Đề tài Nhu cầu giáo dục giới tính về sức khỏe sinh sản ở học sinh trường THPT Nguyễn Thái Bình

LỜI CAM ĐOAN 1

LỜI CẢM ƠN 2

DANH MỤC VIẾT TẮT 5

DANH MỤC HÌNH 6

DANH MỤC BẢNG 7

MỞ ĐẦU 8

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ NHU CẦU GIÁO DỤC GIỚI TÍNH CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 12

1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu 12

1.1.1. Những nghiên cứu trên thế giới 12

1.1.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam 15

1.2. Cơ sở lý luận về nhu cầu Giáo dục giới tính về chăm sóc sức khỏe sinh sản 19

1.2.1. Nhu cầu giáo dục giới tính về chăm sóc sức khỏe sinh sản 19

1.2.2. Giáo dục giới tính 29

1.2.3. Giáo dục sức khỏe sinh sản 32

1.2.4. Nội dung giáo dục giới tính 36

CHƯƠNG 2. TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 39

2.1. Tổ chức nghiên cứu 39

2.1.1. Giai đoạn 1: Nghiên cứu lí luận 39

2.1.2. Giai đoạn 2: Khảo sát thử 39

2.1.3. Giai đoạn 3: Khảo sát chính thức 41

2.2. Phương pháp nghiên cứu 44

2.2.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu 44

2.2.2. Phương pháp phỏng vấn sâu 44

2.2.3. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi 45

2.2.4. Phương pháp toạ đàm 46

2.2.5. Phương pháp nghiên cứu trường hợp 46

2.2.6. Phương pháp quan sát 47

 

docx81 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 15/02/2022 | Lượt xem: 530 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nhu cầu giáo dục giới tính về sức khỏe sinh sản ở học sinh trường THPT Nguyễn Thái Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ư trong tình yêu. Tóm lại, chúng ta có thể hiểu GDGT như sau: “Giáo dục giới tính là một quá trình giáo dục nhằm cung cấp cho các em học sinh những kiến thức về giới tính, giúp các em có nhận thức và thái độ đúng đắn với các vấn đề giới tính. Trên cơ sở đó, hình thành những quan hệ phù hợp với những chuẩn mực xã hội, chuẩn bị những kiến thức và kĩ năng cho cuộc sống tương lai” Theo các nhà nghiên cứu, để con người phát triển toàn diện phải GDGT càng sớm càng tốt, vì giới tính xuất hiện ở con người từ sớm. Tuy nhiên, lứa tuổi vị thành niên là lứa tuổi có nhiều biến động to lớn về cơ thể, đời sống tâm lý, là lứa tuổi diễn ra quá trình chín muồi tính dục. GDGT trong thời kỳ này có tác dụng to lớn trong cuộc sống của các em hiện tại cũng như sau này. Giáo dục sức khỏe sinh sản Khái niệm sức khỏe sinh sản Hội nghị quốc tế về Dân số và phát triển năm 1994 tại Cairô (ICPD) đã định nghĩa: “SKSS là trạng thái thoải mái hoàn toàn về thể chất, tinh thần và xã hội của tất cả những gì liên quan tới hoạt động và chức năng của bộ máy sinh sản, chứ không chỉ đơn thuần là không có bệnh tật hoặc tàn phế trong bộ máy đó. Điều này hàm ý, mọi người, kể cả nam và nữ đều có quyền nhận được thông tin và tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, các biện pháp kế hoạch hóa gia đình an toàn, hiệu quả, dễ dàng và thích hợp tùy theo sự lựa chọn của họ đảm bảo cho phụ nữ trải qua thai nghén và sinh đẻ an toàn, tạo cho các cặp vợ chồng những điều kiện tốt nhất để có những đứa con khỏe mạnh”. UNFPA, African Journal of reproductive Health, 2009, Sexual and Reproductive health knowledge, behavior and education Needs of In-school Adolescents in Northern Nigeria, Vol 13 Cũng trong chương trình hành động của hội nghị đã nêu rõ: “SKSS là trạng thái sung mãn hoàn hảo về thể chất, tinh thần, xã hội và không chỉ là không có bệnh tật hay không bị tàn phế về tất cả những gì liên quan tới hệ thống, chức phận và quá trình sinh sản. Như thế, SKSS có nghĩa là mọi người có thể có cuộc sống tình dục an toàn, hài lòng, họ có khả năng sinh sản, tự do quyết định có sinh con hay không, sinh con khi nào và sinh bao nhiêu con. Ngầm hiểu trong điều cuối là quyền của người đàn ông và đàn bà có thông tin, có thể tiếp cận được các biện pháp KHHGĐ an toàn, có hiệu quả, có khả năng chi trả, có thể chấp nhận được, do họ lựa chọn để điều hóa sinh sản nếu như không trái pháp luật; quyền được tiếp cận với những dịch vụ chăm sóc sức khỏe thích hợp, giúp họ dễ dàng trải qua thai nghén và sinh sản một cách an toàn, cung cấp cho họ những cơ may để họ co được những đứa con khỏe mạnh. Phù hợp với định nghĩa nói trên, chăm sóc SKSS và hạnh phúc về sinh sản, bằng cách đề phòng và giải quyết những vấn đề về SKSS. Nó cũng bao gồm cả sức khỏe tình dục, mà mục đích của nó là tăng cường cuộc sống và mối quan hệ, tư vấn và những chăm sóc liên quan đến SKSS và các BLTQĐTD”. Nội dung SKSS: - Làm mẹ an toàn, tức là đảm bảo sức khỏe cho bà mẹ, trẻ em trƣớc và sau khi sinh. - KHHGĐ nhằm đảm bảo quyền lợi của các cặp vợ chồng trong việc lựa chọn và sử dụng biện pháp tránh thai, quyền sinh con theo ý muốn, phù hợp với các nguyên tắc về phát triển kinh tế - xã hội. - Giảm tỉ lệ nạo phá thai ở tất cả các lứa tuổi sinh đẻ. - Giảm các bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản ở phụ nữ. - Phòng chống nguy cơ mắc các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, đặc biệt là HIV/AIDS. - Giáo dục giới tính rộng rãi cho thanh thiếu niên. - Điều trị và phòng chống các bệnh liên quan đến vô sinh. - Điều trị và phát hiện sớm các bệnh ung thư vú và đường sinh dục. - Chăm sóc SKSS VTN. - Thông tin giáo dục truyền thông về SKSS nhằm hướng dẫn thay đổi nhận thức và hành vi của cộng đồng. Theo Chiến lược chăm sóc SKSS Việt Nam giai đoạn từ năm 2001 đến 2010 thì SKSS bao gồm 7 vấn đề cần được ưu tiên đó là: - Quyền sinh sản. - KHHGĐ, giảm phá thai và phá thai an toàn. - Làm mẹ an toàn và chăm sóc trẻ sơ sinh. - BLTQĐTD, kể cả HIV/AIDS và vô sinh. - Phòng và chữa ung thư đường sinh sản. - Sức khỏe sinh sản vị thành niên. - Bình đẳng giới trong lĩnh vực chăm SKSS. Điều này chứng tỏ rằng, chúng ta không chỉ quan tâm đến KHHGĐ mà còn phải giải quyết nhiều vấn đề hơn nhằm bảo vệ và chăm sóc SKSS của nhân dân. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã đưa ra khái niệm tương đồng với Hội nghị quốc tế về phát triển dân số ICPD, nhưng khái niệm này là khái niệm chung nhất về sức khỏe sinh sản vào năm 1994 là: Sức khỏe sinh sản là một trạng thái hoàn hảo về mặt thể chất, tinh thần và xã hội, chứ không chỉ đơn thuần là không có bệnh tật trong mọi vấn đề liên quan đến hệ thống sinh sản và các chức năng cũng như quá trình sinh sản. Như vậy, thực chất sức khỏe sinh sản chính là sự hoàn hảo về bộ máy sinh sản, đi đôi với sự hài hòa giữa thể chất, tinh thần và xã hội UNFPA, 1998, Reproductive Health Education for young adults school-Based programs Sức khỏe sinh sản lứa tuổi THPT Khái niệm học sinh THPT Hiện nay có nhiều cách định nghĩa khác nhau về học sinh: Theo từ điển tiếng Việt: “ học sinh là người học ở bậc phổ thông”, tức là giới hạn đối tượng là những người đang học ở bậc phổ thông (tiểu học, Trung học cơ sở và Trung học phổ thông) Petorovski A.V. (chủ biên) (1982), Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm (người dịch: Đỗ Văn), NXB Giáo dục Theo từ điển Giáo dục học: “Bậc trung học trong hệ thống giáo dục phổ thông tiếp nối sau bậc tiểu học và kết thúc trước bậc đại học. Bậc trung học bao gồm từ lớp 6 đến lớp 12 và chia thành 2 cấp: cấp trung học cơ sở (THCS) gồm bốn lớp từ lớp 6 đến lớp 9, 18 cấp trung học phổ thông gồm ba lớp từ lớp 10 đến lớp 12. Học sinh bậc trung học phổ thông thuộc lứa tuổi đầu thanh niên từ 14-15 tuổi đến 17-18 tuổi. Như vậy học sinh Trung học phổ thông nằm trong độ tuổi từ 14-15 tuổi đến 17-18 tuổi, là những người đang theo học các trường THPT trong hệ thống giáo dục quốc dân. Học sinh THPT thuộc lứa tuổi vị thành niên. Ở mỗi nước khác nhau căn cứ vào những điều kiện của mình mà trong luật hôn nhân và gia đình quy định và chia tuổi VTN cũng khác nhau ở mỗi nước. Còn ở Việt Nam hiện nay, tuổi VTN theo quy định của Đoàn thanh niên là từ 15 đến 28 tuổi. Theo Vụ bảo vệ sức khỏe bà mẹ và KHHGĐ thuộc Bộ Y tế thì tuổi VTN được chia thành 2 nhóm tuổi như sau: - Nhóm 1 từ 10 – 14 tuổi - Nhóm 2 từ 15 – 19 tuổi Do mục đích và nội dung nghiên cứu của đề tài chỉ nghiên cứu trong phạm vi là học sinh THPT (lớp 10, 11) nên tôi nghiên cứu nhóm tuổi từ 16 – 17 tuổi nằm trong nhóm 2 của nhóm tuổi VTN Trong quan niện xưa vấn đề SKSS người ta cho rằng chỉ liên quan đến những người đã có gia đình, những cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ. Nhưng trên thực tế (đặc biệt là trong sự phát triển xã hội như hiện nay) ta thấy rằng, thanh thiếu niên chưa có gia đình chưa có gia đình cũng đã có quan hệ tình dục. Do đó, vấn đề SKSS VTN đã trở thành một vấn đề đang được toàn xã hội quan tâm. Trong cuộc sống hiện nay, VTN gặp rất nhiều khó khăn trong học tập, trong sinh hoạt, trong quan hệ với bố mẹ, bạn bè và trong vấn đề SKSS. Có thể thấy những khó khăn mà VTN đang phải đối mặt, đó là - Những lo lắng về thay đổi cơ thể và tâm lí. - Bối rối trước những cảm xúc nảy sinh từ tình bạn khác giới. - Băn khoăn trước câu hỏi: “Có phải tình yêu luôn đi đôi với tình dục không?”. - Nguy cơ bị xâm hại tình dục. - Lo lắng không biết mình có bị mang thai hay không, và làm thế nào để phòng tránh, nguy cơ nhiễm BLTQĐTD và HIV/AIDS. - Bị ép lấy vợ, lấy chồng sớm (tảo hôn). - Lo lắng không biết hỏi ai, tâm sự với ai về những điều băn khoăn, lo lắng mình đang gặp phải. Từ những yếu tố trên mà những người lớn, những bậc cha mẹ cần phải hiều được những khó khăn mà lứa tuổi VTN gặp phải để từ đó có sự quan tâm kịp thời. Và bản thân VTN cũng phải nhận thấy những thay đổi mạnh mẽ về thể chất cũng như tâm lí của bản thân để đối phó một cách tích cực với những tác động mạnh mẽ của môi trường xung quanh. Nội dung giáo dục giới tính Giáo dục giới tính là rất quan trọng và có ý nghĩa to lớn trong sự phát triển nhân cách con người. Vì vậy, nội dung giáo dục GDGT trước hết phải phục vụ mục đích giáo dục chung, phải có tác dụng thúc đẩy sự phát triển toàn diện nhân cách. I.X.Kon khẳng định rằng: “Dù xác định mối tương quan giữa giáo dục giới tính và giáo dưỡng giới tính như thế nào đi chăng nữa thì cả hai thứ đó đều phải tuân theo mục đích chung của giáo dục” . Kon.I.X, (1987), TLH Thanh niên, NXB TP HCM Cho nên, việc lựa chọn và xác định nội dung giáo dục giới tính phải rất thận trọng, phù hợp để có thể đạt được hiệu quả cao, nhằm đem lại cho học sinh đầy đủ kiến thức về giới tính, từ đó học sinh có những hành vi phù hợp với chuẩn mực và giá trị xã hội trong quan hệ giữa hai giới. Đặc biệt, do giới tính gắn bó mật thiết với đặc điểm xã hội, với phong tục tập quán địa phương, nên nội dung GDGT còn phải phù hợp với những điều kiện xã hội, đời sống đạo đức và phong tục tập quán của từng vùng miền khác nhau. Như vậy, việc lựa chọn nội dung GDGT phải tuân theo những yêu cầu, những nguyên tắc chung được quy định bởi mục đích, nhiệm vụ của GDGT và giáo dục toàn diện, bên cạnh đó lại phải phù hợp với đặc điểm riêng của đối tượng, phong tục tập quán, đời sống, kinh tế, xã hội Tác giả Nguyễn Thị Đoan đã đưa ra một số nguyên tắc quan trọng của giáo dục giới tính: phải được tiến hành trên nền tảng của giáo dục đạo đức, giáo dục thẩm mĩ, phải dựa trên quy luật của hoạt động tính dục, nhằm chủ động hướng dẫn sự phát triển giới tính của thế hệ trẻ theo mục tiêu đào tạo con người mới, phải phù hợp với đặc điểm đối tượng, với lứa tuổi nghề nghiệp, địa phương, phong tục tập quán Theo tác giả Bùi Ngọc Oánh thì giáo dục giới tính có thể bao gồm những vấn đề sau: Bùi Ngọc Oánh (2006) Tâm lí giới tính và giáo dục giới tính, NXB Giáo dục 1. Đặc điểm tâm sinh lý con người có những đặc điểm về sinh lý tính dục, với những hiện tượng điển hình như: sự phát triển sinh lý cơ thể, chiều cao, cân nặng, cấu trúc và chức năng của hệ cơ quan sinh dục, đời sống tình dục, kinh nguyệt, sinh nở, cho con bú, những kiến thức về sức khỏe, sinh đẻ có kế hoạch, các bệnh thông thường và bệnh lây truyền qua đường tình dục (sức khỏe sinh sản) 2. Đặc điểm giới tính về đạo đức, xã hội, thẩm mĩ như: cách cƣ xử với mọi người, với bạn khác giới, tác phong tư thế, phẩm chất đạo đức theo giới tính, quan niệm về cái đẹp, sự rèn luyện để tạo nên cái đẹp chân chính và vững bền, vấn đề chọn nghề, những vấn đề quan hệ xã hội, pháp luật liên quan đến cuộc sống gia đình như: luật hôn nhân và gia đình, tránh nhiệm của con người trong gia đình và xã hội, phương hướng rèn luyện của con người về mặt giới tính, những đặc điểm về đời sống tâm lý con người, tâm lý giới tính theo lứa tuổi 3. Những vấn đề quan hệ bạn khác giới và tình yêu nam nữ như: bản chất của tình yêu, sự cư xử trong tình yêu, xây dựng tình bạn. 4. Những vấn đề về hôn nhân và đời sống gia đình như: bản chất của hôn nhân, điều kiện để có hôn nhân hạnh phúc, cuộc sống gia đình, sự chuẩn bị cho cuộc sống gia đình, cách xây dựng một gia đình hạnh phúc. Như vậy, những nội dung giáo dục giới tính theo tác giả là rất rộng lớn, bao gồm nhiều vấn đề khác nhau. Những nội dung này sẽ được lựa chọn giảng dạy cho phù hợp với từng lứa tuổi, trong đó đặc biệt thận trọng khi xác định chương trình và nội dung giảng dạy những chủ đề có “tính nhạy cảm” như: tình dục, tình yêuNgoài ra còn phải tính đến dư luận của phụ huynh, xã hội ở từng vùng miền khác nhau. Với mỗi thời kỳ lứa tuổi, có đặc điểm tâm sinh lí đặc trưng cho từng lứa tuổi đó, việc GDGT cũng cần phải dựa trên cơ sở này để xây dựng chương trình, nội dung cho phù hợp. Có như vậy mới góp phần thực hiện tốt hoạt động giáo dục này, cũng như thực hiện tốt mục đích giáo dục là đào tạo con người toàn diện. Việc xây dựng nội dung GDGT theo chương trình giáo dục phổ thông đã được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học, nhiều công trình nghiên cứu thống nhất rằng cần có chương trình GDGT theo từng lứa tuổi, từng cấp học, đặc biệt nhấn mạnh GDGT cho vị thành niên. TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Tính khoa học của đề tài chỉ có ý nghĩa khi thông qua việc tổ chức và thực hiện các phương pháp nghiên cứu. Tổ chức nghiên cứu Để có thể chứng minh được giả thuyết khoa học của đề tài, nhằm tìm hiểu thực trạng nhu cầu GDGT của học sinh ở Thăng Bình Quảng Nam hiện nay, đề tài tiến hành tổ chức nghiên cứu theo 3 giai đoạn: Giai đoạn 1: Nghiên cứu lí luận Mục đích của việc nghiên cứu lí luận là hệ thống hoá một số vấn đề lí luận cơ bản về nhu cầu GDGT, bao gồm tổng quan nghiên cứu về giới, giới tính, giáo dục giới tính, nhu cầu, nhu cầu GDGT, đặc điểm học sinh THPT để từ đó xác định giả thuyết nghiên cứu về nhu cầu GDGT. Phương pháp nghiên cứu lý luận chủ yếu là phương pháp nghiên cứu tài liệu. Phương pháp này bao gồm các giai đoạn như phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá và khái quát hoá lý thuyết, cũng như những nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước đã được đăng tải trên các sách báo và tạp chí về các vấn đề liên quan đến nhu cầu GDGT cho học sinh THPT. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, đề tài xác định nội dung cho nghiên cứu thực tiễn. Việc lựa chọn các yếu tố để khảo sát trong nghiên cứu thực tiễn dựa vào kết quả tổng hợp phần nghiên cứu lý luận. Phần lý luận tập trung chủ yếu vào các lý thuyết về nhu cầu gắn liền với độ tuổi học sinh THPT về GDGT. Giai đoạn 2: Khảo sát thử Mục đích của khảo sát thử là xác định sự phù hợp với độ tin cậy của bảng hỏi (phiếu trưng cầu) và tiến hành chỉnh sửa các câu hỏi không đạt yêu cầu, từ đó hình thành và chuẩn hoá các phương pháp xử lý kết quả. Các đối tượng trong khảo sát thử là 30 học sinh THPT, và 3 giáo viên THPT ở huyện Thăng Bình. Trong giai đoạn khảo sát thử, phương pháp toạ đàm được áp dụng để tập hợp và tham khảo ý kiến cho việc thiết lập bảng hỏi. Ngoài ra phương pháp phân tích tài liệu, văn bản cũng được sử dụng để thu thập thêm những thông tin cần thiết. Chúng tôi thực hiện khai thác thông tin về nhu cầu GDGT trên 30 học sinh THPT. Sau đó đối chiếu với nội dung rút ra từ nghiên cứu lý luận, các yếu tố cần khảo sát trong thực tiễn được xác định rõ nét hơn. Sau khi các bảng hỏi được tập hợp, kết quả được xử lý bằng chương trình SPSS trong môi trường Window, phiên bản 20.0. Trong phần này, chúng tôi sử dụng 02 kĩ thuật thống kê ứng dụng phân tích dữ liệu trong các khoa học xã hội là phân tích độ tin cậy của bảng hỏi bằng phương pháp tính hệ số Alpha. Độ tin cậy là hệ số tương quan của tỷ lệ trả lời đúng/sai giữa các lần đo lường bằng các thang đo lường tương đương. Một thang đo lường được coi là đáng tin cậy khi ta thực hiện những phép đo liên tiếp trên cùng một chủ thể, trong cùng những điều kiện như nhau và ta đều thu được kết quả giống nhau và kết quả có tính bền vững. Để tính độ tin cậy của thang đo chúng tôi sử dụng phương pháp tính hệ số Alpha Cronbach. Kết quả tính độ tin cậy Alpha Cronbach trong các câu hỏi của phiếu trưng cầu ý kiến (bảng hỏi) cho thấy những câu hỏi trên đều có giá trị alpha cho phép. Trên cở sở xác định độ tin cậy, đồng thời tham khảo ý kiến của một số chuyên gia nghiên cứu về nhu cầu GDGT, chúng tôi đã chỉnh sửa và hoàn thiện một số câu hỏi nhằm nâng cao độ tin cậy của thang đo và phù hợp với đối tượng nghiên cứu. Bảng hỏi được lập ra và sử dụng trong điều tra chính thức. Giai đoạn 3: Khảo sát chính thức Đây là giai đoạn tìm hiểu thực trạng nhu cầu GDGT của học sinh THPT, từ đó đƣa ra kết luận và đề xuất của nghiên cứu. Chúng tôi chọn mẫu nghiên cứu xuất phát từ những căn cứ sau: - Xuất phát từ mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài nhằm tìm hiểu thực trạng nhu cầu GDGT của học sinh THPT. - Căn cứ vào đặc điểm của khách thể nghiên cứu là học sinh THPT, ở độ tuổi từ 16-18. - Căn cứ vào thực trạng GDGT ở các trường THPT trên địa bàn huyện Thăng Bình. Xuất phát từ những căn cứ trên, chúng tôi chọn mẫu để điều tra chính thức như sau: - Địa bàn nghiên cứu: Đề tài được tiến hành nghiên cứu ở Trường Trung Học Phổ Thông Nguyễn Thái Bình – Thăng Bình – Quảng Nam. Huyện Thăng bình Quảng Nam đang trên đà phát triển rất mạnh mẽ về kinh tế-văn hoá-xã hội, đặc biệt là vê du lịch, hàng chục các dự án lớn nhỏ đã và đang được đưa vào hoạt động nên đời sống người dân ngày được nâng cao, học sinh trên địa bàn thành phố có điều kiện thuận lợi để học tập và tiếp cận với những nguồn thông tin mới mẻ, phong phú. Tuy nhiên, bên cạnh sự phát triển mạnh về mặt kinh tế, văn hoá, xã hội, du lịch thì các tệ nạn xã hội cũng ngày càng gia tăng, lối sống, đạo đức của một bộ phận thanh thiếu niên suy đồi như: sống buông thả, yêu sớm, quan hệ tình dục sớm, mang thai ngoài ý muốnVì vậy, trong những năm qua các cấp, các ngành chức năng của thành phố tăng cường việc GDGT cho thanh niên, đặc biệt là học sinh THPT. Từ những điều trên, chúng tôi đã lựa chọn một số trong 5 trường THPT trên địa bàn huyện Thăng Bình làm địa bàn nghiên cứu. - Khách thể nghiên cứu: Chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu trên 250 học sinh khối lớp 10,11, 20 giáo viên và 20 phụ huynh học sinh tại THPT Nguyễn Thái Bình trong đó bao gồm: 120 học sinh khối lớp 10 (10/1 đến 10/8) và 130 học sinh khối lớp 11(11/3 đến 11/11). Đề tài chúng tôi tập trung nghiên cứu nhu cầu GDGT của học sinh THPT, vì vậy nhóm khách thể học sinh là nhóm khách thể chính của đề tài, được chúng tôi lựa chọn theo phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên. Đặc điểm của khách thể trong nghiên cứu này được thể hiện cụ thể trong bảng dưới đây: Bảng 2. 1. Một số đặc điểm của khách thể nghiên cứu Đặc điểm Số lượng % Giới tính Nam 112 44,8% Nữ 138 55,2% Khối lớp 10 120 48% 11 130 52% (Nguồn: Tác giả tổng hợp từ số liệu khảo sát, 2020) Số khách thể còn lại là: giáo viên và phụ huynh học sinh của trường THPT Nguyễn Thái Bình mà chúng tôi lựa chọn nghiên cứu. Những ý kiến của họ giúp cho kết quả nghiên cứu của chúng tôi có độ tin cậy và khách quan hơn. Cụ thể: Nhóm khách thể giáo viên là những người tham gia công tác GDGT trong nhà trường 15 giáo viên (trong đó có 5 giáo viên nam và 10 giáo viên nữ). Nhóm khách thể là cha mẹ học sinh được lựa chọn một cách ngẫu nhiên với sự giúp đỡ của các giáo viên trong trường. Trường THPT Nguyễn Thái Bình ở huyện Thăng bình được chúng tôi lựa chọn nghiên cứu đều đã tiến hành công tác GDGT cho học sinh theo 02 hình thức: lồng ghép vào các môn học khác như: sinh học, địa lý và giáo dục công dân và tổ chức học ngoại khoá về GDGT cho học sinh. Theo khảo sát thực tế của chúng tôi, hình thức học ngoại khoá hiện nay là hình thức chủ yếu để GDGT cho học sinh ở trường THPT Nguyễn Thái Bình. Mỗi một chương trình GDGT, nhà trường tổ chức 2-3 buổi học ngoại khoá tuỳ theo điều kiện của từng trường và tổ chức lần lượt cho từng khối lớp (từng năm học sẽ tổ chức thay phiên nhau ở mỗi khối). Đội ngũ tham gia công tác GDGT trong trường THPT hiện nay là: một số cán bộ giáo viên trong trường, chưa trường nào có đội ngũ giáo viên chuyên về lĩnh vực GDGT. Như vậy, nhóm khách thể học sinh mà chúng tôi lựa chọn nghiên cứu đều là đối tượng đã được nhà trường trang bị những kiến thức về giới tính, tình dục. Cách thức tiến hành: Trong giai đoạn điều tra chính thức,chúng tôi tiến hành điều tra bằng bảng hỏi 250 học sinh (lớp 10, 11) ở trường THPT Nguyễn Thái Bình . Hình thức chúng tôi tiến hành là: gặp gỡ những người được điều tra, phát bảng hỏi cá nhân, hướng dẫn cách trả lời và thu lại bảng hỏi khi đã trả lời xong. Ngoài ra, chúng tôi tiến hành phỏng vấn sâu một số giáo viên trong trường THPT, phụ huynh học sinh. Yêu cầu của chúng tôi khi điều tra là người được trả lời bảng hỏi cũng như phỏng vấn phải trong trạng thái tỉnh táo, vui vẻ, chấp nhận việc trả lời. Để thuận lợi và đảm bảo chính xác, khách quan cho việc điều tra chúng tôi giới thiệu và hướng dẫn bảng hỏi hoặc nội dung cần phỏng vấn sâu, sau đó dành cho người được hỏi có khoảng thời gian nhất định để trả lời. Qua việc sử dụng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, phỏng vấn sâu, làm ca chúng tôi thu được những thông tin khách quan về khách thể nghiên cứu. Những phiếu điều tra thu được và nội dung các phỏng vấn sâu có tương đối đầy đủ những thông tin cần thiết được chúng tôi sử dụng làm dữ liệu chính phân tích và được trình bày trong đề tài. Những dữ liệu thu được bằng những phương pháp nghiên cứu khác nhau đƣợc chúng tôi sử dụng phương pháp thống kê toán học để phân tích. Phương pháp nghiên cứu Để giải quyết các nhiệm vụ của đề tài, chúng tôi sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp nghiên cứu tài liệu Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi đã tìm hiểu, tổng hợp, khái quát cũng như phân tích nhiều tài liệu khác nhau có liên quan đến vấn đề này nhằm hình thành nên cơ sở lí luận cho đề tài của mình. Những tài liệu chúng tôi tìm hiểu và nghiên cứu có nội dung tập trung vào vấn đề nhu cầu của học sinh THPT về GDGT. Cụ thể những tài liệu này bao gồm: một số công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước xung quanh vấn đề nhu cầu GDGT về SKSS của học sinh THPT. Bên cạnh đó là một số công trình, những bài viết được đăng tải trên các sách báo, tạp chí, internet Để nghiên cứu, phân tích và nhằm phát hiện về nhu cầu GDGT về SKSS của học sinh THPT, chúng tôi sử dụng phương pháp phân tích, hệ thống hoá, khát quát hoá tư liệu. Nguồn tư liệu tập trung vào các vấn đề: Các lý thuyết về giới, giới tính, GDGT, SKSS, nhu cầu; Các đặc điểm của học sinh THPT. Từ việc phân tích văn bản, tài liệu, chúng tôi xác định nội hàm một số khái niệm cơ bản: giới, giới tính, giáo dục giới tính, nhu cầu, nhu cầu giáo dục giới tính. Mặt khác, đề tài đã xác định những nội dung cơ bản liên quan đến nhu cầu GDGT về SKSS của học sinh THPT. Đây là cơ sở để chúng tôi xây dựng công cụ nghiên cứu thực tiễn cho đề tài của mình (bảng hỏi, câu hỏi phỏng vấn sâu). Phương pháp phỏng vấn sâu Phương pháp này nhằm thu thập thêm thông tin về một số vấn đề liên quan đến nhu cầu giáo dục giới tính của học sinh THPT trên những trường hợp cụ thể nhằm lý giải cho kết quả nghiên cứu. Chúng tôi phỏng vấn trực tiếp một số học sinh đại diện cho các khách thể trong điều tra bảng hỏi và cán bộ, giáo viên trong trường. Nội dung phỏng vấn được chúng tôi chuẩn bị trước tập trung vào những vấn đề chính mà luận văn cần tìm hiểu. Cụ thể: Đối với học sinh:Nhận thức của học sinh về giáo dục sức khỏe sinh sản, Nhận thức của học sinh về mức độ quan trọng của giáo dục sức khỏe sinh sản , Hiểu biết của học sinh về các vấn đề SKSS,Thái độ và hành vi tham gia của học sinh đối với chương trình giáo dục sức khỏe sinh sản trong trường THPT,Mức độ tham gia Đối với cán bộ giáo viên: đánh giá về sự cần thiết của môn GDGT với học sinh; đánh giá về nội dung, hình thức GDGT cho học sinh, thực trạng tham gia học môn GDGT của học sinh, ý kiến về việc đưa nội dung, hình thức và phương pháp GDGT vào nhà trường THPT Khi phỏng vấn sâu, chúng tôi tiến hành gặp gỡ và trực tiếp phỏng vấn sâu từng khách thể. Bên cạnh những nội dung phỏng vấn đã được chuẩn bị từ trước, chúng tôi cũng chuẩn bị hình thức phỏng vấn theo ngữ cảnh, theo nội dung khách thể đề cập đến. Trong quá trình phỏng vấn, bên cạnh việc ghi chép các ý chính chúng tôi còn ghi âm lại cuộc phỏng vấn. Bộ câu hỏi phỏng vấn được trình bày ở phần phụ lục của luận văn. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi Đây là một trong những phương pháp chính được sử dụng để thu thập thông tin phục vụ cho đề tài nghiên cứu. Phiếu điều tra được xây dựng cho những khách thể là học sinh THPT. Bảng hỏi gồm câu xoay quanh những vấn đề sau (bộ câu hỏi được trình bày chi tiết ở phần phụ lục của luận văn): Để đảm bảo tính khách quan trong nghiên cứu, chúng tôi thực hiện khảo sát theo cách: đến gặp gỡ trực tiếp với khách thể nghiên cứu, làm quen, giới thiệu mục đích và hướng dẫn cách trả lời bảng hỏi, đợi lấy lại bảng hỏi khi đã có đầy đủ thông tin. Chúng tôi tiến hành điều tra viết tại lớp trong khoảng thời gian từ 45-50 phút tương đương với 1 tiết học của học sinh THPT. Trong quá trình thu thập số liệu, chúng tôi nhận thấy ở học sinh sự hợp tác và nhiệt tình tham gia trả lời bảng hỏi. Quá trình thực hiện phương pháp điều tra bảng hỏi được thực hiện theo 3 giai đoạn chính là: thiết kế bảng hỏi, khảo sát thử, điều tra chính thức. Mỗi giai đoạn có mục đích và nội dung cụ thể khác nhau. Phương pháp toạ đàm Sử dụng phương pháp này chúng tôi đã trao đổi, hỏi thêm học sinh nhằm thu thập thêm một số thông tin vấn đề nghiên cứu. Những nội dung mà chúng tôi tiến hành trao đổi với học sinh là: sự hiểu biết của các em về những kiến thức giới tính, tình dục; vai trò của môn GDGT đối với học sinh THPT; những mong muốn của học sinh về môn GDGTChúng tôi thực hiện các buổi trao đổi với từng nhóm học sinh (từ 3 - 4 em) vào những giờ trống, giờ sinh hoạt và 15 phút đầu giờ. Ngoài ra, chúng tôi trao đổi với 15 bậc cha mẹ học sinh THPT tại địa bàn nghiên cứu, để hiểu được suy nghĩ của họ về vấn đề GDGT ở trường THPT, cũng như về việc họ cung cấp những kiến thức giới tính cho con em mình. Nhờ phương pháp này, chúng tôi đã bổ sung thêm những dữ liệu, làm rõ hơn về nhu cầu GDGT của học sinh THPT. Phương pháp nghiên cứu trường hợp Chúng tôi sử dụng phương pháp này

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxde_tai_nhu_cau_giao_duc_gioi_tinh_ve_suc_khoe_sinh_san_o_hoc.docx
Tài liệu liên quan