Đề tài Quy hoạch sử dụng đất lâm, nông nghiệp cho xã Trung Minh, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hoà Bình

 

Chương 1. Đặt vấn đề

Chương 2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu

2.1 Trên thế giới 3

2.2. Tại Việt Nam. 4

Chương 3. Mục tiêu - Giới hạn - Phạm vi - Nội dung và phương pháp nghiên cứu 7

3.1 Mục tiêu nghiên cứu 8

3.2. Phạm vi, giới hạn nghiên cứu 8

3.3. Nội dung tiến hành 9

3.4. Phương pháp nghiên cứu 9

Chương 4. Kết quả nghiên cứu 11

4.1. Điều kiện cơ bản 12

4.1.1. Điều kiện tự nhiên 12

4.1.2. Điều kiện kinh tế – xã hội 14

4.1.3. Tình hình sản xuất kinh doanh lâm, nông nghiệp và một số ngành nghề khác 17

4.1.4. Nhận xét chung về điều kiện cơ bản của xã 19

4.2. Tình hình quản lý sử dụng đất đai của xã Trung Minh 19

4.2.1. Tình hình quản lý đất đai của xã 19

4.2.2. Hiện trạng sử dụng đất đai của xã 20

4.2.3. Nhận xét chung về tình hình quản lý, sử dụng đất đai của xã Trung Minh 25

4.2.4. Tình hình sử dụng lâm sản ngoài gỗ và nhu cầu gỗ củi 26

4.2.5. Thị trường lâm, nông sản 27

4.2.6. Đánh giá tiềm năng đất đai và khả năng thích nghi cây trồng của xã Trung Minh 28

4.2.7. Phân tích SWOT các vấn đề liên quan đến quy hoạch sử dụng đất lâm, nông nghiệp của xã Trung Minh 29

4.3. Quy hoạch sử dụng đất lâm, nông nghiệp xã Trung Minh giai đoạn 2005-2015 30

4.3.1. Căn cứ quy hoạch sử dụng đất lâm, nông nghiệp 30

4.3.2. Nguyên tắc phân bổ đất đai 30

4.3.3. Định hướng sử dụng đất lâm, nông nghiệp 30

4.3.4. Quy hoạch phân bố sử dụng đất lâm, nông nghiệp 31

4.3.5. Quy hoạch các biện pháp sản xuất kinh doanh lâm, nông nghiệp 37

4.3.6. Các giải pháp cơ bản nhằm phát triển sản xuất lâm, nông nghiệp 42

4.3.7. Tổng hợp vốn đầu tư, nguồn vốn và ước tính hiệu quả 45

4.4.Kế hoạch thực hiện 51

Chương 5. Kết luận - Tồn tại - Kiến nghị

 

doc57 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1189 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Quy hoạch sử dụng đất lâm, nông nghiệp cho xã Trung Minh, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hoà Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng trồng thuần loài trên, tôi tiến hành điều tra, đo đếm trên 2 ô tiêu chuẩn điển hình 1000m2 các chỉ tiêu: loài cây, mật độ, đường kính ngang ngực, chiều cao vút ngọn. Sau khi xử lý, tính toán tôi thu được biểu tổng hợp trữ lượng cho 1 ha như sau: Biểu 05: Tổng hợp trữ lượng rừng trồng STT Loài cây Tuổi N(cây/ha) V(m3) M(m3) 1 Bạch đàn 8 1150 13,47 12,1 0,0851 97,865 2 Keo 9 1020 13,77 10,95 0,098 99,96 Ngoài ra trong năm 2004 vừa qua, xã đã trồng mới được 78 ha keo tai tượng, đạt tỷ lệ sống khá cao (96%), hiện nay đang trong giai đoạn chăm sóc bảo vệ. Qua điều tra khảo sát thực tế, tôi nhận thấy một số khu vực nên chuyển đổi mục đích sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu đặt ra sắp tới. Khu vực suối Củ có diện tích khoảng 56 ha, hiện đang là rừng trồng keo và bạch đàn, nhưng do đây là nguồn nước tự nhiên cung cấp một phần nhu cầu nước tưới cho sản xuất nông nghiệp, nên trong thời gian sắp tới khi đến tuổi khai thác cần chuyển mục đích sử dụng khác, cụ thể là trồng rừng phòng hộ, duy trì nguồn nước tự nhiên nói trên. Khu vực rừng trồng gần khu hồ Ngọc sắp tới nên thay thế cây trồng hiện tại bằng loài cây khác vừa kết hợp sản xuất, vừa đáp ứng nhu cầu phòng hộ vừa tạo được môi trường cảnh quan sinh thái đẹp góp phần làm đẹp thêm khu hồ Ngọc, thu hút khách tham quan du lịch. 4.2.2.1.2. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp Tổng quỹ đất nông nghiệp của xã Trung Minh hiện có là 233,15 ha, chiếm 15,49% diện tích đất tự nhiên. Trong đó diện tích đã giao cho các hộ gia đình cá nhân là 210,76 ha chiếm 90,4% đất nông nghiệp, đất do uỷ ban nhân dân quản lý sử dụng là 22,39 ha. Đất nông nghiệp bao gồm các loại sau: *) Đất trồng cây hàng năm Diện tích đất trồng cây hàng năm là 160,93 ha, chiếm tỷ lệ khá cao 69,02% diện tích đất nông nghiệp. Trong đó chủ yếu là đất ruộng lúa, màu 120,04 ha, chiếm 74,59% đất trồng cây hàng năm, còn lại là đất trồng cây hàng năm khác 40,89 ha ( chủ là trồng các loại cây màu như mía, ngô..). Trong xã chưa có diện tích đất 3 vụ, diện tích đất 2 vụ lúa còn chiếm tỷ lệ thấp (35,88% diện tích đất ruộng lúa, lúa màu), với diện tích là 43,07 ha, còn lại 76,97 ha là đất một vụ lúa ( chiếm 64,12% ). Nhìn chung diện tích đất trồng cây hàng năm của xã nhỏ, hệ số sử dụng đất thấp ( 1,4 lần ), trình độ sản xuất, canh tác chưa đem lại hiệu quả kinh tế cao. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trên vẫn là thiếu đầu tư kỹ thuật, phân bón, nhiều mảnh ruộng chưa được trồng kín. Phần lớn đất canh tác phân bổ dọc quốc lộ 6 ( kẹp giữa đê bao và quốc lộ 6), khu đồng này có diện tích khoảng 100 ha. Trong đó có khoảng trên 40 ha ở khu vực thượng nguồn đã sản xuất được 2 vụ lúa ăn chắc, còn lại khoảng 60 ha khu vực cuối nguồn sản xuất 2 vụ ( một vụ lúa một vụ màu ) nhưng chưa đảm bảo an toàn. Vụ mùa thường bị ngập úng vào mùa lũ ( tháng 6, 7, 8 trong năm ), do vậy trong tương lai nếu giải quyết tốt vấn đề tiêu úng thì phần diện tích này sẽ sản xuất được 2 vụ lúa ăn chắc. Khu vực đồng trong xóm Miều có diện tích khoảng 12 ha chỉ cấy được 1 vụ do chịu ảnh hưởng của việc xả lũ sông Đà. Khu vực này khó khắc phục vì có liên quan tới đất nông nghiệp của thị trấn Kỳ Sơn, đòi hỏi phải có sự giải quyết đồng bộ giữa xã và thị trấn Kỳ Sơn. Các khu vực khác có diện tích ít hơn nằm sâu trong các khe suối, nguồn nước tưới chủ yếu từ các suối tự chảy do vậy có những năm bị hạn hán, năng suất thấp. Phần diện tích ngoài đê được trồng màu và trồng mía, tuy nhiên vẫn bị sạt lở do chịu ảnh hưởng của việc xả lũ sông Đà, do vậy cần có biện pháp khắc phục đảm bảo giữ đất không bị cuốn trôi. *) Đất vườn tạp có diện tích 69,95 ha, chiếm 30% diện tích đất nông nghiệp, loại đất này chủ yếu nằm trong khuôn viên các hộ gia đình trong khu dân cư, được sử dụng trồng cây ăn quả như: vải, nhãn,na, bưởi, mơ, hồng bì…và rau các loại, một số hộ trồng hoa. Tuy nhiên, diện nhỏ hẹp hình thức sử dụng chỉ mới mang tính tự phát, người dân tự kiếm giống về trồng, ít được đầu tư chăm bón nên hiệu quả mang lại còn thấp. Do vậy, trong tương lai cần chuyển đổi mục đích sử dụng và cải tạo vườn tạp thành vườn quả tập trung, thay thế giống cũ bằng những giống mới có năng suất, chất lượng cao hơn. *) Đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản có diện tích nhỏ 2,27 ha, chủ yếu là các ao hồ gần khu dân cư, trong đó đã giao lâu dài cho các hộ nông dân là 1,1 ha, còn lại 1,17 ha do uỷ ban nhân dân xã quản lý và giao khoán đấu thầu cho các hộ, cá nhân nuôi thả cá. 4.2.2.2. Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp Tổng diện tích đất phi nông nghiệp của xã Trung Minh hiện nay là 119,34 ha, chiếm 7,93% tổng diện tích đất tự nhiên, bao gồm: đất thổ cư 50,51 ha, đất xây dựng 20,47 ha, đất quốc phòng an ninh 8,51 ha, đất công trình công cộng (giao thông, thuỷ lợi ) là 37,37 ha và đất nghĩa trang, nghĩa địa 2,48 ha. Theo xu thế phát triển sắp tới thì một số diện tích đất như: đất thổ cư, đất xây dựng, đất giao thông, thuỷ lợi… sẽ không đáp ứng được nhu cầu đặt ra sắp tới, vì vậy cần phải được đầu tư, nâng cấp mở rộng thêm. 4.2.2.3. Hiện trạng đất chưa sử dụng và sông suối Hiện nay, toàn xã vẫn còn 545,25 ha đất chưa sử dụng và sông suối, chiếm 36,24% tổng diện tích tự nhiên. Trong đó: - Đất bằng chưa sử dụng có diện tích 9,01 ha, chủ yếu là đất cỏ hoang, phân bố không tập trung, những mảnh có diện tích lớn hơn 90 m2 là 7,06 ha, còn lại đều nhỏ hơn 90 m2. Trong tương lai có thể cải tạo đất này để trồng cây hàng năm. - Đất đồi núi chưa sử dụng có 390,32 ha, chiếm 96,54% đất chưa sử dụng. Trên diện tích này bao gồm các trạng thái Ia( 21,02 ha ), Ib( 213,1 ha ), Ic( 156,2 ha ) phân bố rải rác trên các đồi của xã, trong đó đồi Thờ 174,44 ha, núi Chạc Chò 130,56 ha, núi Lò Rèn 55,25 ha, còn lại phân bố trên đồi Bồ Đội, đồi Cây Đa. Qua điều tra khảo sát, đánh giá cho thấy phần diện tích đồi núi chưa sử dụng của xã đều có khả năng sử dụng vào mục đích lâm nghiệp. Vì vậy, trong tương lai cần phải có kế hoạch trồng rừng phủ xanh đất trống đồi núi trọc, hoặc chuyển sang mục đích sử dụng khác. - Đất mặt nước chưa sử dụng có diện tích là 4,98 ha có khả năng khai thác sử dụng vào mục đích nuôi trồng thuỷ sản như: Bãi Tăng (0,97 ha ), đồng Tằm Te (0,78 ha ), và một số mặt nước phân bố rải rác khác. - Phần diện tích sông suối còn lại khoảng 140,94 ha không có khả năng đưa vào sản xuất, do vậy xã cần có biện pháp bảo vệ nhằm duy trì nguồn nước, điều tiết chế độ thuỷ văn trong xã. 4.2.3. Nhận xét chung về tình hình quản lý, sử dụng đất đai của xã Trung Minh Nhìn chung, công tác quản lý Nhà nước về đất lâm, nông nghiệp của xã trong những năm gần đây có những tiến triển rõ rệt, các nội dung quản lý Nhà nước về đất đai đã từng bước được triển khai thực hiện, tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn một số tồn tại yếu kém. Trong tương lai, xã cần phát huy những mặt mạnh, có kế hoạch khắc phục những hạn chế nhằm đưa công tác này tương xứng với những nhiệm vụ đặt ra trong thời gian tới. Về cơ bản, đất đai trong xã đã được đưa vào sử dụng với nhiều mục đích khác nhau, nhưng chủ yếu vẫn được sử dụng vào hoạt động sản xuất lâm, nông nghiệp. Là một xã miền núi nhưng diện tích đất sản xuất lâm, nông nghiệp không thực sự lớn (840,09 ha trong tổng số 1504,68 ha ), diện tích đất chưa sử dụng còn khá nhiều 404,31 ha cho thấy sự mất cân bằng trong việc che phủ đất đai, chưa kể đến việc có những ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường, như xói mòn, rửa trôi, chế độ thuỷ văn nguồn nước bị xáo trộn, ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của người dân. Các diện tích đất trên đồi núi trước đây là rừng tự nhiên, nay còn lại rất ít, chất lượng kém, đã có những diện tích được thay thế bằng rừng trồng cây nguyên liệu giấy, phần còn lại vẫn trong tình trạng bỏ hoang, trong tương lai cần có kế hoạch sử dụng triệt để diện tích này. Diện tích đất nông nghiệp của xã chiếm tỷ lệ ít, hệ số sử dụng đất chưa cao, sản lượng lương thực chỉ đủ đáp ứng nhu cầu lương thực cho các hộ nông nghiệp trong xã. Trên các diện tích đất nông nghiệp việc đầu tư thâm canh tăng vụ chưa có hiệu quả, chưa khai thác hết tiềm năng đất đai. 4.2.4. Tình hình sử dụng lâm sản ngoài gỗ và nhu cầu gỗ củi Trong những năm qua do đời sống ngày càng được nâng lên, nhất là những hộ phi nông nghiệp, cho nên nhu cầu về lâm sản ngoài gỗ cũng như gỗ củi không còn cấp thiết như trước đây. Tuy nhiên, chúng vẫn là những sản phẩm thiết yếu cho cuộc sống hàng ngày của người dân nơi nông thôn miền núi. 4.2.4.1. Tình hình sử dụng lâm sản ngoài gỗ Với đặc điểm là một xã miền núi nên Trung Minh có một nguồn tài nguyên lâm sản ngoài gỗ khá lớn, bao gồm nhiều loại khác nhau với những công dụng khác nhau như: tre, bương, măng, chổi chít, cắng cây, sả, mật ong, mộc nhĩ, sa nhân, lá rong, v.v… Người dân chủ yếu khai thác một cách tự phát tre nứa để cắm rào, đan lát, làm tăm tre… phục vụ cho cuộc sống là chính. Phục vụ cho nhu cầu lương thực, thực phẩm chủ yếu là măng, ngoài dùng trong các bữa ăn còn được đem tiêu thụ ngoài thị trường. Hiện nay, có một số hộ tiến hành thử nghiệm phát triển trồng măng tre Bát Độ, bước đầu cho thấy loài cây này khá thích hợp. Ngoài ra, người dân còn thu hái một số loại lâm sản ngoài gỗ khác phục vụ cho nhu cầu lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh nước uống, phục vụ tiểu thủ công nghiệp ( làm chổi chít ), nhưng mức độ không nhiều, chủ yếu là các hộ làm lâm, nông nghiệp. Các loại lâm sản ngoài gỗ trên chủ yếu được khai thác từ rừng tự nhiên, còn lại một số được trồng trong vườn nhà hoặc trồng dưới hình thức nông, lâm kết hợp như: rong, giềng, sả, ngải cứu… Mặc dù hiện nay trong xã đã có quy chế bảo vệ rừng nhưng do nhu cầu cuộc sống, một số người dân vẫn lén lút vào rừng tự nhiên khai thác lâm sản ngoài gỗ, việc khai thác một cách bừa bãi này sẽ ảnh hưởng không tốt đến số, chất lượng tài nguyên rừng. Vì vậy, trong tương lai xã, cần phải quan tâm hơn nữa đến việc bảo vệ và phát triển lâm sản ngoài gỗ. 4.2.4.2. Nhu cầu gỗ củi Nhìn chung, trên địa bàn xã Trung Minh nhu cầu về gỗ củi là không cao. Đa phần người dân đã có nhà xây bằng gạch nên mức độ sử dụng gỗ vào xây dựng không lớn, khi cần dựng nhà họ thường mua gỗ thương phẩm để sử dụng. Nguời dân chỉ sử dụng gỗ làm chuồng trại, đồ dùng thông thường trong gia đình, chủ yếu là các loại gỗ tạp ít giá trị được người dân tận dụng các sản phẩm thừa hoặc từ khai thác, tỉa thưa rừng trồng. Hiện tượng khai thác gỗ trộm từ rừng tự nhiên không còn xảy ra, có được như vậy là do thu nhập của người dân từng bước được cải thiện, số hộ có cuộc sống dựa vào rừng không nhiều, ý thức bảo vệ rừng của người dân được nâng cao. Mức độ sử dụng củi nhiều chủ yếu tập trung ở các hộ sản xuất lâm, nông nghiệp tại các xóm, còn các hộ sống ở hai phố Tân Lập 1 và Tân Lập 2 đa phần không sử dụng củi hoặc có sử dụng nhưng rất ít. Các hộ sống ở các xóm do đời sống thu nhập còn thấp, họ có nhận những diện tích rừng được giao khoán, kết hợp với chăn nuôi trong gia đình nên thường sử dụng nhiều củi cho việc đun nấu hàng ngày, nấu cám, nấu rượu... Người dân kiếm củi ở các diện tích rừng mà mình được giao khoán, từ sản phẩm tận thu rừng trồng, từ các cây mọc lẻ hoặc nhặt nhạnh quanh vườn nhà, chỉ có một số ít người dân vào rừng tự nhiên chặt củi nhưng mức độ không đáng kể. Bình quân mỗi hộ sử dụng 20-25 kg củi/ ngày, ở các hộ chăn nuôi nhiều, kết hợp với nấu rượu thì mức độ sử dụng củi nhiều hơn. Do củi là nguồn nguyên liệu dễ kiếm được lại không mất tiền, ít tốn công sức, đồng thời có thể tranh thủ lúc rỗi rãi, nông nhàn để đi kiếm nên mức độ ưa dùng còn rất cao. Người dân khai thác củi theo hình thức tự phát là chính và thường ít chú ý đến việc sử dụng lâu dài, cũng như những tác động xấu đến môi trường xung quang do khai thác bừa bãi củi gây ra. Vì vậy, sắp tới cần khuyến khích người dân chuyển sang dùng các loại chất đốt khác như: dùng than, ga, điện, đồng thời tích cực trồng rừng để có thể tận dụng sản phẩm tỉa thưa, sản phẩm sau khai thác nhằm đáp ứng nhu cầu củi cho các hộ gia đình, làm giảm sức ép lên tài nguyên rừng. 4.2.5. Thị trường lâm, nông sản Với vị trí thuận lợi, có tuyến đường quốc lộ quan trọng chạy qua nối liền giữa thị trấn Kỳ Sơn và thị xã Hoà Bình đã giúp cho Trung Minh có điều kiện thông thương, trao đổi hàng hoá với các khu vực xung quanh, nhất là hai thị trường đầy tiềm năng nói trên. Mặt khác với số dân khá đông 6277 người, đây cũng là nguồn tiêu thụ sản phẩm lớn nhất là các sản phẩm lâm, nông nghiệp như: thóc, gạo, rau xanh, măng, củ, quả, thịt, cá các loại… Các sản phẩm trên được sản xuất ra ngoài dùng vào cuộc sống hàng ngày, còn phần lớn người sản xuất mang ra các khu chợ ở phố Tân Lập 2, phố Ngọc và chợ trung tâm huyện Kỳ Sơn ( cách trung tâm xã 2 km về phía thị trấn Kỳ Sơn ). Mức độ tiêu thụ sản phẩm hàng hoá lâm, nông nghiệp ở các chợ này khá cao, do đây là nơi tập trung đông các hộ gia đình mà đa phần là các hộ phi nông nghiệp có thu nhập cao, lương thực, thực phẩm đều phải mua ngoài thị trường, mặt khác do nhu cầu ngày càng cao của người dân cả về số, chất lượng sản phẩm hàng hoá lâm, nông nghiệp. Một số hộ có sản lượng lương thực, thực phẩm nhiều còn đem giao cho các đầu mối tiêu thụ hoặc trực tiếp đi bán trên thị xã Hoà Bình. Do có điều kiện về nhân lực, giao thông lại thuận lợi nên người dân thường trực tiếp mang đi bán, có bán tại nhà thì cũng thuận mua vừa bán nên thường ít bị tư thương ép giá. Với các điều kiện thuận lợi như vậy sản phẩm lâm, nông nghiệp sản xuất ra đến đâu tiêu thụ hết đến đấy, giá cả lại ít bấp bênh, nguồn thu đảm bảo đã góp phần vào việc duy trì sản xuất lâm, nông nghiệp, người dân chú tâm hơn nữa trong việc đầu tư thâm canh, mở rộng diện tích, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm. 4.2.6. Đánh giá tiềm năng đất đai và khả năng thích nghi cây trồng của xã Trung Minh Là một xã miền núi nên Trung Minh có tiềm năng đất đai phục vụ cho sản xuất kinh doanh lâm, nông nghiệp là khá lớn. Đối với đất nông nghiệp còn một số diện tích chưa đưa vào sử dụng, các diện tích đã sử dụng hiệu quả chưa cao. Nguyên nhân là do việc đầu tư phân bón cho sản xuất còn thấp, công tác thuỷ lợi, hệ thống kênh mương tưới tiêu chưa được hoàn tất đã làm hạn chế rất nhiều năng lực sản xuất của đất. Do vậy, nếu giải quyết tốt công tác thuỷ lợi thì việc thâm canh hoàn toàn có thể thực hiện được. Các loài cây nông nghiệp hiện nay đang được sử dụng như: khang dân, nhị ưu 838, tạp giao, tẻ thơm; các giống ngô như: VN10, BE 9698… và các giống rau đều tỏ ra thích hợp với đất được người dân ưa dùng. Đối với đất đồi núi, ngoài diện tích đất rừng tự nhiên hiện có, các diện tích còn lại đều có khả năng phát triển sản xuất lâm nghiệp. Nhìn chung chất lượng đất vào loại trung bình, độ dầy tầng đất trung bình thích hợp với nhiều loại cây trồng như: Lim, Lát, Sấu, Trám, Keo, Bạch Đàn, Nhãn, Vải, Na, Mận, Mơ, Xoài… Một số diện tích có độ dốc thấp, tầng đất dầy, cạnh các khe suối có thể phát triển trang trại, nông lâm kết hợp. Như vậy trong tương lai khả năng phát triển sản xuất lâm, nông nghiệp của xã Trung Minh là rất lớn, nến thực hiện được điều đó thì không những đời sống người dân từng bước được nâng lên mà môi trường sinh thái ngày càng được bảo vệ, phát triển bền vững. 4.2.7. Phân tích SWOT các vấn đề liên quan đến quy hoạch sử dụng đất lâm, nông nghiệp của xã Trung Minh Qua kết quả tổng hợp điều tra, đánh giá về điều kiện cơ bản cũng như tình hình quản lý, sử dụng đất đai và một số yếu tố khác có liên quan, tôi tiến hành phân tích đánh giá theo phương pháp SWOT, kết quả được thể hiện ở bảng sau: Điểm mạnh ( S ) Cơ hội ( O ) - Toàn bộ diện tích đất đai của xã đã có chủ. - 100% số hộ nhận đất đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. - Người dân có kinh nghiệm sản xuất lâu đời. - Vị trí địa lý thuận lợi, có đường quốc lộ chạy qua - Khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển Điểm yếu ( W ) Thách thức ( T ) - Xã chưa có quy hoạch sử dụng đất lâm, nông nghiệp. - Chưa có kế hoạch sản xuất lâm, nông nghiệp đến từng xóm - Trình độ nhận thức của người dân chưa cao. - Cơ cấu tổ chức thiếu đồng bộ, chặt chẽ - Một số chính sách còn chậm được triển khai - Vốn đầu tư cho sản xuất lâm, nông nghiệp còn ít, chậm đến tay người dân Từ việc phân tích điểm mạnh ( S ), điểm yếu ( W ), cơ hội ( O ) và thách thức (T) trên sẽ là định hướng tốt hơn cho việc tiến hành quy hoạch sử dụng đất lâm, nông nghiệp tiếp sau. 4.3. Quy hoạch sử dụng đất lâm, nông nghiệp xã Trung Minh giai đoạn 2005-2015 4.3.1. Căn cứ quy hoạch sử dụng đất lâm, nông nghiệp - Căn cứ vào chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cũng như những văn bản, nghị quyết có liên quan như: Luật đất đai năm 2003, luật bảo vệ rừng và phát triển rừng (2004)… - Căn cứ vào phương hướng phát triển kinh tế - xã hội của Đảng uỷ, UBND xã trong giai đoạn tới. - Căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của huyện. - Căn cứ vào điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội của xã. - Căn cứ vào hiện trạng sử dụng và tiềm năng đất lâm, nông nghiệp của xã năm 2005. - Căn cứ vào các quy trình, quy phạm có liên quan khác. - Căn cứ vào nhu cầu lương thực, nhu cầu đất ở và các nhu cầu của người dân trong tương lai. 4.3.2. Nguyên tắc phân bổ đất đai Trong việc phát triển sản xuất, kinh doanh lâm, nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ, nhất là đối với các xã miền núi như xã Trung Minh thì tài nguyên đất đai đóng vai trò rất quan trọng, do đó, khi tiến hành quy hoạch phân bổ đất đai cho các mục đích sử dụng khác nhau cần phải tuân theo các nguyên tắc sau: - Phải đảm bảo hợp lý, đúng đối tượng và mục đích sử dụng để đem lại hiệu quả kinh tế cao trên cơ sở ưu tiên đất cho sản xuất nông nghiệp. - Phải đáp ứng kịp thời các yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng trong giai đoạn trước mắt và lâu dài, phù hợp lợi ích kinh tế nhà nước và các chủ sử dụng khác để khuyến khích sản xuất lâm, nông nghiệp. - Phải đi đôi với việc cải tạo, bảo vệ, bồi dưỡng đất, bảo vệ môi trường và hệ sinh thái khu vực để sản xuất ổn định và đất đai ngày càng màu mỡ hơn. - Phải tính đến điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội của vùng, của xã. 4.3.3. Định hướng sử dụng đất lâm, nông nghiệp Trên cơ sở nghiên cứu các điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội xã Trung Minh để phát huy nội lực của xã, từng bước giải quyết công ăn việc làm để nâng cao đời sống cho nhân dân và đảm bảo môi trường sinh thái thì định hướng sử dụng đất lâm, nông nghiệp như sau: *) Định hướng phát triển, sử dụng đất lâm nghiệp - Bảo vệ tốt diện tích rừng tự nhiên hiện có nhằm phát huy tối đa tác dụng phòng hộ của rừng. - Tiến hành trồng rừng, phủ xanh đất trống đồi núi trọc trên địa bàn toàn xã. - Bảo vệ và chăm sóc các diện tích rừng trồng cây nguyên liệu. - Trồng cây phân tán trong các khu dân cư, nơi công cộng nhằm làm đẹp cảnh quan thiên nhiên, bảo vệ môi trường sinh thái. - Bố trí và khai thác rừng trồng hợp lý để đảm bảo độ che phủ của rừng. *) Định hướng phát triển, sử dụng đất nông nghiệp - Đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp, thâm canh tăng vụ, đưa giống mới, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp. - Vận động nhân dân chuyển đổi diện tích nông nghiệp từ các thửa nhỏ manh mún, phân tán thành các ô thửa lớn liền bờ, liền khoảnh, tạo nên vùng chuyên canh lớn. - áp dụng khoa học, công nghệ tiên tiến vào sản xuất, thực hiện cơ giới hoá sản xuất. - Chuyển đất vườn tạp không hiệu quả sang trồng cây ăn quả. 4.3.4. Quy hoạch phân bố sử dụng đất lâm, nông nghiệp Trên cơ sở phân tích hiện trạng, các căn cứ, nguyên tắc phân bổ đất đai và định hướng sử dụng đất lâm, nông nghiệp cũng như phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội của xã Trung Minh trong 10 năm tới, tôi đề xuất quy hoạch sử dụng đất lâm, nông nghiệp như sau: 4.3.4.1. Quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp Để đảm bảo cho mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội trong địa bàn xã, đồng thời bảo vệ nguồn tài nguyên đất,nước, bảo vệ được môi trường sinh thái, tạo điều kiện cho việc phát triển lâm, nông nghiệp bền vững, tôi tiến hành quy hoạch như sau: Đối với đất rừng tự nhiên cần giữ nguyên diện tích là 155 ha, đồng thời cần có các biện pháp tác động khoanh nuôi tái sinh nhằm nâng cao khả năng phòng hộ của rừng. Đối với các diện tích trồng bạch đàn và Keo tai tượng đã khai thác (260,5 ha ) do chất lượng rừng chồi không đảm bảo cần được khai thác và trồng mới lại, đồng thời tận dụng sản phẩm thu được phục vụ cho nhu cầu gỗ củi của người dân. Trong đó, sẽ bố trí trồng rừng sản xuất kết hợp phòng hộ và tạo cảnh quan sinh thái cho khoảng 60 ha quanh khu hồ Ngọc. Đối với diện tích rừng trồng có trữ lượng (113,44 ha ) tiếp tục bảo vệ, theo kế hoạch thì trong 2 năm tới sẽ tiến hành khai thác phục vụ nguyên liệu giấy, sau khai thác cần được trồng mới lại ngay. Đưa toàn bộ 390,32 ha đất đồi núi chưa sử dụng vào sử dụng phục vụ cho công tác trồng rừng nguyên liệu và trồng rừng phòng hộ. Chuyển một phần diện tích đất rừng trồng cây nguyên liệu sang sử dụng vào mục đích khác cụ thể sang xây dựng mô hình trang trại (14,6 ha ), đất du lịch, dịch vụ (2 ha ), trồng rừng phòng hộ 56 ha (khu vực suối Củ) và sang đất nghĩa trang nghĩa địa 0,5 ha ( do nhu cầu mở rộng diện tích đất này lên ). Như vậy, tổng diện tích đất lâm nghiệp đến năm 2015 là 980,16 ha, chiếm 65,14% tổng diện tích tự nhiên, tăng 373,22 ha so với hiện tại. 4.3.4.2. Quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp Để thực hiện cho mục đích phát triển hệ thống giao thông, thuỷ lợi và đất ở từ nay đến năm 2015 đã lấy vào đất nông nghiệp 4,23 ha, đồng thời bằng các biện pháp cải tạo đất đưa 9,01 ha đất bằng chưa sử dụng vào trồng cây hàng năm và 4,98 ha đất có mặt nước vào nuôi trồng thuỷ sản, ngoài ra còn được chuyển vào từ đất lâm nghiệp 14,6 ha để xây dựng mô hình trang trại trồng trọt, chăn nuôi. Do đó, tổng diện tích đất nông nghiệp trong kỳ quy hoạch là 257,51 ha, chiếm 17,11% tổng diện tích tự nhiên, tăng 24,36 ha so với năm 2005, được bố trí sử dụng như sau: a) Đất trồng cây hàng năm: Hiện tại trên địa bàn xã chưa có ruộng 3 vụ, tuy nhiên sau khi cải tạo, hoàn thiện hệ thống thuỷ lợi, chân ruộng 3 vụ có thể bố trí trên các khu đồng xóm Ngọc, xóm Chu, xóm Trung với diện tích khoảng 40 ha được chuyển từ đất 2 vụ sang, chiếm 15,53% đất nông nghiệp , với công thức luân canh dự kiến là: Lúa xuân + lúa mùa + cây vụ đông. Đất 2 vụ lúa sẽ chuyển sang đất 3 vụ 40 ha, sang đất giao thông 0,03 ha (mở rộng đường xóm Ngọc) và được chuyển vào từ đất 1 vụ 46,96 ha. Như vậy, diện tích đất 2 vụ đến năm 2015 sẽ là 50 ha, chiếm 19,42% đất nông nghiệp, với công thức luân canh dự kiến là: Lúa xuân + lúa mùa Đất 1 vụ lúa sau khi chuyển sang đất 2 vụ 46,96 ha, chuyển sang đất thuỷ lợi 0,21 ha, diện tích còn lại là 29,8 ha, chiếm 11,57% đất nông nghiệp với công thức luân canh dự kiến: Lúa xuân + cây màu Đối với đất trồng cây hàng năm khác ( đất chuyên màu ) sau khi đưa 9,01 ha đất bằng chưa sử dụng vào trồng màu thì diện tích dự kiến là 49,9 ha, chiếm 19,38% đất nông nghiệp. Các loài cây được trồng chủ yếu là ngô, mía. Như vậy, tổng diện tích đất trồng cây hàng năm đến năm 2015 sẽ là 169,7 ha tăng 8,77 ha so với hiện nay. b) Đất vườn tạp Trong kỳ quy hoạch sẽ chuyển 0,65 ha đất vườn tạp sang đất giao thông (nhằm mở rộng các tuyến đường trong các xóm, phố), chuyển sang đất ở 3,34 ha, đất vườn cây ăn quả tập trung 10,2 ha, còn lại 55,76 ha (giảm 14,19 ha) cải tạo để tiếp tục sử dụng vào mục đích trồng cây ăn quả. c) Đất trồng cây lâu năm Sau khi chuyển từ đất lâm nghiệp sang 14,6 ha và từ đất vườn tạp 10,2 ha thì diện tích đất trồng cây ăn quả sẽ là 24,8 ha, chiếm 9,63% đất nông nghiệp, trong đó có 14,6 ha là trồng theo mô hình trang trại, 10,2 ha là vườn cây ăn quả tập trung. d) Đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản Đến năm 2015 diện tích đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản là 7,25 ha, tăng thêm 4,98 ha do khai thác đất mặt nước chưa sử dụng vào nuôi thả cá, nhằm đáp ứng nhu cầu thực phẩm tươi sống cho thị truờng. 4.3.4.3. Quy hoạch sử dụng đất phi nông nghiệp 4.3.4.3.1. Quy hoạch sử dụng đất thổ cư 1. Dự báo mức độ gia tăng dân số Qua số liệu điều tra cho thấy tỷ lệ phát triển dân số xã Trung Minh trong những năm gần đây đã có chiều hướng giảm tích cực. Năm 2005 toàn xã có 6277 người với 1474 hộ, tỷ lệ phát triển dân số là 1%. Căn cứ mục tiêu phương hướng phát triển kinh tế – xã hội trong kỳ quy hoạch dự kiến đến năm 2015 tình hình dân số như sau: Biểu 06: Dự tính dân số xã Trung Minh giai đoạn 2005 – 2015 STT Năm Tỷ lệ tăng dân số (%) Số khẩu Số hộ 1 2005 1 6277 1474 2 2006 0.97 6338 1488 3 2007 0.95 6398 1502 4 2008 0.92 6457 1516 5 2009 0.9 6515 1530 6 2010 0.87 6572 1543 7 2011 0.85 6628 1556 8 2012 0.82 6682 1569 9 2013 0.8 6735 1582 10 2014 0.77 6787 1594 11 2015 0.75 6838 1606 2. Dự báo nhu cầu đất ở Số hộ có nhu cầu đất ở được tính trên cơ sở số hộ tồn đọng và số hộ phát sinh trong kỳ quy hoạch. Cụ thể căn cứ vào tập quán chung sống dưới một nóc nhà, tập quán xây dựng gia đình ở địa phương, số hộ có khả năng thừa kế gia sản của bố mẹ, số hộ có khả năng tự dãn trên đất vườn tạp ( đối với những hộ có đất khuôn viên từ 600 m2 trở lên ). Qua biểu 07 ta thấy số hộ của xã đến năm 2015 là 1606 hộ, phát sinh thêm 132 hộ, ngoài ra số hộ còn tồn đọng hiện nay là 65 hộ. Đồng thời, qua điều tra khảo sát thực tế tại địa phương cho thấy

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docG0052.doc
Tài liệu liên quan