Đề tài Phương hướng và các giải pháp chủ yếu nhằm tạo việc làm trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2005 - 2010

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VIỆC LÀM VÀ THẤT NGHIỆP 3

I. VIỆC LÀM VÀ THẤT NGHIỆP 3

1. Việc làm 3

1.1 Các hình thức việc làm 3

1.2 Người có việc làm và người chưa có việc làm 3

2. Thất nghiệp và cách phân loại 4

2.1. Khái niệm thất nghiệp 4

2.2. Phân loại thất nghiệp 4

2.3. Nhóm chỉ tiêu về thất nghiệp 6

2.4. Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên 8

3. Lý luận về thị trường lao động 8

II. SỰ CẦN THIÊT KHÁCH QUAN CỦA TẠO VIỆC LÀM TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI 9

1. Sự cần thiết khách quan 9

1.1 Tạo việc làm với việc khai thác các nguồn lực cho tăng trưởng kinh tế 9

1.2 Tạo việc làm với giảm thất nghiệp đáp ứng các mục tiêu xã hội. 9

2. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc làm trên địa bàn thành phố Hà nội 10

PHẦN II: THỰC TRẠNG VIỆC LÀM TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI 12

I. THỰC TRẠNG LỰC LƯỢNG LAO ĐỘNG CỦA HÀ NỘI 12

1. Dân số Hà nội 12

1.1 Qui mô dân số Hà nội 12

1.2. Tốc độ tăng dân số 13

2. Lực lượng lao động Hà nội 15

2.1. Quy mô và tốc độ tăng nguồn nhân lực HN 15

2.2. Tỷ trọng nguồn nhân lực trên quy mô dân số 17

2.3 Chất lượng của lực lượng lao động ở Hà nội 18

2.3.4. Cơ cấu theo độ tuổi 28

2.3.5. Cơ cấu theo thành phần kinh tế 28

II. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG LAO ĐỘNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI 29

1. Dân số không hoạt động kinh tế 29

2. Dân số hoạt động kinh tế 29

2.1. Dân số đang có việc làm 29

III. ĐÁNH GIÁ CHUNG 32

1. Đánh giá chất lượng nguồn nhân lực 32

1.1. Điểm mạnh của nguồn nhân lực 32

1.2. Những hạn chế về nguồn nhân lực HN 33

2. Đánh giá sử dụng nguồn nhân lực 35

2.1. Kết quả đạt được trong vấn đề giải quyết việc làm và giảm tỉ lệ thất nghiệp 35

2.2. Những hạn chế trong vấn đề sử dụng nguồn nhân lực 36

CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP NHẰM TẠO VIỆC LÀM TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2005 – 2010 37

I. PHƯƠNG HƯỚNG GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2005-2010 37

1. Giải quyết việc làm ở các quận nội thành 37

2. Giải quyết việc làm ở các huyện ngoại thành. 37

II. BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2005- 2010 37

1. Phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ. 37

2.Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành 38

KẾT LUẬN 40

 

doc43 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1223 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phương hướng và các giải pháp chủ yếu nhằm tạo việc làm trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2005 - 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
,21 Nguồn: Niên giám thống kê HN - 2000 Bảng trên cho thấy biến động dân số cơ học HN tương đối phức tạp, xu hướng tăng giảm thất thường, phụ thuộc vào đặc điểm phát triển kinh tế của từng thời kỳ và các yếu tố khác nhu: việc làm, thất nghiệp, điều kiện sống, điều kiện làm việc, các chính sách của Nhà nước, biến động kinh tế, chính trị trong và ngoài nước, yếu tố tâm lý... Như vậy, yếu tố tăng dân số cơ học sẽ là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới quy mô, cơ cấu NNL của HN trong thời gian tới. 1.2.3. Quá trình đô thị hoá ở Hà Nội Cùng với quá trình phát triển kinh tế thị trường ở nước ta, HN với vị trí là thủ đô, là trung tâm kinh tế lớn của cả nước, nên quá trình đô thị diễn ra ngày một mạnh mẽ. Tỷ trọng và quy mô dân số thành thị ngày càng tăng. Hơn nữa, không gian đô thị ngày càng mở rộng, làm tăng nhanh dân số nội thành. Tỷ lệ dân nội thành so với dân số toàn thành phố năm 1991 là 46,0%; năm1999 là 57,6% do có thêm 3 quận mới là Thanh Xuân, Cầu Giấy, Tây Hồ, trong những năm tiếp theo tỷ lệ này còn tiếp tục tăng mạnh vì trong tương lai không xa còn thêm các quận mới như Chương Dương, Vạn Xuân, không gian đô thị tiếp tục mở rộng. 2. Lực lượng lao động Hà nội 2.1. Quy mô và tốc độ tăng nguồn nhân lực HN HN có quy mô dân số đông, LLLĐ dồi dào. Một mặt đây cũng là lợi thế của thủ đô trong việc thúc đẩy mở rộng sản xuất, và tăng nhu cầu tiêu dùng cho nền kinh tế. Nhưng mặt khác lại đặt ra nhiều vấn đề xã hội khác cho Thành phố, đặc biệt là vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động. Nguồn lao động thủ đô được hình thành từ dân cư sở tại và lực lượng lao động từ các địa phương chuyển đến, góp phần tạo ra sự phong phú về các ngành nghề sản xuất vật chất và các ngành dịch vụ ở Hà Nội. Bảng 4: Quy mô và tỷ lệ tăng nguồn nhân lực của Hà Nội giai đoạn từ 1995 - 2000 Chỉ tiêu 1995 1996 1997 1998 1999 2000 Nguồn nhân lực (người) 1.331.000 1.366.000 1.402.882 1.546.801 1.579.200 1.624.049 Tốc độ tăng NNL (%) 2,45 2,54 2,63 2,70 2,75 2,84 Nguồn: Niên giám thống kê HN - 2000 Bảng số liệu trên cho thấy quy mô nguồn nhân lực tăng liên tục trong các năm; từ 1.331.000 người năm 1995 tăng lên 1.624.049 người năm 2000. Cũng theo số liệu điều tra năm 2000, cơ cấu độ tuổi nguồn nhân lực tương đối trẻ, với 43% số lao động dưới tuổi 35, độ tuổi từ 35 -55 chiếm 53,3%, còn trên tuổi 55 chỉ chiếm có 3,7%. Tỷ lệ trên không có sự cách biệt giữa nội thành và ngoại thành. Lao động trẻ là một trong những điều kiện thuận lợi của HN, vì chỉ có lực lượng lao động trẻ mới có điều kiện về tri thức, sức khoẻ cần thiết để nâng cao trình độ văn hoá chuyên môn, nghiệp vụ, khả năng tiếp thu khoa học công nghệ hiện đại, khả năng thích ứng với cơ chế thị trường đầy biến động nếu được định hướng và quản lý tốt của Nhà nước. Nguyên nhân của hiện tượng này là: - Do cơ cấu dân số HN trẻ, nên số người bước vào độ tuổi lao động hàng năm lớn, khoảng 4 - 5 vạn người. Nguồn lao động trẻ chiếm tỷ lệ cao, theo số liệu điều tra năm 1996 số người từ 16 - 34 tuổi chiếm 34,3% dân số, còn năm 2000 là 40,1% dân số. - Tốc độ gia tăng dân số cơ học ở HN cao. Theo dự tính đến năm 2005 số người trong độ tuopoir lao động của toàn thành phố là 1.822.000 người và năm 2010 là khoảng 1.920.000 người, chưa kể đội ngũ lao động ngoại tỉnh vào HN tìm việc làm. Với sự gia tăng dân số còn lớn của HN thời gian qua là nguyên nhân tạo ra sự tăng trưởng nguồn nhân lực cao trong thời gian gần đây, mức gia tăng nguồn nhân lực năm 1995 là 2,45% tăng lên 2,84% năm 2000. Tính trung bình cả giai đoạn 1995 - 2000 mức tăng trưởng bình quân là 2,55%. Đây là mức tăng trưởng cao, còn cao hơn cả mức tăng dân số bình quân của giai đoạn này. Xu hướng tốc độ tăng nguồn nhân lực vẫn cao do xu hướng tăng nhanh của dân số cơ học. Với quy mô nguồn nhân lực lớn như hiện tại, cùng với tốc độ tăng cao của nguồn nhân lực, cho nên quy mô nguồn nhân lực trong một vài năm tới vẫn còn cao. Cần phải có chính sách ổn định nhanh quy mô dân số và kiểm soát dòng di dân vào HN để ổn định quy mô nguồn nhân lực, đảm bảo thực hiện kế hoạch tăng trưởng kinh tế. 2.2. Tỷ trọng nguồn nhân lực trên quy mô dân số Với cơ cấu dân số trẻ liên tục trong nhiều năm qua, cùng với lực lượng lao động di dân vào HN chủ yếu là bộ phận lao động trẻ, nên tỷ trọng nguồn nhân lực trên quy mô dân số HN là lớn so với cả nước. Theo bảng 4, số người trong độ tuổi lao động năm 1998 là 1.546.800 người (chiếm 59,77% tổng dân số thành phố), tính tới năm 1999 con số này là 1.579.200 người (58,5%), tương ứng năm 2000 nguồn nhân lực là 1.624.049 người (59%). Tỷ lệ số người hoạt động kinh tế trên tổng dân số năm 1998 là 42,96%. Năm 1999, tỷ lệ này giảm trên 2% so với năm 1998, chỉ đạt có 40,82%. Nguyên nhân của hiện tượng này, do khủng hoảng tài chính tiền tệ châu á tác động vào Việt Nam, nên tỷ lệ thất nghiệp tự nguyện tăng. Qua số liệu trên cho thấy tỷ trọng nguồn nhân lực trên quy mô dân số lớn tạo nên lực lượng lao động dồi dào, nếu biết tận dụng sử dụng có hiệu quả sẽ đem lại hiệu quả kinh tế xã hội lớn, nhưng ngược lại, bản thân nền kinh tế không đáp ứng nổi nhu cầu về giải quyết công ăn việc làm cho người lao động thì đây là một sự lãng phí nguồn nhân lực. 2.3 Chất lượng của lực lượng lao động ở Hà nội * Sức khoẻ Nguồn nhân lực HN hiện nay còn kém cả về tầm vóc và thể lực, một mặt do thể trạng người châu á, mặt khác do những năm trước đây do điều kiện kinh tế còn kém nên chăm sóc sức khoẻ cho bà mẹ và trẻ em của cả nước nói chung và của HN nói riêng còn nhiều hạn chế. Tính đến năm 1990 HN vẫn còn khoảng hơn 50% trẻ em suy dinh dưỡng, trong đó có khoảng 14 - 16% tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng loại nặng. Đây là yếu tố ảnh hưởng rất lớn tới thể lực nguồn lao động hiện nay. Mức dinh dưỡng bình quân của người dân HN năm 2000 khoảng 2100 kcalo/ngày, theo mức chuẩn của thế giới thì mức này đảm bảo cho một người lao động làm việc trong điều kiện bình thường. Nhưng cường độ lao động lớn hơn thì mức này chưa đáp ứng được yêu cầu, nên sẽ ảnh hưởng tới sức dẻo dai, sự bền bỉ của lao động, ảnh hưởng tới năng suất lao động. Hiện nay trên địa bàn thành phố tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng đã được giảm mạnh trong thời gian qua. Tính đến năm 1998 tỷ lệ này đã được giảm một nửa so với năm 1994 (xuống còn khoảng 18,7%), số trẻ em suy dinh dưỡng ngay trong bụng mẹ (cân nặng dưới 2,5 kg năm 1998 còn 6,23%). Hơn nữa, trẻ em HN hiện nay được chăm sóc sức khoẻ tốt hơn về mặt y tế, dinh dưỡng, gần 100% trẻ em dưới năm tuổi được tiêm các loại vacin phòng bệnh, nên trẻ em ở đây có sức khoẻ khá tốt. Việc này có tác dụng tích cực tới thể lực nguồn nhân lực trong tương lai - những người sẽ trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất sau này. HN đã có nhiều tích cực trong cải thiện môi trường sống của dân cư, môi trường tốt hơn cho sức khoẻ của người lao động. Tuy vậy dân cư tập trung quá đông ở khu vực nội thành đã gây khó khăn trong việc tổ chức đời sống dân cư nói chung và người lao động nói riêng, tình hình ô nhiễm môi trường đô thị gia tăng ảnh hưởng tới sức khoẻ người dân. * Trình độ học vấn. Trình độ văn hoá bình quân của lao động HN tương đối cao. Theo số liệu thống kê về "Thực trạng lao động - việc làm Việt Nam - 1999" thì tỷ lệ biết chữ người dân HN là 99,7% (cao hơn trung bình của cả nước, tỷ lệ này của cả nước là 96%). Năm 2000 số người chưa biết chữ trong độ tuổi lao động là 4150 người, nhưng số này tập trung chủ yếu ở nông thôn ngoại thành HN (trong số này tỷ lệ này ở nông thôn chiếm 79,66%) và ở những người cao tuổi. Bảng 5: Lao động hoạt động kinh tế thường xuyên chia theo trình độ văn hoá Chỉ tiêu Đơn vị 1996 1997 1998 1999 2000 Tổng số Người 1.249.824 1.257.964 1.258.500 1.336.396 1.353.518 1. Không biết chữ Toàn thành Người 14.417 11.202 4.699 9.145 4.150 % 0,15 0,9 0,37 0,68 0,3 Thành thị Người 2.468 3.483 1.712 2.311 844 % 17,12 31,09 36,43 25,27 20,34 Nông thôn Người 11.949 7.719 2.987 6.834 3.306 % 82,88 69,91 63,57 74,73 79,66 2 Chưa tốt nghiệp cấp bậc 1 Toàn thành Người 96.749 60.256 53.186 578.119 40.791 % 7,66 4,79 4,22 4,33 3,00 Thành thị Người 23.862 13.937 14.130 10.402 4.789 % 24,92 23,12 26,57 19,56 11,74 Nông thôn Người 71.887 46.319 39.056 47.414 36.002 % 75,08 76,88 73,43 80,44 88,26 3, Tốt nghiệp cấp bậc 1 Toàn thành Người 163.847 188.049 138.436 162.793 178.489 % 13,11 14,95 11,00 12,18 13,19 Thành thị Người 40.862 54.403 46.668 46.610 43.224 % 24,94 28,93 33,72 28,63 29,82 Nông thôn Người 123.418 133.646 91.768 116.783 125.265 % 75,06 71,07 66,28 71,47 70,18 4, Tốt nghiệp cấp II Toàn thành Người 506.854 464.215 420.783 531.422 490.884 % 40,55 36,90 33,44 39,76 36,71 Thành thị Người 201.576 201.264 184.960 238.828 174.598 % 39,77 43,36 43,96 54,95 35,57 Nông thôn Người 305.278 262.951 235.823 292.594 316.286 % 60,23 56,64 56,04 55,05 64,43 5, Tốt nghiệp cấp III Toàn thành Người 468.907 534.242 6.413.996 575.220 722.047 % 37,52 42,47 50,96 43,04 53,35 Thành thị Người 368.268 424.237 443.134 436.825 488.592 % 75,54 79,41 69,10 75,94 76,44 Nông thôn Người 100.639 110.005 198.262 138.395 150.612 % 21,46 20,59 30,90 24,06 23,56 2.2.1. Xét về quy mô và tỷ lệ chung toàn thành phố Số người không biết chữ của Hà Nội đã giảm nhanh chóng qua các năm cả về quy mô và tỷ lệ: từ 14.417 người (1,15%) năm 1996 giảm xuống 4.699 người (chiếm 0,37%) năm 1998, đến năm 2000 con số này là 4150 người (chiếm 0,3%). Tuy vậy, sự giảm này không ổn định về quy mô, năm 1999, số người không biết chữ lại cao vọt lên 9145 người. Những người có trình độ văn hoá thấp (chưa tốt nghiệp cấp I) vẫn còn chiếm một tỷ lệ đáng kể. Về mặt quy mô, đã giảm được hơn một nửa trong giai đoạn 1996-2000 so với thời điểm năm 1996; năm 1996 có 95.749 người chưa tốt nghiệp cấp một, đến năm 2000 con số này giảm xuống còn 40.791 người, và về mặt tỷ lệ đã giảm tương ứng là 7,66% năm 1996 xuống còn 3% năm 2000. Có được kết quả này là do Đảng, Nhà nước cũng như UBND thành phố Hà Nội có sự quan tâm và đầu tư thích đáng cho giáo dục và đào tạo, đẩy mạnh phổ cập giáo dục các cấp đặc biệt Hà Nội là địa phương đi đầu trong cả nước về hoàn thành phổ cập tiểu học và trung học cơ sở. Số lao động có trình độ cấp I đang có xu hướng giảm, nhưng không đáng kể và không đều giữa các năm; năm 1997 có 188.049 người (14,95%); năm 1998 còn 138.436 bn1 (11%); năm2000 con số này là 178.498 người (13.19%). Nhìn chung, lao động có trình độ cấp II, III có xu hướng tăng lên cả về quy mô và tốc độ, nhưng tỷ lệ tăng lên cũng không đều qua các năm đây cũng là mức trình độ chủ yếu của lao động Hà Nội; năm 1996 tỷ lệ này là 78.07%, con số này đã được tăng lên 84% năm 2000. Trong đó ở nội thành thì tỷ lệ lao động có trình độ cấp III là chủ yếu. Qua số liệu trên ta thấy trình độ văn hoá nói chung ở Hà Nội được nâng lên rõ rệt, đặc biệt số người không biết chữ và số người có trình độ cấp thấp của Hà Nội đã có sự giảm mạnh. Điều này góp phần nâng cao dân trí, tăng số năm đi học bình quân và tỷ lệ số người biết chữ trong những năm qua. 2.2.2. Xét về cơ cấu độ tuổi. Theo số liệu cuộc điều tra dân số 1994 Hà Nội vẫn còn khoảng 1000 trẻ em trong độ tuổi từ 11-16 tuổi mù chữ, 15 xã còn hiện tượng trẻ em bỏ học tăng. Năm học 1996-1997 tỷ lệ trẻ em bỏ học toàn thành phố là 0,5%, riêng huyện Sóc Sơn là 2%. Nguyên nhân của hiện tượng này là do tỷ lệ sinh ở ngoại thành còn cao, với khó khăn về kinh tế ở đây, cùng với điều kiện tác động của cơ chế thị trường, càng tạo nên sức hút kinh tế nội thành, dẫn đến nhiều học sinh bỏ học vào nội thành tìm kiếm việc làm. Đây là một trong những nhân tố gây khó khăn bất lợi cho việc nâng cao dân trí ngoại thành và nguồn nhân lực Hà Nội. Cơ cấu nguồn nhân lực từ 15-35% tuổi gần 100% lao động là biết chữ, với số năm đi học là 9,5 năm, số người tốt nghiệp phổ thông cơ sở chiếm 45,7%, số lao động tốt nghiệp phổ thông trung học chiếm 39,6% nguồn lao động (theo báo cáo lao động việc làm 1998). Đây thể hiện trình độ dân trí của bộ phận lao động trẻ Hà Nội tương đối cao, thuận lợi cho việc tiếp thu kiến thức mới và nâng cao triình độ chuyên môn cho người lao động. 2.2.3. Cơ cấu trình độ văn hoá theo khu vực Chia theo trình độ văn hoá có sự chênh lệch rất lớn về trình độ văn hoá giữa hai khu vực. - Trong số lao động không biết chữ thì tập trung chủ yếu vào khu vực nông thôn: năm 1996 có 11.949 người ở khu vực này không biết chữ (chiếm 82,88% số người không biết chữ của thành phố, năm 2000 đã có sự giảm mạnh về quy mô, nhưng tỷ lệ so với thành thị vẫn ở mức cao; còn 3,306 người chưa biết chữ (chiếm 79,66% số người lao động chưa biết chữ của toàn thành phố). Số lao động có trình độ thấp (chưa tốt nghiệp cấp I) thì tình trạng diễn ra tương tự tình trạng chưa biết chữ, có nghĩa là số lao động cấp thấp cũng tập trung chủ yếu ở nông thôn ngoại thành Hà Nội. Cấp trình độ văn hoá càng cao thì xu hướng trên lại ngược lại, nghĩa lao động có trình độ văn hoá càng cao thì càng tập trung ở thành thị; năm 1996 số lao động đã tốt nghiệp cấp III ở thành thị chiếm 78,54% tổng số lao động đã tốt nghiệp cấp III của toàn thành, còn lại là ở khu vực nông thôn; năm 2000 tỷ lệ này tập trung ở khu vực thành thị là 76,44%. Như vậy đẫ có sự dịch chuyển lao động có trình độ về nông thôn nhưng sự dịch huyển này là không đáng kể. Nhìn chung về quy mô thì lao động ở cả hai khu vực có tỷ lệ lao động đã tốt nghiệp cấp III đều có xu hướng tăng lên, nhưng ở thành thị có xu hướng tăng mạnh hơn; năm 1996 thành thị có 368.268 lao động đã tốt nghiệp cấp III, nông thôn là 100.639 người; năm 2000 con số này tăng lên là 488.592 ở thành thị và 150.612 người ở nông thôn. ở nông thôn nhìn chung lao động mới chỉ tốt nghiệp cấp II; năm 2000 tỷ lệ lao động đã tốt nghiệp cấp II so với tổng số lao động ở nông thôn chiếm 50,08% ở thành thị, đa phần là đã tốt nghiệp cấp III: năm 2000 số lao động đã tốt nghiệp cấp III là 488.592 người trong tổng số 722.147 người đã tốt nghiệp cấp III của tổng số lao động toàn thành phố (chiếm 67,67%). Vậy vấn đề nổi bật của trình độ văn hoá theo khu vực là sự chênh lệch khá lớn ở trong tất cả các cấp học giữa khu vực thành thịi và nông thôn của thành phố Hà Nội. 2.2.4. Cơ cấu trình độ văn hoá theo giới tính. Theo số liệu điều tra về lao động việc làm năm 1998. Nhìn chung lao động nữ có trình độ thấp hơn nam. Tỷ lệ lao động nữ chưa biết chữ (0,6%) cao hơn tỷ lệ chưa biết chữ chung của toàn thành phố (0,4%), tỷ lệ lao động có trình độ văn hoá thấp của nữ cũng cao hơn của toàn thành phố; tỷ lệ của toàn thành phố là 14,3%, của nữ là 16,1%. Có sự chênh lệch lớn này chủ yếu là do lao động nữ ở nông thôn có trình độ văn hoá thấp hơn nam rất nhiều, tỷ lệ này thấp hơn gấp 2 lần so với tỷ lệ chung của thành phố và gấp 3 lần so với khu vực thành thị. Tuy vậy xu hướng chung là bậc học càng cao thì chênh lệch về trình độ giữa hai khu vực là không đáng kể. Tỷ lệ chung của lao động toàn thành phố đã tốt nghiệp cấp III là 50,8%, trong đó nữ chiếm 49,3%. Đặc biệt là ở khu vực thành thị thì hầu như không có sự chênh lệch. Do vậy, muốn có sự bình đẳng về giới một trong những giải pháp quan trọng là nâng cao trình độ dân trí. 2.2.5. Xét về số năm đi học bình quân. Cũng theo số liệu lao động việc làm năm 2000 thì số năm đi học bình quân của lao động Hà Nội là 9,8 năm. Chỉ số này cao hơn nhiều so với cả nước và vùng đồng bằng sông Hồng (trung bình cả nước là 7,4% năm và ĐBSH là 8,7 năm). Trong đó khu vực thành thị của Hà Nội là 10 năm, trong khi chỉ số này của cả nước 8,5 năm, của ĐBSH là 9,3 năm năm 2000. Số năm đi học bình quân này cũng có sự chênh lệch giữa hai khu vực, ở nông thôn là 8,8 năm. Tuy vậy so với nông thôn cả nước và ĐBSH thì Hà Nội vẫn cao hơn (cả nước tỷ lệ này là 7,0 năm ĐBSH là 8,3 năm), thậm chí còn cao hơn khu vực thành thị cả nước. Tóm lại về trình độ văn hoá của lao động Hà Nội những năm qua đã được nâng cao hơn rất nhiều so với những năm trước. Đặc biệt có sự cải thiện vượt bậc so với cả nước và toàn vùng ĐBSH về các chỉ tiêu; tỷ lệ lao động chưa biết chữ, lao động tốt nghiệp các cấp, số năm đi học trung bình. Tuy vậy, sự chênh lệch về khu vực và giới tính còn lớn, nhất là theo khu vực. Hơn nữa, trình độ văn hoá mà lao động thủ đô đã đạt được, so với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội thủ đô thì chưa đáp ứng được và so với trình độ văn hoá của nhiều nước trên thế giới thì vẫn còn thấp. Đây là những bất cập hạn chế cần phải từng bước khắc phục. * Trình độ chuyên môn kỹ thuật. Theo số liệu thống kê của Bộ lao động - thương binh và xã hội Việt Nam năm 2000. Hà Nội so với các tỉnh thành phố khác, thì lực lượng lao động qua đào tạo từ sơ cấp học nghề trở lên và từ công nhân kĩ thuật có bằng trở lên chiếm tỷ lệ cao nhất (44,28% và 36,91%), tiếp đến là thành phố Hồ Chí Minh (28,7% và 24,08%), Hải Phòng (28,8% và 22,69%). Tính chung cả nước thì tỷ lệ này chỉ có 15,52% và 11,74%. Bảng 6: lao động hoạt động kinh tế chia theo trình độ chuyên môn. Chỉ tiêu 1995 1996 1997 2000 Số Người % Số Người % Số Người % Số Người % LĐ trong nền kinh tế 1.051.000 100 1.079.000 100 1.258.964 100 1.353.518 100 CĐvà ĐH 120.656 11,4 122.580 12,35 152.179 13,37 203.000 15 Trên ĐH 6.000 0,5 6.100 0,56 4.584 0,43 10.200 0,75 THCN 70.416 6,69 78.165 8,6 78.698 6,91 105.000 7,75 CNKT 103.536 9,85 109.471 10,1 162.017 13,85 181.416 13,4 Nguồn: Số liệu lao động việc làm Việt Nam 1995, 1996, 1997, 2000 Theo số liệu trên, năm 2000 có 1.353.518 người lao động hoạt động kinh tế thường xuyên. Trong số lao động có trình độ trên đại là 10.200 người (chiếm 0,75%), số lao động tốt nghiệp đại học và cao đẳng là 203.000 người (15%), tốt nghiệp THCN là 105.000 người (7,75%) và số dã tốt nghiệp CNKT là 181.416 người (13,4%). Như vậy, so vớ những năm trước, thì quy mô các cấp trình độ chuyên môn đều tăng lên một cách đáng kể, đặc biệt là lao động có trình độ đại học, cao đẳng và CNKT; năm 1995 có 120.565 lao động có trình độ đại học, năm 2000 tăng lên 203.000 người, số lao động có trình độ CNKT tăng từ 103.536 người năm 1995 lên 181.146 người năm 2000. Xét vè số tương đối nhìn chung giữa các cấp trình độ chuyên môn đều có sự tăng lên. Tuy vậy tỷ lệ lao động có trình độ THCN tăng chậm, trong khi đó tỷ lệ lao động có trình độ ĐH và CĐ và CNKT tăng nhanh nhất. Đây là nguyên nhân mất cân đối trong cơ cấu trình độ chuyên môn. 2.3.1. Về cơ cấu trình độ chuyên môn Trình độ chuyên môn ở tất cả các cấp chuyên môn của Hà Nội đều cao hơn rất nhiều so với cả nước. Năm 1999 số người có trình độ CĐ, ĐH và trên đại học của Hà Nội chiếm 13,38% tổng số lao động của Hà Nội, trong khi tỷ lệ chung cả cả nước là 5,84%, số người có trình độ CNKT và THCN là 19%, trong khi tỷ lệ này của cả nước là 5,84%. Số người có trình độ sơ cấp và CNKT không có bằng là 10,06%, trong khi tỷ lệ này của cả nước là 3,54%. Vậy Hà Nội có lợi thế về lao động có trình độ chuyên môn ở tất cả các lĩnh vực. Đây là lợi thế rất lớn cho Hà Nội phát triển tất cả các ngành có hàm lượng khoa học kĩ thuật công nghệ cao, thúc đẩy tăng trưởng nhanh và bền vững, đồng thời tạo đà nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong những năm tiếp theo. Tuy vậy cơ cấu trình độ chuyên môn của lao động Hà Nội những năm qua là rất bất hợp lý. Năm 1996, số lao động có trình độ ĐH và CĐ là 122.580 người, THCN là 78.165 người, CNKT có bằng là 109.471 người, tương ứng với cơ cấu tỷ lệ là 1/0,64/0,9; năm 1997 cơ cấu tương ứng là 1/0,5/1; năm 2000 cơ cấu này là 1/0,52/0,89 trong khi tỷ lệ hợp lý trên thế giới là 1/1,5/7. Như vậy cơ cấu bất hợp lý này qua các năm không được cải thiện. Cho nên ở nước ta nói chung và ở Hà Nội nói riêng đang rất thiếu CNKT đặc biệt là CNKT bậc cao. Hơn nữa, số người tốt nghiệp đại học nhiều nhưng chưa phát huydc hiệu quả chủ yếu tập trung vào khu vực hành chính, đoàn thể và khu vực thành thị. Nguyên nhân của tình trạng trên là; Do cơ cấu đào tạo bất hợp lý, số sinh viên cao đẳng và đại học được đào tạo nhiều hơn số sinh viên là CNKT, sự chênh lệch này có lúc gấp đến 5 lần. Mặt khác do tâm lý của học sinh và phụ huynh học sinh phổ thông là không muốn học nghề mà chỉ muốn thi vào đại học. 2.3.2. Cơ cấu trình độ chuyên môn theo khu vực Về trình độ chuyên môn theo khu vực của Hà Nội cũng có sự chênh lệch lớn. Lao động không có trình độ chuyên môn chủ yếu tập trung ở nông thôn, còn bộ phận lao động có trình độ càng cao thì tập trung ở thành thị, đặc biệt là lao động có trình độ đại học và trên đại học. Bảng 7: Trình độ chuyên môn kĩ thuật của lao động hoạt động kinh tế chia theo khu vực. Chỉ tiêu Đơn vị 1996 1997 1998 1999 2000 Tổng số Người 1.248.824 1.257.964 1.258.500 1.336.396 1.353.518 1. Không có TĐCM Toàn thành Người 820.257 745.646 752.472 785.696 754.222 % 65,65 59,27 59,79 58,78 55,72 Thành thị Người 291.751 287.291 307.414 320.108 265.277 % 35,55 35,53 40,85 40,74 35,17 Nông thôn Người 528.776 458.955 445.061 465.588 488.940 % 64,45 61,47 59,15 59,26 64,83 2. Có TĐ từ sơ cấp học nghề trở lên Toàn thành Người 428.297 512.318 506.028 550.700 599.296 % 34,35 40,73 40,21 41,22 44,28 Thành thị Người 344.902 410.033 383.193 414.864 456.770 % 80,34 80,03 75,73 75,34 76,22 Nông thôn Người 843.995 102.285 122.835 135.832 142.531 % 19,66 19,97 24,27 24,66 23,78 3. Có TĐ CNKT trở lên Toàn thành Người 337.103 376.436 394.839 424.529 499.616 % 26,97 29,92 31,37 31,77 36,90 Thành thị Người 289.188 317.574 313.833 333.975 404.109 % 885,76 84,36 79,48 78,67 80,88 Nông thôn Người 47.985 58.862 81.906 90.554 95.510 % 14,24 15,64 21,52 21,33 19,12 Nguồn: Tổng cục Thống kê Lao động - Thương binh và xã hội ở Việt Nam giai đoạn từ 1996-2000 Qua bảng số liệu trên ta thấy, tỷ lệ lao động không có trình độ chuyên môn của toàn thành phố có xu hướng giảm dần qua các năm, từ 65,65% năm xuống 1996 xuống còn 55,72% năm 2000, trong đó khu vực thành thị có xu hướng giảm mạnh nhất qua các năm. Tuy vậy ở khu vực nông thôn mức giảm không đều qua các năm, năm 1996 có 528,776 người, năm 1998 còn có 445.061 người; năm 2000 con số này lại là 488940 người. Lao động không có trình độ chuyên môn ở khu vực nông thôn luôn giữ tỷ lệ 60 - 65% qua các năm. Số lao động có trình độ sơ cấp, học nghề trở lên của Hà Nội cũng tăng liên tục nhờ có sự giảm liên tục số người không có trình độ chuyên môn. Con số này từ 429.297 năm 1996 tăng lên 599.296 người năm 2000 (tương ứng với tỷ lệ là 34,35% tăng lên 44,28% năm 2000). Lao động có trình độ này lại chủ yếu tập trung vào khu vực thành thị chiếm từ 75-80%. Tuy vậy, đang có xu hướng giảm sự tập trung này ở khu vực thành thị và tăng tỷ lệ này ở khu vực nông thôn, điều này thể hiện phân bố lại lao động có trình độ giữa hai khu vực đang theo chiều hướng tích cực, nhưng xu hướng này diễn ra rất chậm, nên sự chênh lệch vẫn còn rất lớn. Sự mất chênh lệch còn diễn ra trầm trọng hơn trong bộ phận lao động có trình độ CNKT trở lên. ở khu vực thành thị lao động có trình độ này luôn ở mức từ 79 - 86% qua các năm. Xét trên toàn thành phố thì tỷ lệ lao động này cũng có xu hướng tăng nhanh qua các năm nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 26,97% năm 1996 tăng lên 32% năm 1999, đặc biệt tăng mạnh lên 36,9% năm 2000. Như vậy cùng với sự mất cân đối về trình độ văn hoá giữa hai khu vực, thì trình độ chuyên môn giữa hai khu vực có sự mất cân đối nghiêm trọng, cần phải phân bố lại lao động có trình độ chuyên môn cho phù hợp hơn, mặt khác cần đẩy mạnh công tác đào tạo chuyên môn kỹ thuật cho lao động ở cả hai khu vực, nhằm đáp ứng yêu cầu về lao động trong hai khu vực, đẩy mạnh sự nghiệp CNH - HĐH nông thôn. 2.3.3. Cơ cấu trình độ chuyên môn của lao động theo giới tính Theo số liệu tra năm 1998. Nhìn chung lao động nữ có trình độ chuyên môn thấp hơn lao động nam biểu hiện ở số lao động không có trình độ chuyên môn của lao động nữ cao hơn của lao động nam: trong số 695.463 người không có trình độ, thì lao động chiếm 355.202 người (35%) và số lao động không có trình độ chuyên môn giữa hai giới là không đáng kể, sự chênh lệch này tuỳ thuộc vào từng lĩnh vực chuyên môn, ngành nghề như những ngành thuộc lĩnh vực CNKT thì số lao động nam nhiều hơn số lao động nữ, nhưng trình độ THCN thì số lao động nữ lại nhiều hơn số lao động nam. 2.3.4. Cơ cấu theo độ tuổi Theo điều tra của Sở lao động và Cục thống kê Hà Nội thì ở Việt Nam hiện nay có tới 57,6% lao động trong độ tuổi từ 18 - 23 chưa được đào tạo nghề, và 88,6% lao động ở nông thôn chưa được đào tạo nghề. Còn trong độ tuổi 21 - 45 thì có tới 32,9% lao động ở thành thị và 84,7% lao động ở khu vực nông thôn chưa được đào tạo nghề. Vậy xét về độ tuổi thì tỷ lệ lao động trẻ được đào tạo cao hơn tỷ lệ lao động được đào tạo trong tổng số lao động trong độ tuổi lao động. Đây là một lợi thế nhằm nâng nhanh tỷ lệ lao động qua đào tạo những năm tiếp theo và dần đáp ứng nhu cầu lao động cho phát triển kinh tế thành phố. Tuy vậy, tỷ lệ này lại có sự chênh lệch rất lớn giữa hai khu vực. Đây là một nhược điểm lớn trong

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc3057.doc
Tài liệu liên quan