Đề tài Nghiên cứu các giải pháp tổng hợp quản lý phát triển bền vững tài nguyên nước lưu vực sông

MỞ ĐẦU . 4

MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI . 6

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 6

KẾT CẤU CHUNG BÁO CÁO. 6

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI. 7

CHƯƠNG I: ĐÁNH GIÁ TỔNG QUÁT VỀ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG . 8

I.1 Tổng quan tình hình quản lý và phát triển tài nguyên nước .8

I.2 Thực trạng quản lý tài nguyên LVS ở Việt Nam.19

I.3 Tổng hợp đánh giá tài nguyên nước lưu vực sông tại các vùng của Việt Nam22

I.4 Tổng hợp các lưu vực sông Việt Nam.39

I.5 Hiện trạng và dự báo nhu cầu sử dụng nước ở Việt Nam .84

CHƯƠNG II : CÁC GIẢI PHÁP TỔNG HỢP ĐỂ TĂNG NGUỒN SINH THỦY, DUY

TRÌ, ĐIỀU HÒA NGUỒN NƯỚC TRONG NĂM TRÊN LƯU VỰC SÔNG. 93

II.1 Giải pháp quản lý, bảo vệ rừng đầu nguồn, tầng phủ .94

II.2 Giải pháp bảo vệ đất canh tác, giảm thiểu xói mòn .101

II.3 Giải pháp Nông – Lâm – Thủy nhằm tăng lượng nguồn sinh thủy,.111

CHƯƠNG III: HOÀN THIỆN THỂ CHẾ VÀ CHÍNH SÁCH TRONG QUẢN LÝ TỔNG

HỢP TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG Ở VIỆT NAM. 125

III.1 Phương pháp quản lý tổng hợp lưu vực sông .125

III.2 Những cơ sở pháp lý về quản lý tổng hợp tài nguyên nước,ủa Việt Nam:.126

III.3 Mô hình quản lý TNN cấp Trung ương .130

III.4 Hoàn thiện các cơ quan quản lý Tài nguyên nước cấp địa phương .137

III.5 Hoàn thiện và cải tiến tổ chức quản lý lưu vực sông.137

CHƯƠNG IV: MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN QUẢN LÝ TỔNG HỢP LƯU VỰC SÔNG MÃ141

IV.1 Giới thiệu khái quát lưu vực sông Mã .141

IV.2 Mô hình phát triển tổng hợp quản lý cho lưu vực sông Mã .147

CHƯƠNG V : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. 190

TÀI LIỆU THAM KHẢO . 194

PHỤ LỤC BÁO CÁO . 196

PHỤ LỤC 1 . 196

pdf212 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 12/02/2022 | Lượt xem: 348 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu các giải pháp tổng hợp quản lý phát triển bền vững tài nguyên nước lưu vực sông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vực sông Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam Báo cáo tổng hợp kết quả khoa học công nghệ đề tài 95 c. Kết quả nghiên cứu khẳng định vai trò của rừng trong việc hạn chế xói mòn đất, đặc biệt là rừng tự nhiên. Rừng tự nhiên hỗn loài tàn che 0,7 – 0,8 có tác dụng hạn chế xói mòn đất tốt nhất với lượng xói mòn đất là 0,23 tấn/ha. d. Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học ở Việt nam đã chứng minh sự liên quan ở mức tương quan chặt chẽ giữa xói mòn đất và dòng chảy mặt với các tiêu chí nội tại của RPH như: Độ tàn che của tán rừng ,Tổ thành loài cây,Cấu trúc tầng tán, Độ che phủ của thảm tươi, Độ dày tầng thảm mục, bao gồm mùn và hệ rễ cây to. Nguyên nhân của sự khác biệt về dòng chảy mặt giữa các loại thảm thực vật còn được giải thích là khả năng ngăn cản nước mưa của rừng (trên tán cây, men thân cây) và đặc biệt là lượng nước đi vào trong đất khi có rừng che phủ. Nghiên cứu về vấn đề này cho thấy ở những nơi có rừng, tán rừng có thể ngăn cản từ 3 – 12 % lượng nước mưa và dòng chảy ngầm đi vào trong đất II.1.2 Hiện trạng độ che phủ rừng toàn quốc và thảm phủ thực vật của RPHĐN Kết quả thống kê của Cục Kiểm lâm về độ che phủ rừng của các vùng trên toàn quốc tính đến ngày 31/12/2008 được thể hiện ở bảng sau: Bảng 28: Độ che phủ rừng toàn quốc, ha Chia ra Rừng trồng Vùng Diện tích có rừng Rừng tự nhiên Tổng Mới trồng Độ che phủ rừng (%) Toàn quốc 25.939.251 20.637.215 5.302.036 670.494 38,7 Tây Bắc 1.544.366 1.420.504 123.863 24.778 40,8 Đông Bắc 3.334.452 2.319.186 1.015.266 132.221 43,3 ĐB Sông Hồng 96.101 47.554 48.547 2.761 7,3 Bắc Trung Bộ 2.699.856 2.084.413 615.443 72.393 51,6 Duyên hải NTB 1.797.232 1.405.340 391.892 54.915 39,4 Tây Nguyên 2.928.753 2.731.429 197.324 26.247 54,1 Đông Nam Bộ 419.717 280.198 139.518 14.449 15,3 Tây Nam Bộ 298.296 59.967 238.329 14.965 4,8 [Nguồn: Cục Kiểm lâm 2009] Kết quả ở bảng trên cho thấy vùng có tỷ lệ che phủ rừng lớn nhất là vùng Tây Nguyên (54,1%) tiếp theo là vùng Bắc Trung Bộ (51,6%), vùng Đông Bắc (43,3%), vùng Tây Bắc (40,8%), vùng Duyên hải Trung Bộ (39,4%) các vùng khác ở khu vực đồng bằng có tỷ lệ che phủ thấp dưới 20%. Đề tài: Nghiên cứu các giải pháp tổng hợp quản lý phát triển bền vững tài nguyên nước lưu vực sông Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam Báo cáo tổng hợp kết quả khoa học công nghệ đề tài 96 Bảng 29: Hiện trạng thảm phủ thực vật của RPHĐN toàn quốc, ha RPH Loại đất loại rừng Toàn quốc (ha) ha % I. Đất có rừng 13.118.773,00 4.739.236,42 100,00 A. Rừng tự nhiên 10.348.591,10 4.168.116,91 87,95 B. Rừng trồng 2.770.181,93 571.119,51 12,05 [Nguồn: Cục Kiểm lâm 2009] Kết quả ở bảng II-4 trên cho thấy diện tích rừng phòng hộ đầu nguồn tính đến 31/12/2008 là 4.739.236,42 ha chiếm 36,13% diện tích có rừng toàn quốc. Như vậy có thể thấy RPHĐN chủ yếu là rừng tự nhiên là rừng có nhiều tầng tán (rừng gỗ), lớp thảm tươi dày nên khả năng phòng hộ, điều tiết nguồn nước cũng như hạn chế xói mòn cao. Tại bảng trên cho thấy, diện tích rừng phòng hộ đầu nguồn của nước ta hiện nay là rất lớn chiếm khoảng 93,5% tổng diện tích rừng và đất rừng được quy hoạch trong phạm vi cả nước, góp phần quan trọng vào việc phòng hộ môi trường và nuôi dưỡng nguồn nước cho các lưu vực sông suối. Từ kết quả trên cho thấy, nhu cầu cần phải quản lý, sử dụng bền vững tài nguyên rừng phòng hộ của nước ta là rất lớn, đặc biệt trong những năm qua tại các lưu vực sông, hồ thủy điện thường xuyên xảy ra tình trạng thiếu nước phục vụ cho sản xuất và phát điện đặc biệt là vào mùa khô, lòng sông hồ thường xuyên bị đất cát xói mòn bồi lắng dẫn tới dung tích chứa nước và tuổi thọ của sông hồ cũng suy giảm nghiêm trọng. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng như trên là vấn đề quản lý rừng phòng hộ của nước ta vẫn chưa được thực hiện tốt, vấn đề xác định cấp xung yếu và đề xuất biện pháp tác động phần lớn mới chỉ được thực hiện ở tầm vĩ mô, vấn đề xác định ranh giới phân cấp phòng hộ ngoài thực địa và trên bản đồ quy hoạch không khớp nhau dẫn tới gây khó khăn rất lớn cho công tác quản lý. II.1.3 Đề xuất các giải pháp quản lý, bảo vệ RPHĐN II.1.3.1. Sơ đồ nguyên tắc, tổ chức quản lý rừng phòng hộ Sơ đồ Cơ cấu hệ thống quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn: Đề tài: Nghiên cứu các giải pháp tổng hợp quản lý phát triển bền vững tài nguyên nước lưu vực sông Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam Báo cáo tổng hợp kết quả khoa học công nghệ đề tài 97 II.1.3.2 Một số chính sách hiện hành trong quản lý, xây dựng RPH. + Giao, cho thuê đất rừng phòng hộ để xây dựng và phát triển rừng, Nhà nước giao đất rừng phòng hộ đầu nguồn cho tổ chức quản lý rừng phòng hộ để quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, Tổ chức quản lý rừng phòng hộ giao khoán đất rừng phòng hộ cho hộ gia đình, cá nhân đang sinh sống tại đó để bảo vệ, phát triển rừng. UBND huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh giao đất ở, sản xuất đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng. + Giao rừng phòng hộ-Nhà nước giao rừng phòng hộ không thu tiền sử dụng rừng đối với các tổ chức , tập thể và cá nhân được giao. + Khoán bảo vệ, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh và trồng rừng phòng hộ. + Khuyến khích đầu tư xây dựng rừng phòng hộ-.Nhà nước cấp kinh phí để đầu tư để quản lý, bảo vệ, xây dựng và phát triển rừng phòng hộ rất xung yếu và xung yếu. + Chính sách ưu đãi tín dụng. + Quyền hưởng lợi, nghĩa vụ của tổ chức, hộ gia đình và cá nhân được giao, được thuê, nhận khoán rừng và đất rừng phòng hộ để bảo vệ, xây dựng và phát triển rừng Bộ NN & PTNT UBND tỉnh Cục Lâm nghiệp Cục Kiểm lâm Sở NN & PTNT Chi cục lâm nghiệp Chi cục Kiểm lâm Các Ban quản lý RPH Hạt Kiểm lâm RPHĐN UBND huyện, xã Đề tài: Nghiên cứu các giải pháp tổng hợp quản lý phát triển bền vững tài nguyên nước lưu vực sông Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam Báo cáo tổng hợp kết quả khoa học công nghệ đề tài 98 Những quy định cụ thể về quyền hưởng lợi, nghĩa vụ của hộ gia đình và các nhân được giao đất, được thuê, nhận khoán rừng và đất rừng phòng hộ để bảo vệ xây dựng và phát triển rừng: thực hiện theo Quyết định 178/2001/QĐ- TTg ngày 12/11/2001 của Thủ tướng Chính phủ về quyền hưởng lợi, nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được giao, thuê, nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp. Một số vấn đề cần lưu ý trong quản lý rừng PHĐN từ thực tế sản xuất như sau : 1) Quy hoạch sử dụng đất đầu nguồn: Kinh nghiệm cho thấy hiệu quả phòng hộ của rừng trên lưu vực phụ thuộc rất lớn vào công tác quy hoạch sử dụng đất, trong đó việc phân vùng xung yếu trong lưu vực để có những biện pháp xây dựng rừng phòng hộ phù hợp cho từng vùng giữ một vai trò quan trọng. 2) Tổ chức quản lý rừng phòng hộ: Việc xây dựng các Ban quản lý các khu rừng phòng hộ Quốc gia là cần thiết, song để thành công cần có sự gắn kết chặt chẽ giữa Ban quản lý với các cấp chính quyền địa phương cũng như các hộ dân sở tại nhằm thu hút họ tham gia vào quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. 3) Chính sách + Về chính sách đầu tư: Sự quan tâm đầu tư phát triển rừng phòng hộ đầu nguồn của Nhà đã có 2 chương trình quốc gia lớn, được thực hiện trong gần 20 năm qua ,với số vốn rất lớn là Chương trình 327 và dự án 661. Tuy nhiên, đầu tư chỉ là “hỗ trợ” vì vậy suất đầu tư thường rất thấp nên chưa hấp dẫn người trồng rừng. + Về chính sách giao, khoán đất rừng phòng hộ phải khẳng định đây là một chủ trương đúng của Nhà nước nhằm thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân vào bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ. Tuy nhiên, công tác kiểm tra giám sát nhiều khi chưa chặt chẽ, dẫn đến hiệu quả chưa cao. +Về chính sách hưởng lợi, người dân rat quan tâm chú ý đến cây phù trợ để hưởng lợi, ít chú ý đến cây phòng hộ chính. Hiện nay chúng ta thiếu nhiều chính sách tạo động lực cho người dân “gắn bó” với rừng phòng hộ hơn, đặc biệt là cơ chế thu hút các nguồn vốn đầu tư. 4) Về kỹ thuật xây dựng rừng phòng hộ + Loài cây và phương thức trồng rừng phòng hộ đầu nguồn để xây dựng rừng phòng hộ đầu nguồn thành công cần chú ý hài hòa giữa nhu cầu phòng hộ đầu nguồn quốc gia với nhu cầu về đời sống của người dân địa phương. Tức là rừng trồng phòng hộ được xây dựng theo hướng hỗn loài giữa cây phòng hộ chính và cây phù trợ, trong đó cây phù trợ đến chu kỳ khai thác chính có thể được sử dụng. + Kỹ thuật trồng rừng phòng hộ Đề tài: Nghiên cứu các giải pháp tổng hợp quản lý phát triển bền vững tài nguyên nước lưu vực sông Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam Báo cáo tổng hợp kết quả khoa học công nghệ đề tài 99 + Lựa chọn các mô hình trồng rừng phòng hộ qua nhiều năm gây trồng thử nghiệm RPH, bước đầu đã rút ra được một số mô hình trồng rừng phòng hộ đầu nguồn có triển vọng ở một số vùng sinh thái khác nhau để áp dụng cho cả nước. II.1.4 Đề xuất giải pháp quản lý , bảo vệ rừng PHĐN II.1.4.1 Giải pháp về quy hoạch Rà soát quy hoạch 3 loại rừng, trong đó có rừng phòng hộ đầu nguồn là rất cần thiết nhằm thực hiện tốt. Các khu vực xung yếu và rất xung yếu cần nhanh chóng xây dựng rừng phòng hộ liền khoảnh, giao khoán bảo vệ cho các hộ gia đình, cộng đồng dân cư sống gần rừng. II.1.4.2 Giải pháp về tổ chức bộ máy Ban quản lý dự án các cấp - Bước đầu các mô hình tổ chức quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn như hiện nay là khá phù hợp. Rừng phòng hộ đầu nguồn cần được quản lý theo các ban quản lý rừng phòng hộ là chính, các doanh nghiệp hoặc công ty lâm nghiệp nếu có nắm giữ chỉ nên giữ một tỷ lệ nhỏ . - Tăng cường sự phối hợp các ban, ngành để giải quyết tận gốc các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện dự án đảm bảo tiến độ và thời vụ trồng rừng, góp phần nâng cao chất lượng rừng trồng phòng hộ. - Tăng cường vai trò trách nhiệm của chủ đầu tư trong việc thực hiện dự án đảm bảo sử dụng vốn ngân sách đúng mục đích, đối tượng và chế độ quy định hiện hành của Nhà nước. Chú trọng chế độ kiểm tra, giám sát thực hiện. + Cấp tỉnh: Kiện toàn Ban điều hành dự án trồng mới 5 triệu ha rừng do Phó Chủ tịch UBND tỉnh phụ trách Lâm nghiệp làm Trưởng ban, Chi cục Lâm nghiệp là cơ quan thường trực tham mưu cho Sở NN&PTNT và Ban điều hành dự án tỉnh trong quá trình chỉ đạo thực hiện. + Cấp huyện: Tăng cường hơn nữa vai trò chỉ đạo của Chủ tịch UBND huyện trong việc quản lý Nhà nước đối với dự án trồng rừng phòng hộ đầu nguồn và phát triển vốn rừng phòng hộ trên địa bàn. + Cấp xã: Cử 1 cán bộ Lâm nghiệp xã phối hợp với dự án cơ sở (Chủ đầu tư) giúp Chủ tịch UBND xã chỉ đạo các hộ tham gia thực hiện dự án. + Đối với dự án cơ sở: Củng cố, nâng cao năng lực các Ban QLDA cơ sở trong chỉ đạo thực hiện và gắn trách nhiệm quản lý Nhà nước đối với các dự án trên địa bàn. - Tăng cường công tác giám sát, kiểm tra và nghiệm thu rừng trồng rừng phòng hộ đầu nguồn. Nghiệm thu chặt chẽ theo Quy định nghiệm thu trồng rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên, chăm sóc rừng trồng, bảo vệ rừng, khoanh nuôi phục hồi rừng tự nhiên. Đề tài: Nghiên cứu các giải pháp tổng hợp quản lý phát triển bền vững tài nguyên nước lưu vực sông Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam Báo cáo tổng hợp kết quả khoa học công nghệ đề tài 100 II.1.4.3 Nhóm giải pháp về chính sách + Chính sách đầu tư và tín dụng: Cần từng bước thay đổi quan điểm đầu tư phát triển rừng phòng hộ đầu nguồn , tăng dần tỷ lệ đầu tư của các thành phần kinh tế khác. Chính sách tín dụng của Nhà nước cần phải đặc biệt quan tâm đến người trồng rừng như giảm lãi suất và tăng thời gian vay vốn để người trồng rừng được an tâm sản xuất, kinh doanh. + Chính sách giao khoán: Tiến hành giao đất, giao rừng ổn định lâu dài cho cá nhân và các tổ chức theo Nghị định 02/CP, 163/CP của Chính phủ. + Chính sách hưởng lợi: Ưu tiên khoán cho các hộ gia đình định canh, định cư, các hộ nghèo ở gần rừng và những hộ đã nhận khoán rừng trước đây. Cần triển khai và thực hiện tốt Chính sách hưởng lợi đã sửa đổi của Thủ tướng Chính phủ. Nhanh chóng hoàn thiện cơ chế chính sách hưởng lợi từ chi trả dịch vụ môi trường rừng để tăng thu nhập cho người dân tham gia bảo vệ, phát triển rừng phòng hộ đầu nguồn một cách có hiệu quả hơn. + Các chính sách khác a. Về phát triển triển lâm nghiệp xã hội: Phát triển hệ thống khuyến lâm, chuyển giao kỹ thuật trồng và phát triển rừng, nâng cao ý thức bảo vệ rừng cho cộng đồng thôn bản và người dân trực tiếp trồng và bảo vệ rừng. b. Hợp tác quốc tế: Tăng cường sự hỗ trợ quốc tế để phối hợp nghiên cứu, đặc biệt là việc giảm phát thải các bon từ phá rừng và suy thoái rừng (REDD); định lượng khả năng hấp thụ các bon của các dạng rừng phòng hộ đầu nguồn. II.1.4.4 Nhóm giải pháp về kỹ thuật xây dựng rừng phòng hộ - Việc ban hành danh mục cây trồng rừng phòng hộ đầu nguồn là cần thiết nhưng chưa đủ, cần đúc rút kinh nghiệm thực tiễn, xem xét những mô hình thành công để kiến nghị áp dụng trong thực tiễn tới từng điều kiện lập địa cụ thể. - Cần xây dựng rừng nhiều tầng tán, độ che phủ cao, trong đó chú ý bảo vệ và phát triển lớp thảm tươi cây bụi dưới tán rừng. Tóm lại : Khôi phục rừng phòng hộ đầu nguồn ngày nay đã trở thành nhiệm vụ không chỉ của riêng ngành lâm nghiệp mà là nhiệm vụ chung của toàn xã hội. Khu vực đầu nguồn là nơi sinh sống của hàng triệu người dân và có mối quan hệ mật thiết đối với các vùng khác nên bên cạnh những giải pháp về mặt kỹ thuật để xây dựng và khôi phục lại rừng phòng hộ đầu nguồn thì các giải pháp về mặt kinh tế, xã hội cũng chiếm một vị trí hết sức quan trọng, trong nhiều trường hợp nó quyết định đến sự thành công hay thất bại của các dự án khôi phục rừng phòng hộ đầu nguồn. Đề tài: Nghiên cứu các giải pháp tổng hợp quản lý phát triển bền vững tài nguyên nước lưu vực sông Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam Báo cáo tổng hợp kết quả khoa học công nghệ đề tài 101 II.2 Giải pháp bảo vệ đất canh tác, giảm thiểu xói mòn trên đất dốc để tăng nguồn sinh thủy, điều hòa nguồn nước II.2 .1 Đất dốc và quan điểm sử dụng đất dốc bền vững Tổng diện tích miền núi và vùng cao cả nước là 20.112.000 ha, chiếm 63% diện tích toàn quốc. Độ dốc lớn, mưa tập trung, tỷ lệ che phủ rừng thấp làm cho đất đai bị xói mòn nghiêm trọng, đất nhanh chóng mất sức sản xuất, diện tích đất xói mòn trơ sỏi đá không ngừng mở rộng. Giải pháp quản lý bền vững đất đai bao gồm tổ hợp các công nghệ, chính sách và hoạt động nhằm liên hợp các nguyên lý kinh tế xã hội với các quan tâm môi trường để đồng thời duy trì hoặc nâng cao sản lượng; giảm rủi ro sản xuất; bảo vệ tiềm năng nguồn lực tự nhiên và ngăn ngừa thoái hóa đất và nước; có hiệu quả lâu dài và được xã hội chấp nhận. Các nghiên cứu về tình hình và nguyên nhân đất bị xói mòn, thoái hóa cho rằng: hệ canh tác truyền thống trên đất dốc theo kiểu du canh gây xói mòn nghiêm trọng, rửa trôi từ 100-120 tấn đất/năm; đồng thời khẳng định hệ canh tác ruộng bậc thang và trồng cây theo băng có tác dụng giảm xói mòn rõ rệt, lượng đất bị rửa trôi chỉ còn khoảng 2-16 tấn/năm. Các nhà nghiên cứu tổng kết rằng để bảo vệ và tăng cường độ phì nhiêu của đất nên thay thế độc canh bằng một hệ thống cây trồng đa dạng, theo phương thức nông lâm kết hợp .Hệ thống cây trồng được chọn lựa đưa vào mô hình nông lâm kết hợp trong hệ sinh thái vùng đồi núi là: cây phòng hộ: muồng đen, keo dậu, so đũa, tre, mít;cây công nghiệp dài ngày: chè, cà phê, cây ăn quả, hồi, dẻ; cây công nghiệp ngắn ngày: lạc, đậu tương, đậu xanh, mía; Cây lương thực và thực phẩm: lúa cạn, ngô, cây có củ, rau các loại. Biện pháp sử dụng đất dốc có hiệu quả là một chế độ canh tác hợp lý, triệt để sử dụng nước trời, giữ ẩm cho đất, đảm bảo cho cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt II.2.2 Các biện pháp canh tác truyền thống và canh tác cải tiến Hai hệ thống canh tác truyền thống phổ biến ở miền núi là: hệ canh tác lúa nước trên ruộng bậc thang và hệ canh tác lúa nương. Hệ canh tác lúa nước trên ruộng bậc thang: ruộng bậc thang thường được làm tại những nơi có độ dốc vừa phải và nguồn nước cho phép.Năng suất lúa nước trên bậc thang rất ổn định và các biện pháp thâm canh cũng cho hiệu quả tăng sản chắc chắn. Ở các vùng bậc thang lúa nước điển hình ở miền Bắc như Sapa, Trạm Tấu, Nghĩa Lộ, Đề tài: Nghiên cứu các giải pháp tổng hợp quản lý phát triển bền vững tài nguyên nước lưu vực sông Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam Báo cáo tổng hợp kết quả khoa học công nghệ đề tài 102 Văn Chấn... lúa lai đã được mở rộng và đạt kết quả tốt. Chẳng hạn như ở Sapa, người H'mông đã trồng lúa Sán-ưu-64 trên 50% diện tích ruộng bậc thang đạt năng suất 5-6 tấn/ha (1998). Hệ canh tác lúa nương: Đây là cây chủ lực trong hệ du canh của đồng bào du cư. Diện tích lúa nương ước tính ở nước ta có khoảng 500.000ha, rải rác suốt từ Bắc chí Nam, tập trung nhất ở Tây nguyên, năng suất lúa nương rất thấp 0,7-1,7tấn/ha, hệ canh tác lúa nương có những nhược điểm hiển nhiên làm cho độ phì của đất mau cạn kiệt khả năng chống xói mòn rất kém, lượng mất đất và nước trôi trong mùa mưa đều lớn trên 52%. Đối với nương du canh với thời kỳ phát triển hiện nay cần được loại bỏ và thực hiện trồng lúa nương thâm canh , cải tiến các phương thức làm đất để chống xói mòn, bón phân cũng đã cho năng suất tăng gấp 2-3 lần hiện nay và độ che phủ tăng mạnh. Bảng 30: Hiệu quả chống xói mòn trên nương lúa (đất bazan, dốc 35%) Biện pháp Xói mòn (tấn/ha) Năng suất lúa (kg/ha) Trồng dọc dốc Trồng theo đường đồng mức Có băng muồng sợi Có mương bờ 72.2 52.1 35.0 29.5 1609 2222 2764 1993 Nguồn: Nguyễn Tử Siêm, Thái Phiên - Các biện pháp canh tác cải tiến là các biện pháp sử dụng một cơ cấu cây trồng gồm một hệ thống cây trồng với hai nhóm cây , trong đó có một hai cây chính: đem lợi ích cao và chắc chắn, dù có thể phải đầu tư lớn và thu lợi nhuận chậm; một số cây hỗ trợ đi kèm: tận dụng khoảng không, bảo vệ đất, cho sản phẩm sớm và làm tốt đất.các hệ cải tiến này đặt ưu tiên cao cho cây trồng chính là cây hàng hóa, sản phẩm chủ lực dùng để bán, như : Sắn + đậu,lạc + dứa // Chè + na dai + băng phân xanh Các mô hình cây trồng trên đất dốc Bố trí một hệ thống cây trồng trên đất dốc không chỉ nhằm khai thác đất đai, khí hậu để đạt được mục tiêu kinh tế ngắn hạn mà phải quan tâm đến việc bảo vệ nguồn tài nguyên đất, nước và môi trường sinh thái chung. + Hệ thống cây trồng du canh cổ truyền đại diện là cây trồng cây lương thực ngắn ngày ,ví dụ là cây sắn dễ trồng , năng xuất , nhưng cây sắn dễ làm xấu đất . Đề tài: Nghiên cứu các giải pháp tổng hợp quản lý phát triển bền vững tài nguyên nước lưu vực sông Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam Báo cáo tổng hợp kết quả khoa học công nghệ đề tài 103 Hình 2: Mô hình trồng sắn trên đất dốc + Hệ thống cây trồng du canh cải tiến là áp dụng chế độ luân canh với cây họ đậu với lúa nương + Các hệ thống cây trồng đất dốc canh tác liên tục yêu cầu có các hệ thống cây trồng thích hợp và các biện pháp kỹ thuật kèm theo. - Những biện pháp kỹ thuật kèm theo như: sử dụng hợp lý đất theo phân hạng : độ dốc, tầng dày lớp đất mặt, tỷ lệ đá lẫn và mục đích sử dụng ; Cấu trúc công trình: làm ruộng bậc thang, bờ cản dòng chảy, mương sườn dốccác công trình này đòi hỏi nhiều công lao động và đầu tư;Phủ đất vật liệu phủ đất có thể là rơm rạ, lá xanh, thân cây hoặc trồng cây cỏ để phủ đất dốc .Trồng dày giúp phủ kín mặt đất nhanh; Bón phân làm giàu độ phì đất cũng như nâng cao được hiệu quả kinh tế của các mô hình cây trồng.- Hàng rào xanh: xanh bằng các cây như keo dậu trên nương đồng mức, trồng cỏ thành băng đã hạn chế xói mòn đất đến mức tối thiểu ( Mô hình này được áp dụng thành công tại bản Yên Thịnh xã Tân Lang - Phù Yên - Sơn La) Đề tài: Nghiên cứu các giải pháp tổng hợp quản lý phát triển bền vững tài nguyên nước lưu vực sông Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam Báo cáo tổng hợp kết quả khoa học công nghệ đề tài 104 Hình 3: Ở những vùng đồi có nhiều đá thì xây dựng hệ thống phòng hộ bằng bờ đá là thích hợp nhất Hình 4: Xây dựng bờ đá vừa tăng diện tích cây trồng, vừa hạn chế xói mòn đất Hình 5: Trồng các loại cây họ đậu (cốt khí, keo dậu) Hình 6: Phía trên hàng cây họ đậu trồng dứa hoặc cỏ (Ghine) - Bố trí cơ cấu cây trồng hợp lý là biện pháp hết sức quan trọng để nâng cao hiệu quả sử dụng và bảo vệ đất dốc như : mô hình luân canh giữa các cây lương thực: lúa nương, ngô, sắn khá phổ biến ở nước ta ; mô hình trồng xen giữa cây trồng chính + cây phủ đất : phủ đất có thể là các loại cỏ, cây họ đậu, loại cây hàng năm hoặc lưu niên tùy yêu cầu; trồng xen giữa cây lưu niên + cây hàng năm : như chè trồng xen với cây keo dậu , ven biển trồng xen dừa với chuối; mô hình đồng cỏ trên đất dốc để chăn Đề tài: Nghiên cứu các giải pháp tổng hợp quản lý phát triển bền vững tài nguyên nước lưu vực sông Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam Báo cáo tổng hợp kết quả khoa học công nghệ đề tài 105 nuôi là mô hình canh tác khá phổ biến, tuy nhiên nếu việc chăn thả gia súc quá mức thì sẽ gây xói mòn đất nghiêm trọng, nên phối hợp trồng cỏ với cây trồng cạn. Kỹ thuật canh tác cây trồng trên đất dốc các mô hình đề xuất áp dụng. - Cây lương thực, hoa màu là cây Ngô lai: Hình7: Thước để đo đường đồng mức là thước chữ A, và 1 dây dọi được buộc từ đỉnh thước Hình 8: Người H’Mông thôn Khuổi Sáp xã Xuân Lạc - Chợ Đồn - Bắc Kạn đang sử dụng thước chữ A xác định đường đồng mức Hình 9: Nếu độ dốc 200 thì bề rộng bậc thang nhỏ, khoảng cách hai đường đồng mức từ Đề tài: Nghiên cứu các giải pháp tổng hợp quản lý phát triển bền vững tài nguyên nước lưu vực sông Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam Báo cáo tổng hợp kết quả khoa học công nghệ đề tài 106 1-2m; Nếu độ dốc 150 thì bề rộng bậc thang lớn, khoảng cách hai đường đồng mức 2-3m Hình 10: Lúa trồng trên đất dốc - Chọn các giống Ngô lai phổ biến ở miền núi chịu hạn tốt , thích hợp với miền núi, đồi trọc , trồng các giống ngô trên cần chú ý đúng quy trình kỹ thuật; Thường trồng xen hoặc gối với các cây họ đậu - Trồng các cây họ đậu (keo dậu, cốt khí) phía dưới cách bờ đá 10cm Hình 11: Mô hình ngô đồi trồng có băng cây xanh cản dòng chảy Đề tài: Nghiên cứu các giải pháp tổng hợp quản lý phát triển bền vững tài nguyên nước lưu vực sông Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam Báo cáo tổng hợp kết quả khoa học công nghệ đề tài 107 II.2.3 Một số mô hình nông lâm kết hợp. Trong những năm gần đây nhiều mô hình nông lâm kết hợp đã được sáng tạo trên vùng đồi núi trên cơ sở phát triển các mô hình truyền thống, một số mô hình sau đây tỏ ra rất thích hợp với các hộ nông dân nghèo đến trung bình: 1)Mô hình hồi trám rừng tái sinh ( Lạng Sơn) Đỉnh đồi làm rừng tái sinh, từ giữa đồi trở xuống trồng hồi , trám trồng xen với hồi . Độ che phủ đạt trên 60%, mô hình này tương đối lâu (sau 10 năm) mới cho thu hoạch nhưng cho lợi ích lâu dài. 2) Mô hình trồng chè xen hồi (Lạng Sơn). Tại nơi đất dốc 20-30o, đỉnh đồi để rừng tái sinh hoặc trồng cây rừng, từ lưng đồi trở xuống trồng hồi , giữa hàng hồi có thể trồng 2-3 hàng chè chiếm khoảng 20% diện tích, cả hai cây đều trồng vào vụ xuân. 3) Mô hình trúc sào - cây lương thực. Trúc sào trồng cần 3-4 năm mới bắt đầu cho thu hoạch khi cây cao 15-20m. Trong thời gian đó có thể trồng lúa nương hoặc sắn xen giữa cây chính. 4)- Mô hình cây lấy gỗ xen cây nông nghiệp nông dân trồng xen lúa nương hoặc sắn trong bồ đề. . 5)- Mô hình vườn rừng vầu xen cây thân gỗ, vầu đuợc trồng xen với nhiều cây gỗ và cây quả . 6) Mô hình quế- dứa- mỡ ,vỏ quế có thể cho dầu, còn gỗ dùng làm bột giấy hoặc củi. 7) Mô hình quế- cốt khí làm băng chắn. 8) Mô hình chè san- cây lương thực (Hà Giang), khoảng trống giữa cây chè có thể trồng đậu đỗ, ngô, lúa hoặc cây phân xanh trong 3-4 năm đầu, thích hợp với các tỉnh miền núi phía Bắc . 9) Sử dụng đất kiểu VAC ở miền đồi núi ,VAC là một hệ thống sử dụng tổng hợp đất và mặt nước trong đó 3 hợp phần chính: Vườn cây (V), ao (A) và chuồng gia súc (C) hỗ trợ liên hoàn nhau để cho hiệu quả cao, lâu bền. 10) Mô hình canh tác theo đường đồng mức ( Hoà Bình) Viện Khoa học và Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam chuyển giao hướng dẫn kỹ thuật tại Thanh Sơn, Piềng Vệ, Mai Châu, Hòa Bình. Mô hình thực hiện trên khu đồi Đề tài: Nghiên cứu các giải pháp tổng hợp quản lý phát triển bền vững tài nguyên nước lưu vực sông Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam Báo cáo tổng hợp kết quả khoa học công nghệ đề tài 108 hình bát úp, diện tích 3 ha, có độ dốc địa hình trung bình 17o, độ cao trung bình 500 - 600 m. Nội dung mô hình: Bố trí canh tác từ độ cao 40 m tính từ chân đồi trở xuống, khu canh tác được phân thành các bậc hình thang rộng 1-2 m, mỗi bậc thang đắp 1 mép đất cao 10-15 cm, rộng 15-20 cm. Phía trên khu vực canh tác được trồng các cây lâm nghiệp như bạch đàn, thông. Các Hình 12: Mô hình canh tác theo đường đồng mức tại Mai Châu, Hoà Bình Các cây trồng này chủ yếu là các loại rau và cây thuốc nam. Nước tưới được gánh và bơm từ hệ thống ao trữ phía dưới. Kết quả của mô hình: đơn giản, dễ triển khai ,hạn chế xói mòn rửa trôi do hệ thốn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfde_tai_nghien_cuu_cac_giai_phap_tong_hop_quan_ly_phat_trien.pdf
Tài liệu liên quan