Đề tài Một số biện pháp nhằm tăng cường quản lí chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục trên địa bàn thủ đô Hà nội đến năm 2005

Nhận thức rõ vai trò của sự nghiệp giáo dục đối với sự phát triển kinh tế xã hội, kế hoạch hoá giáo dục là bước khởi đầu và mang tính đi trước so với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Mà đầu tư cho giáo dục lại quyết định sự phát triển của ngành mà trong đó nguồn vốn từ Ngân sách Nhà nước là chủ yếu. Với mục đích là tìm ra biện pháp thích hợp nhằm tăng cường quản lí các nguồn kinh phí từ Ngân sách Nhà nước đầu tư cho giáo dục nhằm tăng tính hiệu quả của vốn đầu tư góp phần thực hiện thắng lợi kế hoạch 2001-2005 mà Đảng và Nhà nước đã đặt ra đối với sự nghiệp kinh tế - xã hội nói chung và sự nghiệp giáo dục nói riêng. Trong phạm vi hiểu biết hạn chế của bản thân, chuyên đề tôi nghiên cứu đã đề cập những nội dung và yêu cầu đặt ra:

Về mặt lý luận: Trình bày khái quát các vấn đề về chi Ngân sách Nhà nước cho sự nghiệp giáo dục, cơ cấu chi trong ngành giáo dục thủ đô nhằm tăng hiệu quả của nguồn vốn đầu tư cho giáo dục Hà Nội.

 

doc80 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1210 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số biện pháp nhằm tăng cường quản lí chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục trên địa bàn thủ đô Hà nội đến năm 2005, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uật, công cụ kinh tế, công cụ giáo dục, công cụ chuyên chính ( vũ lực). Mỗi công cụ trên có những điểm mạnh, diểm yếu riêng và mức độ sử dụng chúng cũng khác nhau trong mỗi giai doạn lịch sử. Nếu như trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập chung, công cụ hành chính được sử dụng nhiều nhất và là công cụ quan trọng nhất của nhà nước để điều chỉnh nền kinh tế, thì trong nền kinh tế thị trường dịnh hướng xã hội chủ nghĩa thì công cụ pháp luật, kinh tế, tài chính là các công cụ giữ vai trò quyết định nhất và cộng cụ tài chính có vai trò hết sức quan trọng. Là thành phố đi đầu trong thực hiện công cuộc đổi mới và đã có những chuyển biến tích cực đang thích ứng dần với nền kinh tế thị trường, sự phát triển da dạng của các loại hình kinh tế trong nhiều lĩnh vực, Hà Nội đòi hỏi phải có sự phối hợp đồng bộ giữa các cấp các ngành trong việc thực hiện và phát triển ổn định nền kinh tế. Công tác quản lí tài chính Hà Nội đã đạt được những thành tích đáng khích lệ với kế hoạch thu - chi ngân sách nhiều năm được hoàn thành đó là điều kiện để thúc đẩy phát triển kinh tế của tất cả các ngành, các lĩnh vực, thúc đẩy sự chuyển biến của cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư, đảm bảo sự ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, mức sống của nhân dân dần được nâng cao, tạo điều kiện hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Biểu 8: Tình hình thực hiện thu - chi ngân sách thành phố Hà nội những năm Đơn vị:Triệu đồng. Chỉ tiêu. Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000 1. Tổng thu NS thành phố. 2.229.600 2.809.379 2.564.346 2. Tổng chi NS thành phố 2.189.250 2.271.531 2.506.660 Nguồn: Báo cáo quyết toán Thu- Chi NSTP hà nội năm 1998-1999và 2000 Qua ba năm con số thu - chi đã có chiều hướng gia tăng, thu ngân sách trên địa bàn đã đáp ứng được nhu cầu chỉ trên địa phương theo kế hoạch, đóng góp cao hơn cho ngân sách trung ương, tạo thêm điều kiện chi cho phát triển kinh tế, phát triển giáo dục, tăng giá trị kết dư ngân sách năm sau cao hơn năm trước( năm 1998 giá trị kết dư là 40.300 triệu đồng - năm 1999 giá trị kết dư là 40.350triệu đồng). Cùng với các ngành khác, Thành uỷ, Hội đồng nhân dân, UBND thành phố đã quan tâm rất lớn đến sự nghiệp giáo dục, liên tiếp cụ thể hoá các nghị quyết, quyết định của Đảng và nhà nớc. Trên địa bàn thành phố đề ra những kế hoạch dài hạn, trung hạn, kế hoạch hàng năm và đề ra chiến lược cụ thể để đưa sự nghiệp giáo dục thủ đô tiến những bước tiên mới. Biểu 9: Thực hiện chi ngân sách thành phố thời gian qua. Nội dung chi Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000 Số chi. (tỉ đồng) %TT Số chi. (tỉ đồng) %TT Số chi. (tỉ đồng) %TT Tổng chi NSTP 2189,250 100 2.271,531 100 2.506,660 100 I. Chi thờng xuyên 58,36 66,9 57,13 1.Chi bù giá - trợ giá 12,145 0,55 13,404 0,6 15,3 0,6 2. Chi SN kinh tế. 315,217 14,40 318,718 14,0 387,490 15,5 3.Chi SN GD-ĐT . 347,350 15,87 367,031 16,2 396,319 15,8 4.Chi y tế-DS KHH 101,902 4,65 99,637 4,4 113,856 4,5 5. Chi SN VH-TT. 29,514 1,35 32,773 1,4 33,604 1,3 6.Chi PT-TH 13,46 0,61 16,632 0,7 17,245 0,7 7.Chi SN TDTT 31,849 1,45 32,586 1,5 36,800 1,5 8.Chi SN KHCNvà môi trường. - - 22,212 1,0 25,889 1,03 9.Chi đảm bảo XH 51,023 2,33 50,098 2,2 65,592 2,6 10.Chi quản lý hành chính 210,354 9,61 323,814 14,3 186,162 7,4 11.Chi an ninh quốc phòng. 61,131 2,79 63,121 2,8 64,330 2,6 12.Trợ cấp cân đối xã. 85,465 3,90 - - 81,469 3,2 13.Chi khác NS 18,547 0,85 178,175 7,8 11,000 0,4 II.Chi xdcb tập chung. 674,694 30,82 237,359 - 228,000 9,1 III. Chi hỗ trợ vốn cho NN - - 10,945 0,5 12,00 0,5 IV. Chi dự phòng ns. 4,517 0,21 - - - - V. Chi lập quĩ dự trữ tài chính - - - - 116,000 4,6 VI. Chi thiết bị NN - - 227,630 10 423,040 16,9 VII. Nguồn vốn khác - - 22,635 1 - - VIII. Chi xdcb từ các n.thu.đ lại. 231,109 10,56 224,491 9,9 165 6,6 1.Chi đầu tư xdcb - - - - 145,000 - 2.Thoái trả nhà+đất - - - - 20,000 - IX. Chi b/xung phát triển nhà - - 30,000 1,3 55,000 2,2 X. Chi tăng lương - - - - 72,564 2,9 Nguồn: Báo cáo quyết toán Thu- Chi NSTP Hà Nội năm 1998-1999và 2000 Rõ ràng trong điều kiện nền kinh tế còn nhiều khó khăn, còn tồn tại những bất cập, mất cân đối trên các lĩnh vực nhưng tỉ trọng chi ngân sách cho giáo dục đào tạo nói chung và sự nghiệp giáo dục nói riêng không ngừng được tăng lên trong những năm qua (biểu 9) cả về số tương đối lẫn số tuyệt đối, điều đó chứng tỏ sự cố gắng lớn của Đảng bộ, chính quyền và nhân đân thành phố. Giáo dục tạo tiền đề cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo vì vậy các khoản chi cho sự nghiệp giáo dục là vô cùng cần thiết và đóng góp lớn vào những thành công trong sự nghiệp trồng ngời. Phạm vi hoạt động của ngành giáo dục nói chung và giáo dục thủ đô nói riêng rất rộng, bao gồm: Khối mầm non phổ thông, các trường đặc biệt và giáo dục thường xuyên, chính vì vậy chúng ta rất khó xác định ranh giới và điều kiện cho sự hoạt động này. Nhận thức rõ tầm quan trọng của sự nghiệp giáo dục, thực hiện chủ trương “ Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển” , Hà nội đã giành phần kinh phí đáng kể trong ngân sách để mở rộng mạng lưới trường lớp, nâng cao chất lượng dạy và học, từng bước hiện đại cơ sở vật chất tạo tiền đề cho sự phát triển những năm tiếp theo. Biểu 10: Chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục những năm qua. Chỉ tiêu. Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000 Chi NS cho SN GD.(tỉ đồng) 270,557 295,746 324,345 1.So sánh chi NS cho GD/tổng chi GDĐT (%) 77,89 80,58 81,84 2.Chi NS cho GD/Tổng chi TP.(%). 12,35 12,03 12,94 3. Chi cho SN - ĐT (Tỉ đồng) 76,793 71,285 71,974 Nguồn: Báo cáo cuối năm 1998-1999 và 2000 của Sở TC-VG Hà Nội Qua bảng số liệu ta thấy NSNN đầu tư cho sự nghiệp giáo dục hàng năm tăng lên đáng kể cả về số tương đối và số tuyệt đối. - Năm 1998 chi ngân sách của thành phố cho sự nghiệp giáo dục là 270,557 tỉ đồng chiếm 77,89% tổng chi từ ngân sách thành phố cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo, và 12,35% tổng chi của toàn thành phố. - Năm 1999 chi ngân sách thành phố cho sự nghiệp giáo dục tăng 9,31% so với năm 1998 (Tăng 25,189 tỉ đồng) và chiếm tỉ trọng 80,58% so với tổng chi cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo, 12,03% so với tổng chi ngân sách thành phố. Rõ ràng trong năm này số chi từ ngân sách thành phố cho sự nghiệp giáo dục thủ đô tăng lên cả về số tương đối và số tuyệt đối khi so sánh với tổng chi cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo và tổng chi ngân sách thành phố. - Năm 2000, số chi từ ngân sách thành phố cho sự nghiệp giáo dục là 324,345 tỉ đồng (Tăng 28,559 tỉ đồng so với năm 1999), chiếm tỉ trọng 81,84% so với tổng chi cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo và 12,94% so với tổng chi ngân sách thành phố. Sự tăng lên đột biến trong chi cho giáo dục trong tổng chi cho giáo dục và đào tạo, điều đó đã thể hiện sự quan tâm của đảng uỷ,UBND, cùng các cấp chính quyền thành phố cho sự nghiệp trồng người của toàn xã hội… Có vẻ như khó hiểu khi thấy chi cho giáo dục chỉ chiếm 12,94% ( so với 13,02%) trong tổng chi ngân sách thành phố là vì nhu cầu chi trên địa bàn thành phố cũng tăng lên tương ứng. Trong năm 2000 này, chi cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo tăng lên một phần cũng do tăng mức lương cơ bản của cán bộ công nhân viên chức từ 144.000đồng / người / tháng lên 180.000 đồng / người / tháng ( Tăng 25% mức lương cơ bản). Như vậy, trong mấy năm vừa qua Hà Nội đã rất trú trọng tới công tác phát triển giáo dục. Chi cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo liên tục tăng lên năm sau cao hơn năm trước và lớn thứ hai trong các khoản chi từ ngân sách thành phố, sau chi đầu tư Xây dựng cơ bản. Điều đó chứng tỏ Đảng uỷ, HĐND, UBND quyết tâm thực hiện phương châm “ Giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Đặc biệt sau nghị quyết TW 2 của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII về vấn đề đổi mới giáo dục, phản ánh khả năng đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của giáo dục. Khoản đầu tư này là nguồn tài chính và phương tiện có ý nghĩa vô cùng quan trọng để giúp ngành giáo dục thực hiện nhiệm vụ mang tính chiến lược của mình. Nguồn kinh phí dành cho giáo dục tuy đã được quan tâm hơn, tốc độ chi giáo dục cũng nhanh hơn so với các lĩnh vực khác nhưng vẫn chua đáp ứng đủ theo yêu cầu đòi hỏihiện nay ( hiện nay mới chỉ đáp ứng được khoảng 65% yêu cầu). để giảm bớt gánh nặng cho ngân sách nhà nước Hà Nội đã khai thác các nguồn vốn khác ngoài ngân sách để hỗ trợ phát triển giáo dục. 2. Đầu tư từ các nguồn vốn khác cho sự nghiệp giáo dục thành phố Hà Nội những năm qua. Việc tăng cường thu hút và huy động các nguồn vốn khác ngoài nguồn vốn từ ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục là vô cùng cần thiết, thực hiện phương châm nhà mước và nhân dân cùng làm. trong số các nguồn vốn khác đó bao gồm: 2.1. Nguồn kinh phí trung ương (KPTW). Theo quyết định số 186 TC/NSNN về việc hướng dẫn thi hành quyết định 186/HĐBT về việc phân cấp ngân sách địa phương và thông tư số 15a/TC-NSNN ngày 28/5/1992 của bộ tài chính đã quy định việc chuyển về ngân sách trung ương chi cho các trương trình mục tiêu trong đó chi ngân sách cho sự nghiệp giáo dục bao gồm: Phổ cập giáo dục, xáo mù chữ, tăng cường cơ sở vật chất thiết bị và trường học, bồi dưỡng giáo viên và phân ban phổ thông trung học. Bắt đầu từ năm 1994 theo quyết định số 60/TTG của thủ tướng chính phủ kinh phí TƯ vãn do ngân sách trung ương chi nhưng Bộ tài chính cấp uỷ quyền qua Sở Tài chính-Vật giá để chuyển cho Sở Giáo- dục và Đào tạo. Biểu 11: Cơ cấu chi ngân sách nhà nước theo chương trình mục tiêu trên địa bàn thành phố cho sự nghiệp giáo dục những năm qua. Đơn vị: triệu đồng. Mục chi. Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000 K.H T.tế K.H T.tế 99-98 K.H T.tế 00-99 Tổng chi. 3600 3700 3140 3165 -515 1910 2447 -738 1.Phổ cập + xoá mù 600 650 710 708,30 58,3 770 773,82 65,51 2.Tăng cường CSVC 1000 2030 630 625,33 -404,67 180 179,37 -445,96 3.Bồi dưỡng giáo viên. 2000 2020 1800 1851,37 -168,64 960 953,19 -898,13 Nguồn: Báo cáo quyết toán kinh phí uỷ quyền của Sở Tài chính-Vật giá HN Qua bảng trên ta thấy từ năm 1998 đến năm 2000 vừa qua số chi từ ngân sách trung ương cho các chương trình mục tiêu có xu hướng giảm dần (năm 1998 là 3.700 triệu đồng, năm 1999 rút xuống còn 3.185 triệu đồng và năm 2000 vừa qua chỉ còn 2.447 triệu đồng). Điều đó không phải là do Đảng uỷ, UBND, HĐND không quan tâm và cắt giảm bớt kinh phí cho các chương trình mục tiêu mà là do nhu cầu chi cho các chương trình mục tiêu có xu hướng giảm. Chúng ta đã đầu tư cho các chương trình mục tiêu cho nhiều năm trước và giờ đây nhiệm vụ đối với các chương trình này được giảm bớt, chúng ta không đi theo chiều rộng mà tiến hành theo chiều sâu. (Chi cho các chương trình xoá mù và phổ cập vẫn tăng lên cả về số tương đối và số tuyệt đối trong tổng chi cho chương trình mục tiêu: năm 1998 là 650 triệu, năm 1999 là 708,3 triệu và năm 2000 là 773,82 triệu. 2.2. Nguồn học phí. - Căn cứ Quyết định 70/QĐ-TTg ngày 31/3/1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc thu học phí ở các cơ sở giáo dục đào tạo công lập thuộc hệ thống giaó dục quốc dân. - Căn cứ Quyết định số 3342/QĐ-UB ngày 18/8/1998 của UBND thành phố Hà Nội: "Về việc thu, sử dụng học phí và một số khoản thu khác ở các cơ sở giáo dục và đào tạo công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân". Thực tế học phí là khoản đóng góp của gia đình học sinh, sinh viên để cùng với Nhà nước đảm bảo các hoạt động giáo dục và đào tạo. Theo các qui định hiện hành thì Nhà nước miễn thu học phí đối với học sinh sinh viên được hưởng chính sách ưu đãi theo qui định tại Nghị định số 218/CP ngày 29/4/1995 của Chính phủ, học sinh bậc tiểu học, học sinh sinh viên bị tàn tật và có khó khăn về kinh tế, học sinh sinh viên mồ côi cả cha lẫn mẹ, không nơi nương tựa và những học sinh sinh viên gia đình cực nghèo theo qui định của Nhà nước. Mức thu học phí qui định đối với các trường cấp II, III phổ thông công lập trong 9 tháng với mức thu . Lớp học Mức thu học phí (Đồng/ học sinh/ tháng) 6 3.000 7 4.000 8 5.000 9 6.000 10 7.000 11 8.000 12 9.000 Nguồn: Văn bản hướng dẫn thực hiện Thu- Chi quản lí học phí ở các cơ sở giáo dục Đào tạo công lập của thành phố Hà nội. Học phí là khoản thu mang tính chất ổn định và nó góp phần quan trọng vào việc đầu tư cho giáo dục. Hàng năm mức thu học phí của các trường, lớp công lập liên tục tăng lên cùng với qui mô của trường và số học sinh. Năm 1998 theo Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội thu học phí đạt 25 tỷ đồng, năm 1999 là 27,79 tỷ đồng và năm 2000 đạt 31,5 tỷ đồng. Đối với các trường bán công, tư thục nhà trường được phép thu để bù đắp chi trong quá trình giảng dạy. Và đây là hình thức quan trọng nhằm huy động các nguồn đóng góp của nhân dân cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo bằng hình thức xã hội giáo dục các trường công lập chuyển đổi thành tư thục và dân lập. 1.3. Các nguồn khác. Ngoài hai nguồn thu trên (kinh phí trung ương và học phí) các khoản thu khác đóng góp cho giáo dục thủ đô còn có: nguồn viện trợ, đóng góp của các tổ chức xã hội và nhân dân… Muốn nền Giáo dục và Đào tạo phát triển thì nhất thiết cần phải có kinh phí đầu tư cho nó, song đầu tư như thế nào và bao nhiêu lại là câu hỏi đặt ra đối với các nhà kế hoạch trong vịêc lập kế hoạch thu chi ngân sách cho giáo dục để đảm bảo chi có hiệu quả? Để tìm được đáp án cho câu hỏi chúng ta cần phải tiến hành các biện pháp quản lý chi chặt chẽ. Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung trong những năm qua thực hiện chi ngân sách như thế nào, thực trạng công tác quản lý chi ngân sách Nhà nước cho hoạt động giáo dục Hà Nội những năm qua giúp ta làm rõ điều đó. III. Thực trạng công tác quản lí chi ngân sách nhà nước cho hoạt động giáo dục trên địa bàn thành phố hà nội những năm qua. Hàng năm chi từ ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo chiếm một tỉ trọng lớn trong tổng chi NSNN, vì vậy để đạt hiệu quả cao các khoản chi này, chúng ta phải có mô hình và cơ chế cấp phát hợp lí. 1.1. Mô hình quản lí Ngân sách giáo dục những năm trước 1997. 1. Cơ chế quản lí cấp phát các khoản chi. Theo cơ chế phân cấp quản lí các đơn vị hành chính nước ta chia làm bốn cấp: Ngân sách Trung ương (TW), Ngân sách tỉnh, Ngân sách Huyện, và ngân sách xã (phường). Thực hiện thông tư liên bộ 06/TTLB giữa Bộ Tài Chính và Bộ Giáo Dục ngày 11/02/1995 bàn về quản lí Ngân sách giáo dục và công văn số 3295/KTTH của Thủ Tướng chính phủ, trước năm 1997 cơ chế quản lí cấp phát Ngân sách giáo dục được phân bổ theo sơ đồ. Mô hình quản lí Ngân sách giáo dục trên địa bàn Hà Nội trước năm 1997. Sở tài chính vật giá Phòng tài chính quận, huyện. Sở Giáo dục và Đào Tạo - Trường trọng điểm. - Khối PTTH. - Khối các trường đặc biệt. - Khối mầm non. - Tiểu học. - Khối THCS. Phòng giáo dục huyện. Như vậy Hà nội phân cấp chi Ngân sách giáo dục qua hai cấp: Cấp thành phố và cấp quận, huyện. Cấp huyện đảm bảo quản lí khối các trường mầm non, tiểu học và khối THCS. Các trường trọng điểm ( Hà nội Amstecdam...), trường đặc thù ( Nguyễn Đình Chiểu, Bình Minh... do thành phố quản lí thông qua sở giáo dục và Đào Tạo công tác quản lí được thực hiện: Sở Tài Chính- Vật giá cấp toàn bộ kinh phí thường xuyên của các trường thuộc Sở Giáo Dục và Đào Tạo quản lí cho Sở chủ quản để sở Giáo Dục và Đảo tạo tiếp tục cấp phát cho các trường với tư cách là đơn vị dự toán cấp I của ngân sách thành phố. Sở Tài Chính -VậT giá có trách nhiệm kiêm tra tình hình cấp phát của Sở Giáo dục và Đào Tạo cũng như việc sử dụng kinh phí tại các trường theo qui định tài chính hiện hành. Ngân sách Quận, Huyện phối hợp với đơn vị giáo dục cùng cấp ( Phòng Giáo Dục quận huyện) quản lí khối kinh phí mầm non, tiểu học và THCS, khối này với tư cách là đơn vị dự toán cấp I của Ngân sách Quận, huyện và cấp III của Ngân Sách Thành Phố. 1.2. Mô hình quản lí Ngân sách giáo dục từ năm 1997 đến nay. Thực hiện thông tư 09TC/NSNN của bộ tài chính hướng dẫn việc phân cấp, lập, chấp hành và quyết toán NS , nhiệm vụ chi thường xuyên cho sự nghiệp giáo dục là do ngân sách thành phố đảm nhiệm. Sở Tài Chính - Vật giá phối hợp với Sở chủ quản thống nhất dự toán cho đơn vị thụ hưởng NS và cấp phát trực tiếp cho các đơn vị này mà không qua NS quận, huyện. Đồng thời thành phố cũng giao nhiệm vụ trực tiếp cho Sở Tài Chính- Vật giá trong vấn đề quản lí ngân sách theo chương trình mục tiêu với các nội dung: - Phổ cập giáo dục các cấp. - Xoá mù. - Chương trình vệ sinh. nước sạch. - Xây dựng trường trọng điểm chất lượng cao. Sở tài chính vật giá Hà Nội. Phòng Tài chính Quận, Huyện. Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội. - Khối PTTH. - Trường trọng điểm. - Trường đặc thù. Khối mầm non. Khối THCS. Khối tiểu học Như vậy, mô hình quản lý ngân sách giáo dục từ sau năm 1997 đến nay đã có phần đơn giản hơn so với nô hình quản lý trước năm 1997. Nếu như trước kia khối mầm non, tiểu học và THCS được cấp kinh phí thì phải qua sự giám sát của hai phòng cấp trên song song điêù hành: Phòng Tài chính và phòng Giáo dục. Sự quản lý có phần quan liêu gây rắc rối cho các trường khi nhận kinh phí. Nhưng từ sau 1997 , sự phân cấp quản lý đó được giảm bớt và gây ít phiền hà hơn (chỉ qua Phòng Tài chính). Như vậy vấn đề thủ tục hành chính đã được chính quyền thành phố quan tâm và giảm bớt phiền hà. 1.3. Cơ chế cấp phát. Thực hiện cơ chế quản lý cấp phát bằng hạn mức kinh phí năm của các đơn vị dự toán cấp I ( Sở giáo dục- Phòng tài chính) bắt buộc các đơn vị dự toán cấp I mở tài khoản tại Kho Bạc Nhà Nước thành phố, từ đó rút kinh phí phục vụ cho hoạt động của mình theo các khoản mục đã được ghi trong dự toán nnăm. Từ 1997 thực hiện công văn số 1178 LS/KBNN của Liên sở Tài chính- Vật giá Hà Nội và KBNN thành phố ngày 31/5/1997 về việc hướng dẫn mở tài khoản và thực hiện mục lục ngân sách...Việc cấp phát này giúp các đơn vị dự toán cấp I chủ động hơn trong việc quyết định và thực hiện các dự án nhằm phát huy cao độ hiệu quả của vốn đầu tư, giảm bớt tình trạng sử dụng sai lệch các nguồn vốn. 1.4. Quy trình quản lý ngân sách giáo dục. Cũng như việc quản lý các nguồn ngân sách khác, Ngân sách giáo dục được cấp phát và quản lý theo 3 giai đoạn. * Giai đoạn I: Lập dự toán chi ngân sách cho sự nghiệp giáo dục. Có thể khẳng định: Dự toán chi ngân sách cho giáo dục là bộ phận cấu thành không thể thiếu được trong dự toán chi ngân sách của thành phố. Đây là khâu đầu tiên mang tính chất định hướng có vai trò quan trọng trong việc quản lý vốn ngân sách.. Lập dự toán chi dựa trên một số căn cứ sau: - Phương hướng phát triển KTXH hàng năm trên tinh thần nghị quyết của HĐND thành phố. - Kết quả chi ngân sách cho giáo năm trước. - Thực tế hoạt động của các yếu tố trên thị trường có ảnh hưởng đến ngành giáo dục. * Quy trình lập dự toán: - Các đơn vị dự toán cấp II, III xây dựng dự toán kế hoạch năm của mình sau đó gửi lên Sở Giáo dục theo các căn cứ trên. - Sở giáo duc phối hợp vơúi Sở tài chính - Vật giá, Sở Kế hoạch đầu tư sau đó lên kế hoạch cho toàn ngành và trình uỷ ban nhân dân thành phố phê duyệt. * Nội dung dự toán: - Đánh giá tình hình thực hiện thu- chi năm trước từ đó rú ra những tồn tại cần khắc phục -Lập dự toán chi ngân sách năm, kế hoạch được xác định theo mục lục ngân sách với hai nội dung: +Chi thường xuyên + Chi mua sắm, sửa chữa. Đối với dự toán chi mua sắm, sửa chữa phải có đơn giá định hướng cụ thể. Sở và Phòng Tài chính có trách nhiệm tổng hợp dự toán ngân sách đối với các đơn vị thuộc phạm vi quản lý của mình, dự toán ngân sách chung của ngành gửi lên Sở Tài chính- Vật giá để tổng hợp chung vào dự toán chi hàng năm của ngân sách thành phố. Sau khi dự toán được HĐND thành phố phê chuẩn, UBND quyết định cụ thể và uỷ quyền cho Sở Tài chính- Vật giá thông báo hạn mức cho các đơn vị dự toán cấp I. Các đơn vị dự toán cấp I có trách nhiệm phân phối hạn mức kinh phí cho các đơn vị thụ hưởng ngân sách. `* Giai đoạn II: Mô hình cấp phát. Đối với các đơn vị dự toán cấp I (trực tiếp chịu sự quản lý của Sở Tài chính- Vật giá) sau khi nhận được hạn mức kinh phí của Sở Tài chính- Vật giá qua hệ thống kho bạc, tiến hành phân phối lại cho các đơn vị thụ hưởng trên cơ sở dự toán đã phê duyệt. Đơn vị dự toán cấp II KBNN Quận, Huyện Sở Giáo dục và Đào tạo Sở Tài chính -Vật giá KBNN thành phố * Đối với các đơn vị thuộc khối Quận, Huyện quản lí. + Trước năm 1997 thực hiện cấp phát qua KBNN Quận, Huyện theo sơ đồ: . Phòng giáo dục Phòng Tài chính Quận, Huyện. KBNN Quận, Huyện. Các trường. Ban quản lí dự án. + Sau năm 1997, thực hiện công văn số 1654/CV-UB kinh phí uỷ quyền của ngân sách thành phố cho sự nghiẹp giáo dục thuộcQuận, Huyện quản lí được cấp phát theo mô hình: Sở Tài chính-Vật giá KBNN Quận, Huyện KBNN thành phố Phòng Tài chính-Vật giá - Khối mầm non. - Khối tiểu học. - Khối THCS. Sở Tài chính-Vật giá uỷ quyền cho Phòng Tài chính Quận, Huyện cấp phát cho các đơn vị thụ hưởng ngân sách qua hệ thống kho bạc bằng hạn mức kinh phí ( Đối với khối Quận, Huyện trên thông báo ghi rõ hạn mức kinh phí uỷ quyền). Mức độ chi căn cứ trên dự toán năm đã được HĐND thành phố phê duyệt căn cứ vào dự toán Thu-Chi các quí, năm trong năm tài chính. Sở Tài chính-Vật giá cấp hạn mức kinh phí cho sở Giáo dục và Đào tạo và kinh phí uỷ quyền cho phòng Tài chính Quận, Huyện theo những khoản mục chi tương ứng với nhiệm vụ chi của từng ngành theo mục lục NSNN. Và Sở Giáo dục và Đào tạo kết hợp với phòng Tài chính Quận, Huyện có trách nhiệm thông báo hạn mức kinh phí cho từng đơn vị dự toán NSNN. * Giai đoạn ba: quyết toán ngân sách. Đây là khâu cuối cùng của quản lí ngân sách phản ánh đầy đủ, chính xác các nguồn tài chính của đơn vị mình và tình hình sử dụng nguồn vốn đố. Báo cáo quyết toán là căn cứ để cơ quan chủ quản cấp trên và cơ quan tài chính kiểm tra việc lập dự toán và phân tích tình hình chấp hành ngân sách của đơn vị, ngành. Từ đó tăng cường ngăn ngừa các hiện tượng vi phạm chính sách, chế độ tài chính và có biện pháp sử lí kịp thời giúp cơ quan chủ quản quyết toán ngân sách hàng năm kịp thời và chính xác. Sau khi kết thúc năm ngân sách, các đơn vị thụ hưởng ngân sách có trách nhiệm lập báo cáo quyết toán đồng gửi Sở Giáo dục và Đào tạo và Sở tài chính -Vật giá. Báo cáo phải tuân theo đúng kiểu mẫu báo cáo kế toán để làm cơ sở giúp cơ quan cấp trên kiểm tra quyết toán. Thời hạn báo cáo quyết toán không chậm quá 40 đến 60 ngày sau khi kết thúc năm báo cáo. Thời hạn duyệt báo cáo không quá 30 ngày kể từ khi nhận được báo cáo quyết toán. Cơ quan chủ quản phải tổ chức kiểm tra, xét duyệt quyết toán cho đơn vị dự toán trực thuộc. 2. Đánh giá thực trạng công tác quản lí chi ngân sách nhà nước (NSNN) cho hoạt động giáo dục trên địa bàn thành phố Hà Nội những năm qua. 2.1. Tình hình sử dụng kinh phí từ ngân sách thành phố. Quyết tâm thực hiện tinh thần nghị quyết Trung Ương 2 coi “ Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển”. Trong những năm qua Đảng uỷ – UBND – HĐND thành phố đã không ngừng quan tâm tới sự nghiệp giáo dục thủ đô. Phát huy truyền thống dân tộc, toàn đảng, toàn dân thủ đô quyết tâm đi đầu trong lĩnh vực văn hoá giáo dục xứng đáng với tiềm năng và lợi thế là thủ đô của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tăng cưòng chi và quản lí có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư cho giáo dục - Đặc biệt là vốn NSNN - đó là những gì mà đảng bộ quan tâm. Với phương hướng và cơ chế cấp phát như trên, coi dự toán là cơ sở tiền đề cho việc cấp phát, phát huy hiệu quả của các đơn vị dự toán cấp dưói nhằm thống nhất khung quản lí. Cùng với số lượng tăng lên dùng đầu tư cho giáo dục và đào tạo trong cả nước nói chung trong tổng số chi NSNN. Năm 1998 chi cho giáo dục và đào tạo trong cả nước chiếm 13,6% tổng chi ngân sách nhà nước; Năm 1999 là 14,1% và năm 2000 là 15%, thì Hà Nội cũng không ngừng đầu tư và tăng chi cho giáo dục nói riêng và giáo dục đào tạo nói chung. Như vậy số chi của ngân sách thành phố cho sự nghiệp giáo dục được chia làm bốn nhóm: + Chi cho con người. + Chi cho giảng dạy, học tập. + Chi cho quản lí hành chính. + Chi cho mua sắm sửa chữa. Trong nhiều năm liên tiếp số chi từ NSNN cho sự nghiệp giáo dục thành phố liên tục được tăng lên, điều đó chứng tỏ sự quan tâm không ngừng của các cấp lãnh đạo đối với sự nghiệp trồng người thủ đô. Năm 1998 số chi từ NSNN cho sự nghiệp giáo dục đạt 270,557 tỉ đồng. Sang năm 1999 số chi đó đã tăng lên 295,746 tỉ đồng, tăng 25,186 tỉ đồng so với năm 1998 (tương đương 9,3%) và năm 2000 tăng 26,689 tỉ đồng so với 1999. Trong ba năm liên tiếp mức chi cho sự ngiệp giáo dục tăng bình quân 6,24%. - Số chi cho con người từ năm 1998 đến năm 2000 cũng liên tục được tăng lên theo tỉ lệ tăng của chi cho giáo dục. Năm 1998 chi cho con người là 134,227 tỉ đồng, năm 1999 là 145,341 tỉ đồng (tăng 11,117 tỉ) và năm 2000 là 202,350 tỉ (tăng 57,009 tỉ ). Mức chi cho con người tăng bình quân 14,66%/ năm. - Số chi cho giảng dạy cũng tăng lên. Năm 1998 là 32,167 tỉ, đến năm 1999 là 35,307 tỉ tăng 3,14 tỉ so với năm 1998 và năm 2000 là 38,594 tỉ tăng 3,278 tỉ so với năm 1999. Mức chi bìmh quân cho con người tăng lên 6,26%/ năm. - Về số chi cho quản lí hành chính, năm 1998 là 25,021 tỉ, năm 1999 là 27,255 tỉ và năm 2000 là 29,861 tỉ tăng bình quân 6,07%/ năm. Và số c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docC0110.doc
Tài liệu liên quan