Đề tài Nâng cao hiệu quả sử dụng viện trợ không hoàn lại của Việt Nam dành cho cộng hoà dân chủ nhân dân Lào

MỤC LỤC

 

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VIỆN TRỢ KHÔNG HOÀN LẠI CỦA VIỆT NAM DÀNH CHO CỘNG HOÀ DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO 3

1.1. KHÁI QUÁT VỀ VIỆN TRỢ KHÔNG HOÀN LẠI 3

1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của viện trợ không hoàn lại 3

1.1.1.1. Khái niệm 3

1.1.1.2. Đặc điểm viện trợ không hoàn lại 3

1.1.2. Vai trò của Viện trợ không hoàn lại 5

1.1.2.1. Vai trò đối với các nước xuất khẩu viện trợ 5

1.1.2.2. Vai trò đối với các nước tiếp nhận 6

1.2. VIỆN TRỢ KHÔNG HOÀN LẠI CỦA VIỆT NAM TRONG QUAN HỆ HỢP TÁC VỚI CỘNG HOÀ DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO 7

1.2.1. Đặc điểm của viện trợ không hoàn lại của Việt Nam dành cho Lào 7

1.2.2. Viện trợ không hoàn lại của Việt Nam trong tổng thể ODA dành cho CHDCND Lào 9

1.2.2.1. Nguồn vốn tại trợ của nước ngoài 9

1.2.2.2. Viện trợ không hoàn lại của Việt Nam trong tổng thể ODA 10

1.3. SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VIỆN TRỢ KHÔNG HOÀN LẠI CỦA VIỆT NAM DÀNH CHO CỘNG HOÀ DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO 11

1.3.1.Sự hạn chế của viện trợ không hoàn lại ở CHDCND Lào 11

1.3.2.Vai trò của viện trợ không hoàn lại của Việt Nam dành cho Lào 12

1.3.2.1. Giúp Lào đảm bảo an ninh lương thực 12

1.3.2.2. Góp phần thực hiện chương trình giảm nghèo và nâng cao chất lượng cuộc sống của Lào 13

1.3.2.3. Những đóng góp thiết thực vào kế hoạch phát triển nguồn nhân lực của Lào 13

1.3.2.4. Góp phần hình thành hệ thống cơ sở hạ tầng nhằm tạo điều kiện thuận lợi thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Lào 14

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VIỆN TRỢ KHÔNG HOÀN LẠI CỦA VIỆT NAM DÀNH CHO CỘNG HOÀ DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO GIAI ĐOẠN NĂM 2006-2009 15

2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CỘNG HOÀ DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO 15

2.1.1.Vị trí địa lý và những đặc trưng của CHDCND Lào 15

2.1.1.1. Vị trí địa lý 15

2.1.1.2. Đặc điểm lãnh thổ 15

2.1.1.3. Đặc điểm dân cư 17

2.1.2. Điều kiện tự nhiên, tiềm năng, điều kiện kinh tế - xã hội của Lào 17

2.1.2.1. Điều kiện tự nhiên 17

2.1.2.2.Tiềm năng của CHDCND Lào 18

2.1.2.3. Điều kiện kinh tế - xã hội 21

2.2. TỔNG QUAN VIỆN TRỢ KHÔNG HOÀN LẠI TRONG HỢP TÁC VỀ KINH TẾ, VĂN HOÁ, KHOA HỌC KỸ THUẬT CỦA VIỆT NAM VÀ LÀO 22

2.3.1. Thực trạng sử dụng viện trợ không hoàn lại trong lĩnh vực đào tạo 33

2.3.2. Thực trạng sử dụng viện trợ không hoàn lại trong lĩnh vực hợp tác phát triển ổn định và toàn diện vùng biên giới hai nước 37

2.3.3. Thực trạng sử dụng viện trợ không hoàn lại trong lĩnh vực văn hoá, thông tin 38

2.3.4. Thực trạng sử dụng viện trợ không hoàn lại trong lĩnh vực Hợp tác phát triển đầu tư, thương mại 39

2.3.5. Thực trạng sử dụng viện trợ không hoàn lại trong lĩnh vực Liên kết các mạng lưới giao thông, năng lượng và dịch vụ 39

2.3.6. Thực trạng sử dụng viện trợ không hoàn lại trong lĩnh vực Duy trì hoạt động và nâng cao năng lực hợp tác 40

2.4. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH SỬ DỤNG VIỆN TRỢ KHÔNG HOÀN LẠI CỦA VIỆT NAM DÀNH CHO CỘNG HOÀ DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO 41

2.4.1. Mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt, hợp tác toàn diện với Lào nhận được sự quan tâm và chỉ đạo thường xuyên của Chnh phủ và Lãnh đạo cấp cao của hai nước 41

2.4.2. Việt Nam, Lào là hai nước láng giềng, gần gũi về địa lý và hoàn cảnh tự nhiên, có đường biên giới dọc theo chiều dài, có mối quan hệ truyền thống giúp đỡ lẫn nhau tốt đẹp, lâu đời 41

2.4.3. Việt Nam, Lào là hai nước đang phát triển, chịu sự tác động của cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu, tuy ở mức khác nhau, nhưng nền kinh tế của hai nước đều đứng trước những thách thức chung của sự giảm sút về mức tăng trưởng 42

2.4.4. Hai nước cùng chung mục tiêu, lý tưởng, xây dựng đất nước theo cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, dưới sự lãnh đạo của Đảng Mácxít, có thể chế chính trị và nhà nước tương đồng 43

2.4.5. Quan hệ Việt Nam và Lào trong bối cảnh ổn định về chính trị và kinh tế có bước phát triển khả quan, đã và đang nhận được sự ủng hộ tích cực của một số nước và tổ chức kinh tế thế giới trên nhiều lĩnh vực hợp tác, góp phần củng cố và thúc đẩy nền kinh tế của mỗi nước sau ảnh hưởng cuộc suy thoái kinh tế 44

2.4.6. Trong xu thế mở rộng hợp tác, hội nhập quốc tế và khu vực, Lào đang là nước tiếp nhận viện trợ của nhiều nước, nhiều tổ chức quốc tế. Thông qua viện trợ, các nước đang từng bước khẳng định vai trò và ảnh hưởng của mình đối với Lào 45

2.5. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VIỆN TRỢ KHÔNG HOÀN LẠI CỦA VIỆT NAM DÀNH CHO CỘNG HOÀ DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO 45

2.5.1.Những hiệu quả sử dụng viện trợ không hoàn lại 45

2.5.1.1. Đảm bảo an ninh lương thực 47

2.5.1.2. Chương trình giảm nghèo 48

2.5.1.3. Phát triển nguồn nhân lực 49

2.5.1.4. Hệ thống cơ sở hạ tầng nhằm tạo điều kiện thu hút FDI 51

2.5.2. Những hạn chế về việc sử dung viện trợ không hoàn lại 52

2.5.2.1. Về đào tạo phát triển nguồn nhân lực 52

2.5.2.2. Các chương trình, dự án hợp tác 54

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VIỆN TRỢ KHÔNG HOÀN LẠI CỦA VIỆT NAM DÀNH CHO CỘNG HOÀ DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO TRONG GIAI ĐOẠN NĂM 2010-2020 56

3.1. MỤC TIÊU ĐẾN NĂM 2020 56

3.1.1. Mục tiêu chiến lược tổng quát 56

3.1.2. Mục tiêu chiến lược chủ yếu 57

3.2. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VIỆN TRỢ KHÔNG HOÀN LẠI CỦA VIỆT NAM DÀNH CHO CỘNG HOÀ DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO TRONG THỜI GIAN TỚI 57

3.2.1. Khắc phục những tồn tại chủ quan trong quan hệ hợp tác giữa hai nước 57

3.2.2. Trong lĩnh vực đào tạo, phát triển nguồn nhân lực 58

3.2.3. Các chương trình, dự án 59

3.2.4. Về tư tưởng, nhận thức 59

3.3. NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QỦA SỬ DỤNG VIỆN TRỢ KHÔNG HOÀN LẠI CỦA VIỆT NAM DÀNH CHO CỘNG HOÀ DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO TRONG GIAI ĐOẠN NĂM 2010 – 2020 59

3.3.1. Nâng cao hiệu quả hợp tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 61

3.3.2. Nâng cao hiệu quả các chương trình, dự án đầu tư 64

3.3.3. Những giải pháp về cơ chế, chính sách hợp tác 66

KẾT LUẬN 68

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

 

doc77 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2273 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nâng cao hiệu quả sử dụng viện trợ không hoàn lại của Việt Nam dành cho cộng hoà dân chủ nhân dân Lào, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hiện đào tạo tại Lào. Vốn dành cho đào tạo chiếm 62,07%, trong đó vốn xây dựng cơ sở vật chất đào tạo tại Lào chiếm 18,9% tổng vốn viện trợ 2006-2009 (bằng 30,42% vốn dành cho đào tạo). Đặc điểm sử dụng viện trợ không hoàn lại giai đoạn này là việc dành vốn cho đầu tư duy trì hoạt động các chương trình hợp tác đã được bàn giao nhằm nâng cao hiệu quả và củng cố mối quan hệ hợp tác giữa hai nước. Vốn viện trợ không hoàn lại đã dành 8,22% cho chương trình này, trong đó tập trung cho nông nghiệp là 31,8 tỉ VNĐ bằng 2,65% vốn viện trợ toàn kỳ và chiếm 32,20% vốn duy trì hoạt động hợp tác. Ngoài nguồn vốn viện trợ không hoàn lại nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế hai bên, 19,07% vốn viện trợ không hoàn lại giai đoạn 2006 – 2010, đứng thứ hai sau đào tạo đã được đầu tư vào các lĩnh vực văn hóa, xã hội, mang lại lợi ích cho cộng đồng, góp phần củng cố và tăng cường mối quan hệ đoàn kết đặc biệt Việt Nam – Lào như: Trung tâm huấn luyện thể thao quốc gia, Khuôn viên Quảng trường Xay-xẹt-thả Thủ đụ Viêng chăn, Đài truyền hình chuyển tiếp Chăm-pa-xắc. Biểu số 3: BIỂU TỔNG HỢP CƠ CẤU VỐN 2006 - 2009 Đơn vị: Triệu VNĐ Ngành, lĩnh vực Kinh phí hợp tác % so với tổng vốn 2006-2009 Ghi chú 1. Phát triển nguồn nhân lực 745.778 62,07 - Đào tạo tại Việt Nam 518,880 43,19 69,58% so với kinh phí đào tạo - Cơ sở vật chất phục vụ đào tạo tại Lào 226,898 18,88 30,42% so với kinh phí đào tạo 2. Tư tưởng, Văn hóa, xã hội, thể thao 229,124 19,07 3. Điều tra cơ bản 23,400 1,95 4. Duy trì hoạt động, nâng cao năng lực và hiệu quả các hợp tác 98,758 8,22 - Nông nghiệp 31.800 2,64 32,19% so với kinh phí nâng cao năng lực - Các ngành khác 66,958 5,57 67,81% so với kinh phí nâng cao năng lực 5. Phát triển ổn định vùng biên 70,868 5,90 Cộng 1200.000 100 Nguồn: Theo Hiệp định hợp tác hàng năm của Việt Nam và Lào - Bộ kế hoạch và đầu tư Nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước Việt Nam và Lào lên tầm cao mới, tạo sự chuyển biến tích cực trong quan hệ hợp tác kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật tương xứng với mối quan hệ đặc biệt truyền thống giữa hai nước. Tại các kỳ họp Uỷ ban liên Chính phủ giữa Việt Nam và Lào, hai bên đã thoả thuận không ngừng củng cố và phát triển mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa hai nước, trên cơ sở phát huy tinh thần độc lập, tự chủ và ý chí tự lực, tự cường, phát huy thế mạnh và khả năng của mỗi nước trên nguyên tăc bình đẳng và cùng có lợi, đồng thời dành sự ưu tiên, ưu đãi hợp lý cho nhau phù hợp với tính chất của quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào. Kết hợp chặt chẽ hợp tác kinh tế, chính trị, quốc phòng, ngoại giao trên tinh thần quan hệ đặc biệt, gắn bó lâu dài giữa hai nước. Tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực kinh tế, phát huy tối đa lợi thế, tiềm năng để đáp ứng nhu cầu phát triển và hội nhập của mỗi nước. Đồng thời tạo điều kiện phát huy mọi nguồn lực của các thành phần kinh tế, các tổ chức kinh tế, đoàn thể giữa hai nước hợp tác bằng khả năng của mình một cách thiết thực và hiệu quả. Trên cơ sở định hướng chiến lược hợp tác giữa hai nước trong giai đoạn 2001-2010 và bối cảnh kinh tế ở mỗi nước, trong khu vực và quốc tế. Hợp tác kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật giữa hai nước giai đoạn 2006-2010 được xác định thông qua sáu Chương trình mục tiêu, theo thứ tự ưu tiên như sau: - Thứ nhất là Chương trình duy trì hợp tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực; nâng cao chất lượng đào tạo mỗi bên và chất lượng giảng dạy, học tập ngôn ngữ tiếng Việt và tiếng Lào ở mỗi nước. - Thứ hai là Chương trình Hợp tác phát triển ổn định, toàn diện vùng biên hai nước. Kết hợp hợp tác phát triển kinh tế xã hội đi đôi với bảo vệ môi trường, sinh thái vùng biên; giữa kinh tế và quốc phòng, an ninh nhằm phát triển các địa phương vùng biên giới trở thành hậu phương vững mạnh, xây dựng đường biên giới hai nước trở thành đường biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển lâu dài. - Thứ ba là Chương trình Tăng cường hợp tác Văn hoá - thông tin nhằm nâng cao nhận thức mối quan hệ truyền thống, đoàn kết đặc biệt, hợp tác toàn diện giữa hai nước trong các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là lớp thanh thiếu niên giữa hai nước. - Thứ tư là Chương trình Phát triển hợp tác thương mại, đầu tư. Từng bước phát huy và khai thác cao nhất tiềm năng của mỗi nước. Kết hợp thông lệ quốc tế và sự quan tâm, ưu tiên ưu đãi cho nhau, trên cơ sở quan hệ đặc biệt truyền thống sẵn có giữa hai nước: - Thứ năm là Chương trình Hợp tác kết nối mạng kết cấu hạ tầng giữa hai nước nhằm tạo điều kiện thuận lợi thu hút hàng hoá của Lào và các nước trong khu vực qua cảng biển Việt Nam với mức phí hợp lý. Hợp tác nối mạng và khai thác nguồn thuỷ năng và bổ sung nguồn năng lượng điện vào mục tiêu phát triển kinh tế hai nước. Tăng cường hợp tác nối mạng dịch vụ, du lịch giữa hai nước với các nước trong khu vực. - Thứ sáu là Chương trình Duy trì hoạt động và nâng cao năng lực các dự án phục vụ hợp tác giữa hai nước, trước hết là tăng cường năng lực và duy trì hoạt động có hiệu quả các dự án đầu tư đã giúp Lào, từng bước nâng cao chất lượng và hiệu quả hợp tác giữa hai nước. Thực hiện những nội dung hợp tác nêu trên, nguồn vốn viện trợ không hoàn lại dành cho Lào giai đoạn 2006-2009 được xác định là một nguồn quan trọng tạo động lực thúc đẩy hợp tác kinh tế, trực tiếp phát huy tác dụng tới các ngành, địa phương của Lào, góp phần tăng cường mối quan hệ đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa hai nước, được thể hiện trong từng Chương trình mục tiêu cụ thể như sau: 2.3.1. Thực trạng sử dụng viện trợ không hoàn lại trong lĩnh vực đào tạo Lĩnh vực hợp tác đào tạo luôn được Đảng và Nhà nước hai bên quan tâm tạo điều kiện, ngày càng phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu và mang lại hiệu quả thiết thực. Thực hiện mục tiêu “Duy trì hợp tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực; nâng cao chất lượng đào tạo mỗi bên và chất lượng giảng dạy, học tập ngôn ngữ tiếng Việt và tiếng Lào ở mỗi nước”, bỡnh quõn số cỏn bộ học sinh Lào cú mặt tại Việt Nam giai đoạn 2006-2009 tăng 27,2% so với giai đoạn 2001-2005, số nhận mới tăng 1,53 lần và vốn dành cho đào tạo tăng 2,31 lần. Riờng năm 2009 số cán bộ, học sinh Lào có mặt chung tại Việt Nam là 4.013 người, trong đó, nhận mới 2009 là 690 người. Bao gåm học bổng từ nguồn viện trợ không hoàn lại là: 2.419 người, tự túc 541 người, học bổng của các tổ chức quốc tế 17 người, học bổng của các địa phương, doanh nghiệp giúp đỡ lẫn nhau là 1.036 người. Viện trợ không hoàn lại dành cho đào tạo giai đoạn 2006-2009 chiếm 62,07% tổng vốn viện trợ khụng hoàn lại. Trong đú, đào tạo cỏn bộ, học sịnh Lào tại Việt Nam là 43,17% với số lượng năm sau tăng hơn năm trước, được thể hiện cụ thể qua số liệu sau: Năm 2005 số học sinh có mặt tại Việt Nam là 2.042 người, tăng 742 người, bằng 57% so với thoả thuận tại Hiệp định hợp tác giai đoạn 2001- 2005. Trong số đó, cán bộ, học sinh khối đoàn thể chính trị chiếm 20 – 25% chủ yếu là ngắn hạn (chiếm trên 80%); khối an ninh, quốc phòng chiếm 26 – 30% chủ yếu là dài hạn (chiếm 85 – 90%); số còn lại là khối kinh tế, văn hoá khoa học kỹ thuật ở các bậc đại học và cao học với tỷ lệ thực tập sinh và ngắn hạn chiếm 20 -30%. Năm 2006 số học viên có mặt tại Việt Nam là 2.390 người, tăng 358 người so với năm 2005, số học sinh tiếp nhận mới 660 người, tăng 14,5% so với 2005, trong đó cán bộ chính trị, đoàn thể là 150 người chiếm 27,3%(chủ yếu là các chương trình đào tạo ngắn hạn); khối an ninh quốc phòng chiếm khoảng 29% (chủ yếu là học dài hạn); số còn lại là khối kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật ở các bậc đại học và cao học với tỷ lệ thực tập sinh và ngắn hạn chiếm 25%. Năm 2007 tiếp nhận mới 620 người, nâng tổng số có mặt tại Việt Nam lên 2.340 người, tăng không đáng kể so với năm 2006, trong đó cán bộ chính trị đoàn thể là 131 người chiếm 21,4%. Năm 2008 tiếp nhận mới 718 người tăng 12% so với năm 2007, tăng 10,8% so với thoả thuận đầu năm (Hiệp định là 650 người, Bạn đề nghị bổ sung ngoài Hiệp định 52 chỉ tiêu bồi dưỡng ngắn hạn cho cán bộ ngành kế hoạch và thống kế, 04 nghiên cứu sinh tại chức cho cán bộ cấp cao và 10 chỉ tiêu cho con em Việt kiều tại Lào), nâng tổng số có mặt tại Việt Nam lên 2.406 người, trong đó cán bộ chính trị, đoàn thế là 185 người chiếm 25,8%. Năm 2009 có khoảng 2.248 học sinh, sinh viên, cán bộ Lào học tập tại Việt Nam trong đó tiếp nhận mới khoảng 650 học sinh. Trong năm 2009 tập trung ưu tiên đào tạo bồi dưỡng cán bộ chính trị, cán bộ quản lý ở các cấp, các bậc học; cán bộ địa phương thuộc khu vực Tam giác phát triển ba nước Campuchia – Lào – Việt Nam và các tỉnh có biên giới với Việt Nam; cán bộ các Bộ, ngành, địa phương đã học tập, bồi dưỡng tại Việt Nam và cán bộ đang làm việc tại các chương trình, dự án hợp tác giữa hai bên. Trên tinh thần quan hệ đặc biệt, trong quá trình thực hiện, chúng ta đã chủ động điều chỉnh các hình thức đào tạo, từng bước chấn chỉnh những bất cập nhằm nâng cao chất lượng phù hợp với đặc điểm và yêu cầu thực tế, đáp ứng được yêu cầu của bạn. Phải nói rằng, chưa có sự hợp tác đào tạo nào ở các nước có hình thức đào tạo tại chức cho người nước ngoài như Việt Nam và Lào. Đây là điểm nổi bật trong hợp tác đào tạo nguồn nhân lực với Lào của giai đoạn 2006-2010. Trong 17 năm qua (1996-2008) Việt Nam đã tiếp nhận 6.274 cán bộ, học sinh Lào trên các lĩnh vực và các bậc học. Trong đó cán bộ học tập, bồi dưỡng và nghiên cứu về lý luận chính trị, xã hội là 1.529 người, chiếm 24,37% tổng số. Riêng 2 năm 2007-2008 số tiếp nhận tăng 53,6% của 1996-2000 và bằng 40,07% của 2001-2006. Trong đó số tiếp nhận mới đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu chính trị, xã hội bằng 63,35% của 1996-2000 và bằng 67,63% của 2001-2006. Trong đó có 57 nghiên cứu sinh và cao học. Như vậy, từ năm 1999 đến tháng 3 năm 2005, ta đã đào tạo cho Lào 303 người có trình độ đại học về chính trị, báo chí và tuyên truyền, 71 tiến sĩ và 43 thạc sỹ, trong đó 63 nghiên cứu sinh đã bảo vệ luận án cấp nhà nước và 8 nghiên cứu sinh bảo vệ đề tài cấp bộ. Trong số cán bộ, học sinh Lào được tiếp nhận từ 2001 đến nay có 946 cán bộ đoàn thể chính trị, chiếm 23,12% tổng số tiếp nhận. Trong đó, đội ngũ cán bộ nghiên cứu trên đại học là 122 người, chiếm 12,9% số tiếp nhận cán bộ đoàn thể chính trị và hệ đại học là 140 người. Để nâng cao chất lượng học và dạy tiếng Việt, từ năm 2007, học sinh dự bị của Lào tại Việt Nam được tăng thêm một năm tiếng Việt bổ túc kiến thức cơ bản. Đồng thời tăng cường đầu tư trang thiết bị 06 phòng học tiếng Việt cho các cơ sở đào tạo dự bị tiếng Việt tại Việt Nam; Phối hợp triển khai biên dịch kinh điển Mác, Ăngen, Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh từ tiếng Việt sang tiếng Lào; Xây dựng chương trình dạy tiếng Việt tại cỏc trường Dân tộc nội trú tại Lào; Tiến hành biờn soạn một cách hệ thống bộ từ điển Lào –Việt và Việt – Lào; Tăng số chuyên gia dạy tiếng Việt tại các trường phổ thông tại Lào và điều chỉnh mức lương cho chuyên gia này tăng 75% so với mức cũ. Điều kiện sinh hoạt và học tập của cán bộ, học sinh được cải thiện thông qua việc điều chỉnh học bổng cho học sinh Lào tại Việt Nam và học sinh Việt Nam tại Lào phù hợp với điều kiện và mặt bằng sinh hoạt của mỗi nước (Mức học bổng mới của học sinh Lào tại Việt Nam bắt đầu thực hiện từ ngày 01 tháng 4 năm 2006 tăng khoảng 160% so với mức áp dụng trước đây). Đồng thời, bằng nguồn vốn của mình, Việt Nam đã xây dựng ký túc xá cho cán bộ và sinh viên Lào tại các trường: Đại học Tây Nguyên, Đại học Huế, Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội, Học viện Hành Chính quốc gia, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Đại học Kiến trúc, Học viện An ninh và Học viện cảnh sát (Bộ Công an), Học viện Phòng không không quân (Bộ Quốc phòng) … Nhiều cơ sở vật chất giảng dạy và học tập tại Lào đã được hoàn thành giúp Lào đào tạo phát triển nguồn nhân lực tại chỗ như: Nâng cấp Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Thà Ngòn giai đoạn1; Xây dựng các trường: Trường Năng khiếu và dự bị đại học cho học sinh dân tộc tại Đại học quốc gia, Trường dạy nghề Bò Kẹo, Trường THPT Hữu nghị Lào – Việt Nam tại thủ đô Viêng Chăn (quà tặng của Tổng Bí thư Việt Nam n¨m 2009) và Trường Tài chính Đồng-khăm-xạng… Những hoạt động này đã góp phần đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực cho Lào và từng bước nâng cao chất lượng đào tạo cán bộ, học sinh Lào tại mỗi bên. Tuy nhiên, những nội dung hợp tác trên vẫn còn được thực hiện theo yêu cầu từng năm, chưa có một quy hoạch và kế hoạch cho từng giai đoạn để hai bờn cựng chủ động. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến chất lượng đào tạo của những năm qua chưa được như mong muốn và ở khía cạnh này hay khía cạnh khác đã có những ảnh hưởng nhất định tới hợp tác giữa hai nước. Biểu số 4: ĐÀO TẠO CÁN BỘ, HỌC SINH LÀO THEO HIỆP ĐỊNH Giai đoạn 2001-2009 Đơn vị: người Năm Có mặt bình quân năm (người/năm) Nhận Mới Kinh phí Đào tạo (Tỷ VND) Tổng số Dài hạn Ngắn hạn Tổt nghiệp 2001 1.504 550 350 215 312 35 2002 1.621 550 400 150 375 39 2003 1.665 550 430 120 406 45 2004 1.860 650 490 160 379 53 2005 1.986 650 450 200 527 55 2006 2.336 611 421 190 772 90 2007 2.340 610 411 169 685 95 2008 2.448 702 300 402 501 100 2009 2.419 690 358 332 746 115 Dự kiến 2010 2.450 700 360 340 - 120 Nguồn: Bảng đánh giá số tốt nghiệp kể cả dài hạn và ngắn hạn của sinh viên tại Việt Nam –Phòng Ban hợp tác với Lào – Vụ Kinh tế Đối ngoại 2.3.2. Thực trạng sử dụng viện trợ không hoàn lại trong lĩnh vực hợp tác phát triển ổn định và toàn diện vùng biên giới hai nước Để tạo điều kiện thuận lợi thu hút đầu tư vào mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội vùng biên. Cùng với việc thường xuyên quan tâm đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng, văn hóa, xã hội và các tuyến đường giao thông qua lại giữa các khu vực biên giới như giúp Lào xây dựng Trạm Liên kiểm cửa khẩu Phu Cưa (At-ta-pư) đường 18B, xây dựng đoạn nối Đường 6 của Lào với cửa khẩu Xôm Vẳng (Hủa phăn) - Tén Tần (Thanh Hóa) và một số tuyến đường qua biên giới giữa các địa phương hai nước. Trên cơ sở Hiệp ước hoạch định biên giới Việt Nam - Lào ký ngày 18 tháng 7 năm 1977, hai bên đã tích cực tổ chức triển khai và đã hoàn thành toàn bộ công tác phân giới cắm mốc biên giới giữa hai nước vào tháng 3 năm 2007. Từ đầu năm 2008, hai bên đã tiến hành tổ chức triển khai dự án Tăng dày và tôn tạo hệ thống mốc quốc giới Việt Nam - Lào; khánh thành cột mốc đôi số 605 tại cửa khẩu quốc tế Lao Bảo (Việt Nam) - Đenxavẳn (Lào), khởi đầu cho dự án Tăng dày và tôn tạo mốc quốc giới hai nước. Phối hợp với Campuchia hoàn thành cắm mốc tại ngã ba biên giới Việt Nam - Lào – Campuchia và đã ký Hiệp ước xác định giao điểm đường biên giới ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia. Theo đề nghị của phํa Lào, nguồn vốn viện trợ không hoàn lại giai đoạn 2006-2009 đã được xem xét hỗ trợ cùng thực hiện dự án này. 2.3.3. Thực trạng sử dụng viện trợ không hoàn lại trong lĩnh vực văn hoá, thông tin Duy trì và phát triển mối quan hệ truyền thống, đoàn kết đặc biệt, hợp tác toàn diện đã được Đảng và nhân dân hai nước dầy công vun đắp là một nhiệm vụ thường xuyên và lâu dài giữa hai nước. Mang tính xã hội của hoạt động hợp tác trong lĩnh vực này, các hoạt động văn hóa, thông tin chủ yếu được sử dụng từ nguồn vốn viện trợ không hoàn lại thông qua các chương trình, dự án như: Phối hợp biên soạn lịch sử truyền thống quan hệ đặc biệt Việt - Lào; giúp Lào sửa chữa và nâng cấp Bảo tàng Chủ tịch Cay-Xỏn Phôn-vi-hản; biên dịch các tác phẩm kinh điển Mác, ăng ghen, Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh sang tiếng Lào và duy trì và mở rộng nội dung phụ đề tiếng Lào trong các chương trình chuyển tiếp truyền hình Việt Nam tại Lào, tiến tới đầu tư và phát chuyển tiếp các chương trình Việt Nam trên các đài chuyển tiếp giúp Lào. Hai bên đã tiếp tục sử dụng nguồn viện trợ không hoàn lại của Việt Nam dành cho Lào để tăng cường đầu tư cơ sở vật chất phục vụ truyền thông đại chúng như xây dựng Đài phát thanh, truyền hình Chăm-pa-xắc và tiếp tục nghiên cứu xây dựng các đài khu vực tại Xa-va-na-khét, U-đôm-xay và Luông-pra-băng của Lào; xây dựng Trung tâm huấn luyện thể thao quốc gia Lào, góp phần giúp Lào chuẩn bị SEAGAMES 25 tổ chức vào cuối 2009; Chuẩn bị xây dựng Trường âm nhạc quốc gia Lào tại Viêng chăn; xây dựng Quảng trường Thạt Luổng và Công viên Xay-xẹt-thả phục vụ kỷ niệm Thủ đô Viêng Chăn 450 năm và tiếp tục hỗ trợ củng cố, nâng cao năng lực và chuyên môn cho các cán bộ thuộc lĩnh vực văn hoá, thông tin, phát thanh, truyền hình, báo chí của Lào. 2.3.4. Thực trạng sử dụng viện trợ không hoàn lại trong lĩnh vực Hợp tác phát triển đầu tư, thương mại Với mục tiêu tạo tiền đề, làm cơ sở thu hút nguồn vốn đầu tư vào Lào, hai bên nhất trí tiếp tục dành vốn viện trợ không hoàn lại khảo sát, tìm kiếm khoáng sản tại Lào để cùng sử dụng kết quả phục vụ hợp tác đầu tư, khai thác vào mục tiêu phát triển kinh tế của hai nước. Trong đó, tiếp tục thực hiện thoả thuận điều tra khoáng sản và bauxit Nam Lào; mở rộng điều tra thăm dò khai thác muối mỏ Trung Lào và hoàn thành khảo sát lập bản đồ địa chất khoáng sản Bắc Lào. Đồng thời phối hợp điều tra quy hoạch đất, xác định đầu tư vùng nguyên liệu có hiệu quả phục vụ chế biến, trước hết tập trung ưu tiên cho các vùng dọc biên giới hai nước nhằm tạo điều kiện cho các nhà đầu tư hai bên hợp tác đầu tư theo phương thức vốn, công nghệ, thị trường của Việt Nam với lao động, đất đai của Lào. 2.3.5. Thực trạng sử dụng viện trợ không hoàn lại trong lĩnh vực Liên kết các mạng lưới giao thông, năng lượng và dịch vụ Nhằm tạo điều kiện giúp Lào thông thương với các cửa biển của Việt Nam, cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp thực hiện xây dựng các dự án thuỷ điện nối mạng điện hai nước và các dự án phục vụ liên kết mạng dịch vụ, du lịch, bưu chính viễn thông và vận tải hành khách giữa hai nước. Việt Nam cũng đã giúp Lào hoàn thành xây dựng tuyến đường 18B ( Phu Cưa Đ1 thị xã At-ta-pư) bằng nguồn vốn tín dụng ưu đãi và tiếp tục giúp Lào xây dựng tuyến đường 2E (Mường Khoa- Tây Trang) Hai bên đã dành nguồn vốn viên trợ kh๔ng hoเn lại để lập Báo cáo nghiên cứu khả thi một số tuyến đường như: Mường chăm - Nậm on và Nghiên cứu khả năng xây dựng tuyến đường sắt Thà Khẹc - Mụ Dạ để làm cơ sở giúp Lào xem xét và gọi vốn đầu tư… 2.3.6. Thực trạng sử dụng viện trợ không hoàn lại trong lĩnh vực Duy trì hoạt động và nâng cao năng lực hợp tác Dành một khoản vốn viện trợ không hoàn lại để duy trì hoạt động và phát huy hiệu quả sử dụng các dự án viện trợ không hoàn lại của Việt Nam đã bàn giao cho Lào đưa vào hoạt động là một Chương trình hợp tác thể hiện mối quan hệ đặc biệt trong quan hệ hợp tác phát triển giữa hai nước. Trong đó, nguồn vốn viện trợ không hoàn lại giai đoạn này được tập trung trước hết vào lĩnh vực nông nghiệp trên cơ sở các Chương trình dự án đã viện trợ giúp Lào như: Nâng cao hiệu quả sử dụng các hệ thống thủy lợi Đông-phu-xi và Thà-pha-nọng-phông bằng việc tiếp tục đầu tư kiên cố hóa kênh mương để hình thành vùng sản xuất lúa xuất khẩu, đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho nhà máy hiện có của Lào. Lập quy hoạch phát triển sản xuất lương thực 07 cánh đồng lớn và xây dựng mô hình chuyển đổi mùa vụ sản xuất nhằm bảo đảm an ninh lương thực; hợp tác trong việc tăng cường năng lực kiểm dịch động, thực vật; hỗ trợ đào tạo, cung cấp vắc xin nguyên vật liệu và máy móc chẩn đoán và phòng dịch bệnh nhằm tăng cường khống chế dịch bệnh nguy hiểm trên cây trồng và động vật lây lan qua biên giới… Trên cơ sở kết quả đã khảo sát, hai bên tiếp tục mở rộng, nâng cấp dự án phát triển nông nghiệp, nông thôn Chăm-pa-xắc, từng bước cung cấp dịch vụ khuyến nông, giống cây, giống con các khu vực lân cận phía Nam Lào. Đồng thời, phối hợp thực hiện dự án phân vùng sản xuất nông nghiệp tại Nam Lào. Bên cạnh đó cũng dành một phần cho lĩnh vực khí tượng thuỷ văn để phục vụ cho công tác dự báo phát triển hợp tác giữa hai nước. Như vậy, cùng các cơ chế, chính sách ưu tiên, ưu đãi giữa hai nước đã được thoả thuận, các giải pháp khuyến khích và thúc đẩy đầu tư (FDI) giữa hai Chính phủ và các nội dung hoạt động khác được đặt ra trong giai đoạn 2006 - 2009, nguồn vốn viện trợ không hoàn lại của Việt Nam dành cho Lào có một vị trí thiết yếu trong việc tạo nguồn động lực thực hiện định hướng hợp tác trong mỗi Chương trình mục tiêu trong giai đoạn 2006 - 2009. 2.4. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH SỬ DỤNG VIỆN TRỢ KHÔNG HOÀN LẠI CỦA VIỆT NAM DÀNH CHO CỘNG HOÀ DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO 2.4.1. Mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt, hợp tác toàn diện với Lào nhận được sự quan tâm và chỉ đạo thường xuyên của Chํnh phủ và Lãnh đạo cấp cao của hai nước Hợp tác kinh tế luôn là nội dung được quan tâm trao đổi trong các cuộc gặp và làm việc của Lãnh đạo cấp cao Nhà nước và Chính phủ mỗi nước. Các bên luôn mong muốn thúc đẩy hợp tác kinh tế ngày càng phát triển vững chắc, tương xứng với tiềm năng tiềm năng và thế mạnh của mỗi nước. Qua đó, nhiều nội dung hợp tác được điều chỉnh kịp thời phù hợp với tình hình của mỗi nước và khu vực. Những thỏa thuận đạt được của Chính phủ và Lãnh đạo cấp cao mỗi nước là nhân tố quyết định tới việc hợp tác song phương giữa hai nước. 2.4.2. Việt Nam, Lào là hai nước láng giềng, gần gũi về địa lý và hoàn cảnh tự nhiên, có đường biên giới dọc theo chiều dài, có mối quan hệ truyền thống giúp đỡ lẫn nhau tốt đẹp, lâu đời Lịch sử giữa hai dân tộc trên bán đảo Đông Dương đã trải qua nhiều bước thăng trầm. Sự gắn bó với nhau trong lúc khó khăn để lại những ấn tượng sâu sắc trong lòng mỗi người dân hai nước vì nó được xây dựng bằng xương máu của hai dân tộc. Không ngừng củng cố và phát triển mối quan hệ láng giềng và hợp tác toàn diện giữa hai nước trong giai đoạn tới có ý nghĩa quan trọng và thiết thân của mỗi nước. Thực tế cho thấy, với đường biên giới dài trên 2.600 km với Lào. Mọi tác động về tự nhiên, môi trường sinh thái, xã hội của khu vực này đều có những ảnh hưởng tới sự ổn định và phát triển của mỗi nước. Vì vậy sự ủng hộ và giúp đỡ lẫn nhau đã trở thành truyền thống tốt đẹp, lâu đời giữa hai nước anh em và nó càng trở lên cần thiết trước yêu cầu phát triển của mỗi nước trong giai đoạn 2010-2020 và những năm sau này. 2.4.3. Việt Nam, Lào là hai nước đang phát triển, chịu sự tác động của cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu, tuy ở mức khác nhau, nhưng nền kinh tế của hai nước đều đứng trước những thách thức chung của sự giảm sút về mức tăng trưởng + Nền kinh tế Việt Nam: Cả thế giới hiện đang đương đầu với cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính và suy thoái lớn nhất trong vòng 70 năm lại đây. Suy thoái trên thế giới có nhiều khả năng còn kéo dài quá 2011. Trong bối cảnh đó, nền kinh tế của Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn. Thâm hụt cán cân thương mại được đề ra ở mức 17-18 tỷ USD. Tuy nhiên, các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam đang gặp khó khăn trong năm 2009, bởi sự sụt giảm mức tiêu thụ ở các thị trường đó và sự cạnh tranh khác liệt hơn từ các nước xuất khẩu khác. Toàn thế giới đang mất ổn định về tài chính, giá cả các mặt hàng như vàng, dầu hỏa, sắt thép, gạo sẽ tiếp tục giao động mạnh trong năm 2009, kim ngạch xuất khẩu có nguy cơ sẽ bị giảm trong năm 2009. Thâm hụt ngân sách nhà nước những năm qua trung bình khoảng 5% GDP một năm. Tuy nhiên năm 2009 thâm hụt ngân sách có nguy cơ tăng lên do nhu cầu chi tiêu tăng lên, đặc biệt là nhu cầu cho chính sách kích thích nền kinh tế. Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2008 của Việt Nam đã chậm lại còn 6,2% so với 8,5% năm 2007. Tăng trưởng 9 tháng đầu năm 2009 là 4,56%, dự kiến cả năm tăng khoảng 5,2% (chỉ tiêu Quốc hội đề ra là 5%). + Nền kinh tế Lào: đầu tư có dấu hiệu giảm do khó khăn về nguồn vốn, một số công ty nước ngoài đã cã kế hoạch tạm dừng thực hiện dự án hoặc một phần dự án. Trong đó có, nhà máy nhiệt điện Hong - xa tại tỉnh Xay-nha-bo-ly (Bắc Lào) có vốn đầu tư gần 4 tỉ USD với công xuất 1.200 MW là liên doanh giữa Lào, Thái Lan và Trung Quốc và nhà máy thuỷ điện Nậm Ngừm-3 tại tỉnh Viêng Chăn có vốn đầu tư 800 triệu USD dự kiến khởi công vào năm 2009 nhưng nay phải lùi sang năm 2010. Một số dự án thuỷ điện quy mô khác như Nậm Thơm-1 tại tỉnh Khăm muộn (Trung Lào), Nậm Nghiêp-1 tại tỉnh Viêng Chăn và Nam Ou tại Luang-pra-bang (Bắc Lào) có kế hoạch dự kiến khởi công vào cuối năm 2008, cũng đã phải thông báo tạm ngừng. Khai khoáng là ngành công nghiệp quan trong của Lào cũng chịu tác động rõ nét. Ước tính giai đoạn 2008-2009, sẽ giảm so với 130-140 triệu USD thu nhập từ ngành này đạt được trong năm 2007-2008. Du lịch nước ngoài vào Lào năm 2008 còng giảm 10% và có thể còn giảm nữa trong năm 2009. Theo dự tính tại Lào sẽ có khoảng 2.000 người mất việc làm do các nhà đầu tư tạm ngừng hoạt động và cắt giảm sản lượng do bị ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu và khoảng 1.500 lao động đang làm việc tại Thái Lan sẽ trở về nước do ảnh hưởng của tình hình khủng hoảng của Thái Lan. Ngành tài chính Lào đánh giá thu ngân sách năm 2008-2009 có thể giảm khoảng 530 tỉ kíp do giảm thu từ các nguồn thuế, hải quan. Thuế thu từ mỏ vàng Xê pôn chỉ đạt 94 triệu USD so với kế hoạch là 120 triệu USD, thuế xăng dầu nhập

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc112223.doc
Tài liệu liên quan