Đề tài Những giải pháp hoàn thiện hệ thống mạng lưới bán hàng sản phẩm của công ty TNHH Việt Thắng

Lời mở đầu 1

Chương I: Những cơ sở lý luận về mạng lưới bán hàng 3

1.1. Những vấn đề cơ bản về hệ thống mạng lưới bán hàng. 3

1.1.2. Vai trò hệ thống mạng lưới bán hàng trong hoạt động Marketing của công ty. 4

1.1.3. Các dòng chảy trong mạng lưới Marketing . 6

1.1.4. Chức năng của mạng lưới bán hàng. 9

1.2. Cấu trúc mạng lưới bán hàng (mạng lưới Marketing). 11

1.2.1. Khái niệm. 11

1.2.2. Phân loại mạng lưới bán hàng. 11

1.2.2.1. Phân loại mạng lưới bán hàng theo mức độ trung gian. 11

1.2.2.2. Phân loại mạng lưới bán hàng theo mức độ liên kết. 14

1.2.3. Các thành viên của mạng lưới bán hàng. 17

1.3.Những nội dung cơ bản về tổ chức và quản lý mạng lưới bán hàng. 20

1.3.1. Tổ chức (thiết kế) mạng lưới . 20

1.3.1.1. Thị trường mục tiêu và việc thiết kế mạng lưới . 20

1.3.1.3. Chiến lược Marketing và thiết kế mạng lưới . 24

1.3.2. Tuyển chọn thành viên mạng lưới . 24

1.3.2.1. Tìm kiếm danh sách các thành viên mạng lưới nhiều tiềm năng. 25

1.3.2.2. Các tiêu chuẩn lựa chọn thành viên mạng lưới . 25

1.3.3. Quản lý mạng lưới bán hàng. 26

1.3.3.1. Khuyến khích các thành viên mạng lưới . 26

1.3.3.2 Đánh giá hoạt động của các thành biên mạng lưới . 28

CHƯƠNG II : Thực trạng mạng lưới bán hàng của Công ty TNHH Việt Thắng 30

 

doc89 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1163 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Những giải pháp hoàn thiện hệ thống mạng lưới bán hàng sản phẩm của công ty TNHH Việt Thắng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iêu hao nguyên vật liệu với từng lọai sản phẩm phòng kế hoạch kinh doanh xây dựng định mức kế hoạch tiêu hao nguyên vật liệu . Nhà máy sản xuất: Sản xuất các chủng loại sản phẩm theo đúng các chỉ tiêu, định mức và kế hoạch mà công ty đã đề ra. Bộ phận cơ điện Quản lý và tiến hành sửa chữa đột xuất, định kỳ hệ thống điện, máy móc trong công ty . Bộ phận kiểm định KCS: Giám sát việc kiểm tra các định mức kỹ thuật của các loại thành phẩm cho phép hay không cho phép nhập kho thành phẩm. 2.3. Công tác quản lý tài chính của công ty - Hình thức tổ chức bộ máy kế toán Hình thức tổ chức kế toán hiện nay mà công ty áp dụng là hình thức kế toán tập trung. Hình thức này công ty chỉ có một phòng kế toán duy nhất để thực hiện toàn bộ công tác kế toán ở công ty. Công ty có 04 chi nhánh ởThành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bắc Ninh và Quảng Nam. Định kỳ chuyển về phòng kế toán tài vụ công ty để kiểm tra và ghi sổ kế toán. Tại phòng kế toán tài vụ của công ty thực hiện việc ghi sổ kế toán tổng hợp, sổ kếtoán chi tiết và toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh ở tất cả các đơn vị bộ phận trong công ty Sơ đồ 10: Bộ máy kế toán tập trung của công ty Việt Thắng Trưởng phòng tài vụ (kế toán trưởng) Kế toán tổng hợp Kiêm kế toán TSCĐ Kế toán 04 Chi nhánh Kế toán Vật tư hàng hoá Kế toán ngân hàng Kế toán Doanh thu công nợ Kế toán thanh toán Thủ quỹ Phòng kế toán có 10 nhân viên, toàn bộ đặt dưới sự chỉ đạo của trưởng phòng kiêm kế toán trưởng. Phòng tài vụ lập chứng từ căn cứ trên các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, kiểm tra chứng từ vào các sổ chi tiết và sổ nhật ký tổng hợp, cuối kỳ báo cáo kế toán tổng hợp lập báo cáo chung toàn công ty. * Kế toán trưởng: Có nhiệm vụ hướng dẫn chế độ, thể lệ kế toán tài chính cho mọi nhân viên. Kiểm tra phân tích kế toán tài chính, ký duyệt các chứng từ liên quan đến hợp đồng kinh tế. Tổ chức việc ghi chép, phản ánh chính xác, trung thực kịp thời toàn bộ hoạt động theo quy định của chế độ kế toán. Báo cáo quyết toán cho năm tài chính cùng Giám đốc lập kế hoạch tài chính cho năm tiếp theo. Bên cạch đó kế toán trưởng còn có nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc trong việc ký kết các hợp đồng kinh tế * Kế toán tổng hợp: Làm nhiệm vụ tổng hợp các báo cáo theo quy định nhà nước. Định kỳ khi nhận chứng từ sổ sách của các phần hành kế toán gửi lên có nhiệm vụ nhập dữ liệu vào máy tính kịp thời, chính xác để tờ đó làm cơ sở cho việc tổng hợp cũng như báo cáo tài chính. Ngoài ra kế toán tổng hợp làm phần hành tài sản cố định và tính giá thành sản phẩm * Kế toán thanh toán: Làm nhiệm vụ theo dõi tình hình thu chi tiền mặt. Lập các phiếu thu chi hạch toán chính xác các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, thu hồi tạm ứng thực hiện việc theo dõi nộp thuế GTGT tại đơn vị. Hàng ngày tiến hành ghi sổ vào nhật ký thu chi tiền mặt và lên nhật ký chứng từ số 01 và bảng kê số 01. Căn cứ tên bảng chấm công mà phòng hành chính cung cấp tính toán lương và các khoản phải nộp báo cáo cho kế toán tổng hợp. * Kế toán vật tư: Căn cứ vào nhập xuất của phòng kế hoạch kinh doanh theo dõi tình hình nhập - xuất - Tồn kho vật tư đưa vào sổ chi tiết và lên nhật ký chứng từ. Cuối tháng lập bảng phân bổ vật tư số 03 và tính giá thành vật từ số 04. * Kế toán ngân hàng: có nhiệm vụ lập và chuyển các chứng liên quan đến việc thanh toán qua ngân hàng như chuyển khoản, tiền vay (nội tệ, ngoại tệ) theo dõi sự biến động tỷ giá hối đoái để kịp thời cung cấp thông tin cho cấp trên và có biện pháp thực hiện việc lưu chuyển tiền tệ một cách hợp lý. Cuối kỳ lên bảng kê số 02 và bảng kê số 04 và nhật ký chứng từ số 02. * Kế toán doanh thu và công nợ: Theo dõi tình hình bán hàng tại công ty và trên hoá đơn bán hàng của phòng kinh doanh xác định công nợ của khách hàng, chủ động đề xuất với kế toán trưởng trong việc thu hồi công nợ (trả chậm, khó đòi). Căn cứ vào chứng từ lên nhật ký số 08. * Thủ quỹ: chiụ trách nhiệm thu chi hàng ngày đảm bảo thu đúng thu đủ, ghi chép chính xác hàng ngày kết sổ đối chiếu việc thu chi với kế toán tiền mặt, thực hiện kiểm quỹ và báo cáo ngày. * Kế toán 4 chi nhánh: Ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại 4 chi nhánh, cuối kỳ gửi báo cáo về phòng tài vụ công ty. II. Tình hình hoạt động của công ty trong những năm gần đây 1. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm gần đây: Bảng 1: Kết quả sản xuất kinh doanh các năm 2000-2003 Đơn vị tính: VNĐ Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm2002 Năm2003 Tổng doanh thu 88.080.018.775 90.182.624.961 115007.529.517 130.505.703.827 Doanh thu thuần 88.080.018.775 90.182.624.961 115007.529.517 130.505.703.827 Giá vốn bán hàng 82.841.347.094 83.340.451.836 110.160.381.430 125.107.129.615 Lợi nhuận gộp 5.238.671.681 6.842.173.125 4.847.148.037 5.398.57.4212 Chi phí bán hàng 2.892.950.073 2.902.710.903 3.438.629.096 3.864.214.506 Chi phí quản lý công ty 1.541.122.739 2.702.892.288 4.367.680.306 4.752.595.058 Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh 504.498.869 1.236.565.937 -3.004.161.635 -3.883.893.955 Thu nhập hoạt động tài chính 0 1.219.074.876 4.761.404.657 4.989.217.353 Chi phí hoạt động tài chính 0 1.364.015.259 881.782.425 665.658.603 Lợi nhuận trước thuế 287.505.757 716.795.287 875.096.917 1.105.323.398 Thuế thu nhập công ty 71.762.689 179.189.821 218.774.229 276.330.849 Lợi nhuận sau thuế 251.288.068 537.569.466 656.322.688 828.992.539 Nguồn:phòng kế toán Biểu đồ 1: So sánh doanh thu trong 3 năm 2001-2003 Đơn vị: (1000đồng) Doanh thu thuần của công ty tăng rất nhanh trong 4 năm từ 2000 đến 2003: từ mức tổng doanh thu năm 2000 là 88.080.018.775 đồng đến 130.505.703.827 đồng năm 2003 tăng 48%. Doanh thu của năm 2002 tăng so với năm 2001 là 24.5%,năm 2003 tăng so với năm 2002 là 8,45%. Qua đó phản ánh tình hình kinh doanh của công ty là có hiệu quả, doanh thu tăng đều theo từng năm. Sức mua của thị trường tăng, phạm vi tiêu thụ sản phẩm của công ty lớn, các chiến lược kinh doanh của công ty là hợp lý, tạo ngày càng nhiều niềm tin ở người tiêu dùng. Mặc dù trong 2 năm 2002 và 2003 sản xuất kinh doanh của công ty không tốt. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh năm 2002 là -3.004.161.635 năm 2003 là -3.883.893.955 tuy nhiên xét lợi nhuận thu được của công ty vẫn tăng đèu qua các năm năm 2000 chỉ đạt mức lợi nhuận là : 251.288.068 đến năm 2003 đã là 828992539 tăng 229,9% do sự tăng nhanh của các hoạt động tài chính. Tuy nhiên các loại chi phí: Chi phí bán hàng, chi phí quản lý công ty... cũng tăng nhanh. Chi phí bán hàng năm 2003 so với năm 2000 tăng 33,6%, chi phí quản lý công ty tăng 208,4% Điều này có thể giải thích là do công ty mở rộng sản xuất. Tình hình tài chính của công ty hiện nay là lành mạnh thể hiện ở nhiều chỉ tiêu như: Các nguồn vốn và tài sản đều được cân đối, không có khoản nợ thuế hoặc các khoản nộp đọng chuyển từ năm nay sang năm khác, các khoản tiền lương, tiền thưởng của công nhân viên đều thanh toán đầy đủ, kịp thời, không có khoản nợ cán bộ nhân viên, có tích lũy. Chỉ số về khách hàng dùng sản phẩm của công ty không ngừng tăng lên, hàng hóa bán ra đa dạng và tăng nhanh. Số khách hàng thắc mắc về chất lượng sản phẩm giảm thiểu, nhiều khách hàng động viên chất lượng sản phẩm tốt . Số khách hàng gắn bó nhiều năm với Việt Thắng tăng. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty qua 3 năm Qua tình hình số liệu trên ,ta thấy công ty đã có nhiều biện pháp tăng doanh thu, tăng lợi nhuận thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với nhà nước và không ngừng nâng cao đời sống CB- CNV Góp phần ổn định và phát triển của công ty trong tình hình cạnh tranh gay gắt hiện nay. Hợp tác kinh doanh với các hãng nước ngoài có thế mạnh và tiên tiến nhất về sản phẩm hàng hóa, và tiềm lực trong kinh doanh thông qua hợp đồng kinh tế nhập khẩu những nguyên liệu thuốc BVTV thuốc kích thích sinh trưởng có chất lượng tốt nhất Trong những năm qua và hiện nay cơ sở đã tập tìm hiểu, cải tiến để sản phẩm sản xuất ra những sẩn phẩm thuốc BVTV tiên tiến chất lượng cao, đã đáp ứng nhu cầu đa dạng về chủng loại mẫu mã và chất lượng. Với nhiệm vụ là một đơnvị sản xuất kinh doanh phục vụ cho sự phát triển của nền nông nghiệp nước nhà trong những năm qua công ty đã không ngừng đổi mới công nghệ ,mở rông trao đổi buôn bán, với các hãng trên thế giới. Cụ thể hàng năm công ty đã nhập nguyên liệu đầu vào củấcc hãng hoá chất nổi tiếng trên thế giới như:takeda-Meiwa, Mitsubishi, Nichimen...Kim ngạch nhập khẩu nguyên liệu cũng tăng dần qua các năm: Bảng 2: Tổng giá trị nhập khẩu các năm 2000-2003 Đơn vị :USD Năm 2000 2001 2002 2003 3 tháng đầu năm 2004 Giá trị (USD) 3.578.272 5.488.029 5.501.130 5.955.039 1.108.258 Số lượng (tấn) 780 800 815 823 Nguồn: Phòng nhập khẩu Điều này chứng tỏ lượng hàng của công ty cung ứng ra thị trường ngày càng tăng hàng của công ty ngày càng được bà con nông dân tin dùng. Biểu đồ 2: So sánh tình hình nhập khẩu nguyên liệu Đơn vị: USD trong 3 năm 2001-2003 Tổng kim ngạch nhập khẩu của công ty năm 2002 tăng so với năm 2001 là %,năm 2003 tăng so với năm 2002 là %,phản ánh sự phát triển của công ty đối với thị trường tiêu thụ.Sản phẩm của công ty làm ra ngày một nhiều do nhu cầu tiêu thụ tăng. Các mặt hàng chủ yếu của công ty: - Thuốc trừ sâu: Bestox 5EC Kayazianon 40EC, 50EC Delfin WG Cypermap 25EC, 10EC Bassa 50EC - Thuốc trừ bệnh: Đaconil 75WG Kasai 21,2WP Validacil 3L, 5L Zineb 80WP - Thuốc trừ cỏ: Machete 60EC Comic 41SL Trong đó thuốc vi sinh và có nguồn gốp vi sinh là 50%.Sản phẩm của công ty năm 1999 đã đạt giải khuyến khích trong cuộc thi chất lượng Việt Nam . Sở dĩ công ty vẫn phải nhập nguyên liệu của nước ngoài là vì ở nước ta hiện nay vẫn chưa sản xuất được nguyên liệu thay thế, các sản phẩm nhập từ các nước phát triển ít có tác động xấu đến môi trường cũng như đối với sức khoẻ của con người. Do có sự tín nhiệm với khách hàng cho nên việc cung ứng của nước ngoài được đều đặn theo đúng kế hoạch. Trong năm 2003 công ty đã nhập nguyên liệu theo số liệu thể hiện trong bảng số sau: Bảng 3: Tình hình nhập nguyên liệu của Công ty năm 2003 Tên nguyên liệu nhập Số lượng(kg) Thành tiền(1000đ) Thuốc trừ sâu 481.630 38.762.627 -Kayazinon 65.120 9.657.269 -Cypermap 29.500 6.884.308 -Bassa 80.000 6.746.002 Đip 180.000 1.330.021 Sathongshuang 30.000 3.056.940 Cyperkill 42.000 4.024.070 Bestox 40.000 5.768.405 Delfin 15.010 4.295.592 * Thuốc trừ bệnh 316.604 38.779.589 Kasai 96.000 11.873.559 Đaconil 18.100 8.208.346 Zineb 60.000 4.573.847 Valiadacin 25.360 15.208.900 Phụ gia: 26144 1.903.860 Validamy 60.000 1.332.596 A.Tlox 9.000 1.410.784 Vali bột 7.000 1.086.571 Sulfat Cu 5.000 1.155.062 * Thuốc trừ cỏ 44.400 4.042.057 Machete 29.400 2.896.033 Cosmic 15.000 1.146.024 Nguồn: Phòng nhập khẩu *Hàng hoá bảo vệ thực vật nhập 20.000 1.631.485 Cần nhiều nguyên liệu đầu vào đồng nghĩa với việc sản xuất được mở rộng. Số lượng lao động của công ty cũng tăng lên theo từng năm. Bảng 4: Tình hình nhân lực của Công ty các năm 2000-2003 Đơn vị: người Năm 2000 2001 2002 2003 Số lượng lao động 147 165 174 189 Nguồn: Phòng Tổ chức - Hành chính Ngoài ra số lượng lao động còn tăng lên trong thời vụ.Đời sống của cán bộ công nhân viên công ty cũng ngày càng được nâng lên: Bảng 5: Thu nhập bình quân của CBCNV các năm 2000-2003 Đơn vị: đồng Năm 2000 2001 2002 2003 Thu nhập bình quân đầu người /tháng 1.409.921 1.452.925 1.721.765 1.834.347 Nguồn: Phòng Tổ chức - Hành chính Từ năm 2000 đến năm 2003 thu nhập bình quân đầu người một tháng tăng từ 1.409.921 lên 1.834.347 tăng khoảng 30,1%. Đây là một mức tăng khá cao khẳng định sự nỗ lực của toàn thể ban lãnh đạo công ty cũng như toàn bộ công nhân viên công ty. 2. Trách nhiệm với môi trường xã hội. Công ty đã xây dựng luận chứng bảo vệ môi trường và đã đuợc bộ khoa học công nghệ và môi trường phê duyệt; cơ sở đã đầu tư thực hiện theo phương án đã duyệt. Là một ngành kinh doanh đòi hỏi phải tiếp xúc với một số loại hoá chất nhất định nên công ty đã có những chế độ , những quy định cụ thể cho nhân viên của mình về an toàn lao động cũng như bảo vệ môi trường xung quanh. Tất cả công nhân đều được trang bị bảo hộ lao động cần thiết và phải tuân thủ nghiêm ngặt những quy định về an toàn lao động. Công ty đã đầu tư hàng trăm triệu đồng vào việc xây dựng hệ thống xử lý nước thải. Đầu tư xây dựng một ao thả bèo tây rộng 1.500 m2 để xử lý nước thải lần cuối cùng trước khi thoát ra ngoài. Đầu tư sửa chửa nâng cấp toàn bộ nhà sản xuất , nhà kho ... Công ty đã thường xuyên tự kiểm tra nội bộ và nhờ các cơ quan chưc năng kiểm tra, giúp đỡ. 3. Thực hiện nghĩa vụ với nhà nước Trong những năm qua Công ty đã thực hiện tốt nghĩa vụ nộp ngân sách đối với nhà nước và tăng dần qua các năm được thể hiện ở bảng số liệu sau: Bảng 6: Tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước các năm 2000-2003 Đơn vị tính: VND Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 Thuế 5.114.459.782 5.418.365.182 5.542.764.884 5.642.374.502 1.GTGT hàng bán nội địa 581.318.323 703.443.714 764.254.884 1.340.090.378 2.GTGT nhập khẩu 4.430.696.222 4.504.211.111 4.527.882.256 3.992.328.202 3. TNDN 71.762.689 179.189.821 218.774.229 276330849 4. Nhà đất 1.067.220 1.067.220 1.067.220 1.067.220 5.Thuế khác + các khoản phải nộp khác 29.615.328 30.453.316 30.786.315 32.557.853. Nguồn: Phòng Kế toán Tổng giá trị mà công ty đã nộp cho nhà nuớc trong những năm qua là tương đối đáng kể .Tăng dần đèu qua các năm :năm 2000 nộp 5.114.459.782 năm 2003 nộp 5.642.374.502 tăng 10,3%. Các khoản thuế phải nộp tăng dần qua các năm trong đó phần thuế giá tri gia tăng nhập khẩu và thuế nhập khẩu thấp nhất năm 2003 cũng chiếm tới 70,8%. Điều này đồng nghĩa với việc nhucầu sản xuất của công ty ngày càng cao tuy nhiên nó cũng có nghĩa là sự phụ thuộcvào ngày càng lớn vào sự cung ứng của các hãng nước ngoài.thuế thu nhập công ty cũng tăng năm 2003 tăng khoảng 26,3% so với năm 20002. Với những đóng góp đáng kể vào ngân sách nhà nước công ty đã 2 lần nhận được bằng khen của thủ tướng chính phủ (năm 2001 và 2002), 3 lần nhận bằng khen của Bộ Tài chính (các năm 1999,2000,2003). 4. Một số thuận lợi và khó khăn mà công ty Việt Thắng đang gặp phải 4.1. Thuận lợi - Về thị trường Hiện nay công ty Việt Thắng có một thị trường đầu vào rất đa dạng những nhà cung ứng của công ty Việt Thắng là các hãng nổi tiếng trên thế giới như Takeda - Meiwa, Mitsubishi và công ty Nichimen đặc biệt công ty còn ký được những hợp đồng độc quyền cung ứng sản phẩm có chất lượng cao với giá cảcạnh tranh với các hãng trên tại thị trường Việt Nam. Đây là một lợi thế quan trọng của công ty so với các đối thủ cạnh tranh khác - Về thị trường đầu ra: Hiện nay công ty đã có quan hệ rất tốt đối với các khách hàng trên toàn quốc, bà con nông dân rất tin dùng sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật của công ty. Cụ thể công ty đã đạt được giải khuyến khích cuộc thi chất lượng hàng Việt Nam chất lượng cao năm 1999 do người tiêu dùng bình chọn. Đặc biệt công ty có những quan hệ mật thiết với các trang trại lớn ở các tỉnh phía bắc để cung ứng thuốc bảo vệ thực vật 4.2. Những khó khăn Trong cơ chế thị trường là cạnh tranh khốc liệt, diễn ra thường xuyên, liên tục giữa các công ty về chất lượng giá cả khách hàng ... nhằm đạt mục đích kinh doanh của mình . Đó luôn luôn là một thách thức đối với sự thành công của công ty . Do công ty kinh doanh mặt hàng mang tính chất thời vụ do vậy công ty cần một lượng vốn lớn để nhập nguyên liệu dữ trữ do vậy rất khó khăn huy động vốn. Phải vay ngân hàng lượng vốn lớn trả lãi vay nhiều ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh Do mở rộng thị trường cả nước rất khó khăn cho công ty trong việc theo dõi và thanh toán công nợ với các đại lý. Tình hình sâu bệnh, mùa màng, thời tiết, thiên tai, ảnh hưởng đến sản xuất, đời sống và sức tiêu thụ của nông dân, do vậy ảnh hưởng tới việc tiêu thụ sản phẩm hàng hóa. Năng lực trình độ quản lý còn hạn chế chưa đáp ứng những đòi hỏi đối với sự phát triển nhanh của công ty. Do thị trường rộng lớn đồng nghĩa với các khoản chi phí sản xuất kinh doanh còn cao chi phí vận chuyển... - Các chi phí quản lý, chi phí bán hàng vẫn còn cao. III: Thực trạng mạng lưới bán hàng của Công ty TNHH Việt Thắng 1. một số đặc điểm và thực trạng thị trường của công ty tnhh Việt Thắng Trong nền kinh tế thị trường viêc chiếm lĩnh thị trường và mở rọng thị trườngbao giờ cũng là mục tiêu đươc quan tâm nhièu nhất. Đối với ngành sản xuất thuốc bảo vệ thực vật thì vấn đề thị trường càng trở nên câp thiết hơn bao giờ hết, trước khi bước vào ngưỡng cửa của một thời kỳ phát triển mới. Công ty tnhh việt thắng là đơn vị sản xuất kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật nên thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty chủ yế là thị trường trong nước và tâp trung ở những vùng nông thôn, những nơi có nông nghiệp phát triển. Hiện nay công ty đã xây dựng dược cho mình một thị trường rộng lớn, thị trường của công typhân bổ rộng khắp trên toàn quốc, trải dài từ bắc vào nam. Để phân tích thị trường của công ty trước tiên chúng ta đi phân tich tổng hợp từng nhóm khu vực thị trường như sau. Bảng7: Tổng hợp doanh thu theo từng nhóm thị trường của công ty qua các năm Đơn vị:1000đ Nhóm thị trường Năm 2000 Tỉ trọng Năm 2001 Tỉ trọng Năm 2003 Tỉ trọng M bắc 40129880 45,6 40140175 44,5 58294530 44,7 MBT bộ 5474179 6,2 6364551 7,1 3523200 2,7 NTBộ-T nguyên 5891259 6,74 7022953 7,8 10833842 8,3 M nam 36584697 41,5 36654944 40,6 57854129 44,3 Tổng 88080018 100 90182625 100 130505704 100 Nguồn: phòng kinh doanh Qua bảng số liệu trên bảng7 ta thấy doanh thu tiêu thụ ở hai khu vực thị trường đó là Miền bắc và Miền namchiếm tỉ trọng rất lớn trong tổng doanh thu của công ty còn hai khu vực thị trường bắc trung bộ và nam trung bộ-tây nguyên chiếm tỉ trọng rất nhỏ trong tổng doanh thu của công ty. Nguyên nhân là do miền nam và miền bắc là hai vùng có nền sản xuất nông nghiệp phát triển mạnh nhất nước ta với hai vựa lúa lớn nhất nước ta đó là đồng bằng sông hồng và đồng bằng sông cửu long. Miền bắc là thị trường truyền thống gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của công ty. Mức tiêu thụ ở thị trường này chiếm tỉ trọng cao trong tổng doanh thu của công ty và có sự tăng lên ổn định qua các năm. năm 2003 doanh thu bán hàng của công ty tại khu vực này là:58294530000 tăng 18164650000 so với năm 2000 đây là một mức tăng khá cao đièu nàychứng tỏ tình hình tiêu thụ của công ty ở khu vực thị trường này là rất tốt. ậ thị trường này công ty đã thiêt lâp dược nhiều khách hàng chuỳen thống . Bắc trung bộ: khu vực thị trường này có sự biến đổi phức tạp doanh thu ở khu vực này rất thấp và có xu hướng giảm trong nhưng năm gần đâycụ thể năm 2003 doanh số của công ty ở khu vực này chỉ đạt: 3523200000 giảm: 1950979000 so với năm 2000. việc giảm sút này là do trong những năm gần đây ở khu vực này thường xuyên xảy ra bão lụt, thiên tai đã ảnh hương đén công tác tiêu sản phẩm của công ty Nam trung bộ và tây nguyên: ở khu vực thị trường này tình hình tiêu thụ sản phẩm của công tycũng rất tốt, khả năng thâm nhập thị trường là rất tốt biể hiện là doanh số tiêu thụ ở khu vực này có sự tăng lên rất nhanh cụ thể từ năm 2000 đén năm 2003 doanh thu tại khu vực này tăng: 4942583000 mức tăng là: 83,9%, một mức tăng kỷ lục đây là dấu hiệu cho thấy đây hứa hẹn sẽ là thị trường lớn của công ty trong tương lai. Dây là thị trương mới của công ty trong những năm vừa qua công ty đang chú ý đến việc mở rộng và phát triển thị trường ở khu vực này vì vậy doanh thu tiêu thụ ở khu vực này tăng lên rất nhanh. Miền nam: đây cũng là thị trường mới của công ty do vậy tốc độ tăng trưởng doanh thu bán hàng của công ty ở khu vực này là rất cao khả năng thâm nhập và làm quen với thị trường lát đáng kể thể hiện là doanh thu tieu thụ sản phảm tăng nhanh cụ thể năm 2003 tăng so với năm 2000 là: 21269151000 đạt mức tăng trưởng: 58,1% một mức tăng rất cao . diều này có thể nói đây là khu vực thị trường có nhu cầu sử dụng thuốc bảo vệ thực vật mạnh và nhu cầ đó có xu hướng tăng mạnh. 2 Thực trạng hệ thống mạng lưới bán hàng tại Công ty TNHH Việt Thắng 2.1. Tầm quan trọng của hệ thống mạng lưới Marketing tại Công ty TNHH Việt Thắng Một yếu tố rất quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh là tiêu thụ sản phẩm. Sản phẩm được tiêu thụ tốt, nhanh, gọn sẽ đảm bảo cho vòng quay của Công ty được nhanh và hiệu quả từ sản xuất tới các hoạt động của các phòng ban. Việc tạo lập và nhìn nhận vai trò, tầm quan trọng của hệ thống mạng lưới bán hàng sản phẩm tại Công ty TNHH Việt Thắng được bắt đầu từ năm 1999. Trước đây công tác tiêu thụ sản phẩm được quan tâm song để có một định nghĩa, một khái niệm về mạng lưới bán hàng theo quan điểm Marketing là điều rất mờ nhạt tại Công ty. Từ năm 1999, sau khi đã nghiên cứu và có nhìn nhận cơ bản về Marketing, Công ty đã có những thay đổi lớn. Việc thành lập hệ thống mạng lưới bán hàng theo quan điểm Marketing đã giúp Công ty có những chiến lược, những bước đi vững vàng trong sự nghiệp kinh doanh của mình. Sản phẩm của Công ty luôn được cung cấp đầy đủ, sẵn sàng tới người tiêu dùng. Từ khi tạo dựng hệ thống mạng lưới Marketing phù hợp, doanh thu của Công ty tăng vượt trội. Năm 2003 doanh thu đạt 130.505.704 (tr.đ), mức tăng trưởng đạt 46%. Mặt khác, hoạt động quản lý, kiểm soát của Công ty với những người tham gia trong hệ thống mạng lưới bán hàng cũng được trọn vẹn, đầy đủ và chuyên nghiệp, hiệu quả hơn. 2.2thực trạng mạng lưới bán hàng của công ty Nhận thấy tầm quan trọng và lợi thế của việc thiết lập hệ thống mạng lưới bán hàng hiệu quả, Công ty đã không ngừng nghiên cứu thiết lập và từng bước hoàn thiện hệ thống mạng lưới bán hàng của mình dựa trên những căn cứ sau: - Dựa vào thị trường mục tiêu của Công ty: Hầu hết các sản phẩm của Công ty đến với bà con vùng nông thôn, miền núi, những tỉnh xa địa bàn Công ty nên yêu cầu hệ thống mạng lưới bán hàng dài. Mặt khác, những vùng thị trường nông nghiệp phát triển, Công ty cũng phải thiết lập những cấu trúc mạng lưới phù hợp, khác biệt so với thị trường nông nghiệp chậm phát triển, nhỏ lẻ. - Dựa vào đặc tính sản phẩm: sản phẩm của Công ty thường là sản phẩm nhỏ, khối lượng nhỏ, dễ chuyên chở, thời hạn sử dụng dài ngày. Chỉ có một số sản phẩm yêu cầu cao về điều kiện bảo quản. - Căn cứ vào khả năng tài chính của Công ty: Tùy thuộc vào khả năng tài chính của mình mà Công ty thiết lập hệ thống mạng lưới bán hàng phù hợp. Tuy nhiên, thời gian đầu điều kiện tài chính của Công ty rất eo hẹp. Điều kiện tài chính liên quan trực tiếp đến hoạt động quản lý Công ty dành cho các thành viên mạng lưới . Ngoài ra còn dựa vào đặc điểm mạng lưới của đối thủ cạnh tranh, đặc điểm các trung gian, đặc điểm của môi trường kinh tế, môi trường chính trị, luật pháp... Xuất phát từ những căn cứ đó, Công ty đã thiết lập cho mình hệ thống cấu trúc mạng lưới như sau: Mô hình 4: Mô hình các kiểu cấu trúc mạng lưới bán hàng hiện hành tại Công ty TNHH Việt Thắng Công ty Chi nhánh Cửa hàng 3 Cửa hàng 2 Cửa hàng 1 Đại lý Bán buôn Bán lẻ Hộ gia đình Đại lý Bán lẻ Hộ gia đình Đại lý Ng. tiêu dùng Ng. tiêu dùng Phương thức 4 Phương thức 3 Phương thức2 2 Phương thức4 1 Ghi chú: Quan hệ trực tiếp Quan hệ phối hợp Sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật vừa phục vụ khách hàng là các hộ gia đình, vừa phục vụ khách hàng là các tổ chức trồng trọt, trang trại lớn. Vì thế, người tiêu dùng được sử dụng ở dây vừa là các hộ gia đình, vừa là các tổ chức. Phương thức 1: Đây là hình thức Công ty bán sản phẩm trực tiếp cho người tiêu dùng. Loại mạng lưới này thường ít được sử dụng, khách hàng tham gia vào cấu trúc mạng lưới này chủ yếu là hộ gia đình, các tổ chức có hình thức trồng trọt lớn, trang trại trồng trọt và được chuyên môn hóa bán trực tiếp cho người tiêu dùng là cửa hàng số 1. Phương thức 2: Công ty đưa sản phẩm của mình đến tay người tiêu dùng qua các tổ chức bán lẻ, các tổ chức này trực thuộc và chịu sự quản lý, điều tiết của Công ty. Hoạt động của hệ thống mạng lưới này cũng tương đối mạnh đứng sau sự hoạt động của cấu trúc mạng lưới thứ 3. Phương thức 3: sản phẩm của Công ty được bán qua đại lý rồi đại lý cung cấp cho người bán lẻ để bán hàng đến tay người tiêu dùng. Cũng có thể đại lý cung cấp trực tiếp cho người tiêu dùng. Với việc sử dụng loại mạng lưới này, khả năng bao phủ thị trường lớn hơn, hoạt động giao tiếp của các cửa hàng đơn giản hơn. Phương thức 4: Loại mạng lưới này dài, vì thế sử dụng nhiều đối với các tỉnh xa, các tỉnh miền núi, những nơi mà công ty không thể trực tiếp tiêp tiếp xúc và bán hàng cho bà con nông dân. Trước năm 2000, công tác bán hàng của Công ty còn chồng chéo, mạnh ai lấy làm, trăm hoa đua nở, cạnh tranh tự do, cạnh tranh giữa các cửa hàng,các đại lý, cạnh tranh giữa các tiếp thị trong Công ty với nhau (dưới sự dàn xếp của trưởng phòng thị trường) nhưng việc phân chia thị trường và dàn xếp của trưởng phòng chưa thể giải quyết được những vấn đề lớn do đó dẫn đến lãng phí, vận chuyển chồng chéo giữa các khu vực như “da báo”. Việc

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docA0002.doc
Tài liệu liên quan