Đề tài Nâng cao hiệu quả nhập khẩu vật tư máy móc thiết bị ở Công ty xuất nhập khẩu cung ứng vật tư thiết bị đường sắt

LỜI NểI ĐẦU 1

Chương I 3

Vị trớ, vai trũ của xuất khẩu thuỷ sản Đối với 3

sự phỏt triển kinh tế Việt Nam 3

I./ TỔNG QUAN VỀ NGÀNH THUỶ SẢN VIỆT NAM. 3

1. Nguồn lợi thuỷ sản Việt Nam. 3

2. Vài nột về ngành thuỷ sản Việt Nam. 5

II./ VỊ TRÍ, VAI TRề CỦA XUẤT KHẨU THUỶ SẢN TRONG NỀN KINH TẾ VIỆT NAM. 7

1. Ngành thuỷ sản xuất khẩu với vấn đề tăng trưởng kinh tế. 7

2. Ngành thuỷ sản xuất khẩu với vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế. 9

3. Buụn bỏn thuỷ sản thế giới. 20

4. Những vấn đề cú liờn quan đến thuỷ sản Việt Nam. 23

Bảng 2.4 Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của một số nước năm 2002 24

II./ Thực trạng xuất khẩu thuỷ sản của cụng ty cổ phần chế biến và xuất nhập khẩu thuỷ sản đại an 25

1. Xuất khẩu thuỷ sản của cụng ty 25

2. Thị trường xuất khẩu thuỷ sản của cụng ty cổ phần chế biến và xuất nhập khẩu thủy sản Đại An. 25

3. Mặt hàng xuất khẩu chớnh của cụng ty cổ phần chế biến và xuất nhập khẩu thủy sản Đại An . 29

4. Đỏnh giỏ kết quả kinh doanh xuất khẩu thuỷ sản của cụng ty . 32

III./ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU THUỶ SẢN CỦA CễNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN VÀ XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN ĐẠI AN 34

1. Những thành tựu đạt được. 35

1.1 Xuất khẩu thuỷ sản đó cú sự tiến bộ và phỏt triển toàn diện trờn cỏc lĩnh vực, nõng cao đời sống nhõn dõn, đồng thời gúp phần bảo đảm an ninh và chủ quyền trờn biển; cú đúng gúp lớn trong lĩnh vực xuất khẩu; 35

1.2 Xuất khẩu thuỷ sản của cụng ty khẳng định vị trớ chủ đạo 35

1.3 Thành cụng trong cụng nghiệp hoỏ, hiện đại hoỏ ngành thuỷ sản núi chung và của cụng ty cổ phần chế biến và xuất nhập khẩu thủy sản Đại An núi riờng gúp phần vào quỏ trỡnh cụng nghiệp hoỏ, hiện đại hoỏ của cả nước. 36

1.4 Xõy dựng và đào tạo được một đội ngũ cỏc nhà doanh nghiệp thuỷ sản. Xuất hiện nhiều tấm gương, nhiều mụ hỡnh sản xuất xuất sắc, đầy tớnh năng động, sỏng tạo. 37

2. Những mặt cũn tồn tại. 38

2.1 Thị trường xuất khẩu của Việt Nam núi chung và của cụng ty cổ phần chế biến và xuất nhập khẩu thủy sản Đại An núi riờng chưa phải là thị trường nhập khẩu trọng điểm của thế giới, nhiều thị trường cũn thiếu ổn định, trong khi nhiều thị trường rất cú tiềm năng lại chưa được khai thỏc triệt để. 38

2.2 Mặt hàng xuất khẩu chưa đa dạng hoỏ. 39

 

doc51 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1162 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nâng cao hiệu quả nhập khẩu vật tư máy móc thiết bị ở Công ty xuất nhập khẩu cung ứng vật tư thiết bị đường sắt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng ngòi nối giữa các vùng, cửa biển rộng thuận tiện cho các đầu mối giao thông với nước khác. Nhưng việc đầu tư của Nhà nước về xây dựng cầu cảng còn hạn chế, phương tiện vận chuyển chủ yếu là tàu và thuyền vẫn còn rất thô sơ, chưa đáp ứng yêu cầu vận chuyển trong nước. Khói lượng vận chuyển còn rất ít, chủ yếu là hàng hoá xuất nhập khẩu giữa Việt Nam với các nước xung quanh. Khi mà cần vận chuyển khối lượng lớn, đi xa ta phải thuê tầu của nước ngoài làm cho chi phí cao, hiệu quả kinh tế thấp. Nhà nước có thể đầu tư mở tuyến đường sắt liên vận Trung Quốc, Mông Cổ, Châu Âu: Việt Nam và ASEAN sẽ giải quyết được bế tắc trong vận chuyển hàng hoá và hành khách. - Đường không: Đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị cần lượng vốn lớn, nền kinh tế nước ta hiện nay còn chậm phát triển chưa thể đáp ứng yêu cầu ngành hàng không. Nhu cầu vận chuyển hàng hoá và hành khách trong nước và quốc tế còn do khối lượng vận chuyển của ngành hàng không chưa nhiều, thu nhập người dân còn thấp cho nên đường không mới chỉ phục vụ phần nào nhu cầu của nền kinh tế. Trang thiết bị của ngành còn lạc hậu, khả năng thông tin chưa được hiện đại, phương tiện vận chuyển như máy bay cũ, chỉ vận chuyển gần. Khi cần chuyển xa ta vẫn phải qua các nước trung gian gây ra bất tiện và chi phí lớn. Đối với vận chuyển đường không cũng có nhiều ưu điểm như thời gian nhanh, khối lượng lớn, ít gây ô nhiễm môi trường, từ ưu việt đó Nhà nước cần quan tâm đầu tư thích đáng sẽ phục vụ tốt cho chính sách mở cửa nền kinh tế, phục vụ tốt công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Tóm lại: Để đảm bảo cho công cuộc CNH - HĐH đất nước và mở rộng mối quan hệ ngoại giao với các nước trên thế giới, phát triển hệ thống giao thông vận tải là yêu cầu không thể thiếu được trong việc củng cố và nâng cấp cơ sở hạ tầng của đất nước. Nó là cầu nối giữa ngành này với ngành khác, giữa Việt Nam và thế giới. Đường sắt đóng góp một phần không nhỏ trong qúa trình phát triển đó như: Vận chuyển hàng hoá, hành khách với khối lượng lớn, đáp ứng nhu cầu vận chuyển trong nước. Với vai trò của mình ngành đã nhập khẩu khối lượng lớn vật tư máy móc, trang bị kịp thời cho ngành, đồng thời phát huy tính vận chuyển đặc thù và mà ngành khác không có. Với uy tín mà ngành đạt được là niềm tin của các cơ quan lãnh đạo sẽ có kế hoạch đầu tư thích đáng cho phát triển ngành trong tương lai. Ngành còn có khó khăn trong việc tìm các nguồn viện trợ, tranh thủ vốn ngân sách Nhà nước để phát triển. Ngoài ra còn hạn chế trong tổ chức quản lý, tăng khả năng đáp ứng nhu cầu vận chuyển và khả năng cạnh tranh với ngành khác. 4/ Nhu cầu trang thiết bị vật tư ngành phát triển trong tương lai. Chủ trương của Nhà nước về phát triển ngành đường sắt: Nâng cấp những tuyến đường đang hoạt động, sửa chữa các trang thiết bị hiện có trong nước. Để đáp ứng yêu cầu phát triển trong thời gian tới ngành cần xây dựng các tuyến đường sắt quốc tế. Để làm được điều đó đòi hỏi chúng ta phải nhập khẩu khối lượng vật tư máy móc thiết bị mới đồng bộ với số lượng lớn. Từ đó chúng ta cần phải có một lượng vốn lớn đầu tư cho sự phát triển của ngành. Về đầu máy chúng ta phải nhập mới hoàn toàn để tăng sức kéo và thay thế cá đầu máy cũ đã khấu hao hết. Số lượng đầu máy cần để đáp ứng nhu cầu hiện nay là 50 cái. Đối với kế hoạch phát triển trong tương lai thì chúng ta cần một số lượng đầu máy lớn hơn thế nữa. Việc nhập khẩu đầu máy cần nhiều vốn mà ngành hiện nay đang gặp phải khó khăn về vốn. Vậy tương lai cần tích luỹ và huy động vốn lớn kịp thời để nhập khẩu được thuận lợi. Toa xe chúng ta cần nhập một số phụ kiện, trang thiết bị chuyên dùng để lặp đặt trong nước. Nên nhu cầu về toa xe chúng ta có thể cung cấp kịp thời, hiện nay toa xe dần được hiện đại, hình thức đẹp, đầy đủ tiện nghi thuận tiện việc vận chuyển, loại đóng mới lắp điều hoà, hệ thống phục vụ giường ngủ hay ăn uống ngay trên tầu. Sắp tới cần sản xuất phụ tùng trong nước, có thể thay thế hoàn toàn phụ kiện lắp đặt toa xe nghĩa là chúng ta có thể sản xuất mới hoàn toàn toa xe. Cơ sở hạ tầng, các đường sắt đang sử dụng, khấu hao lớn, hệ thống nền móng xuống cấp; các thanh đỡ, đường ray, ghi cần thay mới. Đối với đường ray ta chưa thể sản xuất trong nước được mà vẫn phải nhập từ nước ngoài với số lượng tương đối lớn để thay thế hàng loạt cái cũ và phục vụ cho nhu cầu xây dựng mới. Còn các thanh đi làm bằng bê tông hay gỗ, các ốc định để ghép nối giữa hai ray thì chúng ta có thể tự sản xuất trong nước được. Trong thời gian tới vấn đề ngành đường sắt cần quan tâm là hệ thống thông tin liên lạc của ngành, cần được hiện đại hoá và trang thiết bị công nghệ hiện đại thì mới có thể đáp ứng được chủ trương phát triển. Hiện nay cần phải được nâng cấp và đổi mới như: biển báo, đèn báo, thông tin trao đổi nội bộ, hệ thống liên lạc điện thoại, hình thức bán vé... Nếu phát triển tốt mạng giao thông liên lạc có thể nâng cao chất lượng, độ an toàn, giảm thời gian cho các chuyến chạy. Như vậy để giải quyết nhu cầu trang thiết bị ngành trong tương lai, không có cách nào khác là phải khai thác được số lượng vốn lớn đó là thách thức khó khăn nhất của ngành. Ngoài ra còn phải nhập khẩu máy móc thiết bị đồng bộ, hiện đại phù hợp với điều kiện trong nước. Tăng cường công tác tổ chức thực hiện nhập khẩu, giải quyết những khó khăn trong nội bộ ngành, tìm bạn hàng và đàm phán ký kết hợp đồng. Giảm chi phí quản lý không cần thiết, vận chuyển hàng hoá nhập khẩu kịp thời để nâng cao hiệu quả nhập khẩu máy móc thiết bị, đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành đường sắt. Chương II thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty Virasimex I) Quá trình hình thành và phát triển của công ty Vật tư thiết bị máy móc là một khâu không thể thiếu được trong quá trình sản xuất. Tuỳ thuộc vào qui mô của doanh nghiệp mà khâu vật tư máy móc được tổ chức thành một bộ phận riêng biệt hay nhập vào một bộ phận khác. Nhưng dù tổ chức kinh tế nào đi chăng nữa nếu khâu vật tư không quản lý phù hợp thì sẽ không mang lại hiệu quả cao cho sản xuất hay kinh doanh của doanh nghiệp. Đặc biệt là trong nền kinh tế thị trường hiện nay đường sắt Việt Nam trong những năm qua được đánh giá là một trong những ngành có kết quả tăng trưởng nhanh, là lĩnh vực có sức hút cao. Trải qua hơn 30 năm thành lập và trưởng thành, đặc biệt là hơn 1 thập kỷ qua nhờ thực hiện chủ trương hiện đại hoá, đa dạng hoá dịch vụ, đi tắt đón đầu công nghệ và máy móc hiện đại. Đường sắt Việt Nam đã góp phần hoà nhập với sự phát triển của đường sắt khu vực thế giới. Cho tới nay nhu cầu vật tư máy móc thiết bị để phát triển ngày càng cao. 1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty. Ngày 6/4/1955 Thủ tướng chính phủ ra quyết định thành lập Tổng cục đường sắt Việt Nam. Chỉ thị 505/TTG, thành lập 13 cục, ban, phòng, công ty. Đồng chí Nguyễn Chấn được bổ nhiệm làm Cục trưởng cục Vật liệu. Cục Vật liệu gọi phòng vật tư đường sắt hoạt động từ 1955-1966 đổi thành Cục vật tư và thành lập đóng tại 132 Lê Duẩn. Công ty xuất nhập khẩu đường sắt là thành viên thuộc tổng cục đường sắt Việt Nam. Công ty được ra đời vào năm 1964 trải qua nhiều giai đoạn có nhiều thay đổi. Trước kia công ty có tên gọi là: "Phòng vật tư, vật liệu tổng cục đường sắt". Năm 1983 Tổng cục giải thể cục vật tư và thành lập ban vật tư thiết bị đường sắt gồm 3 xí nghiệp thuộc Tổng cục chỉ đạo, điều hành phục vụ vật tư cho cả 3 vùng. Đến năm 1986 công ty được đổi tên thành: "công ty vật tư đường sắt" theo quyết định số 63/QĐ-TCCB ngày 01/01/1986 của Bộ Giao thông vận tải. Ngày 08/08/1989 theo quyết định số 1431/QĐ-TCCB của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải đổi tên thành "Công ty xuất nhập khẩu cung ứng vật tư thiết bị đường sắt" trực thuộc Tổng cục đường sắt, tên giao dịch VIRASIMEX. Công ty là một đơn vị hạch toán kinh doanh một cách độc lập có tư cách pháp nhân, có tài khoản tiền VND và ngoại tệ tại ngân hàng Việt Nam, có con dấu riêng để quan hệ giao dịch. Là Công ty duy nhất của ngành đường sắt thực hiện chức năng, nhiệm vụ xuất nhập khẩu vật tư đường sắt, có 11 thành viên hạch toán phụ thuộc. Địa chỉ tại 132 đường Lê Duẩn - Hà Nội. 2) Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Công ty Là một thành viên thuộc tổng cục đường sắt Công ty xuất nhập khẩu cung ứng vật tư thiết bị đường sắt có chức năng: Thông qua các hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu để thực hiện chức năng là nhập vật tư thiết bị phục vụ ngành đường sắt và các ngành khác có nhu cầu, tổ chức quá trình lưu thông hàng hoá từ nước ngoài tới các tổ chức tiêu dùng nội địa, góp phần tạo công ăn việc làm, tích luỹ cho ngân sách Nhà nước. Nhiệm vụ của Công ty gồm những nhiệm vụ chủ yếu sau: - Xuất nhập khẩu vật tư thiết bị phụ tùng phục vụ cho sản xuất công nghiệp. Xây dựng công trình và vận tải ngành đường sắt. - Được quyền xuất nhập khẩu uỷ thác cho đơn vị khác. - Tổ chức sản xuất và liên kết các mặt hàng xuất khẩu thu mua sắt thép, phế liệu và các mặt hàng khác theo giá thoả thuận với các đơn vị để tập trung xuất khẩu. - Sản xuất và gia công, tổ chức cung ứng các loại vật tư thiết bị phụ tùng đường sắt sản xuất tà vẹt và sản phẩm gỗ phục vụ cho ngành đường sắt. - Tạm nhập, tái suất và chuyển khẩu hàng hoá, kinh doanh hàng tiêu dùng và thực phẩm phục vụ hành khách. - Tạo nguồn ngoại tệ cho ngành thông qua xuất khẩu và làm dịch vụ kiều hối cho Việt kiều và các cán bộ công nhân viên đi hợp tác chuyên gia, hợp tác lao động quốc tế. Với các nhiệm vụ trên Công ty VIRASIMEX quản lý và sử dụng vốn kinh doanh do Nhà nước cấp, khai thác và tự tạo nguồn vốn bằng nhiều cách, hình thức hợp lý để đảm bảo kinh doanh có hiệu quả. Với chức năng và nhiệm vụ trên, Công ty VIRASIMEX có quyền hạn: - Thực hiện việc xuất khẩu và nhập khẩu với nước ngoài. - Được vay vốn của các ngân hàng tại Việt Nam và nước ngoài, được huy động vốn của các thành phần kinh tế trong và ngoài nước nhằm phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đồng thời đảm bảo tự trang trải nợ nần, thực hiện các quy định ngoại hối và ngoại tệ của Nhà nước. - Được quyền ký kết các hợp đồng kinh tế với nước ngoài theo quy định của Nhà nước và Luật pháp quốc tế. được hợp tác liên doanh, liên kết với nước ngoài theo luật đầu tư của nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. - Được tham gia hội chợ, triển lãm, giới thiệu các sản phẩm của Công ty của ngành đường sắt trong và ngoài nước. - Được đặt đại diện chi nhánh xuất nhập khẩu của Công ty ở trong và ngoài nước. 3) Cơ cấu tổ chức của Công ty VIRASIMEX Công ty có một giám đốc với hai phó giám đốc giúp việc. Tổ chức của Công ty bao gồm: 3.1) Tổ chức trực thuộc Công ty gồm 6 xí nghiệp và 4 chi nhánh; - Xí nghiệp vật tư đường sắt Thanh Hoá. - Xí nghiệp vật tư đường sắt Vinh - Xí nghiệp vật tư đường sắt Việt Trì - Xí nghiệp vật tư đường sắt Hà Nội. - Xí nghiệp vật tư đường sắt Vĩnh Phú. - Xí nghiệp cơ khí vật tư Đông Anh. Và 4 chi nhánh: - Chi nhánh xuất nhập khẩu đường sắt Lào Cai. - Chi nhánh xuất nhập khẩu đường sắt Lạng Sơn. - Chi nhánh xuất nhập khẩu đường sắt Hải Phòng. - Chi nhánh xuất nhập khẩu đường sắt thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra Công ty còn sáng lập ra Công ty may cổ phần đường sắt 21/10 tại Đông Anh - Hà Nội. Các tổ chức trên là những đơn vị hạch toán kinh tế nội bộ trong Công ty, được mở tài khoản tại ngân hàng và được sử dụng con dấu riêng. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn các xí nghiệp và chi nhánh quy định trong Điều 7 của Công ty như sau: - Xí nghiệp, chi nhánh là đơn vị thành viên của Công ty được thành lập hoặc giải thể theo quyết định của Liên hiệp đường sắt Việt Nam (căn cứ vào đề nghị của giám đốc Công ty). Tổ chức và hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi xí nghiệp và chi nhánh thực hiện theo quyết định của giám đốc Công ty. 3.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty VIRASIMEX Hình 1.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý Giám đốc PGĐ. Kinh doanh PGĐ. Kỹ thuật Phòng kế hoạch Thống kê Phòng Kỹ thuật Phòng Tài chính kế toán Phòng Tổ chức lao động tiền lương Phòng XNK Phòng hành chính tổng hợp Qua sơ đồ trên ta thấy cơ quan hoạt động với cơ cấu tổ chức sau: - Đứng đầu là giám đốc, người đại diện pháp nhân trước pháp luật, có quyền cao nhất trong Công ty, chịu trách nhiệm trước pháp luật, cấp trên và cán bộ công nhân viên về tổ chức điều hành và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Sử dụng, bảo toàn và phát triển các loại vốn, tài sản, cơ sở vật chất kỹ thuật được nhà nước giao. Xây dựng chiến lược phát triển, kế hoạch dài hạn và hàng năm, dự án đầu tư, phương án liên doanh, đề án tổ chức quản lý, quy hoạch đào tạo lao động của Công ty; trình cấp trên xét duyệt. Quyết định phương án phối hợp và tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của các xí nghiệp, chi nhánh thành viên. Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật cấp dưới. Quyết định các định mức kinh tế kỹ thuật, tiền lương và giá sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ. Chịu sự kiểm tra kiểm soát của cấp trên và cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. - Phó giám đốc: có nhiệm vụ chỉ đạo và điều hành công tác theo phân công và uỷ quyền của Giám đốc, thay mặt Giám đốc khi Giám đốc đi vắng, chịu trách nhiệm trước giám đốc và pháp luật về quá trình và kết quả công việc được giao. - Phòng hành chính: Giúp giám đốc quản lý các mặt thuộc tổ chức nhân sự tham mưu chỉ đạo các nghiệp vụ, các mặt công tác tổ chức cán bộ, nhân sự, lao động, tiền lương, đào tạo. - Phòng tài chính kế toán: Giúp giám đốc thực hiện tốt chế độ hạch toán kinh tế, thông tin kinh tế trong Công ty. Lập và thực hiện kế hoạch tài chính và báo cáo tài chính. - Phòng kế hoạch thống kê: nghiên cứu và chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch kinh doanh của công ty. Chịu trách nhiệm công tác thống kê của Công ty về doanh số mua vào bán ra giá trị hàng tồn kho. - Phòng kỹ thuật: tiến hành xây dựng các định mức kỹ thuật cho Công ty, kiểm tra các hàng hoá vật tư, thiết bị Công ty kinh doanh. - Phòng tổ chức lao động tiền lương: quản lý nguồn nhân lực và chế độ chính sách của nhà nước đối với người lao động, làm tốt công tác bảo vệ người lao động. - Phòng xuất nhập khẩu: có nhiệm vụ uỷ thác và kinh doanh xuất nhập khẩu các vật tư, thiết bị máy móc, chuyên tư vấn về pháp luật và dự án kinh doanh. II. Phân tích thực trạng nhập khẩu vật tư máy móc thiết bị ở công ty VIRASIMEX. 1. Nội dung công tác nhập khẩu hàng hoá của Công ty. a) Đặc điểm kinh doanh của Công ty: Với chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Công ty ta thấy Công ty VIRASIMEX có những đặc điểm kinh doanh như sau: Trên cơ sở ngành nghề đã đăng ký, Công ty chủ yếu tập trung đi vào kinh doanh vật tư, thiết bị phục vụ đường sắt và sản xuất kinh doanh ngoài ngành. Trong những năm gần đây các mặt hàng hoạt động chủ yếu của Công ty bao gồm: + Nhập khẩu vật tư, thiết bị phục vụ cho ngành đường sắt như: Đầu máy, toa xe, phụ tùng, phụ kiện đường sắt... và ngoài ngành như: Thạch cao, xe máy, may mặc... + Sử dụng hình thức tạm nhập, tái suất hàng quá cảnh với các nước khác. + Về sản xuất Công ty tập trung đi vào sản xuất cơ khí và sản xuất chế biến gỗ phục vụ cho ngành. + Về sản xuất kinh doanh ngoài ngành đường sắt đã được Công ty chủ động đa dạng hoá các hoạt động như nhà hàng, khách sạn, kinh doanh cát sỏi, cho thuê văn phòng... + Thị trường kinh doanh của Công ty: trong điều kiện hiện nay nước ta cũng như các nước khác đang kiểm máy móc, thiết bị hiện đại. Vì thế Nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp tham gia nhập khẩu máy móc thiết bị hiện đại để phục vụ cho công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, dẫn đến thị trường thiết bị, máy móc có nhiều cạnh tranh gay gắt điều đó đòi hỏi Công ty phải năng động hơn trong kinh doanh và chủ động nâng nguồn vốn nhập khẩu, tăng uy tín của Công ty trên thị trường. + Thị trường tiêu thụ: khách hàng chủ yếu của Công ty là các liên hiệp đường sắt I, II, III, các xí nghiệp đường sắt. Ngoài ra các tổ chức, doanh nghiệp nào có nhu cầu máy móc, thiết bị Công ty đứng ra nhập khẩu và thu phần trăm. Khách trong ngoài ngành chủ yếu: mỏ than Quảng Ninh, nhà máy xi măng, mỏ Apatit Lào Cai. b) Tình hình nhập khẩu của Công ty VIRASIMEX trong thời gian qua: Trong những năm gần đây, nhất là năm (1995-2001) nhu cầu vật tư thiết bị chuyên dùng của ngành đường sắt có xu hướng tăng nhanh. Các hợp đồng nhập khẩu có giá trị lớn đòi hỏi phải có nhiều vốn, mà vốn hiện nay còn thiếu, đây là thách thức đối với Công ty. Nắm vững từ những thuận lợi và khó khăn, Công ty đã từng bước đề ra biện pháp khắc phục và tăng cường phát huy những thế mạnh sẵn có của ngành. Điều đó được chứng minh trong những năm gần đây Công ty đã đạt được những kết quả khả quan. * Đi vào phân tích tình hình nhập khẩu máy móc thiết bị theo giá trị. Phân tích này nhằm đánh giá khái quát về hoạt động nhập khẩu, xem xét mức độ hoàn thành kế hoạch tăng hay giảm so với cùng kỳ năm trước và đánh giá chất lượng nhập khẩu trong kỳ kinh doanh về kết cấu mặt hàng nhập khẩu thể hiện Công ty có quan tâm đến mặt hàng chiến lược, có thể đem lại lợi nhuận cao không. Phương pháp phân tích là so sánh giữa số thực hiện năm trước của các chỉ tiêu tổng giá trị cũng như nhóm hàng để thấy được mức độ hoàn thành số tăng giảm cả về số tiền tỷ lệ, tỷ trọng của tổng giá trị cũng như nhóm mặt hàng, xác định sự ảnh hưởng của các nhóm hàng đến chỉ tiêu tổng giá trị. Bảng 2.1.Nhập khẩu đầu máy toa xe và phụ kiện Đơn vị: USD Mặt hàng Năm 1998 1999 2000 2001 Đầu máy 350.000 450.000 300.000 436.734 Toa xe 1.100.000 Phụ tùng ĐS 780.000 1.320.000 1.480.000 1.500.000 Thép ray-ghi 100.000 110.000 158.146 Bozie xe khách 450.000 862.097 Thạch cao 70.000 212.246 178.102 Máy móc thiết bị 1.200.000 1.100.000 1.500.000 2.350.000 Tổng giá trị 2.430.000 3.500.000 5.612.759 4.464.836 Nguồn: Báo cáo hàng nhập khẩu - Công ty VIRASIMEX Nhìn vào bảng ta thấy doanh số nhập khẩu năm 1998 chưa cao, chủ yếu tập trung vào mặt hàng phụ tùng đường sắt và máy móc thiết bị. Chú ý là năm 2001 giảm 20,45% so với năm 2000 về doanh số nhập khẩu, lý do là năm 2000 Công ty có nhập toa xe và phụ kiện lắp giáp toa, đây là mặt hàng nhập khẩu quan trọng của Công ty chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh số nhập khẩu. Tuy nhiên đây là mặt hàng do Liên hiệp đường sắt giao cho Công ty nhập khẩu, không phải huy động vốn để nhập khẩu và tìm nguồn tiêu thụ vì vậy phần này chưa phản ánh thực chất hoạt động kinh doanh của Công ty. Về mặt phụ tùng đường sắt: doanh số nhập khẩu tăng đều hàng năm. Năm 2000 kim ngạch nhập khẩu đạt 1.980.000 tăng 7% so năm 1999, năm 1999 tăng 11% so với năm 1998. Năm 2001 kim ngạch nhập khẩu đạt 1.500.000 USD tăng 35% so với năm 2000 và tăng 3,64% so với năm 1999. Cho thấy Công ty mạnh dạn đầu tư mở rộng kinh doanh một số mặt hàng như: Thạch Cao, Bozie xe kách, điều hoà xe... Máy móc thiết bị là mặt hàng chủ yếu của Công ty, năm qua mặt hàng này tăng mạnh về số lượng, chủng loại do nhu cầu tăng mạnh về sử dụng máy móc thiết bị đó là các loại: động cơ xe, thiết bị đo đường sắt, lò đúc thép... Các loại máy móc này có giá trị lớn, Công ty mua với số lượng ít và thường tiêu thụ hết. Năm 1999 là năm ngành đường sắt có nhiều hạng mục cải tạo, nâng cấp các tuyến đường sắt, bảo dưỡng đầu máy toa xe, do đó nhu cầu máy móc thiết bị cần nhiều hơn. Doanh số nhập khẩu máy móc thiết bị hàng năm đều tăng lên một cách đáng kể. Năm 2001 đạt 2.350.000 USD tăng 67% so với năm 2000. Công ty mạnh dạn đầu tư mở rộng kinh doanh một số nguồn khác, các mặt hàng như: Thạch cao, Bozie xe khách là mặt hàng chiến lược quan trọng trong hạng mục nhập khẩu của Công ty. Năm 1999, Công ty nhập 48 bộ trị giá 450.000 USD. Năm 2000 doanh số đạt 862.097 USD tăng 55% so với năm 1999. Nhận xét: nhìn chung các mặt hàng truyền thống của Công ty như phụ tùng đường sắt, máy móc thiết bị... vẫn tăng lên trong các năm, bên cạnh đó các mặt hàng thạch cao, bôzie... đã tìm được chỗ đứng trên thị trường. Điều đó chứng tỏ chiến lược đa dạng hoá mặt hàng kinh doanh có hiệu quả. c. Thị trường nhập khẩu của Công ty - Thị trường SNG và Đông Âu: Thị trường này trước đây gọi là thị trường khu vực I lớn nhất và truyền thống của ngành, giá cả hàng hoá thấp, thông tin thương mại tương đối đầy đủ. Thị trường này chủ yếu là sản xuất và xuất khẩu nguyên vật liệu, 70% năng lực sản xuất là công nghiệp nặng, có nhu cầu về hàng tiêu dùng lớn vận tải hiện đại. Các trang thiết bị và vật tư phục vụ cho công nghiệp và tiêu dùng của ta từ trước tới nay phần lớn là do thị trường này cung cấp. Các phụ tùng phụ kiện nhập khẩu để thay thế phù hợp thiết bị Việt Nam. - Thị trường EU: là trung tâm kinh tế lớn nhất thế giới hiện nay. Đây là một thị trường đầy triển vọng, các quốc gia biết sử dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật, công nghệ, hàng hoá có trình độ cao. Quan hệ với thị trường này chúng ta có thể nhập khẩu được các máy móc thiết bị hiện đại nhất, cho phép khai thác tiềm năng trong nước một cách triệt để và có hiệu quả. - Thị trường Trung Quốc: Sau hơn một thập kỷ giãn đoạn, quan hệ Việt Nam - Trung Quốc giờ đây đã trở lại bình thường, giữa chúng ta và Trung Quốc có nhiều các kỹ thuật giống nhau, có thể hoà nhập tương đối dễ dàng. Trung quốc có khả năng cung cấp cho ta những máy móc thiết bị đơn giản với giá rẻ phù hợp với điều kiện Việt Nam. - Thị trường các nước ASEAN: Trước hết chúng ta cần phải thừa nhận rằng ASEAN là các nước láng giềng có thị trường gần, điều đó tạo nên lợi thế vận tải và tiếp cận thị trường thông tin nhanh chóng. Những nước này có kỹ thuật công nghệ phát triển và tốc độ tăng trưởng kinh tế cao. Khai thác tốt thị trường này sẽ đáp ứng nhiều đòi hỏi trong nước và công nghệ, đặc biệt là kinh nghiệm mở cửa với Mỹ và Nhật bản. ASEAN là những quốc gia giàu tài nguyên, có điều kiện địa lý khí hậu, tập quán tương đối giống Việt Nam, những máy móc thiết bị vật tư phù hợp với hoàn cảnh trong nước, đáp ứng nhu cầu sản xuất. - Thị trường Nhật Bản: Nhật Bản nổi lên như một quốc gia có tốc độ phát triển cao nhất, áp dụng triệt để các hình thức khoa học kỹ thuật. Đây cũng là một thị trường có khả năng cung cấp cho chúng ta những máy móc thiết bị hiện đại nhất, đảm bảo khai thác có hiệu quả tiềm năng trong nước. - Thị trường Mỹ: Sau khi chính phủ Mỹ bãi bỏ lệnh cấm vận, cơ hội cho các nhà kinh doanh hai nước đã đến. Mỹ là một cường quốc kinh tế, là một thị trường rộng lớn với vị trí kinh tế của mình Mỹ hầu như chi phối toàn bộ thị trường thế giới. Nối lại quan hệ với Mỹ cho phép chúng ta khai thác có hiệu quả lợi thế so sánh. Bảng 2.2: Thị trường nhập khẩu của Công ty VIRASIMEX Kim ngạch Năm 1998 1999 2000 2001 Trung Quốc 500.000 1.300.000 1.390.942 911.008 Tiệp khắc 1.130.000 10.000 1.200.000 28.108 Nga 220.000 ấn Độ 140.000 1.485.000 1.381.734 14.400 Bỉ 200.000 400.000 158.741 Pháp 100.000 234.088 Đức 120.000 Thuỵ Điển 47.000 52.000 Thuỵ Sĩ 160.000 1.700.000 Nhật Bản 85.000 50.824 4.848.310 Singapore 250.000 1.580.000 Đài Loan 80.000 Tổng 2.480.000 3.560.000 5.700.000 7.963.652 Nguồn: Báo cáo hàng nhập khẩu của VIRASIMEX Ta thấy bạn hàng thường xuyên của Công ty vẫn là Trung Quốc, Tiệp Khắc, ấn Độ, Bỉ. Tổng kim ngạch nhập khẩu nhìn chung ở các nước này đều tăng hàng năm một cách đáng kể. Năm 2001 kim ngạch đạt 7.963,652 USD tăng 39,71% so với năm 2000 tuy có sự không đồng đều giữa các thị trường và không ổn định về kim ngạch nhập khẩu giữa các năm là do sự thay đổi về nhu cầu vật tư, thiết bị, máy móc của thị trường Việt Nam. Nguyên nhân của sự tăng vọt này là do Công ty mở rộng thị trường sang một số nước, mà tổng kim ngạch nhập khẩu từ các nước này lại tương đối lớn như Nhật, Pháp. d. Kết quả, hiệu quả sản xuất kinh doanh của VIRASIMEX Bảng 3.1: Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty Đơn vị: Triệu VND Chỉ tiêu Năm 1998 1999 2000 2001 Tổng doanh thu 62.200 84.600 94.000 76.000 Tổng chi phí (GVHB + CF khác) 58.300 79.300 88.000 64.300 Tổng khoản nộp ngân sách 2.500 4.600 5.500 5.300 Tổng lợi nhuận 400 700 500 400 Thu nhập bình quân 1 người\1tháng 0,063 0,680 0,685 0,680 Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty Như vậy trong năm 1998, 1999 Công ty có những bước đi phù hợp đáp ứng được yêu cầu phát triển và tồn tại của mình. Song thực tế lúc này Công ty vẫn chưa thoát khỏi vấn đề vốn và tài chính, hàng tồn kho do những năm trước tồn đọng lại, tổ chức xuất nhập khẩu còn chậm, bỏ lỡ một số thời cơ do nắm bắt chậm và thiếu năng lực. Tất cả các yếu tố đó ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả kinh doanh của Công ty, nhận ra những khó khăn và tồn tại trên, nhiệm vụ trước hết của Công ty tháo gỡ khó khăn trước mắt và khắc phục những tồn tại của Công ty trên cơ sở đẩy mạnh hoạt động của Công ty và tìm ra các giải pháp giải quyết hàng tồn kho ứ đọng. Nhờ đó mà trong năm 1998-1999 Công ty đã đạt được kết quả trên. Năm 1998 tổng doanh thu là 62.200 triệu VND. Song năm 1999 tăng lên 22.400 triệu VND bằng 136% so 1998. Tuy nhiên kết quả đạt được ở đây chưa phải là đã cao, chưa đáp ứng được yêu cầu tổ chức tìm hiểu sức mua của khách hàng trong và ngoài nước. Tuy đã có cố gắng nhiều trong cải tiến phương thức kinh doanh, đa dạng hoá mặt hàng và phạm vi hoạt động kinh doanh. Tuy vậy vẫn chưa đáp ứng kịp thời mong muốn của thị trường, thiếu giải pháp linh hoạt trong kinh doanh. Song năm 2000 Công t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docA0520.doc
Tài liệu liên quan