Đề tài Phật giáo du nhập vào Việt Nam và những ảnh hưởng của triết học Phật giáo đến Việt Nam qua các thời kỳ

Quan niệm về nghiệp báo và luân hồi: Làm lành gặp lành, ở ác gặp ác; quan niệm này của Phật Giáo dĩ nhiên được chấp nhận dễ dàng trong tín ngưỡng dân gian Giao Chỉ. Tín ngưỡng về hồn ma tồn tại sau khi chết cũng là căn bản rộng rãi để chấp nhận luân hồi. Con Tấm trong truyện Tấm Cám dù bị hại bao nhiêu phen cũng vẫn luân hồi trở lại hoặc trong hình thức trái thị hoặc trong hình thức chim hoàng anh. Bà mẹ ghẻ vì ác độc nên phải ăn mắm xác chết con mình. Trong truyện thần thoại Con Muỗi, người vợ xinh đẹp nhưng dâm tà của anh lái buôn si tình đã phải luân hồi thành con muỗi, suốt đời tìm hút lại ba giọt máu để trở lại thành người. Tín ngưỡng nghiệp báo luân hồi khiến người ta lo ăn ở nhân từ, thương người và tu tạo phúc đức.

 

doc20 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1806 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Phật giáo du nhập vào Việt Nam và những ảnh hưởng của triết học Phật giáo đến Việt Nam qua các thời kỳ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g và rộng rãi không chỉ ở ấn Độ mà còn tới nhiều dân tộc khác, trong đó có Việt Nam. Phần II. Phật giáo du nhập vào Việt Nam và những ảnh hưởng của triết học Phật giáo đến Việt Nam qua các thời kỳ I. Sự du nhập của Phật giáo vào Việt Nam 1. Bối cảnh Việt Nam Nước Việt Nam có hình thể chữ S, thuộc bán đảo Đông Dương, thường gọi là ấn Độ Chi Na. Việt Nam chiếm vị thế bảy phần mười bán đảo Đông Dương, tiếp giáp với biển Trung Quốc và vịnh Bengale, được cấu thành bởi các dãy núi chạy từ Tây Tạng đến phía Đông và xoè ra biển như hình rẻ quạt. Giữa các rặng núi là những thung lũng, tạo thành các miền cao nguyên, bình nguyên và các dòng sông lớn. Sông Menam tạo thành đồng bằng Thái Lan, sông Mekong tạo thành đồng bằng Campuchia và Nam Việt Nam, sông Hồng tạo thành đồng bằng Bắc Việt Nam. Địa thế Việt Nam còn nằm giữa hai lục địa lớn và đông dân nhất thế giới là Trung Quốc và ấn Độ. Hai quốc gia lớn này cũng đã có nền văn hoá rất sớm đối với nhân loại. Việt Nam do ở địa thế như vậy nên chịu rất nhiều ảnh hưởng của hai nền văn minh đó. Theo các nhà sử học, dân tộc Việt Nam được hình thành có những thuyết sau: a- Tổ tiên Việt Nam gốc ở Tây Tạng.Vì đời sống, một bộ lạc theo lưu vực sông Hồng, dần hồi tràn xuống Trung Châu Bắc Việt. b- Theo Aurousseau, tổ tiên Việt Nam là người nước Việt, miền hạ lưu sông Dương Tử, bị người nước Sở (đời Xuân Thu) đánh đuổi. Để lánh nạn, người Việt chạy về phía Nam, miền Quảng Đông, Quảng Tây, rồi từ từ đến Bắc Việt và Bắc Trung Việt. Từ đó, cho biết xưa kia địa thế Việt Nam có thể bao gồm Quảng Đông, Quảng Tây đến Bắc Trung Việt. Cũng từ đó, người Việt có truyền thống nam tiến, giống loài chim Việt lúc nào cũng sống theo hướng mặt trời. Mùa đông, chim bay xuống phía Nam để được sưởi nắng ấm, tránh lạnh lẽo ở phương Bắc. c- Theo các nhà nhân chủng học, thời thượng cổ, giống người Indonesian bị giống dân Aryan đánh đuổi, bỏ ấn Độ chạy đến bán đảo ấn Độ Chi Na. Số người tràn về phía Nam lập thành nước Campuchia, Chiêm Thành, theo văn hoá ấn Độ. Còn số người ở phía Bắc kết hợp với giống Mông Cổ trở thành người Việt Nam. d- Theo các nhà dân tộc học, Việt Nam ở giữa khu vực nối liền ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, chịu ảnh hưởng hai nền văn hoá cổ nhất là ấn Độ và Trung Quốc... Vì thế, Việt Nam là vùng qui tụ thành phần dân tộc khác nhau với 8 nhóm ngôn ngữ như: Mường, Thái, Dao, Miến, Khmer, Hán, Chàm, Nam á... Nhưng thành phần người Việt (Kinh ) chiếm phần lớn, có ưu thế hơn, cùng nói một thứ tiếng, hình thành một cộng đồng dân tộc chung cội nguồn để dựng nước và giữ nước. 2. Nguồn gốc trung tâm Phật giáo Luy Lâu Luy Lâu là kinh đô của Giao Chỉ, ở trung tâm đồng bằng sông Hồng, thuộc huyện Thuận Thành, tỉnh Hà Bắc, Việt Nam. Xưa còn gọi Luy Lâu là Dâu. Luy Lâu là nơi giao lưu thương mại từ ấn Độ đến Trung Quốc. Vào thế kỷ đầu Tây lịch, thương gia ấn Độ bán cho đế quốc La Mã nhiều vải lụa, hương liệu, trầm hương, ngà voi, quế, tiêu, vàng ngọc... Để đủ cung ứng cho thị trường, thương thuyền ấn Độ theo gió mùa Tây Nam đi về vùng Viễn Đông, đến các bờ biển Mã Lai, Nam Dương, Phù Nam, Giao Chỉ và Trung Quốc. Từ Trung Quốc trở về, các khách buôn lại ghé Giao Chỉ, đợi gió mùa đông Bắc để căng buồm đi theo chiều gió. Trong thời gian lưu lại Giao Chỉ, các khách buôn bày biện lễ nghi thờ cúng và cầu nguyện Phật và các vị Bồ Tát. Với mục đích cầu nguyện, các nhà buôn thường mời Tăng sĩ đi theo. Các nhà sư, ngoài tâm thành cầu nguyện bình an cho khách buôn, còn có mục đích hoằng hoá truyền đạo Phật. Từ đó, người Giao Chỉ không chỉ học hỏi bởi người ấn Độ cách thức làm nông nghiệp, làm thuốc, buôn bán mà còn chịu ảnh hưởng tôn giáo ấn Độ. Đó là Phật giáo. Theo cuốn Lĩnh Nam Chích Quái, bấy giờ người Giao Chỉ có Chử Đồng Tử và Tiên Dung mở tiệm buôn bán với khách nước ngoài. Chử Đồng Tử đã theo thuyền buôn nước ngoài ra khỏi xứ. Khi ghé lại một hòn núi tên là Quỳnh Viên để lấy nước ngọt, Chử Đồng Tử gặp một nhà sư ấn Độ trong một túp lều. Do ái mộ nhà sư, Chử Đồng Tử đã ở lại đảo học đạo, giao vàng cho bạn đi buôn giúp và hẹn khi trở về hãy ghé lại đón. Trước khi từ giã để trở về đất liền, Chử Đồng Tử được nhà sư cho một cái gậy và một nón lá, với lời dạy có thể làm phép lạ bằng hai vật sẵn có trong tay. Một hôm, đang đi thì trời tối, Đồng Tử chống cái gậy và úp nón lá làm lều trú ẩn. Sau khi về Giao Chỉ, để giáo hoá Tiên Dung, Chử Đồng Tử giảng giải Phật pháp. Do thấm nhuần đạo lý Phật đà, cả hai đều bỏ chuyện đi buôn, tiếp tục con đường tìm thầy học đạo. Chuyện Chử Đồng Tử học đạo cho thấy Phật giáo có dẫn lực mạnh đối với người dân Việt Nam. Cụ thể, người Giao Chỉ đọc tụng Tam qui, cúng đường Phật tháp, bố thí cho người đói khổ, bệnh tật, thiếu may mắn và đọc kinh cầu nguyện chết được siêu sinh, sống được an bình, phúc lạc... Người đời gọi Phật là ông Bụt, Bụt có ở khắp mọi nơi, biết được tâm tư nguyện vọng của mọi người, Bụt có thể trừng trị kẻ ác, cứu giúp người lương thiện. Đó là Bụt trong các câu chuyện dân gian truyền khẩu như " Tấm cám", "Truyện cây nêu" ... Bụt có thể biến hoá các hiện tượng thiên nhiên quanh con người thành các thần, ban phúc, trừ hoạ. Chứng tỏ rằng, đối với dân chúng, Bụt là hiện thân cho cái thiện, cho lẽ phải, cho những gì tốt đẹp nhất mà người dân mong ước. Trong thực tế, ngay từ thế kỷ đầu, có thể các thuyền buôn đã chở theo các nhà sư đến Giao Châu. Nhưng chưa có sách nào ghi chép lại, do đó các nhà sư trở thành những nhà truyền đạo vô danh. Mãi đến thế kỷ II và đầu thế kỷ thứ III, các nhà sư truyền giáo mới được sử sách ghi chép lại, trở thành những nhà truyền giáo đầu tiên ở Việt Nam. Đó là: Marajivaka ( hay Jivaka), Ksũdara ( hay Kàlacãrya), Khương Tăng Hội, Chi Cương Lương Lâu ( hay Kalaruci), Mâu Bác ( hay Mâu Tử). Tiếp nối 3 thế kỷ đầu Tây lịch, Phật giáo Việt Nam vào thế kỷ thứ tư vẫn phát triển. Trong giai đoạn này có hai nhà sư Trung Quốc, trên đường đi Tây Trúc có ghé Giao Châu và đều viên tịch tại đây. Đó là Vu Pháp Lan ( khoảng 270 - 230 ) và Vu Đạo Thuý ( khoảng 285 - 315). Pháp Lan là thầy của Đạo Thuý. Qua thế kỷ thứ V, nối tiếp sự nghiệp truyền đạo của tiền nhân, Phật giáo Việt Nam có Đạt Ma Đề Bà, Huệ Thắng, Huệ Lâm, Đạo Thiền và Đàm Hoàng, quốc tịch nước ngoài có, quốc tịch Việt Nam có, đây là những nhà sư có công trong việc truyền dựng Phật giáo ở Giao Châu trong thời Bắc thuộc. II. Những ảnh hưởng của triết học Phật giáo đến Việt Nam qua các thời kỳ 1. Hai thế kỷ đầu Tây lịch Sự thành lập tăng đoàn, dịch kinh sáng tác và làm chùa hẳn được thực hiện vào thế kỷ thứ hai. Trong thế kỷ đầu của Tây lịch sinh hoạt Phật ở Giao Châu chắc chắn thô sơ lắm. Như ta đã biết, đạo Phật đầu tiên do các thương gia ấn Độ đem đến. Những người này không phải là những nhà truyền giáo; họ chỉ sống đời sống tín ngưỡng của họ trong lúc lưu lại Giao Châu và chính vì vậy mà người Giao Châu biết đến đạo Phật. Sinh hoạt của Phật từ ấn Độ thời ấy thế nào ? Họ học ba điều quy y, giữ tam quy, tin tưởng ở Tam Bảo là Phật, Pháp và Tăng. Họ giữ ngũ giới: không sát sinh, không trộm cướp, không tà dâm, không nói dối, không uống rượu. Họ tin ở thuyết nhân quả: vì vậy họ lo bố thí cúng đường, nhất là cúng đường ẩm thực, y phục và chỗ cư ngụ cho tăng sĩ, bởi các tăng sĩ là " ruộng phước đức tốt nhất" để gieo hạt giống công đức. Họ còn thờ phụng Xá Lợi Phật, đốt hương trầm, đọc thuộc một vài đoạn kinh nhân quả, kể chuyện tiền nhân của đức Phật. Thế còn tín ngưỡng của người Giao Châu hồi ấy ? Ông trời ở trên cao, có thể nhìn thấu được mọi việc dưới đất, biết trừng phạt kẻ làm ác, giúp đỡ kẻ làm lành. Tuy nhiên, Ông trời không phải là một đấng tạo hoá tạo nên mọi vật, nhất là không phải là vị thần của nhất trần giáo. Ông trời có những thuộc hạ gần và xa. Gần thì có ông Sấm, mụ Sét, xa thì có Sơn Tinh, Thuỷ Tinh, thần núi Tản Viên, thần cây Đa, ông Táo, ông Địa,...Linh hồn con người không hẳn là bất diệt, nhưng có thể tồn tại thời gian khá lâu quanh quẩn bên xác chết và có thể ở chung quanh người thân thích còn sống một thời gian để che chở bảo hộ. Ma Xó là linh hồn người chết còn ở quanh quẩn trong nhà, coi sóc bảo hộ gia đình. Nhà mồ là nơi an tri linh cữu người chết trong rừng, trong một thời gian nào đó có cơm canh bày cúng người chết. Thầy Mo là người trung gian, biết liên lạc với Ma Xó và với thế giới người chết. Những ngôi mộ đào được ở Lạch Trường chôn từ thế kỷ trước Tây lịch đều có ba phần: phần giữa để linh cữu, phần bên để bản thờ, đèn đồng và phần bên kia để thực phẩm, vật dụng... Những trống đồng dùng để đánh lên trong những buổi lễ cầu mưa và những tang lễ, trên trống đồng có hình chim. Không những chim là nguồn gốc của dân Giao Chỉ mà rồng cũng vậy. Trong bối cảnh tín ngưỡng và văn hoá kia, đạo Phật đã được mang vào Việt Nam. Thuyết Nhân Quả Nghiệp Báo phù hợp với quan niệm Ông trời trừng phạt kẻ ác, ban thưởng người lành, Thuyết luân hồi cũng phù hợp với quan niệm linh hồn tồn tại sau khi xác thân tiêu hoại và cũng phù hợp với nhận xét về sự tuần hoàn của loài thảo mộc vốn rất thịnh mậu tại một xứ nóng bức và ẩm thấp. Mâu Tử vào cuối thế kỷ thứ hai đã viết như sau về luân hồi: " Thân thể người ta cũng như cành rễ của cây, linh hồn như hạt giống còn sống và sẽ tạo nên cành rễ mới..." Những quan niệm công đức, tam bảo, cúng đường, luân hồi và nghiệp báo... không có quan niệm nào chống đối với tín ngưỡng tại Giao Châu hồi ấy. Thêm vào đó, người Giao Chỉ chưa ai trở thành những tín đồ trung kiên của Không Lão và trang bị bởi những ý thức hệ vững chãi, nên Phật giáo không gặp nhiều trở ngại như khi đi vào đất Hán. Đạo Phật thấm vào văn minh Giao Châu tự nhiên và dễ dàng như nước thấm vào lòng đất. Thế kỷ đầu Tây lịch, người Giao Chỉ cũng học được của những người ấn Độ những kinh nghiệm về trị liệu y học, những điều về thiên văn, về nhật lịch,... Kho tàng cổ tích Việt Nam đã thâm nhập nhiều yếu tố từ truyện cổ tích và tiền thân trong Phật Giáo ấn Độ... Truyện Tấm Cám là truyện nhân quả nghiệp báo trong đó Bụt đóng vai Ông trời, thấy được những chuyện bất công trên đời. Tiếng Bụt ở đây trực tiếp lấy từ chữ Buddha mà không phải chữ Phật lấy từ phát âm Trung Quốc "Fo". Những người khách trú ấn Độ đã truyền đạo bằng cách sống tín ngưỡng của mình trên đất Giao Chỉ và kể chuyện tiền nhân Phật trong những ngày giờ rảnh rỗi. Để thấy được ảnh hưởng của tư tưởng Phật giáo đến Việt Nam vào thế kỷ đầu như thế nào ta có thể phác hoạ sơ lược tín ngưỡng Phật Giáo Giao Chỉ thời đó như sau: Quan niệm về Phật: Bụt ( hay Bụt Đà) như một đấng có phép thần thông, nghe biết hết mọi chuyện trên đời như ông Trời, nhưng không ở trên cao nhìn xuống như ông Trời mà rất thân cận với con người. Bụt có thể hiện ra dưới nhiều hình thức để cứu người, giúp đời, nhất là những người có lòng tốt mà bị điều oan ức. Bụt rất thương người, cứu giúp những người hiền, nhưng khác với ông Trời là không hành phạt kẻ ác. Bụt không bị nước trôi, lửa cháy vì Bụt có phép thần thông và biến hiện. Quan niệm về pháp: Không biết lúc ban đầu danh từ nào đã dùng để dịch tiếng Dharma; có lẽ tiếng " Phép Bụt " đã được sử dụng. Phép Bụt ở đây có thể là những phép biến hiện thần thông của Phật để cứu đời giúp người. Phép Bụt cũng là những điều người ta làm theo nếu người ta tin Bụt, như đọc ba câu tam quy, ban đầu thì bằng Phạn ngữ, giống như đọc thần chú để tỏ lòng quy kính Bụt mà cũng để Bụt che chở ( Buđham Saranam gacchami; Dharmam Saranam gacchami; Sangham Saranam gacchami). Ba câu tam quy này về sau hẳn cũng được đọc bằng tiếng mẹ đẻ và tiếng Hán Việt. Ngoài việc đọc tam quy, còn có việc cúng đường tăng sĩ, bố thí người nghèo, cho kẻ đói ăn. Phép của Bụt cũng là tin ở nghiệp báo, luân hồi và linh hồn bất diệt. Quan niệm về Tăng: Danh từ Tang Môn được dùng trước danh từ Sa Môn để chỉ các vị tăng sĩ ngoại quốc, như ta thấy trong các bản dịch kinh điển chữ Hán sớm nhất. Tang Môn không phải là một đoàn thể xuất gia từ sáu người trở lên (định nghĩa Sangha) mà là con người của những tu sĩ khoác áo vàng, đầu cạo trọc, từ bỏ đời sống gia đình, của cải, thờ Bụt, đọc kinh chữ Phạn và sống trên sự cúng đường của người tin theo Bụt. Ngoài những Tang Môn ngoại quốc, có thể có vài người Giao Chỉ cũng được nhận học theo làm Tang Môn. Có lẽ Chử Đồng Tử là một người trong số này. Việc Chử Đồng Tử từ bỏ hết sản nghiệp để nhận một chiếc gậy và một cái nón có thể giải thích như là sự xuất gia làm Tang Môn của Đồng Tử. Cây gậy và bình bát là hai vật tuỳ thân của người tăng sĩ. Chiếc nón đã thay cho bình bát và hình ảnh chiếc nón là hình ảnh của kẻ xuất gia không nhà, du hành đây đó. Quan niệm về nghiệp báo và luân hồi: Làm lành gặp lành, ở ác gặp ác; quan niệm này của Phật Giáo dĩ nhiên được chấp nhận dễ dàng trong tín ngưỡng dân gian Giao Chỉ. Tín ngưỡng về hồn ma tồn tại sau khi chết cũng là căn bản rộng rãi để chấp nhận luân hồi. Con Tấm trong truyện Tấm Cám dù bị hại bao nhiêu phen cũng vẫn luân hồi trở lại hoặc trong hình thức trái thị hoặc trong hình thức chim hoàng anh... Bà mẹ ghẻ vì ác độc nên phải ăn mắm xác chết con mình. Trong truyện thần thoại Con Muỗi, người vợ xinh đẹp nhưng dâm tà của anh lái buôn si tình đã phải luân hồi thành con muỗi, suốt đời tìm hút lại ba giọt máu để trở lại thành người. Tín ngưỡng nghiệp báo luân hồi khiến người ta lo ăn ở nhân từ, thương người và tu tạo phúc đức. Từ Bi: Từ bi là đặc điểm của đạo Bụt. Bụt rất thương người. Tang Môn cũng dạy bố thí, cứu người ốm đau tai nạn, cho người đói ăn cơm, đừng trả thù người khác. Công Đức: Muốn được sung sướng kiếp này và kiếp sau, phải làm công đức (Punyxa). Dâng thức ăn cho các Tang Môn, trọng nể và nghe lời họ tức là gieo hạt giống công đức vào ruộng tốt ( Tang Môn là phúc điền). Đem cơm cho người đói ăn, công đức cũng rất lớn. Sạ Dung cuối thế kỷ thứ hai cũng còn xem chuyện cho người đói ăn là điều quan trọng nhất trong đạo Phật. Sau khi làm cách mạng, ông giữ lấy lúa gạo và nấu cơm cùng thức ăn bày ra đường có tới hàng mười dặm, để người đói ai muốn ăn thì ăn. Có hàng vạn người tới ăn một lúc. Tiết dục: Giáo lý vô ngã tuy là giáo lý căn bản trong Phật Giáo nhưng có lẽ đã không được giảng dậy trong bước đầu này bởi tính cách khó hiểu khó nhận của nó. Đạo lý Ly Dục cũng chỉ giới hạn trong giới Tang Môn. Chắc hẳn trong khi dạy về đạo lý từ bi và công đức, các Tang Môn cũng đã dạy tiết dục, bỏ bớt những hưởng thụ vật chất cho riêng mình để bố thí cho kẻ khốn khó đói khổ. Như vậy, nhìn chung ở hai thế kỷ đầu, tuy mới được truyền bá vào Việt Nam nhưng Phật Giáo đã được nhân dân bản xứ đón tiếp một cách tự nhiên do Phật giáo không mâu thuẫn với những tín ngưỡng sẵn có. Không những thế nó còn đem lại cho đương thời những giải thích mới mẻ về nỗi khổ của con người, về nguyên nhân của khổ đau, về con đường thoát khổ đồng thời nó kêu gọi lòng từ bi hỷ xả, một chủ trương đáp ứng được lòng mong mỏi của con người hướng về những đạo đức tốt đẹp trong bối cảnh vốn nhiều rủi ro và lắm tai ương lúc bấy giờ.Vì vậy nó đã nhanh chóng tìm được chỗ đứng và có điều kiện bám rễ chắc chắn trên mảnh đất này. 2. Phật giáo trong các triều đại của Việt Nam 2.1. Phật giáo trong thời hậu Lý Nam Đế và Bắc thuộc lần thứ ba (603 - 939) Sau hai thời kỳ Bắc thuộc, nước Việt Nam được tự chủ từ thời tiền Lý đến hậu Lý Nam Đế ( 544 - 802 ). Khi nhà Tiền Lý mất, Triệu Quang Phục lên ngôi, xưng là Triệu Việt Vương ( 544 - 571), Tước vị không lâu, họ Triệu bị Phật Tử giành lại cương vị. Họ Lý xưng là hậu Lý Nam Đế (571 - 802). Năm Nhâm Tuất (602), vua Tuỳ Văn Đế cho quân sang đánh Nam Việt, với thế hùng mạnh của tướng Lưu Phương, hậu Lý Nam Đế phải quy hàng. Việt Nam lại rơi vào thời Bắc thuộc thứ 3 ( 603 - 939). Từ khi có dấu tích Phật giáo truyền vào Việt Nam khoảng từ thế kỷ đầu đến thời tiền Lý Nam Đế, lịch sử kéo dài cả hơn 300 năm. Dù đã có các nhà sư chính thức đến Giao Chỉ dịch kinh, truyền bá tư tưởng Mật, Tịnh và nhất là Thiền Tông nhưng Phật giáo chưa thực sự được thịnh hành. Mãi đến đời hậu Lý Nam Đế (571- 602) và Bắc thuộc thứ ba, Phật Giáo mới thực sự phát triển cả nội dung lẫn hình thức. Trong giai đoạn này nổi bật nhất có 4 sự kiện, thiền phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi, ba phái đoàn truyền giáo, sự xướng hoạ giữa các nhà sư Trung Quốc với Việt Nam và thiền phái Vô Ngôn Thông. Ngót cả bốn thế kỷ, từ khi du nhập đến lúc phái thiền Vô Ngôn Thông xuất hiện, dù Việt Nam nội thuộc phương Bắc, nhưng dân tộc không bị đồng hoá, Phật giáo vẫn liên tục phát triển. Tuy phát triển từ ấn Độ nhưng Phật giáo vẫn hoà đồng với dân tộc Việt Nam trong sứ mệnh tô bồi văn hoá dân tộc. Người Việt Nam cũng tỏ ra sẵn lòng tiếp nhận giáo lý từ bi, trí tuệ, bình đẳng, vị tha vô ngã, thiện ác, nghiệp báo, luân hồi... của Phật giáo, không có một mảy may kỳ thị. Bởi thế, các tông phái Phật giáo, các đoàn truyền giáo hay đi cầu kinh, chiêm bái Phật tích từ ấn Độ qua hay phưong Bắc xuống đều dừng chân ở Việt Nam để dịch kinh hoặc giảng đạo. Từ đó, kinh sách Phật giáo được dịch và viết sớm hơn ở Trung Quốc. Các nhà sư, dù ấn Độ, Trung Quốc hay người bản địa, kể cả người tín đồ hay người dân bình thường vẫn không hề đả kích nhau mà chung sống hoà bình, trong khi bên Trung Quốc đã xảy ra nạn kỳ thị, bài xích tôn giáo như ở đời Đường Võ Tôn. Nhờ thế, các quan Thái thú ở Việt Nam hay cả triều đình phương Bắc phải tôn trọng Phật giáo Việt Nam. Vua nhà Đường mời các nhà sư Việt Nam vào cung giảng kinh, các đại thi hào Trung Quốc làm thơ xướng hoạ với các nhà sư Việt Nam. Được như thế là do ảnh hưởng Phật giáo đã thấm sâu vào hồn dân tộc. Đến cuối thời Bắc thuộc, Phật giáo đã phổ biến trong mọi giai tầng xã hội Việt Nam. Bấy giờ, ý thức đạo pháp và dân tộc đã gắn liền với nhau trong lòng người con Phật ở Việt Nam. Lý Phật Tử đã tập hợp quần chúng chống lại phương Bắc và đã thành công, lập nên nhà Hậu Lý Nam Đế ( 571 - 602). Càng về sau, Phật giáo càng thấm sâu vào lòng người. Phật giáo đã giúp cho ý thức dân tộc ngày một vươn lên mạnh mẽ ở thế kỷ X. Ngô Quyền, người Phòng Châu, Sơn Tây ngày nay, dấy binh đánh đuổi quân Nam Hán, chấm dứt sự thống trị của phương Bắc, giành độc lập tự quyết cho dân tộc, đồng thời tạo cơ sở cho Phật giáo trở thành quốc giáo. 2.2. Phật giáo thời Ngô, Đinh và Tiền Lê ( 939 - 1009) Sau khi nước nhà độc lập, tự chủ, nhờ sự thịnh vượng đã có từ thời Bắc thuộc, qua thời Ngô, Đinh, Tiền Lê, Phật giáo chiếm địa vị độc tôn. Bây giờ, Nho Lão đã truyền qua Việt Nam, nhưng ảnh hưởng của giáo lý không phổ cập trong dân gian bằng Phật giáo. Bấy giờ, dù nước nhà đã được độc lập nhưng còn non trẻ, bắt buộc nhà vua phải tìm điểm tựa vững chắc về ý thức, một công cụ tinh thần để quản lý và xây dựng quê hương, đất nước. Giữa canh buổi đó, Phật giáo là một thế lực mạnh nhất. Từ thời Bắc thuộc, vương quyền Trung Quốc đã phải trọng nể Phật giáo. Các nhà sư đã vào cung vua Đường giảng pháp. Các cao tăng Việt Nam cũng đã du hành các nước Java, ấn Độ, thông hiểu kinh điển, viết nói được chữ Hán và tiếng Phạn. Do đó đã dịch kinh từ chữ Sankrist qua chữ Hán và viết sách Phật bằng chữ Hán trước cả Phật giáo Trung Quốc. Ngoài ra, Phật giáo có uy thế nhờ các nhà sư và Phật tử đã tham gia và việc giải phóng dân tộc, giành độc lập cho tổ quốc Việt Nam. Các vua Ngô, Đinh, Tiền Lê đã giao hoà với triều đình nhà Tống, chấn chỉnh việc nước, bài trừ nhũng lạm, ổn định việc triều chính. Triều đình đã công nhận Phật giáo là một tôn giáo chính thức của Việt Nam. Năm 971, vua Đinh Tiên Hoàng quy định cấp bậc quan lại văn võ và sắc triệu các tăng sĩ lỗi lạc vào hàng Thái Miếu đồng thời định cấp bậc Tăng đạo. Như vậy ảnh hưởng của Phật giáo trong dân đã lên rất cao. Cũng trong thời điểm này nhiều chùa chiền được xây dựng và đáng kể nhất là trung tâm Phật giáo lớn đã được hình thành như trung tâm Đại La, thành Thăng Long đời Lý với chùa Khai Quốc ( ngày nay là chùa Chấn Quốc) ở thế kỷ IV; trung tâm Hoa Lư là đế đô của triều đình nhà Lê. Vào triều đại nhà Lý ( 1010 - 1225), xã hội Việt Nam tiến tới ổn định hoàn toàn. Bộ máy trung ương tập quyền được củng cố vững chắc. Song song với bước tiến xã hội, Nho giáo cố vươn lên, tác động vào hệ tư tưởng và đời sống tinh thần của nhân dân, tranh ảnh hưởng với Phật giáo. Tuy nhiên với tài của các Thiền sư và lòng kính tin Phật pháp của triều đình, các quan lại, quần chúng, Phật giáo vẫn tiếp tục phát triển trong thời đại nhà Lý. Điều đó cho thấy trong thời nhà Lý, từ vua chúa đến quan quyền đều ủng hộ Phật giáo. Ngược lại Phật giáo cũng giúp cho chính quyền bấy giờ thành công về việc giữ nước, an dân... Do đó, một số người cho là Phật giáo làm tay sai cho chế độ phong kiến vào thời Lý để được nhiều ân sủng. Quan niệm như thế là sai lầm, không hiểu gì về Phật giáo hết. Đức Phật có dạy "Phục vụ chúng sinh là cúng đường chư Phật ". Phật giáo là đạo từ bi, trí tuệ, vô ngã, vị tha... người theo đạo Phật trước hết phải giữ 5 giới để có nhân cách - tu thân - và giúp ích cho nhân quần xã hội. Đó là cơ bản, là nấc thang đầu tiên, có cơ bản có xây dựng mới mong tiến lên bậc trên - thánh nhân. Trong kinh Bách Dụ, Phật bảo " xây lâu đài, trước tiên phải lo nền móng cho thật vững chắc". Các thiền sư đời Lý tham dự chính sự là không tranh giành chính quyền, giữ một chức vụ nào trong triều đình. Các thiền sư chỉ lui tới với vua chúa quan quyền là để giúp chính quyền lên phương án an dân trị quốc được hưng thịnh. Các thiền sư chỉ giúp ý kiến, đề nghị chương trình rồi về chùa. Các thiền sư đời Lý tham dự chính trị với những lý do: - Họ là những người có học, có ý thức về quốc gia, sống gần gũi với quần chúng và biết được những khổ đau của người dân khi đang bị một chính sách hà khắc, bóc lột. - Họ không có ý muốn tranh ngôi vua, không giành quyền bính và địa vị ngoài đời nên vua tin họ. - Họ không cố chấp và thuyết trung quân nên họ có thể cộng tác với bất cứ ông vua nào cần sức học của họ. Về văn hoá, các thiền sư đã có ý xây dựng rõ nét. Với địa thế Thăng Long, có thể giữ được nền độc lập lâu dài, thiền sư Vạn Hạnh đã lên phương án và dời đô từ Hoa Lư về. Theo sự hướng dẫn của các thiền sư, trong nội cung, nhiều ngôi chùa được xây dựng làm nơi ăn tịnh cho các vua tĩnh tâm, tham thiền, nghiên cứu ba tạng kinh. Trong tự viện các thiền sư đã mở trường dạy học. Về sáng tác, ngoài chức năng của một nhà đạo sĩ, các thiền sư còn là nhà sáng tác văn học, thi sĩ. Về kiến trúc vào thời Lý, Phật giáo có nhiều công trình. Nhờ đó, nền văn hoá đân tộc càng thêm phong phú. Ví dụ như chùa Một Cột là điển hình và còn rất nhiều tượng Phật, chuông đồng... Về mĩ thuật, Phật giáo thời Lý còn để lại rất nhiều công trình như " An Nam đạt tứ khí". Đó là tháp Bảo Thiên, chuông Qui Điền, đỉnh Phổ Minh và tượng Quỳnh Lâm. Các mỹ thuật bảo tháp đời Lý, qua thời gian, phần nhiều bị đổ nát, chỉ còn tháp Bình Sơn ở chùa Vĩnh Khánh, huyện Lập Thành, Vĩnh Yên. Những di tích mỹ thuật, kiến trúc và điêu khắc thời Lý mang 3 màu sắc thật rõ nét. Trước hết là ảnh hưởng của nghệ thuật Chiêm Thành và Nam Dương, sau đó là một vài ảnh hưởng trong nghệ thuật kiến trúc của Trung Quốc, còn lại hầu hết là sắc thái riêng biệt của Việt Nam. Về phong hoá, từ vua chúa, quan quyền đến nhân dân đều thấm nhuần đạo lý từ bi bác ái của Phật giáo. 2.3. Phật giáo thời Trần ( 1266 - 1400) Sang thế kỷ XIII với sự thành lập vương triều Trần, Phật giáo có những chuyển biến mới. Không chỉ được kế thừa Phật giáo đời Lý được thịnh vượng mà đặc biệt trở thành nền Phật giáo thống nhất. Có thể gọi là thời đại Phật giáo Nhất tông. Đó là một biểu hiện của sự phát triển ý thức dân tộc. Thiền sư Hiện Quang khai sơn núi Yên Tử mở đầu cho Phật giáo Trúc Lâm, nền Phật giáo Thống Nhất đời Trần. Đặc tính của Phật giáo Trúc Lâm là nhập thể: đạo Phật phụng sự cho đời sống, đời sống tâm linh giải thoát cũng như đời sống xã hội. Hai phương diện ấy của đời sống con người cần được liên hệ với nhau và bổ túc cho nhau. Quốc sư Viên Chứng đã nói rõ về những nguyên tắc hướng dẫn đời sống của một nhà chính trị phật tử: " Đã làm người phụng sự dân thì phải lấy cái muốn của dân làm cái muốn của mình, phải lấy ý dân làm ý mình, trong khi đó không xao nhãng việc tu học của bản thân". Trần Thái Tông nói rằng: Nhà chính trị phải thực hiện đạo Phật trong xã hội ( Giáo lý của Đạo Phật chúng ta phải cần có các bậc tiên thánh để thực hiện trên đời - tựa Thiền Tông Chỉ Nam). Tuệ Trung " Sống trong lòng thế tục, hoà ánh sáng của mình trong cuộc sống đời bụi bặm" ( Thượng Sĩ Hành Trạng - Trúc Lâm). Nhân Tông đi khắp thôn quê, phá trừ dâm từ, khuyên dân thực hành Thập Thiện... Những tự viện trên núi tổ chức ẩn cư và kết hạ nhưng vẫn có liên hệ đến đời sống văn hoá, xã hội và chính trị của quốc gia. Về phương diện văn hoá, Phật giáo đời Trần đã có đóng góp lớn lao. Ưu điểm lớn nhất của Phật giáo là tinh thần khoan dung và tự do. Phật giáo không bao giờ chống đối và chỉ trích Nho giáo cùng Lão giáo. Phật giáo đã để cho Nho giáo và Lão giáo tự do phát triển. Chính những Phật tử thuần hành nhất như Thái Tông và Thánh Tông đã mở rộng Nho giáo. Năm 1253, Thái Tông lập Quốc Học Viện ở kinh sư và tạc tượng Chu Công, Khổng Tử, Mạnh Tử cùng vẽ tranh 72 vị tiền hiền để thờ cúng. Thánh Tông đã cho hoàng đệ là Trần ích Tắc mở trường dạy Nho học. Năm 1267, Thánh Tông chọn các Nho sinh có học thức vững vàng để bổ nhiệm . Thái Tông mở các khoa thi năm 1232,1247. Các khoa khác tiếp tục được tổ chức để k

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc35203.doc
Tài liệu liên quan