Đề tài Phân tích nguồn vốn của công ty cổ phần tập đoàn xây dựng và du lịch Bình Minh và một số ý kiến đóng góp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn của công ty

Theo số liệu thống kê của công ty ta có bảng tổng hợp tình hình kết quả sản xuất kinh doanh của công ty ở trên trong 3 năm gần đây. Từ đó ta có nhận xét như sau:

Về doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ qua các năm không ngừng tăng lên. Năm 2008 doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 1,823,189,206,312 đồng đạt tốc độ phát triển 1.356 so với năm 2007. Năm 2009, doanh thu vẫn tăng với tốc độ chậm hơn là 1,08. Tốc độ phát triển bình quân cả thời kì đạt 1.21. Chứng tỏ công ty kinh doanh ngày càng phát triển và mở rộng hơn so với trước. Trong đó doanh thu chủ yếu là từ hoạt động xây dựng dân dụng các công trình giao thông thủy lợi ( trên 85% tổng doanh thu), khai thác và chế biến nguyên vật liệu xây dựng.

Giá vốn hàng bán cũng tăng lên với tốc độ tương ứng với doanh thu nên doanh thu thuần cũng tăng với tốc độ bình quân xấp xỉ 1.21 trong 3 năm. Như vậy cho thấy công ty đã thực hiện SXKD khá hợp lý và có hiệu quả.

Doanh thu hoạt động tài chính tăng lên không đáng kể trong năm 2008 so với 2007 và giảm đi trong năm 2009. Bên cạnh đó chi phí hoạt động tài chính tăng đột biến trong năm 2008 so với 2007: năm 2008 chi phí hoạt động tài chính là 4,117,925,994 đ đạt tốc độ phát triển liên hoàn là 36.965. Năm 2009 chi phí hoạt động tài chính cũng tăng lên với tốc độ 5.04 so với năm 2008. Như vậy nhìn chung cả thời kì chi phí hoạt động tài chính đã tăng lên với tốc độ bình quân là 13.66. Trong đó chi phí tài chính là chi phí lãi vay tức là doanh nghiệp đã thực hiện vay vốn nhiều hơn để mở rộng sản xuất kinh doanh. Với điều kiện hoạt động kinh doanh ngày càng mở rộng và phát triển tốt thì chi phí lãi vay tăng lên sẽ không ảnh hưởng nhiểu đến vị trí của doanh nghiệp. Mặc dù vậy do chi phí hoạt động tài chính lớn hơn doanh thu hoạt động tài chính nên thu nhập từ hoạt động tài chính là

số âm.

 

doc27 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 11408 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích nguồn vốn của công ty cổ phần tập đoàn xây dựng và du lịch Bình Minh và một số ý kiến đóng góp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn của công ty, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bị phương tiện vận tải, thiết bị khai thác khí đốt, thiết bị lọc dầu, máy móc thiết bị phục vụ công trình dân dụng và công nghiệp, thiết bị khai mỏ. Máy móc thiết bị sản xuất vật liệu xây dựng. Đầu tư xây dựng khai thác công trình thủy điện. Tư vấn thiết kế quy hoạch, kiến trúc cảnh quan, kết cấu công trình dân dụng, công nghiệp, cầu hầm đường giao thông; giám sát thi công”. Thực tế công ty đã thực hiện các hoạt động kinh doanh là: Xây dựng dân dụng các công trình giao thông thủy lợi, khai thác đá và chế biến nguyên vật liệu xây dựng, mua bán vật liệu xây dựng, du lịch nghỉ dưỡng, nghỉ mát, đại lý bán lẻ xăng dầu. Trong đó hoạt động xây dựng dân dụng các công trình giao thông, thủy lợi là ngành sản xuất kinh doanh chính đem lại giá trị sản xuất lớn nhất cho công ty. Kết quả qua hơn 17 năm xây dựng và trưởng thành để có được kết quả nêu trên, đồng thời không ngừng nâng cao trình độ kĩ thuật, cũng như chất lượng công trình phù hợp với sự phát triển chung của đất nước. Công ty đã có nhiều biện pháp về đào tạo, tuyển chọn đội ngũ cán bộ có trình độ Đại học, Cao đằng có kinh nghiệm trong công tác quản lý kinh tế, kĩ thuật ngày càng được nâng lên. Công ty thường xuyên chú trọng xây dựng mối quan hệ mật thiết với các cấp, ngành trên cơ sở uy tín và chất lượng của mình để tạo việc làm ổn định và không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động trong công ty, hoàn thành các nghĩa vụ đóng góp với nhà nước. Đặc biệt công ty đã mạnh dạn đầu tư khai thác tiềm năng du lịch Thiên Sơn_ Suối Ngà tại xã Vân Hòa, huyện Ba Vì. Hàng năm thu hút hàng vạn du khách đến tham quan du lịch, đã tạo việc làm và tiêu thụ sản phẩm của nhân dân địa phương, góp phần phát triển kinh tế vùng dân tộc miền núi huyện Ba Vì. Thực hiện chủ trương đường lối của Đảng, Nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp chủ động mở rộng quy mô đào tạo việc làm thu hút người lao động nhàn rỗi ở các vùng nông thôn góp phần hạn chế một phần tệ nạn xã hội. Công ty sẽ mở rộng phát triển thêm và đưa vào hoạt động: Xí nghiệp khai thác đá Chẹ tại huyện Kì Sơn, Tỉnh Hòa Bình từ năm 2002 đã khai thác hàng triệu m3 đá các loại phục vụ thi công các công trình. Xây dựng và đã đưa vào sử dụng trạm trộn bê tông công nhựa công suất 80 tấn/giờ phục vụ cho thảm nhựa các tuyến đường giao thông mà công ty thi công. Xây dựng và đưa vào hoạt động: cửa hàng xăng dầu và cửa hàng xe, máy phục vụ công ty. Xây dựng khu du lịch Thiên Sơn_ Suối Ngà… Công ty Cổ phần tập đoàn Xây dựng và du lịch Bình Minh là đơn vị hạch toán độc lập, tự chủ về tài chính không có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng theo quy định của Nhà nước và được mở tài khoản tại ngân hàng, tự chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh của công ty, bảo đảm có lãi, tích lũy mở rộng sản xuất kinh doanh, bảo toàn vốn được giao và làm tròn nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước theo pháp luật. Chñ TÞch H§QT - Tæng gi¸m ®èc Sơ đồ bộ máy tổ chức: Phã TG§ - Kü ThuËt Phã TG§ - Kinh Doanh Phã TG§ - Tµi ChÝnh Phã TG§ - Hµnh ChÝnh Nh©n Sù Phßng Kü ThuËt Phßng Hµnh ChÝnh Nh©n Sù Phßng KÕ Ho¹ch VËt T­ Phßng KÕ To¸n CÔNG TRƯỜNG THI CÔNG Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban như sau: Phòng kế hoạch vật tư: theo dõi toàn bộ hoạt động lưu chuyển tài nguyên, nguyên vật liệu, cung cấp lưu chuyển vật tư, lập kế hoạch cung ứng vật tư và dự báo nhu cầu vật tư cần thiết. Phòng hành chính nhân sự: Giải quyết các vấn đề về nhân sự của công ty, phân bổ lao động cho các phòng ban, bộ phận. Điều động lao động, cán bộ cho các công trình… Phòng kỹ thuật: Có trách nhiệm kiểm tra giám sát kỹ thuật, xây dựng kế hoạch sản xuất, điều hành thi công các công trình… Phòng kế toán: Làm công tác nghiệp vụ liên quan đến hạch toán, thực hiện chế độ quản lý kinh tế. Lập báo cáo quyết toán phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh theo định kì. Chịu trách nhiệm toàn bộ về hoạt động tài chính kế toán của toàn công ty. Chỉ đạo hệ thống kế toán các cơ sở hạch toán kế toán theo chế độ Nhà nước quy định. Đặc điểm các nguồn lực của công ty. Đặc điểm về lao động. Theo nguồn số liệu cung cấp bởi công ty ta có bảng thống kê về tình hình lao động trong 2 năm gần đây của công ty như sau: (Trang bên) Biểu 01: Tình hình lao động của công ty (2008_2009). Chỉ tiêu Thời điểm 1/1/2009 Thời điểm 31/12/2009 Chênh lệch tổng số lao động Chênh lệch số LĐ nữ Tổng số Tr.đó: Nữ Tổng số Tr.đó: Nữ Số tuyệt đối Tỷ lệ % Số tuyệt đối Tỷ lệ % A. Tổng số LĐ thời điểm 347 50 491 85 144 41.50 35 70 B. Tổng số LĐ theo trình độ 347 50 491 85 Đại học 8 2 10 3 2 25.00 1 50 Cao đẳng 10 3 15 4 5 50.00 1 33.3 Cao đẳng nghề 2 0 5 1 3 150.00 1 Trung cấp chuyên nghiệp 30 10 53 15 23 76.67 5 50 Trung cấp nghề 15 5 20 5 5 33.33 0 0 Sơ cấp nghề 90 18 185 18 95 105.56 0 0 Trình độ khác 191 12 203 39 12 6.28 27 225 C. Tổng số LĐ phân theo tính chất công việc 347 50 491 85 Lao động quản lý 18 2 21 4 3 16.67 2 100 Lao động chuyên môn, nghiệp vụ 25 15 54 21 29 116.00 6 40 Lao động trực tiếp sản xuất kinh doanh 234 23 341 45 107 45.73 22 95.7 Nhân viên hành chính phục vụ 70 10 75 15 5 7.14 5 50 Nhận xét: Qua bảng trên ta thấy tình hình lao động của công ty trong 2 năm 2008 và 2009 có biến đổi lớn. Về tổng số lao động thời điểm năm 2009 là 491 người, tăng 144% so với năm 2008, đồng thời số lượng lao động nữ cũng tăng lên từ 50 người trong năm 2008 lên 85 người trong năm 2009 tương đương 70%. Như vậy có thể thấy xét về quy mô số lượng lao động đã tăng đáng kể, cho thấy công ty đã mở rộng các hoạt động sản xuất kinh doanh, đòi hỏi số lượng lao động nhiều hơn trước. Về cơ cấu lao động theo trình độ ta thấy phần lớn lao động của công ty là lao động có trình độ thấp. Tuy nhiên do đặc thù ngành nghề kinh doanh chính là xây dựng công trình dân dụng và khai thác, chế biến vật liệu xây dựng nên không đòi hỏi trình độ cao, đặc biệt có thể huy động nguồn lao động từ địa phương sẵn có. Về cơ cấu lao động theo tính chất công việc ta thấy tỷ trọng lao động trực tiếp sản xuất chiếm là khá lớn. Số lượng lao động chuyên môn nghiệp vụ năm 2009 tăng lên vói tỷ lệ 116% so với năm 2008 chứng tỏ công ty đã chú trọng hơn đến việc đào tạo, nâng cao tay nghề, phát triển nguồn nhân lực nhằm đảm bảo thực hiện các mục tiêu về chất lượng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ trong tương lai. Số lượng lao động nữ năm 2009 tăng lên 70% so với năm 2008 nhưng tỷ lệ lao động nữ trong tổng số lao động thời điểm của công ty lại giảm. Đây là do đặc thù hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tính chất công việc khá nặng nhọc và phải di chuyển theo địa điểm các công trình, dự án. Lao động là nữ giới thường không thích hợp. Nhìn chung lực lượng lao động của công ty có sự thay đổi cả về quy mô và kết cấu. Số lượng lao động không ngừng tăng lên ở tất cả các bộ phận và theo xu hướng ngày càng nâng cao năng lực chuyên môn của người lao động đáp ứng đòi hỏi của chiến lược kinh doanh của công ty. Biểu 02: Tình hình cơ sở vật chât kỹ thuật của công ty. Khoản mục Số đầu năm 2009 Tăng trong năm Giảm trong năm Hao mòn lũy kế Số cuối năm 2009 Tài sản cố định hữu hình 41,615,138,713 174,481,624,483 88,153,372,162 33,215,233,951 94,728,157,083 trong đó: Nhà cửa, vật kiến trúc 18,200,433,534 125,595,778,801 85,353,656,123 12,568,915,047 45,873,641,165 Máy móc thiết bị động lực 124,095,239 540,730,205 174,171,456 86,668,631 403,985,357 Máy móc thiết bị xây dựng thi công 14,214,136,788 28,073,020,563 1,974,622,223 20,115,948,832 20,196,586,296 Phương tiện vận tải truyền dẫn 8,864,212,266 19,205,402,400 416,355,075 201,991,870 27,451,267,721 Thiết bị dụng cụ quản lý 86,515,886 215,562,223 53,825,602 248,252,507 Giàn giáo, cốt pha 125,745,000 851,130,291 234,567,285 187,883,969 554,424,037 Tái sản cố định vô hình 17,358,044,708 633,991,004 988,671,137 17,003,364,575 Tái sản cố định thuê tài chính 6,148,802,587 39,128,801,758 45,277,604,345 2.2 Tình hình tài sản của công ty. Từ bảng thống kê tài sản của công ty ở trên ta thấy tài sản cố định hữu hình chiếm tỷ trọng lớn nhất và tăng lên nhiều trong năm 2009. Trong nhóm tài sản cố định hữu hình thì nhóm nhà cửa vật kiến trúc chiếm tỷ trọng lớn nhất. Nhìn chung cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty trong năm 2009 có nhiều thay đổi. Các nhóm tài sản đều có sự tăng giảm đáng kể cho thấy công ty đã thực hiện mua sắm cũng như loại bỏ các tài sản không cần thiết, tài sản hỏng. Các máy móc thiết bị phục vụ thi công các công trình cũng như thiết bị vận tải truyền dẫn, thiết bị quản lý, giàn giáo cốt pha trong năm 2009 đều tăng lên so với năm 2008 chứng tỏ công ty đã mở rộng sản xuất kinh doanh. Việc thuê tài chính tài sản cố định tăng lên góp phần hạn chế áp lực nhu cầu về nguồn vốn cho tài sản, góp phần làm giảm chi phí cho công ty và nhờ đó công ty kiểm soát được sự gia tăng của giá vốn, giá thành, nâng cao lợi nhuận và hiệu quả sản xuất kinh doanh. Đây cũng là xu hướng chung của các công ty hiện nay. Biểu 03: Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty (2007_2009). Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Giá trị (đồng) Chênh lệch (đồng) ΦLH Giá trị(đồng) Chênh lệch (đồng) ΦLH ΦBQ Doanh thu BH và CCDV 1,344,700,717,670 1,823,189,206,312 478,488,488,642 1.356 1,962,328,197,802 139,138,991,490 1.08 1.21 Các khoản giảm trừ doanh thu 145,454,545 0 -145,454,545 0 0 Doanh thu thuần 1,344,555,263,125 1,823,189,206,312 478,633,943,187 1.363 1,962,328,197,802 139,138,991,490 1.08 1.21 Giá vốn hàng bán 1,215,600,907,557 1,656,423,673,775 440,822,766,218 1.363 1,691,643,004,702 35,219,330,927 1.02 1.18 Lợi nhuận gộp 128,954,355,568 166,765,532,537 37,811,176,969 1.293 270,685,193,100 103,919,660,563 1.62 1.45 Doanh thu hoạt động tài chính 35,519,807,090 35,618,880,438 99,073,348 1.003 48,537,745,746 12,918,865,308 1.36 1.17 Chi phí tài chính 111,400,870 4,117,925,994 4,006,525,124 36.965 20,771,969,253 16,654,043,259 5.04 13.66 trong đó:chi phí lãi vay 111,400,870 4,117,925,994 4,006,525,124 36.965 20,771,969,253 16,654,043,259 5.04 13.66 Chi phí quản lý doanh nghiệp 22,878,237,668 33,889,962,467 11,011,724,799 1.48 37,146,394,811 3,256,432,344 1.10 1.27 Lợi nhuận thuần từ HĐKD 141,484,524,120 164,376,524,514 22,892,000,394 1.16 261,304,574,782 96,928,050,268 1.59 1.36 Thu nhập khác 1,754,643,804 3,124,554,703 1,369,910,899 1.78 4,217,562,126 1,093,007,423 1.35 1.55 Chi phí khác 36,706,333 98,390,849 61,684,516 2.68 281,612,521 183,221,672 2.86 2.77 Lợi nhuận khác 1,717,937,471 3,026,163,854 1,308,226,383 1.76 3,935,949,605 909,785,751 1.30 1.51 Lợi nhuận trước thuế 143,202,461,591 167,402,688,368 24,200,226,777 1.17 265,240,524,387 97,837,836,019 1.58 1.36 Chi phí thuế TNDN 35,800,615,398 41,850,672,092 6,050,056,694 66,310,131,097 24,459,459,005 Lợi nhuận sau thuế TNDN 107,401,846,193 125,552,016,276 18,150,170,083 198,930,393,290 73,378,377,014 2.3 Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty trong 3 năm gần đây. Theo số liệu thống kê của công ty ta có bảng tổng hợp tình hình kết quả sản xuất kinh doanh của công ty ở trên trong 3 năm gần đây. Từ đó ta có nhận xét như sau: Về doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ qua các năm không ngừng tăng lên. Năm 2008 doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 1,823,189,206,312 đồng đạt tốc độ phát triển 1.356 so với năm 2007. Năm 2009, doanh thu vẫn tăng với tốc độ chậm hơn là 1,08. Tốc độ phát triển bình quân cả thời kì đạt 1.21. Chứng tỏ công ty kinh doanh ngày càng phát triển và mở rộng hơn so với trước. Trong đó doanh thu chủ yếu là từ hoạt động xây dựng dân dụng các công trình giao thông thủy lợi ( trên 85% tổng doanh thu), khai thác và chế biến nguyên vật liệu xây dựng. Giá vốn hàng bán cũng tăng lên với tốc độ tương ứng với doanh thu nên doanh thu thuần cũng tăng với tốc độ bình quân xấp xỉ 1.21 trong 3 năm. Như vậy cho thấy công ty đã thực hiện SXKD khá hợp lý và có hiệu quả. Doanh thu hoạt động tài chính tăng lên không đáng kể trong năm 2008 so với 2007 và giảm đi trong năm 2009. Bên cạnh đó chi phí hoạt động tài chính tăng đột biến trong năm 2008 so với 2007: năm 2008 chi phí hoạt động tài chính là 4,117,925,994 đ đạt tốc độ phát triển liên hoàn là 36.965. Năm 2009 chi phí hoạt động tài chính cũng tăng lên với tốc độ 5.04 so với năm 2008. Như vậy nhìn chung cả thời kì chi phí hoạt động tài chính đã tăng lên với tốc độ bình quân là 13.66. Trong đó chi phí tài chính là chi phí lãi vay tức là doanh nghiệp đã thực hiện vay vốn nhiều hơn để mở rộng sản xuất kinh doanh. Với điều kiện hoạt động kinh doanh ngày càng mở rộng và phát triển tốt thì chi phí lãi vay tăng lên sẽ không ảnh hưởng nhiểu đến vị trí của doanh nghiệp. Mặc dù vậy do chi phí hoạt động tài chính lớn hơn doanh thu hoạt động tài chính nên thu nhập từ hoạt động tài chính là số âm. Cùng với việc mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh chi phí quản lý doanh nghiệp tăng lên là điều tất yếu để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh được hiệu quả. Mặc dù thời kì năm 2008 sự tăng lên của chi phí quản lý doanh nghiệp đạt tốc độ 1.48 nhưng đến năm 2009 sự tăng lên của chi phí này đã giảm còn 1.1 cho thấy công ty đã thực hiện được các biện pháp kiểm soát được chi phí quản lý doanh nghiệp. Nói cách khác chi phí quản lý doanh nghiệp đã phù hợp hơn với quy mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Thu nhập khác không ngừng tăng lên, năm 2008 thu nhập khác đạt 3,124,554,703đ đạt tốc độ phát triển liên hoàn 1.78 so với năm 2007. Năm 2009 thu nhập khác đạt 4,217,562,126đ đạt tốc độ phát triển liên hoàn 1.35 so với năm 2008. Tốc độ phát triển bình quân cả thời kì đạt 1.55. Như vậy lợi nhuận trước thuế của công ty là do đóng góp của hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ và hoạt động khác. Tuy lợi nhuận từ hoạt động tài chính là con số âm nhưng sự tăng lên của doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, thu nhập hoạt động khác, sự quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả nên công ty vẫn có lợi nhuận. Kết quả hoạt động kinh doanh tăng lên liên tục nên chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp cũng tăng lên hay doanh nghiệp ngày càng đóng góp nhiều hơn cho ngân sách Nhà nước. Biểu 04: Kết cấu nguồn vốn của công ty Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch tỷ trọng Năm 2009 Chênh lệch tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) A.Nợ phải trả. 169,531,871,968 17.50 259,995,310,846 22.489 4.987 674,244,282,855 38.05 15.562 Trong đó: 169,531,871,968 17.50 259,948,521,182 22.485 4.983 671,288,129,274 37.88 15.399 I. Nợ ngắn hạn II. Nợ dài hạn 46,789,664 0.004 0.004 2,956,153,581 0.17 0.163 B. Nguồn vốn chủ sở hữu 799,103,432,671 82.50 896,083,405,340 77.51 -4.987 1,097,695,217,952 61.95 -15.562 Trong đó: 788,337,577,734 81.39 881,402,285,399 76.24 -5.146 1,094,231,008,456 61.75 -14.487 I. Nguồn vốn quỹ II. Nguồn vốn KPQK 10,765,854,937 1.11 14,681,119,941 1.27 0.158 3,464,209,496 0.20 -1.074 Tổng nguồn vốn 968,635,304,639 100 1,156,078,716,186 100 1,771,939,500,807 100 II_ PHÂN TÍCH NGUỒN VỐN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN XÂY DỰNG VÀ DU LỊCH BÌNH MINH. 1. Phân tích kết cấu nguồn vốn của công ty. Kết cấu nguồn vốn của doanh nghiệp là tương quan tỷ lệ giữa nguồn vốn chủ sở hữu với nợ phải trả của doanh nghiệp. Kết cấu này phản ánh qua tỷ suất tự tài trợ của doanh nghiệp: Nguồn vốn CSH Tỷ suất tự tài trợ = ——————— Tổng nguồn vốn Tỷ suất này cũng được tính riêng cho tài sản lưu dộng và tài sản cố định. Tỷ suất tự tài trợ của doanh nghiệp phản ánh thực trạng tài chính của doanh nghiệp như: Vốn có đủ không? Ở mức độ nào? Khả năng tự độc lập, tự chủ về tài chính ra sao? Chúng ta thấy có các mức độ như sau: Nếu tỷ suất này từ 40% đến 50% thì được coi là bình thường chấp nhận. Đây là mức phổ biến ở Việt Nam. Trong thực tế có thể cao hơn hoặc thấp hơn mức này. Tỷ suất này từ 50 đến 80% thì có thể kết luận doanh nghiệp đủ vốn. Mức chủ động về tài chính càng cao khi tỷ suất tài trợ càng cao. Tỷ suất này từ 40% trở xuống thì doanh nghiệp thiếu vốn và khả năng tự chủ về vốn càng thấp khi tỷ suất tự tài trợ càng thấp. Thực trạng này khá phổ biến ở Việt Nam. Từ biểu 04 ta tính được tỷ suất tự tài trợ của công ty trong 3 năm như sau: Tỷ suất tự tài trợ = = 0.82 Tỷ suất tự tài trợ = = 0.78 Tỷ suất tự tài trợ = = 0.62 Qua việc tính toán ta thấy tỷ suất tự tài trợ của công ty giảm dần qua các năm chứng tỏ khả năng tự chủ về vốn giảm nhẹ hay tỷ lệ nợ phải trả tăng lên.Cụ thể: Tỷ trọng nợ phải trả trên tổng nguồn vốn năm 2008 là 22.489% tăng lên 4.987% so với năm 2007. Năm 2009 tỷ trọng nợ phải trả trên tổng vốn là 38.05% tăng lên 15.562% so với năm 2008. Nợ phải trả tăng lên chủ yếu do tăng các khoản nợ ngắn hạn và trong các khoản nợ ngắn hạn thì các khoản phải trả người bán, người mua trả tiền trước chiếm tỷ trọng chủ yếu. Như vậy nợ ngắn hạn của doanh nghiệp chủ yếu phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong thực tế nếu một doanh nghiệp có nợ phải trả và vốn chủ sở hữu đạt tỷ lệ 50_50 được coi là kết cấu tối ưu nhất vì khi đó doanh nghiệp một mặt đảm bảo được khả năng tự chủ về sản xuất kinh doanh, khả năng thanh toán, mặt khác lại tranh thủ được vốn từ các nguồn khác, chiếm dụng vốn của các tổ chức khác với mức độ vừa phải. Ở trên ta thấy tỷ suất tự tài trợ của năm 2009 của công ty là 0.62 tức là công ty vẫn đảm bảo đủ vốn, mức tự chủ về tài chính là khá tốt. Nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp hiện tại năm 2009 chủ yếu là nguồn vốn quỹ còn lại là nguồn vốn kinh phí quỹ khác. Nếu xét tỷ trọng vốn từ nguồn vốn quỹ của công ty thì nguồn vốn quỹ chiếm tỷ lệ lên tới 99.68% còn nguồn vốn kinh phí quỹ khác không đáng kể. Như vậy cho thấy nguồn vốn chủ sở hữu của công ty là rất ổn định, có thể sử dụng lâu dài ở doanh nghiệp. Để tính toán chi tiết cho tài sản cố định và tài sản lưu động ta dựa vào bảng cân đối kế toán của công ty và lập bảng tính toán như sau: Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch Năm 2009 Chênh lệch Giá trị % Giá trị % Tài sản lưu động 716,513,489,665 758,853,274,358 42,339,784,693 5.91 1,159,727,087,062 400,873,812,704 52.83 Nợ ngắn hạn 169,531,871,968 259,948,521,182 90,416,649,214 53.33 671,288,129,274 411,339,608,092 158.24 Vốn chủ sở hữu lưu động 546,981,617,697 498,904,753,176 -48,076,864,521 -8.79 488,438,957,788 -10,465,795,388 -2.10 Vốn chủ sở hữu 799,103,432,671 896,083,405,340 96,979,972,669 12.14 1,097,695,217,952 201,611,812,612 22.50 Vốn chủ sở hữu cố định 252,121,814,974 397,178,652,164 145,056,837,190 57.53 609,256,260,164 212,077,608,000 53.40 Tài sản cố định 252,121,814,974 397,225,441,828 145,103,626,854 57.55 612,212,413,745 214,986,971,917 54.12 Tỷ suất tự tài trợ TSLĐ(%) 76.34 65.74 -11 -13.88 42.12 -23.63 -35.94 Tỷ suất tự tài trợ TSCĐ(%) 100.00 99.99 -0.01 -0.01 99.52 -0.47 -0.47 Biểu 05: Tỷ suất tự tài trợ vốn của công ty. Nhận xét: Tỷ suất tự tài trợ chung của công ty khá cao đặc biệt là tỷ suất tự tài trợ tài sản cố định. Tuy nhiên qua các năm tỷ suất tự tài trợ của tài sản cố định và tài sản lưu động đều giảm nhưng nói chung vẫn đảm bảo đủ vốn cho công ty. Tỷ suất tự tài trợ vốn lưu động giảm 13.88% trong năm 2008 là do vốn chủ sở hữu lưu động giảm 8.79%. Năm 2009 tỷ suất tự tài trợ đạt 42.12% giảm đi 23.63 % so với năm 2008 do vốn chủ sở hữu vốn lưu động giảm 2.1% trong khi tài sản lưu động tăng 52.83%. Như vậy ta thấy tỷ suất tự tài trợ của công ty cho vốn lưu động là chưa đủ (< 40% ). Nếu với xu hướng như trên thì doanh nghiệp sẽ thiếu vốn cho tài sản lưu động. Trong tương lai doanh nghiệp có thể sử dụng biện pháp nhằm duy trì tỷ lệ tài sản lưu động hợp lý phù hợp với khả năng tăng nguồn vốn của doanh nghiệp. Tỷ suất tự tài trợ của tài sản cố định là khá cao do giá trị tài sản cố định của công ty chiếm tỷ trọng nhỏ hơn nhiều so với TSLĐ nên khả năng đảm bảo cho TSCĐ là rất lớn. 2. Phân tích sự phân bổ nguồn vốn cho tài sản. Thông qua bảng cân đối kế toán chúng ta thấy nguồn vốn của doanh nghiệp được phân bổ cho tài sản của doanh nghiệp. Sự phân bổ này thể hiện qua các tương quan tỷ lệ giữa nguồn vốn và tài sản và được phản ánh qua các cân đối chính sau: Những tài sản thiết yếu của doanh nghiệp bao gồm: vốn bằng tiền, hàng tồn kho và tổng tài sản cố định so với nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp. Những tài sản đang có của doanh nghiệp bao gồm: vốn bằng tiền, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, hàng tồn kho, tài sản cố định, các khoản đầu tư tài chính dài hạn và chi phí xây dựng cơ bản dở dang so với nguồn vốn chủ sở hữu và nợ dài hạn của doanh nghiệp. Từ số liệu bảng cân đối kế toán của công ty trong 3 năm ta lập bảng phân bổ nguồn vốn cho tài sản của công ty trong 3 năm như sau: Biểu 06: Bảng phân bổ nguồn vốn cho tài sản của công ty. Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 I_Khả năng trang trải tái sản thiết yếu Tái sản thiết yếu 452,906,438,544 517,569,659,312 682,101,421,548 Nguồn vốn chủ sở hữu 799,103,432,671 896,083,405,340 1,097,695,217,952 Chênh lệch 346,196,994,127 378,513,746,028 415,593,796,404 II_Khả năng trang trải tài sản hiện có Tái sản hiện có 672,846,593,944 842,401,765,198 1,117,502,142,601 Nguồn vốn thường xuyên 799,103,432,671 896,130,195,004 1,100,651,371,533 Chênh lệch 126,256,838,727 53,728,429,806 -16,850,771,068 Nhận xét: Xét về khả năng trang trải nguồn vốn chủ sở hữu cho tài sản thiết yếu ta thấy: Năm 2007 nhu cầu vốn trang trải là 452,906,438,544đ, vốn chủ sở hữu đáp ứng được hoàn toàn và còn dư 346,196,994,427đ. Năm 2008 nhu cầu vốn trang trải là 517,569,659,312đ, vốn chủ sở hữu đáp ứng dủ và còn dư 415,593,796,404đ. Năm 2009 nhu cầu vốn trang trải là 682,101,421,548, vốn chủ sở hữu đáp ứng đủ và còn dư 415,593,796,404. Giá trị chênh lệch hiệu số giữa nguồn vốn chủ sở hữu và tái sản thiết yếu đều lớn hơn 0. Như vậy có thể thấy nguồn vốn chủ sở hữu thừa khả năng trang trải cho tài sản thiết yếu của công ty và có thể trang trải cho các tài sản khác của công ty. Xét khả năng trang trải nguồn vốn thường xuyên cho tài sản hiện có ta thấy: Qua 3 năm khả năng này giảm dần. Chênh lệch giữa nguồn vốn thường xuyên và tài sản hiện có của công ty giảm dần. Đặc biệt trong năm 2009 nhu cầu nguồn vốn thường xuyên trang trải cho tài sản hiện có là 1,117,502,142,601đ trong khi nguồn vốn thường xuyên chỉ đáp ứng được 1,100,651,371,533đ. Tức là còn thiếu 16,850,771,068đ. Công ty phải sử dụng nguồn vốn không thường xuyên không ổn định là 16,850,771,068đ từ bên ngoài. Số lượng vốn này là khá lớn có thể gây rủi ro cho công ty. Công ty cần kịp thời bổ sung vốn chủ sở hữu, nguồn vốn ổn định cho doanh nghiệp trong thời gian tới. 3. Phân tích sự biến động nguồn vốn của công ty. Biểu 06 (trang bên) cho ta thấy tình hình biến động nguồn vốn của công ty qua các năm. Từ bảng ta có nhận xét như sau về sự biến động nguồn vốn của công ty: Về tổng nguồn vốn: tổng nguồn vốn của doanh nghiệp phản ánh khả năng đáp ứng như cầu nguồn vốn của doanh nghiệp. Năm 2008 tổng nguồn vốn là 1,156,078,716,186 đồng đạt tốc độ phát triển là 1.19 so với năm 2007. Năm 2009 tổng nguồn vốn là 1,771,939,500,807 đồng đạt tốc độ phát triển 1.53. Trong cả thời kì tốc độ phát triển bình quân đạt 1.35. Như vậy nguồn vốn của công ty không ngừng tăng lên hay khả năng đáp ứng nhu cầu về vốn tăng tạo điều kiện cho tài sản của công ty được mở rộng và công ty có thể mở rộng quy mô sản xuất. Trong đó: Nguồn vốn chủ sở hữu tăng lên với tốc độ phát triển bình quân cả thời kì là 1.17. Trong năm 2009 nguồn vốn chủ sở hữu tăng mạnh hơn. Qua đó chứng tỏ sức mạnh tài chính của công ty ngày càng tăng lên. Nợ phải trả tăng lên nhanh hơn so với tốc độ tăng vốn chủ sở hữu. Cụ thể: năm 2008 nợ phải trả tăng 90,463,438,878đ so với năm 2007 tương đương tốc độ phát triển là 1.53. Năm 2009 nợ phải trả tăng 414,248,972,009 đ so với 2008 tương đương tốc độ phát triển 2.59. Như vậy tốc độ tăng nợ phải trả hơn hẳn so vói tốc độ tăng vốn chủ sở hữu. Mặt khác ta cũng thấy nợ phải trả tăng chủ yếu là do nợ ngắn hạn tăng nhanh. Từ đó có thể thấy doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh chủ yếu nhờ nguồn vốn từ bên ngoài. Biểu 07: Tình hình biến động nguồn vốn của công ty trong 3 năm. Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Φbq Giá trị(đồng) Chênh lệch(đồng) ΦLH Giá trị(đồng) Chênh lệch(đồng) ΦLH A.Nợ phải trả 169,531,871,968 259,995,310,846 90,463,438,878 1.53 674,244,282,855 414,248,972,009 2.59 1.99 I. Nợ ngắn hạn 169,531,871,968 259,948,521,182 90,416,649,214 1.53 671,288,129,274 411,339,608,092 2.58 1.99 II. Nợ dài hạn 0 46,789,664 46,789,664 2,956,153,581 2,909,363,917 63.18 B. Nguồn vốn chủ sở hữu 799,103,432,671 896,083,405,340 96,979,972,669 1.12 1,097,695,217,952 201,611,812,612 1.22 1.17 I. Nguồn vốn quỹ 788,337,577,734 881,402,285,399 93,064,707,665 1.12 1,094,231,008,456 212,828,723,057 1.24 1.18 II. Nguồn vốn KPQK 10,765,854,937 14,681,119,941 3,915,265,004 1.36 3,464,209,496 -11,216,910,445 0.24 0.57 Tổ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBài thực tập Phân tích nguồn vốn của công ty Cổ phần xây dựng và du lịch Bình Minh.doc
Tài liệu liên quan