập khẩu. 30

1.1.6.1. Đối với ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu. 34

1.1.7. Các văn bản pháp lý mang tính quốc tế sử dụng trong TTQT theo phương thức L/C. 36

1.1.7.1. Quy tắc & thực hành thống nhất tín dụng chứng từ - UCP 36

1.1.7.2. Quy tắc thống nhất về bồi hoàn chuyển tiền giữa các ngân hàng - URC 37

1.1.7.3. eUCP 38

1.1.7.4. Văn bản 465 ISBP 38

1.1.7.5. Một số văn bản pháp lý khác 38

1.1.8. Vai trò và trách nhiệm của NHTM trong hoạt động TTQT theo phương thức TDCT 38

1.2. HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 41

1.2.1. Khái niệm. 41

1.2.2. Các chỉ tiêu phản ánh. 41

1.2.2.1. Nhóm chỉ tiêu tài chính. 42

1.2.2.2. Nhóm chỉ tiêu phi tài chính. 45

1.2.3. Nhân tố tác động tới hiệu quả TTQT theo phương thức L/C. 46

CHƯƠNG 2: HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NHO&PTNT ĐÔNG HÀ NỘI 49

2.1. HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHNo&PTNT ĐÔNG HÀ NỘI 3 NĂM TRỞ LẠI ĐÂY. 49

2.1.1. Hoạt động huy động vốn. 50

2.1.2. Hoạt động sử dụng vốn 52

2.1.3. Kết quả kinh doanh. 53

2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA NHNo&PTNT ĐÔNG HÀ NỘI. 55

2.2.1. Thực trạng hoạt động thanh toán quôc tế của NHNo&PTNT Đông Hà Nội. 55

2.2.2. Hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức L/C đánh giá qua các chỉ tiêu. 58

2.2.2.1. Các chỉ tiêu tài chính 58

2.2.2.2. Các chỉ tiêu phi tài chính 61

2.3. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC, HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN 63

2.3.1. Kết quả đạt được. 63

2.3.2. Hạn chế 64

2.3.3. Một số nguyên nhân ảnh hưởng đến hoạt động TTQT tại NHNo&PTNT Đông Hà Nội. 66

2.3.3.1. Nguyên nhân khách quan. 66

2.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan: 67

Chương 3: Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TTQT THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ. 70

3.1. Định hướng phát triển hoạt động TTQT và KDNT tại chi nhánh 70

3.2. Một số biệm pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động TTQT theo phương thức L/C 71

3.2.1. Khẩn trương hoàn chỉnh bản chuẩn mực hệ thống tiêu chuẩn chất lượng ISO 2000 71

3.2.2. Đa dạng hoá các loại hình dịch vụ. 72

3.2.3. Mở rộng hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu và các hình thức hỗ trợ 73

3.2.4. Phát triển dịch vụ tư vấn khách hàng 75

3.2.5. Mở rộng mối quan hệ với các ngân hàng đại lý 76

3.2.6. Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho các thanh toán viên. 77

3.2.7. Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật. 78

3.2.8. Kết hợp chặt chẽ hoạt động kinh doanh ngoại tệ và hoạt động thanh toán. 78

KẾT LUẬN 80

 

 

doc81 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1796 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh đông Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tế về ngân hàng trong giao dịch tín dụng chứng từ và được áp dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Để được áp dụng UCP 500, tất cả các L/C phải ghi rõ: “This L/C is subject to Uniform Custom ans Practice for Documetary Credit, 1993 Revision, ICC Publication No 500” “L/C này áp dụng Quy tắc và Thực hành Thống nhất vể Tín dụng chứng từ, Bản sửa đổi 1993, Phòng Thương mại Quốc tế, số xuất bản 500” Hiện nay L/C được giao dịch bằng hệ thống SWIFT giữa các ngân hàng là phổ biển, và theo quy tắc của SWIFT, các L/C mở qua SWIFT thì đương nhiên áp dụng UCP 500 vào ngày phát hành mà không cần dẫn chiếu câu trên vào bản điện SWIFT. Khi dẫn chiếu UCP vào L/C thì nó trở thành một trong những cơ sở pháp lý quan trọng để giải quyết những tranh chấp phát sinh giữa các bên tham gia. Nhìn chung, UCP 500 được thiết kế với 2 nhóm quy định khác nhau: Nhóm quy định mang tính bắt buộc: đây là những quy định mang tính chất chủ đạo làm nền tảng vững chắc của phương thức này, nên mang tính bắt buộc cao. ví dụ: + L/C phải được phát hành bời ngân hàng, các tổ chức phi ngân hàng không được phát hành. + Ngân hàng mở L/C chỉ thanh toán trên cơ sở bộ chứng từ mà nhà xuất khẩu xuất trình phải phủ hợp với những điều khoản và điều kiện đã ghi trong L/C. Nếu bộ chứng từ bất hợp lý ngân hàng phát hành có quyền từ chối thanh toán L/C. Và ngân hàng chỉ thanh toán trong thời gian hiệu lực thanh toán L/C. + Thời gian hiệu lực bắt buộc thanh toán L/C đối với các ngân hàng thanh toán theo quy định là 7 ngày làm việc kể từ khi nhận chứng từ, nếu bộ chứng từ hợp lý … Nhóm quy định không mang tính bắt buộc: Một số điều khoản trong L/C cho phép lựa chọn, tuỳ theo các bên tham gia sẽ thoả thuận cụ thể. Chẳng hạn: + Số loại chứng từ cần xuất trình, số lượng mỗi loại, bản gốc hay bản sao… (Điều 20) + Loại L/C nếu không ghi ghì thì được coi là L/C không huỷ ngang (điều 6) + Hoá đơn thương mại do người thu hưởng L/C lập không cần ký, nếu ký nên quy định rõ trong L/C hoặc trừ khi có quy định khác (điều 37) + Về phạm vi, UCP được áp dụng trong tất cả L/C, nếu như những điều khoản nào UCP không có, thì các bên được phép thoả thuận nhưng phải ghi vào L/C. 1.1.7.2. Quy tắc thống nhất về bồi hoàn chuyển tiền giữa các ngân hàng - URC URR 525 (Uniform rules for bank to bank reimbursements under documentary credits 525) được áp dụng trong trường hợp L/C quy định thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán tại ngân hàng thanh toán, ngân hàng xác nhận, hoặc ngân hàng chiết khấu … Nếu người hưởng lợi xuất trình bộ chứng từ hợp lý, sau khi thanh toán các ngân hàng này yêu cầu ngân hàng mở L/C bồi hoàn tiền hoặc ngân hàng mở L/C có thể chỉ thị đòi tiền ở một ngân hàng khác - gọi là ngân hàng hoàn trả tiền. 1.1.7.3. eUCP eUCP được áp dụng nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển ngày càng rộng rãi của thương mại điện tử, kỹ thuật xử lý chứng từ điện tử trong tín dụng chứng từ. eUCP không phải là bản sửa đổi UCP mà là phụ bản của UCP nhằm bổ xung trong trường hợp L/C quy định xuất trình điện tử. 1.1.7.4. Văn bản 465 ISBP ISBP (The International Standard Banking Practise for examination of documents under documentary credits) là văn bản thực hành ngân hàng theo tiêu chuẩn ngân hàng quốc tế về kiểm tra chứng từ theo tín dụng chứng từ Văn bản này được ban hành nhằm mục đích hệ thống hoà và hoàn thiện các vẫn đề vướng mắc mà UCP 500 đôi lúc giải quyết chưa trọn vên, thoả đáng. Đồng thời góp phần hạn chế sự cứng nhắc trong kiểm tra chứng từ để tìm ra nhứng dấu hiệu gian lận hay lửa đảo. 1.1.7.5. Một số văn bản pháp lý khác Ngoài ra tín dụng chứng từ còn được điều chỉnh bởi các văn bản pháp lý như: Incoterm 2000, luật hối phiếu … và các tập quán thương mại quốc tế. Trên thực tế tập quán thương mại quốc tế có ảnh hưởng nhất định đến việc hai bên lựa chon các điều khoản trong hợp đồng, cũng như tập quán kinh doanh của ngân hàng. 1.1.8. Vai trò và trách nhiệm của NHTM trong hoạt động TTQT theo phương thức TDCT. Trong hoạt động TTQT theo phương thưc L/C, thì ngân hàng không chỉ có vai trò là người trung gian đảm bảo thực hiện thanh toán, giữa nhà xuất khẩu và nhập khẩu, ngân hàng còn đảm bảo cho nhà xuất khẩu nhận được khoản tiền tương ứng với hàng hoá mà họ cung ứng, và đảm bảo cho nhà nhập khẩu nhận được số lượng, chất lượng hàng hoá theo đúng L/C đã mở. Ngân hàng phát hành: là ngân hàng đại diện cho nhà nhập khẩu, là ngân hàng thường được hai bên nhập khẩu và xuất khẩu thoả thuận lựa chọn và quy định trong hợp đồng. Quyền lợi và nghĩa vụ chủ yếu của ngân hàng phát hành: + Căn cứ vào đơn xin mở L/C của nhà nhập khẩu, ngân hàng phát hành L/C và gửi tởi ngân hàng thông báo, thông báo tới nhà xuất khẩu. + Sửa đổi, bổ xung những yêu cẩu của nhà nhập khẩu về L/C đã được mở nếu nhà nhập khẩu có yêu cầu. + Kiểm tra chứng từ thanh toán của nhà xuất khẩu gửi đến, nếu các chứng từ đó phù hợp với những điều khoản quy định trong L/C thì thanh toán tiền cho nhà xuất khẩu, ngược lại ngân hàng phát hành có quyền từ chối thanh toán. Khi kiểm tra chứng từ của nhà xuất khẩu gửi đến, ngân hàng chỉ có trách nhiệm kiểm tra tính chất bề ngoài của chứng từ có phù hợp với L/C hay không. Ngân hàng thông báo: + Khi nhận được điện thông báo L/C của của ngân hàng phát hành, ngân hàng thông báo sẽ chuyển toàn bộ nội dung thư tín dụng đã nhận được cho nhà xuất khẩu dưới hình thức văn bản. + Ngân hàng thông báo chỉ chịu trách nhiệm chuyển nguyên văn bản bức điện chứ không chịu trách nhiệm phải dịch, diễn giải các từ chuyên môn ra tiếng địa phương. Nếu ngân hàng thông báo sai những nội dung điện đã nhận được thì ngân hàng phải chịu trách nhiệm. Vì vậy mà cuối thư xác nhận điện mở thư tín dụng có câu:”Please, note that we assume no responsibility for any error or omission in the transmission and translation of the cable”. Tức là,“Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ một sự lỗi lầm hay thiêú sót trong khi chuyển và dịch bức điện này”. + Khi nhận được bộ chứng từ thanh toán của người xuất khẩu chuyển tới, ngân hàng phải chuyển ngay và nguyên vẹn bộ chứng từ đó đến ngân hàng phát hành. Ngân hàng không chịu trách nhiệm về hậu quả phát sinh do sự chậm trễ hoặc mất chứng từ trên đường đi đến ngân hàng phát hành, khi mà họ chứng minh được đã gửi nguyên vẹn và đúng hạn bộ chứng từ đó cho ngân hàng phát hành. Về trách nhiệm thanh toán của ngân hàng (ngân hàng xác nhận và ngân hàng phát hành) được quy định rõ ràng, cụ thể tại điều 9 – UCP 500. Điều khoản này khá dài dòng, nhưng có thể tổng quát: Trách nhiệm của ngân hàng phát hành: - Nếu ngân hàng phát hành thư tín dụng trả ngay, thì phải thanh toán (hoặc hoàn trả) ngay cho người thụ hưởng (hoặc ngân hàng chiết khẩu) theo đúng điều khoản của L/C một khi chứng từ hoàn toan hợp lệ. - Nếu ngân hàng phát hành L/C trả chậm (thanh toán có kỳ hạn), thì phải chấp nhận hối phiếu và sau đó thanh toán vào ngày đáo hạn đúng quy định của L/C, một khi chứng từ xuất trình hợp lệ. Trách nhiệm của ngân hàng xác nhận: - Trả tiền ngay cho người hưởng (hoặc trả cho ngân hàng được chỉ định) nếu là L/C trả ngay. - Chấp nhận hối phiếu và thanh toán vào ngày đáo hạn đã xác nhận, nếu là L/C trả chậm - Nếu ngân hàng không đồng ý xác nhận thì ngân hàng đó phải thông báo với ngân hàng phát hành không chậm trễ. 1.2. HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Để đánh giá hiệu quả của một hoạt động kinh tế không chỉ xem xét phiến diện về mặt kinh tế của chính hoạt động đó, mà phải xem xét tổng thể sự tác động của hoạt động kinh tế đó tới các hoạt động, và lĩnh vực khác. Vì vậy để đánh giá hiệu quả hoạt động TTQT theo L/C một cách đầy đủ và toàn diện, ta không chỉ xem xét tính hiệu quả xét ở góc độ riêng ngân hàng mà phải xem xét cả về góc độ kinh tế và xã hội. Trong chuyên đề này, em xin chỉ xét hiệu quả của hoạt động TTQT theo phương thức L/C trên góc độ ngân hàng. 1.2.1. Khái niệm. Hiệu quả hoạt động TTQT theo phương thức L/C là một phạm trù hiệu quả kinh tế, phản ánh chất lượng kinh doanh trong lĩnh vực TTQT, và được đo bằng hiệu số giữa doanh thu từ hoạt động TTQT theo phương thức L/C và chi phí cho hoạt động TTQT theo phương thức L/C Trong hoạt động TTQT theo phương thức L/C, ngân hàng không chỉ đóng vai trò trung gian, giúp khách hàng thanh toán tiền hàng, nhận hàng hoá đầy đủ, đúng quy định trong hợp đồng ngoại thương, ngân hàng còn có thể giúp khách hàng xem xét hợp đồng ngoại, đánh giá giúp khách hàng, giúp khách hàng về vốn ….Đồng thời những dịch vụ đó ngân hàng nhận được phí dịch vụ. Cũng như tất cả các dịch vụ khác, thì TTQT theo phương thức L/C được đánh giá là hiệu quả khi hoạt động đó mang lại lợi nhuận cao cho ngân hàng, thoả mãn nhu cầu của khách hàng, từ đó nâng cao uy tín cho ngân hàng. 1.2.2. Các chỉ tiêu phản ánh. Hiệu quả hoạt động TTQT theo phương thức L/C là một phạm trù hiệu quả kinh tế, phản ánh chất lượng kinh doanh; vì vậy để đánh giá hiệu quả hoạt động, có thể đưa ra hai nhóm chỉ tiêu là: nhóm chỉ tiêu tài chính và nhóm chỉ tiêu phi tài chính. 1.2.2.1. Nhóm chỉ tiêu tài chính. Doanh số TTQT theo phương thức L/C. Doanh số TTQT thep phương thức L/C là tổng giá trị các khoản TTQT theo phương thức L/C tại ngân hàng. Doanh số TTQT theo phương thức L/C = Doanh số thanh toán L/C nhập khẩu + Doanh số thanh toán L/C xuất khẩu Trong đó: Doanh số thanh toán L/C xuất khẩu là doanh số báo có hàng xuất khẩu từ thanh toán theo phương thức L/C. Doanh số thanh toán L/C nhập khẩu là giá trị thanh toán theo phương thức L/C tại ngân hàng. Chỉ tiêu cho thấy khả năng hoạt động của ngân hàng trong lĩnh vực TTQT theo phương thức L/C. Doanh số thanh toán cao chứng tỏ số món L/C nhiều, và giá trị món L/C cao, điều đó chứng tỏ khách hàng tin tưởng ngân hàng, điều đó cũng chứng tỏ ngân hàng đã thu hút được thêm nhiều khách hàng. Doanh số TTQT theo phương thức L/C còn là chỉ tiêu để ngân hàng thu phí thanh toán. Vì thường phí thanh toán theo L/C được áp dụng theo % số tiền thanh toán L/C. Mà mục tiêu của ngân hàng là lợi nhuận thu được. Vì vậy bất cứ ngân hàng nào cũng cố găng tăng doanh số TTQT theo phương thức L/C ngày càng cao. Doanh thu, chi phí và lợi nhuận thu được từ hoạt động TTQT theo phương thức L/C. Ngân hàng cũng là một tổ chức kinh tế, hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận. Vì vậy chỉ tiêu lợi nhuận là chỉ tiêu tài chính quan trọng nhất để đánh giá và phản ánh hiệu quả hoạt động TTQT theo phương thức L/C của ngân hàng. - Doanh thu từ TTQT theo phương thức L/C là số tiền thực tế ngân hàng thu được từ hoạt động TTQT theo phương thức L/C, bằng tổng phí thu được từ hoạt động theo phương thức L/C: phí thông báo L/C, phí mở L/C, phí sửa đổi L/C… - Chi phí cho hoạt động TTQT theo phương thức L/C là tất cả chi phí mà ngân hàng phải bỏ ra để phục vụ, phát triển hoạt động TTQT theo phương thức L/C: chi phí điện SWIFT, chi phí trang thiết bị, chi phí cho nhân viên thanh toán… - Lợi nhuận thu được từ hoạt động TTQT theo phương thức L/C là phần ngân hàng thu được sau khi đã trừ đi các khoản chi phí cho hoạt động này. Lợi nhuận thu được từ TTQT theo phương thức L/C = Doanh thu từ hoạt động TTQT theo phương thức L/C - Chi phí hoạt động TTQT theo phương thức L/C. Chỉ tiêu lợi nhuận thu được từ hoạt động TTQT theo phương thức L/C phản ánh phần giá trị thặng dư hay mức hiệu quả kinh doanh mà ngân hàng thu được từ hoạt động TTQT theo phương thức L/C. Doanh số và nợ quá hạn của tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu Hoạt động TTQT giữa các bên ở các nước khác nhau, điều kiện, khoảng cách địa lý xa nhau, vì vậy mà về thời gian thanh toán thường bị chậm trễ. Nếu chỉ với hoạt động TTQT đơn thuần, doanh nghiệp nhập khẩu phải kỹ quỹ 100% số tiền thanh toán, còn doanh nghiệp xuất khẩu phải đợi ngân hàng phát hành thanh toán. Chính các vấn đề đó, làm các nhà xuất nhập khẩu bị đọng vốn, hoạt động kinh doanh kém hiệu quả. Vì vậy, ngoài nghiệp vụ TTQT thông thường, các ngân hàng thường gồm có các nghiệp vụ tài trợ xuất nhập khẩu hỗ trợ khác, dưới nhiều hình thức khác nhau. Đối với nhà xuất khẩu: Chiết khấu chứng từ: Theo hình thức này, nhà xuất khẩu sau khi giao hàng xong có thể thương lượng với ngân hàng thực hiện chiết khẩu bộ chứng từ hàng hoá. Tín dụng hỗ trợ xuất khẩu. (Cho vay thực hiện hàng xuất khẩu theo L/C đã mở.): Theo hình thức này thì ngân hàng sẽ tài trợ cho khách hàng vốn lưu động trong giai đoạn sản xuất hàng hoá để chuẩn bị giao hàng dựa trên L/C đã mở. Đối với nhà nhập khẩu: - Cho vay để mở L/C. (Cho vay ký quỹ): Ký quỹ là quy định bắt buộc đối với khách hàng khi tham gia mở L/C. Điều này tạo sự tin tưởng, hạn chế rủi ro ro cho ngân hàng. Ngân hàng sẽ sử dụng tiền ký quỹ để thanh toán L/C. Trong nhiều trường hợp khách hàng không có đủ nguồn vốn đáp ứng yêu cầu ký quỹ của ngân hàng, trong trường hợp như vậy, theo yêu cầu của nhà nhập khẩu và xét thấy đủ điều kiện, ngân hàng sẽ cấp khoản tín dụng cho khách hàng với mục đích mở L/C. - Cho vay thanh toán hàng nhập khẩu: Theo hình thức này ngân hàng sẽ cho nhà nhập khẩu vay khi khách hàng này lập được phương án sản xuất, tiêu thụ lô hàng nhập khẩu có tính khả thi và có khả năng thanh toán khi đến thời điểm thanh toán. Như vậy có thể thấy rằng, nhờ có sử dụng hoạt động TTQT theo phương thức L/C mà ngân hàng có thể đa dạng hoá các loại hình tín dụng khác, khuyến khích nhà xuất nhập khẩu. Doanh số tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tăng, nhưng không phải đảm bảo không gây ra nợ quá hạn. Vì khi xảy ra nợ quá hạn, ngân hàng sẽ phải tăng chi phí để quản lý và sử lý nợ quá hạn đó. Để đảm bảo được điều đó, ngân hàng cần thẩm định kỹ khách hàng khi đồng ý mở L/C, và chấp nhận hỗ trợ tín dụng cho khách hàng. Còn với hình thức chiết khấu, ngân hàng nên áp dụng hình thức chiết khẩu truy đòi. Chi phí do rủi ro phát sinh mà ngân hàng phải bồi thường. Các rủi ro phát sinh mà ngân hàng phải bồi thường: nhà nhập khẩu không thanh toán hoặc từ chối thanh toán cho ngân hàng, …, làm tăng chi phí TTQT theo phương thức L/C của ngân hàng, vì vậy làm giảm lợi nhuận từ hoạt động này của ngân hàng. Vì vậy, trong qua trình thanh toán theo phương thức L/C để đảm bảo có hiệu quả, ngân hàng cần thận trọng và tránh những rủi ro có thể xảy ra. 1.2.2.2. Nhóm chỉ tiêu phi tài chính. Số món thanh toán theo phương thức L/C qua ngân hàng. Một trong những mục tiêu của ngân hàng là có được doanh số thanh toán theo phương thức L/C ngày càng cao. Để đạt được điều đó, ngân hàng phải đảm bảo số món thanh toán tăng và giá trị món thanh toán cao. Giá trị món thanh toán phụ thuộc vào hợp đồng mua bán. Vì vậy, ngân hàng cần tăng được số món thanh toán theo phương thức L/C qua ngân hàng. Số món thanh toán theo phương thức L/C qua ngân hàng tăng phản ánh khách hàng ngày càng tin tưởng vào ngân hàng, và tìm đến với ngân hàng nhiều hơn. Mạng lưới Ngân hàng đại lý được mở rộng Để hoạt động TTQT, đặc biệt theo phương thức L/C, có hiệu quả, tránh rủi ro, và có thông tin về đối tác của khách hàng một cách chính xác nhất, các ngân hàng phải có một hệ thống ngân hàng đại lý phát triển với số lượng lớn, rộng khắp; có mối quan hệ với nhiều quốc gia, châu lực trên thế giới. Với mạng lới ngân hàng đại lý rộng, ngân hàng có thể dễ dàng đảm bảo mọi nhu cầu thanh toán theo phương thức L/C cho khách hàng ở bất cứ quốc gia, khu vực nào. Mặt khác, ngân hàng còn có thể có được thông tin chính xác và nhanh nhất về tình hình tài chính của đối tác khách hàng, tránh được những rủi ro có thể xảy ra. Số vụ tranh chấp trong thanh toán theo phương thức L/C. Trong thanh toán theo phương thức L/C cũng có thể xảy ra những tranh chấp, gây đến rủi ro cho ngân hàng, dẫn đến doanh thu từ hoạt động này giảm. Mặt khác, những vụ tranh chấp đó còn làm giảm uy tín của ngân hàng. Vì vậy, số vụ tranh chấp trong thanh toán theo phương thức L/C phản ánh chất lượng và hiệu quả thanh toán theo phương thức L/C của ngân hàng. 1.2.3. Nhân tố tác động tới hiệu quả TTQT theo phương thức L/C. Nhân tố môi trường bên ngoài tác động: Đặc trưng của hoạt động xuất nhập khẩu là hoạt động buôn bán giữa các quốc gia khác nhau. Do đó, yếu tố của các môi trường bên ngoài: môi trường kinh tế, pháp luật, tài chính… của các nước xuất nhập khẩu và của thế giới đều có ảnh hưởng tới hoạt động TTQT nói chung và TTQT theo phương thức L/C nói riêng. - Hệ thống pháp luật: chưa ổn định, thay đổi thuế xuất nhập khẩu hàng hoá, thay đổi hạn ngạch xuất nhập khẩu, cấm vận một số mặt hàng, … tất cả đều có ảnh hướng tới hoạt động xuất nhập khẩu, làm cho hoạt động ngừng chệ, hoặc không được thực hiện, hoặc thực hiện khó khăn; làm lượng giao dịch mua bán quốc tế giảm; vì vậy ảnh hưởng tới hoạt động TTQT. - Nền kinh tế của các quốc gia có hoạt động xuất nhập khẩu, cũng như sự biến động kinh tế thế giới có ảnh hưởng tới: giá trị đồng tiền, tỷ giá, nguồn ngoại tệ trong thanh toán…Do thanh toán quốc tế cần tới ngoại tệ để thanh toán giữa các nước với nhau, vì vậy nếu tỷ giá ngoại tệ có sự thay đổi, dẫn tới giá xuất nhập khẩu hàng hoá thay đổi ảnh hưởng tới hoạt động thanh toán giữa các bên. - Môi trường chính trị, quan hệ quốc tế: Hoạt đông TTQT là việc mua – bán hàng hoá, dịch vụ giữa các quốc gia khác nhau. Vì vậy, mối quan hệ quốc tế giữa các quốc gia, và môi trường chính trị ở các quốc gia này có ảnh hưởng lớn tới hoạt động xuất nhập khẩu vì vậy cũng ảnh hưởng tới hoạt động TTQT nói chung và L/C nói riêng. Các quốc gia có nền chính trị ổn dịnh, có quan hệ quốc tế rộng rãi, hữu nghĩ với các quốc gia khác, thì hoạt động xuất nhập khẩu dễ dàng, và phát triển hơn. Nhân tố từ phía khách hàng - Tình hình tài chính của doanh nghiệp XNK: Tình hình tài chính của doanh nghiệp xuất nhập khẩu có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo khả năng thanh toán của doanh nghiệp đối với ngân hàng. Khi ngân hàng phát hành thanh toán cho nhà xuất khẩu, mà nhà nhập khẩu rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán thì hiển nhiên ngân hàng sẽ gặp rủi ro tín dụng – ngân hàng không thu được tiền thanh toán từ nhà nhập khẩu. - Khả năng về hiểu biết về hoạt động ngoại thương của doanh nghiệp như: khi ký hợp đồng ngoại thương có những điều không phù hợp với điều kiện trong L/C, vì vậy dẫn đến sửa chữa L/C nhiều lần, một mặt làm châm quá trình thanh toán đồng thời còn làm tăng chi phí. Khách hàng còn kém về các trình tự trong thanh toán L/C, dẫn tới mắc những lỗi: điền sai quy cách, khi làm L/C không biết phải làm những thủ tực gì, khi chững từ có sai xót cũng không biết phải sửa chữa như thế nào… Nhân tố từ phía ngân hàng. - Chính sách marketing, chinh sách khách hàng của ngân hàng: Chính sách khách hàng hợp lý, được quan tâm đúng mức sẽ tạo ra hiệu quả cao trong hoạt động kinh doanh, và TTQT: giúp ngân hàng giữ khách hàng truyền thống, thu hút khách hàng mới, tăng cường vị thế, uy tín, thương hiệu… - Uy tín và tiềm lực tài chính của ngân hàng: ngân hàng có uy tín và tiềm lực tài chính mạnh sẽ dễ dàng tạo lòng tin với khách hàng, thu hút khách hàng đến với ngân hàng. Thư tín dụng là một cam kết của ngân hàng đối với khách hàng, do đó uy tín và tiềm lực tài chính của ngân hàng có ảnh hưởng trực tiếp tời hiệu quả hoạt động thanh toán theo L/C. Một L/C do một ngân hàng uy tín phát hành, sẽ dễ dàng được chấp nhận, không đồi hỏi sự xác nhận của ngân hàng thứ hai, vì vậy sẽ giảm được chi phí cho nhà xuất nhập khẩu. - Quy trình thanh toán của ngân hàng: là toàn bộ trình từ thực hiện được ngân hàng lập ra. Quy trình chuẩn hoá, thống nhất, linh hoạt tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng khi đến giao dịch với ngân hàng. Các điều khoản quy định phải chặt chẽ, hợp lý, mới giảm thiểu những rủi ro xảy ra. - Công nghệ ngân hàng: hoạt động ngân hàng luôn đòi hỏi phải nhanh chóng, chính xác, tiện lợi, vì vậy sự hỗ trợ của công nghệ thông tin là rất quan trọng. Công nghệ ngân hàng liên quan đến toàn bộ có sở vật chất và mạng lưới truyền thông. Nếu hệ thông công nghệ hiện đại sẽ giúp cho việc thanh toán được chôi chảy, nhanh chóng, đảm bảo an toàn và tiết kiệm chi phí - Trình độ cán bộ của ngân hàng: nhân tố con người, đặc biệt là các cán bộ - nhân viên thanh toán có ảnh hưởng lớn tới hiệu quả hoạt động TTQT, đặc biệt là nghiệp vụ thanh toán L/C - một nghiệp vụ thanh toán khá phức tạp. Chính vì vậy, đòi hỏi các nhân viên thanh toán phải có kiến thức sâu rộng về TTQT, đảm bảo nghiệp vụ được thực hiện một cách nhanh chóng, an toàn, tránh những rủi ro có thể xảy ra CHƯƠNG 2 HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NHO&PTNT ĐÔNG HÀ NỘI 2.1. HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHNo&PTNT ĐÔNG HÀ NỘI 3 NĂM TRỞ LẠI ĐÂY. Chi nhánh NHNo&PTNT Đông Hà Nội mới đi vào hoạt động từ tháng 7/2003 với nhiều khó khăn khi thành lập như hạn chế về nhân lực và cơ sở vật chất. Nhờ xác định chiến lược kinh doanh phù hợp hiện nay Chi nhánh Đông Hà Nội đã bắt đầu ổn định và thương hiệu của Chi nhánh đã được nhiều khách hàng tin tưởng tìm đến. Bên cạnh đó đã tiếp cận và quan hệ được với những khách hàng có uy tín trên địa bàn để đầu tư tín dụng như công ty XNK Tổng hợp, công ty Kim khí Hà Nội, công ty Thiết bị phụ tùng Hà Nội, Công ty TNHH Long Giang, Công ty XNK tạp phẩm, Công ty IC Việt Nam, Công ty TNHH XNK Liên Thành… và một số tổ chức tín dụng có nguồn vốn lớn như Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, Quỹ hỗ trợ phát triển, công ty cổ phần Bảo hiểm Bưu điện, Bảo hiểm Prudential. Trụ sở chi nhánh đặt tại 23B Quang Trung – Hoàn Kiếm – Hà Nội; đây là địa điểm rất thuận lợi cho hoạt động kinh doanh. Nhưng đây cũng là khu vực tập trung rất nhiều các ngân hàng: ngân hàng công thương, ngoại thương, BIDV, Nga - Việt … đây cũng là những đối thủ cạnh tranh của chi nhánh. Mặt khác với điều kiện trang thiết bị công nghệ mới, hiện đại, quy mô giao dịch lớn tạo một tâm lý tin tưởng và an tâm cho khách hàng. Nguồn nhân lực của chi nhánh phần lớn là các cán bộ trẻ, khá năng động, nhiệt tình và nhạy bén. Nhưng do các cán bộ này được điều chuyển từ các đơn vị khác nhau và tuyển dụng mới nên trình độ chuyên môn, năng lực, kinh nghiệm không đồng bộ. Với những thuận lợi và khó khăn như trên, cùng với sự nỗ lực của toàn thể chi nhánh, tình hình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh trong những năm qua đã đạt được những kết quả quan trọng. 2.1.1. Hoạt động huy động vốn. Mạng lưới hoạt động của ngân hàng không ngừng được mở rộng, chất lượng hoạt động của ngân hàng cũng được nâng cao nhờ hệ thống công nghệ mới, hệ thống cán bộ nhân viên được đào tạo liên tục, trình độ chuyên môn giỏi. Nhờ đó, hoạt động huy động vốn của NHNo&PTNT Đông Hà nội ngày càng được nâng cao về số lượng và chất lượng. Bảng 2.1: Tổng nguồn huy động tại Chi nhánh Đông Hà Nội từ 2004 – 2006: Đơn vị: Tỷ đồng CHỈ TIÊU 2004 2005 2006 TỔNG NGUỒN 1513 1681 2346 1-Phân theo đồng tièn Nội tệ 1379 1450 2144 Ngoại tệ 134 231 202 2-Phân theo thời gian Không kỳ hạn 93 219 209 Có kỳ hạn < 12 tháng 1164 1105 670 Có kỳ hạn > 12 tháng 256 357 1467 3-Phân theo t/p kinh tế TCTD 864 516 640 TCKT 492 989 1075 Dân cư 157 176 631 (Nguồn báo cáo kết quả kinh doanh 2004-2006 của chi nhánh Đông Hà Nội) Biểu đồ 2.1: Tổng nguồn vốn huy động từ 2004 - 2006 Tổng nguồn huy động tại chi nhánh liên tục tăng trong những năm qua, từ con số khiêm tốn qua 5 tháng đầu đi vào hoạt động trong năm 2003 là 591.9 tỷ đồng, vốn huy động của ngân hàng đã tăng xấp xỉ 4 lần, đạt 2346 tỷ đồng năm 2006. Nguồn vốn tăng trưởng cao qua các năm, năm sau cao hơn năm trước. Dựa vào bảng số liệu về tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh qua các năm ta nhận thấy: năm 2004 tổng nguồn tăng thểm 921.1 tỷ đồng so với năm 2003 (tức là tăng 155.64% so với năm 2003), năm 2005 tăng 168 tỷ đồng so vơí 2004 (tương đương tăng 11,1% so với năm 2004, chi nhánh đã hoàn thành vượt mức kế hoạch 30% đặt ra vào năm 2005), và năm 2006 tăng 665 tỷ đồng so với năm 2005 ( tương đương tăng 40% so với năm 2005 và vượt kế hoạch 14%) Để có nguồn vốn tăng trưởng cao như vậy qua các năm, chi nhánh đã rất nỗ lực, và áp dụng nhiều biệm pháp, như đa dạng các thể thức tiết kiệm (tiết kiệm bậc thàng luỹ tiến theo số tiền gửi, theo thời gian gửi, tiết kiệm gửi góp, tiết kiệm dự thưởng..), tăng cường quảng cáo, tiếp thị…Chi nhánh còn đưa ra được mức lãi suất khá cạnh tranh, thu hút được nhiều khách hàng. Mặt khác, công tác phát triển khách hàng được đặc biết quan tâm. Từ người dân đến gửi tiền tiết kiệm cho đến nhứng khách hàng lớn là các tổ chức được chăm sóc chu đáo. Bằng các chính sách ưu đãi, trên cơ sở 2 bên cùng có lợi. 2.1.2. Hoạt động sử dụng vốn Một ngân hàng có nhiều nghiệp vụ tham gia vào hoạt động sử dụng vốn, nhưng nghiệp vụ tín dụng luôn chiếm tỷ trọng lớn và có vai trò quan trọng, nền tảng cho sự phát triển của một ngân hàng thương mại. Do đó khi nghiên cứu hoạt động sử dụng vốn của NHNo&PTNT Đông Hà nội, chúng ta chủ yếu đi sâu vào tổng dư nợ và chất lượng tín dụng tại ngân hàng Bảng 2.2: Tổng dư nợ qua các năm 2004 – 2006 Đơn vị: tỷ đồng Năm 2004 2005 2006 TỔNG DƯ NƠ 700 833 1021 Nội tệ 625 732 883 Ngoại tệ 75 101 138 1-Phân theo thời gian Ngắn hạn 457 490 551 Trung và dài hạn 243 343 323 2-Phân theo t/p kinh tế DNNN 211 158 171 DNQD 423 617 796 Hộ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc36744.doc
Tài liệu liên quan