Đề tài Quản trị chiến lược ở Tập đoàn bưu chính Viễn Thông Việt Nam VNPT

Phụ Lục

 

CHƯƠNG I : Một số lí luận cơ bản về chiến lược và quản trị chiến lược trang

1.Những lí luận cơ bản về chiến lược kinh doanh

1.1 Những quan điểm về chiến lược kinh doanh .1

1.2 Khái niệm về chiến lược kinh doanh 2

1.3 Vai trò của quản trị kinh doanh 3

2.Quản trị chiến lược kinh doanh .3

2.1 Khái niệm về quản trị chiến lược .4

2.2 Tầm quan trọng của quản trị chiến lược .4

2.3 Các cấp quản trị chiến lược .6

2.3.1 chiến lược cấp doanh nghiệp 6

2.3.2 chiến lược cấp cơ sở .9

2.3.3 chiến lược cấp chức năng 10

2.4 Quá trình quản trị chiến lược .11

2.4.1 Lựa chọn chiến lược .11

2.4.2 Tổ chức thực hiện chiến lược .12

2.4.3 Kiểm tra đánh giá điều chỉnh chiến lược 13

Chương II: Thực trạng về quản trị chiến lược của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam VNPT 1 .Giới thiệu khái quát về tổng công ty bưu chính viễn thông việt nam VNPT 14

1.1 Quá trình hình thành 14

1.2 CƠ cấu tổ chức .16

1.3 Đặc điểm sản phẩm BCVT 17

1.4 Một số kết quả đạt được từ năm 2006-2010 .

2. Đánh giá thực trạng thực hiện công tác quản trị chiến lược của VNPT giai đoạn 2006-2010 .

2.1 Đánh giá về xây dựng chiến lược .19

2.2 Đánh giá về thực hiện chiến lược .27

2.3 Kiểm tra điều chỉnh chiến lược .28

Thuận lợi khó khăn 30

Kiến nghị 32

 

 

doc35 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4911 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Quản trị chiến lược ở Tập đoàn bưu chính Viễn Thông Việt Nam VNPT, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n lược * Mục tiêu của hoạt động kiểm tra trong quản trị chiến lược kinh doanh là đánh giá xem chiến lược kinh doanh có đảm bảo tính đúng đắn hay không? (phương án chiến lược kinh doanh có phù hợp với hoàn cảnh môi trường hay không?) và việc triển khai thực hiện chiến lược kinh doanh có diễn ra đúng như nó cần phải diễn ra hay không? Đồng thời không phải chỉ đánh giá mà điều quan trọng là đưa ra được các giải pháp điều chỉnh khi thấy cần thiết. * Yêu cầu đối với kiểm tra, đánh giá chiến lược kinh doanh - Phải phù hợp với đối tượng kiểm tra và phù hợp với mọi giai đoạn quản trị chiến lược kinh doanh . - Hoạt động kiểm tra phải đảm bảo tính linh hoạt - Kiểm tra phải đảm bảo tính lường trước - Kiểm tra phải tập trung vào những điểm thiết yếu * Nội dung chủ yếu của kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh chiến lược kinh doanh - Xác định nội dung kiểm tra, đánh giá chiến lược kinh doanh - Xây dựng các tiêu chuẩn kiểm tra - Đánh giá chiến lược kinh doanh theo tiêu chuẩn đã xây dựng Để đánh giá chiến lược kinh doanh một cách đầy đủ, phải dựa trên cơ sở đánh giá sự tác động của từng nhân tố môi trường kinh doanh và đánh giá các mục tiêu chiến lược kinh doanh. Căn cứ vào các tiêu chuẩn đã xây dựng để giải đáp các câu hỏi: có phải điều chỉnh chiến lược kinh doanh không? Trong thực tế, tùy thuộc vào cách xây dựng chiến lược kinh doanh cũng như hệ thống chỉ tiêu chiến lược kinh doanh để đề ra phương pháp đánh giá thích hợp. * Điều chỉnh chiến lược kinh doanh Trên cơ sở kết luận của đánh giá chiến lược kinh doanh phải thực hiện những điều chỉnh cần thiết nhằm thay đổi nhiều hoặc ít những mục tiêu (chỉ tiêu) của chiến lược kinh doanh . Những điều chỉnh còn liên quan cả đến các giải pháp nhằm thực hiện được các mục tiêu (chỉ tiêu) đã xác định. * Điều kiện kiểm tra, đánh giá chiến lược kinh doanh có hiệu quả - Đảm bảo cơ sở thông tin. - Sử dụng kết quả đánh giá của hoạt động kiểm toán - Sử dụng thông tin do tính chi phí kinh doanh cung cấp CHƯƠNG II Thực trạng về quản trị chiến lược của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam VNPT 1.Giới thiệu khái quát về tổng công ty bưu chính viễn thông Việt nam VNPT 1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam Trước khi được thành lập thì VNPT đã trải qua giai đoạn quan trọng: * Ngày 7/4/1990, Hội đồng Bộ trưởng quyết định chuyển giao chức năng quản lý nhà nước của Tổng cục Bưu điện sang Bộ Giao thông vận tải và ra nghị quyết thành lập Tổng Công ty BC-VT. Ông Đặng Văn Thân được bổ nhiệm giữ chức Tổng Giám đốc. * Cuối 1989, đầu 1990, những tổng đài kỹ thuật số Alcatel E10B đầu tiên được lắp đặt tại TP.HCM và Hà Nội. Tiếp đó, các Công ty Viễn thông Quốc tế - VTI; Viễn thông Liên tỉnh - VTN; Điện toán và Truyền số liệu - VDC; Bưu chính Liên tỉnh và Quốc tế - VPS; các Công ty Dịch vụ kỹ thuật và Xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị bưu chính viễn thông - COKYVINA và POTMASCO II được thành lập. * Tháng 10/1992, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định thành lập lại Tổng cục Bưu điện. Ông Đặng Văn Thân được bổ nhiệm giữ chức Tổng Cục trưởng. Lúc này, mô hình và tổ chức hoạt động của Tổng Công ty cũng có nhiều thay đổi tích cực. Tổng Công ty tách khỏi chức năng quản lý nhà nước và trở thành đơn vị sản xuất, kinh doanh, quản lý khai thác và cung cấp các dịch vụ bưu chính, viễn thông trực thuộc Tổng cục Bưu điện. * Toàn ngành bước vào triển khai Chiến lược tăng tốc phát triển Bưu chính Viễn thông. Tháng 8/1993, tuyến cáp quang đường trục Hà Nội-Tp.HCM dung lượng 34Mb/s đầu tiên được đưa vào sử dụng. Tháng 10 cùng năm, hệ thống vi ba số băng rộng dung lượng 140Mb/s được đưa vào khai thác trên tuyến trục Bắc-Nam. Tháng 12/1993 ghi nhận một sự kiện lịch sử của Bưu điện Việt Nam: Mạng viễn thông liên tỉnh được số hoá trên toàn bộ 53/53 tỉnh, thành phố trong cả nước. Cũng trong năm 1993, mạng thông tin di động MobiFone sử dụng công nghệ GSM lần đầu tiên được đưa vào khai thác ở Việt Nam. Đến tháng 4/1995 sự kiện quan trọng đã dẫn đến sự ra đời của VNPT như ngày nay, nhận thấy rõ tiềm năng và vai trò chủ đạo của Tổng Công ty, Chính phủ quyết định thành lập Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam theo mô hình Tổng Công ty 91 trực thuộc Chính phủ với tên giao dịch quốc tế viết tắt là VNPT. Đây là một bước chuyển biến mới về chất, công tác quản lý Nhà nước được tăng cường do tách bạch rõ với sản xuất và kinh doanh. Chính phủ đã ra quyết định bổ nhiệm ông Đỗ Trung Tá giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT VNPT. Cũng trong năm này, Chính phủ đã quyết định cho thành lập một số doanh nghiệp mới khác cùng kinh doanh trên thị trường BCVT và CNTT như: Công ty Điện tử Viễn thông Quân đội - Viettel; Công ty Cổ phần Bưu chính Viễn thông Sài gòn - SPT... Tên đầy đủ: Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt nam Tên giao dịch quốc tế: Vietnam Posts and Telecommunications Group Tên viết tắt: VNPT Trụ sở: 57 Huỳnh Thúc Kháng, Q.Đống Đa, Tp. Hà Nội Văn phòng: 84.4.35775104 - Fax: 84.4.37741093 - E-mail: vanphong@vnpt.com.vn Website: 84.4.37741513, www.vnpt.com.vn - E-mail: vnpt_website@vnpt.com.vn VNPT có nhiệm vụ kinh doanh theo quy hoạch,kế hoạch và chính sách của Nhà nước,bao gồm trực tiếp thực hiện các hoạt động đầu tư,sản xuất, kinh doanh hoặc đầu tư vào doanh nghiệp khác trong các ngành, nghề lĩnh vực sau: + Dịch vụ viễn thông đường trục + Dịch vụ viễn thông-công nghẹ thông tin + Dịch vụ truyền thông + Khảo sát, tư vấn , thiết kế, lắp đặt bảo dưỡng các công trình viễn thông và CNTT + Sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu,cung ứng vật tư thiết bị viễn thông và CNTT + Dịch vụ tài chính, tín dụng, ngân hàng + Dịch vụ quảng cáo + Kinh doanh bất động sản, cho thuê văn phòng + Các ngành , nghề khác theo quy định của pháp luật Mục tiêu hoạt động của VNPT là kinh doanh có lợi, bảo toàn và phát triển vốn chủ sở hữu đầu tư tại VNPT và vốn của VNPT đầu tư tại các doanh nghiệp khác; Tối đa hoá hiệu qủa hoạt động của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Quốc gia Việt Nam; Phát triển thành tập đoàn kinh tế có trình độ công nghệ, quản lý hiện đại và chuyên môn hoá cao; kinh doanh đa ngành, trong đó viễn thông và CNTT là các ngành, nghề kinh doanh chính; gắn kết chặt chẽ giữa sản xuất, kinh doanh với khoa học, công nghệ, nghiên cứu, đào tạo; có sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế; làm nòng cốt để ngành bưu chính, viễn thông VIệt Nam phát triển nahnh và bền vững, cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu qủa. VNPT có nhiệm vụ kinh doanh theo quy hoạch, kế hoạch và chính sách của Nhà nước, baogồm trực tiếp thực hiện các hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh hoặc đầu tư vào doanh nghiệp khác trong các ngành, nghề lĩnh vực chủ yếu gồm: dịch vụ viễn thông đường trục; dịch vụ viễn thông – CNTT; dịch vụ truyền thông; khảo sát, tư vấn, thiết kế, lắp đặt, bảo dưỡng các công trình viễn thông và CNTT; sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu, cung ứng vật tư, thiết bị viễn thông và công nghệ thông tin; dịch vụ tài chính, tín dụng, ngân hàng; dịch vụ quảng cáo; kinh doanh bất động sản, cho thuê văn phòng và các ngành nghề khác. Vốn điều lệ của VNPT tại thời điểm 1/1/2006 là 36.955.000.000.000 đồng. 1.2 Cơ cấu tổ chức của tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam VNPT * Ngày 09/01/2006, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 06/2006/QĐ-TTg về việc thành lập Công ty mẹ - Tập đoàn BCVT Việt Nam. * Ngày 21/2/2006, Phó Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký Quyết định số 349/QĐ-TTg bổ nhiệm các thành viên Hội đồng Quản trị của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam. Theo đó, ông Phạm Long Trận, Uỷ viên thường trực HĐQT - Tổng Giám đốc VNPT được bổ nhiệm Quyền Chủ tịch HĐQT Tập đoàn BCVT Việt Nam. * Ngày 26/3/2006 tại Hà Nội, Tập đoàn BCVT Việt Nam tổ chức Lễ công bố Quyết định của Chính phủ về việc thành lập Công ty mẹ - Tập đoàn BCVT Việt Nam, chính thức ra mắt và bắt đầu đi vào hoạt động. Cơ cấu tổ chức của VNPT bao gồm: Cơ quan quản lý, điều hành Tập đoàn; 4 đơn vị trực thuộc; 39 đơn vị thành viên; 4 đơn vị trực thuộc gồm: Bưu điện Trung ương, Công ty VTN, Công ty VTI và Trung tâm Thông tin và Quan hệ công chúng; 39 đơn vị thành viên gồm: Tổng công ty Bưu chính Việt Nam, các công ty con do VNPT nắm 100% vốn điều lệ, các công ty con do VNPT nắm trên 50% vốn điều lệ, công ty liên kết và đơn vị sự nghiệp đào tạo, y tế; Các công ty con do VNPT nắm 100% vốn là Công ty Viễn thông I, II, III, VDC, VASC; Các công ty con do VNPT nắm trên 50% vốn là: VMS, Vinaphone, Tài chính Bưu điện, Postef, Cổ phần Vật liệu Bưu điện, Cổ phần In Bưu điện, Cokyvina, Cổ phần Vật tư Bưu điện, Cổ phần Phát triển công trình viễn thông, Cổ phần Vật liệu Xây dựng Bưu điện, Cổ phần Tư vấn đầu tư và xây dựng Bưu điện, Cổ phần Thiết bị điện thoại; Các công ty liên kết là: Sacom, Kasati, CT-IN, Cổ phần Đầu tư và xây dựng Bưu điện, Cổ phần Niên giám điện thoại và những trang vàng 1, Cổ phần Niên giám điện thoại và những trang vàng 2, Liên doanh sản xuất thiết bị viễn thông, Liên doanh VinaDeasung, VKX, Focal, Vina-GSC, Vineco, Trách nhiệm hữu hạn Các hệ thống viễn thông, Trách nhiệm hữu hạn Sản xuất thiết bị viễn thông Teleq. Đơn vị sự nghiệp đào tạo, y tế gồm Học viện CNBCVT, Bệnh viện Bưu điện I, II, III, Bệnh viện Điều dưỡng và Phục hồi chức năng Bưu điện I, II, Trung tâm Điều dưỡng và Phục hồi chức năng Bưu điện III. 1.3 Đặc điểm sản phẩm Bưu chính viễn thông Sản phẩm ngành Bưu điện thuộc loại sản phẩm dịch vụ truyền thông, là hạng mục năng động nhất trong nhóm dịch vụ kinh doanh. Nó vừa là dịnh vụ tiêu dùng, vừa là dịch vụ sản xuất. Sản phẩm Bưu điện là dịch vụ tiêu dùng khi nó đáp ứng các nhu cầu về thông tin liên lạc trong đời sống sinh hoạt hàng ngày của dân cư. Nó là dịch vụ sản xuất khi nó tham gia vào quá trình sản xuất lưu thông, truyền tải các thông tin dịch vụ cần thiết phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh. * Dịch vụ ngành Bưu điện mang đầy đủ tính chất chung của sản phẩm dịch vụ: - Tính phi vật chất của sản phẩm. - Tính không tách rời nguồn gốc - Qúa trình sản xuất diễn ra đồng thời với quá trình tiêu thụ sản phẩm - Chất lượng sản phẩm bị ảnh hưởng do các yếu tố khách quan như: thời tiết, khí hậu... * Ngoài những tính chất trên, sản phẩm dịch vụ Bưu điện còn có một số đặc thù riêng: - Tính chất dây chuyền trong sản xuất dịch vụ: Đối với ngành Bưu điện, sự liên kết trong tác nghiệp để thực hiện hoàn chỉnh một công việc đòi hỏi phải trải qua nhiều khâu, nhiều công đoạn đan chéo nhau. Để cung cấp một dịch vụ đòi hỏi sự tham gia của nhiều đơn vị, nhiều bộ phận ở những vị trí cách xa nhau, có khi trong cùng một lúc. - Tính không đồng đều về thời gian và không gian Tính chất đa dạng về nhu cầu khiến cho mạng lưới dịch vụ Bưu điện luôn luôn phải đảm bảo được độ tin cậy và an toàn mạng lưới để hoạt động trong mọi điều kiện, mọi hoàn cảnh. Vì thế mạng lưới hoạt động phải đủ lớn và hiện đại để đảm bảo lưu thoát hết khối lượng nghiệp vụ trong những ngày, giờ có tải trọng lớn. 1.4 Một số kết quả đạt được giai đoạn 2006-2010 Năm 2006, VNPT đạt tổng doanh thu 38.329 tỷ đồng (tương đương 2,4 tỷ USD), vượt 3,28% kế hoạch, tăng 14,92% so với năm 2005; nộp ngân sách Nhà nước 6.300 tỷ đồng, vượt 11,33% kế hoạch, tăng 24,42% so với giá trị thực hiện năm 2005. Đã phát triển mới 4,5 triệu thuê bao điện thoại, vượt kế hoạch 8,76%, nâng tổng số thuê bao hiện có lên gần 18 triệu (trong đó có 8 triệu thuê bao cố định và 10 triệu thuê bao di động, đạt mật độ trên 21 máy/100 dân, góp phần quan trọng đưa mật độ sử dụng điện thoại của Việt Nam lên 30,5 máy/100 dân. Số lượng thuê bao Internet tốc độ cao MegaVNN phát triển mới đạt 151.000 thuê bao, tăng 75% so với năm 2006, nâng tổng số thuê bao MegaVNN lên 226.000, trên tổng số khoảng 1.800.000 thuê bao Internet quy đổi của VNPT hiện nay... Năm 2007 là năm thứ hai VNPT thực hiện kế hoạch 5 năm giai đoạn 2006-2010 cũng là năm chính thức triển khai toàn diện công tác đổi mới tổ chức, hệ thống cơ chế quản lý theo mô hình Tập đoàn kinh tế. Tiếp tục giữ vững vai trò chủ lực trong lĩnh vực BCVT và CNTT của Việt Nam, năm 2007, VNPT phấn đấu thực hiện các chỉ tiêu cơ bản là: doanh thu phát sinh đạt 42.100 tỷ đồng, tăng 9,84% so với năm 2006; nộp ngân sách Nhà nước 6.800 tỷ đồng; phát triển mới 6,45 triệu thuê bao điện thoại và 500.000 thuê bao Internet MegaVNN. Năm 2008 một năm có sự kiện thật đặc biệt với VNPT nói riêng và với ngành công nghệ thông tin nói chung . Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam VNPT, với vai trò là chủ đầu tư dự án, đã phóng thành công vệ tinh đầu tiên của Việt Nam VINASAT-1 lên quỹ đạo vào 05h17 phút ngày 19/4/2008. Đây là sự kiện khẳng định chủ quyền quốc gia của VN trên không gian, góp phần nâng cao hình ảnh, uy tín của VN nói chung và viễn thông-CNTT VN nói riêng. với việc phóng thành công vệ tinh viễn thông đầu tiên của Việt Nam VINASAT-1, VNPT đã góp phần quan trọng vào việc hoàn thiện, nâng cao năng lực phủ sóng cho toàn bộ hạ tầng thông tin liên lạc và truyền thông của quốc gia, đáp ứng kịp thời các yêu cầu mới về thông tin, truyền thông. Việt Nam đã chủ động được toàn bộ các phương thức truyền dẫn, kể cả các phương thức truyền dẫn hiện đại, hoàn thiện hạ tầng thông tin liên lạc quốc gia, đảm bảo an toàn và tin cậy mạng lưới cơ sở hạ tầng viễn thông, tạo điều kiện cho các đơn vị phát triển các dịch vụ viễn thông, phát thanh, truyền hình...Với dung lượng truyền dẫn trên 10.000 kênh thoại, Internet, truyền số liệu; trên 120 kênh truyền hình chất lượng cao, VINASAT-1 sẽ đưa các dịch vụ viễn thông, Internet và truyền hình đến các vùng sâu, vùng xa, miền núi và hải đảo... là những nơi mà phương thức truyền dẫn khác khó vươn tới được. Năm 2009, trong điều kiện nền kinh tế tiếp tục chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới, VNPT đã nỗ lực đẩy mạnh hoạt động sản xuất, đạt kết quả khả quan với tổng doanh thu phát sinh là 78.450 tỷ đồng, tăng 36,7% so với năm 2008; nộp ngân sách 8.300 tỷ đồng, tăng 15% so với năm 2008. Trong các hoạt động đóng góp vì cộng đồng, năm 2009, VNPT đã đóng góp 122 tỷ đồng cho các hoạt động an sinh xã hội, đền ơn đáp nghĩa, từ thiện, khuyến học... và còn hỗ trợ 1.500 tỷ đồng nhằm đầu tư nâng cao năng lực hạ tầng bưu chính viễn thông-công nghệ thông tin cho 62 huyện nghèo trên toàn quốc. Rõ ràng VNPT đang có những bước đi đúng đắn,tận dụng những lợi thế và cơ hội để ngày càng khẳng định rõ vị thế của mình trong ngành Bưu chính viễn thông ở Việt Nam. 2. Đánh giá thực trạng thực hiện công tác quản trị chiến lược của VNPT giai đoạn 2006-2010 2.1 Đánh giá về việc xây dựng chiến lược 2.1.1 Xác định triết lí kinh doanh,tầm nhìn sứ mạng Giai đoạn này VNPT đã xác định rõ trong chiến lược của mình về tầm nhìn sứ mệnh của công ty.VNPT đã xác định VNPT luôn là tập đoàn giữ vị trí số 1 tại Việt Nam về phát triển Bưu chính Viễn thông.Khác với giai đoạn trước VNPT đã dần tiến tới thị trương thế giới, đủ sức cạnh tranh với các tập đoàn viễn thông lớn.Và với tầm nhìn chiến lược như thế VNPT đã xác định cho mình sứ mệnh của 1 công ty hàng đầu ở Việt Nam về Bưu chính viễn thông,VNPT luôn nỗ lực trong việc ứng dụng có hiệu quả công nghẹ BCVT-CNTT tiên tiến để mang đến cho người tiêu dùng nhân dân Việt Nam những giá trị tốt đẹp cho cuộc sống. VNPT cũng đã xây dựng cho mình triết lý kinh doanh: Vượt thác ghềnh, càng mạnh mẽ : Vượt khó khăn. Qua thăng trầm. Không ngừng lớn mạnh, vươn cao, vươn xa. Chúng tôi khẳng định bản lĩnh tiên phong và nội lực hùng cường Vươn xa tỏa rộng, hòa cả niềm vui : Như dòng sông mang nặng phù sa, chúng tôi chuyên chở thông điệp của niềm vui, sự trù phú đến mọi người trên mọi miền đất nước Mang một niềm tin, tiến ra biển lớn : Hòa sóng vào đại dương, chúng tôi vững bước cùng bạn bè năm châu, nuôi lớn ước mơ và thực hiện những hoài bão Với việc xác định được triết lí kinh doanh cũng như tầm nhìn sứ mạng của Tổng công ty,nó sẽ như một ngọn hải đăng soi sáng dẫn lối cho mọi hoạt động của VNPT, giúp VNPT khẳng định được vị thế của mình. 2.1.2 Công tác nghiên cứu phát triển khoa học Trong sự phát triển chung của toàn Ngành, công tác nghiên cứu phát triển (R&D) được xác định giữ vai trò nền tảng. Đổi mới công tác R&D thể hiện ở chủ trương gắn kết 3 khâu: đào tạo - nghiên cứu - sản xuất. Cụ thể, ngành Bưu điện đã thành lập Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông để tập trung năng lực nghiên cứu, nhanh chóng cho ra đời các sản phẩm mới phục vụ phát triển mạng lưới. Gắn đào tạo với nghiên cứu khoa học, những năm qua, số lượng đề tài nghiên cứu tại Học viện đã lên tới con số hàng trăm đề tài, với nội dung bám sát thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh của VNPT, đồng thời mang tính đón đầu công nghệ mới, dịch vụ mới như: nghiên cứu mạng NGN, công nghệ thông tin di động thế hệ 3 (3G), chuyển mạch dịch vụ đa phương tiện, truyền dẫn quang ghép kênh theo bước sóng, dịch vụ VoIP, thương mại điện tử, chiến lược phát triển công nghiệp Công nghệ thông tin, Bưu chính Viễn thông đến 2010, xây dựng chiến lược phát triển dịch vụ viễn thông đến 2010,... Với chức năng nghiên cứu ứng dụng CNTT và viễn thông phục vụ ngành BCVT Việt Nam; thử nghiệm và tiêu chuẩn hoá các thiết bị tin học và viễn thông; tư vấn và chuyển giao công nghệ; tham gia vào các chương trình đào tạo đại học và sau đại học của Học viện, trong những năm qua, Viện Khoa học Kỹ thuật Bưu điện đã triển khai thực hiện nhiều nghiên cứu khoa học về kỹ thuật số nhằm phục vụ chiến lược số hoá mạng lưới của ngành Bưu điện, trong đó có nhiều đề tài cấp nhà nước, khẳng định uy tín của Viện trong lĩnh vực Điện tử -Tin học - Viễn thông. Từ năm 1998 đến năm 2005, Viện đã chủ trì thực hiện 8 đề tài, dự án KHCN cấp Nhà nước. Trong 5 năm 2000 - 2004, đã có gần 200 đề tài nghiên cứu cấp Tổng Công ty của Viện đã được nghiệm vụ. Nhiều kết quả nghiên cứu của Viện đã kịp thời đưa ra những đề xuất, phương án giải quyết đối với việc đổi mới công nghệ, phát triển mạng lưới. Điển hình như đề tài: Nghiên cứu đề xuất phương án triển khai mạng phân phối nội dung cho các nhà cung cấp dịch vụ nội dung của Tổng công ty; Nghiên cứu biện pháp nâng cao chất lượng mạng và chất lượng dịch vụ trong mạng truyền số liệu; Nghiên cứu, xây dựng gi?i pháp thiết lập đường truyền số liệu tốc độ cao tới các cơ quan Đảng, chính quyền cấp xã, phương của Việt Nam; Nghiên cứu công nghệ truy nhập gói đường xuống tốc độ cao (HSDPA) dùng trong hệ thống thông tin di động 3,5G ; Nghiên cứu công nghệ ADSL2+ và khả năng ứng dụng tại Việt nam; Nâng cấp phần mềm tính toán thiết kế các tuyến thông tin vệ tinh cho mạng VINASAT... Trên cơ sở những thành tựu đã đạt được, theo xu thế phát triển của BCVT thế giới và trong nước, KHCN luôn là nhân tố quan trọng đối với sự phát triển lâu dài và bền vững của VNPT. Chính vì vậy, cùng với đổi mới mô hình sản xuất kinh doanh, hoạt động theo mô hình Tập đoàn kinh tế mạnh, VNPT đã xây dựng một chiến lược phát triển KHCN cho 5 năm tới với 6 chương trình nghiên cứu trọng điểm, bao gồm: - Phát triển mạng NGN giai đoạn 2006-2010 - Phát triển sản phẩm công nghiệp (phần cứng và mềm) - Các vấn đề về quản lý và kinh tế - Đổi mới cơ chế, nội dung, phương thức đào tạo - Phát triển dịch vụ và nâng cao chất lượng mạng viễn thông và Internet - Phát triển dịch vụ và nâng cao chất lượng mạng lưới Bưu chính 2.1.3 Xác định và lựa chọn chiến lược Trong giai đoạn này VNPT đã chú trọng sử dụng các chiến lược kinh doanh toàn doanh nghiệp,cho từng đơn vị kinh doanh…như * Đầu tư công nghệ VNPT đã tập trung phát triển nâng cao công nghệ mới trong giai đoạn này, theo ông Bùi Thiện Minh PTGD VNPT cho biết :” Khác với các nhà khai thác khác, Tập đoàn phải hướng tới một cái gì đó xa hơn, đó là xây dựng một hạ tầng mạng băng rộng quốc gia đồng bộ. Trọng tâm doanh thu trước mắt của VNPT vẫn là di động, nhưng trọng tâm doanh thu dịch vụ trong tương lai là mạng băng rộng. Bên cạnh những chiến lược cạnh tranh về mặt dịch vụ, Tập đoàn phải đầu tư chiều sâu để giữ vị thế hạ tầng mạng quốc gia. Chẳng hạn, VNPT sẽ đầu tư 1 tỷ USD cho mạng thế hệ mới NGN và các dịch vụ băng rộng trên nền mạng di động sẽ được triển khai trong năm 2008. VNPT cũng đưa ra mục tiêu sẽ phải cố gắng đạt được khoảng 1 triệu thuê bao Internet băng rộng trong năm 2008. Đối với lĩnh vực di động, mục tiêu trong năm 2008 là mỗi mạng di động phát triển thêm khoảng 5.000 trạm BTS mới. Đồng thời sẽ triển khai những dự án ứng dụng dịch vụ di động trong thanh toán. Trong quý I hoặc quý II/2008 sẽ triển khai hệ thống cung cấp dịch vụ IP qua Internet, qua PocketPC... nâng cao năng lực hệ thống để cung cấp được các dịch vụ trên đó như handset mobile, dịch vụ data, thậm chí cả karaoke... Các dịch vụ này chủ yếu phục vụ cho những khách hàng lớn như ngân hàng, khu công nghiệp, hàng không... thông qua mô hình công ty cổ phần cung cấp dịch vụ theo hệ thống chăm sóc “một cửa”. :”. Đón đầu xu hướng phát triển công nghệ của thế giới, tháng 10/2004, VNPT đã thức khai trương và đưa ra khai thác các dịch vụ trên nền mạng NGN. Đây là một bước chuyển biến mang tính cách mạng về công nghệ đối với toàn bộ mạng Viễn thông VN. Tháng 4/2008, VNPT tiếp tục ghi dấu ấn của mình khi thực hiện phóng thành công vệ tinh viễn thông đầu tiên của VN VINASAT-1, góp phần quan trọng hoàn thiện cơ sở hạ tầng TTLL của quốc gia, nâng cao năng lực mạng lưới, chất lượng dịch vụ VT-CNTT, phát thanh, truyền hình, khắc phục nhanh sự cố, đảm bảo thông tin và giảm thiểu thiệt hại do thiên tai, bão lũ gây ra. Trong 2 năm qua, VNPT đã đưa vào khai thác thêm hơn 8.600 trạm BTS; đưa vào cung ứng nhiều dịch vụ mới như FTTx, 3G, MyTV, MegaFUN, iFone-VNN, Gphone trả trước, SmartCall VNN, các dịch vụ giá trị gia tăng MegaPlus...; hoàn thành các dự án phát triển mạng quan trọng như mạng truyền số liệu chuyên dùng phục vụ các cơ quan Đảng và Nhà nước và giai đoạn 1, triển khai lắp đặt các mạng node mạng MAN-E cho 58 VNPT tỉnh, thành phố, dự án cáp quang trục Bắc Nam dung lượng 120Gb/s, dự án cáp quang biển quốc tế AAG dung lượng 80Gb/s, nâng cấp mở rộng hệ thống cáp quang biển SMW3... Ông Minh cho biết, để chuẩn bị triển khai mạng 3G (VNPT đã trình Đề án triển khai mạng 3G lên Bộ Thông tin và Truyền thông), VNPT tiến hành thiết kế các trạm vô tuyến, mạng lõi và xem xét việc sử dụng hạ tầng mạng cũ khi chuyển đổi lên mạng 3G. Ông Bùi Thiện Minh khẳng định, năng lực công nghệ và vốn của VNPT đã rất sẵn sàng cho việc tiến lên 3G, vấn đề còn lại là Tập đoàn sẽ làm bài thi tuyển tốt để nhận giấy phép 3G. Tuy nhiên, vấn đề triển khai 3G như thế nào còn phụ thuộc vào yếu tố thị trường và dù năm 2008 đã có nhu cầu 3G nhưng việc phát triển 3G cần có lộ trình như cung cấp các nội dung hay các thiết bị đầu cuối cho 3G. Trả lời câu hỏi “đầu tư lên 3G có thực sự cần thiết không khi mà các nhà khai thác dịch vụ thông tin di động với nền tảng hiện tại vẫn đạt mức lợi nhuận lớn?”, ông Bùi Quốc Việt, giám đốc trung tâm Thông Tin Bưu Điện (người phát ngôn của VNPT) cho biết: “Phát triển lên 3G là một xu thế chung của tất cả các nhà khai thác di động trên thế giới. Mạng 3G sẽ mang lại cho các thuê bao rất nhiều dịch vụ mới, băng thông rộng. Trong đó chủ yếu là bộ ba dịch vụ theo tiếng chuyên ngành là Tripple Play, là: dịch vụ thoại; dữ liệu tốc độ cao và video theo yêu cầu. Do đó việc tiến đến 3G sẽ mang lại cho các thuê bao nhiều dịch vụ số mạnh hơn đồng thời là cơ hội để các nhà khai thác tăng mức lợi nhuận trung bình trên mỗi thuê bao”. Theo ông Việt, VNPT không phải xây dựng mới hàng nghìn trạm thu phát sóng mới, mà chỉ cần bổ sung thêm các module 3G vào các trạm thu phát sóng hiện có. Trong thời gian đầu triển khai, sẽ có sự tồn tại song song giữa mạng 2G và 3G, sau đó số lượng thuê bao 3G sẽ tăng dần tiến tới cân bằng và vượt số lượng thuê bao 2G. * Phát triển nguồn nhân lực Phát triển nguồn nhân lực là một trong những yếu tố quan trọng góp phần thực hiện các mục tiêu, chiến lược phát triển của mỗi doanh nghiệp. VNPT Bưu chính Viễn thông Việt nam (VNPT) hiện đang trong giai đoạn đổi mới tổ chức quản lý, đổi mới tổ chức sản xuất kinh doanh, từng bước hình thành Tập đoàn kinh tế. Vì vậy, phát triển nguồn nhân lực của VNPT trong giai đoạn này cần nghiên cứu, đưa ra những yêu cầu cụ thể để bảo đảm phát triển nguồn nhân lực phù hợp với tình hình thực tế, đáp ứng được sự thay đổi về cơ cấu tổ chức quản lý và hoạt động sản xuất kinh doanh của VNPT trong giai đoạn mới. 1. Đặc điểm, tình hình nguồn nhân lực của VNPT * Đặc điểm nguồn nhân lực của VNPT Xuất phát từ đặc điểm kinh tế của ngành Bưu chính Viễn thông, hệ thống hoạt động của VNPT được trải rộng khắp trong phạm vi cả nước tổ chức thành 61 Bưu điện tỉnh thành. Các Bưu điện tỉnh thành có nhiệm vụ phục vụ các nhu cầu về bưu chính viễn thông trên địa bàn tỉnh, thành phố và tham gia vào quá trình truyền đưa tin tức trên phạm vi liên tỉnh và quốc tế để tạo ra một sản phẩm dich vụ hoàn chỉnh. Do đặc thù về tổ chức sản xuất kinh doanh và đặc thù về sản phẩm dịch vụ nên nguồn nhân lực của VNPT có một số đặc điểm riêng: - VNPT thu hút một lực lượng lao động khá lớn do mạng lưới sản xuất kinh doanh, phục vụ rộng khắp 61 bưu điện tỉnh thành trong cả nước hoạt động trong nhiều lĩnh vực: dịch vụ, thương mại, sản xuất công nghiệp BC-VT… - Trình độ lực lượng lao động của VNPT phân bố không đồng đều giữa các đơn vị, giữa các vùng miền, lĩnh vực công việ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docQuản trị chiến lược ở Tập đoàn bưu chính Viễn Thông Việt Nam VNPT.doc
Tài liệu liên quan