Đề tài Những giải pháp nhằm thực hiện điều kiện cho vay thế chấp bảo đảm bằng tài sản thế chấp tại Ngân hàng liên doanh Lào - Việt Chi nhánh Hà Nội

 

I. Khái quát cho vay của Ngân hàng thương mại 3

1.Khái niệm và vai trò hoạt động cho vay 3

1.1. Khái niệm 3

1.2. Vai trò 4

2. Phân loại các khoản cho vay 7

2.1. Theo thời hạn cho vay 7

2.2. Theo lĩnh vực đầu tư 8

2.3. Theo mức độ đảm bảo 9

2.4. Theo phương pháp hoàn trả 10

2.5. Theo thành phần kinh tế 10

3. Các hình thức bảo đối vật 11

3.1. Thế chấp tài sản 11

3.1.1. Tài sản được dùng làm thế chấp 11

3.1.2. Tài sản không được dùng làm thế chấp 12

3.2. Cầm cố tài sản 12

3.2.1. Những tài sản được dùng để cầm cố 13

3.2.2. Những tài sản không được dùng để cầm cố 13

3.2.3. Kỹ thuật nghiệp vụ cầm cố 13

4. Ý nghĩa của tín dụng trong hoạt động của Ngân hàng 14

4.1. Đối với Ngân hàng 14

4.2. Đối với khách hàng 15

II. Nhu cầu vay vốn và các điều kiện vay vốn của Ngân hàng 15

1. Nhu cầu về vốn và vay vốn 15

1.1. Tầm quan trọng về vốn đối với doanh nghiệp 15

1.2. Nhu cầu về vốn của Ngân hàng và vai trò tín dụng Ngân hàng đối với doanh nghiệp 16

2. Điều kiện vay vốn của Ngân hàng 19

3. Quy định chung về cho vay có tài sản thế chấp 21

4. Định giá và mức cho vay theo tài sản thế chấp 22

4.1. Yêu cầu thế chấp 22

4.2. Định giá tài sản thế chấp 23

4.3. Xác định mức cho vay 24

4.4. Ký kết hợp đồng và quản lý tài sản thế chấp 24

 

Chương II: Thực trạng vay vốn và đảm bảo điều kiện vay vốn của doanh nghiệp tại Ngân hàng liên doanh Lào-Việt (Chi nhánh Hà Nội)

 

I. Khái quát quá trình hình thành và phát triển về Ngân hàng liên doanh Lào-Việt (chi nhánh Hà nội) 26

1. Hoàn cảnh ra đời và những thuận lợi khó khăn đòi hỏi tập thể ban lãnh đạo NHLD Lào-Việt phải nổ lực vượt qua 26

2. Tình hình kinh doanh trong những thời gian qua 29

2.1. Nguồn vốn huy động 29

2.2. Hoạt động sử dụng vốn 32

II. Thực trạng thế chấp tài sản và xử lý tài sản thế chấp trong hoạt động cho vay của Ngân hàng liên doanh Lào-Việt 33

1. Thực trạng thế chấp tài sản trong hoạt động cho vay 33

2. Quy trình xử lý tài sản thế chấp 40

2.1. Về nguyên tắc xử lý thế chấp tài sản 40

2.2. Về hình thức xử lý thế chấp tài sản 42

III. Đánh giá những mặt đạt được và tồn tại trong hoạt động thế chấp tài sản và xử lý tài sản tại Ngân hàng liên doanh Lào-Việt 44

1. Những mặt đạt được 44

2. Những mặt còn tồn tại 46

 

Chương III: Giải pháp và kiến nghị về điều kiện vay vốn của Ngân hàng liên doanh Lào-Việt (Chi nhánh Hà Nội) 53

I. Giải pháp đối với Ngân hàng liên doanh Lào-Việt 53

1. Giải pháp mở rộng tín dụng đảm bảo tài sản thế chấp 53

2. Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng 56

II. Một số kiến nghị về vấn đề thế chấp tài sản 58

1. Đối với Nhà nước và cơ quan pháp luật 58

1.1. Nhà nước nhanh chóng chấn chỉnh và đồng bộ hoá các bộ luật-văn bản về “Thế chấp và phát mại tài sản ” 58

1.2. Cần có chính sách ưu tiên cho việc xử lý tài sản thế chấp 60

1.3. Cần ban hành quy định cụ thể rõ ràng về các biện pháp đảm bảo thực hiện hợp đồng tín dụng (thế chấp, cầm cố, bảo lãnh) 61

2. Đối với Ngân hàng liên doanh Lào-Việt 62

2.1. Ngân hàng liên doanh Lào-Việt nên xây dựng một biểu giá cho phù hợp để làm căn cứ cho cán bộ tín dụng đánh giá 63

2.2. Cụ thể hoá và hướng dẫn các quy chế về bán đấu giá tài sản thế chấp của Ngân hàng 64

2.3. Phân tích và đánh giá chính xác giá trị tài sản thế chấp để đảm bảo an toàn vốn vay 66

2.4. Nên coi thế chấp tài sản là một bộ phận cấu thành nguyên tắc tín

dụng 67

2.5. Phân tích và quản lý rủi ro trong thế chấp tài sản để đảm bảo tín

dụng 68

2.6. Tham gia bảo hiểm tín dụng 69

2.7. Cần chủ trọng hơn nữa trong công tác đào tạo cán bộ tín dụng

Ngân hàng 70

Kết luận 72

Tài liệu tham khảo 73

 

 

doc70 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1200 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Những giải pháp nhằm thực hiện điều kiện cho vay thế chấp bảo đảm bằng tài sản thế chấp tại Ngân hàng liên doanh Lào - Việt Chi nhánh Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2 8.430 4.900 216,21 390,53 231,31 21,45 183,46 296,55 169,71 107,29 183,24 354,55 174,90 160,60 2.Cho vay T&D hạn Trong đó: TNHH DNNN Khác Trong đó: Nội tệ Ngoại tệ 21.175 6.720 10.643 3.812 14.265 6.910 17.560 6.220 9.640 1.700 13.520 4.040 24.160 7.450 12.210 4.500 16.843 7.317 20.810 7.050 11.210 2.550 14.043 6.767 56.390 15.210 28.300 12.880 38.456 17.934 49.368 14.308 26.210 8.850 14,09 10,86 14,72 18,05 18,07 5,89 233,40 204,16 231,78 286,22 228,32 245,10 Tổng cộng 99.809 63.310 272.810 91.069 478.380 67.050 230,3 403,11 (Nguồn báo cáo kết quả kinh doanh tín dụng Ngân hàng ) *Doanh số cho vay: Qua thời gian hoạt động doanh số cho vay tăng 378.571triệu đồng tức là tăng hơn 4 lần. Đây là một cố gắng lớn đối với Ngân hàng mới thành lập. Riêng năm 2001 doanh số cho vay từng trưởng nhanh đều từ các khách hàng lớn như: C/ty XD số 2 VINACONEX 3.506.450 triệu, C/ty XD và phát triển hạ tầng 1.201.650 triệu. *Loại tiền cho vay: Năm 2000 cho vay bằng ngoại tệ đạt 29,74% trên tổng vốn đầu tư. Nguyên nhân cho một tỷ lệ thấp này, Năm 2001 cùng với sự ổn định dần của tài chính tiền tệ vốn cho vay bằng ngoại tệ tăng 230.786 triệu đồng, chiếm 30,72% tổng vốn đầu tư. giải thích cho sự tăng trưởng đó chính là việc Ngân hàng luôn hỗ trợ hoạt đông cho vay xuất nhập khẩu giữa hai nước Lào-Việt. *Các thành phần kinh tế và lĩnh vực đầu tư: Ngân hàng cho vay chủ yếu là doanh nghiệp Nhà nước, doanh số cho vay cũng như dư nợ của khu vực quốc doanh bao giờ cũng chiếm trên 89% thậm chí còn tới 95% như năm 2001. Sở dĩ bởi doanh nghiệp Nhà nước có ưu thế là không phải thế chấp, cầm cố. Dư nợ tăng nhanh và tập trung vào thành phần kinh tế quốc doanh. Đây cũng là chủ trương của Ngân hàng liên doanh Lào-Việt là đầu tư cho các doanh nghiệp Nhà nước, vào một số ngành công nghiệp mũi nhọn có tính chất sống còn của đất nước. Dư nợ của công ty TNHH, cổ phiếu còn hạn chế vì không đáp ứng đẩy đủ điều kiện về thế chấp và thiếu phương án khả thi. Dư nợ tư nhân chủ yếu là thế chấp. II.Thực trạng thế chấp tài sản và xử lý tài sản thế chấp trong hoạt động cho vay của Ngân hàng liên doanh Lào-Việt. 1.Thực trạng thế chấp tài sản trong hoạt động cho vay Hiện nay, thế chấp tài sản của các Ngân hàng thương mại nói chung và thế chấp tài sản để vay vốn của Ngân hàng liên doanh Lào-Việt nói riêng là một trong những biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong các giao dịch dân sự, giao dịch kinh tế được các văn bản pháp luật của Nhà nước quy định thực hiện. ở nước Việt nam từ nhiều năm qua trong từng giai đoạn khác nhau, tuy từng mức độ khác nhau, hình thức thế chấp tài sản đã tồn tại khách quan trong các giao dịch dân sự-kinh tế đã góp phần thúc đẩy sự phát triển các quan hệ kinh tế. Những năm gần đây và hiện nay, nên kinh tế Việt Nam phát triển theo hướng nền sản xuất hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý vĩ mô của Nhà nước, các quan hệ kinh tế của các thành phần kinh tế phát triển mạnh mẽ, phức tạp. Việc tổ chức kinh tế ngoài quốc doanh thế chấp tài sản để vay vốn của Ngân hàng liên doanh Lào-Việt để đầu tư phát triển sản xuất là phù hợp với quy luật phát triển kinh tế của nước Việt Nam. Do đó, việc thế chấp tài sản là một thực tế khách quan là yêu cầu cần thiết nhằm bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của bên thế chấp cũng như bên nhân thế chấp trong giao dịch dân sự giao dịch kinh tế. Như chúng ta đã biết kinh tế ngoài quốc doanh là khu vực kinh tế đa dạng và phong phú, phát triển rộng khắp trên nhiều lĩnh vực như: tiêu thủ công nghiệp, công nghiệp, thương mại dịch vụ... tồn tại dưới nhiều hình thức như doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã và tổ sản xuất, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty xuất nhập khẩu, công ty hợp doanh các tổ sản xuất. Bằng chính sách lãi suất công bằng đối với tất cả các thành phần kinh tế, trong những thời gian qua Ngân hàng liên doanh Lào-Việt đã không ngừng mở rộng địa bàn hoạt động đầu tư vốn cho các đơn vị kinh tế ngoài quốc doanh, đây là môi trường rất sôi, đầy tiềm năng chưa được khai thác triệt để có hiểu quả, nhưng đây cũng là thị trường đầy phức tạp, luân tiềm ẩn những vấn đề đầy bức xúc, rủi ro, lừa đảo, kinh doanh bất chính. Đầu tư vào vốn khu vực kinh tế này, nếu không có những giải pháp hữu hiệu sẽ dẫn tới nợ quá hạn, nợ khó đòi, thầm chí bị mất vốn. Bởi phần lớn các đơn vị kinh tế ngoài quốc doanh với mục tiêu đó. Phần lớn họ không chấp hành đầy đủ chế độ kế toán, thông tin báo cáo, nếu có chăng cũng chỉ là những con số để làm thủ tục vay vốn Ngân hàng như: dư án sản xuất kinh doanh luận chứng kinh tế kỹ thuật, các báo cáo tài chính... đều là những con số ghi trên giấy tờ thường có khoáng cách do với thực tế hoạt động của các doanh nghiệp. Mặt khác, sự năng động của một số đơn vị kinh tế ngoài quốc doanh thường đồng nghĩa với sự táo bạo, xem thường pháp luật, sử dụng vốn vay sai mục đích nên dễ đưa Ngân hàng thành nạn nhân cảu những món nợ khó đòi. Chính vì vậy, việc chấp hành một cách nghiêm túc các nguyên tắc bảo đảm an toàn tín dụng, dịch vụ nhanh chóng thuận tiện và chính xác được Ngân hàng liên doanh Lào-Việt đặt tên hàng đầu. Tại Ngân hàng liên doanh Lào-Việt trong những thời gian qua việc đầu tư vào khu vực kinh tế khả có hiệu quả gắn liện với bảo toàn vốn. Đạt được điều đó là nhờ Ngân hàng biết kết hợp nhiều giải pháp, vừa có ý nghĩa thực tiến vừa có ý nghĩa khoa học. Trước hết cán bộ tín dụng phải tuyệt đối tôn trọng nguyên tắc và quy trình tín dụng, chấp hành nghiệm ngặt mọi quy chế tín dụng kinh tế. Mỗi món cho vay cán bộ tín dụng đều phải thực hiện chặt chẽ quy trình tín dụng, đó là kiểm soát trước, trong và sau khi cho vay. Mặt khác, công tác thẩm định khách hàng được tiến hành từ nhiều phía, nhiều luồng thông tin. Đây là thông tin quan trọng nhằm nâng cao chất lượng tín dụng, khả năng đảm bảo tiền vay phụ thuộc rất lớn vào khu thẩm định này. khi giao tiền cho người vay, quyền sử dụng tiền hoàn toàn phụ thuộc vào người vay, vì vậy việc thẩm định khách hàng để đưa ra một quyết định đúng đắn cho vay hay không là bước rất quan trọng và chính nó sẽ hạn chế được rủi ro lớn nhất trong kinh doanh. Trong quá trình thẩm định cán bộ ở Ngân hàng liên doanh Lào-Việt thường chủ trọng vào thẩm định khả năng vay nợ tức là thẩm định năng lực pháp lý của người đi vay, từ cách pháp nhân và thể nhân, sự trung thực và uy tín của người vay, họ có sắn sàng trả nợ cho Ngân hàng hay không. trong đó, thẩm định khả nằn trả nợ bao gồm thẩm định hiệu quả của món vay và tài sản thế chấp. Việc xem xét hiệu quả của món vay bao giờ cũng quan trọng nhất. Khả năng tạo ra lợi nhuận của món vay phụ thuộc vào khả năng sản xuất, khả năng tiêu thụ và chất lượng sản phẩm dịch vụ, nhu cầu thị hiếu, kinh nghiệm điều hành của doanh nghiệp. Để kiểm trả được những vẫn đề này, cán bộ tín dụng đã xuống tận cơ sở sản xuất tìm hiểu năng lực sản xuất, quy mô doanh nghiệp, nhu cầu về sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường, hợp đồng và sổ sách giao hàng có chặt chẽ không. Ngoài ra, cán bộ tín dụng còn thẩm định tình hình kinh doanh của người vay để nắm chắc hơn tình hình sản xuất kinh doanh và tính đích thực của các pháp nhân hay thể nhân. Về việc sử dụng các hình thức đảm bảo các tín dụng thì trong điều kịn hiện nay, hợp động của các đơn vị kinh tế rất đa dạng và phức tạp, lại tiềm ẩn rủi ro nên Ngân hàng Lào-Việt chỉ thực hiện hợp đồng tín dụng khi khách hàng có đầy đủ các yêu cầu về tài sản đảm bảo, tức là Ngân hàng cho vay dưới các hình thức sau: -Hình thức thế chấp tài sản -Hình thức cầm cố tài sản -Hình thức bảo lãnh -Hình thức tín chấp, cầm cố Trong hình thức trên thì chủ yếu Ngân hàng liên doanh Lào-Việt chỉ áp dụng cho vay tín chấp và thế chấp cụ thể như sau Bảng 3: Phân loại các hình thức bảo đảm tiền vay tại Ngân hàng liên doanh Lào-Việt năm 2001 Hình thức bảo đảm Món vay Doanh số Số món Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng 1.Thế chấp 2.Tín chấp 3.Bảo lãnh 4.Cầm cố 65 215 15 35 19,69% 65,15% 4,46% 10,7% 92.256 286.672 32.746 66.706 19,29% 59,93% 6,85% 13,93% Tổng 330 100% 478.380 100% Nhìn vào bảng ta thấy hình thức cho vay có thế chấp chiếm tỷ trọng nhỏ cả về số món vay (19,69%) và doanh số cho vay (19,29%). Nguyên nhân chủ yếu là do chính sách của Ngân hàng tập trung vào khu vực kinh tế quốc doanh 100% các doanh nghiệp Nhà nước quan hệ với Ngân hàng dưới hình thức tín chấp. Các công ty lớn với doanh số cho vay đến hàng chục tỷ đồng cũng được Ngân hàng sử dụng phương thức này. hình thức cầm cố cũng tương đối phát triển. Khách hàng cầm cố nhiều nhất là số tiết kiệm tại Ngân hàng là các giấy tờ có giá khác sau đó là các đông sản. cho vay có bảo lãnh ít về số món và doanh số cho vay. Hình thức bảo lãnh chỉ là bảo lãnh bằng uy tín của người bảo lãnh mà không có tài sản bảo đảm. thế chấp chiếm tỷ trọng rất nhỏ một phần do Ngân hàng ít quan hệ vơí thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, một phần do mới thành lập nên chưa đủ cán bộ tín dụng sâu sắc trên toàn bộ các lĩnh vực. Khác với các Ngân hàng khác doanh số cho vay có bảo đảm bằng thế chấp luôn chiếm tỷ trọng lớn. *Các loại tài sản được thế chấp tại Ngân hàng: Theo qui đinh của pháp luật và nghị định đảm bảo tiền vay số 178/2000/ NĐ-CP và thông tư hướng dẫn số 06/2001/TT-NHNN1(Việt Nam) và Quy định của quốc hội Lào Số 011/QH và luật đảm bảo tiền vay bằng tài sản số 07/94/CP-Lào ngày14/10/1994, Ngân hàng được nhận thế chấp bằng nhà ở, quyền sử dụng đất và các tài sản liên quan đến quá trình sản xuất kinh doanh như dây chuyền máy móc thiết bị... nhưng loại tài sản được thế chấp tại Ngân hàng lại rất nhèo nàn. khách hàng thế chấp ở đây chủ yếu bằng nhà cửa, dây chuyền máy móc thiết bị và ô tô... Bảng 4: Cơ cấu các loại tài sản thế chấp tại Ngân hàng liên doanh Lào-Việt năm 2001 Đơn vị: triệu đồng Hình thức bảo đảm Món vay Doanh số Số món Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng 1.Thế chấp 65 56,52% 68.700 65,06% -Nhà cửa, vật kiến trúc -Đất đai -Dây chuyền MM -Hàng hoá 23 20 9 13 19,99% 17,39% 7,83% 11,30% 28.350 23.050 7.250 10.050 26,85% 21,83% 6,87% 9,52% 2.Cầm cố 35 30,44% 27.400 25,95% -Xe ô tô, Xe máy -Số tiết kiệm -Trái phiếu, kỳ phiếu 24 7 4 20,87% 6,09% 3,48% 16.800 8.200 2.400 15,91% 7,77% 2,27% Bảo lãnh 15 13,04% 9.500 8,99% Tổng cộng 115 100% 105.600 100% Như vậy trong bản thân việc cho vay có bảo đảm bằng tài sản thế chấp tài sản cũng được sử dụng nhiều. Thực tế cho thấy nhà ở, đất đai là hình thực tài sản dùng để thế chấp phổ biến nhất, chiếm tới 90% giá trị tài sản thế chấp trong thời gian qua mà có những tỷ lệ là 56,52%. Có lẻ hình thức thế chấp này thuận lợi cho cả Ngân hàng và khách hàng. Thuận lợi cho khách hàng: Việc thế chấp không hề ảnh hưởng tới sản xuất kinh doanh cũng như sinh hoạt hàng ngày. Giá trị tài sản thế chấp tương đối lớn có thể dùng để đảm bảo khoản vay lớn. Hơn nữa chi phí thẩm định không đáng kể so với giá trị của nó. Thủ tục giấy tờ sở hữu đơn giản. Thuận lời cho Ngân hàng: Thuận lợi lớn nhất là việc quản lý tài sản thế chấp tương đối đơn giản, dễ thẩm định, gía trị nhà ở và đất đai ổn định và có xu hướng ngày càng tăng lên nên rủi ro xảy ra đối với chính nó là thấp. Hình thức này còn rất phù hợp với điều kiện nước Lào (cũng như Việt Nam). Trước hết về Nhà ở đất đai do nước còn nghèo, hạ tầng cơ sở thấp, thiếu, đời sống nhân dân chưa cao nên nhà ở và đất đai vẫn có giá trị lớn nhất với người dân. Việc đem thế chấp nhà ở, đất đai vay vốn là thích hợp nhất. Với máy móc thiết bị, các công ty TNHH thì tài sản chung chủ yếu là máy móc thiết bị, thêm vào đó dây chuyền cũng đã được hiện đại hoá, hiểu biết về công nghệ tăng lên nhiều tạo lòng tin cho Ngân hàng khi nhân loại tài sản này làm vật thế chấp. Thêm vào đó việc phát mại hai loại tài sản này làm sự ra đời của các loại thị trường chuyền dụng cho từng loại hàng hoá. Sở giao dịch nhà đất ra đời khiến việc bán một ngôi nhà hoặc đất đai không còn khó khăn và kéo dài nữa, trung tâm bán đấu giá đã bán được rất nhiều máy móc thiết bị với giá cả hợp lý vì hiện nay nhu cầu sản xuất đang tăng lên. Đối với việc thế chấp phương tiện kinh doanh của khách hàng như ô tô vận tải, tàu thuyền gặp nhiều khó khăn (nó chỉ chiếm tỷ lệ không đáng kể trong cơ cấu các loại tài sản thế chấp), khách hàng muốn thế chấp ô tô hoặc phải đề lại tài sản hoặc giao giấy tờ sở hữu gốc. Cả hai cách này đều không ổn vì một mặt mất phương tiện làm ăn, một mặt găp rắc rối với cơ quan giao thông khi đột xuất bị kiểm tra. Mà với Ngân hàng giao tài sản và nhận giấy tờ sở hữu gặp quá nhiều rủi ro khi khách hàng không hướng thiện. Bán phương tiện giao thông như ô tô, xe máy không có giấy tờ sở hữu vẫn thực hiện được tại Lào (cũng như Việt nam). Bên cạnh đó các loại tài sản khác như khách sạn, cửa hàng, sạp hàng, ki ốt tại các phòng giao dịch thu hút các hộ tư thương vay vốn Ngân hàng, góp phần chống lại tệ cho vay nặng lãi rải rác trong dân chúng. Giá trị được tính làm thế chấp là giá trị còn lại của hợp đồng thuê đến thời điểm xin vay. Ngân hàng chỉ cho vay 65% giá trị số tiền mua sạp hàng, ki ốt theo giá trị ban đầu trừ đi khấu hao hàng năm. việc thế chấp bằng sạp hàng đang có xu hướng tăng, tuy nó vẫn chiếm tỷ trọng chưa cao và tỷ lệ quá ít và chủ yếu là vay ngắn hạn. 2.Quá trình xử lý tài sản thế chấp tại Ngân hàng liên doanh Lào-Việt. Như chúng ta đã biết việc xử lý tài sản thế chấp trong hoạt động của các Ngân hàng là một vẫn đề khó khăn và phức tạp và liên quan đến nhiều mặt. Thế chấp tài sản là việc người thế chấp đem tài sản của mình đảm bảo cho khoản nợ với bên cho vay, bên nhận bảo lãnh. Nhờ đó khi bên thế chấp không nhận được nợ, tài sản thế chấp được đem xử lý để lấy tiền ưu tiên trả nợ cho bên nhận thế chấp. Như đã nói trên, trong những thời gian qua, dưới hình thức thế chấp vay vốn Ngân hàng, Ngân hàng liên doanh Lào-Việt đã góp phần đầu tư vốn cho vay các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh trên địa bàn quận hết sức hiệu quả. Qua xém xét số liệu ở bảng ta thấy tổng số cho vay năm 2001 là 751,190 tỷ đồng, trong đó vay dưới hình thức thế chấp tài sản chiếm gần như là 100% tổng số món cho vay. Tuy nhiên, trong một số trường hợp xét thấy mất khả năng thanh toán, Ngân hàng phải phát mại tài sản nhanh nhằm thu hồi vốn sớm. Trong quá trình thực hiện vấn đề xử lý tài sản thế chấp Ngân hàng liên doanh Lào-Việt đã đề ra những nguyên tắc và biện pháp xử lý riêng. 2.1. Về nguyên tắc xử lý tài sản thế chấp: Ngân hàng liên doanh Lào-Việt để cao sự thoả thuận, hợp tác và bình đẳng giữa các bên trong việc xử lý tài sản thế chấp trong việc giải quyết êm thẩm và giảm chi phí tài sản. tuy nhiên khi các bên không tự xử lý tài sản được, Ngân hàng chủ động, kiên quyết yêu cầu Toà án có thẩm quyền xử lý. Thời gian thoả thuận phải được giới hạn trong vòng một tháng là tối đa. ta biết rằng, việc xử lý thông qua phán xét của Toà án thì Toà án chỉ chấp nhận là tài sản thế chấp nếu có đủ các điều kiện như pháp luật quy định. Cón nếu nhờ việc thế chấp tài sản không tuân theo các quy định của pháp luật thì Toà án không chấp nhận, hậu quả có thể xảy ra là: Toà án chỉ tuyên bản án xác định trách nhiệm nợ, mà không có tài sản bảo đảm; hoặc tổ chức Ngân hàng không được ưu tiên khi thanh toán vì thế chấp không đúng thủ tục, hoặc chỉ được bảo đảm thanh toán bằng một phần của tài sản đã thế chấp vì liên quan đến quyền lợi của nhiều người. Thí dụ, theo Ngân hàng Nhà nước VN Chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh khối lượng tài sản thế chấp của những khoản nợ trở xử lý, nợ liên quan đến vụ án rất lớn chỉ riêng khối lượng tài sản liên quan đến vụ án Epco-Minh phụng được toà án tuyên giao gồm 375 tài sản với giá trị 2.142,4 tỷ đồng (theo giá toà giao) nhưng trong việc quản lý, khai thác, sử dụng và bán tài sản còn trở ngại. Đó là mặc dù các Ngân hàng đã được toà tuyên giao tài sản nhưng hiện mới chỉ có 121 tài sản được các Ngân hàng đưa vào khai thác, cho thuê với doanh số thu được là 51,9 tỷ đồng, 13 tài sản được bán để thu hội nợ với số tiền là 9,7 tỷ đồng, số tài sản còn lại khó bán được do vướng mắc về hồ sơ thủ tục, giá bán thực tế thấp hơn giá định ban đầu. Đặc biệt là các tài sản này khi bán (không phải là hoạt động kinh doanh của Ngân hàng) cùng phải chịu thuế VAT như một tài sản kinh doanh là chưa hợp lý trong khi nghị định 178 về cơ chế đảm bảo tiền vay xác định việc xử lý tài sản thế chấp của Ngân hàng không phải là một hoạt động kinh doanh. Ngân hàng liên doanh Lào-Việt chỉ hoạch toán giảm nợ cho bên vay sau khi đã xử lý xong tài sản thế chấp và thực sự thu được tiền, hoặc sau khi đã làm thủ tục sang tên trước bạ cho Ngân hàng nếu nhận gán nợ. Số tiền thu được từ bán tài sản sau khi trừ các chi phí xử lý tài sản ưu tiên toàn bộ để trả nợ Ngân hàng theo thứ tự trả gốc trước, một phần nhỏ đảm bảo cuộc sống của người dân, nhất là những trường hợp khó khăn trắc trở. Nếu tiền thu được bán tài sản dùng để thanh toán nợ không đủ để thanh toán khoản nợ phải trả và những chi phí liên quan đến việc xử lý tài sản bảo đảm và Ngân hàng phải tiếp tục thêo dõi, xử lý thu hội nợ. Trong quá trình xử lý tài sản thế chấp và thu nợ, xem xét giảm, miễn lãi cho vay theo quy chế giảm, miễn lãi của Ngân hàng liên doanh Lào-Việt. 2.2. Về hình thức xử lý tài sản thế chấp: Trước hết trong trường hợp nếu thấy tài sản thế chấp cần thiết cho hoạt động kinh doanh của mình, Ngân hàng liên doanh Lào-Việt và bên thế chấp thoả thuận phương án gán nợ. Hai bên thoả thuận giá cả với nhau. Theo thông tư liên bộ Ngân hàng Nhà nước-Tài chính-Tư pháp số 01/TTLB ngày 3/7/1997, việc xác định tài sản thế chấp do bên Ngân hàng và bên thế chấp thoả thuận trên cơ sở giá trị còn lại (sau khi đã trừ khẩu hao) và giá cả thị trường tại địa phương của tài sản đó tại thời điểm ký hợp đồng thế chấp tài sản. việc xác định chính xác giá trị tài sản thế chấp có ý nghĩa rất lớn nhằm đảm bảo cho hợp đồng tín dụng được thực hiện. Ngân hàng liên doanh Lào-Việt chỉ cho vay không quá 70% trị gía tài sản thế chấp, tạo điều kiện thuận lợi khi phát mại thu hồi nợ. Hiện nay, tại Ngân hàng liên doanh Lào-Việt thì việc định giá đối với Nhà cửa, quyền sử dụng đất căn cứ vào giá cả thị trường tại địa phương nhưng không vượt quá khung giá theo quy định của cơ quan có thẩm quyền. Còn đối với các loại tài sản khác mà Ngân hàng không đủ khả năng, điều kiện như thẩm định chất lượng và giá trị thì Ngân hàng có thể thuê chuyên gia kỹ thuật, các cơ quan chức năng chuyên trách trong nước hoặc quốc tế để thẩm định giá trị xử lý tài sản thế chấp. Tuy nhiên nếu giá cả tài sản thế chấp trên thị trường biến động mạnh Ngân hàng có thể điều chỉnh giá trị tài sản thế chấp sao cho phù hợp với giá cả thị trường, tạo điều kiện tốt hơn cho khách hàng vay vốn. Mặt khác, trong trường hợp không nhận gán nợ, hoặc không thoả thuận được theo phương án nhận gán nợ, Ngân hàng liên doanh Lào-Việt có thế thoả thuận để bên thế chấp tự phát mại. Đây là phương án tối ưu nhất bởi vì sẽ tránh được chi phí phát sinh về xử lý tài sản. Tuy nhiên hình thức này lại rất khó thực hiện. Trong hoàn cạnh bên thế chấp đã không còn khả năng thanh toán các khỏan nợ đến hạn thì việc buộc họ phải bán tài sản của chính mình để trả nợ Ngân hàng là điều họ không hề muốn. Do vậy, bên thế chấp sẽ kéo dài thời gian trả nợ, không tự bán tài sản ngay, làm cho khoản nợ ngày càng lớn mà khả năng thanh toán nợ lại không còn. Hoặc nếu giả sử bên thế chấp chấp nhận việc tự giải toả, khi đã có người mua, giá cả đã thoả thuận nhưng đến khi thanh toán khoản thuế trước bạ, thuế sử dụng đất thì cả người mua và người bán (bên thế chấp) chẳng ai muốn chịu thiệt. Khi không muốn có sự mất giá, dìm giá và sự xuống cấp cuả tài sản và muốn thu hồi nợ nhanh buộc Ngân hàng phải chịu những phí tổn đó, thậm chí cả khoản thuế truy thu do trước đây con nợ chưa nộp. Chính vì thế, khi thực hiện hình thức này. Bởi Ngân hàng liên doanh Lào-Việt mới thành lập do đó cần đưa ra các giải pháp để khắc phục và hạn chế những rủi ro cho mình, từ đó mà khả năng thu hồi nợ nhanh hơn. Ngoài ra Ngân hàng liên doanh Lào-Việt còn sử dụng hình thức là cùng với bên thế chấp uỷ quyền cho Trung tâm bán đầu giá tài sản. Trong thực tiễn, phần lớn các hợp đồng thế chấp tài sản vay vốn Ngân hàng hiện nay đều có một điều khoản quy định về xử lý tài sản thế chấp, Nhưng trong hợp đồng này, các bên chỉ thống nhất tài sản thế chấp một cách chung chung mà không nói rõ cụ thể biện pháp xử lý như thế nào. tài điều 7 khoản 3 của qui chế bán đấu giá ban hành kèm theo Nghị định số 86/CP ngày 19/12/1997 của chính phú qui định: Trong trường hợp xử lý tài sản thế chấp, cầm cố bằng biện pháp đấu giá để thực hiện nghĩa vụ dân sự, thì hợp đồng uỷ quyền bán đấu giá tài sản được ký kết giữa người bán đấu giá, người nhận cầm cố, thế chấp và người cầm cố, thế chấp. Nếu trong hợp đồng cầm cố, thế chấp có thoả thuận về việc bán đấu giá mà người cầm cố, thế chấp vắng mặt không có lý do chính đáng hoặc từ chối ký kết hợp đồng bán đấu giá, thì hợp đồng uỷ quyền bán đấu giá được ký kết giữa người nhận cầm cố thế chấp với người bán đấu giá. Do vậy nếu bên thế chấp không chịu ký hợp đồng uỷ quyền bán đấu giá mà trong hợp đồng thế chấp các bên không thoả thuận về việc đưa tài sản ra Trung tâm bán đấu giá thì Ngân hàng cũng không thể dùng biện pháp này để xử lý tài sản thế chấp được. Do vậy, khi đưa ra hình thức xử lý này, Ngân hàng liên doanh Lào-Việt cần nhắc và xem xét ký để qúa trình thực hiện xử lý tái sản thế chấp có hiệu quả. III. Đánh giá những mặt đạt được và tồn tại trong hoạt động thế chấp tài sản và xử lý tài sản thế chấp tại Ngân hàng Liên doanh Lào-Việt 1. Những mặt đạt được. Trong những thời gian qua, hoạt động tín dụng Ngân hàng liên doanh Lào-Việt đã có hoạt động với phương châm phục vụ “Thuận tiện, nhanh chóng, chính xác và an toàn”, vốn huy động tăng nhanh về cơ bản đã đáp ứng đủ nhu cầu vốn lưu động cho các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, xí nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả, đảm bảo việc làm cho công nhân dư nợ cho vay các doanh nghiệp không ngừng tăng lên, cơ cấu tín dụng được chuyên đổi theo hướng cho vay Cả thành phần kinh tế trong và ngoài quốc doanh, nhằm thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước cả hai nước về phát triển kinh tế và quan hệ hợp tác kinh tế nhiều thành phần theo cơ chế thị trường và sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Như ta đã biết, từ khi bước vào cơ chế thị trường, xoá bỏ chế độ bao cấp cũ, các Ngân hàng thương mại đã tiến hành hình thức cho vay có tài sản thế chấp. Đến nay công tác này đã thực hiện sự phát huy hiệu quả trong việc đảm bảo an toàn vốn ở mỗi Ngân hàng thương mại. Ngân hàng liên doanh Lào-Việt cũng đã tiến hành thực hiện loại hình này theo hướng dẫn của Ngân hàng ĐT và PT Việt Nam. Trong thời gian qua, công tác cho vay có thế chấp bằng tài sản ở Ngân hàng liên doanh Lào-Việt đã có rất nhiều tiến bộ và thu được những thành tựu đáng khích lệ. Nhìn chung trong thời gian qua, dưới hình thức tài sản vay vốn Ngân hàng, Ngân hàng liên doanh Lào-Việt đã góp phần đầu tư vốn cho vay các đơn vị kinh tế ngoài quốc doanh trên địa bàn, quận hết sức hiệu quả và tăng mối quan hệ hợp tác giữa hai nước. Với hình thức cho vay có bảo đảm bằng giá trị tài sản thế chấp. Ngân hàng đã áp dụng chặt chẽ theo các quy định của Ngân hàng Nhà nước đảm bảo an toàn vốn cho Ngân hàng cũng như tránh được những phiền hà cho khách hàng. Với Ngân hàng liên doanh Lào-Việt chưa để xảy ra các trường hợp rủi ro do không đảm bảo điều kiện này như: rủi ro do đánh giá tài sản thế chấp không chính xác, rủi ro do cho vay 100% giá trị tài sản thế chấp và món vay không bị rủi ro khi khách hàng không trả được nợ, rủi ro do trường hợp hồ sơ thế chấp không được lập và bảo quản theo quy định như đứng tên hợp đồng thế chấp là một người nhưng tài sản sở hữu của hai người. Với đội ngũ cán bộ có chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng, có lòng tâm huyết đối với nghề, thường xuyên được cập nhật những kiến thức mới, nắm bắt các quy định, điều lệ mới một cách nhanh chóng để vận dụng vào thực tế, Ngân hàng có điều kiện phát triển nghiệp vụ kinh doanh. Chính vì vậy mà tuỳ hình thức thế chấp tài sản vẫn là một hình thức phức tạp, gây nhiều tranh cãi cả trong và ngoài ngành Ngân hàng nhưng hoạt động này đã sớm được áp dụng ở Ngân hàng liên doanh Lào-Việt và thu được những kết quả Nhất định. Khi xét thấy một số trường hợp mất khả năng thanh toán, Ngân hàng liên doanh Lào-Việt buộc phải phát mại tài sản nhanh nhằm thu hội vốn sớm. Ngân hàng luôn đặt lợi ích của khách hàng lên trên hết, từ đó Ngân hàng luôn quan tâm đáp ứng, giải quyết nhu cầu của khách hàng nhanh, gọn. Với tinh thận trách nhiệm, sự nhiệt tình cộng với nghiệp vụ vững vàng, sự đơn giản hoá trong các thủ tục, nhưng vẫn đảm bảo chính xác, đúng quy định đã tạo được niềm tin và sự cảm mến của khách hàng. Do đó, lượng khách hàng đến với Ngân hàng ngày càng nhiều, bên cạnh những khách hàng khu vực quốc doanh truyền thống, Ngân hàng đã thu hút được một lượng lớn khách hàng ngoài quốc doanh và các những công ty lớn. 2. Những mặt còn tồn tại: Về hoạt động tín dụng của Ngân hàng liên doanh Lào-Việt hiện nay tuy chưa thấy rủi ro lớn, song đã có những dấu hi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docL0364.doc
Tài liệu liên quan